Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thiện Ác Phân Minh
(4).- Tích chuyện về nữ-quái Kha-Ly.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Kỳ-viên-tự, nước Xá-vệ. Trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến việc hai người phụ-nữ có mối thù truyền-kiếp.

I.
Vào thời xa xưa, một gia-chủ kia có một người vợ hiếm-hoi, chẳng sanh con cái. Bà sợ bị chồng phụ-bạc, nên dàn-xếp để cưới thêm một người vợ thứ cho chồng. Khi người vợ thứ có thai, người vợ lớn lén để thức-ăn kỵ-thai cho người vợ thứ ăn, thành ra bị hư-thai. Đến khi thụ-thai lần sau, người vợ lớn cũng ghen-tức và dùng mưu-kế cũ, khiến cho người vợ thứ phải chết. Trước khi lâm-chung, người đàn-bà bất-hạnh đó phát lời thề là sẽ báo thù người vợ chánh và con cái của bà ta. Do đó, mối oan-cừu nhiều đời khởi lên từ đấy.

II.
Trong hai kiếp sống Luân-hồi tiếp theo, cả hai người tái-sanh, một đời, làm gà mẹ và mèo cái; một đời, làm nai cái với beo gấm. Đến đời sau nữa, một người được sanh vào một nhà quí-tộc ở nước Xá-vệ; còn một người hiện thân làm nữ-quái tên là Kha-Ly.

III.
Một ngày kia, nữ-quái Kha-Ly rượt đuổi theo người phụ-nữ quí-tộc đang bồng con trên tay. Bà mẹ sợ con bị hại, nghe nói có Đức Phật đang giảng pháp tại Kỳ-viên-tự, mới ôm con chạy vào, đặt đứa con dưới chơn Phật để xin bảo-hộ. Nữ-quái Kha-Ly đuổi theo đến cổng chuà, bị vị giữ cửa ngăn lại, chẳng cho vào. Đức Phật quán thấy thế, liền bảo người canh cổng cứ cho vào, để Ngài chỉ-dạy cho cả hai người phụ-nữ.

IV.
Sau khi hỏi đầu-đuôi câu chuyện, Đức Phật liền kể lại ngọn ngành mối thù truyền-kiếp từ các đời trước của họ: hai người vợ, cùng có chung một chồng, ghen-tức nhau; mèo cái giết hại gà con của mẹ gà; beo gấm ăn thịt nai tơ của nai cái, và cho đến nay, một người có con còn một người chạy theo bắt. Đức Phật liền giải-thích cho họ biết, tâm sân-hận làm cho oán-thù càng ngày càng tăng-gia; chỉ có thiện-ý hoà-giải và tình hữu-nghị mới có thể chấm dứt hận-thù. Cả hai cảm-động nghe lời Phật dạy và nhờ đó mà vui-vẻ với nhau, quên mối thù xưa.

V.
Đức Phật liền bảo người mẹ bồng đứa con trao cho nữ-quái. Bà mẹ ngần-ngại một lát, rồi vâng lời. Nữ-quái ôm lấy đứa con, hôn-hít nó như con mình đẻ, rồi trả nó lại cho mẹ nó. Đến đây, mới thật chấm dứt hẳn mối thù giữa hai người.

Bấy giờ, Đức Phật mới đọc lên bài Kệ:

Chuyện thù-oán ở thế-gian
Nào ai đem oán dẹp tan được thù?
Cứ theo định-luật thiên-thu,
Bỏ lòng oán-giận, oan-cừu liền nguôi.
(Kệ số 005).

Toát yếu: Tích chuyện về nữ quái Kha Ly

Phần I. Chuyện thù oán của hai bà vợ cùng chung một chồng. Người vợ lớn hại người vợ thứ đến chết. Từ đó mối oan cừu khởi lên nhiều đời.

Phần II. Trong nhiều kiếp luân hồi tái sanh. Có đời làm mèo cái hại gà mẹ. Có đời beo gấm hại nai cái. Cho tới nhiều đời một người sanh vào một nhà quí tộc, còn một người khác thì làm nữ quái Kha Ly.

Phần III. Một ngày kia, nữ-quái Kha-Ly rượt đuổi theo người phụ-nữ quí-tộc đang bồng con trên tay. Bà mẹ sợ con bị hại, nghe nói có Đức Phật đang giảng pháp tại Kỳ-viên-tự, mới ôm con chạy vào, đặt đứa con dưới chơn Phật để xin bảo-hộ. Nữ-quái Kha-Ly đuổi theo đến cổng chuà, bị vị giữ cửa ngăn lại, chẳng cho vào. Đức Phật quán thấy thế, liền bảo người canh cổng cứ cho vào, để Ngài chỉ-dạy cho cả hai người phụ-nữ.

Phần IV.Sau khi hỏi đầu-đuôi câu chuyện, Đức Phật liền kể lại ngọn ngành mối thù truyền-kiếp từ các đời trước của họ: hai người vợ, cùng có chung một chồng, ghen-tức nhau; mèo cái giết hại gà con của mẹ gà; beo gấm ăn thịt nai tơ của nai cái, và cho đến nay, một người có con còn một người chạy theo bắt. Đức Phật liền giải-thích cho họ biết, tâm sân-hận làm cho oán-thù càng ngày càng tăng-gia; chỉ có thiện-ý hoà-giải và tình hữu-nghị mới có thể chấm dứt hận-thù. Cả hai cảm-động nghe lời Phật dạy và nhờ đó mà vui-vẻ với nhau, quên mối thù xưa.

Phần V.Đức Phật liền bảo người mẹ bồng đứa con trao cho nữ-quái. Bà mẹ ngần-ngại một lát, rồi vâng lời. Nữ-quái ôm lấy đứa con, hôn-hít nó như con mình đẻ, rồi trả nó lại cho mẹ nó. Đến đây, mới thật chấm dứt hẳn mối thù giữa hai người.

Sơ lược về " Tích chuyện về nữ quái Kha Ly "

Chuyện giữa hai người đàn bà chỉ vì lòng ích kỷ, ganh tỵ mà làm những hành động trái với lương tâm. Rồi sau đó, sự tai hại oan oan tương báo, kéo dài qua nhiều đời ngang trái với nhau. Đến cùng, Đức Phật mới giải hòa. (Giống như một tòa án...)

Nếu chúng ta là người bị hại, hay bị hàm oan của đời vu khống. Cũng điều có nguyên do trong tiền kiếp, hiện kiếp ta đã tạo tác. Như biết được điều này, để an ủi lấy mình thì hận thù sẽ không còn nửa. Chúc an vui.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thế Gian Tranh Chấp Vì ThiếuÝ' Thức
5.- Tích chuyện chư Tăng ở Cô-sâm-bi.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Kỳ-viên-tự, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có nhắc việc chư Tăng ở Cô-sâm-bi tranh-cãi nhau.

Phần I. Chư Tăng ở Cô Sâm Bi tranh luận về Kinh luận.
Lúc bấy giờ, chư Tăng ở Cô-sâm-bi chia rẽ nhau ra thành hai nhóm: một nhóm theo vị Giáo-thọ chuyên-giảng về Luật-Tạng và một nhóm theo vị Giáo-thọ chuyên-giảng về Kinh-Tạng. Họ tranh-cãi với nhau luôn. Ngay cả Đức Phật cũng chẳng thể khiến cho họ thôi cãi-vã, do đó Đức Phật mới rời bỏ họ, đi đến rừng Pali-lai, ngụ trong khu vườn Ra-khi-ta, sống qua mùa An-cư kiết-hạ một mình, được voi Pali-lai theo hầu-cận.

Phần II. Vì tranh luận, Đức Phật rời bỏ Kỳ Viên Tự, và chư Tăng phải chịu khổ sở. Do bởi họ tự đánh mất lòng tự trọng. Tức là họ cũng đánh mất luôn lòng tín ngưỡng của Thiện nam tín nữ.

Các thiện-nam, tín-nữ ở Cô-sâm-bi, nghe tin Đức Phật đã rời Kỳ-viên-tự và khi biết được lý-do tại sao Ngài lại ra đi, họ liền từ-chối chẳng tiếp-tục cúng dường, dưng thực-phẩm cho các vị tỳ-kheo còn ở lại nữa. Điều nầy khiến cho chư Tăng phải lâm vào cảnh khổ-sở, vì lúc bấy giờ là mùa An-cư kiết-hạ, chư Tăng chẳng được phép đi ra ngoài khất-thực. Bấy giờ, họ mới tỉnh-ngộ và ý-thức được lỗi-lầm đã tranh-cãi nhau. Họ bắt đầu hoà-giải với nhau và chấm dứt sự chia-rẽ. Nhưng các thiện-nam, tín-nữ vẫn chưa chịu kính-nễ, cúng-dường họ như xưa, cho đến khi nào họ đến sám-hối tội-lỗi trước Đức Phật. Nhưng vì Đức Phật ở xa và đang mùa an-cư, nên chư Tăng phải sống qua ba tháng hè trong sự thiếu-thốn.

Phần III. Thời gian chịu khổ sở và thiếu sự cúng dường, các chư Tăng mới tỉnh ngộ. Sau đó mới nghe lời giáo hóa của Đức Phật.

Khi mùa an-cư chấm dứt, Đại-đức A-nan-đà mới hướng-dẫn chư Tăng đến lễ Phật và trình lời thỉnh-cầu của ông Cấp-cô-độc và tín-chúng, khẩn-khoản mời Phật quay về tịnh-xá Kỳ-viên. Bấy giờ, Đức Phật mới trở về, theo sau có cả các vị tỳ-kheo. Khi về đến chùa Kỳ-viên, chúng Tăng đồng quì dưới chơn Phật, sám-hối tội-lỗi. Đức Phật mới quở-trách họ đã cãi lời Ngài và dạy rằng, mọi người ai cũng sẽ chết, tranh-cãi nhau ích-lợi gì đâu. Rồi Đức Phật liền nói lên bài Kệ sau đây:

Đời lắm kẻ chẳng ngờ sự chết
Rình mọi người chẳng sót một ai.
Kẻ nào sớm biết điều nầy,
Hơn thua, tranh-cãi, thôi ngay tức thì.
(Kệ số 006)

Phần I. Chư Tăng ở Cô Sâm Bi tranh luận về Kinh luận.
Phần II. Vì tranh luận, Đức Phật rời bỏ Kỳ Viên Tự, và chư Tăng phải chịu khổ sở. Do bởi họ tự đánh mất lòng tự trọng. Tức là họ cũng đánh mất luôn lòng tín ngưỡng của Thiện nam tín nữ.
Phần III. Thời gian chịu khổ sở và thiếu sự cúng dường, các chư Tăng mới tỉnh ngộ. Sau đó mới nghe lời giáo hóa của Đức Phật.

Tóm lại: Câu chuyện các chư Tăng ở Cô Sâm Bi, tranh luận cải vả và không chịu nghe theo lời khuyên, buộc lòng Đức Phật rời bỏ Kỳ Viên Tự, đi đến rừng Pali-lai, ngụ trong khu vườn Ra-khi-ta, sống qua mùa An-cư kiết-hạ một mình, được voi Pali-lai theo hầu-cận. Trong thời gian an cư kiết hạ, thì giới luật Tỳ kheo không cho phép ra ngoài khất thực phải nhờ vào sự cúng dường của thiện nam tín nữ. Nhưng họ đã tự đánh mất lòng tin. Nên phải chịu khổ sở.
Trong những trường hợp đồng đạo không thể cùng thảo luận, mà đi đến chổ tranh luận thì chúng ta nên nhớ bài kệ này.

Không ai khó ba đời, giàu ba họ. Đời người có dài lắm cũng một trăm năm rồi chết. Thì việc tranh cải chỉ làm cho ta phiền lòng thêm thôi.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Có nhiều chuyện tương tợ bài kệ số 06.

Câu chuyện của một người cha khi sắp lâm chung, muốn cho các con của mình có sự hòa hợp để tạo sức mạnh, bảo các con đem bó đũa lại và bảo mỗi người con từ con cả cho đến con út mỗi người lần lượt bẻ cả bó đũa thì không ai bẻ được.

Nhưng người cha có thể bẻ được bằng các tách rời từng chiếc, từng chiếc. Các người con chứng kiến như vậy nói, nếu bẻ từng chiếc, từng chiếc như vậy thì chúng con cũng có thể bẻ được. Nhưng bẻ cả bó đũa như lời cha dạy thì chúng con không thể bẻ được.

Người cha mới bảo rằng đó là điều cha muốn nói với các con. Hợp quần gây sức mạnh. Đòan kết là sức mạnh. Khi các con chia rẻ nhau, tranh chấp nhau, đố kỵ lẫn nhau sẽ làm cho mình yếu và đi đến chổ diệt vong.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hai Lối Sống, Hai Trạng Thái
6).- Tích chuyện Trưởng-Lão Khả-La.

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại thành-phố Sê-ta, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến chuyện hai anh em người buôn-bán tên là Đại-Khả-La và Tiểu-Khả-La.

I. Hai anh em có hai trạng thái khác nhau.

Hai anh em Khả-La có dịp được nghe Đức Phật giảng-pháp ở thành-phố Sê-ta, nơi họ trú-ngụ. Đại-Khả-La hiểu được lời-lẽ thâm-sâu của Đức Phật, nên mới thỉnh-cầu Đức Phật cho gia-nhập Tăng-đoàn. Người em là Tiểu-Khả-La cũng bắt-chước anh, nhưng trong bụng lại nghĩ, hãy tạm tu trong một thời-gian, rồi sẽ rủ anh trở về nhà mà hoàn-tục.

II. Tiểu Khả La hoàn tục.

Đại-Khả-La tu-hành rất tinh-tấn, thường đến nghĩa-trang để quán-tưởng về lẽ vô-thường. Không bao lâu, Đại-Khả-La chứng-đắc được đạo-quả A-la-hán. Bấy giờ, Đức Phật và chư Tăng đang trú-ngụ trong rừng Sim-sa-ba, gần thành-phố Sê-ta. Các người vợ của Tiểu-Khả-La hay tin, mới chuẩn-bị rước Phật và chư Tăng về nhà để dưng cơm cúng-dường. Tiểu-Khả-La xin phép được về nhà trước để giúp lo sắp đặt chỗ ngồi cho Đức Phật và chúng Tăng. Khi thấy chồng trở về, các bà vợ liền xin chồng cổi áo cà-sa và mặc thường-phục vào. Sau buổi lễ cúng-dường, Tiểu-Khả-La ở lại nhà luôn.

III. Đại Khả La không bị ái nhiểm

Qua ngày hôm sau, các bà vợ cũ của Đại-Khả-La cũng muốn bắt chước mưu-kế của các cô em bạn dâu là vợ của Tiểu-Khả-La, đến thỉnh Đức Phật và chư Tăng về nhà cúng-dường. Đại-Khả-La cũng theo chơn Đức Phật về nhà cũ. Sau buổi lễ, Đại-Khả-La cũng lưu lại nhà, khi Đức Phật và chư Tăng trở về tịnh-xá. Bấy giờ, có một số tăng-nhơn thắc-mắc, tại sao Đại-Khả-La lại được phép ở lại nhà, và họ lo-lắng rồi đây Đại-Khả-La cũng hoàn-tục như người em. Lúc ấy, Đức Phật mới bảo họ, hai anh em Khả-La chẳng giống tánh nhau. Người em thì lười-biếng, ham-mê dục-lạc, thường mong-muốn có cơ-hội để trở lại đời sống gia-đình, còn người anh tu-hành rất tinh-tấn, dứt khoát với mọi ràng-buộc ở thế-gian.

Khi ấy ở nhà các bà vợ cũ muốn thay thường-phục cho Đại-Khả-La, nhưng chẳng được, vì Đại-Khả-La, đã chứng-đắc đạo-quả, vận-dụng thần-thông, bay lên trên không và đáp xuống bên cạnh Phật khi Ngài vừa nói chuyện xong với các tăng-nhơn còn thắc-mắc về Đại-Khả-La.

Bấy giờ, Đức Phật mới nói lên hai bài Kệ, như sau đây:

Ai chạy theo thú-vui vật-chất,
Chẳng giữ-gìn, kiểm-soát giác-quan,
Chẳng điều-độ việc uống ăn,
Lại thêm lười-biếng, chẳng năng-lực gì,
Bị Ma-quân tức thì quật ngã,
Như gió to nhổ cả cây mềm.
(Kệ số 007)

Ai khéo quán tấm thân bất-tịnh,
Khéo giữ-gìn, chấn-chỉnh các căn,
Biết điều-độ việc uống ăn,
Vững tin Tam-Bảo, siêng-năng tinh-cần,
Ma nào khuấy, nếm phần thất-bại,
Như núi đá sao ngại gió to?
(Kệ số 008)
*************************
1.- Đi tu là việc khó, phải có đủ phước-duyên mới xuất-gia được.: Hai anh em ông Khả-La, một người đi tu luôn được, còn một người thì không, đó là vì quyết-tâm của mỗi người khác nhau, một người đã dứt-khoát cắt đứt sợi dây thân-ái gia-đình, một người còn ham-mê các thú-vui vật-chất trong nhà. Người Phật-tử trước khi quyết-định xuất-gia, phải xét cho cẩn-thận xem lòng mình và hoàn-cảnh mình có thuận-tiện chưa.

2.- Thắng được sự quyến-rũ là do quyết-tâm: Trưởng Lão Khả-La đã thắng được sự quyến-rũ của các bà vợ cũ là do quyết-tâm của Ngài chọn con đường giác-ngộ và giải-thoát. Còn ông Tiểu-Khả-La hoàn-tục là vì ngã theo sự quyến-rũ của các bà vợ; vả lại, khi đi tu, ông ta chỉ tính tu tạm một thời-gian mà thôi, chưa dứt khoát hẳn với đời sống thế-tục. Vào chùa tu trong một thời-gian, rồi trở lại đời sống gia-đình, với mục-đích đền ơn cha-mẹ và tạo cơ-duyên tu-hành cho kiếp sau, là việc đáng tán-thưởng; ở các nước theo Phật-Giáo nguyên-thuỷ đều có tập-tục nầy.

3.- Đức Phật biết chắc là Trưởng-Lão Khả-La sẽ trở lại chùa tu: Ngài biết chắc như thế, vì Ngài đã thấy rõ tánh-tình và đạo-hạnh của Trưởng-Lão Khả-La, người đã chứng-đắc đạo-quả A-la-hán, mọi ham-muốn đều đã dứt sạch.(Dịch giả Thiện Nhựt)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tham khảo: Pháp Cú Chuyện

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thực Chất Quan Trọng Hơn Hình Thức

(7).- Tích chuyện về Đề-bà-đạt-đa.
Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Kỳ-viên-tự, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến chuyện Đề-bà-đạt-đa mặc áo cà-sa.

Vào độ ấy, hai vị đại-đệ-tử của Đức Phật là các Tôn-giả Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên, từ Xá-vệ đến thành Vương-xá, để giảng đạo. Dân-chúng ở thành Vương-xá tổ-chức một lễ cúng-dường, dưng thực-phẩm lên hai vị Tôn-giả và chư Tăng tháp-tùng. Có một người tín-chủ, nhơn dịp nầy, đem một khúc vải quí, giá đáng ngàn vàng, trao cho ban tổ-chức, với lời dặn: đem bán đi để lấy tiền sung vào quỹ, nếu quỹ còn thiếu, bằng không thì đem vải dưng cho vị tỳ-kheo nào mà ban tổ-chức nhận thấy xứng đáng mặc vải ấy.

Vì quỹ còn dư tiền, nên ban tổ-chức đem dưng cho một vị tỳ-kheo. Hai tôn-giả Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên sau đó rời Vương-xá trở về Xá-vệ, nên ban tổ-chức mới đem trao cho Tôn-giả Đề-ba-đạt-đa là người thường-trú ở thành Vương-xá.

Tôn-giả Đề-bà-đạt-đa liền đem cắt may thành áo cà-sa, và khoác lên đi đó đây với niềm hãnh-diện.

Có một vị Tăng ở Vương-xá nhìn thấy Tôn-giả Đề-bà-đạt-đa có vẻ khoe-khoang về chiếc áo quí, khi đến đảnh-lễ Phật, mới bạch cùng Đức Phật. Đức Phật bảo, đấy chẳng phải là lần thứ nhứt Đề-bà-đạt-đa mặc chiếc áo cà-sa mà mình chẳng xứng đáng mặc.

Rồi Đức Phật mới kể lại câu chuyện xưa về Đề-bà-đạt-đa như sau:

Vào một thời xa xưa, Đề-bà-đạt-đa là một người thợ săn voi trong rừng. Trong khu rừng ấy có một đàn voi đông-đảo, mỗi khi thấy một vị Bích-chi Phật đi ngang qua, chúng liền qùi xuống đảnh-lễ. Đề-bà-đạt-đa núp trong lùm cây, thấy thế, liền nghĩ ra một mưu-kế để săn voi. Nhơn lúc vị Bích-chi-Phật cổi áo ra tắm bên bờ suối, Đề-bà-đạt-đa liền lấy trộm chiếc áo cà-sa. Hôm sau, y lấy áo cà-sa khoác lên mình, dấu mũi chiã nhọn bên trong, đi vào rừng. Đàn voi ngỡ là vị Bích-chi-Phật đi đến, liền qùi xuống. Đề-bà-đạt-đa dễ-dàng phóng chĩa ra giết thú. Ngày qua ngày, đàn voi càng thưa lần vì số voi bị giết, khiến cho con voi đầu-đàn ngạc-nhiên, và theo trông chừng mỗi khi có người vào rừng. Khi thấy voi cùng đàn bị phóng chĩa, voi đầu-đàn vượt lên trước, dùng vòi quật ngã... người thợ săn gian-trá. Nhìn thấy chiếc áo cà-sa trên mình người thợ săn, voi đầu-đàn ngừng lại, tha chết cho y.

Kể đến đây, Đức Phật cho biết, vào thời ấy, con voi đầu-đàn đó chính là tiền-thân của Đức Phật, và ngày nay Đề-bà-đạt-đa khoe-khoang chiếc áo cà-sa, đó chẳng phải là lần thứ nhứt mà một người chưa xứng đáng lại lạm-dụng y-phục của nhà tu-hành chơn-chánh. Rồi Đức Phật mới đọc lên hai bài Kệ sau đây:

Kẻ nào tâm vướng điều phiền-não,
Khoác lên thân chiếc áo cà-sa,
Thiếu kềm-chế, chẳng thật-thà,
Còn chưa đáng mặc cà-sa áo vàng.
(Kệ số 009).
Kẻ nào tâm sạch điều phiền-não,
Thân vững-vàng, đạo-hạnh cao-xa,
Biết kềm-chế, lại thật-thà,
Là người xứng đáng cà-sa mặc vào.
(Kệ số 010).

******
Lời bình của Giảng Sư: ĐĐ Uyên Minh

Nhân bài kệ này chúng tôi nhắc lại đọc trên chữ nghĩa là Đức Phật ngài nói đến y áo, nói đến người tu xuất gia. Nhưng về nội dung nếu đọc kỹ lại thấm thía lại, đọc giữa hai hàng chữ thì ta sẽ thấy rằng nội dung bài kinh này Đức Phật nói rõ, rộng hơn, nói sâu hơn nữa và ngài dạy mình hãy nghĩ đến nội dung, đừng quan tâm đến hình thức. Bởi vì sao?

- Bởi vì cạo đầu ai cạo cũng được. Khóac y trên mình ai khóac cũng được. Là cư sĩ ai cũng có thể thọ giới quy y. Ai cũng có thể có pháp danh. Nói như bên Mật Tông thì ai cũng có thể có lá phái, ai cũng có thể có giới điệp, không khó. Ai cũng có thể có thẻ quy y. Cái đó không khó. Dễ lắm. Gì chứ giới điệp, lá phái, pháp danh thì dễ lắm. Trong vòng năm giây là có ngay. Thời buổi này có máy computer, có máy in, có máy scan. Trong vòng năm phút là có hết, có hết, không thiếu gì hết đâu.

Nhưng cái khó là làm sao là một vị xuất gia cho đúng nghĩa, làm sao là một người cư sĩ cho đúng nghĩa...http://minhhanhdp.brinkster.net/KINH_PH ... 09_10.html


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách