Hòa Thượng dùng văn thơ chở đạo

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Hòa Thượng dùng văn thơ chở đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

CHƯƠNG THỨ TƯ

http://www.youtube.com/watch?v=mayetwhc ... r_embedded

Núi Tu di chắn biển lớn, làm thấp độ cao dãy núi

Hòa Thượng dùng văn thơ chở đạo

Đạt Ma tinh thần pháp Tây lưu, Huyền Trang tư tưởng kiến pháp tràng; khúc cao điều quả ngôn hạnh thính, đương sơ nhiên thân phi đẳng nhàn. Nhân tính vô dị nễ ngã tha, Thánh phàm dã kinh khảo nghiệm ma; ký thị đồng đạo tu hành nhân, sự lý minh bạch khởi tương ngại.

Tinh thần pháp Tổ Đạt Ma truyền về hướng Tây, tư tưởng Pháp sư Huyền Trang dựng cờ chánh pháp, âm điệu cao nhã xứng theo việc làm lời nói, nên lúc đầu thiêu thân không phải là vô cớ. Phật tánh không phân biệt giữa anh, tôi và nó, Thánh hay phàm cũng đều phải trải qua khảo nghiệm; đã là người tu hành đồng đạo với nhau, sự lý đều thông há còn nghi kỵ lẫn nhau?

Hòa Thượng giống như như Khổng Tử, suốt đời “giảng dạy mà không có thời giờ sáng tác” (thuật nhi bất tác), lấy việc dạy người làm chính, tác phẩm để lại không nhiều. nhưng Hòa Thượng có “Tứ tuyệt”, là những tác phẩm “vô tiền khoáng hậu” (không tiền tuyệt hậu). “Tứ tuyệt” là bốn sáng tác của Hòa Thượng, đó là “Lăng Nghiêm Chú Sớ Cú Kệ Giải”, “Thủy Kính Hồi Thiên Lục”, “Phật Tổ Đạo Ảnh Bạch Thoại Giải” cùng hơn hai ngàn bài Kệ tụng và Câu đối. “Lăng Nghiêm Chú Sớ Cú Kệ Giải” là tập hợp những lời giảng của Hòa Thượng về Chú Lăng Nghiêm trong suốt tám năm, từ năm 1979 đến năm 1987. Bộ Chú này trong lịch sử Phật giáo rất ít có người giải thích, duy chỉ có Đại sư Tục Pháp đời nhà Thanh là đã từng chú giải qua. Năm 1949, khi Hòa Thượng có được quyển “Lăng Nghiêm Chú Sớ” trong tay, Người đã vui mừng như được của báu mà thốt lên rằng: “Có được cái chưa từng có, nên phải tranh thủ nghiên cứu, mới có thể thấy được cảnh mật, thường thường mang theo bên mình, như chưa từng rời khỏi.”

Hòa Thượng lại bảo: “Chú Lăng Nghiêm có thể khiến cho Chánh pháp được tồn tại lâu dài, tà thuyết vĩnh viễn biến mất, những ai biên chép lại Chú này cũng đồng nghĩa với được vào Đại định cứu cánh, kiên cố.” Sau đó, Hòa Thượng liền tuyên giảng “Lăng Nghiêm Chú Sớ” tại nước Mỹ. Toàn bộ Chú Lăng Nghiêm có năm trăm năm mươi bốn câu, Hòa Thượng dùng thể thơ Thất Ngôn để giải từng câu một, đồng thời dùng lối văn Bạch Thoại giảng lại. Thật có thể nói đây là một tác phẩm “vô tiền khoáng hậu”, rất quý giá. “Thủy Kính Hồi Thiên Lục” là sách do Hòa Thượng giảng trong thời gian bốn năm, từ năm 1985 đến 1989. Nội dung là những lời vịnh tán thán Chư Phật, Bồ tát, La hán, chư vị Đại đức cao tăng của các thời đại, các Cư sĩ tại gia cùng các vị Đại đức, chư vị Dị nhân, Nguyên thủ quốc gia, Văn hào v.v.. từ xưa đến nay, ở trong và ngoài nước, làm thành một tác phẩm bình luận khách quan, giống như “Xuân Thu” của Khổng Tử.

Hòa Thượng vốn viết về lòng trung trinh ái quốc, mong muốn cứu vãn sự hỗn loạn của thời mạt pháp, nói theo cách nói của Khổng Tử là “Cái biết rõ ta, chỉ có Thủy kính! Cái làm tội ta, cũng chỉ có Thủy kính!” (Tri ngã giả, kỳ duy Thủy kính hồ! tội ngã dã, kỳ duy Thủy kính hồ!) “Thủy Kính Hồi Thiên Lục” chính là phái tâm truyền của Sử bút Xuân Thu, cũng là một quyển sách nhân quả sinh động thời hiện đại. Trong quyển sách này, Hòa Thượng giới thiệu sơ lược về cuộc đời của từng nhân vật, kế đến dùng tám câu thơ thể bốn chữ ca ngợi về nhân vật đó, kết luận lại thêm vào phần “Hựu thuyết kệ viết” làm bằng thể thơ Thất ngôn đường luật. Quyển sách này rất đáng để chúng ta suy ngẫm, có thể khiến cho ta thấu tỏ được nhân quả, nhìn gương người trước để biết về người sau, từ đó bỏ ác tu thiện.

“Phật Tổ Đạo Ảnh Bạch Thoại Giải” là bộ sách Hòa Thượng giảng trong thời gian 13 năm, từ năm 1972 đến 1985, tổng số lần tuyên giảng là ba trăm bốn mươi sáu lần. Chủ yếu của bộ sách là nói về các sự kiện từ Đức Phật Thích Ca đưa cành hoa sen lên mỉm cười (Niêm hoa vi tiếu) và truyền pháp cho Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả Ca Diếp lại truyền cho Tôn giả A Nan làm nhị tổ, cứ thế truyền đến đời thứ hai mươi tám là Tổ sư Đạt Ma - vị Sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa và lúc này Thiền tông mới chính thức được truyền vào Trung Quốc. Sau khi truyền tới vị Tổ thứ ba mươi ba - Đại sư Huệ Năng, thì phát sanh “Nhất hoa khai ngũ diệp” (một đóa hoa nở ra năm cánh, tức từ một nguồn thiền của Ngài Huệ Năng lại chia thành năm dòng chảy); kế đến năm Nhà chia thành bảy Tông, đó là: tông Pháp Nhã, tông Tào Động, tông Vân Môn, tông Quy Ngưỡng, tông Lâm Tế, phái Hoàng Long và phái Dương Kì. Tiếp đó lại thêm vào chi Ngưu Đầu, Thánh tăng của Trung Hoa và Ấn Độ, tông Thiên Thai, tông Hoa Nghiêm, tông Từ Ân, tông Du Già, tông Luật, tông Liên Xã và mười vị đại Cao Tăng thời cận đại, tổng cộng là ba trăm ba mươi tám vị. Mỗi vị, Hòa Thượng đều dùng tám câu thể thơ Đường luật thất ngôn để tán thán ca tụng, từ sau Tổ thứ sáu của Liên tông - Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ, Hòa Thượng lại thêm vào bài thơ Tứ ngôn bát cú để ca ngợi. Có thể nói đối với ba trăm ba mươi tám vị Tổ sư này, Hòa Thượng đều giảng giải một cách rất tường tận. Nhìn chung, cả một đời của Hòa Thượng thi từ không thiếu, kệ tụng và câu đối ít nhất cũng hai ngàn bài trở lên, mỗi câu đều rất đúng luật khớp vần, khiến ai nấy đều khâm phục trước trí tuệ thâm sâu của Hòa Thượng. 

http://www.dharmasite.net/Sound_Video_F ... gDen_4.htm

Tập tin đính kèm
20061228329227.jpg
20061228329227.jpg (107.07 KiB) Đã xem 1535 lần


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Sơ Lược Phật Sự Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Tại Phương Tây

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Sơ Lược Phật Sự Của Hòa Thượng Tuyên Hóa Tại Phương Tây



Hòa Thượng giải thích rằng Phật sự trong đời Ngài được phân làm ba lãnh vực:



1.

Đem giáo lý chính thống của Đức Phật qua phương Tây và thành lập ở đây một cộng đồng Tăng-già chánh truyền.



2.

Tổ chức và hỗ trợ việc phiên dịch toàn bộ giáo điển Phật giáo sang tiếng Anh cũng như các tiếng khác ở Tây-phương.



3.

Quảng bá một nền giáo dục hướng thiện qua việc thành lập các trường Trung-học và Đại-học.



Bước đầu tiên của kế hoạch thiết lập một cộng đồng Tăng-lữ tại Tây-phương đã được hoàn thành năm 1969 khi năm đệ tử trẻ tuổi người Mỹ thọ Cụ-túc giới, trở thành Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni.



Năm 1972, Hòa thượng là Pháp-chủ Giới-đàn Truyền Giới đầu tiên được tổ chức ngoài Á-châu. Trên 200 vị Tăng, Ni từ nhiều nước trên thế giới đã được Ngài truyền Giới.



Giáo huấn căn bản mà Ngài đã dạy cho đời sống tu tập tâm linh của chư Tăng, Ni là:



rét chết, không phan duyên.

đói chết, không van nài.

nghèo chết, không cầu cạnh.

Tùy theo nhân duyên, nhưng không đổi chí hướng.

Không đổi đạo phong, nhưng vẫn thuận theo ngoại cảnh

Xã mình vì Phật sự.

Cứu người là bổn phận.

Sửa đời là việc Tăng.

Hễ gặp việc gì, thấu suốt việc ấy.

Hiểu đạo lý gì thì thực hiện lý ấy.

Vậy mới truyền thừa mạch huyết Tổ sư tâm truyền.



Năm 1969, Hòa Thượng thành lập Hội Dịch Kinh, một cơ sở chuyên phụ trách việc phiên dịch và in kinh điển Phật-giáo, và đã xuất bản được trên 200 dịch phẩm.



Năm 1976, song song với việc thành lập Viện Đại-học Pháp-giới, Ngài đã mở trường Tiểu-học Dục-Lương, Trung-học Bồi-Đức, và tài trợ học bổng cho các sinh viên, học sinh ưu tú hay nghèo khó.



Suốt đời, Ngài nổi danh vì đức khiêm cung vô ngã và lòng từ bi vô biên đối với chúng sanh. Để quét tan màn vô minh vốn trùm phủ trí huệ chân thật, Ngài hành Đạo không biết mệt mỏi, cũng chẳng lưu tâm đến sức khỏe và phúc lợi cho chính mình. Ngài luôn xả thân để đem hòa bình an lạc cho thế giới, cho mọi tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, quốc gia. Mùa thu năm 1962, chỉ ít lâu sau khi Ngài đặt chân đến Mỹ-quốc, cuộc hành quân ở Vịnh Con Heo ( Cuba ) đã xảy ra. Thấy rõ sự đe dọa nghiêm trọng của các hỏa tiễn dàn ra ở Cuba, Ngài đã tuyệt thực suốt 35 ngày, chỉ uống nước thay cơm, hồi hướng công đức nhằm chấm dứt sự tranh chấp giữa đôi bên.



Kim chỉ nam cho suốt cuộc đời của Ngài và các đệ tử là Sáu Đại Tôn Chỉ: Không Tranh, Không Tham, Không Cầu, Không Ích-Kỷ, Không Tự Lợi, và Không Nói Dối

http://www.dharmasite.net/bdh21/SoLuocP ... enHoa.html
Tập tin đính kèm
HH-Dalai-Lama-and-Ven-Chan-Tantra-Tripitaka-Master-Hsuan-Hua.jpg
HH-Dalai-Lama-and-Ven-Chan-Tantra-Tripitaka-Master-Hsuan-Hua.jpg (2.57 MiB) Đã xem 1535 lần


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
huynhsangsang
Bài viết: 4
Ngày: 30/08/11 07:51
Giới tính: Nam
Đến từ: VIỆT NAM

Re: Hòa Thượng dùng văn thơ chở đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhsangsang »

NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT HOÀ THƯỢNG TUYÊN HÓA LÀ MỘT CAO TĂNG CỦA PHẬT GIÁO NGÀI VIÊN TICH LƯU LẠI RẤT NHIỀU XÁ LỢI. SUỐT ĐỞI CHỈ LO TRUYỀN DẠY CHÁNH PHÁP CHO CHÚNG SANH. CÁC GIÁO LÝ CỦA NHƯ LAI NÓI PHÁP TRONG 49 NĂM NGÀI LÀ GƯƠNG SÁNG ĐỂ LẠI CHO HÀNG HẬU HỌC CHÚNG CON NỐI THEO. TRONG ĐÓ NGÀI TRUYỀN DẠY PHÁP MÔN NIỆM PHẬT MỘT ĐỜI THÀNH TỰU GIẢI THOÁT RA KHỎI LỤC ĐẠO SANH TỬ LUÂN HỒI CHÚNG CON Y GIÁO PHỤNG HÀNH NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHÂT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT


huynhsangsang
Bài viết: 4
Ngày: 30/08/11 07:51
Giới tính: Nam
Đến từ: VIỆT NAM

Re: Hòa Thượng dùng văn thơ chở đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhsangsang »

NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬTCON XIN ĐƯỢC ĐẢNH LỂ ĐẾN NGÀI. HOÀ THƯỢNG TUYÊN HÓA. LÀ MỘT CAO TĂNG CỦA PHẬT GIÁO, NGÀI VIÊN TICH LƯU LẠI RẤT NHIỀU XÁ LỢI. SUỐT ĐỞI TRUYỀN DẠY CHÁNH PHÁP TRÊN NHIỀU NƯỚC Ở PHƯƠNG TÂY CHO CHÚNG SANH. CÁC GIÁO LÝ CỦA NHƯ LAI NÓI PHÁP TRONG 49 NĂM NGÀI LÀ GƯƠNG SÁNG ĐỂ LẠI CHO HÀNG HẬU HỌC CHÚNG CON NỐI THEO. TRONG ĐÓ NGÀI TRUYỀN DẠY PHÁP MÔN NIỆM PHẬT MỘT ĐỜI THÀNH TỰU GIẢI THOÁT RA KHỎI LỤC ĐẠO SANH TỬ LUÂN HỒI CHÚNG CON Y GIÁO PHỤNG HÀNH NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHÂT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.54 khách