Hạt gạo nặng như núi Tu Di

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Hạt gạo nặng như núi Tu Di

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Thời Phật tại thế, trong hàng đệ tử có nhóm Lục quần Tỷ khiêu thường hay khen chê thức ăn do tín thí cúng dàng. Một hôm, vì muốn cảnh tỉnh sáu vị Tỷ khiêu ấy, nhân lúc họ đang đứng trên bờ sông, Phật dạy Tôn giả A Nan đem y cà sa của Ngài ra giặt.

Tôn giả A Nan vâng lời mang cà sa xuống sông. Nhưng kỳ lạ thay, khi bỏ chiếc y xuống nước thì nó không chìm, cứ nổi lên. A Nan tìm đủ mọi cách, thậm chí lấy đá tảng đè lên nhưng cà sa vẫn không chịu chìm. Thấy lạ, Tôn giả A Nan liền hỏi Phật nguyên do. Phật dạy: “Hãy đi lấy hạt cơm còn dính trong bình bát bỏ lên xem sao”. A Nan liền đi lấy một hạt cơm còn sót lại trong bình bát bỏ lên chiếc y, quả nhiên cà sa từ từ chìm xuống nước.

Nhóm Lục quần Tỷ khiêu vô cùng ngạc nhiên trước hiện tượng lạ lùng này, liền hỏi Phật nguyên nhân. Phật đáp: “Mỗi hạt cơm của tín thí cúng dàng nặng như núi Tu Di. Do đó, nếu thọ nhận của cúng dàng mà không tu hành đắc đạo thì sẽ mang nợ…”.
Từ đó về sau, sáu vị Tỷ khiêu này không còn khen che ngon dở.

(Theo Truyện cổ Phật giáo)

-----------------------------------------
BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Thuở mới đi chùa, tôi thấy lạ là mỗi lần ăn cơm xong, quý thầy không dùng ly uống nước mà rót nước vào chén ăn cơm rồi uống một cách ngon lành. Và chỉ có nhà chùa mới có cách uống nước lạ lùng này thôi, những nơi khác tuyệt nhiên không có. Sau này, tôi mới vỡ lẽ rằng, quý thầy đã thấy "sức nặng” của hạt cơm nên quyết không bỏ sót.

Cuộc sống của người xuất gia, từ thời Thế Tôn cho đến nay, chủ yếu do tín thí cúng dàng. Người tu nguyện làm khất sĩ (ăn xin), không trực tiếp lao động, chỉ xin vật thực để nuôi sống thân mạng, cầu đạo giải thoát và trao truyền lối sống đạo đức cho chúng sinh. Vì thế, trân trọng tài vật cúng dàng, sử dụng đúng pháp là một chuẩn tắc quan trọng không thể chểnh mảng.

Thực tế thì không phải người giàu có dư dả nào cũng biết phát tâm, tu tập hạnh cúng dàng. Trong khi người hiểu đạo, chí thú và tận lực cúng dàng có trường hợp lại là người nghèo, tâm cúng dàng là chính. Với tâm thanh tịnh, thành kính cúng dàng thì tài vật dâng cúng tuy đơn sơ nhưng lòng thành làm cho nó “nặng như núi Tu Di”.

Không phải ngẫu nhiên mà ngọn đèn của bà lão ăn xin tuy yếu ớt (vì không đủ tiền mua nhiều dầu) trong tinh xá Trúc Lâm nhưng gió thổi và cả người dập cũng không tắt. Và không phải vô cớ mà Thế Tôn nhận chiếc khố rách của hai vợ chồng nông phu. Chính vì tấm lòng của họ, “lễ bạc mà lòng thành”.

Để cúng dàng, người Phật tử phải chắt chiu, dành dụm, bớt ăn bớt mặc, có khi phải lên kế hoạch trong một thời gian dài. Do vậy mà tài vật cúng dàng trở nên rất "nặng”, nếu không tu hành thì sự thọ nhận ấy chắc chắn là mang nợ của tín thí, nói gì đến sinh tâm phân biệt, ngon dở, khen chê…

Ngày nay, đời sống kinh tế xã hội phát triển, cuộc sống người tu cũng theo đó mà được cải thiện, có người được xem là “giàu”. Tuy vậy, trong tự tâm của những người tu, luôn quán niệm về hạnh “ăn xin” của mình, quán niệm về phương tiện hành đạo, độ sinh mà buông xả, không phân biệt, không chấp thủ… Vì một hạt cơm thừa mà "nặng” như thế huống gì tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, đất đai... sẽ nặng đến mức nào!!!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hạt gạo nặng như núi Tu Di

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Bài học hạt gạo nặng như núi tu di nội dung thật hay.

Có phải nói về những vì ta nhận trên thế gian này, đều là công sức của người.

Nếu ta không cảm nhận lòng thành biết ơn người ta tạo ra nó. Ta phun phí có nghĩa là phụ lòng người.

Nên trong sách PHPT có dạy rằng. Đời sống hàng ngày đừng nên lạm dụng. Đó là "Tri túc".

Và cũng có trong "Tứ hoành thệ nguyện". Chúng sanh vô biên thề nguyện độ.

=======Có thắc mắt xin hỏi Đạo hữu?================

Về từ ngữ: Tại sao có sách, kinh viết.
Tỳ kheo, Tỷ kheo, Tỷ khiêu ?

Lục quần Tỷ khiêu nghĩa là gì?

Còn nửa. Thường thường Tn đọc sách hay đi chùa chỉ nghe như là "Thí dụ" Cúng dường tam bảo, nay đọc bài học đạo lý của đạo hữu viết. Là cúng dàng? Đ/h có chút thời gian rãnh rõi xin giảng giải rất cám ơn. Tn kính.

1. bài học đạo lý? Nếu không phải là của Đ/h viết? Thì xin để tên người viết hay coppy web nào. Để tiện việc cho các thành viên vấn/đáp học tâp.
Lý do: Vì thảo luận bài của người khác, Nếu lở bàn chuyên về tính tiêu cực, thì không tốt cho tác giả, Và thành ra mạng tội bàn chuyện thị phi.
Thông hiểu và xin hãy hồi âm. Kính.
=========================== tangbong tangbong tangbong =============
Chúc Quí đạo hữu trí tuệ viên thông.
Quí vị có thắc mắc hoặc muốn hỏi những đều khác (thí dụ như đóng góp cho Diễn đàn, hay cá nhân, hoặc về đề tài xã hội.v.v.) có thể gởi email trực tiếp, chúng tôi sẽ đăng lên Diễn đàn vấn đáp. Hoặc trả lời trực tiếp.
Nếu như quí vị không muốn tiết lộ danh tánh. Tn kính.


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Hạt gạo nặng như núi Tu Di

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Đây là truyện chỉ để tham khảo. Tôi không viết và bình luận. Tác giả '' Bài học đạo lý''. Rất thứ lỗi tôi không nhớ rõ!
Đạo hữu không nên chấp trước văn tự mà thêm phiền não.
Mọi thứ đạo hữu có thể tự tìm hiểu, tôi không thể giải thích hết được.


Hình đại diện của người dùng
Bùi Văn Hải
Bài viết: 42
Ngày: 15/06/11 17:53
Giới tính: Nam

Re: Hạt gạo nặng như núi Tu Di

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Văn Hải »

Đây là Truyện cổ Phật giáo, vốn có tiêu đề là: "Hạt gạo thường trụ nặng như núi Tu Di.

Nội dung thì các bạn đọc đã hiểu:

"Người tu nguyện làm khất sĩ (ăn xin), không trực tiếp lao động, chỉ xin vật thực để nuôi sống thân mạng, cầu đạo giải thoát và trao truyền lối sống đạo đức cho chúng sinh".

Vì vậy nếu họ nhận cúng dàng mà tu tập không đến nơi, không hiểu được chánh pháp để hướng dẫn cho chúng sinh thì họ mang nợ rất nặng.

Truyện trên chỉ áp dụng cho người xuất gia tu hành, vì họ nhận cúng giàng không phải trả tiền mà trả bằng chánh pháp. Còn với người tại gia tự kiếm tiền mua gạo mà ăn thì không áp dụng câu truyện trên được.


[color=#BF40FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngai, vui thay chuyện đời
Không lo, không gét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương

[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.41 khách