Kiến Trúc Phật

Kính mời các bạn sưu tầm và sáng tác các bài viết về kiến trúc chùa, đình điêu khắc tượng Phật.
toiyeuvn
Bài viết: 12
Ngày: 23/04/11 22:56
Giới tính: Nam
Đến từ: HCm

Kiến Trúc Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi toiyeuvn »

hiện tại em đang là Hướng Dẫn Viên nội địa. Em thấy hình tượng chùa, đình, miều ở việt nam rất phong phú và rất đẹp... Em rất mong anh chị trong diễn đàn có thể xem em như 1 người khách giới thiệu về ngôi chùa ở miền bắc và miền nam đc ko ạ. Như ý nghĩa của cổng Tam Quan tại sao có 3 cổng đi vào thì cổng nào đi ra cổng nào sao ko được đi cổng giữa... vào bên trong có các tượng phật ý nghĩa của thế ấn, ý nghĩa và chức năng của từng phật? Như hộ pháp có chức năng để bảo vệ phật, pháp, tăng... Xin cảm ơn anh chị trong diễn đàn ;;) và em có thể tiếp thu kiến thức của anh chị và em có thể giới thiệu cho mọi người về phật giáo của Vn ta. Xin chúc quý anh chị thật nhiều sức khỏe và niềm vui. tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kiến Trúc Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"toiyeuvn"]Như ý nghĩa của cổng Tam Quan tại sao có 3 cổng đi vào thì cổng nào đi ra cổng nào sao ko được đi cổng giữa...
Cổng Tam Quan trong Phật Giáo Trung Quốc và Việt Nam hay nói chung là Phật Giáo Đại Thừa có ý nghĩa là: Tam Giải Thoát Môn (ba cửa giải thoát).

Ba cửa giải thoát ấy là gì?

1. Không Môn
2. Vô Tướng Môn
3. Vô Nguyện Môn (Vô Tác Môn)


Do vậy bước vào cổng tam quan ở chùa thì liền phải nghĩ đến ba cổng giải thoát (Không, Vô Tướng, Vô Nguyện). Ý nói lên rằng vào chùa là tu tập để giác ngộ và giải thoát chứ không phải làm việc gì khác.

Thật ra Tam Giải Thoát Môn cũng là ba pháp quán giúp người tu giải thoát:

1. Quán về Không, để giúp cho ta nhận thức rõ ràng bản chất của vạn pháp vốn là Không. Kinh Kim Cang nói: "Không có Ngã, Nhân, Chúng Sanh và Thọ Giả". Quán như vậy giúp ta xã bỏ ngã và pháp chấp. Khi ngã và pháp chấp đã buông xuống rồi, thì được giải thoát. Cho nên gọi là Không Giải Thoát Môn.

2. Quán về Vô Tướng, để giúp cho chúng ta nhận thức rõ ràng các pháp nào có hình tướng đều là hư vọng vì chúng vốn là duyên sanh giả hợp. Kinh Kim Cang nói: "Phàm những gì có hình tướng đều là Hư Vọng." Con người chúng ta hay chấp vào hình tướng sắc đẹp ở bên ngoài mà sanh bao thứ tâm niệm vui buồn giận ghét thương, chính vì vậy mà làm cho chúng ta bị ràng buộc khổ đau. Nếu có thể quán các pháp Vô Tướng thì ta bớt chấp dính, không còn theo các tướng bên ngoài mà sanh bao tâm niệm buồn vui giận ghét thương, và do thế mà được giải thoát an vui. Cho nên gọi là Vô Tướng Giải Thoát Môn.

3. Quán về Vô Nguyện, để giúp cho chúng ta nhận thức rõ ràng hễ còn có tâm tham, lòng ham muốn, mong cầu để đạt được mọi thứ như sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, ăn ngon, ngũ nghĩ thì còn đau khổ không thể giải thoát. Chỉ khi nào tâm chúng ta hết tham lam, dục vọng, mong cầu mọi thứ vật chất nữa thì ta mới được giải thoát an vui. Do vì Quán xét kỹ càng rằng các pháp là Không Tự Tánh, là Vô Tướng nên ta đối với các pháp không có sanh tâm tham lam, mong cầu. Do vì quán xét không có cái gì để đáng cầu đáng tham vì các pháp là hư vọng, Không Tự Tánh, Vô Tướng duyên sanh duyên diệt cho nên ta mới buông xã cái tâm tham lam mong cầu, và vì thế mà được giải thoát. Cho nên gọi là Vô Nguyện Giải Thoát Môn.

Nói chung mặt dù là Ba Cửa Giải Thoát của Phật Giáo Đại Thừa, nhưng người tu tập theo Phái Nikaya cũng có thể đem Tam pháp ấn: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã mà quán.

Đó là ý nghĩa của Cổng Tam Quan ở Chùa Phật Giáo. Tôi nói ở Chùa Phật Giáo là để tránh sự hiểu lầm về các Đình Miếu v.v... Đình Miếu là thờ thần, không phải Phật Pháp.

Tôi rất mong đạo hữu là hướng dẫn viên nên tìm hiểu rõ Phật Pháp để tránh nhầm lẫn Đình Miếu thờ thần là Phật Pháp, để mọi người đi theo phái đoàn của đạo hữu khỏi hiểu lầm!

vào bên trong có các tượng phật ý nghĩa của thế ấn, ý nghĩa và chức năng của từng phật?
Phật là nói tắc. Nói cho đủ là Phật Đà (Buddha) có nghĩa là Đấn Giác Ngộ. Nếu nói lang ra nữa Phật nghĩa là vị đã Tự Giác, Giác Tha, và Giác Hạnh Viên Mãn.

1. Tự Giác nghĩa là tự mình đã tu tập để giác ngộ chính mình
2. Giác Tha nghĩa là không những mình giác ngộ chính mình, mà còn đem cái sự giác ngộ của mình để giác ngộ chúng sanh khác đồng được giác ngộ như mình.
3. Giác Hạnh Viên Mãn là khi sự nghiệp Tự Giác và Giác Tha làm tròn rồi đầy đủ rồi thì người ấy mới có thể gọi là Phật Đà.

Phật không phải là đấn thần linh mà mọi người đến lễ lạy cầu xin ban phước gián họa cho người như các Tôn Giáo khác như Đạo Chúa, Đạo Thần Đình Miếu.

Người Phật Tử vào chùa lễ lạy tượng Phật phải nên là:

1. Vì sự nhớ ân và kính trọng của một đệ tử đối với một vị Thầy Từ Bi Đại Giác đã chỉ dẫn cho các đệ tử con đường tu hành chân chính để đưa đến giác ngộ và giải thoát.

2. Vì chân quý cái "Trí Tuệ", vì trở về nương tựa "Tánh Giác". Phật là Giác, thờ Phật nghĩa là quy kính cái "Tánh Giác" của chính mình sẵn có. Tánh Giác ấy Phật và chúng sanh đồng một thể. Cho nên không phải lễ lạy một cá nhân nào, một cái ngã nào, chỉ một lòng quy y Tánh Giác, Trí Tuệ của chính mình sẵn có, mà nói là chính mình dường như có cái ngã nhưng thật ra Thể Tánh Giác ai ai cũng đồng, cho nên không thể nói là Tánh Giác của ai riêng biệt, mặt dù ai giác ngộ mới sống được với Tánh Giác ấy, còn ai chưa giác ngộ thì chưa sống thật được với Tánh Giác ấy. Cho nên thường có câu: "Duy Tuệ Thị Nghiệp" đề ở cổng tam quan. Phật Pháp dạy Phật tử phải lấy Trí Tuệ hay nương tựa trí tuệ mà làm sự nghiệp tu hành của mình. Tức là tu tập để giác ngộ giải thoát đó là sự nghiệp chính của người tu Phật. Chứ không phải là lấy cái vô minh chấp ngã chấp pháp (tức là chấp một cá nhân nào, hình tướng nào bên ngoài như đấn thần linh nào)

3. Vì phương tiện Thấy Phật lạy Phật bên ngoài để giúp mình nhớ Phật, thấy Phật ở ngay nơi chính mình, tức như trên nói Tánh Giác sẵn có của chính mình là Phật.

Như hộ pháp có chức năng để bảo vệ phật, pháp, tăng...
Mặt dù đạo Phật không tôn sùng Thần Tiên, Trời, nhưng đạo Phật không có phủ định rằng không có thần tiên trời. Phật dạy các Trời cũng là một trong Lục Đạo chúng sanh:

1. Trời
2. Người (chúng ta)
3. Atula
4. Súc sanh (kiến, ruồi, trâu bò các thú vật động vật v.v...)
5. Ngạ Quỷ
6. Địa Ngục

Còn mê muội chưa giác ngộ thì cứ mãi sống chết ở trong vòng luân hồi, đời thì làm trời, đời làm người, đời làm atula, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, mãi xoay vần theo nghiệp đã tạo, nhân đã gieo.

Nhưng một khi đã giác ngộ giải thoát thì không còn ở trong vòng luân hồi lên xuống qua lại làm thú và làm người v.v...nữa.

Các vị Trời thường thờ ở Chùa là Tứ Thiên Vương, ở cõi trời Tứ Thiên Vương. Các vị ấy có vị Quy Y Tam Bảo nên thường ủng hộ Phật Pháp, và người tu Phật Pháp. Cho nên gọi họ là Hộ Pháp. Ở đây dựa theo Kinh Phật mà biết như thế.

Chúng ta không có quy y các vị Hộ Pháp Trời Tứ Thiên Vương hay các vị Hộ Pháp Khác. Chúng ta chỉ Quy Y Phật Pháp Tăng. Tu Hành Chân Chính sẽ được các vị Hộ pháp ủng hộ cho tai qua nạn khỏi, không cần phải cầu xin.

Các vị Hộ Pháp không giới hạng ở cõi Trời mà Cõi người thì gọi là Thí Chủ Hộ Pháp, ở cõi Atula, súc sanh, ngạ quỷ cũng đều có hộ pháp. Các loài chúng sanh đó nếu có quy y tam bảo thì thiện lành ủng hộ người tu Phật Pháp chân chính. Kinh Phật nói là không cho các atula ác, súc sanh, ngạ quỷ ác đến làm hại. Nơi người tu Phật Pháp sống ở sẽ được bình yên.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách