Nghệ thuật kiến trúc chùa Kim Liên

Kính mời các bạn sưu tầm và sáng tác các bài viết về kiến trúc chùa, đình điêu khắc tượng Phật.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Nghệ thuật kiến trúc chùa Kim Liên

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Nghệ thuật kiến trúc chùa Kim Liên

Khởi thuỷ của chùa Kim Liên là cung Từ Hoa được xây dựng từ đời vua Lý Thần Tông trên bán đảo nhỏ ở phía đông Hồ Tây. Cung Từ Hoa là nơi công chúa con vua Lý và các cung nữ ra đây trồng dâu nuôi tằm. Khi công chúa mất, cung Từ Hoa được xây thành chùa Đống Long thế kỷ XIII đời Trần. Vào thời đầu Lê chùa đổi gọi Đại Bi. Chùa Đại Bi nằm ở nơi có cảnh quan đẹp "chùa xoay lưng ra sông Nhị Hà, hồ Tây vòng trước mặt, lớp trong lớp ngoài đều 5 gian" (Lời Phạm Đình Hổ) chùa Kim Liên là nơi các chúa Trịnh thường ra nghỉ mát và thưởng sen. Năm 1693 chúa Trịnh Tráng cho xây dựng lại chùa quy mô như chùa Tây Phương. Thời chúa Trịnh Giang cho trùng tu và cử nội thị Vương phủ là hoà thượng Huệ trụ trì. Năm 1771 chúa Trịnh Sâm cho dỡ chùa Bảo Lâm ở tây kinh thành, sai Quân thừa Phạm Huy Đĩnh và Tuân sinh hầu Nguyễn Khắc Tuân trông coi việc trùng tu. Khi hoàn thành chùa đổi gọi Kim Liên tự (bông sen vàng). Tới năm Quang Trung thứ 5 (1792) chùa lại được sửa chữa và để lại dáng vẻ như hiện nay.

Chùa Kim Liên xây hình chữ tam, kiến trúc chồng diêm, trùng thiềm điệp ốc, hai tầng mái toả ra bốn phương, 24 lá mái cao vút vươn lên không tạo ra 24 đầu đao. Phần thắt lại trang trí gỗ đỡ vững chắc tựa như tháp giả làm tăng thêm độ cao của mái và làm giản diện tích mái tạo vẻ mênh mông, thanh thoát. Phần toà chùa giữa được làm ngắn hơn 1 gian nhằm tạo cho đường lượn của kiến trúc thay đổi đường nút, tạo không gian thoáng phía ngoài.

Chùa Kim Liên có nhiều pho tượng đẹp. Ngoài tượng Phật, chùa còn có tượng chúa Trịnh Giang đội mũ xung thiên, có lá phủ chạm vòng xoắn đối xứng, áo chạm kỳ tân dỡn sóng dát vàng; tượng Trịnh Sâm cao 1,7m đội mũ dương đường hình mặt trời, dáng đứng cao lớn thanh nhã, tà áo bay, tay thụng lớn, nếp áo mềm mại, chân đi võ hài chạm nổi (miêu tả của hoạ sĩ Trịnh Quang Vũ trong sách Lược sử mỹ thuật Việt Nam).

Ở chùa Kim Liên độc đáo nhất là tam quan chùa được dựng trên 4 cột gỗ lim, chạy hàng ngang, tạo thành 3 gian, mỗi gian 3 nút. Bộ khung đỡ mái kết cấu kiểu chồng giường. Mái giữa cao hơn mái hai gian bên. Toàn bộ các chi tiết gỗ như 3 đầu lủ, con kê đều được chạm nổi, chạm lộng hoa lá, vân xoắn đao mác. Ở 10 mái uốn cong, các đầu đao có gắn hình tứ linh bằng gốm nung. Ở cửa chính có 3 chữ sơn son: "Kim Liên Tự"; ở cửa gian bên phải có 3 chữ "Từ bi địa", ở cửa bên trái có ba chữ "Thanh hư cung".

Ở phía trong tam quan, bên sân rộng có tấm bia đá cỡ 0,8x1,2m. Trán bia chạm nổi hình phượng uốn mình chầu chữ Phật. Diềm bia trang trí hoa cúc dây leo. Đế bia hình chữ nhật cỡ 0,85x0,5, mỗi bên chạm nổi 24 cánh sen xếp hình so le. Bia được dựng vào thời Thái Hoà năm 1443 là tấm bia cổ nhất hiện còn ở các chùa tháp Hà Nội. Tiếc thay, do không được bảo quản chu đáo, trải hơn 5 thế kỷ mưa nắng các chữ khắc đã bị mòn mờ gần hết.

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới
http://hanoi.vnn.vn/vanhoa/nghethuat.as ... 1140356033


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Liên Hoa
Bài viết: 13
Ngày: 01/12/09 02:01
Giới tính: Nam
Đến từ: Học viện An Ninh

Re: Nghệ thuật kiến trúc chùa Kim Liên

Bài viết chưa xem gửi bởi Liên Hoa »

Thưa thầy sao thầy không ví dụ minh họa cụ thể cổng Tam Quan chùa Kim Liên đứng có 1 hàng cột bằng hình ảnh cụ thể cho người xem còn biết được nét kiến trúc độc đáo này ạ! Con xin mạo muội đưa ảnh lên ạ!
Hình ảnh
Hình ảnh
Nét kiến trúc độc đáo này là cả cổng Tam Quan chịu lực bởi 1 hàng cột, phải nói cổ nhân thời Lê ngày xưa tính lực khá giỏi, ta tưởng tượng khép cổng không may làm mạnh có thể dẫn tới cổng đổ ra phía trước chẳng hạn. Cho nên cái tài tình của các cụ cổ nhân xưa là như vậy


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách