Định tâm cho buổi công phu
Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh
Định tâm cho buổi công phu
Kính các vị đạo hữu,
Thường thì một ngày 24 tiếng lăng xăng lo toan đủ việc, đến buổi hành trì thú thực nhiều lúc khó tập trung (định) vào nội dung hành trì (niệm Phật, trì chú, tọa thiền)
Nay lập chủ đề này kính mong các vị chia sẻ các phương pháp chuẩn bị hoặc xử lý sự phân tâm để hành trì được kết quả cao nhất.
Mong các vị cùng chia sẻ.
Thường thì một ngày 24 tiếng lăng xăng lo toan đủ việc, đến buổi hành trì thú thực nhiều lúc khó tập trung (định) vào nội dung hành trì (niệm Phật, trì chú, tọa thiền)
Nay lập chủ đề này kính mong các vị chia sẻ các phương pháp chuẩn bị hoặc xử lý sự phân tâm để hành trì được kết quả cao nhất.
Mong các vị cùng chia sẻ.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
-
- Bài viết: 499
- Ngày: 13/03/13 20:24
- Giới tính: Nữ
- Phật tử: Tại gia
- Được cảm ơn: 1 time
Re: Định tâm cho buổi công phu
Alphatran cũng cần chia sẻ Định Tâm nữa sao? Cát Tường làm việc giấy tờ tùm lum thì lấy vật gì đó chèn giữ giấy lại cố định để không bị gió thổi bay lung tung, còn Chơn Tâm không biết có bị giới hạn thu nhỏ như mấy tờ giấy không mà làm sao lấy gì đó cố định lại. Phật, Tổ ngày xưa có câu chuyện gì mà đem Tâm ra được thì an cho, nếu Alphatran mà đem Tâm ra được như tờ giấy thì lấy cục đá chèn lên thì khỏi sợ gió thổi bay. Alphatran có chữ ký cũng nặng ký lắm chắc tạo chủ đề này muốn giúp những bạn mới học Phật, nói vậy chứ mấy năm rồi Cát Tường cũng niệm Phật lăng xăng tùm lum, ý như con khỉ chạy nhảy tùm lum (Sáng đang nghe niệm Phật vừa bổ quả dưa, nói quả dưa hoàn kim đẹp quá nhưng thèm ăn nên măm măm luôn rồi quên luôn câu Phật hiệu niệm thầm).
Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Re: Định tâm cho buổi công phu
Kính đạo hữu Như Ý Cát Tường,Như ý Cát Tường đã viết:Alphatran cũng cần chia sẻ Định Tâm nữa sao? Cát Tường làm việc giấy tờ tùm lum thì lấy vật gì đó chèn giữ giấy lại cố định để không bị gió thổi bay lung tung, còn Chơn Tâm không biết có bị giới hạn thu nhỏ như mấy tờ giấy không mà làm sao lấy gì đó cố định lại. Phật, Tổ ngày xưa có câu chuyện gì mà đem Tâm ra được thì an cho, nếu Alphatran mà đem Tâm ra được như tờ giấy thì lấy cục đá chèn lên thì khỏi sợ gió thổi bay. Alphatran có chữ ký cũng nặng ký lắm chắc tạo chủ đề này muốn giúp những bạn mới học Phật, nói vậy chứ mấy năm rồi Cát Tường cũng niệm Phật lăng xăng tùm lum, ý như con khỉ chạy nhảy tùm lum (Sáng đang nghe niệm Phật vừa bổ quả dưa, nói quả dưa hoàn kim đẹp quá nhưng thèm ăn nên măm măm luôn rồi quên luôn câu Phật hiệu niệm thầm).
Đạo hữu thật là vui tánh. Diễn đàn này có rất nhiều vị công phu lâu năm, alpha cũng nhờ các vị ấy hướng dẫn mà mới được chút đỉnh công phu và còn nhiều điều còn phải học nữa. Mình chia sẻ cùng học cùng tu, mỗi người một kinh nghiệm ấy mà. Nên thành alpha cũng muốn lắng nghe kinh nghiệm của các vị khác, còn ai chưa có cách định tâm thì cũng sẽ được kinh nghiệm bổ ích.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Re: Định tâm cho buổi công phu
Đơn giản là khi ngồi thiền định thì phải xả bỏ tất cả.
Xả bỏ được thì tâm tự định.
Ngồi xuống, xếp tay lên chân, nhắm mắt hờ,
Buông bỏ thân này (nó chỉ là tứ đại hợp thành thôi)
Buông bỏ tâm này (nó chỉ là vọng tâm thôi)
Quán xét lời Phật dạy (kinh sách).
Hết.
Xả bỏ được thì tâm tự định.
Ngồi xuống, xếp tay lên chân, nhắm mắt hờ,
Buông bỏ thân này (nó chỉ là tứ đại hợp thành thôi)
Buông bỏ tâm này (nó chỉ là vọng tâm thôi)
Quán xét lời Phật dạy (kinh sách).
Hết.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: Định tâm cho buổi công phu
Kính đh alpha! Muốn giữ một câu niệm phật, một câu "thần chú" ; trong một thời gian.. mà không loạn, đh có thể áp dụng như thế này:alphatran đã viết:Kính các vị đạo hữu,
Thường thì một ngày 24 tiếng lăng xăng lo toan đủ việc, đến buổi hành trì thú thực nhiều lúc khó tập trung (định) vào nội dung hành trì (niệm Phật, trì chú, tọa thiền)
Nay lập chủ đề này kính mong các vị chia sẻ các phương pháp chuẩn bị hoặc xử lý sự phân tâm để hành trì được kết quả cao nhất.
Mong các vị cùng chia sẻ.
_ Nếu ngồi mà không thể nhiếp được tâm với câu " chú " hay niệm Phật, thì đh có thể đổi sang kinh hành, đi chậm không nhiếp được ! đh có thể đổi đi nhanh ! hoặc ngược lại.
_ Tọa thiền Chỉ _ Quán: là một công phu rất đặc biệt và phức tạp ! do vậy nếu khi đh dùng "Chỉ" mà bị hôn trầm thì phải chuyển Quán ! Quán mà bị loạn thì chuyển qua Chỉ. trong suốt buổi công phu đh có thể chuyển qua lại giữa Chỉ và Quán _ rất bình thường!. ( đh có thể tham khảo ở cuốn Thiền căn Bản của HT Thanh Từ)
Kính chúc đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Re: Định tâm cho buổi công phu
Cảm ơn đạo hữu binh và đạo hữu sotam,
Những kinh nghiệm các đạo hữu chia sẽ thật là quý. Alpha xin lắng nghe. Để đi vào chi tiết hơn, alpha nêu ra 4 trường hợp sau đây, hy vọng các vị có thể có những đối sách khả dụng.
1. Hằng ngày vì công việc và những nhân duyên khác nên mắt duyên với sắc (người đẹp, cảnh đẹp, hoa đẹp...), với thanh (nhạc hay), với hương ... đến nỗi khi vào buổi công phu những sắc thanh hương này cứ kéo ta ra khỏi nội dung của buổi hành trì. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
2. Ngay tại thời điểm mà các đạo hữu tiến hành công phu như thường lệ thì các pháp xung quanh không được thanh tịnh, ví dụ như tiếng ồn của nhà hàng xóm đang mở nhạc, tiếng con nít khóc... hoặc mùi hôi thuốc của nhà hàng xóm đang phun thuốc cho cây... cũng kéo ta ra khỏi sự tập trung . Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
3. Một cơn giận hay điều ấm ức vẫn còn đọng lại mặc dù ta đã cố gắng quên nó đi, chắc chắn nó sẽ làm mất tập trung hoặc làm gián đoạn buổi công phu. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
4. Đang công phu thì có người gõ cửa. Trong trường hợp này, làm gì là phù hợp nhất?
5. Ta đã làm một việc có lỗi, tâm ta cứ dằn vặt khổ sở vì điều có lỗi đó đến nỗi làm buổi công phu không được định tâm. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
Những kinh nghiệm các đạo hữu chia sẽ thật là quý. Alpha xin lắng nghe. Để đi vào chi tiết hơn, alpha nêu ra 4 trường hợp sau đây, hy vọng các vị có thể có những đối sách khả dụng.
1. Hằng ngày vì công việc và những nhân duyên khác nên mắt duyên với sắc (người đẹp, cảnh đẹp, hoa đẹp...), với thanh (nhạc hay), với hương ... đến nỗi khi vào buổi công phu những sắc thanh hương này cứ kéo ta ra khỏi nội dung của buổi hành trì. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
2. Ngay tại thời điểm mà các đạo hữu tiến hành công phu như thường lệ thì các pháp xung quanh không được thanh tịnh, ví dụ như tiếng ồn của nhà hàng xóm đang mở nhạc, tiếng con nít khóc... hoặc mùi hôi thuốc của nhà hàng xóm đang phun thuốc cho cây... cũng kéo ta ra khỏi sự tập trung . Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
3. Một cơn giận hay điều ấm ức vẫn còn đọng lại mặc dù ta đã cố gắng quên nó đi, chắc chắn nó sẽ làm mất tập trung hoặc làm gián đoạn buổi công phu. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
4. Đang công phu thì có người gõ cửa. Trong trường hợp này, làm gì là phù hợp nhất?
5. Ta đã làm một việc có lỗi, tâm ta cứ dằn vặt khổ sở vì điều có lỗi đó đến nỗi làm buổi công phu không được định tâm. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Re: Định tâm cho buổi công phu
Kính đh alpha!alphatran đã viết:Cảm ơn đạo hữu binh và đạo hữu sotam,
Những kinh nghiệm các đạo hữu chia sẽ thật là quý. Alpha xin lắng nghe. Để đi vào chi tiết hơn, alpha nêu ra 4 trường hợp sau đây, hy vọng các vị có thể có những đối sách khả dụng.
1. Hằng ngày vì công việc và những nhân duyên khác nên mắt duyên với sắc (người đẹp, cảnh đẹp, hoa đẹp...), với thanh (nhạc hay), với hương ... đến nỗi khi vào buổi công phu những sắc thanh hương này cứ kéo ta ra khỏi nội dung của buổi hành trì. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
2. Ngay tại thời điểm mà các đạo hữu tiến hành công phu như thường lệ thì các pháp xung quanh không được thanh tịnh, ví dụ như tiếng ồn của nhà hàng xóm đang mở nhạc, tiếng con nít khóc... hoặc mùi hôi thuốc của nhà hàng xóm đang phun thuốc cho cây... cũng kéo ta ra khỏi sự tập trung . Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
3. Một cơn giận hay điều ấm ức vẫn còn đọng lại mặc dù ta đã cố gắng quên nó đi, chắc chắn nó sẽ làm mất tập trung hoặc làm gián đoạn buổi công phu. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
4. Đang công phu thì có người gõ cửa. Trong trường hợp này, làm gì là phù hợp nhất?
1_ trường hợp 1 của đh có thể gọi là: "tưởng nhớ!" đối trị _phương pháp tôi đã trình bày
2& 4_ có thể đổi giờ hành trì từ 3h30 mỗi sáng.
3_Một cơn giận, hay ấm ức ! thì cách tốt nhất thì hãy quan sát "Nó" với Tuệ quán _ Phương pháp quên là lấy đá đè cỏ!
4_ có thể tự cho phép mình Không có nhà!
Kính chúc đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
- battinh
- Điều Hành Viên
- Bài viết: 6106
- Ngày: 14/11/11 07:58
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Tứ Đại
- Được cảm ơn: 3 time
Re: Định tâm cho buổi công phu
Cả bốn câu hỏi (lúc đầu) thuộc về sáu căn, duyên với cảnh trần trong lúc ngồi công phu (niệm Phật, trì chú, ngồi thiền) mà sanh vọng niệm chi phối tâm chúng ta trong những lúc đó.alphatran đã viết:Cảm ơn đạo hữu binh và đạo hữu sotam,
Những kinh nghiệm các đạo hữu chia sẽ thật là quý. Alpha xin lắng nghe. Để đi vào chi tiết hơn, alpha nêu ra 4 trường hợp sau đây, hy vọng các vị có thể có những đối sách khả dụng.
1. Hằng ngày vì công việc và những nhân duyên khác nên mắt duyên với sắc (người đẹp, cảnh đẹp, hoa đẹp...), với thanh (nhạc hay), với hương ... đến nỗi khi vào buổi công phu những sắc thanh hương này cứ kéo ta ra khỏi nội dung của buổi hành trì. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
2. Ngay tại thời điểm mà các đạo hữu tiến hành công phu như thường lệ thì các pháp xung quanh không được thanh tịnh, ví dụ như tiếng ồn của nhà hàng xóm đang mở nhạc, tiếng con nít khóc... hoặc mùi hôi thuốc của nhà hàng xóm đang phun thuốc cho cây... cũng kéo ta ra khỏi sự tập trung . Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
3. Một cơn giận hay điều ấm ức vẫn còn đọng lại mặc dù ta đã cố gắng quên nó đi, chắc chắn nó sẽ làm mất tập trung hoặc làm gián đoạn buổi công phu. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
4. Đang công phu thì có người gõ cửa. Trong trường hợp này, làm gì là phù hợp nhất?
5. Ta đã làm một việc có lỗi, tâm ta cứ dằn vặt khổ sở vì điều có lỗi đó đến nỗi làm buổi công phu không được định tâm. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
Cảnh trần là huyễn, không thật, có sanh thì có diệt, ta chỉ cần tập trung vào câu Phật hiệu, câu thần thú và định tâm cho bền chặt, không cần phải đè nén hay khởi niệm diệt các vọng duyên đó, chúng đến rồi chúng đi chỉ còn có ta ngồi an nhiên với câu niệm Phật, câu chú.
Riêng câu số 5 (mới thêm vào), tụng bài kệ sám hối là xong.
Tóm lại:
- Sáu căn đừng có lao xao
Giữ cho chánh niệm như sao Bắc Thần (Bắc đẩu)
Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Re: Định tâm cho buổi công phu
alphatran đã viết:Cảm ơn đạo hữu binh và đạo hữu sotam,
Những kinh nghiệm các đạo hữu chia sẽ thật là quý. Alpha xin lắng nghe. Để đi vào chi tiết hơn, alpha nêu ra 4 trường hợp sau đây, hy vọng các vị có thể có những đối sách khả dụng.
1. Hằng ngày vì công việc và những nhân duyên khác nên mắt duyên với sắc (người đẹp, cảnh đẹp, hoa đẹp...), với thanh (nhạc hay), với hương ... đến nỗi khi vào buổi công phu những sắc thanh hương này cứ kéo ta ra khỏi nội dung của buổi hành trì. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
2. Ngay tại thời điểm mà các đạo hữu tiến hành công phu như thường lệ thì các pháp xung quanh không được thanh tịnh, ví dụ như tiếng ồn của nhà hàng xóm đang mở nhạc, tiếng con nít khóc... hoặc mùi hôi thuốc của nhà hàng xóm đang phun thuốc cho cây... cũng kéo ta ra khỏi sự tập trung . Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
3. Một cơn giận hay điều ấm ức vẫn còn đọng lại mặc dù ta đã cố gắng quên nó đi, chắc chắn nó sẽ làm mất tập trung hoặc làm gián đoạn buổi công phu. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
4. Đang công phu thì có người gõ cửa. Trong trường hợp này, làm gì là phù hợp nhất?
5. Ta đã làm một việc có lỗi, tâm ta cứ dằn vặt khổ sở vì điều có lỗi đó đến nỗi làm buổi công phu không được định tâm. Trong trường hợp này, đối sách nào là phù hợp nhất?
Kính đh!
5_ Dùng toàn bộ buổi công phú đó, chú tâm Tuệ Quán " cái gì "làm cho ta dằn vặt, khổ sở! và sám hối. một khi Tuệ quán đã thông, "dằn vặt, khổ sở" cũng biến mất! ( cái này ai thật Tu hành cũng phải trải qua thôi).
(* sám hối: Thông thường ta nghĩ rằng: Ta sám hối với " Phật" _ nếu nghĩ như vậy là sai!)
kính chúc đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Re: Định tâm cho buổi công phu
Theo tôi thì muốn ''Định tâm cho buổi công phu'' sau công phu hoặc nói định tâm trong từng hơi thở (sát-na) trước thân phải no, tâm phải đủ.
Còn nói theo kinh điển thì đó là ba con đường chánh: (chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp.)
Còn nói theo kinh điển thì đó là ba con đường chánh: (chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp.)
Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Re: Định tâm cho buổi công phu
Nhất thiết buông bỏ hết.
Câu 1 - 2 tại chưa quên được thân tâm. Tìm chỗ vắng ngồi.
Câu 3 - 4 - 5 Nghi hối gì nữa cũng buông bỏ, (dùng tay trong tưởng tượng) nắm nó, vứt ra ngoài. Cứ chú tâm vào việc mình đang làm, ai gõ cửa cũng mặc kệ.
Câu 1 - 2 tại chưa quên được thân tâm. Tìm chỗ vắng ngồi.
Câu 3 - 4 - 5 Nghi hối gì nữa cũng buông bỏ, (dùng tay trong tưởng tượng) nắm nó, vứt ra ngoài. Cứ chú tâm vào việc mình đang làm, ai gõ cửa cũng mặc kệ.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Re: Định tâm cho buổi công phu
Đạo hữu binh có một chữ buông rất hay,binh đã viết:Nhất thiết buông bỏ hết.
Câu 1 - 2 tại chưa quên được thân tâm. Tìm chỗ vắng ngồi.
Câu 3 - 4 - 5 Nghi hối gì nữa cũng buông bỏ, (dùng tay trong tưởng tượng) nắm nó, vứt ra ngoài. Cứ chú tâm vào việc mình đang làm, ai gõ cửa cũng mặc kệ.
Nhưng mà nói vắn tắt quá, có thể nào đạo hữu nói rõ hơn là mình buông là buông như thế nào, tác ý thế nào mà buông được?
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 154 khách