Theo Phật pháp, liệu có cuộc sống ngoài trái đất?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Theo Phật pháp, liệu có cuộc sống ngoài trái đất?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

Theo phật pháp, liệu có sự sống ngoài trái đất và có người ngoài hành tinh hay không?
Tôi từng biết như thế này, một nhà khoa học đã từng nói:"Nếu không có sự sống ngoài trái đất thì không gian rộng lớn sẽ là sự lãng phí."
Ngày nay, con người đã tiến đến nền khoa học tiên tiến, nhận biết được không gian. Vậy, những người Phật tử như chúng ta có quan niệm như thế nào về vũ trụ và sự sống ngoài trái đất? Tôi biết có rất nhiều vị phật tử trong này được ăn học cao và có địa vị xã hội nên tôi mới bạo gan hỏi.
Mong giải đáp suy nghĩ của các bạn.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Theo Phật pháp, liệu có cuộc sống ngoài trái đất?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Theo Phật pháp, liệu có cuộc sống ngoài trái đất?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ngoài cõi Cực Lạc và Phật A Di Đà do bác Bình gợi ý, trong vũ trụ còn có vô số các hành tinh theo khoa học và trong Kinh Hoa Nghiêm cũng nói mười phơng thế giới có vô số cõi nước của chư Phật...

Tôi chép lại Phẩm Thứ Năm, Hoa Tạng Thế Giới trong cuốn Kinh Hoa Nghiêm Luận Giải của cư sĩ Liên Hoa Tịnh Huệ, trang 20-27 để giải đáp cho câu hỏi của đạo hữu:
PHẨM NĂM
HOA TẠNG THẾ GIỚI
  • TÓM LƯỢC
Lúc đó Bồ tát Phổ Hiền nói với chúng hội rằng, sở dĩ Hoa Tạng Thế Giới (Thế giới của Phật chứa đầy hoa sen) được nghiêm tịnh là do thuở xưa đức Phật Tỳ Lô Giá Na trong thời kỳ tu tập Bồ tát hạnh đã thực hành vô số đại nguyện thanh tịnh.

Hoa Tạng thế giới này có vô số phong luân nhiếp trì (giữ gìn). Phong luân thấp nhất tên là Bình đẳng trụ nhiếp trì phong luân trên và cứ theo cách thức này, nhiếp trì mãi cho đến phong luân cao nhất có tên Thù Thắng Oai Quang Tạng. Phong luân này nhiếp trì biển Hương Thủy Phổ Quang Ma Ni, trong biển có hoa sen lớn tên Chủng Chủng Quang Minh Nhụy Hương Tràng. Hoa Tạng thế giới trụ trong Tràng này, bốn phương bằng phẳng, thanh tịnh, có núi Kim Cang bao giáp vòng, rừng bằng cây báu có hoa đẹp, cỏ thơm, ngọc minh châu, có lưới Ma ni, vô cùng trang nghiêm.

Đại địa trong Hoa Tạng thế giới đều làm bằng Kim cang kiên cố vô cùng trang nghiêm, có vô số hương thủy hải cũng được trang nghiêm bằng tất cả diệu bửu, diệu hương, hoa báu, hương bột chiên đàn, diệu quang minh, hoa sen trắng, tràng lọng, tràng y linh và ngọc Ma Ni sáng chói, vang lên lời nói chư Phật. Mỗi biển hương thủy đều có vô số sông hương thủy chảy vào, cũng được trang nghiêm bằng mây báu, tịnh quang Ma Ni, linh lạc báu, những tiếng vi diệu xưng tán danh hiệu của tam thế chư Phật. Hai bên bờ các con sông ấy có vi trần số Ma Ni bửu vương chiếu sáng rừng cây báu, đơm đầy hoa thơm rải khắp mặt đất.

Mỗi cảnh giới của Hoa Tạng thế giới đều dùng vi trần số công đức để trang nghiêm. Trong mười Phật sát vi trần số hương hải thủy này có mười vi trần số thế giới chủng an trụ, mỗi thế giới chúng lại có mười vi trần số thế giới. Các thế giới chủng này đều an trụ bằng nhiều phương cách khác nhau, hoặc nương biển hoa sen lớn, hoặc nương biển hoa sen báu mà an trụ... Tất cả thế giới chủng đều có hình trạng khác nhau, hoặc hình núi Tu Di, hoặc hình trục bánh xe, khi thì dùng Ma Ni vân, dùng ánh lửa màu, khi thì dùng quang minh... vô số thể tánh khác nhau.

Mười Phật sát vi trần số Hương thủy hải này được bủa giăng như lưới báu của Thiên Đế.

Hương Thủy hải ở trung ương tên là Vô Biên Diệu Hoa Quang có một hoa sen lớn, trên ấy có thế giới chúng tên Phổ Chiếu Bửu Quang Minh, trong đó phía dưới hết có một thế giới tên Tối Thắng Quang. Phật hiệu là Tịnh Nhân Ly Cấu Đăng. Trên đó có mười thế giới khác với mười vị Phật danh hiệu khác nhau.

Cứ mỗi vi trần số thế giới có chung một hình trạng. Các hình trạng đều khác nhau như hình giang hà, hình nước xoáy, hình trục xe, hình rừng cây...

Tất cả thế giới này đều ở nơi biển Diệu Hoa Hương Thủy, giáp biển Ly Cấu Diệm Tạng Hương Thủy.

Lúc đó Bồ tát Phổ Hiền lại trình bày rằng: "Ở phương Đông biển Ly Cấu Diệm Tạng Hương Thủy có thế giới chủng tên Biến Chiếu Sát Triền, phía dưới của thế giới chủng này có một thế giới tên Cung Điện Tràng, Phật hiệu là My Gian Quang Biến Chiếu. Trên đó còn có mười chín thế giới khác với mười chín vị Phật danh hiệu khác nhau.

Phương Nam biển Ly Cấu Diệm Tạng Hương Thủy, có thế giới chủng tên Phật Tràng Trang Nghiêm, trong đó, ở phía dưới hết có một thế giới tên Ái Kiến Hoa, Phật hiệu Hoan Hỷ Diệu. Trên đó còn có mười chín thế giới khác với mười chín vị Phật danh hiệu khác nhau.

Bồ tát Phổ Hiền nói tiếp: "Chư Phật Tử! Ở phía hữu của biển Quang Minh Luân Hương Thủy, có thế giới chủng tên Phật Quang Trang Nghiêm Tạng, trong đó ở phía dưới hết có một thế giới tên Bửu Diệm Liên Hoa, Phật hiệu Vô Cấu Bửu Quang Minh. Trên đó còn có mười chín thế giới khác với mười chín vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ở phía hữu của biển Bửu Diệm Hương Thủy, có thế giới chủng tên Quang Chiếu Thập Phương, trong đó ở phía dưới hết có một thế giới tên Vô Tận Sắc Tạng Luân, Phật hiệu Quang Minh Biến Chiếu. Trên đó còn có mười chín thế giới khác với mười chín vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ở phía hữu của biển Bửu Trang Nghiêm Hương Thủy, có thế giới chủng tên Diệu Giáng Thế, trong đó ở phía dưới hết có một thế giới tên Liên Hoa Võng, Phật hiệu Phổ Giác Huệ. Trên đó còn có mười bảy thế giới khác với mười bảy vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ở phía hữu của biển Trang Nghiêm Để Hương Thủy, có thế giới chủng tên Phổ Hiền Thập Phương Ánh, trong đó ở phía dưới hết có một thế giới tên Bửu Quang Minh, Phật hiệu Công Đức Biến Chiếu Nguyệt. Trên đó còn có mười chín thế giới khác với mười chín vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ở phía hữu của biển Nhơn Đà La Võng Hương Thủy, có thế giới chủng tên Oai Đức Trang Nghiêm, trong đó ở phía dưới hết có một thế giới tên Chủng Chủng Xuất Sanh, Phật hiệu Liên Hoa Nhãn. Trên đó còn có mười bảy thế giới khác với mười bảy vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ở phía hữu của biển Bửu Hương Tạng Hương Thủy, có thế giới chủng tên Phổ Vô Cấu, trong đó ở phía dưới hết có một thế giới tên Tịnh Diệu Bình Thản, Phật hiệu Vô Đẳng Tràng. Trên đó còn có mười chín thế giới khác với mười chín vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ở phía hữu của biển Bửu Trang Nghiêm Hương Thủy, có thế giới chủng tên Pháp Giới Hành, trong đó ở phía dưới hết có một thế giới tên Tịnh Quang Chiếu Diệu[/], Phật hiệu Công Đức Quang. Trên đó còn có mười chín thế giới khác với mười chín vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ở phía hữu của biển Kim Cang Bửu Tự Hương Thủy, có thế giới chủng tên Đăng Diệm Quang Minh, trong đó ở phía dưới hết có một thế giới tên Quang Diệm Luân[/], Phật hiệu Tự Tại Quang. Trên đó còn có mười tám thế giới khác với mười tám vị Phật danh hiệu khác nhau.

Bồ tát Phổ Hiền lại nói thêm với chúng hội rằng: "Chư Phật Tử! Phương Đông của biển Ly Cấu Diệm Tạng Hương Thủy, có thế giới chủng tên Sai Biệt Phương, kế đó có bảy biển Hương Thủy với bảy thế giới chủng khác nhau.

Biển Hương thủy gần Luân Vi Sơn nhứt tên Pha Lê Địa, có thế giới chủng tên[Thường Phóng Quang Minh, Phật hiệu Tinh Tấn Huệ, trên đó có ba thế giới với ba vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ngoài biển Quang Minh Luân Hương Thủy, có thế giới chủng tên Biến Vô Cấu, kế đó có tám biển Hương Thủy với tám thế giới chủng khác nhau. Gần Luân Vi Sơn nhứt là biển Diệu Thọ Hoa Hương Thủy, có thế giới chủng tên Phương Quảng Đại Sát, trong đó có một thế giới tên Diệm Cự Tràng, Phật hiệu Công Đức Hải, trên đó có ba thế giới với ba vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ngoài biển Diệm Quang Minh Hương Thủy, có thế giới chủng tên Thanh Tịnh Hạnh Trang Nghiêm, kế đó có tám biển Hương Thủy với tám thế giới chủng khác nhau. Gần Luân Vi Sơn nhứt là biển Trang Nghiêm Đế Hương Thủy, có thế giới chủng tên Vô Lượng Phương Sai Biệt, ở trong đó phía dưới hết có một thế giới tên Kim Cang Hoa Cái, Phật hiệu Quang Minh Phổ Môn Âm, trên đó có ba thế giới với ba vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ngoài biển Bửu Trang Nghiêm Hương Thủy, có thế giới chủng tên Hương Thủy Quang Sở Tri, kế đó có tám biển Hương Thủy với tám thế giới chủng khác nhau.

Gần Luân Vi Sơn nhứt là biển Thọ Trang Nghiêm Tràng Hương Thủy, có thế giới chủng tên An Trụ Đế Võng, ở trong đó phía dưới hết có một thế giới tên Diệu Kim Sắc, Phật hiệu Thắng Oai Quang, trên đó có ba thế giới với ba vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ngoài biển Trang Nghiêm Đế Hương Thủy, có thế giới chủng tên Quốc Độ Bình Chánh, kế đó có tám biển Hương Thủy với tám thế giới chủng khác nhau.

Chư Phật Tử! Ngoài biển Nhơn Đà La Võng, có thế giới chủng tên Phổ Biến Hành, kế đó có tám biển Hương Thủy với tám thế giới chủng khác nhau.

Gần Luân Vi Sơn nhứt là biển Vân Tràng Hương Thủy, có thế giới chủng tên Nhất Thiết Quang Trang Nghiêm, ở trong đó phía dưới hết có một thế giới tên Tịnh Nhãn Trang Nghiêm, Phật hiệu Biến Chiếu Thập Phương, trên đó có ba thế giới với ba vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ngoài biển Bửu Hương Tạng Hương Thủy, có thế giới chủng tên Vô Cấu Xưng Trang Nghiêm, kế đó có tám biển Hương Thủy với tám thế giới chủng khác nhau.

Gần Luân Vi Sơn nhứt là biển Bửu Tạng Luân Hương Thủy, có thế giới chủng tên Phổ Âm Tràng, ở trong đó phía dưới hết có một thế giới tên Hoa Nhụy Diêm, Phật hiệu Tinh Tấn Thí, trên đó có ba thế giới với ba vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ngoài biển Bửu Trang Nghiêm Hương Thủy, có thế giới chủng tên Xuất Sanh Quảng Đại Vân, kế đó có tám biển Hương Thủy với tám thế giới chủng khác nhau.

Gần Luân Vi Sơn nhứt là biển Thanh Hửu Hương Thủy, có thế giới chủng tên Châu Biến Vô Sai Biệt, ở trong đó phía dưới hết có một thế giới tên Diệu Thăng Tạng, Phật hiệu Công Đức Huệ, trên đó có ba thế giới với ba vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ngoài biển Bửu Tự Hương Thủy, có thế giới chủng tên Thâu Xuất Bửu Tràng, kế đó có tám biển Hương Thủy với tám thế giới chủng khác nhau.

Gần Luân Vi Sơn nhứt là biển Bất Khả Hoại Hương Thủy, có thế giới chủng tên Liên Hoa Tràng, ở trong đó phía dưới hết có bốn thế giới chủng khác, với bốn vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Ngoài biển Bửu Diệp Hương Thủy, có thế giới chủng tên Chủng Chủng Trang Nghiêm, kế đó có tám biển Hương Thủy với tám thế giới chủng khác nhau.

Gần Luân Vi Sơn nhứt là biển Anh Lạc Y Hương Thủy, có thế giới chủng tên Hóa Hiện Diệu Y, ở trong đó phía dưới hết có một thế giới tên Phát Sanh Hoan Hỷ, Phật hiệu Kiên Ngộ Trí, trên đó có ba thế giới với ba vị Phật danh hiệu khác nhau.

Chư Phật Tử! Trong mỗi thế giới chủng này, tất cả thế giới liên hệ đều y nơi các loại trang nghiêm mà trụ, liên tiếp dung nhiếp lẫn nhau, làm thành cái lưới thế giới, tất cả đều nằm trong quỹ đạo của Hoa Tạng Trang Nghiêm Thế Giới Hải.

  • ĐẠI Ý
Đây là Phẩm mô tả cảnh giới của Phật. Muốn biết rõ cảnh giới này, chúng ta cần phải hiểu nghĩa của một vài danh từ sau đây:

Trước tiên là danh từ Phong Luân. Đây không phải là bánh xe gió mà là một lực hấp dẫn (force d'attraction) với vô số triều (courant) của một Tu Di Sơn. Chính khoa học ngày nay đã xác nhận rằng tất cả những hành tinh trong vũ trụ sở dĩ giữ nguyên vị trí của chúng là nhờ các lực hấp dẫn này.

Kế đó là danh từ Hương Thủy Hải. Đây không có nghĩa là biển nước hoa mà là bầu khí quyển. Nên nhớ rằng mỗi hành tinh đều có một bầu khí quyển như bầu khí quyển của quả đất, của sao Hỏa... Hình trạng của thế giới chủng luôn khác nhau, khi có hình trục xe, khi thì có hình núi, nhưng hình này do các Tinh vân (nébuleuses) kết hợp lại và tạo ra muôn hình vạn trạng sai biệt nhau.

Sau cùng là danh từ Luân vi sơn. Một luân vi sơn lớn hơn một Tu Di Sơn vì gồm nhiều Tu di sơn. Tùy theo nguyện lực của Phật mà có nhiều hay ít Luân vi sơn và Tu di sơn trong một Võng nhơn đà la (Võng nhơn đà la gồm nhiều Luân vi sơn).

Với nhưng sự hiểu biết thông thường của chúng ta, dù chúng ta có nhiều sức tưởng tượng đến đâu đi nữa, chúng ta không thể nào hình dung nổi thế giới Hoa Tạng của Phật. Chỉ có những vị tu tập đắc được ngũ thông hay có huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn mới có thể thấy được cảnh giới này. Sở dĩ đức Phật mô tả thế giới Hoa Tạng trong Kinh là vì ngài muốn khuyến khích những thiện căn đời sau hãy tinh tấn tu tập để chứng kiến những cảnh vi diệu, vô cùng trang nghiêm của cõi Phật. Cảnh giới này chỉ dành cho những bậc đã đắc nhứt thiết chủng trí, pháp nhứt vị mà thôi. Chúng ta có thể hình dung được chúng khi cái kính đen ngã chấp bị đập tan và khi cái cảm giác về sự hữu hạn không còn đè bẹp chúng ta nữa.

Nhưng để hiểu biết một phần nào về cái thế giới của Phật, trước tiên chúng ta không nên quan niệm nó như thế giới của loài người, vì ở thế gian này chúng ta thấy có sự ngăn cách rõ rệt giữa núi sông, rừng cây, đồng cỏ, giữa sáng tối, giữa những vật hữu hình với nhau. Trong thế giới Hoa Tạng không có những sự ngăn cách như thế, tất cả đều tương dung, tương nhiếp. Một vật vừa là cái gì riêng biệt, vừa là dung nhiếp tất cả trong nó. Cảnh giới đó trong sáng, chiếu diệu và châu biến khắp nơi, hoàn toàn không do không gian và thời gian cấu tạo, nhưng không phải là cảnh giới của hư vô, tịch mịch, vắng lặng. Nó là một hiện hữu cũng như thế giới của chúng ta vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Theo Phật pháp, liệu có cuộc sống ngoài trái đất?

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

Hi, giá như em có thể to lớn dần và bất tử để nhìn xem cái gì chứa cái vụ trụ này?
Mọi người có tin rằng, vũ trụ là cơ quan nội tạng của một sinh vật khổng lồ không?-Áo nghĩa thư của ấn độ gọi kẻ đó là phạm tiên đó


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Theo Phật pháp, liệu có cuộc sống ngoài trái đất?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Dĩ nhiên là có.
KINH TRƯỜNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ
PHẦN IV

30. KINH THẾ KÝ

PHẨM 1: CHẤU DIÊM-PHÙ-ĐỀ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong hang Câu-lỵ, rừng Kỳ thọ, vườn Cấp cô độc, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.

Bấy giờ, số đông Tỳ-kheo, sau bữa ăn, tập trung trên giảng đường cùng bàn luận rằng:

“Chư Hiền! Thật chưa từng có, nay đây trời đất này do đâu mà tan hoại? Do đâu mà hình thành? Quốc độ mà chúng sanh ở là như thế nào?”

Khi ấy, Thế Tôn ở chỗ thanh vắng, bằng thiên nhĩ nghe suốt, nghe các Tỳ-kheo, sau bữa ăn, tập trung tại giảng đường, bàn luận như thế. Rồi thì, Thế Tôn rời tĩnh thất, đi đến giảng đường và ngồi xuống. Tuy đã biết nhưng Thế Tôn vẫn hỏi các Tỳ-kheo:

“Vừa rồi các thầy đang bàn luận về vấn đề gì?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Sau bữa ăn, chúng con tập trung tại pháp giảng đường bàn luận rằng: Chư Hiền! Thật chưa từng có, nay đây trời đất này do đâu mà tan hoại? do đâu mà hình thành? Quốc độ mà chúng sanh ở là như thế nào? Chúng con tập trung tại giảng đường bàn luận vấn đề như thế.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Lành thay! Lành thay! Phàm người xuất gia nên hành hai pháp: một là sự im lặng của Hiền thánh, hai là giảng luận pháp ngữ. Các thầy tập trung tại giảng đường cũng nên hành sự im lặng của Hiền thánh hoặc giảng luận Chánh pháp. Này các Tỳ-kheo! Các thầy muốn nghe Như Lai nói về việc trời đất thành, hoại và quốc độ mà chúng sanh ở chăng?”

Khi ấy, các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Kính vâng, bạch Thế Tôn! Nay thật là phải thời. Chúng con mong ước được nghe. Thế Tôn nói xong, chúng con sẽ phụng trì!”

Phật nói:

“Này các Tỳ-kheo! Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Hãy suy nghĩ chính chắn. Ta sẽ nói cho các thầy nghe.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Như trong chỗ mà một mặt trời, mặt trăng vận hành khắp bốn thiên hạ, tỏa ánh sáng chiếu; có một ngàn thế giới như vậy. Trong ngàn thế giới có một ngàn mặt trời, mặt trăng; có một ngàn núi chúa Tu-di ; có bốn ngàn thiên hạ, bốn ngàn đại thiên hạ, bốn ngàn biển, bốn ngàn biển lớn, bốn ngàn rồng, bốn ngàn rồng lớn, bốn ngàn chim cánh vàng, bốn ngàn chim cánh vàng lớn, bốn ngàn đường ác, bốn ngàn đường ác lớn, bốn ngàn vị vua, bốn ngàn vị vua lớn, bảy ngàn cây lớn, tám ngàn địa ngục lớn, mười ngàn núi lớn, ngàn Diêm-la vương, ngàn Tứ thiên vương, ngàn trời Đao-lợi, ngàn trời DiệmDiệm-ma, ngàn trời Đâu-suất, ngàn trời Hóa tự tại, ngàn trời Tha hóa tự tại, ngàn trời Phạm ; đó là tiểu thiên thế giới. Như một tiểu thiên thế giới, ngàn tiểu thiên thế giới như thế là một trung thiên thế giới. Như một trung thiên thế giới, một ngàn trung thiên thế giới như vậy là một tam thiên đại thiên thế giới. Phạm vi thế giới thành hoại như thế là nơi chúng sanh cư trú, gọi là một cõi Phật.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Cõi đất này dày mười sáu vạn tám ngàn do-tuần, biên giới vô hạn. Đất nương trên nước. Nước sâu ba ngàn ba mươi do-tuần, biên giới vô hạn. Nước ở trên gió; gió dày sáu ngàn bốn mươi do-tuần, biên giới vô hạn.

“Này các Tỳ-kheo! Nước của biển lớn ấy sâu tám vạn bốn ngàn do-tuần, biên giới vô hạn. Núi chúa Tu-di, phần chìm xuống biển là tám vạn bốn ngàn do-tuần; phần trên mặt nước cao tám vạn bốn ngàn do-tuần; chân núi sát đất, phần lớn là phần đất cứng chắc. Núi ấy thẳng đứng, không có lồi lõm, sanh các loại cây; cây tỏa ra các mùi hương, thơm khắp núi rừng, là nơi mà phần nhiều các Hiền thánh, các trời đại thần diệu. Móng chân núi toàn là cát vàng ròng. Bốn phía núi có bốn mô đất rắn doi ra, cao bảy trăm do-tuần, nhiều màu đan xen, được tạo thành bởi bảy báu. Bốn mô đất thoai thoải, uốn cong sát mặt biển.

“Núi chúa Tu-di có đường cấp bằng bảy báu; đường cấp ở dưới núi rộng sáu mươi do-tuần; sát hai bên đường có bảy lớp tường báu, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây; tường vàng thì cửa bạc, tường bạc thì cửa vàng; tường thủy tinh thì cửa lưu ly, tường lưu ly thì cửa thủy tinh; tường xích châu thì cửa mã não; tường mã não thì cửa xích châu; tường xa cừ thì cửa các báu. Còn lan can thì cây ngang vàng thì cây dọc bạc, cây ngang bạc thì cây dọc vàng; cây ngang thủy tinh thì cây dọc lưu ly, cây ngang lưu ly thì cây dọc thủy tinh; cây ngang xích châu thì cây dọc mã não, cây ngang mã não thì cây dọc xích châu; cây ngang xa cừ thì cây dọc các báu. Trên lan can ấy, có lưới báu. Ở dưới lưới vàng ấy có treo linh bạc. Dưới lưới bạc, treo linh vàng. Dưới lưới lưu ly treo linh thủy tinh. Dưới lưới thủy tinh treo linh lưu ly. Dưới lưới xích châu treo linh mã não. Dưới lưới mã não treo linh xích châu. Dưới lưới xa cừ treo linh các báu. Còn cây vàng thì rễ vàng, nhánh vàng, lá, hoa, quả bạc. Còn cây bạc thì rễ bạc, cành bạc, lá hoa quả vàng. Còn cây thủy tinh thì rễ, nhánh thủy tinh; hoa, lá, lưu ly. Còn cây lưu ly thì rễ, nhánh lưu ly; hoa, lá thủy tinh. Còn cây xích châu thì rễ, nhánh xích châu; hoa, lá mã não. Còn cây mã não thì rễ nhánh mã não; hoa, lá xích châu. Còn cây xa cừ thì rễ, nhánh xa cừ; hoa lá các báu.

“Về bảy lớp tường ấy, tường có bốn cửa; cửa có lan can. Trên bảy lớp tường đều có lầu, gác, đài, quán; bao bọc chung quanh là vườn cảnh, ao tắm, mọc các loài hoa lá báu. Cây báu sắp thành hàng. Hoa quả tốt tươi. Gió hương tỏa bốn phía làm vui lòng người. Chim le le, nhạn, uyên ương, các loại chim kỳ lạ, có hàng ngàn giống loại không kể xiết, cùng hòa âm kêu hót. Lại nữa, đường cấp ở giữa núi chúa Tu-di rộng bốn mươi do-tuần, sát hai bên đường có bảy lớp tường báu, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây báu... cho đến vô số các loài chim cùng nhau ca hót, cũng như đường cấp ở dưới núi. Còn đường cấp ở trên rộng hai mươi do-tuần, sát hai bên đường có bảy lớp tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây báu... cho đến vô số các loài chim, cùng nhau ca hót, cũng như đường cấp ở giữa.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Đường cấp ở dưới có quỷ thần tên là Già-lâu-la Túc ở. Đường cấp ở giữa có quỷ thần tên là Trì Man ở. Đường cấp ở trên có quỷ thần tên là Hỷ Lạc ở. Bốn doi đất cao bốn vạn hai ngàn do-tuần. Ở đó có cung điện, chỗ ở của Tứ thiên vương; có bảy hàng thành, bảy hàng lan can, bảy hàng lưới, bảy hàng cây báu, các linh báu... cho đến vô số các loài chim cùng nhau ca hót, cũng lại như thế.

“Trên đảnh núi Tu-di có cung trời Tam thập tam, có bảy vòng thành, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây báu... cho đến vô số các loài chim cùng nhau ca hót, cũng lại như thế.

“Vượt lên trời Tam thập tam một do-tuần, lại có cung trời Diệm-ma; qua khỏi cung trời Diệm-ma một do-tuần, lại có cung trời Đâu-suất; qua khỏi cung trời Đâu-suất một do-tuần, lại có cung trời Hóa tự tại; qua khỏi cung trời Hóa tự tại một do-tuần, lại có cung trời Tha hóa tự tại; qua khỏi trời Tha hóa tự tại một do-tuần, lại có cung trời Phạm-gia-di.

“Khoảng giữa trời Tha hóa tự tại và trời Phạm-gia-di có cung điện Ma thiên, cao rộng sáu ngàn do-tuần, có bảy lớp tường cung, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây... cho đến vô số các loài chim cùng nhau ca hót cũng lại như thế. Qua khỏi cung trời Phạm-gia-di một do-tuần, lại có cung trời Quang âm ; qua khỏi cung trời Quang âm một do-tuần lại có cung trời Biến tịnh ; qua khỏi cung trời Biến tịnh một do-tuần, lại có cung trời Quả thật ; qua khỏi cung trời Quả thật một do-tuần, lại có cung trời Vô tưởng ; qua khỏi cung trời Vô tưởng một do-tuần, lại có cung trời Vô tạo ; qua khỏi cung trời Vô tạo một do-tuần, lại có cung trời Vô nhiệt ; qua khỏi cung trời Vô nhiệt một do-tuần, lại có cung trời Thiện hiện ; qua khỏi cung trời Thiện hiện một do-tuần, lại có cung trời Đại thiện hiện ; qua khỏi cung trời Đại thiện hiện một do-tuần, lại có cung trời Sắc cứu cánh, qua khỏi trời Sắc cứu cánh, trên có trời Không xứ trí, trời Thức xứ trí, trời Vô sở hữu xứ trí, trời Hữu tưởng vô tưởng xứ trí, ngang đây gọi là giới hạn của chúng sanh, thế giới chúng sanh, tất cả chúng sanh sanh, lão, bệnh, tử, thọ ấm, thọ hữu ngang đây, không vượt qua.

Phật bảo các Tỳ-kheo: Phía Bắc núi Tu-di có một thiên hạ tên là Uất-đan-viết . Lãnh thổ vuông vức, ngang rộng một vạn do-tuần; mặt người cũng vuông, giống như hình đất.

“Phía Đông núi Tu-di có một thiên hạ tên là Phất-vu-đãi ; lãnh thổ tròn trịa, ngang rộng chín ngàn do-tuần. Mặt người cũng tròn, giống như hình đất.

“Phía Tây núi Tu-di có thiên hạ tên là Câu-da-ni, địa hình như nửa mặt trăng, ngang rộng tám ngàn do-tuần; mặt người cũng vậy, giống như hình đất.

“Phía Nam núi Tu-di có thiên hạ tên là Diêm-phù-đề, đất đai phía Nam hẹp, phía Bắc rộng, ngang rộng bảy ngàn do-tuần, mặt người cũng vậy, giống như hình đất.

“Mặt Bắc núi Tu-di có ánh sáng được tạo thành do bởi vàng chiếu sáng phương Bắc. Mặt Đông núi Tu-di có ánh sáng tạo thành bởi bạc chiếu sáng phương Đông. Mặt Tây núi Tu-di có ánh sáng tạo thành bởi thủy tinh chiếu sáng phương Tây. Mặt Nam núi Tu-di có ánh sáng tạo thành bởi lưu ly chiếu sáng phương Nam.

“Ở Uất-đan-viết có một đại thọ chúa tên gọi là Am-bà-la, vòng thân bảy do-tuần, cao một trăm do-tuần, cành lá tỏa ra bốn phía năm mươi do-tuần. Cõi Phất-vu-đãi có một đại thọ, tên là Gia-lam-phù, vòng thân bảy do-tuần, cao một trăm do-tuần, cành lá tỏa ra bốn phía năm mươi do-tuần. Cõi Câu-da-ni có một đại thọ, tên là Cân-đề, vòng thân bảy do-tuần, cao một trăm do-tuần, cành lá tỏa ra bốn phía năm mươi do-tuần; dưới cây ấy, có tảng thạch ngưu tràng, cao một do-tuần. Cõi Diêm-phù-đề có một đại thọ tên là Diêm-phù, vòng thân bảy do-tuần, cao trăm do-tuần, cành lá tỏa ra bốn phía năm mươi do-tuần. Điểu vương cánh vàng và Long vương có cây tên là Câu-lợi-thiểm-bà-la, vòng thân bảy do-tuần, cao trăm do-tuần, cành lá tỏa ra bốn phía năm mươi do-tuần. A-tu-la vương có cây tên là Thiện-trú, vòng thân bảy do-tuần, cao trăm do-tuần, cành lá tỏa ra bốn phía năm mươi do-tuần. Trời Đao-lợi có cây tên là Trú-độ , vòng thân bảy do-tuần, cao trăm do-tuần, cành lá tỏa ra bốn phía năm mươi do-tuần.

“Bên núi Tu-di có núi tên là Già-đà-la , cao bốn vạn hai ngàn do-tuần, ngang dọc bốn vạn hai ngàn do-tuần, hai bên rất rộng, nhiều màu đan xen, do bảy báu tạo thành; núi này cách núi Tu-di tám vạn bốn ngàn do-tuần, khoảng giữa mọc toàn hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-vật-đầu, hoa Phân-đà-lỵ, lau, tùng, trúc mọc trong đó, tỏa ra các loại hương, mùi thơm lan khắp. Cách núi Khư-đà-la không xa, có núi tên là Y-sa-đà-la, cao hai vạn một ngàn do-tuần, ngang dọc hai vạn một ngàn do-tuần, hai bên rất rộng nhiều màu đan xen, bảy báu tạo thành; cách núi Khư-đà-la bốn vạn hai ngàn do-tuần, khoảng giữa mọc toàn hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-vật-đầu, hoa Phân-đà-lỵ; lau, tùng, trúc mọc trong đó, tỏa ra các loại hương, mùi thơm lan khắp. Cách núi Y-sa-đà-la không xa, có núi tên là Thọ-cự-đà-la, cao một vạn hai ngàn do-tuần, ngang dọc một vạn hai ngàn do-tuần, hai bên rất rộng, nhiều màu đan xen, bảy báu tạo thành; cách núi Y-sa-đà-la hai vạn một ngàn do-tuần, khoảng giữa mọc thuần bốn loài hoa tạp; lau, tùng, trúc cũng mọc trong đó, tỏa ra các loại hương, mùi thơm lan khắp. Cách núi Thọ-cự-đà-la không xa, có núi tên là Thiện kiến, cao sáu ngàn do-tuần, ngang dọc sáu ngàn do-tuần, hai bên rất rộng, nhiều màu đan xen, bảy báu tạo thành, cách núi Thọ-cự-đà-la một vạn hai ngàn do-tuần, khoảng giữa mọc toàn bốn loại tạp hoa; lau, tùng, trúc cũng mọc trong đó, tỏa ra các loại hương, mùi hương xông khắp.

“Cách núi Thiện kiến không xa, có núi tên là Mã thực, cao ba ngàn do-tuần, ngang dọc ba ngàn do-tuần, hai bên rất rộng, nhiều màu đan xen, bảy báu tạo thành; cách núi Thiện kiến sáu ngàn do-tuần, ở khoảng giữa mọc toàn bốn loại tạp hoa; lau, tùng, trúc cũng mọc trong đó, tỏa ra các loại hương, mùi thơm lan khắp. Cách núi Mã thực không xa, có núi tên là Ni-dân-đà-la, cao một ngàn hai trăm do-tuần, ngang dọc một ngàn hai trăm do-tuần, bảy báu tạo thành; cách núi Mã thực ba ngàn do-tuần, ở khoảng giữa mọc toàn bốn loại tạp hoa; lau, tùng, trúc cũng mọc trong đó, tỏa ra các loại hương, mùi thơm lan khắp. Cách núi Ni-dân-đà-la không xa, có núi tên là Điều phục, cao sáu trăm do-tuần, ngang dọc sáu trăm do-tuần, hai bên rất rộng, nhiều màu đan xen, bảy báu tạo thành; cách núi Ni-dân-đà-la một ngàn hai trăm do-tuần, khoảng giữa mọc toàn bốn loại tạp hoa; lau, tùng, trúc cũng mọc trong đó, tỏa ra các loại hương, mùi thơm lan khắp. Cách núi Điều phục không xa, có núi tên là Kim cang vi, cao ba trăm do-tuần, ngang dọc ba trăm do-tuần; hai bên rất rộng, nhiều màu đan xen, bảy báu tạo thành; cách núi Điều phục sáu trăm do-tuần, khoảng giữa mọc toàn bốn loại tạp hoa; lau, tùng, trúc cũng mọc trong đó, tỏa ra các loại hương mùi thơm lan khắp.

“Cách núi Đại kim cang không xa, có biển lớn, bờ phía Bắc của biển lớn có cây đại thọ vương tên là Diêm-phù , vòng thân bảy do-tuần, cao một trăm do-tuần, cành lá tỏa ra bốn phía năm mươi do-tuần, khoảng đất trống hai bên lại có khu rừng tên là Am-bà-la, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Diêm-bà, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Sa-la, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Đa-la, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Na-đa-la, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Nam, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Nữ , ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Tán-na, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Chiên-đàn, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Khư-châu-la, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Ba-nại-bà-la, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Tỳ-la, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Hương nại, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Lê, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là An-thạch-lưu , ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Cam, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Ha-lê-lặc, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Tỳ-hê-lặc, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là A-ma-lặc, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là A-ma-lê, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Nại, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Cam-giá, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Vi, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Trúc, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Xá-la, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Xá-la-nghiệp, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Mộc qua, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên Đại mộc qua, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Giải thoát hoa, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Chiêm-bà, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Bà-la-la, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Tu-ma -na, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Bà-sư, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên Đa-la-lê, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Già-da, ngang dọc năm mươi do-tuần; lại có khu rừng tên là Bồ-đào, ngang dọc năm mươi do-tuần.

“Qua khỏi đó thì đất trống. Trong khoảng đất trống ấy lại có ao hoa, ngang dọc năm mươi do-tuần. Lại có ao hoa Bát-đầu-ma, ao hoa Câu-vật-đầu, ao hoa Phân-đà-lỵ; rắn độc đầy trong đó. Mỗi ao ngang dọc năm mươi do-tuần.

“Qua khỏi đó, đất trống. Trong khoảng đất trống ấy có biển lớn tên là Uất-thiền-na. Dưới biển này có con đường của Chuyển luân thánh vương, rộng mười hai do-tuần; sát hai bên đường có bảy lớp tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây. Các trang hoàng chung quanh đều do bảy báu tạo thành. Khi Chuyển luân thánh vương Chuyển luân thánh vương ra đời trên cõi Diêm-phù-đề thì nước tự nhiên rút đi, đường ấy hiện ra.

“Cách biển không xa, có núi tên là Kim bích. Trong núi có tám vạn cái hang. Tám vạn tượng vương sống ở trong hang ấy. Thân chúng thuần trắng; đầu có nhiều màu; miệng có sáu ngà, giữa các răng có trám vàng.

“Qua khỏi núi Kim bích rồi, có núi tên là Tuyết sơn, ngang dọc năm trăm do-tuần, sâu năm trăm do-tuần, phía Đông và Tây nhập vào biển. Ở giữa núi Tuyết có núi báu, cao hai mươi do-tuần.

“Doi đất núi Tuyết trồi lên một trăm do-tuần, trên đảnh núi ấy có ao A-nậu-đạt, ngang dọc năm mươi do-tuần; nước ao trong mát, lóng sạch không cáu bẩn; có bảy bậc bờ thềm, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây, nhiều loại màu sắc khác lạ, do bảy báu tạo thành. Lan can thì trụ vàng, tay nắm bạc; trụ bạc, tay nắm vàng; trụ lưu ly, tay nắm thủy tinh; trụ thủy tinh, tay nắm lưu ly; trụ xích châu, tay nắm mã não; trụ mã não, tay nắm xích châu; trụ xa cừ, tay nắm bằng các báu. Lưới vàng, linh bạc; lưới bạc, linh vàng; lưới lưu ly, linh thủy tinh; lưới thủy tinh, linh lưu ly; lưới xa cừ, linh bằng bảy báu. Cây Đa-la vàng, gốc vàng, nhánh vàng, lá bạc, quả bạc; cây Đa-la bạc, gốc bạc, nhánh bạc, lá vàng, quả vàng; cây thủy tinh, gốc, nhánh thủy tinh, hoa, quả lưu ly; cây xích châu, gốc, nhánh xích châu, lá mã não, hoa, quả mã não; cây xa cừ, gốc, nhánh xa cừ, hoa, quả bằng các báu. Bên cạnh ao A-nậu-đạt có vườn cảnh, ao tắm, các hoa tích tụ, các loại cây lá hoa quả đều tốt tươi; các loại hương thơm, lan tỏa bốn phương, các loài chim lạ cùng cất tiếng hót họa nhau buồn bã. Dưới đáy ao A-nậu-đạt cát vàng đầy ắp, bốn phía ao đều có thềm bậc; bậc vàng, thềm bạc, bậc bạc, thềm vàng; bậc lưu ly, thềm thủy tinh, bậc thủy tinh, thềm lưu ly; bậc xích châu, thềm mã não, bậc mã não, thềm xích châu; bậc xa cừ, thềm bằng các báu, bao bọc chung quanh đều có lan can, có bốn loài hoa: xanh, vàng, đỏ, trắng nhiều màu đan xen; hoa như bánh xe, rễ như ổ trục xe; rễ hoa ra nhựa màu trắng như sữa, vị ngọt như mật. Phía Đông ao A-nậu-đạt có sông Hằng-già, từ miệng trâu chảy ra, dẫn theo năm trăm con sông, chảy vào biển Đông. Phía Nam ao A-nậu-đạt, có sông Tân-đầu, từ miệng sư tử chảy ra, dẫn theo năm trăm dòng sông chảy vào biển Nam. Phía Tây ao A-nậu-đạt có sông Bà-xoa, từ miệng ngựa chảy ra, dẫn theo năm trăm dòng sông nhập vào biển Tây. Phía Bắc ao A-nậu đạt có sông Tư-đà, từ miệng voi chảy ra, dẫn theo năm trăm dòng sông chảy vào biển Bắc. Trong cung A-nậu-đạt có nhà năm cột, Long vương A-nậu-đạt thường ở trong đó.”

Phật nói:

“Vì sao gọi là A-nậu-đạt? A-nậu-đạt nghĩa là gì? Các Long vương ở Diêm-phù-đề này có đủ ba hoạn nạn, chỉ có A-nậu-đạt không có ba hoạn nạn. Những gì là ba? Một là, toàn thể Long vương ở Diêm-phù-đề đều bị gió nóng, cát nóng chạm vào thân, thiêu đốt da thịt và thiêu đốt xương tủy làm cho khổ não; chỉ có Long vương A-nậu-đạt không có hoạn này. Hai là, toàn thể long cung ở Diêm-phù-đề bị gió dữ thổi mạnh, thổi vào trong cung, làm mất y báu phục sức, thân rồng lộ ra, làm cho khổ não; chỉ có Long vương A-nậu-đạt không có hoạn nạn như thế. Ba là toàn thể Long vương ở Diêm-phù-đề, khi ở trong cung vui chơi đều bị chim lớn cánh vàng bay vào cung dắt đi, hoặc mới nghĩ cách muốn bắt rồng để ăn thịt; các rồng sợ hãi, thường ôm lòng lo sầu; chỉ có Long vương A-nậu-đạt không bị hoạn này; nếu chim cánh vàng khởi niệm muốn ở thì liền mạng chung, cho nên gọi là A-nậu-đạt.”

Phật bảo Tỳ-kheo:

“Bên phải núi Tuyết có thành tên là Tỳ-xá-ly, phía Bắc của thành ấy có bảy núi đen. Phía Bắc của bảy núi đen có núi Hương, núi ấy thường có tiếng âm nhạc, ca xướng, kỹ nhạc. Núi có hai hang, một hang tên là Trú, hang thứ hai tên là Thiện trụ, do bảy báu trời tạo thành, mềm mại thơm sạch, giống như áo trời. Diệu âm Càn-thát-bà vương cùng năm trăm Càn-thát-bà ở trong hang Trú đó. Phía Bắc hang Thiện trú có cây đại thọ vương Ta-la, tên là Thiện trụ, có bốn ngàn thọ vương vây quanh bốn phía. Dưới Thiện trụ thọ vương có tượng vương, cũng tên là Thiện trụ, ở dưới cây này, thân thể toàn trắng, bảy chỗ đầy đặn, có thể bay đi; đầu nó màu đỏ, lông có nhiều màu; sáu ngà đều thon, giữa được trám vàng, có tám ngàn voi vây quanh tùy tùng. Dưới tám ngàn thọ vương ấy, có tám ngàn voi, cũng lại như thế.

“Phía Bắc thọ vương Thiện trụ có ao tắm lớn, tên là Ma-đà-diên ; ngang dọc năm mươi do-tuần; có tám ngàn ao tắm bao bọc chung quanh, nước ao trong mát, không có cáu bẩn, được bao quanh các bờ lũy đắp bằng bảy báu. Ao có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây đều do bảy báu tạo thành: tay nắm vàng thì trụ bạc, tay nắm bạc thì trụ vàng; tay nắm thủy tinh thì trụ lưu ly, tay nắm lưu ly thì trụ thủy tinh; tay nắm xích châu thì trụ mã não, tay nắm mã não thì trụ xích châu; tay nắm xa cừ thì trụ bằng các báu; dưới lưới vàng treo linh bạc, dưới lưới bạc treo linh vàng; lưới thủy tinh treo linh lưu ly, lưới lưu ly treo linh thủy tinh; lưới xích châu treo linh mã não, lưới mã não treo linh xích châu; lưới xa cừ treo linh các báu. Cây vàng thì rễ vàng, nhánh vàng, lá hoa quả bạc; cây bạc thì rễ bạc, nhánh bạc, lá hoa quả vàng; cây thủy tinh thì rễ, nhánh thủy tinh, hoa quả lưu ly; cây lưu ly thì rễ, nhánh lưu ly, hoa quả thủy tinh; cây xích châu thì rễ, nhánh xích châu, hoa quả mã não; cây mã não thì rễ, nhánh mã não, hoa quả xích châu; cây xa cừ thì rễ nhánh xa cừ, hoa, quả các báu.

“Lại nữa, dưới đáy ao ấy, cát vàng rải khắp, bọc chung quanh ao có đường thềm cấp bằng bảy báu; thềm vàng cấp bạc, thềm bạc cấp vàng; thềm thủy tinh cấp lưu ly, thềm lưu ly cấp thủy tinh; thềm xích châu, cấp mã não, thềm mã não, cấp xích châu; thềm xa cừ, cấp các báu. Sát hai bên thềm có lan can báu. Lại trong ao ấy, sanh bốn loài hoa: xanh, vàng, đỏ, trắng nhiều màu đan xen; hoa như bánh xe, rễ như ổ trục xe. Rễ hoa ra nhựa màu trắng như sữa, vị ngọt như mật. Vòng quanh bốn phía ao có vườn cảnh, rừng, ao tắm, mọc đủ các loại hoa; cây cối xanh tươi, hoa quả dồi dào, vô số các loài chim cùng nhau ca hót, cũng giống như trước. Tượng vương Thiện trụ khi nghĩ muốn dạo chơi vào ao tắm thì liền nghĩ đến tám ngàn voi khác. Khi ấy tám ngàn voi lại tự nghĩ: “Tượng vương Thiện trụ đang nghĩ đến chúng ta, chúng ta nên đến chỗ tượng vương”. Bầy voi liền đi đến đứng trước tượng vương.

“Bấy giờ, tám ngàn voi theo tượng vương Thiện trụ đến ao Ma-đà-diên. Trong bầy voi ấy, có con cầm lọng che tượng vương, có con cầm quạt báu quạt tượng vương; trong đó có con tấu xướng kỹ nhạc đi trước mở đường. Tượng vương Thiện trụ vào ao tắm rửa, tấu xướng kỹ nhạc, cùng nhau vui chơi; có con rửa vòi cho tượng vương, có con rửa miệng, gội đầu; rửa ngà, rửa tai, rửa bụng, kỳ lưng, rửa đuôi, rửa chân; trong đó có con nhổ gốc hoa rửa sạch dâng voi ăn, có con lấy bốn loại hoa rải trên voi.

“Tượng vương Thiện trụ tắm rửa, ăn uống, cùng nhau vui chơi xong, liền lên bờ, đi đến đứng ở cây Thiện trụ. Tám ngàn con voi, sau đó, mới vào ao tắm rửa, ăn uống, cùng nhau vui chơi, xong rồi trở ra, đến chỗ tượng vương.

“Khi ấy, tượng vương cùng tám ngàn voi tùy tùng sau trước, đến chỗ thọ vương Thiện trụ; trong đó có con cầm lọng che tượng vương; có con cầm quạt quạt tượng vương; trong đó có con tấu xướng kỹ nhạc đi trước mở đường. Khi tượng vương Thiện trụ đến chỗ thọ vương rồi, ngồi nằm đi đứng tùy ý, tám ngàn voi khác ở dưới các cây, tự do ngồi nằm đi đứng tùy ý. Trong rừng cây ấy, có cây chu vi tám tầm, có cây chu vi chín tầm, cho đến mười tầm, mười lăm tầm, chỉ có thọ vương Ta-la của voi chúa Thiện trụ chu vi mười sáu tầm. Khi cành lá của tám ngàn cây Ta-la rơi rụng thì có luồng gió mát thổi bay xa ra ngoài khu rừng. Lại khi tám ngàn voi đại tiểu tiện thì các quỷ Dạ-xoa hốt bỏ ngoài rừng.”

Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Tượng vương Thiện trụ có đại thần lực, công đức như thế; tuy là loài súc sanh mà hưởng phước như vậy.”


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Theo Phật pháp, liệu có cuộc sống ngoài trái đất?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

Ngã Không đã viết:Theo phật pháp, liệu có sự sống ngoài trái đất và có người ngoài hành tinh hay không?
Tôi từng biết như thế này, một nhà khoa học đã từng nói:"Nếu không có sự sống ngoài trái đất thì không gian rộng lớn sẽ là sự lãng phí."
Ngày nay, con người đã tiến đến nền khoa học tiên tiến, nhận biết được không gian. Vậy, những người Phật tử như chúng ta có quan niệm như thế nào về vũ trụ và sự sống ngoài trái đất? Tôi biết có rất nhiều vị phật tử trong này được ăn học cao và có địa vị xã hội nên tôi mới bạo gan hỏi.
Mong giải đáp suy nghĩ của các bạn.
Đó gọi là mỗi cảnh giới.
Mỗi cảnh giới sẽ có đời sống vật chất và tinh thần khác nhau(còn tùy thuộc vào nghiệp lực của chúng sanh nơi đó).
Khi tìm hiểu mỗi cảnh giới. Ta sẽ thấy có những cảnh giới có đời sống cao hoặc thấp hơn. Bên cạnh đó, trong mỗi cảnh giới sẽ có vô vàn các loại sinh vật với những hình tướng khác nhau(cũng tùy thuộc theo nghiệp). Tóm lại, nghiệp chi phối hết. Khả năng về tâm linh của mỗi loài cũng sẽ khác nhau.Một số loài đã đạt đến trình độ tâm linh vượt bậc, khoa học công nghệ đạt đến đỉnh cao hoặc có những khả năng hơn hẳn người trái đất.Ngược lại, những nơi kém phước báo hơn thì cảnh giới nơi đó có những điều kiện vật chất khắc nghiệt hơn, như: khi hậu, đất đai,...khắc nghiệt. Sinh vật nơi đó thường có hình dạng xấu xí, tham lam, dễ sân hận, nóng nảy, tranh giành...


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Theo Phật pháp, liệu có cuộc sống ngoài trái đất?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Ngã Không đã viết:Theo phật pháp, liệu có sự sống ngoài trái đất và có người ngoài hành tinh hay không?
Tôi từng biết như thế này, một nhà khoa học đã từng nói:"Nếu không có sự sống ngoài trái đất thì không gian rộng lớn sẽ là sự lãng phí."
Ngày nay, con người đã tiến đến nền khoa học tiên tiến, nhận biết được không gian. Vậy, những người Phật tử như chúng ta có quan niệm như thế nào về vũ trụ và sự sống ngoài trái đất? Tôi biết có rất nhiều vị phật tử trong này được ăn học cao và có địa vị xã hội nên tôi mới bạo gan hỏi.
Mong giải đáp suy nghĩ của các bạn.
Thời, lành thay thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu
"Liệu có đời sống ngoài trái đất không?"
-Thưa, là CÓ
Nhưng....
Tôi nghe như vầy thưa thiện hữu, đời sống nội tâm, đời sống tinh thần, những thứ thuộc về Thọ, Tưởng, Hành, Thức là vô hình(xin gọi là thế giới tinh thần). Thế giới vật chất hữu hình thường có yếu tố tinh thần là vô hình. Ngoài thế giới vô hình trong đời sống vật chất hữu hình ra, người ta còn biết đến nhiều thế giới khác mà mắt thường không thể nhìn thấy được, đó là thế giới vô hình, phản vật chất, hay phi tưởng(tức không thể tưởng tượng nổi)
Tôi lại nghe như vậy thưa thiện hữu, trong thế giới phi vật chất, nhưng yếu tố thuộc về nội tâm thường là hữu hình

Như vậy, những yếu tố thuộc về mặt tinh thần trong thế giới vật chất thường là vô hình. Ngược lại, những yếu tố thuộc về mặt tinh thần trong thế giới phi vật chất là hữu hình. Chúng ta có 4 từ khóa:
"Vật chất", "phi vật chất", "hữu hình", "vô hình"
Cuộc sống ngoài trái đất, nếu mắt người có thể thấy chỉ là thế giới vật chất và hữu hình


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Theo Phật pháp, liệu có cuộc sống ngoài trái đất?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »



Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]13 khách