Kinh Bách Dụ

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 65. NĂM TRĂM CÁI BÁNH HOAN HỶ(1)
Thuở xưa, có người đàn bà dục tình quá mạnh, hoang dâm vô độ, ghét chồng mình, chị ta tìm mọi cách để hại chồng, nhưng chưa có cơ hội thuận tiện.

Thời may, gặp lúc vua sai người chồng đi sứ nước láng giềng. Chị ta tìm kế hại chồng bằng cách làm năm trăm cái bánh cho tẩm thuốc độc, nói dối với chồng:

- Nay anh đi sứ xa xôi, sự ăn uống thiếu thốn, em làm năm trăm cái bánh hoan hỷ này đẻ làm tư lương tiễn anh lên đường. Đén xứ người, khi nào đói, anh hãy lấy bánh ăn đỡ dạ.

Người chồng cảm kích lòng tốt của vợ, ngậm ngùi từ biệt lên đường.

Khi đến biên giới nước người, chưa kịp ăn bánh thì trời đã sẩm tối. Vì rừng vắng sợ thú dữ làm hại, anh leo lên cây nằm ngủ, bỏ quên năm trăm cái bánh hoan hỷ dưới gốc cây.

Vào giữa đêm, có năm trăm tên cướp trộm lấy năm trăm con ngựa và nhiều đồ quý báu của vua nước đó, đến nghỉ dưới gốc cây. Vì trốn chạy quá mệt, bọ họ đều đói khát. Bỗng thấy ở gốc cây có bánh hoan hỷ, mọi người liền chia nhau ăn. Do thuốc độc quá mạnh, cả năm trăm người đồng chết một lượt.

Đến sáng, anh ta thấy dưới gốc cây có bọn cướp nằm chết, bèn dùng dao đâm vào các tử thi ấy, rồi thu lấy của báu và lùa đàn ngựa đến kinh đô nước kia.

Bấy giờ, vua nước kia đang cho nhiều người nom dấu ngựa đuổi theo bọn cướp. Trên đường đi, anh gặp nhà vua. Vua hỏi:

- Anh là người nước nào? Bắt đàn ngựa này ở đâu?

Anh thưa:

- Tôi là người nước X, đi sứ sang nước ngài, giữa đường gặp bọn cướp, tôi đánh bại chúng. Cả bọn đều chết còn nằm ngổn ngang dưới gốc cây kia. Do đó, tôi mới có được của báu và đàn ngựa này đem dâng cho quốc vương. Nếu ngài không tin, xin cùng tôi đến gốc cây kia xem cho tường tận.

Vua lập tức phái người tâm phúc đến quan sát, quả thật như lời anh ta nói. Vua vui mừng, khen anh là người tài giỏ, xưa nay chưa từng có. Về đến kinh thành, vua ban thưởng cho anh vàng bạc, tước vị, dất đai rất trọng hậu.

Thấy thế, các cận thần của nhà vua sanh lòng ghen ghét, tâu vua rằng:

- Anh ta là người ngoại quốc, chưa đáng tin cậy. Sao bệ hạ đãi ngộ quá trọng hậu và phong tước cho y vượt hơn các cựu thần?

Nghe vậy, anh ta liền nói:

- Ai có sức mạnh, xin ra đồng trống cùng tôi tỷ thí để phân tài cao thấp?

Các cựu thần nghe thế đều im lặng, không ai dám lên tiếng.

Ít lâu sau, trong cánh rừng hoang của nước đó xuất hiện một con sư tử hung dữ hay chận đường bắt người ăn thịt. Lúc ấy các cựu thần bàn bạc với nhau rằng:

- Người ngoại quốc kia cho mình mạnh mẽ hơn người, không ai địch nổi. Vậy chúng ta nên tâu lên nhà vua, bảo anh ta đi giết con sư tử ấy, trừ hại cho dân lành.

Bàn bạc xong, các cựu thần liền taâu lên vua. Vua chấp thuận, bèn ban cho anh ta dao gậy và lệnh cho anh ta đi giết sư tử ấy.

Sau khi vâng thánh chỉ, anh cương quyết tìm đến chỗ sư tử ở. Sư tử thấy anh, liền gầm thét dữ dội, nhảy bổ đến trước mặt. Anh hoảng hốt vội vã trèo lên cây. Sư tử há miệng, ngẩng đầu nhìn lên, gầm rống ầm ỉ. Anh ở trên cây quá run sợ, con dao đang cầm trên tay thình lình rơi xuống ngay miệng sư tử. Sư tử bị thương, rống lên thất thanh, rồi ngã ra chết.

Bấy giờ, anh ta vui mừng hớn hở, đem xác sư tử về ra mắt vua, liền được ban thưởng gấp bội và được mọi người trong nước khen ngợi, kính phục.
  • Bánh hoan hỷ của vợ anh là dụ cho bố thí không thanh tịnh. Vua sai anh đi sứ là dụ cho thiện tri thức. Đến nước khác là dụ cho chư thiên. Giết bọn giặc là dụ cho chứng quả Tu đà hườn mạnh mẽ đoạn trừ năm dục và các phiền não. Gặp quốc vương nước kia là dụ cho gặp được hiền thánh. Các cựu thần đều sanh lòng đố kỵ là dụ cho các ngoại đạo trông thấy người trí tuệ đoạn phiền não và năm dục, liền phỉ báng nói không có điều ấy. Người đi sứ thách đấu, các cựu thần không ai dám đương đầu là dụ cho ngoại đạo không dám kháng cự. Giết sư tử là dụ cho đã phá phiền não lại còn hàng phục ác ma và được đạo quả vô trước. Bình thường sợ hãi là dụ cho dùng yếu chế phục mạnh.

    Lúc đầu, tuy bố thí với tâm không thanh tịnh, nhưng vì người bố thí gặp thiện tri thức, nên vẫn được phước báo tốt đẹp. Bố thí với tâm bất tịnh còn được như thế, huống nữa là dùng thiện tâm hoan hỷ bố thí. Thế nên, cần phải cố gắng tu bố thí phước điền.
(1) Bánh hoan hỷ: Tên một loại bánh.
  • 66. NÓI HAY LÀM DỞ
Thuở xưa, có một ông trưởng giả giàu có, cùng nhiều người lái buôn vào biển tìm của báu. Ông trưởng giả này giảng nói rất thông thạo về cách đi thuyền trên biển với mọi người rằng:

- Giả sử thuyền gặp nước xoáy, hoặc chỗ có đá ngầm, vị thuyền trưởng phải cầm lái cho vững, nhắm thẳng hướng tiến tới và tránh chỗ có đá ngầm.

Nghe vậy, mọi người đều tin tưởng ông.

Thuyền ra khơi chưa bao lâu, thuyền trưởng bỗng phát bệnh rồi chết.

Bấy giờ, ông trưởng giả được suy cử làm thuyền trưởng. Trong lúc thuyền lênh đênh trên mặt biển, thình lình gặp chỗ nước xoáy. Ông thuyền trưởng hô to:

- Phải cầm lái vững như thế, nhắm thẳng hướng như thế.

Nhưng thuyền vẫn xoay tròn, tròng trành rồi lật úp. Các lái buôn trên thuyền đều chết chìm, không ai đến được chỗ có của báu.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người ít tu tập pháp thiền như: Quán sổ tức, quán bất tịnh... tuy đọc làu làu văn tự, nhưng không hiểu nghĩa lý của thiền. Không nắm vững các phương pháp tu tập, lại tự cho mình là thông suốt, vọng trao pháp thiền, làm người điên đảo mê loạn, tu tập nhiều năm, nhưng không được kết quả gì. Như ông trưởng giả kia làm cho đoàn người lái buôn đều bị chết chìm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 67. VỢ CHỒNG ĐÁNH CUỘC ĐỂ ĂN BÁNH
Thuở xưa, hai vợ chồng nọ có ba cái bánh. Mỗi người ăn một cái, còn dư lại một cái. Họ đánh cuộc với nhau rằng:

- Nếu ai nói chuyện trước thì không được ăn cái bánh còn lại.

Vì muốn được ăn cái bánh còn dư, nên cả hai vợ chồng đều giữ im lặng.

Lát sau có kẻ trộm lẻn vào nhà vơ vét hết của cải, hai vợ chồng trố mắt nhìn chứ không dám mở lời vì sợ thua cuộc. Kẻ trộm thấy họ im lặng, liền đến ve vãn người vợ trước mặt người chồng. Người chồng vẫn trố mắt nhìn, không nói.

Người vợ liền la lớn lên có trộm, rồi trách chồng:

- Anh là người quá dại dột! Chỉ vì một cái bánh dư, mà nhìn kẻ trộm chọc ghẹo tôi, không mở miệng nói một lời,

Người chồng bèn vỗ tay, cười nói:

- Ha ha! Em đã mở miệng nói trước. Thế thì anh thắng cuộc và được ăn cái bánh dư này.

Mọi người nghe biết chuyện đều chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho kẻ phàm phu, vì một chút danh lợi mà dối bày sự thanh tịnh. Cho nên bị mọi thứ giặc dữ phiền não hư giả làm tổn hại, cướp mất pháp lành, đọa vào ba đường ác mà vẫn không sợ hãi. Tuy mong cầu đạo xuất thế nhưng họ lại đam mê, đùa giỡn với năm thứ dục lạc, gặp nhiều đau khổ vẫn không lấy làm lo lắng, giống như người chồng ngu kia vậy.

    68. THÙ GHÉT LẪN NHAU
Thuở xưa, có người vì giận ghét người khác nên trong lòng uất ức, buồn rầu khôn glusc nào nguôi.

Có người hỏi:

- Vì sao anh buồn bã, ốm o như thế?

Anh trả lời:

- Có người thường hay chê bai, nói xấu tôi. Tôi không biết làm sao trả thù cho được, nên tôi buồn khổ mãi.

Người kia nói:

- Anh chỉ cần đọc bài chú Tỳ Dà La là có thể hại được người ấy. Nhưng có điều rất nguy hiểm là sau khi trì chú thì chính mình bị hại trước, rồi người khác mới bị hại sau.

Anh ta nghe vậy rất vui mừng, nói:

- Xin ông làm ơn dạy tôi câu chú ấy. Tôi hại hắn được là mãn nguyện rồi, dù có bị chết trước vẫn vui lòng.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người đời muốn tìm chú Tỳ Dà La để làm hại người khác, nhưng người chưa bị hại mà mình đã bị hại trước. Cuối cùng phải đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, như người ngu kia không khác.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 69. BẮT CHƯỚC TỔ TIÊN ĂN NHANH
Thuở xưa, có người từ Bắc Thiên Trúc dời xuống định cư ở Nam Thiên Trúc. Ở đây lâu nên anh lấy vợ người miền Nam.

Mỗi lần vợ dọn cơm xong, anh ngồi ngày vào bàn, ăn uống rất nhanh, không ngại thức ăn còn đang nóng hổi.

Thấy thế, người vợ hỏi:

- Ở đây, đâu có ai dành với anh, cũng không có việc gì gấp, sao anh không ăn chậm rãi, mà lại vội vàng như thế?

Người chồng nói:

- Bí mật lắm, không nói được.

Nghe vậy, người vợ cho là có điều gì đặc biệt, nên năn nỉ hỏi mãi.

Giây lâu, người chồng đáp:

- Nhiều đời tổ tiên của anh đều ăn uống như vậy. Nên nay cũng bắt chước theo, không dám cãi.
  • Mẫu chuyện này dụ cho kẻ phàm phu không thông đạt chánh lý, không biết điều nào thiện, điều nào ác, làm những việc sai trái mà không hổ thẹn, như người ngu kia quen cách ăn nhanh của tổ tiên, chứ không biết gì.

    70. NẾM XOÀI
Thuở xưa, có ông trưởng giả sai người giúp việc mang tiền đến vườn người khác mua xoài. Ông dặn rằng:

- Con lựa trái nào ngọt hãy mua, bằng không thì thôi.

Người giúp việc mang tiền đến vườn xoài. Chủ vườn xoài nói:

- Xoài của tôi, trái nào cũng ngọt, không có trái nào chua. Anh hãy nếm thử thì biết.

Người mua xoài nói:

- Tôi phải nếm thử từng trái mới biết, chứ chỉ nếm một trái làm sao biết được hết.

Nói xong, anh liền nếm từng trái rồi mới mua.

Người giúp việc đem xoài về nhà, nhìn thấy trái xoài nào cũng bị nếm thử, ông trưởng giả không muốn ăn, sai người mang đổ bỏ hết.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người nghe nói trì giới, bố thí được quả vui giàu có, thân thường an ổn, không có các thứ tai họa, thì không tin, lại nói rằng:

    - Nếu bố thí được giàu có thì khi nào chính ta được giàu có, ta mới tin.

    Hiện thời ai cũng thấy có kẻ giàu sang, có người nghèo khổ. Đó đều do đời trước tạo nghiệp lành hay dữ khác nhau mà đời này thọ quả báo tốt hay xấu. Thế mà, họ không biết suy nghĩ để cầu quả, mãi hoài nghi không tin, đòi phải chính mình chứng nghiệm. Một mai họ chết đi, của cải đều mất như người nếm xoài kia, rốt cuộc tất cả xoài đều bỏ hết.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 71. VÌ HAI VỢ NÊN MÙ ĐÔI MẮT
Thuở xưa, có người đàn ông cưới hai người vợ. Nếu anh gần gũi chị này thì chị kia đùng đùng ghen tức, và ngược lại nên anh đành phải nằm ngửa giữa hai người vợ, không nghiêng qua bên nào.

Một hôm trời mưa dầm, mà nhà dột nát, bùn và nước mưa rơi xuống mắt nhưng anh vẫn nằm yên không dám tránh né, vì sợ hai chị vợ ghen tuông. Bùn và nước rơi mãi làm hai mắt anh bị mù.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người đời vì gần gũi bạn xấu, quen làm việc phi pháp, tạo nghiệp ác, nên phải sa đọa vào trong ba đường dữ, sanh tử luân hồi, bị mù đôi mắt trí huệ. Như anh chàng quê mùa kia vì có hai vợ nên mù cả đôi mắt.

    72. NGẬM CỚM BỊ RẠCH MIỆNG
Thuở xưa, có người đến thăm nhà cha vợ, thấy mọi người đang giã cớm, anh đến lén lấy một nắm cớm cho vào miệng ngậm. Người vợ đến sau, gặp chồng muốn nói chuyện cho vui, nhưng người chồng không hở môi vì miệng ngậm đầy cớm. Do thẹn với vợ, anh khong chịu phun ra, cứ nín thinh.

Người vợ lấy làm lạ, không biết vì sao chồng mình không nói được, liền lấy tay sờ lên má chồng. Thấy má chồng bị phồng lên, chị vào nhà thưa với cha rằng:

- Thưa cha, chồng con mới về đến nhà, bỗng dưng bị sưng miệng không nói được.

Cha chị liền cho mời thầy thuốc về chữa trị.

Thầy thuốc nói:

- Bệnh này rất nặng, phải dùng dao rạch miệng mới chữa được.

Bấy giờ, thầy thuốc cầm dao rạch miệng anh, cớm từ trong miệng tuôn ra ngoài.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người làm việc ác như phá tịnh giới rồi che dấu, không chịu tỏ bày sám hối, cho nên bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Như người ngu kia chỉ vì thẹn việc nhỏ, không chịu phun cớm ra để bị thầy thuốc rạch miệng, phơi bày sự thật.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 73. NÓI DỐI NGỰA ĐÃ CHẾT
Thuở xưa, có người cưỡi ngựa ô đi dánh giặc. Vì tánh nhút nhát, không dám chiến đấu, nên anh lấy máu bôi lên mặt, nằm giữa đống tử thi, giả chết. Con ngựa của anh bị người khác bắt mất. Quân trận tan rồi, anh muốn về nhà, bèn cắt đuôi một con ngựa trắng của người khác mang về. Thấy anh về, có người hỏi:

- Ngựa của anh đâu? Sao không cưỡi về?

Anh đáp:

- Ngựa của tôi đã chết, tôi chỉ mang đuôi nó về thôi.

Người láng giềng hỏi:

- Ngựa của anh là ngựa ô, đuôi của nó phải đen chứ. Sao lại biến thành đuôi trắng?

Anh lặng thinh không trả lời được, bị mọi người chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người hay ba hoa, nào là từ bi tu thiện, không ăn thịt, uống rượu. Nhưng họ lại không bỏ một điều ác nào, như giết hại chúng sanh, làm rắc rối người khác. Giống như anh chàng ngu kia, nói dối là ngựa đã chết.

    74. NGƯỜI XUẤT GIA THAM LỢI DƯỠNG
Thuở xưa, có vị quốc vương ban hành đạo luật: "Bất cứ người tu theo tôn giáo nào ở trong nước ta, đềuphải tắm rửa sạch sẽ, nếu không sẽ bị phạt đòn và làm mọi việc khổ nhọc".

Bấy giờ, những tu sĩ Bà la môn đi đâu cũng mang bồn tắm theo, để mọi người ngỡ rằng họ siêng năng tắm rửa. Họ làm thế để tránh sự phạt lao dịch của nhà vua, chứ thật ra họ không thường xuyên tắm rửa. Có ai đổ nước vào bồn, họ đem đi nơi khác đổ rồi thầm nghĩ: "Nhà vua ban hành đạo luật ấy là để nhà vua tự tắm rửa sạch sẽ, chúng ta không cần tắm rửa làm gì".
  • Mẫu chuyện này dụ cho người xuất gia cạo tóc nhuộm ý, nên ngoài hiện tướng trì giới mong cầu lợi dưỡng, tránh né mọi công việc, bên trong lại hủy phạm cấm giới. Không khác gì những người Bà la môn kia mang bồn tắm theo bên mình để lừa người khác.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 75. LẠC ĐÀ CHẾT, HŨ BỂ
Thuở xưa, có người để lúa trong hũ, lạc đà thò đầu vào hũ ăn lúa. Ăn xong, lạc đàn không rút đầu ra được, người ấy rất lo. Bấy giờ, có cụ già thấy thế bảo:

- Anh đừng lo, tôi có cách giúp anh làm cho lạc đà rút đầu ra được. Nhưng anh phải nghe theo lời tôi.

Ngườ ấy hỏi:

- Cụ có cách gì? Xin vui lòng chỉ giáo?

Cụ già nói:

- Anh chém đầu lạc đà thì tự nó rút đầu ra khỏi hũ.

Nghe xong, hắn liền lấy dao chém đầu lạc đà. Lạc đà dãy dụa, lăn ra chết, làm bể luôn cái hũ. Người ấy làm như thế, bị mọi người chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người tu, chỉ cầu ba thừa, lẽ ra phải giữ giới cấm, không làm các điều ác. Nhưng họ lại bị năm dục kéo lôi, phá hủy tịnh giới. Tịnh giới đã phá, họ lại bò luôn ba thừa, buôn glung tâm ý, không từ một điều ác nào. Do đó, ba thừa và tịnh giới đều mất. Như người quê mùa kia làm lạc đà chết, hũ cũng bể luôn.

    76. NÔNG PHU MƠ TƯỞNG CÔNG CHÚA
Thuở xưa, có anh nông phu dạo chơi nơi kinh thành, tình cờ gặp được công chúa xinh đẹp, thế gian ít ai sánh bằng.

Về nhà, ngày đêm anh mơ tưởng, không biết làm sao sánh duyên cùng công chúa cho thỏa lòng nhớ mong.

Do suốt ngày nghĩ nhớ, nên ít lâu sau trông anh bơ phờ, hốc hác, thân hình gầy gò, phát sinh bệnh nặng. Cha mẹ, anh em đến thăm, hỏi nguyên do.

Anh trả lời:

- Trước đây, tôi gặp công chúa, nàng thật là xinh đẹp. Tôi muốn sánh duyên cùng mà không biết làm sao, nên nhớ nhung, phiền muộn thành bệnh. Nếu không cưới được nàng, chắc tôi không sống nổi.

Cha mẹ, anh em đều an ủi anh:

- Cha mẹ nhất định sẽ giúp cho con được toại nguyện, chớ nên buồn bã làm chi.

Hôm sau mọi người đến thăm nói:

- Mọi việc mà chúng ta giúp con đều đã tốt đẹp. Nhưng hiện nay công chúa chưa quyết định.

Nghe xong, anh nông phu vui mừng hớn hở, cười nói một mình:

- Không chóng thì chầy, ta cũng cưới được công chúa.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người không nắm vững thời tiết xuân, hạ, thu, đông. Đang mùa đông mà họ gieo giống, mong được thu hoạch nhiều. Làm như thế, chẳng những hao phí hạt giống, lại còn tốn công vô ích.

    Người quê mùa tu tạo chút ít phước duyên cho là đủ, liền nói: "Đã chứng đắc đạo Bồ đề".

    Như anh nông phu kia mơ tưởng được sanh duyên cùng công chúa vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 77. VẮT SỮA LỪA
Thuở xưa, có những người ở vùng biên giới không biết con lừa như thế nào. Nhưng họ nghe người khác nói: "Sữa lừa rất ngon".

Bấy giờ, họ bắt được một con lừa đực. Mọi người tranh nhau vắt sữa. Có người vắt đầu lừa, có người vắt tai lừa, có người vắt đuôi lừa, có người vắt chân lừa, lại có người vắt nhằm dương vật của lừa. Ai nấy cũng đều muốn mình được uống sữa lừa trước. Cuối cùng cả bọn đều mệt lã, không vắt được một giọt sữa nào, còn bị người đời chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho kẻ ngoại đạo phàm phu vọng sanh tà kiến, tu tập một cách sai lầm như: Lõa hình, nhịn đói, tự gieo mình vào lửa... để mong đắc đạo. Nhưng kết quả, bị đọa vào đường dữ. Họ giống như bọn người quê mùa muốn tìm được sữa lừa kia vậy.

    78. HẸN CON ĐI SỚM
Thuở xưa, có người giữa đêm bảo con rằng:

- Sáng mai dậy sớm, cha con mình đến thôn kia mua một ít đồ cần dùng.

Người con nghe xong rồi ngủ. Hôm sau, anh ta dậy thật sớm, không hỏi ý cha, đi một mình đến thôn kia. Đến nơi anh không biết làm gì, chỉ lang thang qua lại mấy cửa hàng, thân thể mỏi mệt, bụng đói, miệng khát, nhưng không có tiền để mua đồ ăn, thức uống. Anh đành phải trở về lại nhà. Người cha vừa trông thấy con, liền quở:

- Mày là đồ ngu si, không biết chi. Sao không đợi tao cùng đi? Một mình tự ý đi không rồi về, chuốc lấy nhọc nhằn khổ cực, không được việc gì cả, còn bị mọi người chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người xuất gia cạo bỏ râu tóc, thân mặc ba y mà không tìm cầu minh sư, học hỏi giáo pháp, làm cho mất hết công đức đạo phẩm, các pháp thiền định, không đạt được diệu quả Sa môn; hình tướng giống Sa môn, chứ thật chẳng phải Sa môn. Như đứa con quê mùa kia, chỉ đi không về rồi, chuốc lấy sự nhọc nhằm mà chẳng dược gì!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 79. GÁNH GHẾ CHO VUA
Thuở xưa, có vị vua muốn vào vườn Vô Ưu vui chơi hưởng lạc, liền bảo quan hầu cận:

- Ngươi hãy mang một chiếc ghế vào vườn Vô Ưu để ta ngồi nghỉ.

Nghe vua nói thế, vị quan ấy lấy làm xấu hổ, không chịu mang ghế, bèn tâu với vua rằng:

- Thần không muốn mang, chỉ muốn vác mà thôi.

Nghe quan hầu cận nói thế, vua liền sai người đem ba mươi sáu cái ghế chất trên lưng vị quan ấy, bảo vác vào vườn.

Vị quan quê mùa này bị thế gian chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người ngu ở thế gian khi thấy sợi tóc của người nữ dưới đất, tự cho mình là người giữ tịnh giới không chịu lượm. Về sau người này bị phiền não làm mê hoặc, mang cả ba mươi sáu vật bất tịnh cho đến suốt đời mà không cho là hôi thối, nhơ bẩn, lại cũng không sanh lòng hổ thẹn. Như người quê mùa vác ghế kia vậy.

    80. RỬA RUỘT
Thuở xưa, có người bị đau ruột. Thầy thuốc nói:

- Bệnh này cần phải rửa ruột mới khỏi được.

Thầy thuốc chuẩn bị thuốc để súc ruột, rồi đi lấy dụng cụ. Lúc đó, người bệnh liền lấy thuốc ấy uống, bụng trướng to lên, đau không chịu nổi. Thầy thuốc trở lại thấy vậy, làm lạ hỏi:

- Tại sao lại như thế này?

Người bệnh đáp:

- Vừa rồi, tôi đã uống thuốc rửa ruột của thầy, bây giờ bụng tôi đau quá.

Nghe xong, thầy thuốc trách bệnh nhân:

- Anh thật ngây ngô quá, không biết chi cả.

Trách xong, thầy thuốc lấy thuốc khác súc ruột cho anh ta, anh ta mới khỏi bệnh.

Người quê dốt như thế bị người đời chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người muốn tu các phép thiền quán, có người hợp với quán bất tịnh lại tu quasn sổ tức; có người hợp với quán sổ tức lại quán lục giới, thứ lớp đảo lộn, không có căn bản, chỉ nhọc thân vì không chịu thưa hỏi thầy hay để nhờ chỉ dạy. Như người ngu kia tự uống thuốc mà không hỏi bác sĩ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 81. BỊ GẤU CẮN
Thuở xưa, có hai cha con nọ cùng đi đường với một người bạn. Người con đi vào rừng bị gấu vồ cắn, bị thương đầy mình. Anh kinh sợ vội vàng chạy ra khỏi rừng, đến bên người bạn. Người cha trông thấy con mình thân đầy thương tích, lấy làm lạ hỏi:

- Sao con bị thương như thế?

Người con thưa với cha:

- Có con vật lông lá bù xù làm hại con.

Nghe xong, người cha mang cung tên xông vào rừng, gặp vị tiên raautosc dài, định giương cung bắn.

Có người thấy thế can rằng:

- Người tu hành này đâu có hại con ông. Ông nên đi bắn con thú hại con ông.
  • Mẫu chuyện này dụ cho những người ngu, sau khi bị kẻ xấu đội lốt tu hành làm hại, rồi quơ đũa cả nắm mà hại nhầm các bậc tu hành đức độ. Giống như người con bị gấu gây thương tích, người cha định báo thù oan uổng với tiên nhân.

    82. SẠ LÚA
Thuở xưa, Thuở xưa, có người quê mùa ra đồng dạo chơi, thấy lúa xanh tươi mơn mởn, bèn hỏi chủ ruộng:

- Anh làm cách nào mà ruộng lúa tươi tốt như thế?

Người chủ ruộng đáp:

- Cày xới đất cho xốp, sửa ban cho bằng phẳng, bón phân, giữ nước, lúa sẽ tốt.

Nghe xong, anh ta về dọn đất đúng như người chủ ruộng kia hướng dẫn. Nhưng đến lúc sạ lúa, anh nghĩ: "Nếu ta lội xuống ruộng gieo giống, chân sẽ dẫm đạp làm dẽ đất, lúa không tốt được. Vậy ta nên ngồi trên giường, nhờ người khiêng xuống ruộng để chân khỏi đạp dẽ đất.

Nghĩ xong, anh liền ngồi trên giường, mướn bốn người khiêng xuống ruộng để sạ lúa.

Anh sợ hai chân mình đi dẽ đất mà bây giờ có đến tám chân, lại càng làm cho dẽ đất hơn.
  • Mẫu chuyện này dụ cho Mẫu chuyện này dụ cho người đã tu ruộng giới, mầm pháp lành sắp nẩy sanh, lẽ ra phải thưa hỏi với thầy, nhờ thầy chỉ dạy để làm pháp lành phát sanh. Trái lại, họ trái phạm giới khác, làm các việc ác, khiến cho mầm giới rụi mất. Như người quê mùa kia sợ hai chân mình đạp dẽ đất mà lại tăng thêm tám chân đi vào ruộng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 83. KHỈ BỊ ĐÁNH
Thuở xưa, có con khỉ bị người lớn đánh, không biết làm sao chống trả, nó đâm ra oán thù trẻ con.
  • Mẫu chuyện này dụ cho kẻ mà trước kia đã kết oán với người. Sau người ấy qua đời thì lại trút oán lên đầu con của họ một cách giận dữ hơn, ác độc hơn. Giống như con khỉ ngu kia bị người lớn đánh, lại giận trẻ con.

    84. NGÀY NGUYỆT THỰC ĐÁNH CHÓ
Thuở xưa, vua A Tu La thấy mặt trời, mặt trăng trong sáng bèn lấy tay che lại, mọi người cho đó là nguyệt thực. Có người quê mùa, mỗi khi thấy nguyệt thực, bắt chó ra đánh, vì cho là nó đã nuốt chửng mặt trăng.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người bị tham, sân, si làm đau khổ mà không biết, lại cho là bởi cái thân. Do đó, họ tự hành hạ thân mình như nằm gai, phơi nắng, dùng lửa đốt quanh thân. Như người quê mùa kia thấy nguyệt thực, lại đánh chó.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 85. NGƯỜI PHỤ NỮ SỢ ĐAU MẮT
Thuở xưa, có co gái dau mắt rất nặng. Một người phụ nữ quén với nàng, hỏi:

- Mắt chị bị đau phải không?

Cô gái đáp:

- Mắt tôi bị đau.

Người phụ nữ ấy nói:

- Có mắt nhất định có đau, tuy chưa bị đau, nhưng tôi cũng muốn móc tròng mắt bỏ đi, để sau này khỏi bị đau.

Lúc ấy, có người nghe ậy, can rằng:

- Đôi mắt là vật quý nhất của con người. Sau này có bị đau hay không chưa biết được, nhưng nếu bấy giờ móc bỏ đôi mắt đi thì chị sẽ khổ suốt đời.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người nghe nói giàu sang là cội gốc suy bại, rồi lo sợ không dám bố thí. Vì bố thí sẽ được quả báo giàu sang thì e sau này lại phải chịu suy bại, nghèo nàn, khổ não.

    Bấy giờ, có người khuyên rằng:

    - Nếu đem của ra bố thí, sau này khổ hay vui chưa ngã ngũ. Nhưng nếu không bố thí, sau này ắt kém phước, bị nghèo nàn khổ sở hơn nhiều.

    Cũng như người phụ nữ kia, vì sợ sau này đau mắt mà muốn móc bỏ đôi mắt vậy.


    86. CẤT DẤU BÔNG TAI CỦA CON
Thuở xưa, có hai cha con nọ có việc cùng đi sang nơi khác. Trên đường đi thình lình bị giặc cướp chận đường, định giật đồ. Tháy thế, người cha sợ giật mất bông tai của con, bèn nhanh tay gỡ cất. Nhưng đôi bông quá chặt, không gỡ ra được, ông liền lấy dao chặt đàu con mình để dấu đôi bông tai vàng.

Chốc lát, giặc cướp bò đi, người cha lấy đầu con ráp lại. Nhưng than ôi! Đầu đã lìa khỏi cổ, làm sao ráp lại được.

Người ngu như thế bị người đời chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người thiếu trí huệ, vì chút danh lợi bày các thứ hí luận. Như nói: Có đời này và đời sau, không có đời này và đời sau, có thân trung ấm, không có thân trung ấm, có tâm số pháp, không có tâm số pháp, không có các thứ vọng tưởng, thì không thể đạt được pháp bảo. Khi người khác dùng luận đúng như pháp phá hí luận của họ, họ lại nói:

    - Trong luận của tôi không có nói như thế.

    Người ngu ấy vì chút danh lợi mà cố nói dối, làm mất đạo quả Sa môn, sau khi chết bị đọa vào ba đường ác. Như người cha ngu si kia, vì chút danh lợi mà chặt đầu con.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 87. BỌN CƯỚP CHIA CỦA
Thuở xưa, có một bọn người cùng nhau đi trộm cướp được rất nhiều của cải. Họ căn cứ theo cấp bậc mà phân chia. Có chiếc áo vải ở vườn Nai không đẹp lắm, họ lấy chia cho người kém nhất trong bọn. Người ấy nhận chiếc áo này rất buồn, liền la lớn:

- Phần ta sao ít quá vậy!

Sau đó, anh ta mang áo vào thành bán. Có người nhà giàu mua chiếc áo ấy với giá rất cao. Anh được số tiền gấp bội bạn bè, vui mừng không sao ta xiết.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người tuy không biết rằng bố thí có phước báo hay không, nhưng vẫn thử bố thí chút ít. Sau khi chết, họ được sanh lên cõi trời, hưởng vô lượng niềm vui, lại hối hận trước kia không chịu bố thí nhiều. Như người kia khi bán áo vải được giá cao, mới sanh tâm vui mừng.

    88. KHỈ CẦM NẮM ĐẬU
Thuở xưa, có một con khỉ đang cầm nắm đậu, bỗng đánh rơi một hạt xuống đất. Nó buông cả nắm đậu trong tay, lo tìm hạt đậu bị rớt, nhưng tìm không được. Nó chạy lại chỗ buông nắm đậu, thì đậu đã bị gà, vịt ăn hết rồi.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người xuất gia vừa mới phạm một giới, không chịu sám hối. Vì không sám hối nên buông lung không giữ trọn các giới còn lại. Như con khỉ kia, chỉ mất một hạt đâu mà bỏ cả nắm đậu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách