Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ qua tri kiến phi kiến của Phật Giáo

Trước khi đức Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện đản sinh nơi đời uế trược đã có nhiều tôn giáo hay thần giáo và cả triết học ở khắp mọi miền Ấn Độ và thế giới. Nhưng không có một tôn giáo nào có thể chỉ rõ được nguồn góc của sinh tử và con đường để chấm dứt sinh tử. Bởi tất cả tôn giáo và triết học từ xưa đến nay đều dùng vọng thức và hướng ra ngoài mà tìm cầu giải thoát. Trong khi đó nguồn góc của sinh tử chẳng phải ở bên ngoài mà chính là hiện hữu ở bên trong tâm mình. Nói cách khác, vọng thức chính là nguồn góc của sinh tử.

Chính vọng thức che lấp tâm tánh nên bị mê mờ, gọi là Vô Minh. Như trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn”, nghĩa là tri kiến mà qua lăng kính của vọng thức thì tức cái thấy biết sai lầm, chính thấy biết sai lầm đó là góc của vô minh. Vì vậy cũng nói rằng Vô Minh là góc của sinh tử. Trong Thập Nhị Nhân Duyên thì vô minh đứng đầu làm giền mối và then chốt cho vòng sinh tử của chúng sinh. Lại trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng nói sở dĩ chúng sinh lưu chuyển sinh tử là bởi vì không biết mình có chân tâm thường trụ bản tánh tịnh minh, cứ hướng ra ngoài vơ lấy vọng thân, vọng tâm, vọng cảnh là mình, làm mình.

Vậy thì muốn thoát sinh tử phải nhổ góc vô minh, tức là cất hết sở niệm thuộc vọng thức che mờ tâm tánh, vì thế mà Phật Thích Ca thị hiện nơi đời để chỉ cho chúng ta con đường tỉnh giác. Vì vậy mà mới có hai chữ "Đạo Phật". Đạo là đường, Phật là Giác. Vậy đạo Phật là con đường Giác ngộ. Chính chỗ "Giác" nầy nó là sự khác biệt giữa đạo Phật và tất cả tôn giáo trên thế giới. Chỉ có đạo Phật mới chỉ cho ta con đường giác ngộ, khi giác rồi thì không còn vô minh, vô minh đã tận thì sinh tử cũng tận. Không có một tôn giáo nào có thể giúp ta vượt thoát sinh tử, bởi vì không có một tôn giáo nào có thể chỉ cho ta con đường giác ngộ, hết vô minh ngoài Phật Giáo. Thế cho nên đối với những ai muốn tìm sự liễu thoát khổ đau của sinh tử, muốn tìm con đường giác ngộ thì phải tìm về đạo Phật, phải Quy Y Tam Bảo.

Quy Y nghĩa là trở về nương tựa. Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Tại sao phải trở về nương tựa? Bởi vì chúng ta từ vô thủy đến nay theo vọng thức hướng bên ngoài mà chạy, đánh mất chân tâm bổn tánh giác nơi mình. Thế cho nên bước đầu tiên Phật dạy cho những ai muốn Giác Tỉnh, muốn đi trên con đường Giác Ngộ thì phải dừng chân lại, đừng theo vọng tâm mà chạy ra bên ngoài nữa, ngược lại còn phải xoay trở về với Tâm Tánh Phật nơi mình, vì thế gọi là Quy Y Phật (trở về nương nựa Phật Tánh nơi mình). Kỳ thật nếu có thể xoay trở về với Tánh Giác nơi mình thì không những là quy y Phật bảo, mà còn cả quy y Pháp và quy y Tăng bảo nữa. Bởi Phật Pháp Tăng là Bất Nhị. Tự Tánh là Giác Bảo. Tự Tánh là Pháp Bảo. Tự Tánh là Tăng Bảo. Một Tánh Giác tròn đầy Tam Bảo, không thêm cũng không bớt, không tăng cũng không giảm, không sạch cũng không dơ.

Nay đã biết nguồn góc của sinh tử là vô minh vọng thức và đã biết con đường liễu thoát sinh tử là quy y Phật, Pháp, Tăng, thì cứ thế mà làm. Quy Y Phật Pháp Tăng không có nghĩa là cúng kiến, bái lạy, cầu xin bởi Phật Giáo không phải là Tôn Giáo (Tôn thờ thần linh). Phật giáo là con đường giác tỉnh, xóa tan mây mù vô minh vọng thức, trở về với Tâm Tánh Bồ Đề nơi chính mình. Một khi xóa tan mây mù vọng thức thì bản tánh tròn sáng tự chiếu soi. Tới lúc đó thì như kinh nói “Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn”, nghĩa là cái thấy biết phản ảnh trung trực của tâm tánh Bồ Đề với thực tại muôn đời, với thực tại muôn nơi, không qua vọng thức lầm chấp nữa. Muốn được thế thì chỉ còn một cách là thực hành quán chiếu Bát Nhã bởi đạo Phật là con đường đạo học chứ không phải là triết học. Không thể giác ngộ giải thoát bằng sự tìm tòi của vọng thức, mà chính là phải thực hành việc cất hết sở niệm của vọng thức mới đánh tan được mây mù mà giác ngộ giải thoát.

Thánh Tri kính viết
Thu 2014


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nguồn Gốc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vô minh và giác ngộ đều không có "tự tánh".

Thánh Trí nhận định: "Nguồn gốc của sanh tử là vô minh", vậy "nguồn gốc của giác ngộ là gì?" :D tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hết mê thì giác thôi.

Căn bản sinh tử chính là vọng tâm phan duyên theo cảnh trần mà đọa lạc.

Căn bản bồ đề chính là chân tâm vốn sáng tỏ bị các duyên che khuất, mình đánh mất. Dù hằng ngày sống với bản tâm mà chẳng tự biết, chiệu khổ sanh tử.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Thánh_Tri đã viết:Hết mê thì giác thôi.

Căn bản sinh tử chính là vọng tâm phan duyên theo cảnh trần mà đọa lạc.

Căn bản bồ đề chính là chân tâm vốn sáng tỏ bị các duyên che khuất, mình đánh mất. Dù hằng ngày sống với bản tâm mà chẳng tự biết, chiệu khổ sanh tử.
Kính đh TT! theo tôi thì câu: "bị các duyên che khuất" nên viết là: " Không che mà Tự Khuất" thì có thể gần đúng hơn!
Thí dụ:
Khi Mắt ta bị hút vào ": một cái gì đó" rất mãnh liệt ! thì dù có người quen đứng trước mặt chúng ta cũng không nhận ra! Cái này tạm gọi là: Không che mà Tự Khuất!"
Kính chúc chư đh Thân Tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Theo như đạo hữu nói thì mắt không bị che thôi, chứ còn thức tâm bên trong đã che mờ tự tánh giác rồi. Con mắt không phải bị thu hút vào cái gì, mà là trong tâm đã ưa thích bị luôi cuốn bởi cảnh trần bên ngoài đó, mới khiến con mắt châm châm nhìn, sanh vọng thức, khởi phân biệt. Như nhìn châm châm cô gái đẹp. Đó chính là bị vọng thức che mờ rồi.

Kinh Lăng Nghiêm nói, con mắt chỉ là duyên cho cái thấy chứ không phải là cái thấy. Mắt chỉ có tác dụng hiển hiện sắc tướng, sự thấy là tâm, chẳng phải mắt.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Thánh_Tri đã viết:Theo như đạo hữu nói thì mắt không bị che thôi, chứ còn thức tâm bên trong đã che mờ tự tánh giác rồi. Con mắt không phải bị thu hút vào cái gì, mà là trong tâm đã ưa thích bị luôi cuốn bởi cảnh trần bên ngoài đó, mới khiến con mắt châm châm nhìn, sanh vọng thức, khởi phân biệt. Như nhìn châm châm cô gái đẹp. Đó chính là bị vọng thức che mờ rồi.

Kinh Lăng Nghiêm nói, con mắt chỉ là duyên cho cái thấy chứ không phải là cái thấy. Mắt chỉ có tác dụng hiển hiện sắc tướng, sự thấy là tâm, chẳng phải mắt.
Kính đh!
1_Thấy đh thường khuyên Người Tu theo Tham Công Án hay Thoại đầu! Nay lại thấy đh lại giảng giải Sinh Tử và Giác Ngộ! Vậy những điều đh Giảng trên là Từ Tự Tánh nói ra hay là từ Vọng!? Hay còn còn từ đâu nữa vậy!?

2_Nay tặng đh 4 câu kệ của Sư Pháp Hải , Sau Khi được Lục Tổ Khai thị.

Tức Tâm nguyên thị Phật
Bất Ngộ nhi tự khuất
Ngã tri định, Tuệ nhân
Song Tu ly chư vật.

việt dịch của Doàn trung Còn.

Tức tâm nguyên là Phật
Chẳng ngộ mà tự khuất
Hiểu ra nhờ định tuệ
Song tu lìa muôn vật.

3_ Còn về Thật Nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm, chính Đại Sư Hám Sơn sau khi Kiến Tánh mới thấy được Thật nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm! đh nhớ cẩn trọng!!
4_ Trong Kinh Lăng Nghiêm _ Ngài A Nan có 7 lần hỏi Phật về Tâm! và Như lai cũng 7 lần trả lời cho Ngài A Nan.
Theo tri kiến của tôi : Thì nội dung của thời Pháp này Đức Phật chỉ rõ cho Ngài A Nan Biết là:
Các hành thì Vô Thường
Các Pháp thời Vô Ngã !.
chứ làm gì có Duyên là con mắt, và thấy làm "Tâm"!!!
Một chút thành ý cùng đh, chúc đh tinh tấn trong Pháp " Tham thoại đầu"
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

sotam26 đã viết: 2_Nay tặng đh 4 câu kệ của Sư Pháp Hải , Sau Khi được Lục Tổ Khai thị.

Tức Tâm nguyên thị Phật
Bất Ngộ nhi tự khuất
Ngã tri định, Tuệ nhân
Song Tu ly chư vật.

việt dịch của Doàn trung Còn.

Tức tâm nguyên là Phật
Chẳng ngộ mà tự khuất
Hiểu ra nhờ định tuệ
Song tu lìa muôn vật.

3_ Còn về Thật Nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm, chính Đại Sư Hám Sơn sau khi Kiến Tánh mới thấy được Thật nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm! đh nhớ cẩn trọng!!
4_ Trong Kinh Lăng Nghiêm _ Ngài A Nan có 7 lần hỏi Phật về Tâm! và Như lai cũng 7 lần trả lời cho Ngài A Nan.
Theo tri kiến của tôi : Thì nội dung của thời Pháp này Đức Phật chỉ rõ cho Ngài A Nan Biết là:
Các hành thì Vô Thường
Các Pháp thời Vô Ngã !.
chứ làm gì có Duyên là con mắt, và thấy làm "Tâm"!!!
Một chút thành ý cùng đh, chúc đh tinh tấn trong Pháp " Tham thoại đầu"
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Sotam26 đ/h kinh,

Làm gì mà chỉn chu quá, làm Bác T.T sợ hải, Bác T.T là vô địch biện tài chưa từng nhận lỗi hay thấy lỗi. Nhìn xem có chữ nào ''Thanks'' của Bác T.T ...? Hề hề, xin đừng giận, thấy sao nói vậy thôi.
Tức tâm nguyên là Phật
Chẳng ngộ mà tự khuất
Hiểu ra nhờ định tuệ
Song tu lìa muôn vật.
Bài kệ này, chú Hỉ con đây không hiểu hết, xin mời đ/h Sotam26 chia sẻ. Hoặc gửi đường links lời giải bài kệ này, cảm ơn kinhle kinhle kinhle tangbong cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính đh Chú Hỉ!
Bài kệ trên là ở trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Phẩm Cơ Duyên , do Đoàn trung Còn dịch, tôi chép từ sách ra, nên không biết trên net có hay không!? Xin sám hối cùng đh khi viết thiếu nguồn gốc (của Phần trích "Kinh, luận,Ngữ lục")
Chúc đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"sotam26"]1_Thấy đh thường khuyên Người Tu theo Tham Công Án hay Thoại đầu! Nay lại thấy đh lại giảng giải Sinh Tử và Giác Ngộ! Vậy những điều đh Giảng trên là Từ Tự Tánh nói ra hay là từ Vọng!? Hay còn còn từ đâu nữa vậy!?
Tôi chỉ nhân có người hỏi xin chia sẽ vài lời, không biết nói gì vì phật pháp mênh mong nên viết đại tóm lược toát yếu thôi, rồi sẵn đó chia sẽ người diễn đàn.

Những gì học hành hiểu thì toát yếu ra thôi. Dĩ nhiên đó cũng là từ tâm vọng như bao người ở đây. Nhưng cũng là từ sự học hành hiểu mà viết ra, chứ không phải viết càng bừa.

Không nói thì không ai biết đường mà mò tới. Cho nên viết cũng chỉ là phương tiện hướng dẫn thôi. Đâu gì sai trái.

2_Nay tặng đh 4 câu kệ của Sư Pháp Hải , Sau Khi được Lục Tổ Khai thị.
Do mê mới bị đánh mất. Không nên chấp ngôn từ mà đánh mất ý chính.
3_ Còn về Thật Nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm, chính Đại Sư Hám Sơn sau khi Kiến Tánh mới thấy được Thật nghĩa của Kinh Lăng Nghiêm! đh nhớ cẩn trọng!!
Tuy toàn thể Kinh Điển Đại Thừa cần phải minh tâm kiến tánh mới hiểu đúng thật nghĩa, song, cũng có chỗ không cần phải kiến tánh mới hiểu, bởi đối với người trên đường tu, đi được tới đâu thì cũng sẽ hiểu được tới đó, sẽ cảm nhân được lời phật dạy là đúng và mình đi đúng đường. Cho nên kinh không những là kim chỉ nam cho mình đi mà còn là bản đồ, và là vật để mình tự xét lại mình, ấn chứng lấy mình. Hơn nữa người tu tối thượng thừa thì đi trước người tu theo giáo môn một bước rộng xa. Cho nên những gì giáo môn dạy, người tu giáo môn cần tu lâu chứng mới hiểu, nhưng người tham tổ sư thiền thì đang tu mà cũng hiểu được chút phần rồi.

Song cũng cần biết rằng dù Kinh Lăng Nghiêm là tột của giáo môn như cũng không phải là Tối Thượng Thừa.

Bởi tối thượng thừa thiền thì không trải qua xa ma tha, tam ma bát đề, và thiền na mà Kinh Lăng Nghiêm đề cập. Tối thượng thừa thiền hay tổ sư thiền dùng cái không biết của nghi tình để xóa tất cả cái biết của ý thức, nhờ dẹp vọng thức mà chân tâm tự chiếu soi, mới minh tâm kiến tánh được.

Vì kinh lăng nghiêm vẫn thuộc giáo môn còn hơi quanh co một chút. Chứ tổ sư thiền thì thẳng tắc hơn.
4_ Trong Kinh Lăng Nghiêm _ Ngài A Nan có 7 lần hỏi Phật về Tâm! và Như lai cũng 7 lần trả lời cho Ngài A Nan.
Theo tri kiến của tôi : Thì nội dung của thời Pháp này Đức Phật chỉ rõ cho Ngài A Nan Biết là:
Các hành thì Vô Thường
Các Pháp thời Vô Ngã !.
chứ làm gì có Duyên là con mắt, và thấy làm "Tâm"!!!
Một chút thành ý cùng đh, chúc đh tinh tấn trong Pháp " Tham thoại đầ
Nội dung kinh lăng nghiêm là phật chỉ rõ vì sao mình luân hồi sinh tử, chính bởi không biết mình có chân tâm thường trụ thể tánh tịnh minh, điên đảo nhận vọng thân, vọng tâm, vọng cảnh làm mình là mình.

Nội dung kinh lăng nghiêm là chỉ ra chỗ sai lầm của mình nhận vọng làm chân nên chịu luân hồi, và đồng thời chỉ cho mình con đường để thoát mê lầm trở về chân tâm tự tánh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Nguồn Gốc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

battinh đã viết:Vô minh và giác ngộ đều không có "tự tánh".

Thánh Trí nhận định: "Nguồn gốc của sanh tử là vô minh", vậy "nguồn gốc của giác ngộ là gì?" :D tangbong
Theo ý dh battinh
Thế nào là Vô minh ?
Thế nào là Giác ngộ ?
Tự tánh là gì ?


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

hoasenmaimai đã viết:
battinh đã viết:Vô minh và giác ngộ đều không có "tự tánh".

Thánh Trí nhận định: "Nguồn gốc của sanh tử là vô minh", vậy "nguồn gốc của giác ngộ là gì?" :D tangbong
Theo ý dh battinh
Thế nào là Vô minh ?
Thế nào là Giác ngộ ?
Tự tánh là gì ?
Ba câu hỏi của đạo hữu, trong diễn đàn này đã nói nhiều rồi, nay lập lại vắn tắt chẳng nói dông dài.

Ví dụ cho dễ hiểu:

Tấm gương:
  • - Tự tánh: hằng chiếu sáng (con mắt thấy nên nói là chiếu sáng, chứ cái tự tánh không có hình dạng, không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả...)
    - Vô minh: bị bụi bặm che mờ.
    - Giác ngộ: lạu sạch bụi thì gương sáng.
Chỉ có vậy thôi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Nguồn Góc của Sinh Tử và Giác Ngộ

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

còn Tâm phân biệt thì còn sinh từ
ko còn Tâm phân biệt thì giác ngộ
Luân hồi và Niết Bàn vốn Không
Vì Tâm phân biệt ,si ám mà ra như vậy


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]6 khách