PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
haizen
Bài viết: 27
Ngày: 05/08/10 20:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Hải phòng

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi haizen »

Gần đây có một số bài viết phàn nàn người Tây phương và người trí thức không tin các kinh sách của Tịnh độ tông là do Phật Thích Ca thuyết. Bản thân tôi nhận thấy người Tây phương và người trí thức không tin vào Tịnh độ tông là có lý của nó vì những luận cứ như sau:

1) Trong kinh điển Nam tông không hề nói đến pháp môn niệm Phật A Di Đà với cõi Tây phương cực lạc. Tuy nhiên trong kinh điển Nam tông vẫn có pháp môn Niệm Phật (không phải niệm danh hiệu Phật) có bản chất rất khác với Tịnh độ tông. Ở đây không phải nhờ tha lực bên ngoài mà là nhờ chính công phu tu tập của hành giả. Niệm Phật đúng nghĩa không phải là niệm cái tên của Phật, mà phải là tưởng niệm ân đức và công hạnh của Chư Phật (mà trước hết là Bổn sư Thích Ca Mâu Ni) một cách miên mật với lòng thiết tha tôn kính, và phải hiện thực hóa lòng tôn kính đó bằng cách thực hành lời Phật dạy. Lời mà mười phương ba đời Chư Phật đều dạy là những gì? Nếu lời Phật dạy chỉ là câu niệm danh hiệu Phật thì quả là chẳng có gì trí tuệ, chẳng làm con người ta tốt lên, chẳng thuyết phục được người Tây phương là Đạo Phật có bản chất khác với những tôn giáo thần khải khác. Lời Phật dạy mà nhân loại tiến bộ phải khâm phục kính ngưỡng đó chính là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, là Luật Nhân Quả công bằng đòi hỏi con người phải bỏ ác tạo phước rất nhiều mới được hưởng quả lành, là pháp môn Thiền Tứ Niệm Xứ giúp tự thanh tịnh tâm ý, diệt trừ bản ngã ích kỷ, giải thoát khỏi tam giới, đạt tới bốn quả vị Thánh và Niết Bàn tịch tịnh. Đáng tiếc là những tinh hoa đó lại bị xem nhẹ, thậm chí lờ tịt ở những kinh sách của Tịnh độ tông. Tịnh độ tông thực chất là một tôn giáo thần quyền mới được khoác vỏ Đạo Phật. Đạo Phật nếu phát triển theo hướng Tịnh độ tông thì chẳng mấy chốc những tinh hoa đó sẽ bị quên lãng, sẽ bị tàn mạt một cách nhanh nhất mà khỏi cần thế lực bên ngoài phá hoại.

2) Tịnh độ tông có những đường hướng phi nhân quả, dựa phần lớn vào thần quyền. Một người bất kể còn đầy ác nghiệp thế nào, đạo đức còn bê bối ra sao nhưng nếu biết tin niệm danh hiệu Phật A Di Đà (hoặc được người khác hộ niệm) đều được vãng sinh hết. Điều này dễ gây ra một hệ quả là tâm lý dựa dẫm, con người ta chẳng cần bỏ ác tạo phước làm chi cho mệt, chỉ cần biết niệm danh hiệu Phật là khỏi phải lo, xã hội khi đó sẽ ngày càng suy đồi! Phi lý nhất là hễ đã được vãng sinh rồi thì người đó lập tức trở thành trong sạch như một vị Thánh (để đảm bảo đặc tính thuần vui, thuần thiện của cõi Cực lạc). Đó chắc chắn phải là một phép lạ của cõi Cực lạc do thần thông của Phật A Di Đà tạo nên. Nhưng, nếu được như vậy thì tại sao Ngài không từ bi cứu khổ bằng cách dùng thần thông hốt hết chúng sinh cang cường lên cõi Cực lạc là xong, đâu còn phải để Phật Thích Ca thốt lên rằng:

“Tự mình điều ác làm
Tự mình làm nhiễm ô
Tự mình ác không làm
Tự mình làm thanh tịnh
Tịnh không tịnh tự mình,
Không ai thanh tịnh ai.” (Kinh Pháp Cú)

Đó hẳn là một kỳ tích mà chẳng có Phật nào làm nổi ngoại trừ Phật A Di Đà của Tịnh độ tông và …Thánh A-la của Hồi giáo mà thôi. (Hồi giáo cũng cho rằng: Thần lực của Thánh A-la là điều mà trí tuệ con người không thể suy lường, nên con người dù lỗi lầm, thậm chí có khủng bố giết người, nhưng nếu có đức tin và cầu nguyện thì vẫn được Ngài tiếp độ lên Thiên đàng, vĩnh viễn hưởng lạc! )

3) Theo như kinh sách của Tịnh độ tông thì A Di Đà là một vị Phật có phương pháp cứu khổ khá dễ dàng, đặc biệt thù thắng, thích hợp cho mọi loại căn cơ. Phương pháp đó trước Ngài chưa có vị Phật nào nghĩ ra, Phật Thích Ca cũng còn phải nhờ Ngài cứu độ chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp cơ mà! Dù rằng bản thân Phật A Di Đà đắc đạo không nhờ đến pháp môn thù thắng đó (vì câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” chỉ có hiệu lực khi Ngài đã thành Phật), nhưng kể từ khi Ngài thành Phật thì mọi giáo pháp của Chư Phật quá khứ đều dường như trở nên lỗi thời, hiệu quả thì bấp bênh, mất quá nhiều thời gian tu hành vất vả, đã đến lúc xếp xó được rồi. Bây giờ tất cả chỉ cần gói gọn trong “lục tự Di Đà” và tụng kinh Vô Lượng Thọ là xong hết. Đạo Phật giờ đây có thể được đổi tên thành Đạo Tịnh độ với đấng giáo chủ tối cao là Phật A Di Đà được rồi đấy!

Đến đây, chúng ta đã rõ bản chất và thâm ý của của Tịnh độ tông là gì rồi. Tuy nhiên, lời nói thẳng sẽ gây mất lòng, nhất là Tịnh độ tông đã phát triển tràn lan ở khu vực Đông Á với niềm tin rằng đó là pháp môn do Bổn sư Thích Ca Mâu Ni gửi gắm. Chúng ta nên chuyển hóa dần dần Tịnh độ tông theo hướng Niệm Phật đúng với Chánh pháp đã được nêu ở phần 1 trên. Thiết tưởng, đó chính là cách mà người con Phật có thể làm để giữ gìn Pháp bảo của Đấng Từ Phụ, giúp xã hội ngày một tốt đẹp một cách thực tế và giúp chúng sinh đi đúng theo con đường tiến tới giác ngộ giải thoát.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

haizen đã viết:Gần đây có một số bài viết phàn nàn người Tây phương và người trí thức không tin các kinh sách của Tịnh độ tông là do Phật Thích Ca thuyết. Bản thân tôi nhận thấy người Tây phương và người trí thức không tin vào Tịnh độ tông là có lý của nó vì những luận cứ như sau:

1) Trong kinh điển Nam tông không hề nói đến pháp môn niệm Phật A Di Đà với cõi Tây phương cực lạc. Tuy nhiên trong kinh điển Nam tông vẫn có pháp môn Niệm Phật (không phải niệm danh hiệu Phật) có bản chất rất khác với Tịnh độ tông. Ở đây không phải nhờ tha lực bên ngoài mà là nhờ chính công phu tu tập của hành giả. Niệm Phật đúng nghĩa không phải là niệm cái tên của Phật, mà phải là tưởng niệm ân đức và công hạnh của Chư Phật (mà trước hết là Bổn sư Thích Ca Mâu Ni) một cách miên mật với lòng thiết tha tôn kính, và phải hiện thực hóa lòng tôn kính đó bằng cách thực hành lời Phật dạy. Lời mà mười phương ba đời Chư Phật đều dạy là những gì? Nếu lời Phật dạy chỉ là câu niệm danh hiệu Phật thì quả là chẳng có gì trí tuệ, chẳng làm con người ta tốt lên, chẳng thuyết phục được người Tây phương là Đạo Phật có bản chất khác với những tôn giáo thần khải khác. Lời Phật dạy mà nhân loại tiến bộ phải khâm phục kính ngưỡng đó chính là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, là Luật Nhân Quả công bằng đòi hỏi con người phải bỏ ác tạo phước rất nhiều mới được hưởng quả lành, là pháp môn Thiền Tứ Niệm Xứ giúp tự thanh tịnh tâm ý, diệt trừ bản ngã ích kỷ, giải thoát khỏi tam giới, đạt tới bốn quả vị Thánh và Niết Bàn tịch tịnh. Đáng tiếc là những tinh hoa đó lại bị xem nhẹ, thậm chí lờ tịt ở những kinh sách của Tịnh độ tông. Tịnh độ tông thực chất là một tôn giáo thần quyền mới được khoác vỏ Đạo Phật. Đạo Phật nếu phát triển theo hướng Tịnh độ tông thì chẳng mấy chốc những tinh hoa đó sẽ bị quên lãng, sẽ bị tàn mạt một cách nhanh nhất mà khỏi cần thế lực bên ngoài phá hoại.

2) Tịnh độ tông có những đường hướng phi nhân quả, dựa phần lớn vào thần quyền. Một người bất kể còn đầy ác nghiệp thế nào, đạo đức còn bê bối ra sao nhưng nếu biết tin niệm danh hiệu Phật A Di Đà (hoặc được người khác hộ niệm) đều được vãng sinh hết. Điều này dễ gây ra một hệ quả là tâm lý dựa dẫm, con người ta chẳng cần bỏ ác tạo phước làm chi cho mệt, chỉ cần biết niệm danh hiệu Phật là khỏi phải lo, xã hội khi đó sẽ ngày càng suy đồi! Phi lý nhất là hễ đã được vãng sinh rồi thì người đó lập tức trở thành trong sạch như một vị Thánh (để đảm bảo đặc tính thuần vui, thuần thiện của cõi Cực lạc). Đó chắc chắn phải là một phép lạ của cõi Cực lạc do thần thông của Phật A Di Đà tạo nên. Nhưng, nếu được như vậy thì tại sao Ngài không từ bi cứu khổ bằng cách dùng thần thông hốt hết chúng sinh cang cường lên cõi Cực lạc là xong, đâu còn phải để Phật Thích Ca thốt lên rằng:

“Tự mình điều ác làm
Tự mình làm nhiễm ô
Tự mình ác không làm
Tự mình làm thanh tịnh
Tịnh không tịnh tự mình,
Không ai thanh tịnh ai.” (Kinh Pháp Cú)

Đó hẳn là một kỳ tích mà chẳng có Phật nào làm nổi ngoại trừ Phật A Di Đà của Tịnh độ tông và …Thánh A-la của Hồi giáo mà thôi. (Hồi giáo cũng cho rằng: Thần lực của Thánh A-la là điều mà trí tuệ con người không thể suy lường, nên con người dù lỗi lầm, thậm chí có khủng bố giết người, nhưng nếu có đức tin và cầu nguyện thì vẫn được Ngài tiếp độ lên Thiên đàng, vĩnh viễn hưởng lạc! )

3) Theo như kinh sách của Tịnh độ tông thì A Di Đà là một vị Phật có phương pháp cứu khổ khá dễ dàng, đặc biệt thù thắng, thích hợp cho mọi loại căn cơ. Phương pháp đó trước Ngài chưa có vị Phật nào nghĩ ra, Phật Thích Ca cũng còn phải nhờ Ngài cứu độ chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp cơ mà! Dù rằng bản thân Phật A Di Đà đắc đạo không nhờ đến pháp môn thù thắng đó (vì câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” chỉ có hiệu lực khi Ngài đã thành Phật), nhưng kể từ khi Ngài thành Phật thì mọi giáo pháp của Chư Phật quá khứ đều dường như trở nên lỗi thời, hiệu quả thì bấp bênh, mất quá nhiều thời gian tu hành vất vả, đã đến lúc xếp xó được rồi. Bây giờ tất cả chỉ cần gói gọn trong “lục tự Di Đà” và tụng kinh Vô Lượng Thọ là xong hết. Đạo Phật giờ đây có thể được đổi tên thành Đạo Tịnh độ với đấng giáo chủ tối cao là Phật A Di Đà được rồi đấy!

Đến đây, chúng ta đã rõ bản chất và thâm ý của của Tịnh độ tông là gì rồi. Tuy nhiên, lời nói thẳng sẽ gây mất lòng, nhất là Tịnh độ tông đã phát triển tràn lan ở khu vực Đông Á với niềm tin rằng đó là pháp môn do Bổn sư Thích Ca Mâu Ni gửi gắm. Chúng ta nên chuyển hóa dần dần Tịnh độ tông theo hướng Niệm Phật đúng với Chánh pháp đã được nêu ở phần 1 trên. Thiết tưởng, đó chính là cách mà người con Phật có thể làm để giữ gìn Pháp bảo của Đấng Từ Phụ, giúp xã hội ngày một tốt đẹp một cách thực tế và giúp chúng sinh đi đúng theo con đường tiến tới giác ngộ giải thoát.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bạn đúng là "con ếch nằm đáy giếng" lâu rồi (gia nhập ngày: 06-08-2010), chỉ thấy bầu trời qua cái giếng nhỏ hẹp (Kinh Nguyên Thủy) và tin mù quáng qua các bài viết vô căn cứ (không trích dẫn nguồn link) ngoại trừ những điều trên chính do bạn viết, tóm lược ý kiến của người khác để làm luận cứ "bài xích" pháp môn Tịnh Độ là thần quyền v.v...

Tội của bạn không nhỏ đâu, để cho luật nhân quả xử bạn. Bây giờ và không lâu đâu, bác Bình sẽ vào chất vấn và sẽ có biện pháp đối với bạn, chờ đấy. Và tôi cũng vì tội nghiệp cho bạn nên, lấy cuốn sách "Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ", chép lại đoạn đầu nói về xuất xứ Pháp môn Tịnh Độ do đức Phật nói theo lời thưa thỉnh của bà hoàng hậu Vi Đề Hy. Bà này bị ông vua A Xà Thế bắt giam vào lãnh cung vì mang tội tiếp tế thức ăn cho vua Bình Sa Vương cũng bị vua A Xà Thế giam vào ngục để chiếm đoạt ngôi báu...

Bạn đọc kỹ nhé và nếu còn lương tâm (không muốn tranh hơn thua về pháp môn của mình tu), thì nên sám hối là vừa, nếu không sẽ bị đọa địa ngục vì tội phỉ báng lời đức Phật nói trong kinh về pháp môn Tịnh Độ hay cho là Phật ngụy tạo kinh này v.v...

Đoạn Sớ Văn ở dưới tôi trích trong cuốn "Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ" của Thiện Đạo Hòa Thượng tập ký. Hòa thượng Thiền Tâm dịch kinh văn, Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch Sớ văn, từ trang 2 đến trang 11.


-------------------------------


II. BẢY MÔN BIỆN BIỆT

Trong bộ Quán Kinh Sớ này, trước tiên chia làm bảy môn liệu giản, sau đó sẽ giải thích nghĩa lý.
  • 1. Nêu rõ tựa đề;
    2. Giải thích đề kinh;
    3. Y vào kinh văn giải nghĩa và biện minh tông chỉ không đồng, giáo pháp Đại Tiểu;
    4. Nêu rõ sự sai biệt giữa những người giảng pháp;
    5. Biện minh sự khác biệt của hai môn định thiện và tán thiện;
    6. Dung hòa sự mâu thuẫn giữa kinh và luận, nêu rõ vấn đáp, giải thích nghi vấn;
    7. Biện biệt về sự thu hoạch lợi ích của bà Vi Đề Hy sau khi nghe đức Phật thuyết pháp.

    1. NÊU RÕ TỰA ĐỀ
Thiết nghĩ: Chân như rộng lớn, năm Thừa không rõ ngằn mé; pháp tánh cao sâu, mười Thánh khó cùng biên tế. Nói về thể và lượng, thì lượng tánh của chân như, không vượt ngoài tâm của chúng sanh. Pháp tánh tuy vô biên, nhưng biên thể vốn xưa nay bất động. Trong pháp giới thanh tịnh, phàm thánh đều bình đẳng. Hai loại chân như(1), bao hàm tất cả chúng sanh. Hằng sa công đức, thể tánh và công dụng đều trong sáng, thế nhưng, do vì phiền não sâu nặng, cho nên tịnh thể không thể chiếu rọi. Bởi thế, đức Đại Bi thị hiện ở Ấn Độ, vội xông vào nhà lửa, rưới Cam lộ cứu mê muội quần sanh, thắp đuốc tuệ soi đêm dài sanh tử. Ngài đầy đủ ba loại bố thí, dùng pháp tứ nhiếp thu phục tất cả chúng sanh, chỉ rõ nguyên nhân của sự khổ, giúp cho tất cả vĩnh viễn chứng nhập quả vị an lạc.

Ngài không ngại chúng sanh mê muội, căn tánh khác biệt. Tuy không có người căn tánh thượng thừa, Ngài cũng đem năm Thừa ra giáo hóa. Đem mây Đại Từ phủ trùm ba cõi, dùng mưa Đại Bi rưới khắp quần sanh. Làm lợi ích cho tất cả, kể cả những người chưa được thấy nghe Chánh Pháp. Hạt giống Chánh Giác nhờ đó sanh sôi, mầm non Bồ Đề nhân đây nảy nở. Y vào tâm mà tu thắng hạnh, có hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn, tùy căn cơ mà có pháp đốn (mau chứng đắc) và pháp tiệm (từ từ chứng đắc). Tất cả tùy theo nhân duyên đều được giải thoát. Thế nhưng, chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, những người căn cơ hạn hẹp khó hiểu thấu được. Tuy có thể dùng nhiều pháp môn làm lợi ích chúng sanh, thế nhưng những kẻ phàm phu nghiệp nặng không thể nào học hết được. Hiện nay, nhân vì bà Vi Đề Hy thỉnh Phật: "Con nay mong được vãng sanh cõi nước An Lạc. Xin nguyện dạy con tư duy, dạy con chánh thọ". Đức Giáo Chủ Ta Bà, nhân sự thỉnh cầu đó, đã rộng bày yếu môn của pháp Tịnh Độ, và đức A Di Đà cũng nhờ nhân duyên này, mới hiển lộ được những hoằng nguyện kỳ đặc của mình.

"Yếu môn" của pháp tu trong Quán Kinh, tức là hai môn "định thiện" và "tán thiện". Định, tức là ngừng nghỉ vọng niệm, làm tâm an định; tán, là bỏ ác làm thiện. Đem hai hạnh này hồi hướng cầu vãng sanh.

"Hoằng nguyện", nghĩa là như Vô Lượng Thọ Kinh nói: "Tất cả phàm phu thiện ác đều được vãng sanh, không ai là không nương vào đại nguyện của đức A Di Đà làm tăng thượng duyên".

Lại nữa, mật ý của Phật rộng lớn sâu xa, giáo lý khó dò, cho nên ngay các bậc Tam Hiền, Thập Thánh cũng chưa hoàn toàn thấu hiểu, huống chi chúng ta là những kẻ ngoại phàm, phước tuệ mỏng ít mà có thể hiểu rõ thâm ý của Phật hay sao?

Ngưỡng nguyện đức Phật Thích Ca đưa đường chỉ lối, đức A Di Đà tiếp dẫn vãng sanh. Chỉ cần chúng ta siêng năng trọn cả cuộc đời, y giáo phụng hành, một khi xả bỏ thân ở cõi này, ắt sẽ chứng được pháp tánh thường lạc ở cõi kia.

GHI CHÚ:

(1) Hai loại chân như: Tức là thể và lượng.
  • 2. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH
Kinh đề: Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Quán Kinh.

Phật (Buddha) là âm Ấn Độ, tiếng Hán dịch là Giác (giác ngộ). Đạt đến "tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn" thì gọi là Phật.

Nói "tự giác" để phân biệt với phàm phu. Đây là do Thanh văn chỉ biết tự lợi, thiếu tâm đại bi, không nghĩ việc lợi ích chúng sanh.

Nói "giác tha" để phân biệt với Nhị thừa. Đây là do Bồ tát có trí tuệ nên có thể tự lợi, có đại bi nên có thể lợi tha. Thường có thể vận dụng từ bi trí tuệ, không chấp vào một bên.

Nói "giác hạnh viên mãn" để phân biệt với Bồ tát. Đây là do trí tuệ, công hạnh của Phật đã đến chỗ rốt ráo cùng cực, siêu vượt giai vị Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát, nên gọi là Phật.

Nói "thuyết", nghĩa là dùng âm thanh để giải bày. Lại nữa, đức Như Lai tùy theo căn cơ mà nói pháp môn không đồng, hoặc nói đốn giáo, hoặc nói tiệm giáo. Hoặc là sáu căn của Phật đều nói pháp, hoặc là các tướng (32 tướng), các hảo (80 hảo) của Phật đều nói pháp.Tùy theo duyên với chúng sanh mà Ngài hiện thân nói pháp cho họ, làm cho tất cả đều được lợi ích.

Nói "Vô Lượng Thọ", đây là âm Hán, còn nói: "Nam mô A Di Đà Phật", đây là âm Ấn Độ (Phạn). Hơn nữa, "Nam" tức là quy (quy y), "Mô" là mạng, "A" là Vô, "Di" là Lượng, "Đà" là Thọ, còn "Phật" là Giác, hợp lại đọc là "Quy Mạng Vô Lượng Thọ Giác". Đây là so sánh hai âm Phạn, Hán mà suy ra như vậy. Hiện nay, "Vô Lượng Thọ" là pháp, còn "Giác" là nhân (người), "nhân, pháp" đều được nêu lên, cho nên gọi là "A Di Đà Phật". Lại nữa, "nhân, pháp" là cảnh sở quán (đối tượng), có hai phần: một là y báo, hai là chánh báo.

Y báo có ba phần:
  • (1) Sự trang nghiêm dưới mặt đất, tức là quang minh của tất cả bảo tràng chiếu rọi nhau,

    (2) Sự trang nghiêm trên mặt đất, tức là tất cả bảo địa (đất báu), ao, rừng cây, lầu báu (bảo lầu), cung điện báu, v.v...

    (3) Sự trang nghiêm trong hư không, tức là tất cả biến hóa cung điện báu, lưới báu, mây báu, chim báu, gió, ánh sáng chuyển động phát ra âm nhạc, v.v... Tuy có ba phần khác biệt, tất cả đều là biến tướng của công đức thù thắng của cõi Tịnh độ A Di Đà. Đây là tổng kết sự trang nghiêm của y báo.
Trong phần "Y báo", từ pháp quán "Mặt trời lặn" đến pháp quán "Hoa tòa", là nói rõ tổng quát về y báo. Trong phần này, có thông (chung) có biệt (riêng). Biệt, tức là pháp quán "Hoa tòa" là một y báo riêng biệt, chỉ dành cho đức A Di Đà, còn sáu pháp quán đầu là thông (chung), tức là chung cho tất cả phàm phu. Chỉ cần được vãng sanh là có thể cùng chung hưởng dụng. Trong sáu pháp quán này, lại có chân (thật) có giả. Giả, tức là pháp quán "Mặt trời lặn", quán "Nước", quán "Băng", v.v... Còn chân (thật) y báo, tức là từ pháp quán "Mặt đất bằng lưu ly", cho đến "Lầu báu". Gọi là "chân", vì do công đức vô lậu chân thật của cõi nước Cực Lạc mà thấy được cảnh tướng như vậy.

Phần "Chánh báo" cũng chia làm hai phần:
  • (1) "Chủ trang nghiêm", tức là Phật A Di Đà,

    (2) "Thánh chúng trang nghiêm", tức là chư thánh chúng cõi Cực Lạc, cùng với tất cả chúng sanh ở mười phương đang và sẽ sanh về cõi ấy. Trong phần Chánh báo lại cũng phân làm hai phần "thông" và "biệt".
* Biệt (chánh báo), tức là đức Phật A Di Đà. Trong đây lại có chân và giả.

- "Giả chánh báo", tức là pháp quán "Tượng đức A Di Đà" thứ tám. Quán "Tượng đức Quán Âm" và "Tượng đức Đại Thế Chí" cũng vậy. Đây là vì chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, tâm thức ô nhiễm, đức Bổn Sư e rằng họ không thể quán tưởng được tướng chân thật của đức A Di Đà làm cho hiển hiện, bởi vậy, Ngài mới bảo họ dùng tượng Phật A Di Đà để an trụ tâm, quán tưởng tượng Phật giống như thân thật của Ngài, cho nên mới gọi là "giả chánh báo".

- "Chân chánh báo", tức là pháp quán "Chân thân" thứ chín. Đây là do tu pháp quán thứ tám (giả chánh báo), từ từ làm cho vọng tưởng ngừng bặt, khai mở tâm nhãn, nhìn được cảnh trang nghiêm của y báo và chánh báo của cõi Cực Lạc. Dùng phương pháp này để trừ hoặc chướng, cho nên thấy được cảnh tướng chân thật của Cực Lạc.

* Thông (chánh báo), tức là các pháp quán phần dưới (Quán Âm, Thế Chí, v.v...).

Phần trên nói về thông biệt, chân giả, là nói rõ chánh thức về hai phần y báo và chánh báo.

"Quán", tức là quán chiếu. Thường dùng lòng tin thắp sáng trí tuệ, soi chiếu y báo chánh báo của cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.

"Kinh", kinh có thể duy trì giáo pháp, sự lý tương ưng, tùy theo căn cơ mà tu "định thiện", "tán thiện", không làm phân tán nghĩa lý, có thể làm cho hành giả nương vào nhân duyên học giáo tu hành, thừa nguyện vãng sanh, chứng được vô vi pháp lạc. Sanh về cõi ấy rồi, không còn sợ hãi gì nữa. Tiếp tục tu tập lâu dài, cho đến khi chứng được quả Phật, chứng được Pháp thân thường trụ, rộng lớn như hư không. Có thể đem đến sự lợi ích như vậy, nên gọi là Kinh.
  • 3. BIỆN BIỆT TÔNG CHỈ, GIÁO PHÁP ĐẠI, TIỂU[/b]

    (1) Tông chỉ không đồng. Như Kinh Duy Ma lấy "Giải thoát bất tư nghì" làm tông, Kinh Đại Phẩm Bát Nhã lấy "Không tuệ" làm tông, hiện nay, quyển Quán Kinh này lấy "Quán Phật Tam Muội" làm tông, cũng lấy "Niệm Phật Tam Muội" làm tông, đồng thời lấy "Nhất Tâm Hồi Hướng Nguyện Vãng Sanh Tịnh Độ" làm thể.

    (2) Giáo pháp Đại thừa, Tiểu thừa. Hỏi: Trong hai tạng Đại thừa, Tiểu thừa, kinh này thuộc về tạng nào? Trong hai giáo pháp, kinh này được thâu vào giáo pháp nào? Đáp: Quyển Quán Kinh này thuộc về Đại thừa Bồ tát tạng, và thuộc vào pháp "đốn giáo".

    4. NÊU LÊN SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI GIẢNG PHÁP.
Người giảng pháp, trong các kinh, được chia làm năm loại:
  • (1) Phật.
    (2) Đệ tử Phật.
    (3) Trời hoặc tiên.
    (4) Quỷ thần.
    (5) Biến hóa nhân.
Hiện nay, quyển kinh này là do chính đức Phật nói. Hỏi: Phật giảng kinh này ở đâu? Giảng cho ai nghe? Đáp: Phật tại vương cung (của vua Tần Bà Sa La), giảng cho hoàng hậu Vi Đề Hy nghe.
  • 5. BIỆN BIỆT HAI MÔN ĐỊNH THIỆN, TÁN THIỆN
Có sáu phần:
  • (1) Người khải thỉnh là bà Vi Đề Hy.
    (2) Người được thỉnh là đức Phật.
    (3) Người giảng pháp cũng là đức Phật.
    (4) Pháp được giảng là hai môn định thiện, tán thiện, cùng mười sáu pháp quán.
    (5) Người chủ động là đức Như Lai.
    (6) Người được lợi ích là bà Vi Đề Hy và đại chúng.
Hỏi: Hai môn định thiện, tán thiện là do ai thỉnh?

Đáp: Môn định thiện là do bà Vi Đề Hy thỉnh, còn môn tán thiện là do đức Phật tự nói.

Hỏi: Không biết tên "định thiện", "tán thiện" xuất phát từ đoạn văn nào? Hiện nay, giáo lý chân thật này, hàng chúng sanh (căn cơ) nào được thọ trì?

Đáp: Có hai nghĩa.
  • a. Những người báng pháp, hoặc không có lòng tin, hoặc sanh vào bát nạn, hoặc sanh vào loài phi nhân đều không thể thọ trì kinh này. Những loại chúng này giống như củi mục, gạch đá, không còn hy vọng nảy sanh, tăng trưởng, những loại như vậy không thể nào tín thọ, hoặc giáo hóa họ. Trừ những hạng này ra, những người một lòng tin ưa, cầu nguyện vãng sanh, hoặc hành trì trọn đời, hoặc chỉ niệm mười niệm, nhờ nguyện lực của Phật, đều được vãng sanh.

    b. Xuất phát từ đoạn văn nào? Có hai phần thông và biệt.
* Phần "thông", có ba nghĩa khác nhau:
  • (a) Từ "Vi Đề Hy bạch Phật: Cúi xin đức Thế Tôn vì con giảng giải rộng về những cõi không còn lo buồn khổ lụy", đây là nêu ý thỉnh cầu một cách tổng quát.

    (b) Từ "Nguyện đấng Đại Từ soi sáng huệ nhật, chỉ dạy cho con pháp quán để sanh về chỗ nghiệp lành thanh tịnh", tức là Vi Đề Hy thỉnh cầu đức Phật dạy pháp tu.

    (c) Từ "Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn từ nơi tướng bạch hào ...", tức là đức Phật đáp ứng lời thỉnh cầu của bà Vi Đề Hy.
* Phần "biệt", cũng có hai nghĩa:
  • (a) Từ "Bà Vi Đề Hy quán sát kỹ các Phật quốc rồi thưa rằng", tức là bà Vi Đề Hy tự mình chọn lựa cõi Phật.

    (b) Từ "Cúi xin đức Thế Tôn dạy con pháp tư duy ...", tức là bà Vi Đề Hy thỉnh cầu đức Phật chỉ dạy pháp tu để vãng sanh.
Phần kế là giải đáp ý nghĩa về hai môn định thiện và tán thiện

Hỏi: Thế nào gọi là định thiện? Thế nào gọi là tán thiện?

Đáp: Từ pháp quán thứ nhất (quán Mặt trời) đến pháp quán thứ mười ba (quán xen Phật và Bồ tát) gọi là định thiện, còn phần ba phước, chín phẩm gọi là tán thiện.

Hỏi: Hai pháp định thiện, tán thiện có gì khác biệt, xuất từ đoạn văn nào?

Đáp:
  • (1) Xuất từ đoạn văn nào: Đoạn "Dạy con pháp tư duy và chánh thọ" chính là đoạn văn muốn đề cập đến.

    (2) Sự khác biệt: Có hai nghĩa:

    a. Tư duy: đây là tiền phương tiện của sự tu quán. Tư duy về tổng tướng và biệt tướng của y báo và chánh báo của cõi Cực Lạc.

    b. Chánh thọ: Như trong kinh, phần quán tưởng Đất có nói: "Nếu được tam muội, hành giả sẽ thấy rõ ràng cảnh tướng của đất cõi kia, không thể kể xiết". Đây là phù hợp với câu trên "dạy con pháp tư duy và chánh thọ".
Lại nữa, sự giải thích ở đây, không giống sự giải thích của các nhà sớ giải khác. Các vị ấy đem câu "tư duy” liên kết với "ba phước, chín phẩm", và cho là tán thiện. Lại đem câu "chánh thọ" liên kết với mười sáu pháp quán, và cho là định thiện. Nếu giải thích như vậy, không hoàn toàn hợp lý. Vì sao? Như Hoa Nghiêm Kinh nói: "Tư duy, chánh thọ, chỉ là hai tên khác nhau của tam muội". Đoạn văn này tương tự với đoạn văn trong phần quán tưởng Đất. Như vậy, đâu có thể dùng chữ "tư duy" để chỉ cho tán thiện.

Hơn nữa, lúc đầu, Vi Đề Hy thỉnh Phật chỉ nói: "Dạy cho con pháp quán để sanh về chỗ nghiệp lành thanh tịnh". Kế đến, bà lại thỉnh Phật: "Dạy cho con pháp tư duy và chánh thọ". Tuy thỉnh Phật hai lần, nhưng đều là định thiện. Còn phần tán thiện, không thấy thưa thỉnh, chỉ là do đức Phật tự nói ra. Kế đến, phần Tán thiện nói: "Cũng làm cho tất cả phàm phu trong đời vị lai...", tức là đoạn văn đức Phật nói về tán thiện.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bạn Haizen không biết gì về Tịnh độ thì đừng nên nói lời phủ nhận, phỉ báng Tịnh độ.
Bằng chứng về Tịnh độ bạn có thể xem ở threat :
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 642#p85642


Trong nội qui của diễn đàn có một điều lệ là "Không được phỉ báng tông phái khác".
Bạn đã vi phạm điều đó.
Rất tiếc phải khóa nick bạn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thảo dân
Bài viết: 8
Ngày: 15/12/13 18:29
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thái Bình

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi thảo dân »

Về vấn đề thuyết phục bạn bè quốc tế tin Đạo Phật không phải là thần quyền, không có bản chất na ná giống như các tôn giáo thần khải khác, tôi có đọc được một ý kiến phản hồi của một bạn Phật tử như sau: (tham khảo link: http://www.phattuvietnam.net/nghiencuu/ ... C3%AC.html)

"...Hồng Ánh 24/07/2009 05:26:37
Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của tác giả bài viết và của lan phuong. Trong công việc, tôi tiếp xúc với nhiều người nước ngoài và có điều kiện kết bạn với vài người, tôi luôn tranh thủ giới thiệu Phật giáo với người nước ngoài mỗi khi có dịp do quá ngưỡng mộ tôn giáo của mình.

Tôi tu niệm Phật và đọc rất nhiều sách về pháp môn Tịnh Độ, trong đó ca ngợi rằng pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thù thắng (hoặc siêu thắng) xuyên suốt ba tông: Thiền, Giáo, Luật. Pháp môn Tịnh độ là con đường tu tắt, con đường ngắn nhất để đi đến giải thoát vì bạn tu thiền thì khi chết có thể sinh về cõi trời, hết phước thì đọa xuống lại, có khi phải đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh… Còn tu Tịnh độ thì khi chết bạn sẽ sanh về cõi Phật (thậm chí còn được đới nghiệp vãng sanh), tu cho đến khi thành Bồ tát bất thối chuyển, rồi xuống cứu độ chúng sanh, cứu độ chúng sanh xong thì thành Phật…Đối với tôi lúc đó, chẳng có pháp môn nào hay hơn pháp môn niệm Phật.

Do suy nghĩ như vậy nên khi giới thiệu đạo Phật cho người nước ngoài cũng như giới thiệu cho họ pháp môn tu tập, tôi luôn chọn pháp môn niệm Phật. Cách đây khoảng hai năm, tôi đã bị hố to khi tôi trao đổi và giới thiệu Phật giáo với một người bạn là người Anh sống ở Úc. Alex Hughes là một người theo Thiên chúa giáo, theo tôi đoán thì anh ta là người tương đối ngoan đạo vì anh ta biết rất nhiều về tín ngưỡng mà anh ta theo.

Sau khi nghe tôi giới thiệu cách niệm Phật xong anh ta nói với tôi rằng những cái mà tôi chỉ cho anh ta chẳng có gì đặc biệt cả, rất nhiều tín đồ Thiên chúa giáo lần chuỗi hạt và niệm chúa (như phật tử niệm Phật), mục đích của họ là nhắm đến một thiên đàng sau khi chết cũng giống như phật tử nhắm đến cõi Cực lạc sau khi chết vậy. Do tôi tỏ ý không tin nên anh ta đã lấy một số tài liệu của Thiên chúa giáo từ internet đưa cho tôi xem để chứng minh.

Khi nói đến vấn đề giải thoát của đạo Phật, anh ta tỏ ý nghi ngờ nói rằng tại sao hai cách tu tập cũng giống nhau, mà đạo Thiên chúa thì bị cho là không giải thoát trong khi đạo Phật lại tự cho mình là đưa đến giải thoát? Anh ta kết luận rằng, đạo nào cũng nói quá để tự quảng bá cho đạo của mình, thiên đường của Thiên chúa giáo và cõi Cực lạc của Phật giáo đều như nhau thôi, nếu tu tập cùng một kỹ thuật giống nhau như vậy mà phật tử được giải thoát thì tín đồ của Thiên chúa giáo cũng được giải thoát.

Tôi bực lắm nhưng không cãi được vì những lý lẽ anh ta đưa ra tôi không bác bỏ được. Tuy nhiên, cũng nhờ lần xảy ra sự cố đó nên tôi bắt đầu lên internet và đánh từ khóa “Buddhist meditation” để tìm hiểu về thiền của Phật giáo và từ đó hiểu rằng thiền của Phật giáo chính là thiền quán, riêng thiền định thì hầu như tôn giáo nào cũng dựa trên kỹ thuật tu tập này để lắng tâm và hiệp thông với “Chúa, Thượng đế” của họ.

Tôi phải kể lễ dông dài như vậy để chứng tỏ cho các bạn thấy rằng đúng như bạn lan phuong nói, thiền quán là bản sắc của Phật giáo. Nếu không có thiền quán, Phật giáo sẽ trở thành một tôn giáo giống như tôn giáo khác (về mặt tu tập), và nếu tôn giáo họ không đạt được sự giải thoát thì Phật giáo cũng không thể nào nằm trong sự ngoại lệ.

Tôi nói kinh nghiệm của mình không nhằm đã kích một pháp môn tu tập nào, chỉ để chứng minh cho sự thật mà tôi ủng hộ mà thôi. Nếu phản hồi của tôi có đụng chạm đến pháp môn tu tập của các bạn nào đó thì tôi tin rằng các bạn cũng sẵn sàng bỏ qua vì chúng ta là phật tử, những người đi tìm chân lý mà đạo Phật là đạo của sự thật. Điều tôi mong mỏi là phật tử chúng ta sẽ dành một chỗ đứng xứng đáng, trân trọng cho thiền quán để đền đáp công ơn cao dày của Đức Phật và đồng thời góp sức phổ biến thiền quán để pháp bảo được cửu trùng..."


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cốt tủy của đạo Phật là "Tâm" chứ chẳng phải Thiền, Tịnh gì ráo.
Ai đã hiểu "Tâm" là gì thì Thiền cũng như Tịnh, cũng như Mật tông v.v...
Cái khác của đạo Phật với các tôn giáo khác là họ tôn sùng một thượng đế hữu ngã (đại ngã), còn đạo Phật thì tu để tiến tới vô ngã.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thảo dân
Bài viết: 8
Ngày: 15/12/13 18:29
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thái Bình

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi thảo dân »

Thú thực là tôi cũng không hiểu lắm chữ "Tâm" mà đạo hữu binh nói ở trên, và tại sao khi đã hiểu "Tâm" thì Thiền cũng như Tịnh, cũng như Mật tông.
Mà nhỡ các Đạo khác họ cũng nói cốt tủy Đạo của họ là "Tâm" thì mình phân biệt ra sao?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Mà nhỡ các Đạo khác họ cũng nói cốt tủy Đạo của họ là "Tâm" thì mình phân biệt ra sao?
Vậy thì họ đích thực là Phật tử rồi, phân biệt gì nữa.
Ngoại đạo chỉ thờ Thượng đế thôi, họ không xoay quanh cái tâm.
Vả lại cái tâm của họ không phải "Tâm" như đạo Phật quan niệm.
Tâm của họ tức là TA, là chấp ngã.
Tâm trong đạo Phật là vô ngã.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Phật thuyết 84.000 pháp môn, thấy bao nhiêu cũng chỉ vào "Tâm". Do căn cơ có thấp cao mà có Thiền, Tịnh, Mật, đốn, tiệm v.v...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
thảo dân
Bài viết: 8
Ngày: 15/12/13 18:29
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thái Bình

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi thảo dân »

battinh đã viết:Phật thuyết 84.000 pháp môn, thấy bao nhiêu cũng chỉ vào "Tâm". Do căn cơ có thấp cao mà có Thiền, Tịnh, Mật, đốn, tiệm v.v...
Tôi thấy những người theo đạo Nho rất thích treo chữ Tâm trong nhà để thờ, vậy đạo Nho với đạo Phật có phải là một không? Mà theo tôi biết kể cả đạo Cao Đài họ cũng có nói đạo của họ là Tâm Đạo nữa?

Trong câu chuyện về anh bạn người Anh ở trên, anh ta từng chất vấn tại sao cách tu tập giống nhau mà đạo Thiên Chúa bị coi là không giải thoát còn người niệm A Di Đà Phật lại tự nhận mình được giải thoát? Vậy anh ta cũng có thể chất vấn được rằng tại sao cách tu tập giống nhau mà đạo Phật lại tự coi là được Vô ngã còn đạo của anh ta thì không? Ở đây chúng ta không nên trả lời đơn giản là Phật cao hơn Chúa (vì họ cũng đã từng nói một cách rất mất lòng rằng Phật cũng chỉ là con của Chúa!). Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà được dịch ra tiếng Anh có thể tìm đọc dễ dàng trên mạng, anh ta sẽ hỏi trong kinh đó có nói đến khái niệm Vô ngã (non-ego, anatman, not-self) ở chỗ nào? Người Tây phương rất thực tế nên nếu trả lời không có lý lẽ thuyết phục, không dựa trên cách thực hành tu tập mà chỉ đơn thuần bằng niềm tin của riêng mình và trên ngôn từ thì họ sẽ cho rằng chẳng qua là mình "nổ" giỏi mà thôi! :-?


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đạo nào cũng lấy Tâm làm gốc, khác nhau ở chỗ "dụng" tâm mà thôi.

Thôi, dừng lại đi, không khéo bị "đì", vi phạm nội qui! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
thảo dân
Bài viết: 8
Ngày: 15/12/13 18:29
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thái Bình

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi thảo dân »

Nói như đạo hữu battinh thì hòa cả làng nhỉ! :))

Nhưng mà giống như người bị ngứa mà cấm được gãi í ~x( ~x(

Hội bạn của tôi rất hay là có nhiều người theo các tôn giáo và tông phái khác nhau, nhiều khi ngồi tranh luận với nhau mới chợt thấy có những niềm tin mà trước giờ mình tin chết tin sống hóa ra lại rất chủ quan và sơ hở. Ngay như bài "Bằng chứng hiển nhiên về Tịnh độ" (link: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =39&t=9456) mà đạo hữu binh giới thiệu thì tôi cảm thấy vẫn chưa ổn nếu đem ra để mọi người bàn luận, ví dụ như:

- Đạo hữu binh viết: "Trong bài "Phật thuyết A Di Đà Kinh" dưới cái tựa đề có dòng chữ "Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch" càng xác tín rõ ràng là ngài Cưu Ma La Thập dịch từ chữ Pali hay Sanscrit sang chữ Hán, chứng tỏ kinh này Phật thuyết ở Ấn Độ cho bà Vi Đề Hy."
Thực ra điều này chỉ chứng minh là kinh này xuất phát từ Ấn độ chứ không phải từ Trung hoa, nhưng đâu phải cứ cái gì xuất phát từ Ấn độ thì đều là do Phật thuyết? Người ta có thể cãi rằng kinh đó là do ngoại đạo Bà la môn của Ấn độ "cài cắm" vào thì sao?

- Đạo hữu binh viết: " Tịnh Độ và kinh A Di Đà phát xuất từ việc Vua Bimbasara bị con trai là A Xà Thế bắt giam cho đến chết. Hòang Hậu Vi Đề Hy quá đau khổ xin với đức Phật chỉ cho một nơi nào không có đau khổ để tái sinh. Đức Phật đã thị hiện cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà cho hoàng hậu Vi Đề Hy thấy, và hoàng hậu đã cầu nguyện được vãng sanh về cõi nước đó.
Nay nhân chuyến đi của đ/h Tudragon, và do các hình ảnh đ/h đăng trong bài viết của mình, Có một chứng cứ rõ ràng là vị vua Bimbasara là có thật trong lịch sử, đã được nhà nước Ấn Độ đánh dấu di tích, dựng bảng kỷ niệm."


Vua Bimbisara và Trúc lâm tinh xá thì đương nhiên là có thật trong lịch sử rồi. Nhưng nếu căn cứ vào đó để dùng làm "Bằng chứng hiển nhiên về Tịnh độ" thì đảm bảo sẽ có người phản biện rằng: Pháp sư Huyền Trang là có thật trong lịch sử, vua Đường Thái Tông cũng có thật, chuyến hành hương về Ấn độ cũng có thật nốt. Những dữ kiện có thật này đều có mặt trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, nhưng nếu căn cứ vào đó để bảo rằng những câu chuyện trong tác phẩm này do đó đều là thật cả thì thực là nực cười, vì ai chẳng biết đó là tác phẩm hư cấu gần như là 100%!

Đó cũng là điều tôi phân vân mà trình độ hiểu biết có hạn không giải thích được. Trên diễn đàn này nếu được các huynh đệ giải nghi giùm thì tốt quá, xin cảm ơn rất nhiều! kinhle


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT TRONG KINH NGUYÊN THỦY

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

theo giáo thuyết khi chúng ta không tu tập hay tu tập chưa đạt được gì thì sự giải thoát không được xác định, còn gọi là bất định

trong phật giáo khởi thủy thì thánh quả tối thiểu, dự lưu, là một bước nhảy quan trọng, tuy không phải giải thoát nhưng sự giải thoát được xác định sẽ xảy ra không quá bảy kiếp

tương tự như trên, vãng sinh của tịnh độ không phải là giải thoát nhưng là một bước nhảy quan trọng vì vãng sinh có nghĩa sự giải thoát được xác định

kinh Tăng chi bộ, Chương mười pháp, Phẩm song đôi, có đoạn này nói rằng với niềm tin chúng ta có thể đạt thánh quả,

(IV) (64) Bất Ðộng

1. Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tịnh tín bất động ở nơi Ta, tất cả những vị ấy là những bậc Dự lưu.
Với những bậc Dự lưu ấy, năm hạng người đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người, sau khi
từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh. Và năm hạng người nào, đạt được cứu cánh, ngay ở nơi đây?

2. Hạng trở lui nhiều nhất là bảy lần (Thất lai), hạng Gia gia, hạng Nhứt chủng, hạng Nhất lai, và vị nào
là vị A-la hán ngay trong hiện tại. Năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Và năm hạng
người khác nào, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh?

3. Hạng Trung gian Niết-bàn, hạng Tổn hại Niết-bàn, hạng Vô hành Niết-bàn, hạng Hữu hành Niết-bàn,
hạng Thượng lưu đạt được sắc cứu cánh. Với năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu
cánh.

Này các Tỷ-kheo, những ai có lòng tịnh tín bất động ở nơi Ta, tất cả những vị ấy là những Dự lưu. Với
các hạng Dự lưu ấy, năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người này, sau
khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.


kinhle


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách