KINH TĂNG CHI BỘ, CHƯƠNG BẢY, PHẨM MẶT TRỜI, Đức Phật dạy về ngày tận thế như sau:
Tôi nghe như vầy,
Một thời Thế Tôn ở Tỳ Xá Ly, tại rừng Am Ba Bà Li. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ kheo:
"Này các Tỳ kheo".
Các Tỳ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn:
"Thưa vâng, bạch Thế Tôn".
Thế Tôn nói như sau:
Này các Tỳ Kheo, các hành là vô thường, không có kiên cố, các hành là không an ổn. Cho đến như vậy, này các Tỳ Kheo, là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để ly tham, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả hành.
Này các Tỳ Kheo, núi chúa Tu Di dài 84 ngàn do tuần, rộng 84 ngàn do tuần, xuyên xuống biển lớn 84 ngàn do tuần, nổi lên trên biển lớn 84 ngàn do tuần. Rồi có thời, nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm, trời không mưa. Khi không có mưa, các loài chủng tử, thực vật, rừng rậm dược thảo đều khô héo cằn cỗi và không còn tồn tại nữa, cho đến các hành là vô thường, không có kiên cố, không có an ổn như vậy. Nhiêu đó là vừa đủ để nhàm chán, ly tham, và giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỳ Kheo, rồi sau một thời gian rất dài, sẽ có mặt trời thứ hai hiện ra.
Này các Tỳ Kheo, khi mặt trời thứ hai có mặt, thời tất cả sông nhỏ, ao nhỏ khô cạn, khô kiệt, và không còn tồn tại nữa, cho đến các hành là vô thường, không có kiên cố, không có an ổn như vậy. Nhiêu đó là vừa đủ để nhàm chán, ly tham, và giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỳ Kheo, rồi sau một thời gian rất dài, sẽ có mặt trời thứ ba hiện ra.
Này các Tỳ Kheo, khi mặt trời thứ ba có mặt, thời các sông lớn như sông Hằng, sống Da Mu Na, A Chi Ra Va Ti, Sa Ra Bu, Ma Hi, các con sông ấy sẽ bị khô cạn, bị khô kiệt, và sẽ không còn tồn tại nữa, cho đến các hành là vô thường, không có kiên cố, không có an ổn như vậy. Nhiêu đó là vừa đủ để nhàm chán, ly tham, và giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỳ Kheo, rồi có một thời, sau một thời gian rất dài, mặt trời thứ tư hiện ra.
Này các Tỳ Kheo, khi mặt trời thứ tư hiện ra, thời các biển hồ lớn, từ đấy các sông lớn chảy ra, ví như A Nô Tát Ta, Si Ha Ba Ta Ta, Ra Tha Ka Ra, Kan Na Mun Đa, Ku Na La, Cha Đan Ta, Man Đa Ki Ni, các biển hồ ấy sẽ bị khô cạn, bị khô kiệt, và không có tồn tại nữa, cho đến các hành là vô thường, không có kiên cố, không có an ổn như vậy. Nhiêu đó là vừa đủ để nhàm chán, ly tham, và giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỳ Kheo, rồi có một thời, sau một thời gian rất dài, mặt trời thứ sẽ năm hiện ra.
Này các Tỳ Kheo, khi mặt trời thứ năm hiện ra, thời nước các biển lớn rút lui một trăm do tuần, nước các biển lớn rút lui hai trăm do tuần, các nước biển lớn rút lui ba trăm do tuần... Nước các biển lớn rút lui bảy trăm do tuần; nước các biển lớn dừng lại sâu đến bảy cây Sa La, sáu cây Sa La, năm cây Sa La, bốn cây Sa La, ba cây Sa La, hai cây Sa La, và dần chỉ một cây Sa La. Nước các biển lớn dừng lại, sâu đến bảy đầu người, sâu đến sáu đầu người, năm đầu người, bốn đầu người, ba đầu người, hai đầu người, một đầu người, và dần đến nửa đầu người. Nước các biển lớn dừng lại, sâu chỉ đến eo lưng của người, chỉ đến đầu gối của người, và dần chỉ đến mắt cá của người. Ví như này các Tỳ Kheo, vào mùa thu khi trời mưa hạt lớn, chỗ này chỗ khác, trong các dấu chân của các con bò cái, có những vũng nước nhỏ đọng lại. Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, chỉ còn những vũng nước nhỏ trong dấu chân các con bò cái là nước của biển lớn còn lại, chỗ này chỗ kia. Này các Tỳ Kheo, khi mặt trời thứ năm hiện ra, nước biển lớn chỉ bằng độ ngón tay, cho đến các hành là vô thường, không có kiên cố, không có an ổn như vậy. Nhiêu đó là vừa đủ để nhàm chán, ly tham, và giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỳ Kheo, rồi có một thời, sau một thời gian rất dài, mặt trời thứ sáu sẽ hiện ra.
Này các Tỳ Kheo, khi mặt trời thứ sáu hiện ra, thời đất lớn này và núi chúa Tu Di, sanh khói lên, thổi khói lên, phun khói lên. Ví như các lò của người thợ gốm mới đốt lửa lên, sanh khói lên, phun khói lên. Cũng vậy, khi mặt trời thứ sáu hiện ra, thời đất lớn này và núi chúa Tu Di sanh khói lên, thổi khói lên, phun khói lên, cho đến các hành là vô thường, không có kiên cố, không có an ổn như vậy. Nhiêu đó là vừa đủ để nhàm chán, ly tham, và giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỳ Kheo, rồi có một thời, sau một thời gian rất dài, mặt trời thứ bảy sẽ hiện ra.
Này các Tỳ Kheo, khi mặt trời thứ bảy hiện ra, trái đất lớn này và núi chúa Tu Di bốc cháy, rực cháy, trở thành một màn lửa. Và khi quả đất lớn này và núi chúa Tu Di cháy đỏ lên, cháy rực lên ngọn lửa do gió thổi bốc cao đến Phạm thiên giới. Các chóp ngọn của núi Tu Di, cao đến một, hai, ba, bốn, năm trăm do tuần, khi bị cháy đỏ lên, cháy rực lên, bị cả khối lửa to lớn phá hoại và chinh phục, liền sụp đổ xuống. Sau khi quả đất lớn và núi Tu Di bị cháy đỏ lên, cháy rực lên, không tìm thấy tro và lọ đen. Ví như, khi bơ và dầu được cháy đỏ, được cháy rực lên, không tìm thấy tro và lọ đen. Cũng vậy, khi quả đất lớn này và núi chúa Tu Di bị cháy đỏ lên, cháy rực lên, không tìm thấy tro và lọ đen, cho đến các hành là vô thường, không có kiên cố, không có an ổn như vậy. Nhiêu đó là vừa đủ để nhàm chán, ly tham, và giải thoát đối với tất cả các hành. Ở đây, này các Tỳ Kheo, ai là người có thể nghĩ và tin rằng: "Quả đất này và núi chúa Tu Di sẽ bị đốt cháy, sẽ bị hủy hoại, và sẽ không còn tồn tại nữa?", trừ những người đã được chứng kiến mà thôi.
Này các Tỳ Kheo, thuở xưa có Ðạo Sư Su Nết Ta thuộc ngoại đạo, được ly tham trong các dục. Khi ấy Ðạo Sư Su Nết Ta có hàng trăm người đệ tử và thuyết pháp cho các đệ tử về cọng trú với chư Thiên ở Phạm thiên giới. Tất cả những ai nắm hiểu một cách hoàn toàn trọn vẹn lời thuyết dạy của Su Nết Ta, về cọng trú với chư Thiên ở Phạm thiên giới, khi thân hoại mạng chung, họ được sanh lên thiện thú Phạm thiên giới. Những ai không nắm hiểu một cách hoàn toàn trọn vẹn lời dạy của Su Nết Ta, sau khi thân hoại mạng chung, một số được sanh cọng trú với chư Thiên ở Tha hóa Tự tại, một số được sanh cọng trú với chư Thiên ở Hóa Lạc thiên, một số được sanh cọng trú với chư Thiên ở Ðâu-suất thiên, một số được sanh cọng trú với chư Thiên ở Dạ-ma thiên, một số được sanh cọng trú với chư Thiên ở Thiên giới Ba mươi ba, một số được sanh cọng trú với chư Thiên ở Bốn Thiên vương, một số được sanh cọng trú với các đại gia đình Sát-đế-lỵ, một số được sanh cọng trú với các đại gia đình Bà-la-môn, một số được sanh cọng trú với các đại gia đình gia chủ.
Rồi này các Tỳ kheo, Ðạo Sư Su Nết Ta suy nghĩ như sau: "Thật không xứng đáng cho ta trong đời sau lại có một sanh thú giống như sanh thú của các đệ tử. Vậy ta hãy nên tu tập tối thượng từ bi". Rồi bậc Ðạo sư Su Nết Ta trong bảy năm tu tập từ tâm. Sau khi tu tập từ tâm bảy năm, trong bảy năm thành kiếp hoại kiếp, vị ấy không trở lui lại thế giới này. Trong kiếp thành của thế giới, vị ấy đã đi đến thế giới của Quang Âm thiên. Trong kiếp hoại của thế giới, vị ấy được sanh trong Phạm cung trống không. Tại đấy vị ấy là Phạm thiên, Ðại Phạm thiên, bậc chiến thắng, bậc vô năng, bậc biến tri, bậc tự tại. Ba mươi sáu lần, vị ấy là Thiên chủ Sắc Ca. Nhiều lần bảy lần, vị ấy là vị Chuyển luân Thánh vương theo Chánh pháp, là vị pháp vương, bậc chiến thắng bốn phương, đạt được sự thanh bình cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Vị ấy có hơn một ngàn người con trai, là những bậc anh hùng, dũng mãnh, đánh tan địch quân. Và vị ấy chiến thắng quả đất này xa cho đến hải biên, trị vì quả đất này không dùng trượng, không dùng dao, đúng với Chánh pháp. Này các Tỳ kheo, Ðạo sư Su Nết Ta ấy, dầu cho thọ mạng lâu dài như vậy, sống lâu dài như vậy, nhưng không được thoát khỏi sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu não. Ta nói rằng vị ấy chưa giải thoát khỏi khổ. Vì cớ sao? Vì rằng vị ấy chưa giác ngộ, chưa thể nhập bốn pháp. Thế nào là bốn?
Này các Tỳ kheo, vì không giác ngộ, không thể nhập Thánh giới, Thánh định, Thánh trí tuệ, Thánh giải thoát.
Này các Tỳ kheo, sự kiện là như sau: Khi Thánh giới, Thánh định, Thánh trí tuệ, Thánh giải thoát được giác ngộ, được thể nhập, cắt đứt là hữu ái, sợi dây đưa đến sanh hữu được đoạn tận, và từ nay không còn tái sanh.
Thế Tôn nói như vậy. Bậc Thiện Thệ nói xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Vô thượng giới và định,
Trí tuệ và giải thoát,
Gô Ta Ma danh tiếng,
Giác ngộ những pháp này.
Ðức Phật với thắng trí,
Thuyết pháp cho Tỳ kheo,
Bậc Ðạo sư đoạn khổ,
Bậc Pháp nhãn tịch tịnh.
http://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh- ... 7-0709.htm
Ngày Tận Thế
Điều hành viên: binh
Ngày Tận Thế
Sửa lần cuối bởi 123456789 vào ngày 10/03/13 22:55 với 1 lần sửa.
QUY Y PHẬT LƯỠNG TÚC TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
QUY Y PHÁP LY DỤC TÔN!
QUY Y TĂNG CHÚNG TRUNG TÔN!
Re: Ngày Tận Thế
Kính Hiền hữu 123456789!
Kính Hiền hữu quansat!
Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Mười Pháp, Phẩm Lớn
Kính chúc Chư hiền an lạc và thành tựu Thánh Pháp của Thế Tôn !!!(IX) (29) Người Kosalà
1. - Này các Tỷ-kheo, xa trông như thế nào là nước Kàsi Kosalà, xa rộng như thế nào, là sự trị vì của vua Pasanadi nước Kosalà, trong phạm vi như vậy, vua Pasenadi nước Kosalà được xem là tối thượng. Tuy vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vua Pasenadi, nước Kosalà có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều nhàm chán trong (vấn đề) ấy; do nhàm chán trong (vấn đề) ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.
2. Này các Tỷ-kheo, xa cho đến mặt trăng, mặt trời di chuyển, xoay chuyển, chói sáng các phương, cho đến như vậy là ngàn thế giới. Trong ngàn thế giới ấy, có 1.000 mặt trăng, có 1000 mặt trời, có 1000 vua núi Sineru, có 1000 cõi Diêm phù đề, 1000 Tây ngưu Hóa châu, 1000 Bắc-cu-lô-chân, 1000 Ðông thắng Thần châu, 4000 biển lớn, 4000 Ðại vương, 1000 Bốn đại Thiên vương, 1000 Tam thập tam thiên, 1000 Dạ-ma-thiên, 1000 Ðâu-suất thiên, 1000 Hóa lạc thiên, 1000 Tha hóa Tự tại thiên, 1000 Phạm thiên giới. Này các Tỷ-kheo, xa rộng cho đến 1000 thế giới, Ðại phạm Thiên ở đấy được xem là tối thượng. Tuy vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ðại Phạm thiên có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều nhàm chán trong (Ðại Phạm thiên) ấy, do nhàm chán trong (Ðại Phạm thiên) ấy, từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.
3. Này các Tỳ-kheo, có một thời, đến thời ấy, thế giới này chuyển hoại, trong khi thế giới chuyển hoại, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara (Quang âm thiên). Ở tại đấy, chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài. Này các Tỷ-kheo, trong khi thế giới chuyển hoại, các Quang âm thiên được xem là tối thượng. Nhưng này các Tỷ-kheo, đối với chư Quang âm thiên, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong (chư Quang âm thiên) ấy; do nhàm chán trong (Quang âm thiên) ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.
4. Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án xứ này. Thế nào là mười?
Một người tưởng tri Thiền án đất, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng. Một người tưởng tri Thiền án nước... một người tưởng tri Thiền án lửa... một người tưởng tri Thiền án gió, một người tưởng tri Thiền án xanh... một người tưởng tri Thiền án vàng... một người tưởng tri Thiền án đỏ... một người tưởng tri Thiền án trắng... một người tưởng tri Thiền án hư không... một người tưởng tri Thiền án thức, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng.
Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án xứ này.
5. Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong mười Thiền án xứ này, tức là Thiền án thức. Có người tưởng tri phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng. Này các Tỷ-kheo, có những chúng sanh có tưởng như vậy. Ðối với các chúng sanh có tưởng như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều nhàm chán trong ấy; do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì với hạ liệt.
6. Này các Tỷ-kheo, có tám thắng xứ này. Thế nào là tám?
Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: "Ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ nhất.
Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: "Ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thư hai.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: "Ta biết, Ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ ba.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: "Ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ tư.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như lụa Ba-la-nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: "Ta thấy, ta biết". Ðó là thắng xứ thứ năm.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng - như bông kannikàra màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng - như lụa Ba-la-nại cả hai mặt láng trơn màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Như vậy, vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoài sắc màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc màu vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: "Ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ sáu.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ - như bông bandhujìvaka màu đỏ, như lụa Ba-la-nại, cả ai mặt láng trơn, màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Như vậy, vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ,...ánh sáng đỏ. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: "Ta biết, ta thấy". Ðó là thắng xứ thứ bảy.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng - như sao mai Osadhi màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng - như lụa Ba-la-nại, cả hai mặt láng trơn, màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Như vậy, vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: "Ta biết, ta thấy". Ðó là thắng thứ tám.
Này các Tỷ-kheo, có tám thắng xứ này.
7. Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong tám thắng xứ này, tức là có người tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng màu trắng, hình sắc màu trắng, ánh sáng trắng. Sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy tưởng tri như sau: "Ta biết, ta thấy". Này các Tỷ-kheo, có những chúng sanh có tưởng như vậy. Ðối với các chúng sanh có tưởng như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy. Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nó gì đối với hạ liệt.
8. Này các Tỷ-kheo, có bốn con đường này. Thế nào là bốn?
Con đường khổ thắng tri chậm; con đường khổ thắng tri mau; con đường lạc thắng tri chậm; con đường lạc thắng tri mau.
Này các Tỷ-kheo, có bốn con đường này.
9. Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong bốn con đường này, tức là con đường lạc thắng tri mau. Này các Tỷ-kheo, có những chúng sanh thực hành như vậy. Ðối với các chúng sanh thực hành như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy. Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.
10. Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng này. Thế nào là bốn?
Có người tưởng tri có hạn lượng. Có người tưởng tri đại hành. Có người tưởng tri vô lượng. Có người tưởng tri Vô sở hữu xứ, nghĩ rằng: "Không có sự vật gì".
Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng này.
11. Các này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong bốn tưởng này, tức là có người tưởng tri Vô sở hữu xứ, nghĩ rằng: "Không có sự vật gì". Này các Tỷ-kheo có những chúng sanh có tưởng như vậy. Ðối với các chúng sanh có tưởng như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự đổi khác, có sự biến thoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy. Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với hạ liệt.
12. Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong các thành kiến của các dị học, tức là: "Nếu ta không có trong lúc ấy, thời nay đã không có của ta. Nếu ta sẽ không có, thời sẽ không có của ta". Với người có tri kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, có thể chờ đợi như sau: Sự không nhàm chán này đối với hữu sẽ không có đối với người ấy. Sự nhàm chán này đối với hữu diệt sẽ không có đối với người ấy. Này các Tỷ-kheo, có những chúng sanh có tri kiến như vậy. Ðối với chúng sanh có tri kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy. Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì đối với các hạ liệt.
13. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn... tuyên bố thanh tịnh là mục đích tối thắng.
14. Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong các vị tuyên bố thanh tịnh là mục đích tối thắng, tức là sự vượt qua một cách hoàn toàn Vô sở hữu xứ, sự chứng đạt và an trú Phi tưởng phi tưởng xứ. Họ thuyết pháp để thắng tri cái ấy, để giác ngộ cái ấy. Này các Tỷ-kheo, có những chúng sanh có nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, đối với các chúng sanh có nói như vậy, có sự đổi khác, có sự biến hoại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, nhàm chán trong ấy. Do nhàm chán trong ấy, vị ấy từ bỏ sự tối thượng, còn nói gì với các hạ liệt.
15. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Ba-la-môn... tuyên bố hiện tại Niết-bàn là mục đích tối thắng.
16. Cái này là tối thượng, này các Tỷ-kheo, trong các vị tuyên bố hiện tại Niết-bàn là mục đích tối thắng, tức là sau khi như thật sự tập khởi, sự chấm dứt vị ngọt, sự nguy hại và sự xuất ly của sáu xúc xứ, được giải thoát không có chấp thủ. Này các Tỷ-kheo, Ta là người đã nói như vậy, đã tuyên bố như vậy. Và một số Sa-môn, Ba-la-môn xuyên tạc Ta với điều không thật là phi hữu, trống không, nói láo, nói rằng: "Sa-môn Gotama không tuyên bố sự liễu tri các dục, không tuyên bố sự liễu tri các sắc, không tuyên bố sự liễu tri các thọ".
17. Và này các Tỷ-kheo, ta tuyên bố sự liễu tri các dục, Ta tuyên bố sự liễu tri các sắc, ta tuyên bố sự liễu tri các thọ, Ta tuyên bố ngay trong hiện tại sự vô dục, tịch diệt, thanh lương không chấp thủ, Bát-niết-bàn.
http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 0-0103.htm
- Thanh Tịnh Lưu Ly
- Điều Hành Viên
- Bài viết: 831
- Ngày: 06/05/10 13:45
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
- Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh
Re: Ngày Tận Thế
Chuyên mục KINH LUẬT LUẬN chỉ lưu trữ kinh tạng, không thảo luận.
TTLL xin phép di chuyển chủ đề này tới chuyên mục NGHIÊN CỨU KINH LUẬN
TTLL xin phép di chuyển chủ đề này tới chuyên mục NGHIÊN CỨU KINH LUẬN
https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Re: Ngày Tận Thế
cảm ơn cho bài tốt đẹp như vậy khá nhiều thông tin
pimsleur pimsleur
ileatherworld http://www.ileatherworld.com/
test-kings Testking
pass4sure pass4sure
braindumps http://www.braindumps.net/
pimsleur pimsleur
ileatherworld http://www.ileatherworld.com/
test-kings Testking
pass4sure pass4sure
braindumps http://www.braindumps.net/
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 2 khách