Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Chanhientam đã viết:
1. Nhân là nhân của quả. Quả là quả của nhân. Ở đời, quả tình chỉ cần cái nhân là tập, thì sẽ có cái quả là khổ. Nhưng vì là Phật pháp, là đạo giúp người đời hết khổ thành phải nói lên một sự thật nữa : Tuy tập đưa đến khổ như thế, nhưng nếu chúng ta biết đạo, thực hành đạo và sống đạo thì quả khổ sẽ chấm dứt, gọi là diệt, tức niết bàn.

Đứng trên mặt thực tướng hay thực tánh của vạn pháp (là mặt bản thể) mà nói, thì Tổ Long Thọ nói "Pháp do nhân duyên sinh ta nói tức là không". Không, thì không có gì để bàn luận. Nghĩa là, không có cũng không không, không sanh cũng không diệt,không trước cũng không sau v.v... Nói đến thực tướng thì vạn pháp không rơi vào nhị biên phân biệt.
À thì ra là vậy nhân còn có nhân giải thoát và nhân khổ đau; quả cũng có quả giải thoát và quả khổ đau ?

Nhưng sao người ta lại nói: "vui trong tham dục là vui khổ; khổ để tu hành khổ hóa vui ?" vậy xem ra đâu có đúng với nhân quả ? Nhân vui (của tham dục) là chiêu lấy quả khổ. Nhưng nhân khổ (của tu hành) lại cảm được quả vui ? ấy rõ là rắc rối không hiểu không hiểu! Thật ra cứu cánh nằm ở chổ nào đây ?
Chanhientam đã viết:
Đứng trên mặt thực tướng hay thực tánh của vạn pháp (là mặt bản thể) mà nói, thì Tổ Long Thọ nói "Pháp do nhân duyên sinh ta nói tức là không". Không, thì không có gì để bàn luận. Nghĩa là, không có cũng không không, không sanh cũng không diệt,không trước cũng không sau v.v... Nói đến thực tướng thì vạn pháp không rơi vào nhị biên phân biệt.


"Pháp do nhân duyên sanh ta nói tức là không"
nói thì vậy nhưng học trò thấy nó toàn là có chứ không chút nào đâu ? ví dụ mấy đứa bạn ra đường gặp ai đó, bốn mắt nhìn nhau không nói chi. Chỉ chưa đầy cái chớp mắt vậy mà bọn nó về nhà ăn không được ngũ không ngon, ra vào đi đứng ngẫn ngơ. đấy nhìn thì có chút à, vì chỉ bốn mắt nhìn nhau chưa đầy một phút vậy mà về nhà tụi nó đau khổ cả mấy tháng trời chưa ngoai vậy có giả chút nào đâu ? thật đấy chứ!?

Ai khen mình một tiếng thấy như lên mây cả ngày! ai chê mình một câu đau đến mấy tháng trời có tan đâu !? thật cả có giả chút nào đâu ?!

Ai đấm mình một cái xưng cả mấy ngày cũng chưa tan. Nhìn thấy cái mặt sưng lên thì rõ là thật! Có giả đâu ? giả chổ nào chẳng thấy chẳng hiểu.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hoctro cắt nó thành một mục riêng như vậy rất có lý. Thấy ngắn ít ngán.

1. Câu I :
"Nhân là nhân của quả, quả là quả của nhân" là muốn nói : Nhân và quả không lìa nhau. Vì có một số giáo thuyết cho rằng "Một nhân có thể cho ra nhiều quả, hay ngược lại". Duyên khởi thì không như vậy. Một nhân đi liền với một quả. Chỉ do duyên khác nhau, mà hai nhân giống nhau có thể cho ra hai quả khác nhau. Không phải một nhân cho ra hai quả.

Đức Phật chỉ nói nhân tập đưa đến khổ, nhân đạo đưa đến diệt (niết bàn). Vì thế câu nói mà Hoctro đưa ra đó, không hề trái với những gì đức Phật đã nói. Chỉ là đi vào chi tiết, phân tích rõ cho chúng ta thấy cái vui thế gian không phải là vui như mình nghĩ, mà chỉ là nhân của quả khổ. Bởi nó bắt nguồn từ tập. Tham dục là một trong những thứ thuộc tập.

2. Câu II :
Trong phần giải thích về gà và trứng, Ht có phân hai loại :
1. Đứng trên mặt bản thể (là đứng trên mặt tánh thể) mà nói.
2. Đứng trên mặt hiện tượng (là mặt nhân duyên) mà nói.
Bản thể không lìa hiện tượng.

Những trạng thái mà Hoctro nói đó, ngay bản thân Ht, Ht cũng thấy y như hoctro diễn tả vậy. Nhưng tất cả những thứ đó đều thuộc mặt hiện tượng, tức đều do nhân duyên sinh : Có mình, có người, có lời khen v.v... Phải do ít nhất 2 duyên hội tụ lại, những thứ mình thấy là "thật" đó mới xuất hiện. Nhân duyên sinh thì không thường hằng. Ngay cái lúc mình thấy nó hiện tiền như thật đó, thật ra nó đang sinh diệt sinh diệt liên tục. Như vòng lửa mình thấy trong hư không là do những điểm sáng nối tiếp nhau được quay tròn thật nhanh. Nếu mắt mình tinh đến mức có thể nhìn thấy từng điểm sáng từng điểm sáng nối tiếp nhau thì mình biết cái vòng lửa ấy không có, chỉ do những điểm sáng quay nhanh hội tụ mà thành như vậy. Nhưng nếu mình không có con mắt tinh tế như thế, mình vẫn một mực cho cái vòng ấy nó "vốn" như thế.

Cái không mà Tổ Long Thọ muốn nói đây cũng như vậy : bạn thấy mọi hiện tượng có không như vậy, nhưng thật ra cái có hay không đó không có chất thật, chỉ là những hội tu nhân duyên sanh diệt. Thấy có hình có tướng vậy đó, nhưng tánh nó là không. Tánh nó là không nên duyên đủ thì hiện tướng, duyên hết thì tướng cũng mất. Những điều này, mình có thể kiểm nghiệm từng sự từng việc trong cuộc sống của mình : Lần đầu gặp nhau, yêu nhau, ai không run động. Nếu cảm giác đó còn hoài, thì chắc thiên hạ không ly dị nhau. Chỉ vì cảm giác đó tan hoại theo thời gian, và lại xuất hiện ở một duyên (đối tương) khác, nên mới sinh chuyện.

Chúng sinh mình, do không nhận được thực chất của những hiện tượng đó, đều cho những hiện tượng đó có tánh thật, vì thế mới mãi mê theo những hình tướng đó mà tranh dành hơn thua : Được thì vui. Mất thì khổ. Phật Tổ nói để mình hiểu. Còn muốn thấy được những điều đó mình phải thực hành những gì Phật Tổ nói bằng cách ứng dụng các pháp môn : tham công án, quán tâm, niệm Phật v.v... tùy căn dục và sở thích của mình, mà tự có pháp môn cho mình.


Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Chanhientam đã viết:
1. Câu I :
"Nhân là nhân của quả, quả là quả của nhân" là muốn nói : Nhân và quả không lìa nhau. Vì có một số giáo thuyết cho rằng "Một nhân có thể cho ra nhiều quả, hay ngược lại". Duyên khởi thì không như vậy. Một nhân đi liền với một quả. Chỉ do duyên khác nhau, mà hai nhân giống nhau có thể cho ra hai quả khác nhau. Không phải một nhân cho ra hai quả.
Thế sao trong sách nhà Phật lại có câu nhất nhơn đắc phước thiên nhân hưởng; độc thọ khai hoa vạn thọ hương ? ấy rõ ràng ý này muốn nói là một người tu hành đắc đạo thì trăm họ được nhờ. trường hợp này có thể thấy rõ ràng qua sự kiện của bồ tát Quảng Đức... một cây nở hoa thì những cây quanh đấy cũng đều thơm lây. thế thì một nhân đâu phải chỉ có một quả. ví dụ một hạ dẻ bé tí nhưng lại sanh ra cây dẻ to đùn và cho rất nhiều trái. vậy thì một nhân cũng có thể sanh ra nhiều trái. và một vị Phật cũng có thể hóa thân ở trăm ngàn quốc độ khác nhau để hóa độ chúng sanh đấy chứ?! Kinh Pháp Hoa làm bằng chứng.

Chúc cuối tuần vui vẻ.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Trong những ví dụ trên, Học trò có thể phân tích rõ cho Ht cái nào là nhân, cái nào là duyên và cái nào là quả không? Phân tích rồi, Ht mới y cứ trên đó chỉ ra cho Hoctro thấy Nhân duyên Nhân quả là sao? Thân! Cũng chúc Hoctro cuối tuần vui vẻ.


Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Nếu học trò mà thông suốt triệt để căn nguyên của nguồn gốc nhân quả thì chắc chẳng cần phải tầm thầy học đạo ?

Theo học trò một nhân có thể sanh ra nhiều quả chứ không nhất định một quả (dĩ nhiên nó chỉ có thể sanh ra một loại quả). Ví dụ ta trồng cây ớt thì ta chỉ có thể gặp hái quả ớt chứ không thể ra quả cam được.

Gieo nhân nhưng chưa chắc đã kết quả hoặc quả không đúng với nhân đã gieo. Ở đây cần phải có duyên tác động, và duyên này phải đủ mạnh, đây gọi là nghịch duyên. Nghĩa là nếu ta trồng ớt nhưng ta không bón phân tưới nước... đều đặng khiến cho cây ớt không thể phát triển và không đủ yếu tố để kết quả được hoặc kết quả mà quả không tốt đúng như nhân mà ta đã gieo. Đây không phải là nhân quả không đúng mà vì không đủ duyên tốt để kết thành quả.

Lấy một ví dụ như vầy ta lấy một nắm hạt giống (đậu) đem gieo trồng ở sa mạc thì cho dù hạt giống mà ta có tốt cách nào đi nữa thì kết quả chắc cũng không tốt được dĩ nhiên chúng ta không nên trồng giống xương rồng ở sa mạc.

Cũng vậy, nếu ta trong quá khứ đã lỡ gieo trồng nhân ác như sát sanh trộm cắp... nếu chúng ta cứ để thuận duyên nghĩa là không có hành vi hối cãi, không biết tu thiện tích đức .... thì nhân ác mà chúng ta đã gieo sẽ thuận duyên từ từ nảy nở và kết trái đúng với nhân mà ta đã tạo ra.

Học trò chỉ học đến có chừng này thôi. Nhưng học trò nghe nói nhân quả thông ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai... và sự tương quan của nhân quả rất phước tạp. chúc mọi người đầu tuần làm thiện để cả tuần được vui.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ht có bắt Học Trò nói về nguồn gốc của nhân quả đâu. Học trò mà nói được, thì Ht cũng ... không hiểu. Sức người có hạn!

Chỉ là muốn Hoctrò phân tích các ví dụ mà Hoc Trò đã đưa ra mà thôi.

Nhất nhân đắc phước thiên nhân hưởng; độc thọ khai hoa vạn thọ hương. Hoctro nói một nhân cho ra nhiều quả, vì lấy cái "nhất nhơn đắc phước" làm nhân, và cái "thiên nhân hưởng" làm ngàn quả đúng không? Ht sẽ chỉ ra cái chỗ mình thấy khác nhau.

Giờ Ht sẽ giải thích để bạn hiểu ý Ht muốn nói khi mượn các khái niệm một nhiều để diễn tả về cái gọi là Nhân là nhân của quả. Quả là quả của nhân. Nói cách khác là nhân không lìa quả, quả không lìa nhân. Nếu ngay chỗ không lia này mà bạn hiểu được, thì bạn sẽ hiểu cái một và nhiều mà Ht sử dụng. Nhưng nhìn chung thì ... Ht phải xin lỗi Hoc Trò và các bạn trong diễn đàn. May là Học Trò lên tiếng. Xin rút kinh nghiệm lần sau dùng từ ngữ cẩn thận hơn. Cám ơn Hoc trò rất nhiều. Giờ Ht sẽ dùng ví dụ để bạn dễ hiểu hơn.

Hạt dẽ cho ra cây dẽ. Hạt dẽ là nhân. Cây dẽ là quả. Đó là nói vắn tắt trên mặt nhân quả. Nói trên mặt nhân - duyên - quả thì, không phải chỉ có cái nhân là hạt dẽ mà có thể cho ra cây dẽ. Còn phải có các duyên khác như đất, nước, nhân công v.v... mới cho ra cây dẽ. Đây có một yếu tố rất quan trọng mà mình cần lưu ý : Nếu cây dẽ xuất hiện, thì các thứ như hạt dẽ, đất, nước v.v... mới gọi là nhân của cây dẽ. Nếu không có cái quả là cây dẽ thì các thứ đó không thể gọi là nhân của cây dẽ. Rõ ràng, nếu lấy hạt dẽ đem luộc ăn, đất đem trồng ớt v.v... thì nó không còn là nhân của cây dẽ nữa. Như vậy, phải có cái quả là cây dẽ, thì tất cả những thứ tạo ra cây dẽ mới gọi là nhân. Nghĩa là, không có nhân thì không có quả đã đành, mà không có quả thì cũng không có nhân. Các thứ như hạt dẽ, đất, nước v.v... lúc đó ở trong bản vị của nó, không có thứ gì gọi là nhân hay quả.

Có quả mới có nhân, nên quả này là quả của nhân này, quả kia là quả của nhân kia. Đó là lý do mà Ht mượn từ một và nhiều để nói lên tính xuất hiện liên kết giữa nhân và quả. Hoc Trò thấy một nhân sinh ra nhiều quả, vì Hoc trò nhìn nó trên cả một tiến trình nhân quả nối tiếp nhau liên tu bất tận : Nhân này cho ra quả này, quả này lại làm nhân, đủ duyên cho ra quả kế tiếp v.v... Còn Ht nói là nói Nhân quả trực tiếp. Vì Ht đang trong cái duyên giải thích "nhân là nhân của quả, quả là quả của nhân". Lập luận của mình thấy khác nhau, vì mình giải thích nhân quả trong hai duyên khác nhau. Duyên khác nhau thì quả đương nhiên khác nhau. Quan trọng là mình nhìn rõ nhân quả trong từng duyên, thì mọi thứ sẽ ổn.

Một người tu đắc đạo, cả họ sanh thiên (xin lỗi, nhớ mang máng ý là vậy), thì không phải người tu đắc đạo là cái nhân trực tiếp sinh ra cái quả là cả họ sanh thiên. Nghĩ vậy là mình đi ngược lại với những gì kinh Địa Tạng nói, mà cũng phá đi tinh thần nhân quả nhà Phật đã nói (vì người này làm mà người kia hưởng). Mình phải hiểu đó là cả một quá trình nhân quả nhân quả nối tiếp nhau. Do có nhân duyên với nhau, người đắc đạo đó là cái nhân giúp người thân mình tu hành. Người thân tu hành đúng đắn rồi mới sanh thiên. Như vậy cái nhân gián tiếp là người đắc đạo. Còn cái nhân trực tiếp phải là tự người thân đó tu hành mới sanh thiên. Nếu thấy sanh thiên liền, là do nhân duyện tu hành lúc đó đã đủ, như mẹ của một vị thiền sư, không phải thiền sư tu đắc đạo thì mẹ liền sanh thiên. Vậy thì Mục Kiền Liên chắc không cần phải thỉnh cầu chư Tăng v.v... cầu nguyện cho mẹ.

Mục Kiền Liên cứu được mẹ, thì Mục Kiền Liên chỉ là duyên, còn nhân chính là tâm bà Thanh Đề phải khai mở. Nhân duyên đầy đủ thì pháp hiện thành. Tâm bà không thay đổi thì bát cơm của một vị thánh còn hóa thành lửa đỏ, nói gì đến cái quả sanh thiên.

Hy vọng giải thích vậy thì lần này ông thầy Học Trò sẽ chấp nhận.


thiennam
Bài viết: 8
Ngày: 02/10/07 12:57

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi thiennam »

cho hỏi chút, vậy luật nhân quả do ai đặc ra ? Và tất cả mọi thứ trên đời này đều nằm trong vòng nhân quả ?


Hình đại diện của người dùng
Mlj4u
Bài viết: 6
Ngày: 09/10/07 07:21
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Student

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Mlj4u »

Mlj4u xin trả lời bạn: Luật Nhân quả không do ai đặt ra cả. "Vạn pháp do duyên sinh". Tất cả mọi thứ trên đời đều không đi ngoài quy luật NHÂN QUẢ. Con người phương Đông chúng ta, cho dù có là Phật tử hay không đều chấp nhận quy luật này. Biết và hiểu rõ luật Nhân quả, tin chắc mỗi chúng ta sẽ sống tốt đời - đẹp đạo.


"Tình thương là chân lý
Tồn tại giữa trời không
Cho đời Chân, Thiện, Mỹ
Cho ta vẹn tấm lòng."
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Mọi thứ Mlju4 đã trả lời. Đây Ht chỉ xin trích một câu của đức Phật nói trong kinh A-hàm, để bạn thấy Nhân quả không do ai đặt ra, mà đó là qui luật tất yếu chi phối thế gian này :

"Này các Tỷ kheo! Do duyên sanh, lão tử có mặt". Dù chư Như Lai có xuất hiện ở đời hay không xuất hiện ở đời, bản chất các pháp vẫn là thế, vẫn quyết định tánh ấy, vẫn theo duyên như thế".

Câu "Do duyên sanh lão tử" có mặt, là Phật đưa ra ví dụ để thấy qui luật Nhân Duyên Nhân Quả đang chi phối thế gian này : LÃO và TỬ xuất hiện, vì có cái nhân là SANH. Không có cái nhân là SANH, thì cái quả LÃO TỬ cũng không có.

Nói về nhân quả báo ứng của con người, thì có thể ta khó kiểm nghiệm hết, vì nó liên hệ trong ba đời. Nhưng nói về mặt nhân duyên nhân quả của các pháp hiện nay, thì bất cứ thứ gì, từ một vật rất nhỏ cho đến một hiện tượng v.v... đều hình thành theo kiểu có nhân duyên mới có quả. Nếu chúng ta tìm thấy được một "thứ gì" trong thế gian này không bị qui luật đó chi phối, thì chúng ta có thể ... "khởi kiện" đức Phật.


thiennam
Bài viết: 8
Ngày: 02/10/07 12:57

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi thiennam »

Mlj4u đã viết:Mlj4u xin trả lời bạn: Luật Nhân quả không do ai đặt ra cả. "Vạn pháp do duyên sinh". Tất cả mọi thứ trên đời đều không đi ngoài quy luật NHÂN QUẢ. Con người phương Đông chúng ta, cho dù có là Phật tử hay không đều chấp nhận quy luật này. Biết và hiểu rõ luật Nhân quả, tin chắc mỗi chúng ta sẽ sống tốt đời - đẹp đạo.
Vậy theo nhà Phật thì dù có tin nhân quả hay không thì mình vẫn bị luật nhân quả chi phối ? và đó là luật tự nhiên ? Dù người đó là người tây phương không tin Phật giáo, hay người đó là tín đồ các tôn giáo khác ?


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Theo cách Phật nói như vậy, thì tất cả những gì xuất hiện ở thế gian đều bị luật hân duyên nhân quả chi phối.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Nhân quả và nhân duyên trong đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thiennam đã viết: Vậy theo nhà Phật thì dù có tin nhân quả hay không thì mình vẫn bị luật nhân quả chi phối ? và đó là luật tự nhiên ? Dù người đó là người tây phương không tin Phật giáo, hay người đó là tín đồ các tôn giáo khác ?
Theo cách đức Phật đã nói, thì rõ ràng tất cả những gì xuất hiện ở thế gian đều bị luật Nhân Quả chi phối. Cứ có nhân, đủ duyên là có quả, bất kể đó là người thuộc đạo giáo nào. Vì thế Ht nghĩ nó không ảnh hưởng đến việc tin hay không tin.

Nhưng thường, nếu mình tin có nhân quả thì mình sẽ làm thiện tránh ác (không nói trường hợp tin nhân quả mà tin không đúng), còn không tin có nhân quả thì mình "dễ" làm ác hơn là làm thiện v.v... Cho nên, xét theo khía cạnh này, thì việc tin hay không tin cũng có tác dụng ít nhiều.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách