KINH KIM CANG QUYẾT NGHI

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

KINH KIM CANG QUYẾT NGHI

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KINH KIM CANG

Kinh Kim Cang khởi đầu từ khi tôn giả Tu Bồ Đề hỏi Phật câu
“ Vân hà hàng phục kỳ tâm?”
Khi đó Đức Phật chỉ trả lời vắn tắt
“ Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào”.
Tuy nhiên trong chính kinh những lời giảng giải của Đức Phật rất khó hiểu với đa số người học Phật sau này. Có tình trạng này vì mọi nghi ngờ phát sinh trong tâm của Tu Bồ Đề Đức Phật đều hiểu cả và đã lý giải phá trừ hoài nghi. Do đó các câu hỏi đều không được nêu ra. Thành ra ngài Anan không ghi lại, và kinh trở nên khó hiểu. Sau này Bồ-Tát Thiên Thân đã liệt kê ra hai mươi bảy mối nghi để giải nghĩa kinh này. Kinh truyền sang Trung Quốc và được Hám Sơn đại sư chú giải.
Đại sư Hám Sơn sinh năm 1546 đời nhà Minh. Ngài xuất gia năm 12 tuổi, sau được một chân sư khuyến khích học thiền. Một ngày nọ, tu viện của ngài bị hỏa hoạn. Ngài đi về phía bắc và cùng với một tăng sĩ khác lên trụ am trên đỉnh núi. Một đêm khi ngài đang nghiên cứu tác phẩm “ Hải trạm không chứng” của Seng Tchao ngài bỗng nhiên ngộ được sự bất biến căn bản của giới hiện tượng. Khi cư ngụ ở Ngũ Đài Sơn ngài đã thực hiện được sự giác ngộ hoàn toàn của Bồ-Tát Quán-Thế-Âm như đã mô tả trong kinh Lăng Nghiêm. Trong mỗi lần chứng ngộ thiền, ngài đã ngồi bất động, im lặng trong suốt 40 ngày , đối diện với một tu sĩ khác cùng ngồi để chăm sóc ngài. Năm 78 tuổi, ngài báo trước ngày mất và tự tại viên tịch. Nhục thân của ngài hiện vẫn còn lưu lại nguyên vẹn tại chùa của Lục Tổ.
Năm 1964 dịch giả Vương Gia Hớn, pháp danh Thiền Minh dịch từ bản chữ Hán ra chữ Việt. Sau khi dịch xong cư sĩ qua đời mà chưa kịp xuất bản. Năm 2004 gia đình có nhờ thầy Thích Huyền Dung khảo đính lại để xuất bản.
Nay nhờ duyên lành, tôi mua được một quyển “Kim Cang Quyết Nghi”. Nhận thấy kinh rất hay, tôi xin được tóm tắt đưa lên diễn đàn để quí Phật tử có thể tham khảo. Mọi công đức xin hồi hướng cho pháp giới chúng sinh, dịch giả Vương Gia Hơn và gia đình, đều được vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẦN I

Tôi nghe như vầy, có một lần, Phật ngự tại thành Xá Vệ, trong vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của thái tử Kỳ Đà, cùng với một ngàn, hai trăm năm mươi vị Đại Tỳ Kheo.
Lúc ấy gần đến bữa ăn. Đức Thế Tôn mặc áo, ôm bát đi vào thành Xá Vệ khất thực. Sau khi theo thứ tự ghé từng nhà khất thực, Ngài trở về chỗ ở. Dùng trai xong, Ngài xếp dẹp y bát , rửa chân rồi trải tọa cụ mà ngồi.
Khi đó ở trong đại chúng, Trưởng Lão Tu Bồ Đề từ chỗ ngồi đứng dậy, vén áo phía vai hữu ra, gối bên hữu quì xuống, chắp tay cung kính bạch Phật rằng :
“ Đức Thế Tôn thật hiếm có, Như Lai thật khéo hộ niệm các vị Bồ-Tát, khéo phó chúc các vị Bồ-Tát. “
“ Bạch Thế Tôn, Thiện nam, tín nữ muốn phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác thì phải trụ tâm vào đâu và hàng phục tâm như thế nào?”

NGHI VẤN
Vì các Bồ-Tát có phát nguyện : Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ nên Ngài Tu Bồ Đề mới hỏi Phật câu đó vì Ngài thấy chúng sinh vô lượng, vô biên trong vũ trụ, làm sao độ được hết, vì vậy tâm hoang mang.

Phật dạy:
“ Lành thay! lành thay ! Tu Bồ Đề, như người vừa nói, Như Lai thật khéo hộ niệm các vị Bồ-Tát, thật khéo phó chúc các vị Bồ-Tát. Vậy ngươi hãy chăm chú nghe, ta sẽ vì ngươi chỉ dạy. Thiện nam, tín nữ muốn phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác thì nên an trụ, nên hàng phục tâm như thế này.”

“ Dạ bạch Thế Tôn, tôi rất vui mừng được nghe”.

Phật dậy Tu Bồ Đề:
“ Các vị Bồ-Tát Ma Ha Tát phải hàng phục cái tâm như thế này:


GIẢI THÍCH:
Chỗ này Phật nói đến cách hàng phục tâm, chưa nói đến cách an trụ nó.
Vì mọi người đều có thói quen, chấp trước sai lầm vào danh, ngôn. Việc đầu tiên là diệt trừ thói quen sai lầm đó. Chúng sanh và Niết Bàn đều không phải là thật. đều không tồn tại. Một khi danh, ngôn đã trừ bỏ thì thói quen sai lầm đó lập tức tiêu tan, và tâm sẽ đương nhiên an tịnh, không cần phải hàng phục nữa. Ngài có nói “ Cái tâm điên cuồng không bao giờ ngơi nghỉ. Nếu ngơi nghỉ thì sẽ giác ngộ ngay. Chỉ cần làm cho tâm trống rỗng, không còn phàm tình nào thì lúc đó không cần phải giải thích lời các vị thánh nữa”.

VĂN KINH
Tất cả các loài chúng sinh: Loài sanh từ trứng, từ thai, loài sanh nơi ẩm thấp, loài sanh do chuyển hóa. Loài có hình sắc, loài không có hình sắc, loài có tưởng, loài không có tưởng. Tất cả đều được ta dẫn nhập vào Vô Dư Niết Bàn mà không diệt độ cho. Diệt độ cho vô số, vô lượng, vô biên chúng sanh nhưng thật ra không có chúng sanh nào được diệt độ cả.
Vì sao ? Này Tu Bồ Đề, nếu Bồ-Tát còn chấp tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì chẳng phải là Bồ-Tát thật.


GIẢI THÍCH:
Thứ nhất : vì chúng sinh là giả có, do duyên khởi mà có nên không thực. Do chúng sinh và pháp giới chỉ là vọng kiến, như hoa đốm trong hư không, không thực có. Còn nếu xem chúng sinh trong căn bản là không thì trong căn bản chúng sanh là Như Như. Vì chúng sanh đã ở trạng thái Như Như nên chúng sanh đều đã tịch diệt. Do đó đều đã được Phật dẫn độ vào Niết Bàn rốt ráo. Kinh Tịnh Danh nói “ Tất cả chúng sanh sau cùng đều tịch diệt, không thể diệt hơn được nữa”.
Thư hai: Vì Bồ-Tát không chấp bổn ngã nên không thấy ta và người, do không thấy người nên không thấy có chúng sanh, không có chúng sanh phải thọ giả. Không có thọ giả thì chúng sanh tịch diệt. Cho nên nói “ Dẫn độ vô số vô lượng, vô biên chúng sanh đến Niết Bàn mà thực ra không có chúng sanh nào được diệt độ cả” .

GHI CHÚ: Phần chữ màu đỏ là phần chánh văn. Phần chữ đen là tóm ý của thiền sư Hàm Thị.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGHI VẤN 1:
Phật dạy các Bồ-Tát thực hành bố thí Ba La Mật, mà người nhận bố thí là chúng sanh. Nay tất cả chúng sinh đều là không, đều không có thật, vậy thì ai là người nhận bố thí?

VĂN KINH
Hơn nữa, này Tu Bồ Đề ! Bồ tát không nên trụ tâm bất cứ nơi nào trong khi bố thí. Nghĩa là phải bố thí mà không để tâm trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp . Này Tu Bồ Đề! Bồ-Tát phải bố thí như thế đó, không để tâm trụ nơi sắc tướng.

GIẢI THÍCH
Pháp giới và chúng sinh được nhận ra do sáu giác quan, mà các đối tượng của giác quan đều không có thật , chúng sinh trong căn bản cũng không có thật nên Phật mới dạy “Tâm không nên trụ bất cứ nơi nào “ khi bố thí.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGHI VẤN 2:
Nếu tâm không trụ nơi sắc tướng thì làm sao sanh phước đức?

VĂN KINH
Tại sao? Vì nếu Bồ-Tát không trụ tướng khi bố thí thì phước đức không thể suy tư, đo lường nổi. Này Tu Bồ Đề ! ý ông thế nào? Có thể suy tư, đo lường hư không ở phương Đông không?
- Bạch Thế Tôn ! không.
- Này Tu Bồ Đề ! có thể suy tư, đo lường hư không ở phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương bàng và phương Thượng, phương Hạ ?
- Bạch Thế Tôn! Không.
- Này Tu Bồ Đề ! Bồ -Tát bố thí mà tâm không trụ vào tướng thì phước đức cũng như thế đó, không thể suy tư, đo lường được.

GIẢI THÍCH :
Sự bố thí được thực hiện khi tâm còn bám víu vào sắc tướng sẽ bị sắc tướng hạn chế, mà trong Bổn Thể sắc tướng chỉ là một hạt bụi. Vì thế dù có bố thí bao nhiêu mà chấp tướng thì phước đức cũng không thể nhiều được. Nếu khi bố thí mà không cần biết đến người bố thí, người thọ thí và vật bố thí thì không bị sắc tướng hạn chế, và phước đức sẽ là vô lượng.
Khi bố thí mà không chấp người bố thí, người thọ thí và vật bố thí tức là đã thực hiện một hành đông vô vi, thể hợp với chân như, Phật tánh vì vậy phước đức nhiều vô lượng.
Khi bố thí mà không chấp người thí, người thọ thí và vật thí là đã phù hợp với lý tánh của Chân Như, vì người thí, người thọ thí và vật thí đều từ Chơn Như khởi hiện, và đều không thật.

VĂN KINH
Này Tu Bồ Đề! Bồ-Tát chỉ nên an trụ tâm như ta dạy đó.

GIẢI THÍCH:
Đoạn kinh văn này Phật dạy phương pháp làm cho tâm yên tịnh bằng cách xem Vô Ngã là điểm chánh. Nếu không có ngã tất nhiên không có nhân. Nếu Nhân, Ngã đã quên thì tụ tâm tịch diệt. Nếu tự tâm tịch diệt thì chúng sanh tịch diệt. Chúng sanh tịch diệt thì bất tất phải cầu quả Phật nữa. Cái tâm bồn chồn cầu cạnh nay đã an nghỉ, đã quên hẳn mọi ham muốn nắm giữ hay vứt bỏ. Nội tâm, ngoại cảnh đều không thì chỉ có cái tâm duy nhất, bất động. Vì vậy nên nói tâm này là NHƯ. Đó là phương pháp an tâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGHI VẤN 3:
Các Bồ-Tát trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh, làm phước bố thí. Nay chúng sinh vốn không, bố thí chẳng thật thì làm sao được thành Phật . Đức Như Lai thân tướng rõ ràng, chắc chắn không phải do một cái nhân không có sắc tướng.

VĂN KINH
Này Tu Bồ Đề, ý ngươi thế nào? Có thể thấy Như Lai bằng thân tướng của ngài không?
Bạch Thế Tôn ! không, không thể thấy thân tướng mà cho rằng thấy được Đức Như Lai. Tại sao? Vì khi Như Lai nói đến thân tướng thì đó không phải là thân tướng.

Phật dạy Tu Bồ Đề
“Phàm mọi vật có tướng đều là không thật” . Nếu nhận thấy được các sắc tướng đều không phải là tướng thì sẽ nhận thức được Đức Như Lai


GIẢI THÍCH:
Vì Tu Bồ Đề nghe nói đến cái nhân không có sắc tướng liền nghi ngờ cái nhân đó không thể cầu được quả Phật sắc tướng. Vì thế Đức Thế Tôn phá tan cái quan niệm về sắc tướng của Tu Bồ Đề. Đức Phật dạy rằng : Không nên nhận thức Đức Như Lai bằng sắc tướng, vì cái thân mà Phật nói đó là Pháp Thân Phật. Bởi thế mới nói “ Đó không phải là thân tướng thật”. Vì Pháp Thân không có sắc tướng. Nếu ở giữa sắc tướng của mọi sự vật , người ta nhận thấy chúng đều là không thật (không phải sắc tướng thật) thì người ta sẽ nhận thức Đức Như Lai có một sắc tướng đặc biệt bên ngoài sắc tướng của mọi sự vật. Thế thì rõ ràng là : Một cái nhân không có sắc tướng , hợp với một cái qủa không có sắc tướng.

(trang 4)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGHI VẤN 4:
Vì giáo lý “ Một cái nhân vô sắc tướng phù hợp với một cái quả vô sắc tướng “ là quá cao thâm nên chúng sinh khó tin, và khó giải thích được nó.

VĂN KINH:
Tu Bồ Đề bạch Phật rằng
- Bạch Thế Tôn ! như có chúng sinh nghe được những lời nói ấy , không biết có đem lòng tin thật chăng?
Phật bảo Tu Bồ Đề :
- Đừng nói như thế. Sau khi Như Lai nhập diệt năm trăm năm sau cũng có chúng sinh trì giới hoặc tu phước được nghe những chương, những câu ấy đem lòng tin ngay và cho đó là thật. Nên biết những người đó chẳng những đã gieo căn lành trong một cõi Phật, hai cõi Phật, ba, bốn, năm cõi Phật , nhưng đã gieo trồng căn lành trong muôn ngàn, vô lượng cõi Phật. Vừa được nghe những câu kinh này liền tức khắc sinh lòng tin trong sạch . Này Tu Bồ Đề ! Như Lai biết tất cả, thấy tất cả chúng sinh được phước đức vô lượng như thế. Tại sao? Vì các chúng sinh đó không còn ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, không còn tướng pháp, cũng không còn tướng phi pháp nữa. Tại sao? Vì các chúng sinh đó nếu tâm còn giữ tướng , tức chấp bốn niệm về ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu tâm còn chấp tướng pháp, tướng phi pháp tức là còn chấp ngã . Tại sao? Vì nếu tâm còn chấp tướng pháp, tướng phi pháp tức là còn chấp ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Vì thế không nên giữ ý niệm về pháp, mà cũng không nên giữ ý niệm về phi pháp . Vì lẽ đó nên Đức Như Lai thường nói
“ Các Tỳ Kheo nên biết cái pháp ta thuyết có thể ví như chiếc bè. Pháp còn phải bỏ, huống chi là phi pháp”.

GIẢI THÍCH :
Ngaì Tu Bồ Đề thắc mắc: Cái chân lý ” Từ cái nhân vô sắc tướng dẫn đến một cái quả vô sắc tướng. Như thế nhân và quả đều không, người và pháp đều mất “ xem ra quá cao siêu đối với chúng sinh, nên có thể họ sẽ không tin.
Đức Phật dạy : Có những chúng sinh tin như thế. Tuy nhiên họ là những người đã gieo trồng căn lành nơi vô lượng cõi Phật thời quá khứ. Khi khởi một niệm tin họ đã nhận được vô lượng phước đức. Sở dĩ như vậy là vì phước đức này không bị giới hạn bởi sắc tướng.
Một khi khởi lòng tin tức là họ đã từ bỏ :ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Vì không còn bốn tướng đó nên tâm và cảnh đều không. Họ không chấp vào sắc tướng và phi sắc tướng tức là không chấp vào pháp và phi pháp.
Một khi đã hiểu thấu giáo lý này thì quan niệm về nhân và pháp không còn nữa. Tất cả chấp trước bị bỏ rơi tức khắc và do đó vượt lên trên tất cả những gì hiện hữu vậy.
Vì thế Đức Phật dạy chúng ta từ bỏ cái quyến niệm về pháp. Từ bỏ quyến niệm về pháp tức là từ bỏ tình cảm. Một khi tình cảm được từ bỏ thì chơn trí sẽ viên mãn vậy. Cho nên Đức Phật bảo “ Cho đến pháp còn phải bỏ huống chi là phi pháp”.

(NV4, T5)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGHI 5
Tu Bồ Đề nghĩ: Nếu Phật không có sắc tướng, và Pháp thì phải từ bỏ vậy là không có Phật và cũng không có Pháp. Nhưng nay ta hiện thấy có Phật đã thành và đang thuyết Pháp .Vậy sự thật như thế nào?

VĂN KINH:
Tu Bồ Đề, ý ngươi thế nào? Như Lai có chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng , Chánh Giác chăng? Như Lai có thật sự thuyết Pháp chăng?
Tu Bồ Đề nói :
Theo như tôi hiểu ý Phật nói thì không có cái Pháp đã định sẵn nào gọi là Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, cũng không có cái Pháp đã định sẵn nào mà Như Lai có thể thuyết. Vì sao ? Vì cái thuyết mà Như Lai thuyết không thể thủ được, mà cũng không thể miêu tả được bằng lời nói , nó không phải là Pháp mà cũng không phải là phi Pháp. Vì sao có thể như thế được? Tất cả các Hiền Thánh đều theo Vô Vi Pháp nhưng có chỗ khác biệt nhau về trình độ hiểu biết.

GIẢI THÍCH
Nếu có một cái pháp định sẵn thì nó đã nằm trong hữu vi, không thể là Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác được. Như Lai chỉ dạy về pháp đó, là tùy theo căn cơ, trình độ của từng người, Pháp đó không thể thủ giữ được và cũng không thể miêu tả bằng lời được. Nó không phải là Pháp cũng không phải Phi Pháp. Tất cả các Hiền Thánh đều theo học pháp Vô Vi này. Nhưng địa vị cao tháp khác nhau vì trình độ thâm hiểu khác nhau.

NGHI VẤN 6
Tu Bồ Đề đã hiểu giáo lý “ Không có Phật và không có Pháp” nhưng vẫn chưa hiểu tại sao khi Tâm hòa hợp với vô vi thì lại được phước đức tột bậc.

VĂN KINH
- Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như có người chất chứa tam thiên đại thiên thế giới đầy bảy loại báu và đem ra bố thí, thì phước đức người đó có nhiều hay không?
Tu Bồ Đề nói:
- Bạch Thế Tôn thật nhiều, vì sao? Vì phước đức đó không có tánh chất phước đức nên Như Lai mới bảo là phước đức nhiều.
- Nếu có người chỉ thọ trì bốn câu kệ trong kinh này đem ra giảng thuyết cho người khác nghe, thì phước đức lại nhiều hơn người trước. Vì sao thế? Này Tu Bồ Đề! Tất cả các Đức Phật và cái Pháp Vô Thượng Chánh Dẳng, Chánh Giác của Phật đều xuất phát từ kinh này. Này Tu Bồ Đề! Tuy gọi là Phật và Pháp, nhưng không phải là Phật và Pháp.

GIẢI THÍCH
Đức Phật giảng về phước đức không có sắc tướng để cho thấy rõ cái Pháp không sắc tướng là cái Pháp tối cao. Tu Bồ Đề đã hiểu giáo lý vô tướng, nhưng không biết là hòa hợp với giáo lý vô tướng thì được phước đức vô tướng. Ông không hiểu rằng vì sao phước vô tướng lại có thể trội hơn phước đức thâu hoạch được trong lúc còn chấp tướng. Vì thế Đức Phật dạy rằng phước đức tột bực của bố thí khi chấp tướng cũng không thể bằng được phước đức do sự thọ trì một bài kệ bốn câu trong kinh này. Bởi vì một bài kệ bốn câu trong kinh này là trí tuệ, là Bát Nhã. Mà chư Phật đều xuất sanh từ Bát Nhã này. Ngài nói “Bát Nhã là mẹ của chư Phật”. Mà “ Một bà mẹ được tôn kính do nơi các đứa con lỗi lạc của bà ”. Cũng thế, Bát Nhã có thể sanh xuất Phật và Pháp, nhưng Bát Nhã thật sự không phải là Phật và Pháp vậy. Vì thế ngài nói “ Cái được gọi là Phật và Pháp không phải là Phật và Pháp thật sự “.

(NV6 trang 6)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGHI VẤN 7:
Vì không có Pháp để thuyết, không có Phật để thành nên cả hai Phật và Pháp đều không thể chứng đắc. Tuy nhiên trước kia Đức Thế Tôn đã vì đệ tử Thanh Văn mà giảng Pháp Tứ Đế. Đó chắc chắn là một Pháp. Họ đã y theo Pháp đó mà tu và thâu được kết quả là họ trụ trong Niết Bàn. Nay vì sao Thế Tôn lại nói ngược lại tất cả những giáo huấn trước kia, khi ngài nói tất cả đều KHÔNG, tức là không có gì tồn tại ?

VĂN KINH
- Này Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Bậc Tu Đà Hoàn có nên có ý niệm “ Tôi đắc quả Tu Đà Hoàn” không?
Tu Bồ Đề nói :
- Bạch Thế Tôn! Không. Vì sao? Vì Tu Đà Hoàn có nghĩa là “Nhập lưu”, nhưng thật sự không có nhập chỗ nào, không nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc. Vì vậy mới là Tu Đà Hoàn.
- Này Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Bậc Tư Đà Hàm có nên có ý niệm “ Tôi đắc quả Tư Đà Hàm” không?
Tu Bồ Đề nói:
- Bạch Thế Tôn ! không. Vì sao? Vì Tư Đà Hàm có nghĩa là “Nhất vãng lai”. Nhưng thật sự không có vãng lai, vì vậy mới gọi là Tư Đà Hàm
- Này Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào?. Bậc A Na Hàm có nên có ý niệm “Tôi đắc quả A Na Hàm” không?
Tu Bồ Đề nói:
- Bạch Thế Tôn! Không. Vì A Na Hàm có nghĩa là “Không trở lại”, nhưng thật sự không có cái gì là không trở lại, vì thế mới gọi là A Na Hàm.
- Này Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Bậc A La Hán có nên có ý niệm “ Tôi đắc quả A-La-Hán” không?
Tu Bồ Đề nói:
- Bạch Thế Tôn! Không. Vì sao? Vì không có pháp nào gọi là A-La-Hán. Bạch Thế Tôn, nếu bảo A La Hán có ý niệm “ Tôi đắc đạo A-La-Hán “ tức là còn chấp trước ý niệm về Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả. Bạch Thế Tôn ngài dạy tôi rằng: Tôi đắc pháp Vô Tránh Tam Muội là cao nhất trong loài người, và tôi là A-La-Hán ly dục cao nhất. Bạch Thế Tôn tôi không có ý niệm “Tôi là A-La-Hán ly dục” . Bạch Thế Tôn! Nếu tôi có ý niệm “Tôi đắc đạo A-La-Hán “ thì Thế Tôn đã không dạy rằng : Tu Bồ Đề này ưa thích hạnh A-Lan-Na. Vì Tu Bồ Đề không có hành động dù là trong tâm trí nên mới gọi là Tu Bồ Đề ưa thích sự yên lặng trầm tịnh.


GIẢI THÍCH:
Đoạn trước Phật dạy rằng : Không có pháp nào để thủ, không có quả Phật nào để cầu. Đoạn này Phật khai triển xuống đến các thứ bậc quả vị Thanh Văn . Nhận xét nó bằng trí tuệ Bát Nhã. Phật hỏi Tu Bồ Đề : “ Ý ngươi thế nào?” về bốn quả của Thanh Văn.. Và ngài Tu Bồ Đề đã trả lời đúng theo tinh thần Bát Nhã.
1) Tu Đà Hoàn có nghĩa là nhập lưu, là vào dòng thánh, là đi ngược lại dòng sanh tử. Nhưng thật ra chẳng nhập vào đâu cả, chẳng trụ vào đâu cả, mà chính là không sa đà nơi lục trần, không bị lục trần lôi kéo.
2) Tư Đà Hàm có nghĩa là trở lại một lần. Người đắc quả này còn một lần sinh trở lại Dục giới. Thật ra người đạt quả này, trong tư tưởng vẫn còn một phần vương vấn ở cõi dục nên phải sinh trở lại. Nếu đoạn trừ dứt khoát thì đã khỏi sinh. Thật sự không có nơi nào để trở về, để an trụ.
3) A Na Hàm có nghĩa là bất lai, là không trở lại cõi dục giới này nữa chứ không có nghĩa là có nơi chốn nào để trở về, để an trụ.
4) A-La-Hán là vô sanh. Đối với A-La-Hán tất cả các pháp đều là không, Thật sự không một pháp, một ý niệm nào phát sanh trong tâm. (do đó mới chứng vô sanh) Nếu A-La-Hán có ý niệm “ Ta là A-La-Hán” tức là đã khởi niệm, đã sai lầm, đã chấp tướng “Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả”.

Tu Bồ Đề nói : Đức Thế Tôn nói tôi đắc Vô Tránh Tam Muội, lại khen tôi đứng bậc nhất giữa loài người. Ngài lại nói tôi là A-La-Hán ly dục bậc nhất . Được Thế Tôn khen ngợi nhiều như thế, nhưng tôi tự xét kỹ tâm mình, chưa từng phát sanh một niệm nào chấp trước :tôi là A-La-Hán ly dục vậy. Nếu tôi đã có ý niệm đó thì Thế Tôn đã không nói tôi ưa thích trầm tịnh yên lặng. Theo như tôi thấy bây giờ thì Niết Bàn đã nói lúc trước thất ra không phải là một nơi để an trụ. Như thế, thấy rõ là quả Bồ Đề của Đức Như Lai cũng không phải là một nới mà tâm có thể an trụ vậy. Thế thì còn gì để nghi nữa?”.

NGHI VẤN 8
Nếu Phật quả là không có nơi an trụ thì tại sao Như Lai hiện tiền đây đã được Phật Nhiên Đăng thụ ký về việc thành Phật sau này? Nếu đã có Phật để thành thì sao lại không có một cái quả để an trụ?

VĂN KINH
Phật dạy Tu Bồ Đề
- Ý ngươi thế nào? Khi xưa ở nơi Phật Nhiên Đăng , Phật có chỗ chi đắc Pháp không?
- Bạch Thế Tôn! không. Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng thật không có chỗ chi đắc Pháp.


GIẢI THÍCH :
Tu Bồ Đề nghĩ rằng tuy quả Bồ Đề vô trụ, nhưng chắc phải có một sự thành đạt nào đó.
Thế Tôn đón hỏi trước để Tu Bồ Đề hiểu rằng :Phật Nhiên Đăng nói là thọ ký, nhưng đó chỉ là ấn chứng sự giác ngộ của cái tâm này thôi, chớ thật ra không có cái gì để hoạch đắc hết. Nếu có hoạch đắc thì Phật Nhiên Đăng không thọ ký cho ta như thế.

(NV8, T8)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGHI VẤN 9
Bồ Đề không nơi trụ, quả Phật không thể đạt được, như thế cần gì trang nghiêm cõi Phật? Nhưng vì sao Đức Thế Tôn lại dạy chúng ta thực hành những hạnh của Bồ-Tát để trang nghiêm cõi Phật?

VĂN KINH
- Này Tu Bồ Đề ! ý ngươi thế nào? Bồ Tát có trang nghiêm cõi Phật không?
- Bạch Thế Tôn! Không. Tại sao? Vì trang nghiêm cõi Phật không phải là trang nghiêm thật sự mà chỉ được gọi là trang nghiêm.
- Vì lẽ đó, này Tu Bồ Đề ! các vị Bồ-Tát Ma Ha Tát nên mở rông tâm yên tịnh như thế này: Không nên để tâm trụ sắc, thanh, hương, vị xúc và pháp. Họ phải sanh tâm không trụ vào đâu hết.


GIẢI THÍCH
Tu Bồ Đề nghĩ rằng : Nếu không thành Phật được, lai không có Niết Bàn để an trụ , thì cần gì phải trang nghiêm cõi Phật. Vì ông tưởng rằng thật sự có cõi Phật cần được trang nghiêm. Dó là do chấp tướng vậy. Bởi vậy Đức Thế Tôn mới hỏi Tu Bồ Đề
” Các vị Bồ-Tát có thật sự trang nghiêm cõi Phật không?”
Tu Bồ Đề hiểu ngay ý Phật và trả lời
“ Đó không phải là trang nghiêm cõi Phật mà chỉ được gọi là trang nghiêm”.
Làm sao hiểu được nghĩa câu này? :
Cõi Phật là cõi thanh tịnh. Cõi thanh tịnh đó há có thể dùng bảy báu để trang nghiêm sao? Nơi cõi thanh tịnh của chư Phật, chỉ dùng cái tâm thanh tịnh, giác ngộ rửa sạch mọi uế nhiễm. Khi mọi uế nhiễm đã không còn thì cõi đó tự nhiên trở nên thanh tịnh. Đó là dùng tâm thanh tịnh để trang nghiêm. Tuy nhiên thứ trang nghiêm này không phải là thứ trang nghiêm như người đời thường nghĩ. Vì thế trong kinh mới nói “ Đó không phải là trang nghiêm thật sự mà chỉ được gọi là trang nghiêm”.
Như thế rõ ràng là khi Bồ-Tát trang nghiêm cõi Phật, họ không cần dùng thứ gì bên ngoài cả, mà chỉ tự mình làm cho tâm thanh tịnh. Tâm đã thanh tịnh thì cõi Phật tự nhiên thanh tịnh.

Tuy nhiên đã nói là thanh tịnh thì làm sao có thể sanh tâm?
Phật nói : Thanh tịnh làm sao sanh tâm? Chỉ cần đừng sanh cái tâm bị lục trần ô nhiễm mà thôi. Vì không có cái gì thanh tịnh để người ta có thể trụ trong đó mà sanh tâm. Đó chính là khi chấp trước không còn , tình cảm đã tan mất thì cái tâm thanh tịnh tự nhiên xuất hiện. Vì thế Phật nói “ Phải sanh tâm không trụ vào đâu hết”. Tam Tổ nói “ Đừng theo đuổi nhân duyên của cái tồn tại và đừng trụ trong cái Không nhẫn” (Không nhẫn là sự nhẫn nhục đạt đến bằng cách xem mọi vật là không). Không có phương pháp an tâm nào cao diệu hơn nó. Vì thế Lục Tổ vừa nghe câu kinh này đã tức khắc giác ngộ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGHI VẤN 10
Nếu không trang ngiêm cõi Phật, nếu không có cõi Phật thì Báo Thân Phật cao ngàn trượng sẽ cư ngụ tại đâu?

VĂN KINH
-Này Tu Bồ Đề! Ví như có người thân thể như núi Tu Di. Ý ngươi thế nào? Thân thể đó có to lớn không?
Tu Bồ Đề nói
- Bạch Thế Tôn! To lớn lắm. Vì sao? Vì Phật nói đó không phải là thân thể thật, nhưng được gọi là thân thể to lớn.


GIẢI THÍCH
Báo Thân, Pháp Thân Phật không phải là một cái thân (Phi thân chi thân) thân đó vô tướng. Cõi Phật không phải là một cõi (Phi độ chi độ) cõi đó vô hình. Chỉ là cái tâm yên tịnh, sáng lạng.
Khi quan niệm về thân và cõi đều không còn. Quan niệm về tâm và cảnh đã dẹp tan, thì sẽ đạt đến Bát Nhã tuyệt đối và ý nghĩa về Pháp Thân vô trụ sẽ sáng tỏ. Vì thế, dẫn dắt đến mức nào thì Thực Tướng (Chân lý) không còn cần lời để miêu tả.
Kẻ nào tin tưởng vào giáo huấn này sẽ được phước đức vô lượng.

VĂN KINH
-Này Tu Bồ Đề! Ví như trong sông Hằng có ao nhiêu cát thì lại có bấy nhiêu sông Hằng. Ý ngươi thế nào? Số cát trong tất cả các sông Hằng đó có nhiều không?
Tu Bồ Đề nói :
- Bạch Thế Tôn ! nhiều lắm. Những sông Hằng đã là vô số rồi huống chi là cát.
- Này Tu Bồ Đề! Nay ta bảo thật với ngươi. Như có thiện nam, tín nữ đem bảy báu chứa đầy một số tam thiên đại thiên thế giới nhiều như số cát những sông Hằng của ngươi, dùng để bố thí thì có được phước đức nhiều chăng?
Tu Bồ Đề nói
- Bạch Thế Tôn! Thật là nhiều.
Phật dạy Tu Bồ Đề
- Như có thiện nam, tín nữ chỉ thọ trì bốn câu kệ trong kinh này và đem giảng dạy người khác , thì phước đức này trội hơn phước đức trước. Hơn nữa này Tu Bồ Đề ! nơi nào giảng thuyết kinh này, dù chỉ bốn câu kệ thì nên biết rằng nơi đó tất cả Tiên, Người, Thần trong thế gian đều phải cúng dường như là tháp miếu Phật. Huống chi là người có thể thọ trì và đọc tụng trọn kinh này! Này Tu Bồ Đề! Nên biết rằng người đó đã thành tựu cái Pháp tối cao và hiếm có nhất. Bất cứ nơi nào có kinh điển này thì tức là nơi đó có Phật và các đệ tử đáng kính của ngài.


GIẢI THÍCH
Chỉ giảng thuyết bốn câu kinh thì phước đức trội hơn là bố thí bảy báu chất đầy một số thế giới nhiều như số cát trong vô số sông Hằng. Vì bài kệ bốn câu tiêu biểu toàn thể Pháp Thân cho nên không khác chi Phật còn tại thế với các đệ tử đang giảng thuyết kinh đó vậy. Pháp Thân được hoàn toàn hiển lộ nên các nghi ngờ đều bị phá tan. Từ những lời nói bị quên lãng, Chân Lý xuất hiện.

VĂN KINH
Lúc ấy Tu Bồ Đề bạch Phật rằng
- Bạch Thế Tôn! Nên gọi kinh này là kinh gì? Và chúng tôi phải phụng trì như thế nào?
Phật dạy Tu Bồ Đề:
- Kinh này là kinh Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật. Ngươi nên dùng tên đó mà phụng trì. Vì sao? Này Tu Bồ Đề! Phật nói Bát-Nhã Ba-La-Mật tức không phải là Bát-Nhã Ba-La-Mật. Chỉ được gọi là Bát-Nhã Ba-La-Mật.


GIẢI THÍCH
Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật là Trí huệ kim cang, đáo bỉ ngạn. Phật bảo dùng tên Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật là vì pháp này không có tên, chỉ dùng trí huệ để giải thoát. Trí huệ là dụng của tâm. Một khi đạt được bổn tâm thì trí huệ tự nhiên sáng tỏ. Cho nên nói trí huệ mà thực ra chẳng phải trí huệ nào khác. Chỉ là bản tâm. Vì thế mới nói Bát-Nhã Ba-La-Mật tức không phải Bát-Nhã Ba-La-Mật. Chỉ được gọi là Bát-Nhã Ba-La-Mật.

VĂN KINH
-Này Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Như Lai có thuyết pháp không?
Tu Bồ Đề bạch Phật
- Bạch Thế Tôn! Như Lai không có giảng thuyết chi hết.


GIẢI THÍCH
Nếu nói Phật thuyết pháp tức chấp vào sắc tướng. Nhưng Phật Thân tức Pháp Thân, Pháp Thân không phải là thân nên không có thuyết pháp thật sự.

(trang 11)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGHI VẤN 11
Tu Bồ Đề nghĩ : Nếu Pháp Thân là vô tướng thì rơi vào đoạn diệt, nghĩa là không có Pháp Thân. Như vậy làm sao nhận biết Pháp Thân ở nơi nào?

VĂN KINH
- Này Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Những bụi nhỏ trong tam thiên đại thiên thế giới có nhiều chăng?
- Bạch Thế Tôn! Thật là nhiều.
- Này Tu Bồ Đề! Những bụi nhỏ đó, Như Lai nói không phải thật là bụi nhỏ. Chỉ được gọi là bụi nhỏ. Như Lai nói thế giới không phải thật là thế giới, được gọi là thế giới.

GIẢI THÍCH
Đức Phật dụ Pháp Thân như Thế giới và bụi nhỏ. Được nhận thức như không có thật, nhưng không phải là không có. Không rơi vào đoạn diệt. Nếu nhìn vi trần và thế giới như là sắc tướng thì sẽ thấy muôn ngàn hiện tượng. Nếu nhìn chúng không phải như vi trần và thế giới thì sẽ thấy hư không không phải chỉ là cái “ hư vô trầm tịch và tịch diệt”.

NGHI VẤN 12
Nếu Pháp Thân không có sắc tướng mới là Phật, thì Đức Phật có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp đang hiện diện đây là gì?

VĂN KINH
- Này Tu Bồ Đề! Ý ngươi thế nào? Có thể nhận thức Như Lai bằng ba mươi hai tướng không?
- Bạch Thế Tôn không. Không thể nhận thức Như lai bằng ba mươi hai tướng được. Vì sao? Vì Như Lai nói ba mươi hai tướng tức không phải là tướng thật, nên gọi là ba mươi hai tướng
.

GIẢI THÍCH
Không thể nói Phật có ba mươi hai tướng không phải là Phật thật, vì ba mươi hai tướng đó trong bản thể không phải là tướng thật. Nếu xem sắc tướng như vô tướng thì Hóa Thân chính là Pháp Thân vậy. Đến đây ta thấy ba Thân đều đồng một thể chất. Khi mà thân và cõi Phật đều là KHÔNG thì sẽ đạt đến Tuyệt Đối, mọi tình, thức đều chìm trong quên lãng. Ngôn và từ đều tịch.

VĂN KINH
- Này Tu Bồ Đề! Ví như có thiện nam, tín nữ dùng thân mạng mình nhiều như cát sông Hằng mà bố thí. Lại như có người chỉ dùng bài kệ bốn câu trong kinh này đem giảng dạy kẻ khác, thì phước đức trội hơn người trước.


GIẢI THÍCH
Với giáo lý về Pháp Không, Chân Lý Tuyệt Đối đã được hiển lộ, bốn quan niệm sai lầm về sắc tướng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả) không còn nữa. Khi cái chấp về ngã không còn nữa thì Pháp Thân hiển lộ ra. Vì thế Đức Thế Tôn mới so sánh phước đức của sự bố thí: hy sinh xác thân nhiều như cát sông Hằng với phước đức vô biên do sự thọ trì trong tâm bốn câu kệ trong kinh và đem giảng thuyết cho người khác.

VĂN KINH
Lúc ấy Tu Bồ Đề nghe giảng kinh này, hiểu được ý nghĩa sâu xa nên cảm động sa nước mắt và bạch với Phật rằng :
- Bạch Thế Tôn thật là hiếm có! Đức Phật giảng một kinh điển thật là thâm sâu! Từ khi đệ tử đắc huệ nhãn đến nay , chưa từng được nghe một kinh điển nào như thế này.
- Bạch Thế Tôn! Như có người nghe được kinh này sanh lòng tin tưởng thanh tịnh chắc sẽ giác ngộ được thực tướng . Nên biết người này đã thành tựu được công đức cao siêu nhất và hiếm có nhất. Bạch Thế Tôn! Cái thật tướng đó không phải là thật tướng, nhưng Như Lai gọi là thật tướng. Bạch Thế Tôn! Đệ tử nay được nghe kinh này, tin hiểu và thọ trì không chút khó khăn .Nhưng về đời sau trong năm trăn năm sau cùng nếu có người nghe được kinh này , tin hiểu và thọ trì thì người đó thật là hiếm có nhất. Vì sao? Vì người đó không còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả nữa. Vì sao? Vì tướng ngã không phải là tướng, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả đều không phải là tướng . Vì sao? Vì khi đã từ bỏ tất cả các tướng thì được gọi là Phật.
Phật dạy Tu Bồ Đề:
- Đúng thế! Đúng thế! Lại như có người nghe được kinh này mà không kinh hãi không rối loạn, không sợ sệt tì nên biết người đó thật là hiếm có lắm vậy. Vì sao? Này Tu Bồ Đề! Như Lai nói Đệ Nhất Ba-La-Mật tức không phải Đệ Nhất Ba-La-Mật, đó là Đệ Nhất Ba-La-Mật .


GIẢI THÍCH
Trong hơn hai mươi năm thuyết pháp,Đức Phật chưa từng nói đến việc cách ly sắc tướng. Đến nay ngài thấy đã đến thời dẫn dắt chúng sinh đến chỗ cao siêu vô tận của Đại Thừa. Nên ngài mới khai thị, chỉ bảo cho chư tăng về cái Tâm Kim Cang, lấy đó để làm căn bản tu hành. Vì vậy Bát Nhã là cửa đầu tiên bước vào Đại Thừa. Cái Tâm đó chư Phật đã khéo hộ niệm, khéo phó chúc cho các Bồ-Tát mà các đệ tử Tiểu Thừa chưa từng nghe. Nay họ mới giác ngộ những điều chưa hiểu từ trước. Như trẻ em khát sữa bỗng nhiên gặp được mẹ hiền. Vì Thế Tu Bồ Đề vừa nghe được là đã cảm kích đến phát khóc. Vì thế ngài ca ngợi Phật “ Thật là hiếm có!”. Cái pháp mà từ trước đến nay ngài chưa từng nghe , quả thật là một cái pháp hiếm có. Tu Bồ Đề bầy tỏ về sự giác ngộ của mình, ngài nói “ Tôi đã nghe, đã hiểu, đã thấy nó, thật là hiếm có! Nếu có kẻ nào khi nghe nó có thể tin rằng tâm mình cũng thanh tịnh như thế, thì Thực Tướng chắc sẽ xuất hiện ngay trước mắt, mọi quan niệm sai lầm sẽ bị tiêu diệt. Người đó cũng thật là hiếm có vậy. Tại sao? Vì cái Pháp ly tướng thật là khó tin, khó hiểu. Ngay khi Phật còn tại thế cũng đã khó hiểu, huống chi năm trăm năm sau khi Phật nhập diệt, Pháp suy, ma thạnh thì thật khó có người có thể tin được Pháp này. Nếu có ai có thể tin nó được thì thật là người hiếm có bậc nhất vậy. Tại sao? Vì họ đã ly cách bốn tướng (ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả). Tuy nhiên trong căn bản, bốn tướng này thật ra là Như Như. Hiểu được điều này tức là thấy được Pháp Thân vậy. Vì thế mới nói “ Người nào ly cách tất cả các sắc tướng thì sẽ được gọi là Phật. Người như thế thật là hiếm có”.
Đức Thế Tôn nghe nói liền ấn chứng , ngài nói “ Đúng như thế! Đúng như thế”. Đúng như đã nói, Cái Pháp này quá quảng đại mà căn cơ con người lại quá thấp kém. Nếu có ai nghe mà không kinh sợ, thì người đó thật là hiếm có vậy. Vì cái Pháp mà ngài dạy không ở trong lời nói, nên mới nói “ Đệ Nhất Ba-La-Mật tức không phải Đệ Nhất Ba-La-Mật, đó mới là Đệ Nhất Ba-La-Mật”.

(trang 13)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH KIM CANG

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGHI VẤN 13
Bố thí là đem tài vật, vật dụng cho người khác. Là từ bỏ các tiện ích thọ dụng của lục trần. Nhưng vừa từ bỏ lại đồng thời cầu được phước là để được nhiều hơn nữa các thọ dụng của lục trần cho mai sau. Vì thế đức Thế Tôn đã dạy không nên trụ tướng, vì phước đức vô tướng là cao hơn hết. Ngài nói “ Dù đem bảy báu chất đầy hư không ra bố thí cũng không thể sánh với phước đức vô tướng”. Nhưng đó là Ngoại thí.
Tu Bồ Đề nghĩ rằng vật dụng bên ngoài có thể cho đi được, nhưng thân mạng của mình thì làm sao có thể hy sinh được.
Về nội thí Đức Phật nói: “ dù đem thân mạng nhiều như số cát sông Hằng ra bố thí cũng không sánh được với phước đức vô tướng”.
Ngoại thí dùng để phá chấp pháp, nội thí để phá chấp ngã. Người ta chấp cái thân ngũ uẩn này là cái ngã của mình. Phật dạy dùng phép “ Nhẫn nhục Ba-La-Mật” để phá chấp ngã.

VĂN KINH
Này Tu Bồ Đề! Nhẫn nhục Ba-La-Mật, Như Lai nói không phải Nhẫn Nhục Ba-La-Mật là Nhẫn Nhục Ba-La-Mật. Vì sao? Này Tu Bồ Đề! Như thuở trước kia ta bị vua Ca Lỵ chặt đứt thân thể. Lúc đó ta không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Tại sao? Vì khi xưa trong lúc ta bị chặt đứt chân tay, nếu ta có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả chắc chắn đã sanh lòng hờn giận oán thù. Này Tu Bồ Đề! Ta lại nhớ đến thời quá khứ, trong năm trăm kiếp, ta là một hiền giả có đức nhẫn nhục và không có ý niệm nào về tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Bởi thế cho nên, này Tu Bồ Đề! Bồ-Tát cần phải rời bỏ tất cả các tướng và phát tâm Vô Thượng, Chánh-Đẳng, Chánh-Giác. Không nên đem tâm trụ nơi hình sắc, không nên đem tâm trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp. Phải sanh tâm không trụ vào đâu hết. Nếu tâm có chỗ nào trụ, tức là trụ sai lầm. Chính vì lẽ đó, Phật dạy Bồ-Tát không nên đem tâm trụ sắc tướng khi bố thí. Này Tu Bồ Đề! Bồ-Tát vì lợi ích của tất cả chúng sinh nên mới bố thí như thế. Đức Như Lai dạy:” Tất cả các tướng, không phải là tướng” Lại nói “ Tất cả chúng sanh không phải là chúng sanh”.

GIẢI THÍCH
Ngài Tu Bồ Đề nghĩ rằng bố thí mà không trụ sắc tướng còn có thể làm được, còn bố thí thân mạng thì chắc không thể làm được. Hiển nhiên là nếu không thể xả thân mạng bố thí là còn chấp tướng, khó hòa hợp được với chân không ( thực tướng ). Vì thế Phật mới nhắc đến chuyện tiền kiếp khi ngài bị vua Ca Lỵ cắt xẻo thân thể mà không sanh lòng hờn giận, vì ngài đã biết ngũ uẩn vốn không có thật. Cũng thế, ngài dạy các vị Bồ-Tát phải từ bỏ tất cả sắc tướng mà phát Bồ-Đề Tâm. Họ không nên sanh tâm trụ vào lục trần, và phải sanh tâm không trụ vào đâu hết. Phật dạy “ Nếu cái tâm có nơi nào để trụ, thì quyết định tâm và cảnh đều là hư vọng và đó tất nhiên là trụ sai”. Vì thế Phật dạy các vị Bồ-Tát không nên để cái tâm trụ trong sắc tướng lúc thực hành bố thí. Các Bồ-Tát phải bố thí như vậy là vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Khi thực hành bố thí mà không chấp tướng thì không sanh ra vọng kiến. Trước kia ngài có nói “ Nếu xem tất cả sắc tướng là không thật thì sẽ thấy Như Lai” mà chúng sinh cũng là sắc tướng nên ngài nói “ Sắc tướng không phải là sắc tướng, chúng sinh không phải là chúng sinh”.

NGHI VẤN 14
Nếu không trụ sắc tướng thì mọi sự vật đều là không. Nếu mọi sự vật đều không thì trí tuệ cũng là không. Như vậy lấy một pháp không có bản thể làm nhân thì sao có thể đạt đến kết quả?

VĂN KINH
Này Tu Bồ Đề! Lời của Như lai là lời chân chánh, đúng với sự thật, lời hợp lý chứ không phải lời dối gạt hoặc bất chánh. Này Tu Bồ Đề! Cái pháp mà Như Lai đã thu được, cái pháp đó không thật mà cũng không hư.

GIẢI THÍCH
Tu Bồ Đề nghĩ rằng nếu quả là không thì cần gì phải có nhân, và nếu nhân là không thì làm sao sanh quả? Nếu bố thí không trụ tướng, nếu tâm không chỗ trụ thì chắc là không thể thu hoạch được một cái quả thật nào .
Đức Thế Tôn dạy rằng không nên nghi ngờ vì Pháp mà Như Lai đạt được không phải thực, không phải hư và không thể cầu được khi tâm còn tình cảm, còn chấp trước.

(trang 15)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách