ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ? THẾ NÀO LÀ TU THEO ĐẠO PHẬT ?

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ? THẾ NÀO LÀ TU THEO ĐẠO PHẬT ?

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

tangbong ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ? tangbong
tangbong THẾ NÀO LÀ TU THEO ĐẠO PHẬT ? tangbong (xin phép chép bài của Bậc Thiện Trí Thức để quý ĐH mới tầm đạo thêm phần sáng tỏ)

tangbong NAM MÔ NGUYÊN KHÔNG ĐẠI HẠNH VƯƠNG PHẬT tangbong
kinhle kinhle kinhle

. - Đạo là con đường - PHẬT là Bậc chứng được Thể Chân Lý, thông suốt tất cả, ở khắp nơi không có điểm bắt đầu, không có điểm chấm dứt.

. - ĐẠO PHẬT là con đường đưa kẻ hành sự đến CHÂN LÝ rốt ráo thành PHẬT.

. - Người ta sinh ra là đến cuộc với đời, chết là đi khỏi cuộc đời. Riêng PHẬT thì không đến, không đi cho nên trong Kinh có câu: "NHƯ LAI giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ cố danh NHƯ LAI" (NHƯ LAI - PHẬT - ấy, không từ đâu mà đến, cũng không từ đâu mà đi, ấy gọi là NHƯ LAI).

. - Ví như trong biển cả có muôn ngàn đợt sóng, hằng hà sa số bọt bèo dồn dập, xô đuổi nhau. Nếu lượng sóng, hay một cái bọt nào muốn tìm hiểu nguyên nhân sinh ra mình, tức đi tìm cái Bản Thể của mình thì dù trải qua muôn ngàn kiếp đi vòng quanh biển cả, cũng không tìm ra được nguyên nhân ấy.
. - Vì sao ? - Vì sóng kia do sự động của biển mà có, bản chất của nó là nước, đồng với bản chất của biển cả. Nhưng vì chấp mình riêng, mình có tên riêng gọi là Sóng, là Bọt, nên ở trong Bản Thể mà đi tìm Bản Thể của mình, thì làm sao tìm cho ra, vì không có cái BẢN THỂ thứ hai. Sóng, Bọt do nước sinh ra, nước là sóng bọt; và sóng bọt là nước. Biển cả là nước. Tất cả là nước đồng BẢN THỂ.

. - Theo PHẬT, chúng sinh khổ, khổ vì mê muội mãi tưởng tượng, mãi sống theo những cái không bền chắc mà cứ tưởng là thường còn, vĩnh cửu. Đời trôi lăn, chúng sinh theo đời trôi lăn, sanh ra, già, chết...Những cái không thường ấy, PHẬT dạy: không là LẼ THẬT, LẼ SỐNG THẬT (CHÂN LÝ)

. - Vậy CHÂN LÝ trọn nghĩa phải là thật, lành, đẹp (CHÂN, THIỆN, MỸ). Chân vì thường còn, mãi mãi bền chắc, -Thiện, vì đem lại hạnh phúc trường cửu cho mình, cho tất cả mọi người, mọi vật toàn vũ trụ, - Mỹ, vì đẹp tuyệt đối, không có gì so sánh được.

. - Thành PHẬT, được CHÂN, THIỆN, MỸ. Cho nên, cũng có thể bảo: ĐẠO PHẬT là con đường đưa đến CHÂN LÝ. ĐẠO PHẬT là con đường đưa đến CHÂN-THIỆN-MỸ.

. - Tu là sửa. Tu theo Phật là LÀM, SỐNG y theo lời Phật chỉ dạy, để được như PHẬT, được CHÂN LÝ: CHÂN - THIỆN - MỸ.

. - PHẬT dạy nhiều cách tu, gọi là Pháp môn. Có vô cùng Pháp môn khác biệt nhau, tất cả đều là phương tiện, nhưng tất cả đều hướng vào một mục đích: Thoát Khổ hay Giải thoát Sinh tử Luân hồi.

. - Chúng sinh có muôn ngàn lối khổ. PHẬT bảo khổ là bệnh của chúng sinh. Pháp môn là phương tiện, là phương thuốc chữa bệnh khổ. Vì có muôn ngàn bệnh, nên phải có muôn ngàn phương thuốc. Pháp môn vô lượng là như vậy. Cũng như dùng thuốc, tùy biến chứng đổi thuốc. Tu Phật cũng vậy, tùy lúc tùy thời mà đổi phương tiện.

. - Không đắm, ôm khư khư phương tiện, môn pháp, đó là CHÁNH ĐẠO. Ngươc lại, là tà đạo nếu lấy phương tiện làm mục đích. Chúng ta đang bị quay cuồng trong vòng sanh sanh diệt diệt. TU PHẬT là thoát khỏi cái vòng ấy, PHẬT gọi là Giải thoát Sinh tử luân hồi. Phải biết quyết định chuyên tâm, cầu tiến bộ.

. - Vậy bất cứ một con đường nào mà đưa ta đến chỗ hoàn toàn hạnh phúc - vì tu là cải tạo đời sống ta đang đau khổ hiện tại - được CHÂN LÝ rốt ráo: CHÂN - THIỆN - MỸ là tu theo ĐẠO PHẬT vậy.
tangbong NAM MÔ NGUYÊN KHÔNG ĐẠI HẠNH VƯƠNG PHẬT tangbong
kinhle kinhle kinhle


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

Re: ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ? THẾ NÀO LÀ TU THEO ĐẠO PHẬT ?

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

Bài thứ hai:

THUYẾT VÔ THƯỜNG TRONG NHÀ PHẬT.

, Ở đời muôn sự, muôn vật đều đổi thay. Phàm đã hữu hình tất hữu hoại. Không có vật gì trường tồn, không có cái gì vĩnh cửu, mọi vật luôn luôn biến chuyển đổi dời, không bao giờ ngừng nghỉ dù là trong một phút.
, Hằng ngày ở chung quanh ta, diễn biến biết bao nhiêu cảnh, biết bao nhiêu tình. Nhưng có cảnh tình nào không biến chuyển, không đổi thay ? Kìa hoa nở, trăng tròn, bèo hợp, triều dâng...Nhưng tất cả rồi cũng theo thời gian mà hoa phải tàn, trăng phải khuyết, bèo phải tan, triều phải hạ.
, Một thanh gổ mục không dùng được nữa. Nó mới mục hay đã mục từ lâu ? Ta thấy rằng bây giờ nó mục hơn tháng trước, hôm nay mục hơn ngày hôm qua...nghĩa là nó thay đỗi từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây.
, Một đứa trẻ vừa oa-oa tiếng khóc chào đời, rồi lớn lên thành đứa con nít rong chơi khắp ngõ, kế trở nên một thanh niên hay một thiếu nữ, lấy vợ lấy chồng, rồi già rồi chết. Từ cái thể xác măng sơ đến thân già run rẩy, phút chốc đã biến thành đống xương khô thối, mà con người tưởng đâu rằng cuộc đời lâu dài lắm. Nếu ta chịu khó ngồi nhìn lại quãng đường qua, chúng ta không khỏi giật mình khi thấy thời gian trôi mau như bóng câu qua cửa sổ, những đỗi thay tựa như giất chiêm bao.

, Tư tưởng con người cũng thế, chúng đỗi thay theo những biến động của mỗi tình, mỗi cảnh. Những ý nghĩ này vừa dứt, những ý nghĩ khác tiếp đến; tình cảm này vừa qua, tình cảm khác liền phát khởi, giống như những đợt sóng xô đuổi nhau dập vào bờ để khơi lên những đợt sóng khác.

, Vũ trụ chuyễn biến theo bốn thời kỳ liên tục: thành, trụ, hoại, không; vạn vật đổi dời theo bốn giai đoạn: sanh, trụ, dị, diệt; và con người phải chịu: sanh, lảo, bệnh, tử. Những đỗi thay đó, Phật Pháp gọi là Vô Thường.
, Vô là không; Thường là còn mãi. Vô Thường là không thường còn, không bền bỉ, không lâu dài. Phật Pháp phân tích mổ xẻ để cho ta thấy cái căng nguyên của Vô Thường để ta thắng cái Vô Thường mà an nhiên tự tại trước ngàn thay đổi.

, Khi chưa có duyên gặp Phật Pháp, con người luôn luôn đuổi theo bóng dáng của muôn ngàn hình tướng đổi thay, chạy theo những phù vân, biến ảo, đổi dời trong phút chốc để rồi cứ lặn hụp mãi trong bể trầm luân.

, Trong Kinh Pháp dụ, có đoạn tả một quả phụ có một đứa con bị bệnh chết. Bà ta kêu gào, la khóc thảm thiết. Nghe nói Phật là một Đấng Quyền Năng, bà ôm con đến đảnh lễ Phật, và xin Phật cứu sống con bà. Phật trao cho bà một nén hương, bảo bà vào thôn tìm nhà người nào chưa có người chết xin lửa đốt hương rồi đem về, Phật sẽ cứu sống con bà. Bà vào trong thôn từ sáng đến chiều, bà lên xóm trên, xuống xóm dưới, nhưng vẫn không tìm được loại lửa mà Phật đã dặn, vì nhà nào cũng đã có người chết: cha hoặc mẹ, ông, bà, con anh, em xa hoặc gần. Bà quả phụ phân vân quay về bạch Phật. Lúc ấy Phật mới bảo: " Ở đời sự chết là một điều không ai tránh được. Thân xác này không thể sống mãi. Nếu nay không chết, ấy là chưa chết, mai cũng chết, cũng tan rã. Mọi vật đều vô thường. Như vậy con bà chết là chuyện không thể tránh được. Người đời ai cũng chịu chung cái luật ấy, cho nên đừng lấy sự sanh diệt, tử ly mà đau buồn, tự chuốc lấy khổ, vô ích".

, Tu theo Phật tức là tìm cách thắng sự vô thường; thắng bằng cách phân tích nó, mổ xẻ nó để hiểu rỏ cái cội rể của nó mà không thể trôi lăn theo như phù vân biến ảo, không đuổi theo vạn hữu đỗi dời để AN NHIÊN GIỮA DÒNG ĐỜI LUÂN CHUYỂN.

, Khi nhận ra cái vô thường của vạn hữu, ta sẽ không còn mê đắm vào cái vô thường đó; ta sẽ từ bõ nó, vững chải tiến mãi trên con đường Đạo; bền gan và QUYẾT TÂM TÌM CHO RA CÁI THƯỜNG CÒN, CÁI HẠNH PHÚC VĨNH CỬU; cái không thể diễn đạt bằng ngôn từ, cái mà PHẬT gọi là CHÂN THƯỜNG.
NAM MÔ THIÊN THỦ THIÊN NHÃN VÔ NGẠI, ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI:
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
..................Án, tất điện đô. Mạn đa ra. Bạt đà dạ. Ta bà ha.
NAM MÔ NGUYÊN KHÔNG ĐẠI HẠNH VUƠNG PHẬT


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

Re: ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ? THẾ NÀO LÀ TU THEO ĐẠO PHẬT ?

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

Bài thứ ba:

tangbong LÝ NHÂN QUẢ tangbong

* Người nông dân đầu mùa gieo lúa, cuối mùa gặt được lúa; đầu mùa gieo đậu, cuối mùa được đậu. Gieo giống gì, gặt hái được hạt trái của giống ấy. Hạt trái luôn luôn đồng loại với hạt giống đã gieo.

* Nói rộng ra, từ các sự vật to lớn, vĩ đại, đến những cái bé nhỏ li-ti; từ những cái hữu hình đến cái vô hình, từ những hiện tượng mà con người cảm nhận được đến những cái ở ngoài vòng cảm nhận của giác quan: tất cả đều có lai lịch, có nguyên do.

* Này thửa ruộng trãi dài trước mặt, nặng trĩu hạt vàng hẳn đã có người làm nông gieo lúa, cấy mạ, bón phân, tháo nước...Nọ vườn cây trái chín tốt tươi, hẳn cũng do cây trái được ương trồng, săn sóc, vun sới. Kìa cơn mưa ào ạt bên ngoài nguyên là có đám mây mang hơi nước gặp lạnh hóa thành mưa, cơn gió mùa mát dịu, hẳn có lớp không khí đổi dời di chuyển. Cho nên không có một điều gì, đã xuất hiện mà không có nguyên do đó là nhân, cái hiện hữu đó là quả.
* Nhân là nguyên do. Quả là sự kết thành.
* Nhân là năng lực phát động; Quả là sự thành hình của sự phát động ấy; ta cũng có thể nói Nhân là Hạt, và Quả là Trái vậy. Do đó, đã có nhân tất phải có quả; hiện đã có quả, tất trước đã có nhân. Quả luôn luôn đồng loại với nhân, quả dâu sinh ra trái dâu, quả na sinh ra trái na. Hoặc ta thương người, ắt người thương ta, ta oán thù người ắt người oán thù ta, mọi việc ở đời đều theo cái luật đó.

LÝ NHÂN QUẢ được thể hiện qua nhiều hình thức:

* 1/ NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI:
- Kết quả phát sinh ngay sau khi gieo nhân. Ví dụ đập tay xuống bàn có tiếng ầm phát ra; hay dùi đụng mõ phát ngay tiếng cóc.

* 2/ NHÂN QUẢ DỊ THỜI:
- Kết quả thành tựu sau hành động một thời gian dài hay ngắn, tùy điều kiện, tùy sự việc. Ví dụ: tháng ba cấy lúa, tháng tám mới gặt lúa (hiện nay có loại lúa ba tháng gặt). Từ khi cấy lúa đến khi gặt còn phải lo nhiều việc khác như tát nước, đắp bờ, làm cỏ, đuổi chim...Những việc làm nầy gọi là những duyên sinh, và hình thức Nhân Quả dị thời nầy còn gọi là tương duyên hay duyên sinh nhân quả.
- Có khi lúa trổ bông đồng đồng, bỗng gặp trời sanh trái mùa, gió, bảo lụt hay gặp nạn chuột, cào- cào phá hoại. Hình thức nhân quả dị thời nầy còn gọi là tương hoại hay phản diệt nhân quả.
(còn tiếp: TAM THẾ NHÂN QUẢ...v.v.)

NHẤT TÂM KÍNH LỂ NAM MÔ THẬP PHƯƠNG CHƯ PHẬT, ĐẠI TỪ ĐẠI BI CẢM ỨNG CHỨNG MINH CHO CHÚNG ĐỆ TỬ, THÀNH TÂM ĂN NĂN SÁM HỐI TRƯỚC TAM THIÊN PHẬT PHÁP, ĐỂ CẦU NGUYỆN CHO CHÚNG SINH TRONG BA CÕI, SÁU ĐƯỜNG LÀM ĐIỀU LÀNH, TRÁNH ĐIỀU DỮ, TU THEO ĐẠO HẠNH TỪ BI BÌNH ĐẲNG, ĐỂ ĐƯỢC BẬC THIỆN TRI THỨC DẠY TU NHẬP VIÊN GIÁC TÁNH TRÁNH KHỎI TÀ SƯ NGOÀI ĐẠO VÀ NHỊ THỪA. tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle
NAM MÔ NGUYÊN KHÔNG ĐẠI HẠNH VƯƠNG PHẬT
tangbong tangbong tangbong tangbong
kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi aonhankhach007 vào ngày 19/07/12 04:05 với 1 lần sửa.


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

Re: ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ? THẾ NÀO LÀ TU THEO ĐẠO PHẬT ?

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

LÝ NHÂN QUẢ (tiếp theo)

-3/TAM THẾ NHÂN QUẢ (Nhân quả trong ba đời):
* Ví dụ như có người ăn ở hiền lương phúc đức mà suốt đời cực khổ thiếu thốn. Cũng có kẻ ác độc, bất lương mà có nhà cao cửa lớn tiền bạc sung mãn. Đó là những trường hợp chứng minh cho lý Nhân Quả trong ba đời : kiếp trước, kiếp hiện tại và kiếp sau, chúng liên quan, ràng buộc, chuyền níu nhau. Vì vậy, muốn biết kiếp trước thế nào, hãy nhìn cuộc đời bây giờ; muốn biết kiếp sau thế nào, hãy nhìn cuộc đời bây giờ, sẽ rõ.
* Cho nên hiện tại sướng hay khổ, là do đời trước làm ác hay thiện, đời sau khổ hay sướng tùy theo hiện tại đã gieo thiện hay ác.
* Đời này nhận quả của đời trước và gieo nhân cho đời sau. Đó là vòng luân chuyển của tam thế Nhân Quả vậy.

-4/ TỐI THẮNG NHÂN QUẢ (quả xuất hiện mãnh liệt):
* Ở đời, nhiều khi có nhiều biến cố xuất hiện, làm thay đổi hoàn toàn sự sống của con người. Ví dụ như một người đang cực khổ, không nhà ở, không cơm ăn, áo mặc bỗng nhiên đào được vàng hay trúng số độc đắc. Hoặc như một kẻ đang giàu sang phú quý, bỗng nhiên gặp nạn chiến tranh hay thiên tai khiến cho tài sản tiêu tan, thân mang tật bệnh. Những thay đổi bất ngờ ấy không phải ngẩu nhiên mà sinh ra, mà chính là do đời trước đã tích trữ nhiều duyên sanh hay hoại. Nay những duyên ấy kết hợp thành một khối to lớn, xuất hiện một cách mãnh liệt, làm đảo lộn nếp sống hiện tại, để thành tựu cái duyên đã gieo. Hình thức nhân quả nầy gọi là TỐI THẮNG NHÂN QUẢ.

* Tóm lại, mọi việc xảy ra hiện tiền đều có nguyên nhân và đều bị ràng buộc theo những thiện duyên hay những ác duyên đã chất chứa.

* Mọi vật biến hiện không ngừng, vô thường nhưng không bao giờ mất> Như mây trên trời gặp lạnh hóa thành mưa, mưa rơi xuống sinh ra nguồn, nguồn chảy về biển cả để rồi gặp sức nóng của ánh nắng mặt trời mà bốc thành hơi, hợp thành mây để rồi hóa ra mưa, tuần hoàn liên miên không dứt.

* Hiểu rỏ Lý Nhân Quả, ta sẽ không còn phân vân trước dòng sống hiện tại, ta sẽ tin tưỡng rằng thành hay bại, chóng hay chầy đều do ta tự tạo, do đó ý chí tự lập, tự cường và phẩm cách người tu Phật sẽ được nâng cao.

* Đức Phật dạy ta lý Nhân Quả hay sự tương quan chặt chẽ giữa nguyên nhân và kết quả để cho chúng ta thấy rằng đời ta do nghiệp của chính ta tự tạo; như thế, chúng ta có thể cải tạo đời sống hiện tại của chúng ta, làm cho thanh cao, an vui và sáng suốt; dù có gặp những nghịch cảnh hoặc thất bại nặng nề.

* Hiểu lý Nhân Quả, ta mới không mê tín dị đoan, không ỷ lại thần quyền, mới hiểu được nguyên nhân của khổ đau, của luân hồi; hiểu lý Nhân Quả tức là nắm được CHÂN LÝ GIẢI THOÁT vậy.

NAM MÔ NGUYÊN KHÔNG ĐẠI HẠNH VƯƠNG PHẬT
tangbong tangbong tangbong
kinhle kinhle kinhle


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Hình đại diện của người dùng
aonhanhoa
Bài viết: 16
Ngày: 29/09/11 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: tp.ho chi minh

Re: ĐẠO PHẬT LÀ GÌ ? THẾ NÀO LÀ TU THEO ĐẠO PHẬT ?

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhanhoa »

NAM MÔ NGUYÊN KHÔNG ĐẠI HẠNH VƯƠNG PHẬT
tangbong tangbong tangbong
kinhle kinhle kinhle


...Trong Ý nghĩ luôn luôn vì Đạo thì làm gì không tu Chứng Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi ngay. Đây là điều thiết yếu nhất: "Ngưng vọng niệm. Dứt mong cầu để hết sinh tử luân hồi."
- Biển không có gợn trong lòng thì bờ biển không bao giờ có sóng.
- Dũng mãnh thực hành Chính Đạo, sống với Đạo vượt tất cả trở ngại.
- Luôn luôn tu trong tư tưởng chớ không tu ở bên ngoài ./.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách