Văn học giáo pháp

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tu tập như huấn luyện con ngựa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »



Tôn giả Bhaddali thiếu nghị lực chế ngự tự thân, thường bị các dục vọng sai khiến. Ðể giáo hóa tôn giả về phương pháp điều phục nội tâm, Ðức Phật trình bày về cách thức huấn luyện con ngựa:

- Này Bhaddali, ví như một người huấn luyện ngựa thiện nghệ, khi nhận được một con ngựa tốt, hiền thiện, trước hết phải huấn luyện con ngựa ấy cho quen với dây cương. Trong khi huấn luyện, nếu nó vùng vẫy, nhảy chồm, nhảy ngược, chống cự, vì trước đây chưa được huấn luyện, huấn luyện viên cứ tiếp tục tập luyện, dần dần con ngựa sẽ làm quen với dây cương.

Thế rồi, huấn luyện viên lại huấn luyện ngựa làm quen với yên ngựa. Khi huấn luyện, ngựa sẽ vùng vẫy, kháng cự, nhưng huấn luyện viên kiên trì tập luyện, dần dần ngựa sẽ quen với yên ngựa. Giờ đây, người huấn luyện lại tập luyện con ngựa diễu hành, đi vòng quanh, đi bằng đầu móng chân, chạy nước đại, phi hết tốc lực, hí vang v.v... Khi con ngựa đã luyện tập thuần thục các động tác trên, huấn luyện viên lại tập ngựa làm quen với các vật trang sức như lục lạc, vòng hoa, châu ngọc v.v...

Này Bhaddali, khi con ngựa đã được tập luyện thành thạo các việc kể trên, nó trở thành một tuấn mã, lương mã, một bảo vật của quốc vương. Cũng vậy, này Bhaddali, một Tỷ kheo thành tựu các đức tính thù thắng sẽ trở thành bậc đáng tôn kính, đáng trọng vọng, đáng lễ bái, cúng dường, là phước điền vô thượng ở đời.

Này Bhaddali, khi Tỷ kheo thành tựu Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, Chánh trí và Chánh giải thoát sẽ trở thành bậc đáng tôn kính, đáng trọng vọng, đáng lễ bái, cúng dường, là phước điền vô thượng ở đời. (Kinh Trung Bộ III, kinh Bhaddli 65, tr. 231-34)

Bực A-la-hán điều-phục các căn,
Như ngựa thuần khéo luyện bởi người chăn.
Ngã-mạn đã trừ, lậu-hoặc cũng dứt,
Người vững-chắc, chư Thiên đều mến-phục.
(Kệ số 094.) Phẩm A-la-hán
==========================
Lý Giải

Bậc A La Hán điều phục các căn
Như ngựa thuần khéo / người chăn luyện tài
Dứt tiêu ngã mạn / lậu hoặc đà phai
Chư thiên quý mến người hay vững vàng
Ngày 31-7-11 Lão Ni

Kiểm soát tâm mã ý dượng: Muốn nhiếp phục tâm, phải tu Bát Chánh Đạo.
8 con đường tu hành chân chánh:

– Chánh kiến (hiểu biết chân chánh): hiểu rõ về 4 chân lý của Tứ Diệu Đế (chân lý về sự khổ), tin hiểu vào lý nhân quả, luật luân hồi, nghiệp báo và duyên sinh.

– Chánh tư duy (suy nghĩ chân chánh): không tham muốn, không sân hận, không khinh mạn, không nghĩ suy làm hại người và vật, biết suy xét Vô Minh (tâm thức mê mờ vì bị vọng tưởng che lấp) là nguyên nhân đau khổ, nhận biết những lỗi lầm của mình để sám hối, chừa bỏ.

– Chánh ngữ (lời nói chân chánh): không nói láo, không nói lưỡi hai chiều, không nói thêu dệt, không nói lời hung ác, không nói chuyện thị phi.

– Chánh nghiệp (hành động chân chánh): không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không uống rượu, không trả thù, không phan duyên (lợi dụng), không làm tổn hại đến quyền lợi và hạnh phúc của người khác.

– Chánh mạng (sinh sống chân chánh): không nuôi sống bằng những nghề bất lương làm nguy hại đến người và vật, không chấp theo ngoại đạo, không mê tín dị đoan.

– Chánh tinh tấn (chuyên cần chân chánh): nỗ lực làm những điều đúng, dũng mãnh tiến bước trên con đường giải thoát.

– Chánh niệm (nhớ tưởng chân chánh): luôn nhớ nghĩ đến danh hiệu Phật và các cõi lành, cảm mộ ân đức của tất cả chư Phật, chư thầy, cha mẹ và thí chủ (tứ trọng ân).

– Chánh định (thu nhiếp tâm chân chánh): tập trung suy tưởng và quán sát sự việc đúng theo chánh pháp, không có những mục đích sai lầm, nghịch lý.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hiếu Đạo vi tiên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

I. Mở đề:

Như chim có tổ
Như người có tông
Như cây có cội
Như sông có nguồn.

Lời Phật dạy: "Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế".. Dù đã xuất gia hay hàng tại gia, mà chưa biết thương yêu quí kính cha mẹ mình đúng mực thì dù có thương yêu ai cũng thành vô nghĩa.

Dầu bạn có danh phận, quyền cao tước trọng, thông kinh hiểu nghĩa mà không có hiếu cũng bằng không có Đạo.. Bởi vì Hiếu là gốc của con người, hiếu là cội nguồn của Đạo. "Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên"

Trong dân gian người đời thường nhắc nhở, dầu bạn có tu hạnh gì cũng chẳng bằng "Hạnh hiếu là hạnh phật" hay tâm bạn có từ bi bao nhiêu đi nữa cũng không bằng "tâm hiếu là tâm phật".

Còn trong tứ ân Đức Phật cũng có dạy là Ân Phật,(Thầy, Tổ) , Ân thủy tổ (Đất nước, quê hương), ơn chúng sanh và ơn cha mẹ là trên hết sao mới tới bạn.

II. Nhập đề:
Mytutru viết, Mô Phật,

Truyện kể rằng: " Có một GĐ nghèo tuy có vài người con, nhưng ai cũng mãi làm lo cho cá nhân GĐ của họ.. Trong GĐ này lại có một đứa con vì ham Tu học đã dứt khoát bỏ nhà đi tu, trong khi mẹ không muốn nên gần như từ bỏ đứa con này..

Đứa con vì ham tu mặc người mẹ từ bỏ, mỗi lần được về lại bị mẹ cay đắng đuổi đi.. Người này vì vậy không hề Điện thoại thăm hỏi mẹ.. Một hôm có một người vào Chùa xin XG so theo vai vế thì người này vai em, nhưng tuổi tác thì lớn hơn..

Tình cờ ngồi nghe các huynh nói truyện về mẹ của huynh trốn nhà và bà mẹ giận từ, không ngó đến mặt và không nhắc đến tên, gặp thì lại bị cự rầy la, nên không về nhà thăm mẹ nữa..

Cô lão sa di liền nói như sau: Người con xuất gia ở xa gia đình như thế nào, và người con xuất gia ở gần gđ như thế nào, mới giữ tròn đạo hiếu. Xin mời các bạn đọc tiếp...
III Chánh đề:
Con Xuất Gia ở xa Gia Đình

( Theo con được biết, bà mẹ ấy vì thương quá hóa hờn giận vậy thôi, nhưng bà rất đau lòng đó.. Mấy cô vì chưa làm cha mẹ, thì làm sao hiểu tình yêu thương con thâm thúy cở nào..
Theo con khi ở xa mỗi tháng hai hoặc ba lần ĐT về thăm bà, nếu bà không có ĐT, thì ĐT cho ai đó gần bà nhất và nhờ người ấy chuyển lời dùm..

- Thứ nhất hỏi xem bà có khỏe không.!
- Thứ hai đây là cách để cho bà thấy rằng "Con vẫn yêu thương và biết ơn mẹ, nhưng vì muốn tu con đành xa mẹ, vì xin mẹ không cho con phải làm như vậy.!
- Thứ ba là nhờ người nói hộ với bà là.. "Nếu con ở ngoài đời con sẽ khổ như những mái GĐ không yên ấm, nhưng nhờ biết ham tu, con được đi học và không vướng vào cái khổ của thế gian.!
Bảo đảm rằng, mẹ cô sẽ có suy nghĩ và thức tỉnh lại, không la rầy cô nữa.).. Cô ấy đã thành công

Sau lần đó cô về thăm mẹ, mẹ của cô rất hoan hỉ, và còn đòi theo vào Chùa cho biết Chùa nữa..
Nhờ vậy cô lại độ luôn mấy người anh trai, biết cúng dường cho cô có thêm phương tiện tu học..
Cô lấy Đạo Hạnh nhờ mấy người chị dâu chăm nom cho mẹ, cô lo tu và hồi hướng cho mọi người.. Ai cũng vui hết..
Con Xuất Gia ở gần Gia Đình

Nếu XG ở gần nhà hay trong cùng thành phố, Xã quận, thì hãy siêng năng ghé thăm..
- Thứ nhất dùng lời khuyên nhắc nhỡ "Niệm Phật và tránh bớt sát sanh"
- Thứ hai là hãy tự tay bưng nước, bưng cơm mời ăn.. Hãy làm mọi cách cho cha mẹ cảm động mà nghe lời khuyên, đôi khi ngồi nói truyện lồng pháp tu trong ấy nữa..
Nhớ mỗi lần ra khỏi nhà, đều nhờ anh, chị hay em trông nom cha mẹ cẩn thận.. Và hãy cảm ơn các vị đã trông coi cha mẹ nghiêm chỉnh..
- Thứ ba trường hợp bận không về được, phải ĐT về thăm hỏi luôn luôn..

Nếu có ai đó hỏi mắc mứu (thắc mắc) "Đi tu mà sao về nhà hoài vậy.?" Hãy trả lời.. Lúc cha mẹ tôi còn đó, phận làm con biết ơn sanh dưỡng, không tính vào có tu hay không tu.. Đây là cách để lòng khỏi ân hận khi cha mẹ không còn nữa.! (Đây là cách nhắc khéo kẻ mắc mứu đã hỏi cho họ thức tỉnh)

Tính cách của người XG khi về GĐ thăm cha hay mẹ.. Không nên cười đùa, như lúc chưa XG hãy thật nghiêm túc và cẩn trọng khi thốt lời.. Ăn uống luôn phải có tính cách nghiêm trang.. Đây là cái gương cho người trong GĐ và người chung quanh. Không nổi nóng khi có ai đó trêu chọc.. Sự bình thản là động cơ làm cảm động GĐ hầu mới độ được GĐ..

Bởi vì người đã XG, dù cho ở bất cứ đâu cũng Tu được.. Dù cho có ở chung với người trong GĐ để phục vụ cho cha mẹ, tính cách và lời ăn tiếng nói, đến sự thanh tịnh vẫn không thay đổi..
Nơi động mà tâm hạnh vẫn thanh tịnh mới đúng là người XG.

Với Cha Mẹ, hay anh em con cháu, họ nhìn tính cách của người XG họ sẽ sanh tâm kính nể hay chê trách, đều do mình có xử sự đúng hay sai.. Dù cho một lúc nào đó, vì hoàn cảnh phải ở với họ một thời gian, dài hay ngắn..
Họ và mình trong một ngôi nhà.. Như trên bàn thờ có một ông Phật -> Mà ông Phật hiện thân làm người XG đang hiện diện tại đó.. vậy họ = người trong nhà là chúng sanh, ở cùng trong một GĐ mà thôi. Việc riêng của họ chớ tham gia, lo tu và lo phụng dưỡng cha hay mẹ .. Luôn phải nhớ trong lòng như vậy..

Sự nhận định của chúng sanh rất nhạy bén, họ sanh lòng quý mến, xem như người XG đã thành công từng bước, trên con đường tu học mà có kèm theo sự trả ơn song song nhau. Mytt mong rằng các vị hãy thí nghiệm đi, rồi mới thấy lòng mình thanh thản nhẹ nhàn, như người trả được nợ vậy.
IV. Bổn phận làm con.
Truyện của mytt

Như tôi có một người mẹ già, bệnh và gầy yếu. Nên từ lúc mẹ không tự sinh hoạt được, mỗi lần đút cơm cho mẹ tôi ăn, đôi khi tôi phải thuyết pháp cho bà nghe...

Nói: Má ơi con đang mệt lắm, má có thương con hãy ăn nhanh nhanh lên, má khỏe, con cũng khỏe nữa, má thương con má sẽ có phước lắm, má có phước thì các con má mới làm ăn suông sẽ có tiền về thăm má.. Hỏi má có muốn các con má về thăm má không.?

Mẹ trả lời: Tôi muốn tụi nó về thăm lắm..
Vậy má ráng ăn cho no thì mới mau khỏe mạnh ..
Thế là mẹ tôi ăn nhanh hơn..
Và mỗi muỗng cơm tự mình niệm Phật cho mẹ niệm theo.. " Ý của câu niệm Phật trong mỗi muỗng cơm, sẽ giúp người ăn tâm hướng về Phật mà không cảm thấy ngán khi ăn", vì niềm tin thắng nhu nhược lúc thân đang yếu đuối là vậy.

Khi mẹ ăn xong , tôi liền tỏ thái độ vui mừng cho bà nhìn thấy để bà vui và cười..

Ăn xong tôi nói: Bây giờ má nằm và lần chuỗi niệm Phật và hồi hướng đến các con của má nha.. Long thần hộ Pháp thấy má có lòng, họ thương mà gia hộ cho các con của má luôn bình an, thoát được tai nạn.. Bà ừ và nằm niệm Phật.

Đôi lúc bà nhắc người này người kia, mytt phải khuyên bà là: Má đừng nhớ bất cứ ai, mà chỉ cần nhớ 1 ông Phật thôi, vì khi nhớ ông Phật tâm của má sẽ bình yên, mau lành bịnh, các con má được hưởng phước của má tai qua nạn khỏi.. Bà ừ rồi lại niệm Phật không nhắc ai nữa.
- Mytt luôn phải niệm Phật và hướng mặt lên bàn thờ lạy Phật cho mẹ lạy theo.. Đó là cách luôn tự nhắc mình cùng nhắc mẹ giữ lễ.

Vài lời chia xẻ vài trường hợp trong vô số trường hợp, kính mong các vị xem thông cảm cho Mô Phật.
Bài của Đạo-hữu Mytutu viết cũng gần giống như trường hợp của mẹ tn, và cũng nhờ có đứa em gái biết Phật pháp, và làm trưởng nhóm bên đạo tràng "Niệm Phật". Nên tới lúc mẹ mất cũng được an ủi phần nào. Còn cha của tn mất cũng có được phước trong 6 tháng sau cùng của người, đã quay về với Phật Pháp. Truyện đã qua, nghĩ tới cũng buồn buồn.

V. Kết luận: Lý Giải theo bài kệ 302 Phẩm tạp lục.

Rời xa khỏi mái gia đình
Đi tu rất khó / ân tình kéo lôi
Sang - hèn vướng bận khôn nguôi
Tỳ kheo áo vãi ba ngôi sẵn dành *

Dòng đời lặn hụp trôi quanh
Định thần quán chiếu ngọn ngành nghiệp duyên
Luân hồi tứ khổ triền miên
Vững bi trí dũng đảo điên dứt lìa

* ( Ba ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng )
===
Luận Bàn Về Hiếu

Mượn thân cha mẹ cho mình
Vững lòng chánh niệm bên tình - hiếu ơn
Ở sao bá tánh không hờn
Ý như biển cả chẳng sờn tuệ minh

Ân đền nghĩa trả thêm xinh
Ao bùn sen vượt trung trinh đời đời
Ba ngôi lấp khổ sầu vơi
Lục căn thanh tịnh rạng ngời tứ ân

01.08.2011 Lời Lão Ni

Trong cuộc sống, mỗi GĐ có một cách sống khác nhau và không GĐ nào giống nhau cả, nhưng dưới đây tôi mytt sẽ nói phương cách chung, và các vị hãy dùng tình thương hay lòng nhân từ bi mà ứng dụng vào đời sống cá nhân..


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thăng, trầm của dây đàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Một thuở nọ Ðức Thế Tôn an trú tại núi Linh Thứu, gần thành Vương Xá, còn Tôn giả Sona ở rừng Sita cách Vương Xá không xa. Vì thiếu chánh niệm để phiền não chi phối, Sona muốn trở lại đời sống thế tục, làm các công đức, hưởng thụ hạnh phúc như một người bình thường. Với tha tâm thông, Thế Tôn biết tâm niệm của người đệ tử, liền vận dụng thần túc đến trước Sana, hỏi thầy về những suy nghĩ vừa rồi. Sona thú thực mình có suy nghĩ như vậy. Phật liền hỏi thầy về phương pháp chơi đàn Tỳ bà - vốn là sở trườg của Sona - để khích lệ tôn giả tiếp tục tinh tấn:
- Này Sona, ông nghĩ thế nào, khi các dây đàn Tỳ bà quá căng thẳng có phát âm đúng thanh điệu không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Khi dây đàn quá chùn, âm thanh có êm dịu không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Vậy khi vặn dây đàn không căng, không chùn, vừa đúng mức trung bình, âm thanh có êm ta không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Cũng vậy này Sona, khi tâm trí quá căng thẳng thì phát sinh dao động; khi tâm trí quá thụ động thì đưa đến biếng nhác. Do vậy, ông cần phải vận dụng tâm trí quân bình, không quá căng thẳng, cũng không quá thụ động thì sự tu tập mới đạt được tiến bộ.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Sau khi vâng lời Thế Tôn chỉ giáo, tôn giả Sona sống độc cư, an tịnh, không phóng dật, nỗ lực một cách quân bình, nhờ vậy đã chứng đạt mục đích mà các thiện gia nam tử xuất gia kỳ vọng: Vô thượng cứu cánh phạm hạnh, và an trú trong hiện tại. (Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, chương 6 pháp, Ðại phẩm VI, (I) Sona, tr.155-58).

Có những lúc người làm đúng chánh pháp, kẽ khác lại cho là không. Có những lúc nói đúng chánh pháp, mà lời nói chẳng giúp được ai. Có những cái nghĩ đúng chánh pháp, mà khi mạng sắp đến mức cùng rồi cũng chẳng nghĩ đúng chánh pháp. Là sao! Vì chúng ta không thực hành thật đúng theo chánh pháp trong "Giới Định Huệ và Niệm Phật Pháp Tăng".



Đời người ví như thăng trầm của dây đàn.

Lúc thì được thăng hoa, lúc thì cùng tử muốn chết mà không được chết.v.v.

Bạn hãy nói ra đi! Sẽ có người cùng đồng cảnh ngộ với bạn, chia sẽ với bạn.

Người hiền dứt hết điều tham-luyến;
Ái-dục, thánh-nhơn chẳng luận-bàn.
Điềm-nhiên, người trí tâm an,
Chẳng vui bồng-bột, chẳng than khi sầu.
(Kệ số 083.)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Vững niềm tin với Chánh-pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Mô Phật .. ĐH TN kính mến.

Mọi thí dụ của Đức Thế Tôn đã cho chúng sanh một ý thức trong "Tu tập = Học hạnh.. Phải một lòng quyết tâm.. Vững niềm tin và không thối chí.. Mới đi đến một hiệu quả mỹ mãn như ý "

Vì vậy Đức Phật mới nêu ra những ví dụ vào "Nghề nghiệp" của đời sống cho chúng sanh xem để hiểu, từ bước sơ khởi 'Sơ cơ" Phải có quyết tâm thì sẽ thành công viên mãn.!

Lời Phật giống mảnh kim cương
Rớt vào tâm trí như gương thấu tình
Bốn mùa khéo luyện nên xinh
Lục trần tứ khổ vô minh đoạn lìa
Ngày 8-8-11 Lão Ni

Cô kính chúc ĐH TN thân tâm khỏe vui an lạc .. MÔ Phật

tangbong ==== =D> === kinhle

Bài kệ này, 'thật sâu sắc! tn, kính Chúc Cô an lạc.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Sắc thù diệu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »


Kinh Tương Ưng Bộ > Tập I - Thiên Có Kệ > Chương I : Tương Ưng Chư Thiên > I. Phẩm Cây Lau > 10 Rừng Núi.


Khai kinh
Một buổi khuya, tại vườn Ông Cấp Cô Độc, khi đêm sắp tàn, với dung nhan thù thắng một vị Thiên đến ra mắt Phật và thưa:

- Bạch Thế Tôn, các vị Tỳ Kheo ngày chỉ ăn một bửa, do vì đâu mà dung nhan các Ngài thù diệu như thế ?

Thế Tôn nói bài kệ đáp:

Không than việc đã qua

Không mong việc sắp đến

Sống ngay với hiện tại

Do vậy, sắc thù diệu.

Do mong việc sắp đến

Do than việc đã qua

Kẻ ngu thân héo mòn

Như lau xanh rời cành!

Bình: Nhan sắc thù diệu của Quảng trị viên thường chiếu

1.Thế gian sở dĩ mau già trước tuổi là có gì lạ đâu, bởi lo nghĩ qua nhiều phải không? Những việc đã qua không chịu để cho qua đi, cứ ghi nhớ mãi rồi than thở nuối tiếc... Những việc chưa đến lại cứ mong mỏi đợi chờ hồi hộp lo âu... Người ta cứ sống mãi với những bóng dáng viễn vông mà quên mất những gì hiện có.

2.Quả thật chúng ta lâu nay chỉ sống với cái đã chết, cái mộng mị, mà chưa từng biết sống thực, trách gì thân chưa bao nhiêu tuổi mà đầu đã bạc! Cho nên hình ảnh đáng thương nhất, đức Phật đã diễn tả:

3.Như lau xanh rời cành, đáng lẽ lá vàng mới rụng khỏi cành, đó là đúng thời tiếc. Còn đây tức là chín háp, già háp, như lá lau còn xanh tươi mà phải rụng đi, thật có đáng buồn chăng ?

4.Cho nên bậc Tỳ Kheo hiểu được đạo lý sống rất nhàn. Việc qua rồi không bận lòng nhớ đến, việc sắp tới cũng chẳng để tâm đợi chờ, hiện tại tùy duyên sống, thì tuy ở trong sóng gió cuộc đời mà vẫn thường an ổn, nhan sắc tươi trẻ, lâu già, tinh thần trong sáng. Chúng ta thấy, rất là Thiền khỏi phải tìm đâu xa!

“Ngày nay chỉ biết ngày nay

còn xuân thu trước ai hay làm gì !”

5.Tóm lại, người hiểu đạo khác với người thế gian là ở chỗ: Thế gian thì quên hiện tại mà sống với những chuyện đâu đâu, trái lại, người hiểu đạo sống ngay với cái hiện có, không nghĩ ngợi vu vơ. Hãy quán kỹ lại xem, thế gian này có gì đáng nhớ ? Có gì đáng mong ?

Ghi chú: Pháp Cú kệ số 421

Người chẳng hề bám-víu vào chi

Trong quá-khứ, vị-lai, hiện-tại,

Chẳng nắm giữ, vì chẳng có gì,

Như-Lai gọi là Bà-la-môn.

(Kệ số 421.)

Giảng kệ 421 ?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tu - Học

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Mô Phật.. Khi xem lại bài giảng của Đức Thế Tôn, cô không khỏi xúc động và nghĩ, có một thời gian trước đây: Cô đã từng ngẫm đi ngẫm lại về bài kinh “Bát Nhã” như sau:

Một bài kinh bao hàm ý của một đức tính Kim Cang = luôn vững tâm và không vướng mắc vào sự sợ hãi.. Nguyên nhân của đau khổ từ vô tình hay cố ý gây tạo ra tội lỗi.! Để rồi tâm tư luôn bất an và sợ hãi sau đó..!

Tánh Kim Cang được phân ra thành hai loại như sau:
A.) = Thiện = Tánh của Phật
B.) = Ác = Tánh của Quỷ thần

Người giỏi thì rất nhiều, mà giỏi để sống trong cái đức tánh thiện thì rất ít, nhưng giỏi để sống trong cái tánh ác thì hầu như đa số vậy.. ??? Ác trong Vô tình hay cố ý .! Điều này khó tránh ở kẻ còn vô minh, không chỉ người ngoài đời, mà luôn cả người trong Đạo cũng vướng phải.!

Và cũng bởi vì vậy .. Những vị đã chứng đắc không dám chỉ thẳng phương pháp tu để đi đến kết quả nhanh nhất, mà phải tùy duyên của từng cá nhân tự rèn, tự tập.. Sau quá trình tu tập dù có tánh ma trong tâm tánh của con người ấy, riết cũng sẽ được thấm nhuần mà sớm quay đầu hướng thiện..

Sự hình thành hoàn thiện hoàn mỹ, nó cũng giống như người học trò, muốn làm ra một bài toán, là phải nắm quy cách “Công thức cơ bản” mới có một đáp số như ý vậy.

Vì vậy mới có câu: “Không thầy đố mày làm nên” Đức Phật trước khi thành Phật, cũng đã từng là học trò ở trong nhiều kiếp, từ kinh nghiệm của đau khổ, nghèo hèn, mới sanh lòng từ bi và quyết tâm tu luyện để cứu độ chúng sinh..
Và tất cả các vị Tổ, Thầy của chúng ta đều như vậy cả.. Kinh sách là công thức để cho hậu nhân làm nền tảng nương theo mà xây dựng hình thể cho mình..

Chỉ mong sao khi tu đừng nhầm lẫn .. Tu làm Phật, chứ đừng Tu làm Quỷ là mừng lắm rồi.. Tu = tập = diệt -> ác xấu để trở thành viên kim cương trong sáng, chứ đừng thành gươm kim cang giết hại chúng sinh.. “Tu sai = nhầm lẫn khó tránh”

Và cũng vì vậy Đức Phật luôn nhắc nhỡ chúng sanh là: Luôn phải “Tỉnh Thức” = biết nhận định, chứ đừng hiểu sai mà hành động trong vô thức = xem mọi sự là không, rồi trở thành ác không hay, ý là vậy đó..

Tu - Học
Hạnh giữ cần lao xóa bụi đầy
Tâm thiền quán nghĩ phải sao đây.?
Yên lòng dứt khổ mê không cuốn
Tỉnh ý buông sầu đắm chẳng vây
Ở đạo rèn kinh màu hết nhiễm
Trong đời luyện chuỗi sắc thôi lây
Ao châu tỏ rạng do bền vững
Đuốc tuệ soi bừng vạch áng mây

Ngày 13.08.2011 Lão Ni

Luận Giảng Bài Tu – Học

Câu 1: Hạnh giữ cần lao xóa bụi đầy
Bụi đầy ví nhiều kiếp đã ố nhiễm, phải chuyên cần quyết sửa dần dần mới nhuần và trong sáng lại

Câu 2: Tâm thiền quán nghĩ phải sao đây.?
Thường khi mới giác ngộ, biết ác – thiện rồi thì chúng ta hay thắc mắc tìm hiểu, mong sớm thoát ra khỏi cái màng vô minh..

Câu 3 : Yên lòng dứt khổ mê không cuốn
Câu 4: Tỉnh ý buông sầu đắm chẳng vây

Đây là cách duy nhất, Dùng trí tuệ “Quán chiếu” bằng mọi cách và quyết định tự giải thoát cho tâm hồn được thanh thản, như được giải vây ngay sau đó.

Câu 5: Ở đạo rèn kinh màu hết nhiễm
Rèn kinh = đọc và học kinh, khi thấu nghĩa kinh, tự mình thấy thật giả = “Giống ĐH TN”
Màu = Cảnh trần muôn màu vạn vẽ khêu gợi “lòng trần, mắt thịt” ở thế gian.

Câu 6: Trong đời luyện chuỗi sắc thôi lây
Luyện chuỗi = lần chuỗi thành quen tâm định vào chánh niệm, buông những suy nghĩ tạp chung quanh đi vào định tĩnh. Và nhờ định tĩnh mà thấy sắc ái không bị va vướng vào.

Câu 7: Ao châu tỏ rạng do bền vững
Ao châu = Ví cho trí tuệ đã giác ngộ hoàn toàn, trong quá trình đã có quyết tâm rèn tập.
Câu 8: Đuốc tuệ soi bừng vạch áng mây
Khi đuốc tuệ đã thật sáng rồi thì không còn gì ngăn che được, quả vị đã đến hạn kỳ rồi vậy.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Người tu như khúc gỗ trôi theo dòng nước

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Một thuở nọ, Ðức Thế Tôn trú tại Kosambi, trên bờ sông Hằng, trông thấy một khúc gỗ trôi theo dòng nước, liền nói với các Tỷ kheo:
- Này các Tỷ kheo, nếu khúc gỗ ấy không tấp vào bờ bên này, không tấp vào bờ bên kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên cồn cát, không bị con người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị cuốn vào nước xoáy, không bị mục nát bên trong, thì nó sẽ hướng về biển, xuôi về biển, trôi nhập vào trong biển. Vì cớ sao? Vì dòng sông Hằng hướng về biển, xuôi về biển, trôi nhập vào trong biển.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, nếu các ngươi không tấp vào bờ bên này..., các ngươi sẽ hướng về Niết bàn, xuôi về Niết bàn, trôi nhập vào Niết bàn.
- Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn giải thích ý nghĩa các ví dụ mà Thế Tôn vừa nêu.
- Này các Tỷ kheo, bờ bên này đồng nghĩa với 6 nội xứ bờ bên kia đồng nghĩa với 6 ngoại xứ; bị chìm giữa dòng đồng nghĩa với hỷ tham bị mắc cạn trên cồn cát đồng nghĩa với ngã mạn bị cuốn vào nước xoáy đồng nghĩa với 5 dục công đức bị con người nhặt lấy nghĩa là sống quan hệ mật thiết với cư sĩ, chung vui, chung buồn, an lạc khi họ an lạc, đau khổ khi họ đau khổ, tự trói mình vào công việc mà họ phải làm.

Bị phi nhân nhặt lấy nghĩa là sống phạm hạnh với hy vọng: “Với giới luật, khổ hạnh, phạm hạnh này, ta sẽ trở thành Thiên nhân hay một Phạm Thiên”.

Bị mục nát bên trong nghĩa là thọ tà giới, theo ác pháp, sống bất tịnh, có những hành vi đáng ngờ vực, có những hành động mờ ám được che đậy; không phải Sa môn nhưng hiện tướng Sa môn, không phải phạm hạnh nhưng hiện tướng phạm hạnh, nội tâm hủ bại, chứa đầy dục vọng như đống rác bẩn.

Này các Tỷ kheo, đó là ý nghĩa những ví dụ mà Ta đã nêu trên. (Tương Ưng Bộ kinh, tập IV, phẩm 4, đoạn 4: khúc gỗ, tr.185-7).

Một hành-động làm cho có lệ,
Giữ giới-đức bị ô-nhiễm tệ,
Sống Phạm-hạnh một cách khả-nghi,
Chứng được quả cao, đâu có lẽ!
(Kệ số 312.)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Người tu như khúc gỗ trôi theo dòng nước

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Vượt Thoát Bộc Lưu

Khúc gỗ vô minh nước cuốn trôi
Lên cao xuống thấp mãi luân hồi
Mê say ngũ phược đời chìm mãi
Giác ngộ năm triền đạo chuyển thôi
Luyện ý như trăng dù gió dạt
Rèn lòng tợ núi mặc mây bôi
Bền tâm vượt thoát qua dòng lũ
Đuốc tuệ soi cùng nghiệp dứt lôi

18.8.2011 LaoNi

- Thường con người vì vô minh = như khúc gỗ .. Giữa thác nước trần gian lôi cuốn.
- Vô phước -> không gặp duyên với Đạo Pháp, không có thầy bạn chỉ đường, ác trở thành nghiệp trôi lăn khổ mãi.
- Có phước gặp Đạo biết Pháp gần với thiện trí thức nhắc nhỡ, nhờ vậy mới định tỉnh mà tìm cách vượt qua dòng thác nghiệp tội của thế gian.
Như bài “Thuyết Pháp của Thầy: Thích Nguyên Hùng giảng về đề tài Vượt Thoát Bộc Lưu” .. Bài này thầy đã nói lên đầy đủ ý nghĩa rồi.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Ngũ dục

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Ngũ dục khó thoát bởi mê
Mắt tai mũi lưỡi chấp nê vẫn thường
Tưởng thật / thọ cảm ngã vương
Vô minh tử nghiệp đáng thương luân hồi
3.9.2011 LãoNi

Sưu Tầm trang Thường Chiếu của HT Thích Thanh Từ

Một hôm đức Phật kêu các thầy Tỳ Kheo nói:
Ví như trên núi tuyết, chỗ đất bằng người thú qua lại. Có kẻ lấy nhựa cây gài bên thức ăn để nhử đàn khỉ. Một vài con khỉ vì tham ăn, rời khỏi đàn tìm đến bên thức ăn lấy tay bốc.

Ngờ đâu tay vừa bám vào liền bị nhựa dính cứng! Chú khỉ bèn lấy tay kia gỡ ra, thương thay! Lại dính luôn một tay nữa. Chú khỉ lại lấy chân mặt quào ra, và một chân nữa lại dính luôn vào nhựa. Tiếp theo chân trái đồng dính cứng cả.

Khổ thay! Chú khỉ chỉ còn cái mồm, chú hy vọng dùng mồm để cạp may ra thoát khỏi. Nhưng than ôi! Nhựa cây kia cũng không chừa lại. thế là hai tay, hai chân và cái mồm chú khỉ dính cứng vào nhựa cây. Thật đáng thương! Người thợ bẩy kia có thể xách chú đi đâu tùy ý.
Này các Tỳ Kheo! Nhựa cây kia ví như ngũ dục, còn năm bộ phận (hai tay, hai chân và cái mồm) dính vào nhựa ví như năm căn.
- Mắt dính sắc.
- Tai dính thanh.
- Mũi dính mùi.
- Lưỡi dính vị.
- Thân dính xúc.
Như chú khỉ kia, khi năm bộ phận dính cứng vào nhựa cây thì tùy ý người kia đem đi. Cũng vậy, người nào năm căn dính cứng vào ngũ dục thì tùy ý ma dẫn đi.

Tóm lại vì không chịu ở nơi địa vực của mình nên mới bị nạn khổ. Thế nào là ở nơi địa vực của mình? Tức là quán “Tứ niệm xứ”. Người thường quán tứ niệm xứ thì không bị lôi, không bị dẫn. Cũng như chú khỉ kia nếu ở trong đàn thì không bị nạn.
BÌNH:
Ngũ dục vốn không hại người, chỉ tại người bỏ quên chánh niệm mà đam mê ngũ dục. Như chú khỉ kia vì ham ăn mà tách ra khỏi đàn nên chịu khổ. Cho nên người tu không khó, chỉ đừng đam mê ngũ dục. Nhưng ngũ dục vốn không lỗi, lỗi tại tâm dấy niệm. Mà dấy niệm tức là động, động thì chẳng phải chánh niệm. Trái lại, tâm nếu không thì cảnh vốn lặng, tuy ở trong ngũ dục mà thường giải thoát. Cho nên trong Tín Tâm Minh có câu:
“Muốn đến nhất thừa, chớ ghét sáu trần.
Sáu trần không ghét, hoàn đồng chánh giác”.
==

Quán Tứ Niệm Xứ
A). Quán niệm về thân
1.. Quán thân thông qua hơi thở,
2.. Quán thân thông qua các cử chỉ hoạt động,
3.. Quán thân bất tịnh qua các bộ phận sai biệt cấu thành.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách