Làm thế nào để tìm chân sư ?
Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh
Làm thế nào để tìm chân sư ?
Làm thế nào để tìm chân sư, và làm sao biết vị đó là chân sư hay tà sư ? Xin quý vị hướng dẫn. Xin cảm ơn trước.
Re: Làm thế nào để tìm chân sư ?
III- Ân-đức Tăng (Sangha Guna)
Vấn: Tiếng nói Tăng có nghĩa như thế nào? Có mấy hạng? Có bao nhiêu ân-đức?
Ðáp: Tăng có nghĩa là nhóm hay chúng . Có hai hạng là Sammati sangha - phàm Tăng - là nhóm Tỳ-khưu từ bốn vị trở lên để hành tăng sự, chưa đắc đạo quả; Ariya sangha - Thánh Tăng - là nhóm người đã đắc thánh đạo, thánh quả.
Tăng có nghĩa "gần nhau" bởi vì các bậc thánh nhân dầu có ở xa xứ này xứ nọ khác nhau giòng giống nhưng cũng gọi là gần nhau vì chỉ có một khuôn khổ là giới đức và kiến thức in nhau.
Hơn nữa tăng có nghĩa là người đào tận phiền-não bởi vì các vị ấy cố gắng đào bới các gốc rễ của phiền-não nhứt là ái tình cho thoát khỏi thân tâm.
Tăng chia làm Thinh-văn thì có hai là: phàm thinh-văn (Puthujjana sãvaka) và thánh Thinh-văn (Ariya sãvaka).
Nhóm người chỉ nghe huấn từ của Ðức Phật hay là các hàng thinh-văn để tu Phật, nhưng không đắc đạo quả chi, chỉ có đức tin và qui y tam bảo gọi là phàm thinh-văn.
Còn nhóm người nghe pháp của Ðức Phật hoặc nghe nói của bậc thinh-văn của Ngài rồi đắc đạo quả trong lúc nghe pháp hoặc nghe rồi thực-hành theo, một lúc sau mới đắc đạo quả, thì gọi là thánh Thinh-văn.
Vấn: Thực-hành thế nào gọi là thực-hành tốt đẹp?
Ðáp: Các Ngài thực-hành đúng theo Chánh pháp, thực-hành không trở lùi lại, thực-hành cho đến Niết-Bàn, thực-hành không trái nghịch và thực-hành theo giáo-pháp.
Vấn: Thực-hành thế nào gọi là đúng theo Chánh pháp?
Ðáp: Là thực-hành đúng theo con đường của Thánh đạo, Thánh quả, là thực-hành theo giới, định, huệ.
Vấn: Thực-hành thế nào gọi là không có trở lùi lại?
Ðáp: Là khi thực-hành đã đến bậc thánh nhân rồi thì không khi nào lùi trở lại là phàm nhân được.
Vấn: Thực-hành như thế nào cho đến Niết-Bàn?
Ðáp: Thực-hành theo minh-sát cho đến huệ suy xét xuôi chiều theo Niết-Bàn.
Vấn: Thực-hành như thế nào gọi là thực-hành không trái nghịch?
Ðáp: Thực-hành không trái nghịch là thực-hành không có phản lại với Niết-Bàn.
Vấn: Thực-hành thế nào gọi là thực-hành theo giáo pháp?
Ðáp: Là thực-hành pháp đúng theo giáo pháp (Dhammã-nudhammappatipãda) là đang đến Niết-Bàn. Bởi vì các Ngài thực-hành đến đạo và quả cho nên gọi là thực-hành theo giáo pháp. Hơn nữa, chư tăng hành theo huấn từ của Ðức Phật đã giảng dạy không sai chút nào, gọi là hành tốt đẹp.
Lại nữa, các Ngài lấy Giới làm hàng rào để ngăn ngừa kẻ địch là tội lỗi và phiền-não. Lấy Ðịnh làm tảng đá che đậy các pháp ác vào đè nén Tâm lành. Lấy Huệ làm đèn soi sáng bên trong các pháp hữu vi nhứt là Ngũ-Uẩn cho thấy rõ là khổ-não, vô ngã, và làm cho trí tuệ sắc bén để diệt tận các pháp ngủ ngầm trong Tâm rất vi-tế.
Có thấp lắm thì các Ngài cũng đắc bậc Tu-đà-hườn diệt được ba pháp thằng-thúc (Saniyojana) là ngã chấp , hoài nghi và chấp theo sự cúng tế các thần linh. Vì tự mình thấy rõ trong sạch do tam học là Giới, Ðịnh, Huệ cho nên gọi là thực-hành tốt đẹp.
Vấn: Câu Pháp nói "Ujupatipanno" là thế nào?
Ðáp: Là các Ngài thực-hành ngay thẳng, đúng-đắn.
Vấn: Thực-hành thế nào gọi là thực-hành ngay thẳng?
Ðáp: Thực-hành ngay thẳng là thực-hành không quanh quẹo, cong queo, không nghiêng bên nào, là thực-hành trực chỉ thẳng đến Niết-Bàn, không nghiêng theo pháp khổ-hạnh (Attakilamathànuyoga) là con đường sái không thể đến Niết-Bàn. Hơn nữa, các Ngài thực-hành ngay thẳng để dứt bỏ sự cứng rắn, sự nghịch ngợm, quanh co, xảo trá của thân, khẩu, ý cho nên gọi là thực-hành ngay thẳng.
Vấn: Câu Pháp nói "Nãyapatipanno" là thế nào?
Ðáp: Là các Ngài thực-hành cho giác ngộ Niết-Bàn.
Vấn: Thế nào thực-hành cho giác ngộ Niết-Bàn?
Ðáp: Là thực-hành đúng theo Chánh Pháp cho thấy rõ Niết-Bàn. Hơn nữa các Ngài thực-hành cho thoát khỏi vòng luân hồi, không vì danh hoặc vì lợi để về với cõi trời hoặc muốn cho người khen ngợi trong hiện tại, cho nên mới gọi là nãyapatipanno.
Vấn: Câu Pháp nói "Sãmicipatipanno" là thế nào?
Ðáp: Là các Ngài thực-hành đáng cho người lễ bái.
Vấn: Thực-hành thế nào đáng cho người lễ bái?
Ðáp: Các Ngài thực-hành theo con đường chánh là Giới, Ðịnh, Huệ, trau dồi Thân, Khẩu, Ý, thẳng đến Niết-Bàn đáng cho người chấp tay vái chào, lễ bái.
Vấn: Câu Pháp nói "Yadidam cattãri purisayugãni attha purisapuggalã" là thế nào?
Ðáp: Là Chư Tăng nào nếu đếm đôi thì có bốn bậc, nếu đếm chiếc thì có tám bậc.
Vấn: Nếu đếm đôi có bốn, đếm chiếc thì có tám bậc là thế nào?
Ðáp: Như bậc đã đắc đạo và quả Tu-đà-hườn là một đôi.
Bậc đã đắc đạo và quả Tu-đà-hàm là một đôi.
Bậc đã đắc đạo và quả A-na-hàm là một đôi.
Bậc đã đắc đạo và quả A-la-hán là một đôi.
Còn kể chiếc ra thì có bốn bậc đắc đạo riêng ra và bốn bậc đắc quả riêng ra, thành ra tám bậc.
Vấn: Bậc đã đắc Tu-đà-hườn rồi thì dứt bỏ được tâm ác nào?
Ðáp: Dứt bỏ được bốn tâm ác đồng kiến và một hoài-nghi thành ra năm. Dứt ba pháp thằng thúc (giây cột trói Tâm) là ngã chấp, hoài-nghi và cố-chấp theo lệ cúng tế thần linh. Dứt hai pháp ngủ-ngầm là tà-kiến ngủ-ngầm và hoài-nghi ngủ-ngầm, dứt tình trạng sân-hận thô-sơ.
Sự quán xét của bậc Tu-đà-hườn có năm là:
1) Quán xét của bậc Tu-đà-hườn về đạo,
2) Quán xét về nhân quả,
3) Quán xét về phiền-não đã dứt bỏ,
4) Quán xét về phiền-não còn sót lại,
5) Quán xét về Niết-Bàn.
Vấn: Bậc Tu-đà-hườn có mấy hạng?
Ðáp: Bậc Tu-đà-hườn có ba hạng:
1) Ekabiji: là bậc còn phải tái sanh lại làm người một lần nữa rồi mới đắc A-la-hán và không còn tái sanh nơi đâu nữa.
2) Kolamkola: là bậc phải tái sanh vào gia-tộc này đến gia-tộc khác trong hai hoặc ba kiếp mới đắc A-la-hán.
3) Sattakkhattum Parama: là bậc phải tái sanh vào cảnh trời và người lối bảy kiếp nữa mới đắc A-la-hán quả và nhập luôn Niết-Bàn trong kiếp chót ấy.
Vấn: Tại sao bậc Tu-đà-hườn phải chia làm nhiều hạng như vậy?
Ðáp: Các bậc ấy khác nhau là vì do nơi minh-sát tuệ. Như bậc còn một kiếp nữa là nhờ minh-sát mạnh mẽ sáng suốt nhất. Còn bậc còn hai hoặc ba kiếp nữa là nhờ minh-sát vừa bậc trung. Bậc còn bảy kiếp nữa vì minh-sát vừa vừa bậc trung hoặc vì minh-sát tuệ hơi yếu kém.
Vấn: Bậc Tu-đà-hườn có đầy đủ pháp nào?
Ðáp: Có đầy đủ giới hạnh.
Vấn: Bậc Tu-đà-hườn còn chia thêm nữa được không?
Ðáp: Còn chia thêm nữa. Là ngoài ba hạng kể trên còn chia theo Sát-na (Khana) Tâm dứt bỏ phiền-não có 24 bậc là: lấy bốn pháp hành (Patipadã) nhân cho hai phận sự (Dhura). Như bậc còn một kiếp đều có bốn pháp hành, bậc hai hoặc ba kiếp cũng có bốn pháp hành, bậc bảy kiếp nữa cũng có bốn pháp hành. Tất cả có mười hai pháp hành đem nhân cho hai phận sự nữa thành ra 24 hạng cả thảy.
Vấn: Bậc Tu-đà-hàm dứt bỏ được phiền-não nào?
Ðáp: Dứt bỏ được bốn Tâm ác đồng tà-kiến, hai Tâm ác đồng bất-bình, dứt luôn hai pháp thằng thúc là tà kiến thằng thúc và thù oán thằng thúc, dứt hai pháp ngủ ngầm là tình-dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm, dứt bỏ ái-tình, sân hận, si mê nhẹ đi. Còn sanh trong cảnh dục một lần nữa rồi mới đắc A-la-hán nhập luôn Niết-bàn. Các Ngài cũng quán xét năm pháp như bậc Tu-đà-hườn vậy.
Vấn: Bậc Tu-đà-hàm nếu chia theo xát na Tâm dứt bỏ phiền-não có mấy?
Ðáp: Có tất cả mười hai hạng là chia theo ba pháp giải thoát (vimokkha), mỗi vimokkha có bốn pháp hành thành ra mười hai.
Vấn: Bậc A-na-hàm dứt bỏ được pháp ác nào?
Ðáp: Các Ngài dứt bỏ được bốn ác tâm đồng tà kiến, dứt hai tâm bất bình, hai pháp thằng thúc là tình dục và sân hận, dứt hẳn hai pháp ngủ ngầm là ái tình và bất bình. Về quán xét cũng có năm như Tu-đà-hườn vậy.
Vấn: Bậc A-na-hàm chia làm mấy hạng?
Ðáp: Chia làm:
Antara parinibbãyi: là khi sanh lên cõi phạm-thiên chưa đến phân nửa tuổi cõi trời thì đắc A-la-hán quả, nhập Niết-Bàn luôn lúc ấy.
Upahacca parinibbãyi: là khi sanh lên cõi phạm thiên, tuổi thọ hơn phân nửa gần hết tuổi thọ cõi ấy mới đắc A-la-hán nhập Niết-Bàn.
Asanhkãra parinibbãyi: là bậc đắc A-la-hán quả, dứt năm pháp thằng thúc phía trên một cách dễ dàng không khó khăn gì.
Sasankhãra parinibbãyi: là bậc hành cho dứt bỏ năm pháp thằng thúc bên trên để đắc A-la-hán quả một cách khó khăn phải cố gắng hết sức mới được.
Uddhamsoto Akanitthagãmi: là bậc còn vào giòng cảnh giới bên trên đến cảnh Akanittha mới đắc A-la-hán, như khi sanh lên cảnh Avihã, hết tuổi thọ cảnh này lại sanh lên cảnh Canhatappã, hết tuổi thọ Canhatappã lại sanh lên cảnh Sudassã, hết tuổi thọ cảnh Sudassã lại sanh lên cảnh Sudassi, hết tuổi thọ cảnh Sudassi lại sanh lên cảnh Akanitta mới làm cho A-la-hán quả phát sanh lên được để diệt năm pháp thằng thúc bên trên nơi cảnh phạm thiên ấy (năm cảnh này gọi là Suddhãvãsa: tịnh cư thiên để riêng cho các bậc A-la-hán mà thôi). Trong bốn cảnh đầu, mỗi cảnh có năm bậc thành ra hai mươi hạng. Còn cảnh Akanittha thì chỉ có bốn bậc trừ bậc Uddhasmoto ra, thành ra A-na-hàm có hai mươi bốn hạng và nhân có dhùra (phận sự) là Saddhãdhũra và Panna dhũra thành ra bốn mươi tám hạng.
Vấn: Bậc A-na-hàm đầy đủ pháp gì?
Ðáp: Các Ngài đầy đủ pháp thiền định.
Vấn: Các Ngài A-la-hán dứt bỏ bao nhiêu pháp ác?
Ðáp: Các Ngài dứt bỏ bốn tâm ác đồng tà kiến và phóng tâm, dứt hẳn năm pháp thằng thúc bên trên là dục sanh về dục giới, dục sanh về sắc giới, dục sanh về vô sắc giới, ngã mạn, phóng tâm và vô minh. Và ba pháp ngủ ngầm là ngã mạn, ái tình và vô minh đều dứt hẳn nơi Tâm.
Vấn: Bậc A-la-hán quán xét mấy pháp?
Ðáp: Các Ngài quán xét có bốn pháp như Tu-đà-hườn, chỉ trừ phiền-não còn dư sót thì không cần quán xét vì các Ngài đã diệt trừ tất cả phiền-não rồi.
Vấn: A-la-hán chia làm mấy bậc?
Ðáp: Chia làm bốn bậc là:
1) Sukhavipassako: là bậc do nhờ hành minh-sát làm phiền-não khổ hết và đắc A-la-hán quả chớ không có đắc các pháp thần thông.
2) Chalabhinno: là các Ngài khi đắc A-la-hán rồi đ?c luôn lục thông.
3) Patisambhido: các Ngài đắc luôn huệ phân tích.
4) Tevijjo: các Ngài đắc A-la-hán luôn cả ba cái minh Khavi.
Bốn bậc A-la-hán này chia ra làm hai nhóm: Sukkhavipassako và Samatha yànaka. Nếu chia theo ba pháp Vimokkha, thì trong mỗi Vimokkha có bốn pháp hành, thành ra mười hai bậc. Cho hai nhóm Sukhavipassaka 12 và nhóm Samathayãnaka 12 thành tất cả có hai mươi bốn bậc.
Vấn: Các bậc A-la-hán đầy đủ pháp chi?
Ðáp: các Ngài đầy đủ trí tuệ
Gom lại tất cả các bậc thánh nhân có đến một trăm lẻ tám là Tu-đà-hườn hai mươi bốn hạng, Tu-đà-hàm mươì hai, A-na-hàm bốn mươi tám, A-la-hán hai mươi bốn. Như trong Phật ngôn có nói: Ye puggalã atthasatam sapatthãti imissãgathãya vannanãyam atthuttarasatam ariyã vuttã (các bậc thánh nhân một trăm lẻ tám đó nếu chia ra đạo có năm mươi bốn và quả có năm mươi bốn in nhau.
Vấn: Chỗ nói pháp hành (Patipadã) là thế nào?
Ðáp: Bốn pháp hành là:
1) Dukkhapatipadã bhinnã: khi thực-hành một cách khổ sở thì khi đắc đạo cũng rất khó khăn.
2) Sukhãpatipadã dandãbhinnã: khi thực-hành rất dễ dàng nhưng khi đắc đạo lại khó khăn.
3) Dukkhãpatipadã khippãbhinnã: khi thực-hành rất khó khăn nhưng khi đắc đạo một cách dễ dàng.
4) Sukhapatipadã khippãbhinnã: khi thực-hành rất dễ dàng mà khi đắc đạo thì cũng mau chóng dễ dàng.
Vấn: Sự thực-hành khó khăn và dễ dàng đó do nguyên nhân nào?
Ðáp: Bởi vì người thực-hành ấy căn bản và phiền-não khác nhau như:
1) Người thực-hành khó khăn chậm trễ là do nơi phiền-não quá mạnh và khi đắc đạo cũng chậm trễ do nơi căn bản (indriya) yếu kém. Thí dụ như người bệnh nặng, đi bộ đến nhà bác sĩ, khi đi đến cũng lâu và khó khăn, khi đến rồi tiếp đó đi kiếm thuốc, thuốc ấy lại ít như vậy khi lành bệnh cũng phải lâu và khó khăn.
2) Người thực-hành dễ dàng mau chóng mà khi đắc lại chậm trễ khó khăn là bởi vì phiền-não nhẹ nhưng căn bản rất yếu kém. Thí dụ như người bệnh nhẹ, khi đi dến bác sĩ rất là mau, nhưng lúc kiếm thuốc thì lại rất ít hiếm có cho nên lâu lành bệnh.
3) Người thực-hành lâu khó khăn mà khi đắc đạo lại dễ dàng mau lẹ. Ví dụ như người có bệnh nặng đi bộ đến nhà bác sĩ thì lâu và khó khăn, nhưng khi chữa bệnh thì lại dễ dàng mau mạnh vì thuốc dồi dào đầy đủ.
4) Người thực-hành mau lẹ dễ dàng mà khi đắc đạo cũng mau chóng là thí dụ như người bệnh nhẹ khi đi dến bác sĩ cũng mau và khi chữa bệnh cũng mau mạnh dễ dàng là do nhờ có nhiều thuốc đầy đủ.
Phiền-não ví như bệnh, ngũ căn ví như thuốc chữa bệnh. Hơn nữa thí dụ như người đi kiếm bò, người thứ nhứt đi kiếm bò vào rừng sâu và khi gặp bò cũng ở trong rừng, cũng như người khi thực-hành, cũng lâu khó khăn và khi đắc đạo cũng chậm trễ.
Người thứ nhì khi đi kiếm bò thì đi theo con đường cái dễ dàng nhưng khi gặp bò thì lại gặp ở trong rừng cũng như người khi thực-hành rất dễ dàng nhưng khi đắc đạo lại chậm trễ khó khăn.
Người thứ ba khi đi kiếm bò thì đi vào rừng sâu nhưng khi gặp bò lại ở ngoài chỗ trống, cũng như người khi thực-hành rất lâu khó khăn nhưng khi đắc đạo lại dễ dàng mau lẹ.
Người thứ tư khi đi kiếm bò thì đi theo con đường cái và lúc gặp bò lại gặp ở ngoài trống trải cũng như người khi hành đạo thì mau lẹ dễ dàng và khi đắc đạo cũng dễ dàng mau chóng.
Ngụ ngôn người đi kiếm bò là hành giả, bò là thánh đạo, rừng là phiền-não nhiều, đường cái là phiền-não ít. Người thực-hành và đắc đạo khác nhau đã giải như thế ấy.
Vấn: Câu nói Esa bhagavato sãvaka sangho là thế nào?
Ðáp: Tất cả chư Tăng đã giải, ấy là thinh-văn đệ-tử Phật.
Vấn: Câu nói Ahuneyyo là thế nào?
Ðáp: Các Ngài đáng thọ lãnh bốn món vật dụng của thí chủ đem đến dâng cúng. Giải rằng: Bốn món vật dụng là y cà-sa mà tín thí từ gần hoặc xa đem đến để dâng cúng cho người có giới hạnh. Tất cả các món vật dụng ấy, chư Tăng là thinh-văn đệ-tử Phật đáng thọ lãnh, bởi vì các Ngài có thể làm cho các món vật dụng ấy được nhiều phước báu do đức lành của các Ngài. Cho nên mới gọi là người đáng thọ lãnh bốn món vật dụng của tín thí.
Vấn: Câu nói Pãhuneyyo là thế nào?
Ðáp: Các Ngài đáng thọ lãnh bốn món vật dụng người sắm sửa để đãi khách. Giải rằng: vật dụng của người sửa soạn để tiếp rước thân bằng quyến thuộc quí mến từ phương xa đến, nhưng lại đem đến dâng cúng cho chư Tăng. Vì những người khách đến ấy không bằng đức hạnh của chư Tăng. Bởi vì chư Tăng cũng là khách, nhưng chỉ có trong thời kỳ Ðức Phật ra đời mà thôi, ngoài thời kỳ ấy ra, không khi nào gặp được chư Tăng là khách của mình bao giờ. Hơn nữa, các Ngài có oai-nghi đáng cho người phát Tâm trong sạch, qúi mến nhứt là giới đức. Bởi vậy vật dụng dùng để tiếp đãi khách xa nhưng đáng đem ra dâng cúng cho các Ngài.
Vấn: Câu nói Dakkhineyyo là thế nào?
Ðáp: Các Ngài đáng thọ lãnh Dakkhinãdãna. Giải rằng: người tin lý nhân-quả đem của ra bố-thí gọi là Dakkhinãdãna. Chư Tăng là bậc Thinh-văn có thể làm cho phước-thí của thí-chủ được nhiều quả báu, nên đáng thọ lãnh phước thí ấy.
Vấn: Câu nói Anyalikaraniyo là thế nào?
Ðáp: Là các Ngài đáng cho chúng sanh lễ bái. Giải rằng: Chư Tăng là Thinh-văn đệ-tử Phật, các Ngài có nhiều đức lành. Nói cho cùng dầu cho chúng sanh chỉ nhìn các Ngài bằng cặp mắt từ bi thì cặp mắt ấy sẽ không có bệnh hoạn và ai trông thấy cặp mắt cũng cảm mến hàng triệu kiếp không sai, hoặc do nơi sự cung kính lễ bái ấy mà kiếp nào cũng được sanh lên trong dòng giống quí-tộc có nhiều quyền tước cao sang.
Vấn: Câu nói Anuttaram punnakkhettam lokassa là ý nghĩa thế nào?
Ðáp: Các Ngài là phước-điền của chúng sanh không đâu sánh bằng.
Giải rằng: Chư Tăng là thinh-văn đệ tử Phật, là thửa ruộng báu nhứt của chúng sanh không đâu bằng. Khi con người muốn gieo hột giống chi như lúa, nếp, đậu, mè, bắp, khoai, v.v... đều tìm kiếm miếng ruộng có nhiều phân chất phì nhiêu để gieo trồng hột giống của mình lên ruộng ấy, với sự ước mong cho mùa màng cây trái hoa quả tốt đẹp như thế nào thì chúng sanh cũng vậy. Khi trồng hột giống lành là phước báu của mình thì cũng mong cầu cho được nhiều phước báu nên phải chọn miếng ruộng báu là người thọ lãnh phước thí của mình được có nhiều đức lành trong sạch, nhứt là đã xa lià các phiền-não thô sơ hoặc vi-tế mới có thể làm cho phước thí được kết quả dồi dào không sai, cũng như gieo hạt giống trên ruộng tốt, ít cỏ dại, không có lẫn lộn đá sạn, thì cây trái mùa màng mới được trổ đầy những hoa quả vậy. Hơn nữa hạt giống mà gieo lên miếng ruộng có đầy đủ tám chi mới có nhiều hoa quả. Tám chi ấy là:
1) Ruộng không gò lắm, không thấp lắm.
2) Không có đá sạn.
3) Ðất không mặn lắm.
4) Ruộng sâu và mát mẻ.
5) Có nhiều phân chất, phì nhiêu.
6) Không có sự tai-hại như sâu bọ.
7) Có đường đem nước vào.
8) Có bờ đắp quanh ruộng.
Hột giống mà người gieo lên miếng ruộng có tám chi sẽ được nhiều hoa quả sung túc như thế nào thì phước thí mà con người đã dâng cúng đến chư Tăng là ruộng báu có tám chi cũng sẽ được nhiều phước báu vô lượng vậy. Tám chi ấy là:
1) Chư Tăng là Thinh-Văn đệ-tử Phật có Chánh Kiến,
2) Có Chánh Tư-Duy,
3) Có Chánh Ngữ,
4) Có Chánh Nghiệp,
5) Có Chánh Mạng,
6) Có Chánh Tinh-Tấn,
7) Có Chánh Niệm,
8) Và có Chánh Ðịnh.
Như bài kệ ngôn của Ðức Phật có nói:
Tinadosãni khettãni rãgadosã ayam pajã tasmãhi vitarãgesu dinnam hoti mahapphalam.
Tinadosãni khettãni dosadosã ayam pajã tasmãhi vitadogesu dinnam hoti mahapphalam.
Tinadosãni khettãni icchãdosa ayam pajã tasmãhi vitaticchesu dinnam hoti mahapphalam.
Nghĩa là:
Tất cả các miếng ruộng bị cỏ là vật trở ngại tội lỗi. Chúng sanh bị ái tình là tội lỗi, bởi vậy cho nên phước thí mà người đã cúng dường đến bậc không có tình dục sẽ được nhiều phước báu.
Tất cả miếng ruộng bị cỏ là vật tội lỗi. Chúng sanh bị sự sân hận là tội lỗi, bởi vậy phước thí mà người cúng dường đến bậc đã xa lià sân hận sẽ được nhiều phước báu.
Tất cả miếng ruộng bị cỏ là vật tội lỗi. Chúng sanh bị sự si mê là tội lỗi, bởi vậy phước thí mà người cúng dường đến bậc đã xa lià si mê sẽ được nhiều phước báu.
Chư Tăng có danh hiệu từ Ãhuneyyo đến Punnakkhettam lokassa đều có năm chi khác nữa ví như con voi của đức vua.
Voi của vua có năm chi là:
1) Sotã: Là biết nghe lời dạy của thằng nài,
2) Hantã: Khi chiến đấu, ráng giết cho được kẻ địch,
3) Rakkhitã: Biết gìn giữ các bộ phận khi chiến đấu,
4) Khantã: Nhẫn nại lằn gương mũi đạn khi chiến đấu,
5) Gantã: Luôn luôn theo ý muốn của thằng nài.
Con voi nào có năm chi như vậy mới đáng cho đức vua dùng xài trong khi chiến đấu như thế nào thì chư Tăng là bậc Thinh-văn đệ-tử Phật có danh hiệu nhứt là Ahuneyyo cũng có năm chi là:
1) Sotã: Thích nghe pháp của đức Thế-Tôn giảng giải,
2) Hantã: Biết tận diệt ba tư duy,
3) Rakkhitã: biết thu thúc lục căn,
4) Khantã: Biết nhẫn nại trong mọi việc nhứt là sự lạnh sự nóng,
5) Gantã: Là người trực chỉ thẳng đến Niết-Bàn là nơi mà con người thường ít đi đến.
Hơn nữa tất cả Ân-Ðức Tăng đã kể trên, nếu gom lại chỉ có hai đức lành là Attahitaguna và Parahitaguna.
Chỗ câu nói từ Supatipanna ... đến Sãmicipatipanno gọi là Attahitaguna (Ân-Ðức lợi ích cho mình).
Chỗ câu nói từ Ãhuneyyo ... đến Anuttaram punnakkhetam gọi là Parahitaguna (Ân-Ðức lợi ích giúp cho kẻ khác).
Ðây là tóm lược tất cả Ân-Ðức của Chư Tăng.
Soạn xong tại Phổ-Minh Tự
tháng Giêng năm Giáp-Dần (TL 1974)
Hòa Thượng Bửu Chơn.
-ooOoo-
Tam bao co tat co 12 An Duc dang ton kinh , và 5 giai thoat( Giơi giải thoát , Tuệ Giải thoát , Định Giải thoat ...v.v..) . Vị nao co duoc 12 An Duc và co Ngũ Giái Thoat thì vị ấy là bậc thầy đáng tôn kính đáng kề cận đáng noi theo.
Vấn: Tiếng nói Tăng có nghĩa như thế nào? Có mấy hạng? Có bao nhiêu ân-đức?
Ðáp: Tăng có nghĩa là nhóm hay chúng . Có hai hạng là Sammati sangha - phàm Tăng - là nhóm Tỳ-khưu từ bốn vị trở lên để hành tăng sự, chưa đắc đạo quả; Ariya sangha - Thánh Tăng - là nhóm người đã đắc thánh đạo, thánh quả.
Tăng có nghĩa "gần nhau" bởi vì các bậc thánh nhân dầu có ở xa xứ này xứ nọ khác nhau giòng giống nhưng cũng gọi là gần nhau vì chỉ có một khuôn khổ là giới đức và kiến thức in nhau.
Hơn nữa tăng có nghĩa là người đào tận phiền-não bởi vì các vị ấy cố gắng đào bới các gốc rễ của phiền-não nhứt là ái tình cho thoát khỏi thân tâm.
Tăng chia làm Thinh-văn thì có hai là: phàm thinh-văn (Puthujjana sãvaka) và thánh Thinh-văn (Ariya sãvaka).
Nhóm người chỉ nghe huấn từ của Ðức Phật hay là các hàng thinh-văn để tu Phật, nhưng không đắc đạo quả chi, chỉ có đức tin và qui y tam bảo gọi là phàm thinh-văn.
Còn nhóm người nghe pháp của Ðức Phật hoặc nghe nói của bậc thinh-văn của Ngài rồi đắc đạo quả trong lúc nghe pháp hoặc nghe rồi thực-hành theo, một lúc sau mới đắc đạo quả, thì gọi là thánh Thinh-văn.
Vấn: Thực-hành thế nào gọi là thực-hành tốt đẹp?
Ðáp: Các Ngài thực-hành đúng theo Chánh pháp, thực-hành không trở lùi lại, thực-hành cho đến Niết-Bàn, thực-hành không trái nghịch và thực-hành theo giáo-pháp.
Vấn: Thực-hành thế nào gọi là đúng theo Chánh pháp?
Ðáp: Là thực-hành đúng theo con đường của Thánh đạo, Thánh quả, là thực-hành theo giới, định, huệ.
Vấn: Thực-hành thế nào gọi là không có trở lùi lại?
Ðáp: Là khi thực-hành đã đến bậc thánh nhân rồi thì không khi nào lùi trở lại là phàm nhân được.
Vấn: Thực-hành như thế nào cho đến Niết-Bàn?
Ðáp: Thực-hành theo minh-sát cho đến huệ suy xét xuôi chiều theo Niết-Bàn.
Vấn: Thực-hành như thế nào gọi là thực-hành không trái nghịch?
Ðáp: Thực-hành không trái nghịch là thực-hành không có phản lại với Niết-Bàn.
Vấn: Thực-hành thế nào gọi là thực-hành theo giáo pháp?
Ðáp: Là thực-hành pháp đúng theo giáo pháp (Dhammã-nudhammappatipãda) là đang đến Niết-Bàn. Bởi vì các Ngài thực-hành đến đạo và quả cho nên gọi là thực-hành theo giáo pháp. Hơn nữa, chư tăng hành theo huấn từ của Ðức Phật đã giảng dạy không sai chút nào, gọi là hành tốt đẹp.
Lại nữa, các Ngài lấy Giới làm hàng rào để ngăn ngừa kẻ địch là tội lỗi và phiền-não. Lấy Ðịnh làm tảng đá che đậy các pháp ác vào đè nén Tâm lành. Lấy Huệ làm đèn soi sáng bên trong các pháp hữu vi nhứt là Ngũ-Uẩn cho thấy rõ là khổ-não, vô ngã, và làm cho trí tuệ sắc bén để diệt tận các pháp ngủ ngầm trong Tâm rất vi-tế.
Có thấp lắm thì các Ngài cũng đắc bậc Tu-đà-hườn diệt được ba pháp thằng-thúc (Saniyojana) là ngã chấp , hoài nghi và chấp theo sự cúng tế các thần linh. Vì tự mình thấy rõ trong sạch do tam học là Giới, Ðịnh, Huệ cho nên gọi là thực-hành tốt đẹp.
Vấn: Câu Pháp nói "Ujupatipanno" là thế nào?
Ðáp: Là các Ngài thực-hành ngay thẳng, đúng-đắn.
Vấn: Thực-hành thế nào gọi là thực-hành ngay thẳng?
Ðáp: Thực-hành ngay thẳng là thực-hành không quanh quẹo, cong queo, không nghiêng bên nào, là thực-hành trực chỉ thẳng đến Niết-Bàn, không nghiêng theo pháp khổ-hạnh (Attakilamathànuyoga) là con đường sái không thể đến Niết-Bàn. Hơn nữa, các Ngài thực-hành ngay thẳng để dứt bỏ sự cứng rắn, sự nghịch ngợm, quanh co, xảo trá của thân, khẩu, ý cho nên gọi là thực-hành ngay thẳng.
Vấn: Câu Pháp nói "Nãyapatipanno" là thế nào?
Ðáp: Là các Ngài thực-hành cho giác ngộ Niết-Bàn.
Vấn: Thế nào thực-hành cho giác ngộ Niết-Bàn?
Ðáp: Là thực-hành đúng theo Chánh Pháp cho thấy rõ Niết-Bàn. Hơn nữa các Ngài thực-hành cho thoát khỏi vòng luân hồi, không vì danh hoặc vì lợi để về với cõi trời hoặc muốn cho người khen ngợi trong hiện tại, cho nên mới gọi là nãyapatipanno.
Vấn: Câu Pháp nói "Sãmicipatipanno" là thế nào?
Ðáp: Là các Ngài thực-hành đáng cho người lễ bái.
Vấn: Thực-hành thế nào đáng cho người lễ bái?
Ðáp: Các Ngài thực-hành theo con đường chánh là Giới, Ðịnh, Huệ, trau dồi Thân, Khẩu, Ý, thẳng đến Niết-Bàn đáng cho người chấp tay vái chào, lễ bái.
Vấn: Câu Pháp nói "Yadidam cattãri purisayugãni attha purisapuggalã" là thế nào?
Ðáp: Là Chư Tăng nào nếu đếm đôi thì có bốn bậc, nếu đếm chiếc thì có tám bậc.
Vấn: Nếu đếm đôi có bốn, đếm chiếc thì có tám bậc là thế nào?
Ðáp: Như bậc đã đắc đạo và quả Tu-đà-hườn là một đôi.
Bậc đã đắc đạo và quả Tu-đà-hàm là một đôi.
Bậc đã đắc đạo và quả A-na-hàm là một đôi.
Bậc đã đắc đạo và quả A-la-hán là một đôi.
Còn kể chiếc ra thì có bốn bậc đắc đạo riêng ra và bốn bậc đắc quả riêng ra, thành ra tám bậc.
Vấn: Bậc đã đắc Tu-đà-hườn rồi thì dứt bỏ được tâm ác nào?
Ðáp: Dứt bỏ được bốn tâm ác đồng kiến và một hoài-nghi thành ra năm. Dứt ba pháp thằng thúc (giây cột trói Tâm) là ngã chấp, hoài-nghi và cố-chấp theo lệ cúng tế thần linh. Dứt hai pháp ngủ-ngầm là tà-kiến ngủ-ngầm và hoài-nghi ngủ-ngầm, dứt tình trạng sân-hận thô-sơ.
Sự quán xét của bậc Tu-đà-hườn có năm là:
1) Quán xét của bậc Tu-đà-hườn về đạo,
2) Quán xét về nhân quả,
3) Quán xét về phiền-não đã dứt bỏ,
4) Quán xét về phiền-não còn sót lại,
5) Quán xét về Niết-Bàn.
Vấn: Bậc Tu-đà-hườn có mấy hạng?
Ðáp: Bậc Tu-đà-hườn có ba hạng:
1) Ekabiji: là bậc còn phải tái sanh lại làm người một lần nữa rồi mới đắc A-la-hán và không còn tái sanh nơi đâu nữa.
2) Kolamkola: là bậc phải tái sanh vào gia-tộc này đến gia-tộc khác trong hai hoặc ba kiếp mới đắc A-la-hán.
3) Sattakkhattum Parama: là bậc phải tái sanh vào cảnh trời và người lối bảy kiếp nữa mới đắc A-la-hán quả và nhập luôn Niết-Bàn trong kiếp chót ấy.
Vấn: Tại sao bậc Tu-đà-hườn phải chia làm nhiều hạng như vậy?
Ðáp: Các bậc ấy khác nhau là vì do nơi minh-sát tuệ. Như bậc còn một kiếp nữa là nhờ minh-sát mạnh mẽ sáng suốt nhất. Còn bậc còn hai hoặc ba kiếp nữa là nhờ minh-sát vừa bậc trung. Bậc còn bảy kiếp nữa vì minh-sát vừa vừa bậc trung hoặc vì minh-sát tuệ hơi yếu kém.
Vấn: Bậc Tu-đà-hườn có đầy đủ pháp nào?
Ðáp: Có đầy đủ giới hạnh.
Vấn: Bậc Tu-đà-hườn còn chia thêm nữa được không?
Ðáp: Còn chia thêm nữa. Là ngoài ba hạng kể trên còn chia theo Sát-na (Khana) Tâm dứt bỏ phiền-não có 24 bậc là: lấy bốn pháp hành (Patipadã) nhân cho hai phận sự (Dhura). Như bậc còn một kiếp đều có bốn pháp hành, bậc hai hoặc ba kiếp cũng có bốn pháp hành, bậc bảy kiếp nữa cũng có bốn pháp hành. Tất cả có mười hai pháp hành đem nhân cho hai phận sự nữa thành ra 24 hạng cả thảy.
Vấn: Bậc Tu-đà-hàm dứt bỏ được phiền-não nào?
Ðáp: Dứt bỏ được bốn Tâm ác đồng tà-kiến, hai Tâm ác đồng bất-bình, dứt luôn hai pháp thằng thúc là tà kiến thằng thúc và thù oán thằng thúc, dứt hai pháp ngủ ngầm là tình-dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm, dứt bỏ ái-tình, sân hận, si mê nhẹ đi. Còn sanh trong cảnh dục một lần nữa rồi mới đắc A-la-hán nhập luôn Niết-bàn. Các Ngài cũng quán xét năm pháp như bậc Tu-đà-hườn vậy.
Vấn: Bậc Tu-đà-hàm nếu chia theo xát na Tâm dứt bỏ phiền-não có mấy?
Ðáp: Có tất cả mười hai hạng là chia theo ba pháp giải thoát (vimokkha), mỗi vimokkha có bốn pháp hành thành ra mười hai.
Vấn: Bậc A-na-hàm dứt bỏ được pháp ác nào?
Ðáp: Các Ngài dứt bỏ được bốn ác tâm đồng tà kiến, dứt hai tâm bất bình, hai pháp thằng thúc là tình dục và sân hận, dứt hẳn hai pháp ngủ ngầm là ái tình và bất bình. Về quán xét cũng có năm như Tu-đà-hườn vậy.
Vấn: Bậc A-na-hàm chia làm mấy hạng?
Ðáp: Chia làm:
Antara parinibbãyi: là khi sanh lên cõi phạm-thiên chưa đến phân nửa tuổi cõi trời thì đắc A-la-hán quả, nhập Niết-Bàn luôn lúc ấy.
Upahacca parinibbãyi: là khi sanh lên cõi phạm thiên, tuổi thọ hơn phân nửa gần hết tuổi thọ cõi ấy mới đắc A-la-hán nhập Niết-Bàn.
Asanhkãra parinibbãyi: là bậc đắc A-la-hán quả, dứt năm pháp thằng thúc phía trên một cách dễ dàng không khó khăn gì.
Sasankhãra parinibbãyi: là bậc hành cho dứt bỏ năm pháp thằng thúc bên trên để đắc A-la-hán quả một cách khó khăn phải cố gắng hết sức mới được.
Uddhamsoto Akanitthagãmi: là bậc còn vào giòng cảnh giới bên trên đến cảnh Akanittha mới đắc A-la-hán, như khi sanh lên cảnh Avihã, hết tuổi thọ cảnh này lại sanh lên cảnh Canhatappã, hết tuổi thọ Canhatappã lại sanh lên cảnh Sudassã, hết tuổi thọ cảnh Sudassã lại sanh lên cảnh Sudassi, hết tuổi thọ cảnh Sudassi lại sanh lên cảnh Akanitta mới làm cho A-la-hán quả phát sanh lên được để diệt năm pháp thằng thúc bên trên nơi cảnh phạm thiên ấy (năm cảnh này gọi là Suddhãvãsa: tịnh cư thiên để riêng cho các bậc A-la-hán mà thôi). Trong bốn cảnh đầu, mỗi cảnh có năm bậc thành ra hai mươi hạng. Còn cảnh Akanittha thì chỉ có bốn bậc trừ bậc Uddhasmoto ra, thành ra A-na-hàm có hai mươi bốn hạng và nhân có dhùra (phận sự) là Saddhãdhũra và Panna dhũra thành ra bốn mươi tám hạng.
Vấn: Bậc A-na-hàm đầy đủ pháp gì?
Ðáp: Các Ngài đầy đủ pháp thiền định.
Vấn: Các Ngài A-la-hán dứt bỏ bao nhiêu pháp ác?
Ðáp: Các Ngài dứt bỏ bốn tâm ác đồng tà kiến và phóng tâm, dứt hẳn năm pháp thằng thúc bên trên là dục sanh về dục giới, dục sanh về sắc giới, dục sanh về vô sắc giới, ngã mạn, phóng tâm và vô minh. Và ba pháp ngủ ngầm là ngã mạn, ái tình và vô minh đều dứt hẳn nơi Tâm.
Vấn: Bậc A-la-hán quán xét mấy pháp?
Ðáp: Các Ngài quán xét có bốn pháp như Tu-đà-hườn, chỉ trừ phiền-não còn dư sót thì không cần quán xét vì các Ngài đã diệt trừ tất cả phiền-não rồi.
Vấn: A-la-hán chia làm mấy bậc?
Ðáp: Chia làm bốn bậc là:
1) Sukhavipassako: là bậc do nhờ hành minh-sát làm phiền-não khổ hết và đắc A-la-hán quả chớ không có đắc các pháp thần thông.
2) Chalabhinno: là các Ngài khi đắc A-la-hán rồi đ?c luôn lục thông.
3) Patisambhido: các Ngài đắc luôn huệ phân tích.
4) Tevijjo: các Ngài đắc A-la-hán luôn cả ba cái minh Khavi.
Bốn bậc A-la-hán này chia ra làm hai nhóm: Sukkhavipassako và Samatha yànaka. Nếu chia theo ba pháp Vimokkha, thì trong mỗi Vimokkha có bốn pháp hành, thành ra mười hai bậc. Cho hai nhóm Sukhavipassaka 12 và nhóm Samathayãnaka 12 thành tất cả có hai mươi bốn bậc.
Vấn: Các bậc A-la-hán đầy đủ pháp chi?
Ðáp: các Ngài đầy đủ trí tuệ
Gom lại tất cả các bậc thánh nhân có đến một trăm lẻ tám là Tu-đà-hườn hai mươi bốn hạng, Tu-đà-hàm mươì hai, A-na-hàm bốn mươi tám, A-la-hán hai mươi bốn. Như trong Phật ngôn có nói: Ye puggalã atthasatam sapatthãti imissãgathãya vannanãyam atthuttarasatam ariyã vuttã (các bậc thánh nhân một trăm lẻ tám đó nếu chia ra đạo có năm mươi bốn và quả có năm mươi bốn in nhau.
Vấn: Chỗ nói pháp hành (Patipadã) là thế nào?
Ðáp: Bốn pháp hành là:
1) Dukkhapatipadã bhinnã: khi thực-hành một cách khổ sở thì khi đắc đạo cũng rất khó khăn.
2) Sukhãpatipadã dandãbhinnã: khi thực-hành rất dễ dàng nhưng khi đắc đạo lại khó khăn.
3) Dukkhãpatipadã khippãbhinnã: khi thực-hành rất khó khăn nhưng khi đắc đạo một cách dễ dàng.
4) Sukhapatipadã khippãbhinnã: khi thực-hành rất dễ dàng mà khi đắc đạo thì cũng mau chóng dễ dàng.
Vấn: Sự thực-hành khó khăn và dễ dàng đó do nguyên nhân nào?
Ðáp: Bởi vì người thực-hành ấy căn bản và phiền-não khác nhau như:
1) Người thực-hành khó khăn chậm trễ là do nơi phiền-não quá mạnh và khi đắc đạo cũng chậm trễ do nơi căn bản (indriya) yếu kém. Thí dụ như người bệnh nặng, đi bộ đến nhà bác sĩ, khi đi đến cũng lâu và khó khăn, khi đến rồi tiếp đó đi kiếm thuốc, thuốc ấy lại ít như vậy khi lành bệnh cũng phải lâu và khó khăn.
2) Người thực-hành dễ dàng mau chóng mà khi đắc lại chậm trễ khó khăn là bởi vì phiền-não nhẹ nhưng căn bản rất yếu kém. Thí dụ như người bệnh nhẹ, khi đi dến bác sĩ rất là mau, nhưng lúc kiếm thuốc thì lại rất ít hiếm có cho nên lâu lành bệnh.
3) Người thực-hành lâu khó khăn mà khi đắc đạo lại dễ dàng mau lẹ. Ví dụ như người có bệnh nặng đi bộ đến nhà bác sĩ thì lâu và khó khăn, nhưng khi chữa bệnh thì lại dễ dàng mau mạnh vì thuốc dồi dào đầy đủ.
4) Người thực-hành mau lẹ dễ dàng mà khi đắc đạo cũng mau chóng là thí dụ như người bệnh nhẹ khi đi dến bác sĩ cũng mau và khi chữa bệnh cũng mau mạnh dễ dàng là do nhờ có nhiều thuốc đầy đủ.
Phiền-não ví như bệnh, ngũ căn ví như thuốc chữa bệnh. Hơn nữa thí dụ như người đi kiếm bò, người thứ nhứt đi kiếm bò vào rừng sâu và khi gặp bò cũng ở trong rừng, cũng như người khi thực-hành, cũng lâu khó khăn và khi đắc đạo cũng chậm trễ.
Người thứ nhì khi đi kiếm bò thì đi theo con đường cái dễ dàng nhưng khi gặp bò thì lại gặp ở trong rừng cũng như người khi thực-hành rất dễ dàng nhưng khi đắc đạo lại chậm trễ khó khăn.
Người thứ ba khi đi kiếm bò thì đi vào rừng sâu nhưng khi gặp bò lại ở ngoài chỗ trống, cũng như người khi thực-hành rất lâu khó khăn nhưng khi đắc đạo lại dễ dàng mau lẹ.
Người thứ tư khi đi kiếm bò thì đi theo con đường cái và lúc gặp bò lại gặp ở ngoài trống trải cũng như người khi hành đạo thì mau lẹ dễ dàng và khi đắc đạo cũng dễ dàng mau chóng.
Ngụ ngôn người đi kiếm bò là hành giả, bò là thánh đạo, rừng là phiền-não nhiều, đường cái là phiền-não ít. Người thực-hành và đắc đạo khác nhau đã giải như thế ấy.
Vấn: Câu nói Esa bhagavato sãvaka sangho là thế nào?
Ðáp: Tất cả chư Tăng đã giải, ấy là thinh-văn đệ-tử Phật.
Vấn: Câu nói Ahuneyyo là thế nào?
Ðáp: Các Ngài đáng thọ lãnh bốn món vật dụng của thí chủ đem đến dâng cúng. Giải rằng: Bốn món vật dụng là y cà-sa mà tín thí từ gần hoặc xa đem đến để dâng cúng cho người có giới hạnh. Tất cả các món vật dụng ấy, chư Tăng là thinh-văn đệ-tử Phật đáng thọ lãnh, bởi vì các Ngài có thể làm cho các món vật dụng ấy được nhiều phước báu do đức lành của các Ngài. Cho nên mới gọi là người đáng thọ lãnh bốn món vật dụng của tín thí.
Vấn: Câu nói Pãhuneyyo là thế nào?
Ðáp: Các Ngài đáng thọ lãnh bốn món vật dụng người sắm sửa để đãi khách. Giải rằng: vật dụng của người sửa soạn để tiếp rước thân bằng quyến thuộc quí mến từ phương xa đến, nhưng lại đem đến dâng cúng cho chư Tăng. Vì những người khách đến ấy không bằng đức hạnh của chư Tăng. Bởi vì chư Tăng cũng là khách, nhưng chỉ có trong thời kỳ Ðức Phật ra đời mà thôi, ngoài thời kỳ ấy ra, không khi nào gặp được chư Tăng là khách của mình bao giờ. Hơn nữa, các Ngài có oai-nghi đáng cho người phát Tâm trong sạch, qúi mến nhứt là giới đức. Bởi vậy vật dụng dùng để tiếp đãi khách xa nhưng đáng đem ra dâng cúng cho các Ngài.
Vấn: Câu nói Dakkhineyyo là thế nào?
Ðáp: Các Ngài đáng thọ lãnh Dakkhinãdãna. Giải rằng: người tin lý nhân-quả đem của ra bố-thí gọi là Dakkhinãdãna. Chư Tăng là bậc Thinh-văn có thể làm cho phước-thí của thí-chủ được nhiều quả báu, nên đáng thọ lãnh phước thí ấy.
Vấn: Câu nói Anyalikaraniyo là thế nào?
Ðáp: Là các Ngài đáng cho chúng sanh lễ bái. Giải rằng: Chư Tăng là Thinh-văn đệ-tử Phật, các Ngài có nhiều đức lành. Nói cho cùng dầu cho chúng sanh chỉ nhìn các Ngài bằng cặp mắt từ bi thì cặp mắt ấy sẽ không có bệnh hoạn và ai trông thấy cặp mắt cũng cảm mến hàng triệu kiếp không sai, hoặc do nơi sự cung kính lễ bái ấy mà kiếp nào cũng được sanh lên trong dòng giống quí-tộc có nhiều quyền tước cao sang.
Vấn: Câu nói Anuttaram punnakkhettam lokassa là ý nghĩa thế nào?
Ðáp: Các Ngài là phước-điền của chúng sanh không đâu sánh bằng.
Giải rằng: Chư Tăng là thinh-văn đệ tử Phật, là thửa ruộng báu nhứt của chúng sanh không đâu bằng. Khi con người muốn gieo hột giống chi như lúa, nếp, đậu, mè, bắp, khoai, v.v... đều tìm kiếm miếng ruộng có nhiều phân chất phì nhiêu để gieo trồng hột giống của mình lên ruộng ấy, với sự ước mong cho mùa màng cây trái hoa quả tốt đẹp như thế nào thì chúng sanh cũng vậy. Khi trồng hột giống lành là phước báu của mình thì cũng mong cầu cho được nhiều phước báu nên phải chọn miếng ruộng báu là người thọ lãnh phước thí của mình được có nhiều đức lành trong sạch, nhứt là đã xa lià các phiền-não thô sơ hoặc vi-tế mới có thể làm cho phước thí được kết quả dồi dào không sai, cũng như gieo hạt giống trên ruộng tốt, ít cỏ dại, không có lẫn lộn đá sạn, thì cây trái mùa màng mới được trổ đầy những hoa quả vậy. Hơn nữa hạt giống mà gieo lên miếng ruộng có đầy đủ tám chi mới có nhiều hoa quả. Tám chi ấy là:
1) Ruộng không gò lắm, không thấp lắm.
2) Không có đá sạn.
3) Ðất không mặn lắm.
4) Ruộng sâu và mát mẻ.
5) Có nhiều phân chất, phì nhiêu.
6) Không có sự tai-hại như sâu bọ.
7) Có đường đem nước vào.
8) Có bờ đắp quanh ruộng.
Hột giống mà người gieo lên miếng ruộng có tám chi sẽ được nhiều hoa quả sung túc như thế nào thì phước thí mà con người đã dâng cúng đến chư Tăng là ruộng báu có tám chi cũng sẽ được nhiều phước báu vô lượng vậy. Tám chi ấy là:
1) Chư Tăng là Thinh-Văn đệ-tử Phật có Chánh Kiến,
2) Có Chánh Tư-Duy,
3) Có Chánh Ngữ,
4) Có Chánh Nghiệp,
5) Có Chánh Mạng,
6) Có Chánh Tinh-Tấn,
7) Có Chánh Niệm,
8) Và có Chánh Ðịnh.
Như bài kệ ngôn của Ðức Phật có nói:
Tinadosãni khettãni rãgadosã ayam pajã tasmãhi vitarãgesu dinnam hoti mahapphalam.
Tinadosãni khettãni dosadosã ayam pajã tasmãhi vitadogesu dinnam hoti mahapphalam.
Tinadosãni khettãni icchãdosa ayam pajã tasmãhi vitaticchesu dinnam hoti mahapphalam.
Nghĩa là:
Tất cả các miếng ruộng bị cỏ là vật trở ngại tội lỗi. Chúng sanh bị ái tình là tội lỗi, bởi vậy cho nên phước thí mà người đã cúng dường đến bậc không có tình dục sẽ được nhiều phước báu.
Tất cả miếng ruộng bị cỏ là vật tội lỗi. Chúng sanh bị sự sân hận là tội lỗi, bởi vậy phước thí mà người cúng dường đến bậc đã xa lià sân hận sẽ được nhiều phước báu.
Tất cả miếng ruộng bị cỏ là vật tội lỗi. Chúng sanh bị sự si mê là tội lỗi, bởi vậy phước thí mà người cúng dường đến bậc đã xa lià si mê sẽ được nhiều phước báu.
Chư Tăng có danh hiệu từ Ãhuneyyo đến Punnakkhettam lokassa đều có năm chi khác nữa ví như con voi của đức vua.
Voi của vua có năm chi là:
1) Sotã: Là biết nghe lời dạy của thằng nài,
2) Hantã: Khi chiến đấu, ráng giết cho được kẻ địch,
3) Rakkhitã: Biết gìn giữ các bộ phận khi chiến đấu,
4) Khantã: Nhẫn nại lằn gương mũi đạn khi chiến đấu,
5) Gantã: Luôn luôn theo ý muốn của thằng nài.
Con voi nào có năm chi như vậy mới đáng cho đức vua dùng xài trong khi chiến đấu như thế nào thì chư Tăng là bậc Thinh-văn đệ-tử Phật có danh hiệu nhứt là Ahuneyyo cũng có năm chi là:
1) Sotã: Thích nghe pháp của đức Thế-Tôn giảng giải,
2) Hantã: Biết tận diệt ba tư duy,
3) Rakkhitã: biết thu thúc lục căn,
4) Khantã: Biết nhẫn nại trong mọi việc nhứt là sự lạnh sự nóng,
5) Gantã: Là người trực chỉ thẳng đến Niết-Bàn là nơi mà con người thường ít đi đến.
Hơn nữa tất cả Ân-Ðức Tăng đã kể trên, nếu gom lại chỉ có hai đức lành là Attahitaguna và Parahitaguna.
Chỗ câu nói từ Supatipanna ... đến Sãmicipatipanno gọi là Attahitaguna (Ân-Ðức lợi ích cho mình).
Chỗ câu nói từ Ãhuneyyo ... đến Anuttaram punnakkhetam gọi là Parahitaguna (Ân-Ðức lợi ích giúp cho kẻ khác).
Ðây là tóm lược tất cả Ân-Ðức của Chư Tăng.
Soạn xong tại Phổ-Minh Tự
tháng Giêng năm Giáp-Dần (TL 1974)
Hòa Thượng Bửu Chơn.
-ooOoo-
Tam bao co tat co 12 An Duc dang ton kinh , và 5 giai thoat( Giơi giải thoát , Tuệ Giải thoát , Định Giải thoat ...v.v..) . Vị nao co duoc 12 An Duc và co Ngũ Giái Thoat thì vị ấy là bậc thầy đáng tôn kính đáng kề cận đáng noi theo.
Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận
Dick Lyles
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận
Dick Lyles
-
- Bài viết: 1141
- Ngày: 07/06/10 04:08
- Giới tính: Nam
Re: Làm thế nào để tìm chân sư ?
Làm thế nào để tìm chân sư, và làm sao biết vị đó là chân sư hay tà sư ? Xin quý vị hướng dẫn. Xin cảm ơn trước
BẠN HỎI HAY THẬT:http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
f. Khó gặp thầy tốt.
Học hành phải y theo minh sư chứ chẳng phải danh sư. Minh sư có thể chỉ dẫn bạn đi trên đường bằng phẳng, đi về đường hướng sáng sủa. Minh sư là người chỉ đường, chỉ điểm phương hướng cho mình, phòng ngừa cho mình chẳng đi lạc đường. Ðồng tu là người khuyến khích lẫn nhau, dùi mài, trao giồi lẫn nhau, có ‘thầy tốt bạn tốt’ mới có thể thành tựu.
Người sơ học chưa đủ năng lực phân biệt tà - chánh, thị - phi; khi nghe người này rồi nói người này tốt, đi theo họ; nghe người kia xong thì nói người kia tốt, bị họ chuyển dời. Cũng như trẻ em, cha mẹ phải chăm nom kỹ càng vì nó chẳng biết tà - chánh, thị - phi, chẳng biết được - mất, lợi - hại, cần phải có thầy dạy dỗ. Ðợi đến lúc bạn có thể phân biệt tà chánh, thị phi, chẳng bị người ta xỏ mũi dẫn đi, có năng lực này rồi, lão sư có thể cho bạn đi ra ngoài tham học. Thầy thật là đại từ đại bi! Bảo đảm dạy dỗ, tận tâm tận lực.
Ðạo lý thầy trò thiệt chỉ có thể gặp mà chẳng thể cầu, vô cùng hiếm có! Ðây là cơ duyên, tự mình phải trồng thiện căn, vun bồi thiện duyên. Nếu thực sự chẳng gặp được thì cũng còn phương pháp, đó tức là học người xưa. Lúc trước thầy Lý Bỉnh Nam dạy tôi (tôi ở đây chỉ lão hòa thượng Tịnh Không), thầy rất khiêm nhường mà nói: ‘Khả năng của tôi chỉ có thể dạy cho ông năm năm’. Thầy dạy tôi học theo Ấn Quang pháp sư. Ấn Quang pháp sư là thầy của thầy Lý, thầy khuyến khích tôi tôn Ấn Quang pháp sư làm thầy. Lúc đó tôi mới bắt đầu học, còn chưa xuất gia. Thầy nói với tôi: ‘Người xưa đừng học theo Tô Ðông Pha, người thời nay đừng học theo Lương Khải Siêu.’ Hai người này đều là học giả Phật học lỗi lạc, trên ‘Phật học’ họ là học giả uyên thâm, nhưng trên ‘học Phật’ họ chẳng có thành tựu, chẳng thể học theo hai người này.’
Lúc chúng ta chẳng tìm được thiện tri thức thì có thể tìm người xưa, làm học trò tư thục của người xưa. Những người dùng phương pháp này được thành tựu rất nhiều, ở Trung Quốc người đầu tiên tôn người xưa làm thầy là Mạnh Tử. Mạnh Tử học theo Khổng Tử, lúc bấy giờ Khổng Tử chẳng còn nhưng sách vở của ngài còn lưu lại trong thế gian nên Mạnh Tử chuyên đọc và học theo sách của Khổng Tử, tiếp nhận lời dạy của Khổng Tử trong sách, một lòng một dạ học theo Khổng Tử. Mạnh Tử học theo vị thầy này, chuyên học một vị thầy, học rất thành công, vì vậy nên trong lịch sử Trung Quốc người ta tôn Khổng Tử làm Ðại Thánh, Chí Thánh, Mạnh Tử làm Á Thánh.
Sau này trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều người dùng phương pháp này được thành công, lừng danh nhất là Tư Mã Thiên triều Hán, ông viết quyển lịch sử Trung Quốc đầu tiên ‘Sử Ký’. Tư Mã Thiên học Tả Khưu Minh, ông chỉ học một người, chuyên đọc tụng ‘Tả Truyện’, chuyên học văn chương, tu dưỡng của ‘Tả Truyện’, ông học thành công và trở thành một văn hào thời đó. Còn Hàn Dũ đời Ðường, ông là một trong tám văn hào nổi tiếng đời Ðường, Tống, còn có hiệu là Hàn Xương Lê, người chuyển đổi nền văn học sau tám đời suy thoái; thầy của Hàn Xương Lê là ai? Tức là Sử Ký. Ông học Tư Mã Thiên, chuyên học Sử Ký, học văn chương, giáo huấn của Sử Ký và trở thành lãnh tụ của tám nhà [văn hào] đời Ðường, Tống.
Trong nhà Phật, Ngẫu Ích đại sư triều Minh là một Tổ sư Tịnh Tông. Thầy của Ngài là ai? Là Liên Trì đại sư. Lúc bấy giờ Liên Trì đại sư đã vãng sanh rồi, sách vở của Liên Trì đại sư còn lưu lại trong đời, Ngẫu Ích đại sư bèn chuyên học sách vở của Liên Trì đại sư.
Sự giáo học từ đời xưa của Trung Quốc đều hy vọng đời sau vượt trội hơn đời này, nếu chẳng thể vượt trội thì giáo dục [kể như] hoàn toàn thất bại. Chẳng giống người ngày nay có tâm đố kỵ, chướng ngại luôn sợ người ta hơn mình, khi dạy người khác thì luôn giữ lại một ít, chẳng chịu tận tâm dạy học, đây gọi là keo pháp.
Chú thích: tài liệu trong phần này được trích từ bài giảng ‘Nhận thức Phật giáo’ của lão hòa thượng Tịnh Không tại Miami.
BẠN HỎI HAY THẬT:http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
f. Khó gặp thầy tốt.
Học hành phải y theo minh sư chứ chẳng phải danh sư. Minh sư có thể chỉ dẫn bạn đi trên đường bằng phẳng, đi về đường hướng sáng sủa. Minh sư là người chỉ đường, chỉ điểm phương hướng cho mình, phòng ngừa cho mình chẳng đi lạc đường. Ðồng tu là người khuyến khích lẫn nhau, dùi mài, trao giồi lẫn nhau, có ‘thầy tốt bạn tốt’ mới có thể thành tựu.
Người sơ học chưa đủ năng lực phân biệt tà - chánh, thị - phi; khi nghe người này rồi nói người này tốt, đi theo họ; nghe người kia xong thì nói người kia tốt, bị họ chuyển dời. Cũng như trẻ em, cha mẹ phải chăm nom kỹ càng vì nó chẳng biết tà - chánh, thị - phi, chẳng biết được - mất, lợi - hại, cần phải có thầy dạy dỗ. Ðợi đến lúc bạn có thể phân biệt tà chánh, thị phi, chẳng bị người ta xỏ mũi dẫn đi, có năng lực này rồi, lão sư có thể cho bạn đi ra ngoài tham học. Thầy thật là đại từ đại bi! Bảo đảm dạy dỗ, tận tâm tận lực.
Ðạo lý thầy trò thiệt chỉ có thể gặp mà chẳng thể cầu, vô cùng hiếm có! Ðây là cơ duyên, tự mình phải trồng thiện căn, vun bồi thiện duyên. Nếu thực sự chẳng gặp được thì cũng còn phương pháp, đó tức là học người xưa. Lúc trước thầy Lý Bỉnh Nam dạy tôi (tôi ở đây chỉ lão hòa thượng Tịnh Không), thầy rất khiêm nhường mà nói: ‘Khả năng của tôi chỉ có thể dạy cho ông năm năm’. Thầy dạy tôi học theo Ấn Quang pháp sư. Ấn Quang pháp sư là thầy của thầy Lý, thầy khuyến khích tôi tôn Ấn Quang pháp sư làm thầy. Lúc đó tôi mới bắt đầu học, còn chưa xuất gia. Thầy nói với tôi: ‘Người xưa đừng học theo Tô Ðông Pha, người thời nay đừng học theo Lương Khải Siêu.’ Hai người này đều là học giả Phật học lỗi lạc, trên ‘Phật học’ họ là học giả uyên thâm, nhưng trên ‘học Phật’ họ chẳng có thành tựu, chẳng thể học theo hai người này.’
Lúc chúng ta chẳng tìm được thiện tri thức thì có thể tìm người xưa, làm học trò tư thục của người xưa. Những người dùng phương pháp này được thành tựu rất nhiều, ở Trung Quốc người đầu tiên tôn người xưa làm thầy là Mạnh Tử. Mạnh Tử học theo Khổng Tử, lúc bấy giờ Khổng Tử chẳng còn nhưng sách vở của ngài còn lưu lại trong thế gian nên Mạnh Tử chuyên đọc và học theo sách của Khổng Tử, tiếp nhận lời dạy của Khổng Tử trong sách, một lòng một dạ học theo Khổng Tử. Mạnh Tử học theo vị thầy này, chuyên học một vị thầy, học rất thành công, vì vậy nên trong lịch sử Trung Quốc người ta tôn Khổng Tử làm Ðại Thánh, Chí Thánh, Mạnh Tử làm Á Thánh.
Sau này trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều người dùng phương pháp này được thành công, lừng danh nhất là Tư Mã Thiên triều Hán, ông viết quyển lịch sử Trung Quốc đầu tiên ‘Sử Ký’. Tư Mã Thiên học Tả Khưu Minh, ông chỉ học một người, chuyên đọc tụng ‘Tả Truyện’, chuyên học văn chương, tu dưỡng của ‘Tả Truyện’, ông học thành công và trở thành một văn hào thời đó. Còn Hàn Dũ đời Ðường, ông là một trong tám văn hào nổi tiếng đời Ðường, Tống, còn có hiệu là Hàn Xương Lê, người chuyển đổi nền văn học sau tám đời suy thoái; thầy của Hàn Xương Lê là ai? Tức là Sử Ký. Ông học Tư Mã Thiên, chuyên học Sử Ký, học văn chương, giáo huấn của Sử Ký và trở thành lãnh tụ của tám nhà [văn hào] đời Ðường, Tống.
Trong nhà Phật, Ngẫu Ích đại sư triều Minh là một Tổ sư Tịnh Tông. Thầy của Ngài là ai? Là Liên Trì đại sư. Lúc bấy giờ Liên Trì đại sư đã vãng sanh rồi, sách vở của Liên Trì đại sư còn lưu lại trong đời, Ngẫu Ích đại sư bèn chuyên học sách vở của Liên Trì đại sư.
Sự giáo học từ đời xưa của Trung Quốc đều hy vọng đời sau vượt trội hơn đời này, nếu chẳng thể vượt trội thì giáo dục [kể như] hoàn toàn thất bại. Chẳng giống người ngày nay có tâm đố kỵ, chướng ngại luôn sợ người ta hơn mình, khi dạy người khác thì luôn giữ lại một ít, chẳng chịu tận tâm dạy học, đây gọi là keo pháp.
Chú thích: tài liệu trong phần này được trích từ bài giảng ‘Nhận thức Phật giáo’ của lão hòa thượng Tịnh Không tại Miami.
Nam Mô A Di Đà Phật
- VO_HUU_BAT_KHONG606
- Bài viết: 2587
- Ngày: 08/04/08 22:33
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: ...
- Đã cảm ơn: 1 time
-
- Bài viết: 1141
- Ngày: 07/06/10 04:08
- Giới tính: Nam
- VO_HUU_BAT_KHONG606
- Bài viết: 2587
- Ngày: 08/04/08 22:33
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: ...
- Đã cảm ơn: 1 time
Re: Làm thế nào để tìm chân sư ?
chào bạn VHBK . NGÔN THUYẾT TRỌN .
Bạn nguynlinhtam .
1 - NHÂN TRONG ĐÊM TỐI CÓ NGỌN ĐÈN , HỎI BẠN ÁNH SÁNG DO NGỌN ĐÈN HAY ÁNH SÁNG DO ĐÊM TỐI ??? .
2 - NẾU PHẢI CHỌN ĐỂ TÌM CON ĐƯỜNG ĐI , BẠN CHỌN NGỌN ĐÈN HAY ĐÊM TỐI ??? .
Với tôi NGỌN ĐÈN CHỈ CÓ MỘT . Kính .
Bạn nguynlinhtam .
1 - NHÂN TRONG ĐÊM TỐI CÓ NGỌN ĐÈN , HỎI BẠN ÁNH SÁNG DO NGỌN ĐÈN HAY ÁNH SÁNG DO ĐÊM TỐI ??? .
2 - NẾU PHẢI CHỌN ĐỂ TÌM CON ĐƯỜNG ĐI , BẠN CHỌN NGỌN ĐÈN HAY ĐÊM TỐI ??? .
Với tôi NGỌN ĐÈN CHỈ CÓ MỘT . Kính .
-
- Bài viết: 1141
- Ngày: 07/06/10 04:08
- Giới tính: Nam
Re: Làm thế nào để tìm chân sư ?
giới gì là thầy hả bạn cho mình hỏi
Bạn nguynlinhtam .
1 - NHÂN TRONG ĐÊM TỐI CÓ NGỌN ĐÈN , HỎI BẠN ÁNH SÁNG DO NGỌN ĐÈN HAY ÁNH SÁNG DO ĐÊM TỐI ??? .
2 - NẾU PHẢI CHỌN ĐỂ TÌM CON ĐƯỜNG ĐI , BẠN CHỌN NGỌN ĐÈN HAY ĐÊM TỐI ??? .
Với tôi NGỌN ĐÈN CHỈ CÓ MỘT . Kính .
bạn nói cao quá không hiểu mong chỉ giáo thêm
Bạn nguynlinhtam .
1 - NHÂN TRONG ĐÊM TỐI CÓ NGỌN ĐÈN , HỎI BẠN ÁNH SÁNG DO NGỌN ĐÈN HAY ÁNH SÁNG DO ĐÊM TỐI ??? .
2 - NẾU PHẢI CHỌN ĐỂ TÌM CON ĐƯỜNG ĐI , BẠN CHỌN NGỌN ĐÈN HAY ĐÊM TỐI ??? .
Với tôi NGỌN ĐÈN CHỈ CÓ MỘT . Kính .
bạn nói cao quá không hiểu mong chỉ giáo thêm
Nam Mô A Di Đà Phật
Re: Làm thế nào để tìm chân sư ?
Mình trả lời ngắn ngọn thôi. Phật nói đời mạt pháp Phật giáo được ví như trùng ăn sư tử. Có nghĩa là tà ma ngoại đạo trà trộn trong phật giáo rất nhiều. Nếu như nhận lầm thầy thì hậu quả rất khó lường và địa ngục là con đường khó tránh khỏi.
" Y pháp bất y nhân" có nghĩa là nếu nói đúng pháp phật thì 1 người ăn mày ta cũng phải nghe,còn nếu nói sai pháp Phật thì cho dù đó là 1 nhà sư quyền cao chức trọng cũng phải tránh xa.
Phật dạy:" Sau khi ta nhập diệt hãy lấy các pháp làm thầy". Kinh điển của Phật chính là vị minh sư đúng đắn nhất. Thay vì đi tìm 1 vị minh sư bạn nên ở nhà nghiên cứu kinh điển, và đọc kinh điển cũng giúp cho bạn phân biệt được minh sư và tà sư.
Minh sư luôn nói đúng lời phật dạy còn tà sư thì nói trái lời Phật dạy (bác lý nhân quả, khuyên bỏ trì ngũ giới, ....)
" Y pháp bất y nhân" có nghĩa là nếu nói đúng pháp phật thì 1 người ăn mày ta cũng phải nghe,còn nếu nói sai pháp Phật thì cho dù đó là 1 nhà sư quyền cao chức trọng cũng phải tránh xa.
Phật dạy:" Sau khi ta nhập diệt hãy lấy các pháp làm thầy". Kinh điển của Phật chính là vị minh sư đúng đắn nhất. Thay vì đi tìm 1 vị minh sư bạn nên ở nhà nghiên cứu kinh điển, và đọc kinh điển cũng giúp cho bạn phân biệt được minh sư và tà sư.
Minh sư luôn nói đúng lời phật dạy còn tà sư thì nói trái lời Phật dạy (bác lý nhân quả, khuyên bỏ trì ngũ giới, ....)
[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
- Cai Gi -Doc Sao Nua
- Bài viết: 130
- Ngày: 21/02/11 21:49
- Giới tính: Nam
- Đến từ: WOW
Re: Làm thế nào để tìm chân sư ?
[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 156 khách