Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

Đã có Duyên thì chắc sẽ có mối tương quan giữa mỗi chúng ta trong cuộc sống này,từ mối quan hệ ông bà,cha mẹ,vợ chồng,con cái,bạn bè.v.v. đều có nhân duyên với nhau.Đến với nhau bằng bất cứ mối quan hệ nào đều có vay có trả tùy theo đó là Nghiệp gì?Nghiệp lành,dữ,ít,nhiều ..v.v Nay mong các vị DH có thể chia sẽ nhiều hơn ý nghĩa cùa Nghiệp Duyên và Nợ Duyên? tangbong caunguyen tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Con cái có bốn loại:

1. Báo Ân - làm cho cha mẹ được tiếng thơm trong xã hội, hãnh diện vì nó (như có con làm bác sĩ, tiến sĩ có tiếng tốt hoặc không thì có tiếng trong làng là người hiền lành hay giúp người v.v...)

2. Báo Oán - làm cho cha mẹ mang nhục, mang tiếng sấu với làng sớm xã hội (như làm kẻ vô giáo dục, hung ác, làm mọi điều sấu, kiến ai cũng chán không ưa v.v...)

3. Trả Nợ - là những đứa làm việc cần cù nuôi dưỡng cha mẹ mọi vật chất đầy đủ, nếu nợ ít thì phụng sự vài năm, nếu nợ nhiều thì có thể phụng sự suốt đời.

4. Đồi Nợ - là những đứa làm tiêu hao tài sản của cha mẹ nó, ít thì vài năm, nhiều thì cả đời đến khi bản cả nhà cửa, không còn gì hết.

Mọi người thường nghĩ gia đình có con cái nhiều là hạnh phúc! Thật sự không phải vậy! bởi vì những đứa con của họ mỗi đứa mỗi khác, có đứa đến báo ân, báo oán, đồi nợ trả nợ vv... không thể nói được.

Cũng có khi đúng nếu như tất cả những đứa con đến là để báo ân và trả nợ cha mẹ, thì hoặc mai nhà có phúc.... nhưng nhiều khi lại ganh ghét lẫn nhau mặc dù thương cha mẹ. Cho nên khó nói.

Nhưng đã làm người ở cõi nầy thì đừng mong là được hạnh phúc vui sướng chân thật. Ai cũng có cái khổ riêng cả! Không khổ nầy cũng khổ khác thôi.

Dùng bốn thứ nầy để suy sét rộng ra thì không những đối với cha mẹ, mà còn đối với chồng vợ, bạn bè cũng lại như thế, không ngoài báo ân, báo oán, đồi nợ, trả nợ!

Chồng đánh bài thua sạch bán nhà cửa là loại "Đồi nợ" vợ. Ta thương bạn giúp bạn chịu bỏ tiền của công sức giúp đợ bạn thì mình là loại "trả nợ" cho bạn. v.v... cứ thế mà suy ra các quan hệ giữa người và người, hoặc cho đến các loài khác...

Nhân Quả thật rỏ ràng trước mắc, không sai chạy chi. Cái nhân tạo nghiệp như thế nào thì cái quả trả nghiệp sẽ như thế nấy.... Nhưng nếu biết ăn năng hướng phật pháp tu hành thì có thể chuyển nghiệp.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

Nếu biết đó là Nghiệp Duyên hoặc là Nợ Duyên,hằng ngày tụng Kinh Niệm Phật có thể chuyển hóa,đó là dành cho những người có thể thức tĩnh dc đúng lúc,nhưng nếu Người ta vẫn mê mụi điên đảo sống trong khổ sở vì Nghiệp dẫn dắt,làm cho những người xung quanh họ cũng đau khổ theo,ko biết lo Tu để chuyển hóa càng lúc càng tạo Nghiệp nhiều mà ko biết.Nếu 1 người ngoài cuộc thấy rõ dc Nhân Duyên và Nghiệp Báo phải vay và trả,vậy có thể sám hối và chuyển hóa dc Nghiệp giùm dc ko? cafene


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nguyen_khoa đã viết:Nếu 1 người ngoài cuộc thấy rõ dc Nhân Duyên và Nghiệp Báo phải vay và trả,vậy có thể sám hối và chuyển hóa dc Nghiệp giùm dc ko? cafene

Cũng có thể được mà cũng có thể không tùy vào hoàng cản nhân duyên và tâm địa của từng người.

Chúng ta có thể chuyển hóa người khác nếu "Chính Mình" tự chuyển hóa mình trước. Thí như mình là một kẻ ác bây giờ trở lại hiền lành giúp và thương người trong lời nói cử chỉ hành vi. Người khác nhìn vào sẽ có thể cảm động và sức mạnh đó sẽ thúc đẩy họ cùng chuyển hóa theo. Với điều kiện ta từng gieo trồng căn lành hoặc nhân duyên tốt với những người đó nên bây giờ có thể nói một câu, làm một việc mà chuyển hóa được người đó, và ngay nơi hoàn cảnh thích hợp, và tâm ý của người đó chịu hồi đầu chuyển hóa.

Chư Phật Bồ Tát là những người đại trí tuệ, đại từ bi trong từng suy nghĩ, cử chỉ hành vi, và lời nói. Khi các ngài ở nơi nào thì cảm hóa mọi người chung quanh có duyên.

Chứ không phải mình tụng niệm đôi ba câu kinh chú hoặc sám hối giùm người khác mà người khác được chuyển hóa một cách tự động. Mình chưa tự chuyển hóa lấy gì chuyển hoa ai... hãy chân thật dụng công chuyển hóa cách suy nghĩ sấu, lời nói sấu, hành vi sấu của mình trước, thì tự nhiên có thể chuyển hóa mọi người chung quanh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Đúng như vậy. Bạn ăn cơm để người khác no. Sự kiện này liệu có xảy ra?


tnmp
Bài viết: 28
Ngày: 11/02/11 18:28
Giới tính: Nữ
Đến từ: hue

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi tnmp »

duyên có thể không thay đổi (dù xấu hay tốt)nhưng nghiệp có thể thay đổi được . Mình đồng ý với ý kiến của bạn thánh_ tri "Chứ không phải mình tụng niệm đôi ba câu kinh chú hoặc sám hối giùm người khác mà người khác được chuyển hóa một cách tự động. Mình chưa tự chuyển hóa lấy gì chuyển hoa ai... hãy chân thật dụng công chuyển hóa cách suy nghĩ sấu, lời nói sấu, hành vi sấu của mình trước, thì tự nhiên có thể chuyển hóa mọi người chung quanh."


tnmp
Bài viết: 28
Ngày: 11/02/11 18:28
Giới tính: Nữ
Đến từ: hue

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi tnmp »

có một câu chuyện liên quan đến nhân duyên rất hay ,các bạn vao đọc trang nay nhe : http://phathoc.info


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

tnmp đã viết:duyên có thể không thay đổi (dù xấu hay tốt)nhưng nghiệp có thể thay đổi được . Mình đồng ý với ý kiến của bạn thánh_ tri "Chứ không phải mình tụng niệm đôi ba câu kinh chú hoặc sám hối giùm người khác mà người khác được chuyển hóa một cách tự động. Mình chưa tự chuyển hóa lấy gì chuyển hoa ai... hãy chân thật dụng công chuyển hóa cách suy nghĩ sấu, lời nói sấu, hành vi sấu của mình trước, thì tự nhiên có thể chuyển hóa mọi người chung quanh."
Nhân là gì? :"> Duyên là gì? :"> ĐH tnmp có thể giải thích và chia sẽ cách hiểu biết của ĐH cho mọi người hiểu thêm được không?
Sửa lần cuối bởi nguynlinhtam vào ngày 12/02/11 03:05 với 1 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

Thánh_Tri đã viết: 3. Trả Nợ - là những đứa làm việc cần cù nuôi dưỡng cha mẹ mọi vật chất đầy đủ, nếu nợ ít thì phụng sự vài năm, nếu nợ nhiều thì có thể phụng sự suốt đời.
.
Nói như thế nghe thấy khó chịu làm sao ấy! :(


khà khà
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

letamnhi1995 đã viết:Nói như thế nghe thấy khó chịu làm sao ấy!
Đại Sư Ấn Quang nói mà :( ĐH.


Nam Mô A Di Đà Phật
tnmp
Bài viết: 28
Ngày: 11/02/11 18:28
Giới tính: Nữ
Đến từ: hue

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi tnmp »

xin bàn về nhân và duyên như sau có thể bạn sẽ hiểu thêm đôi chút . một ví dụ như thế này . ở trong một mảnh đất ,ta gieo trồng một hạt cam tất nhiên nó sẽ mọc lên một cây cam ,hạt cam này có thể nảy mầm để lớn thành cây cam , cũng có thể không thành cây cam được vì lý do sau :1. nếu ta thường xuyên chăm bón cho cây mà ta đang giieo trồng thì cây sẽ sinh trưởng , và ta thường xuyên tưới nước ,với đầy đủ ánh sáng , đất tơi xốp ...nói chung là tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho cây sinh trưởng.
2.Nếu ta chỉ trồng mà không chăm sóc thường xuyên như tưới nước , bón phân ...cộng thêm thời tiết xấu thì cây sẽ không đủ điều kiện để phát triển mà thành cây cam được . vậy trong trường hợp này hạt cam mà ta gieo xuống chính là " nhân " hay nói cách khác nhân là cái mà ta tạo tác , còn "duyên " chính là điều kiện để nhân phát triển ,như đất , nước ,khí hậu ,ánh sáng...,nếu không có các yếu tố đó làm sao hạt nảy mầm để cây sinh trưởng . thế nên có nhân nếu hội đủ duyên sẽ thành quả , nếu có nhân mà duyên chưa đầy đủ cũng không thể thành quả được vì vậy nhân duyên thường đi kèm với nhau , bạn đồng ý với quan niệm này chưa :)


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Nghiệp Duyên và Nợ Duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

:) tangbong Cảm ân bạn nguynlinhtam hiểu rồi tangbong :) . Bạn có bài nào hay cứ post lên chia sẽ cho mọi người biết nha :"> .


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]25 khách