Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

nxphong
Bài viết: 11
Ngày: 06/04/10 21:03
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi nxphong »

Trước hết, là một thành viên mới, tôi xin chân thành kính chúc Ban quản trị diễn đàn và các Qúy thầy, anh chị sinh hoạt trên diễn đàn sức khỏe và hạnh phúc.
Tôi là một Phật tử tại gia, thường mỗi ngày trì niệm Chú Bạch Y Thần Chú của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát ( sáng và tối trước khi ngủ). Thông thường, trước khi trì niệm Chú Bạch Y Thần Chú, tôi hay lạy sám hối Thân, Khẩu, Ý ( 49-108 lần) kèm theo Hông danh Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.
Tôi được một chú có uy tín trên diễn đàn hướng dẫn bài Chú Bạch Y Thần Chú và cách lạy sám hối. Vì chú ấy ít khi online nên xin phép chú ấy, tôi được phép post lên diễn đàn này.
Bạch Y Thần Chú

Hôm nay ngày tháng na9m
Con Tên :….. Pháp Danh
Xin trì niệm Bạch y thần chú

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam mô Đạt từ Đại bi Tầm thinh Cứu khổ Cứu nạn Quảng đại Linh cảm Bạch Y Quan Thế Âm Bồ Tát Ma- Ha- Tát (3 lần)

NAMO BUDDHÀYA (Nam mô Bút – Đa – Da)

NAMO DHARMÀYA (Nam mô Đạt – Ma – Da)

NA MO SAMGHÀYA (Nam mô Săng – Ga – Da)

NAMO AVALOKITE SHAVARAYA TADYATHA :

(Nam mô A-Va-Lô-Ki-Tê Xoa-Va-Da Ta-Dá-Tha)

AUM GARAWATA GARAWATA GAHAWATA RAGAWATA RAGAWATA SVAHA. (Um Ga-Ra-Oa-Ta Ga-Ra-Oa-Ta Ga-Ha-Oa-Ta Ra-Ga-Oa-Ta Ra-Ga-Oa-Ta, Xoa ha) (niệm từ 21 – 49 – 108 lần)

Thiên la thần, Địa La Thần, Nhân Ly Nạn, Nạn Ly Thân, Nhất thiết tai ương hóa vi trần.

Nam Mô Phổ Đà Sơn Nam Hải.

Con cầu xin các Ngài phù hộ cho con và gia đình con thân tâm an lạc, phước huệ tăng long, công việc làm ăn xuôn xẻ (tùy theo việc mình xin…).

Và Cầu cho Cửu huyền thất tổ Tịnh độ siêu thăng.

Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (7 – 21 lần)

Nghi lễ đơn giản lạy sám hối
Hôm Nay ngày thánh năm
Con Tên....
Xin lậy sám hối tội nghiệp Thân Khẩu Ý từ vô thủy đến nay.
Trước khi Lậy niệm danh hiệu : Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, sau đó lễ lậy. Như vậy cứ một lần đọc là một lễ lậy, lậy phủ phục sát đất 5 chỗ trán, hai tay, hai chân quì gối.

Sau lễ lậy ngồi tĩnh lặng từ 5-10 phút rồi tiếp tục trì niệm Bạch Y Thần Chú. Lưu ý trong thời gian này cố gắng an hòa trong giao tiếp gia đình và xã hội, đồng thời có điều kiện làm thêm ít việc từ thiện, việc tốt cho mọi người.

Kính thưa Qúy Thầy!
Tôi trị niệm Chú Bạch Y Thần Chú, đã hơn 45 ngày, từ trước đến giờ tôi trì niệm mỗi chú này mà thôi. Nhưng khi đọc đến câu chú : "Um Ga-Ra-Oa-Ta Ga-Ra-Oa-Ta Ga-Ha-Oa-Ta Ra-Ga-Oa-Ta Ra-Ga-Oa-Ta, Xoa ha", ở biến thứ 70 >>>108, thì rất đau đầu, đầu nặng hẳn đi, nhất là từ giữa trán đến gần đỉnh đầu. Và dễ đọc sai câu chú kể từ biến 80 >>> biến 108. Hay do tôi quá tập trung mà gây ra hiện tượng này.
Nay, đem thắc mắc này , kính mong Qúy Thầy, từ bi hỉ xả giúp tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Qúy Thầy.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

nên niệm Đại bi thập chú trong các kinh nhật tụng.
Chú đại bi này mới do Bồ-Tát Quán Thế Âm tuyên đọc.
Mỗi ngày nên tụng Đại bi thập chú + niệm Phật 2 lần .
1 lần vào buổi sáng, 1 lần vào buổi tối.

Chúc bạn bình an.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
autumnbabyc
Bài viết: 21
Ngày: 29/03/09 23:39
Giới tính: Nữ

Re: Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi autumnbabyc »

nxphong mến

Mình gửi bạn bản Bạch y thần chú bằng tiếng Phạn. Bản tiếng Phạn được chính các ngài Phật bồ tát nói ra nên đã được các ngài gia trì.

Chúc bạn tu tập ngày càng tinh tấn .

BẠCH Y THẦN CHÚ
_Tịnh Khẩu Nghiệp Chân Ngôn :

Tu lị tu lị ,ma ha tu li,tu tu lị ,sa bà ha (3 lần )

_Tịnh Thân Nghiệp Chân Ngôn :

Tu đa lị ,tu đa lị ,tu ma lị ,tu ma lị ,sa bà ha (3 lần )

_An Thổ Địa Chân Ngôn :

Nam mô tam mãn đà ,một đà nẫm ,án, tô rô tô rô,địa vĩ ,sa bà ha (3 lần )

_Bạch y Quán Thế Âm Đại Sĩ Linh Cảm Thần Chú :

Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn ,quảng đại linh cảm bạch y Quán Thế Âm Bồ Tát . (3 lần )

Nam mô Phật ,nam mô Pháp ,nam mô Tăng ,nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát ,đát chỉ đá,án dà la phạt đá ,dà la phạt đá ,dà ha phạt đá ,la dà phạt đá ,la dà phạt đá ,sa ha thiên la thần ,địa la thần ,nhân ly nạn ,nạn ly thân nhất thiết tai ương hóa vi trần . Thiên la thần đẳng ( 3 lần )

Chung .

Nguyện đem công đức này
Hồi hướng khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Giai cộng thành Phật đạo .


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chú Của Ngài Quán Thế Âm có rất nhiều nhưng Bạch Y Thần Chú KC tìm không thấy trong Đại Tạng Kinh.

Câu Bạch Y Thần Chú này có phải trong Kinh Phật hay không thì KC không biết nhưng phần kết thì không giống các câu chú trong Kinh Phật.

Tập trung quá độ bị đau đầu là việc bình thường.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

bài thần chú Bạch Y này ...
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam mô Đạt từ Đại bi Tầm thinh Cứu khổ Cứu nạn Quảng đại Linh cảm Bạch Y Quan Thế Âm Bồ Tát Ma- Ha- Tát (3 lần)

NAMO BUDDHÀYA (Nam mô Bút – Đa – Da)

NAMO DHARMÀYA (Nam mô Đạt – Ma – Da)

NA MO SAMGHÀYA (Nam mô Săng – Ga – Da)

NAMO AVALOKITE SHAVARAYA TADYATHA :

(Nam mô A-Va-Lô-Ki-Tê Xoa-Va-Da Ta-Dá-Tha)

AUM GARAWATA GARAWATA GAHAWATA RAGAWATA RAGAWATA SVAHA. (Um Ga-Ra-Oa-Ta Ga-Ra-Oa-Ta Ga-Ha-Oa-Ta Ra-Ga-Oa-Ta Ra-Ga-Oa-Ta, Xoa ha) (niệm từ 21 – 49 – 108 lần)

Thiên la thần, Địa La Thần, Nhân Ly Nạn, Nạn Ly Thân, Nhất thiết tai ương hóa vi trần.

Nam Mô Phổ Đà Sơn Nam Hải.

Con cầu xin các Ngài phù hộ cho con và gia đình con thân tâm an lạc, phước huệ tăng long, công việc làm ăn xuôn xẻ (tùy theo việc mình xin…).

Và Cầu cho Cửu huyền thất tổ Tịnh độ siêu thăng.

Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (7 – 21 lần)
có đủ thứ ngôn ngữ hết:

Tiếng Việt có:Con cầu xin các Ngài phù hộ cho con
Hán Việt có: Nhân Ly Nạn, Nạn Ly Thân, Nhất thiết tai ương hóa vi trần.
Pali có: NAMO BUDDHÀYA (Nam mô Bút – Đa – Da)
Phạn có: AUM GARAWATA GARAWATA GAHAWATA

Tụng lộn xộn ngôn ngữ hết vậy hiểu không trời !!!???

...đát chỉ đá,án dà la phạt đá ,dà la phạt đá ,dà ha phạt đá ,la dà phạt đá ,la dà phạt đá ,sa ha thiên la thần ,địa la thần ,nhân ly nạn ,nạn ly thân nhất thiết tai ương hóa vi trần .....
Phần chú này đọc dễ hiểu hơn

Nhớ hồi nhỏ 7, 8 tuổi gì đó...bài chú đầu tiên dct thuộc là...bài "Bạch Y Thần Chú" :D ...mà nhớ là chữ "liệp" thay vì chữ "la", chữ "đa" thay vì chữ "đá"...
Bản tiếng Phạn được chính các ngài Phật bồ tát nói ra nên đã được các ngài gia trì.
1.Bài trên là tiếng Phạn ??? Thời xưa đã có bản chữ cái A B C sao ???

2.Người Việt nói tiếng Anh là nghe trại giọng rùi, huống chi từ đời này sang đời khác, Phát âm liệu có chuẩn chăng tại sao phải đọc tiếng Phạn, trong khi bản dịch phiên âm đã có.

3. Đọc bản dịch nào xác nghĩa, đúng ý, đúng từ cũng được Phật Bồ tát gia trì hết, chẳng phải tiếng Phạn mới được gia trì???

4.Mà tiếng Phạn đọc ra sao nhỉ trong khi thời đức Phật đi giáo hóa nơi xứ Ấn có rất nhiều quốc gia khác nhau...(dĩ ngôn ngôn ngữ cũng khác)?

Trong khi tiếng Phạn (1 loại ngôn ngữ cổ của Ấn Độ) qua nhiều triều đại đã thay đổi rất rất rất rất rất rất ....quá...nhiều lần thêm bớt âm điệu + chữ viết....cho tới ngày nay và + thêm phiên âm ra chữ cái A B C.... đọc sao giống như Bồ Tát và Phật khi xưa đây ??? Vậy linh không?

Có người niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cũng linh
Niệm Quán Tự Tại Bồ tát cũng linh
Niệm Avalokitesvara..... cũng linh
..... Đó là chưa nói ngôn ngữ khác nhau, giọng nói khác nhau, các niệm khác nhau...

Bà Già niệm " Pad Mê Hôm" thành "Pad Mê Khuya" .... hào quang vẫn chói lọi đó thôi.
(Dĩ nhiên không khuyến khích cố tình đọc sai)

À, ....nhắc bài chú này trong Tạng Kinh thì ....dct cũng không biết từ đâu có luôn..
chỉ biết nó ..thực sự có linh ứng....khi nghe bà Nội kể chuyện về bài chú này cứu một người đã chết tắt thở, lạnh ngắt trở về sống tới bây giờ .....là ông nội dct !!! :D

Có thời gian dài bài Chú Bạch Y này trong Phật Môn bị cho là Tà Đạo, nhưng vẫn lưu truyền tới nay thôi...

Thôi thì thay vì mình niệm chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, thì mình niệm danh hiệu Ngài đi.. chỉ vài chữ dễ dàng mà thành tâm hơn.
Kinh kinh Phổ Môn có dạy hễ gặp nạn niệm danh Ngài là đều qua khỏi mà....

Nam Mô Đi Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
dieu22
Bài viết: 1
Ngày: 12/01/11 05:16
Giới tính: Nam
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

BẠCH Y THẦN CHÚ và NHỮNG ĐIỀU LINH ỨNG

Bài viết chưa xem gửi bởi dieu22 »

BẠCH Y THẦN CHÚ và NHỮNG ĐIỀU LINH ỨNG

Nam mô A-Di đà phật.
Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát.
Đệ tử đưa lên Bạch Y Thần Chú để mọi người hàng ngày tụng niệm

QUÁN-THẾ-ÂM-BỒ-TÁT
BẠCH Y THẦN CHÚ
BẠCH Y THẦN CHÚ


TỊNH KHẨU NGHIỆP CHÂN NGÔN

Tu lị tu lị, ma ha tu lị, tu tu lị tát bà ha.
(đọc 3 lượt)

TỊNH THÂN NGHIỆP CHÂN NGÔN

Tu đa lị, tu đa lị, tu ma lị sa bà ha.
(đọc 3 lượt)
AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN
Nam mô tam mãn đá, một đà nẫm. Án độ rô độ rô, địa vĩ, tát bà ha.
(đọc 3 lượt)

BẠCH Y QUÁN THẾ ÂM ĐẠI SỸ
LINH CẢM THẦN CHÚ

----------


Nam mô đại từ bi, cứu khổ cứu nạn, quảng đại linh cảm Bạch-Y-Quán-Thế-Âm Bồ-Tát…
(đọc 3 lượt)

Nam mô phật. Nam mô Pháp. Nam mô Tăng. Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.
Đát chỉ đá, án dà la phạt đá, dà la phạt đá, dà ha phạt đá, la dà phạt đá,la dà phạt đá,sa ha. Thiên la thần,
Địa la Thần, nhân ly nạn, nạn ly thân, nhất thiết tai ương hóa vị trần.

(đọc nhiều lần)
Nam mô Đại –bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
(đọc nhiều lần)

Trên đây là phần thần chú. Còntừ đây trở xuống là chép những điều linh ứng của các người trì niệm chú Bạch-Y, cũng là ghi những công đức vô lượng của những người nhất tâm kính tụng.

NHỮNG ĐIỀU LINH ỨNG

Chú này ví tụng 12.000 lượt, hay in cúng 1.200 quyển thời nhất cầu việc gì đều có hiệu nghiệm cả.
Cầu con có con, cầu bệnh khỏi bệnh. Cầu tài có tài, cầu phúc có phúc, cầu tai qua nạn khỏi được tai qua nạn khỏi v.v…

1-Người họ Trần làm dâu họ Ngô, mình đau yếu lại không có con, rồi trì tụng chú này, cùng in cúng 1.200 quyển được khỏi bệnh và sinh một con làm Quan tới Hộ-bộ Thị-Lang.
2-Lý-Thử-Lâm ở Mãn Châu, khi đi thuyền đến chỗ cửa dòng nước chảy, gió to, nguy hiểm, suýt đắm thuyền, hứa xin cúng 1.200 quyển chú này, khấn xong gió thuận thuyền yên, qua cơn hiểm nghèo.
3-Người Vương-Thiện ở kinh đô thi bao phen chẳng đỗ mà bút nghiên chưa hề trả được, trợt mộng thấy Bạch-Y Đại-Sĩ bảo rằng: “Nhà ngươi không có số đỗ, nay muốn đỗ thì chăm chỉ tụng Bạch-Y mới mong khá được. Người ấy tỉnh dậy liền in 1.200 quyển kinh để cúng, quả đến kì thi sau chiếm được bảng vàng.
4-Chu kế Khanh làm quan giám sát ở tỉnh Sơn Đông mắc tội ngục hình, đêm nằm mộng thấy vị Đại-Sĩ bảo niệm chú này thì thoát được ách, người ấy niệm 1.200 lượt chú, quả sau khỏi vòng tù tội, cả nhà đều được tha về.
5-Phủ Hoài An, Huyện Sơn Dương có Trần Quốc Khanh, anh em được ba người, những duy chỉ có Quốc Khanh lòng tín niệm Bạch Y, chợt gặp cơn tai biến lúc cháy nhà, Khanh trông thấy được Bạch-Y Đại Sĩ đến cứu thoát, còn hai em thấy quỷ thần thiêu đốt trong đám tro tàn.
6-Người tín nữ họ Lý, người ở huyện Đại Hưng, cha bị bệnh rất nguy hiểm, niệm Bạch-Y chú đủ 12.000 lượt, và hứa in cúng 1,200 quyển kinh thì tự nhiên khỏi bệnh.
7-Người hàng cơm ở cửa Đông kinh đô là Lưu Thế Long cùng với vợ là họ Tôn, nhân không con, niệm chú Bạch Y 12,000 lần, thời sinh được một con trai. Rồi lại in cúng 1.200 quyển kinh.
8-Hứa Nguyên Cát người ở Huy Châu, nhà rất nghèo, kiếm chẳng đủ ăn, bực mình đâm đầu xuống song để kết liễu cuộc đời, chợt thấy một ông già vớt lên và bảo niệm Bạch-Y, thì trời giúp cho rồi đưa cho một quyển thần chú rồi biến đi. Cát nghe lời về nhà trì tụng đủ số, thời thấy làm ăn ngày một phát, sinh sôi nảy nở giàu có.
9-Đất Tích Giang năm Càn Long Mậu Ngọ có người nàng dâu là Quận Thị thấy bố chồng phải bệnh đau ruột và ho ra máu nguy cấp, phát nguyện niệm chú 12.000 lần, in kinh 1,200 đủ số, rồi bệnh tự khỏi.
10-Xem sách Thiên-tự có chép: Có người đàn bà họ Vương năm 20 tuổi bị bệnh nguy kịch, người ấy niệm chú Bạch-Y, chợt nằm mộng thấy đức Bạch Y đại sỹ bảo rằng: “Nhà ngươi thành tâm niệm chú nhưng tụng còn thiếu 19 chữ, cho nên chưa được báo ứng, người đàn bà thưa không biết thiếu chữ gì. Đại sỹ bảo cho 19 chữ là: “Thiên La Thần v.v…”, người đàn bà vâng lời tụng nốt. Đến sau qủa nhiên khỏi bệnh, và sống được 93 tuổi”.
11-Niên hiệu Đạo quang thứ 17 có người học trò nửa đường lâm bện nặng, nhân nhớ đến chú linh nghiệm bèn niệm chú Bạch Y và hứa in kinh cúng, đến sáng mai quả được bình phục như thường.
12-Niên hiệu Quang tự, năm Tân Tỵ, Trương Văn Khanh làm học chính đất Tích Giang một hôm trở về gặp lúc sóng to, nước dữ, mười phần chắc chết, Khanh cứ nghiễm nhiên niệm đến chú này liền qua cơn tai nạn. Linh nghiệm đến thế!
13-Tôi còn nhỏ đi học, hay đau mắt chữa đủ thứ thuốc thang chẳng khỏi. Nhân biết chuyện linh nghiệm mới theo niệm chú Bạch Y, Đến đêm thứ năm, nằm mộng thấy một con chim trắng mổ vào mắt một cái đau lắm. Tỉnh dậy sợ hãi và ngờ vực. Hôm sau nói chuyện lại cho an hem nghe. Có người bảo đó là chim Anh-Võ trắng của Đại Sỹ; Người cho xuống để cứu chữa chắc từ nay anh không bị bệnh đau mắt nữa, tôi liền in 1.200 quyển kinh để cúng và lúc nào cũng niệm chú này. Năm tôi 40 tuổi cũng chưa có con, lại chăm tụng niệm hơn. Mấy năm sau tôi sinh hạ được hai trai một gái, đứa nào cũng thông minh mẫn tiệp, cách sinh nhai của chúng đều dễ dàng. Đến năm Nhâm-Tý tôi thôi học đi buôn, vì nơi ăn chốn ở chẳng tinh khiết, nên không dám trì tụng, chỉ riêng giữ trai giới như thường.
14-Họ Trịnh tên Thị-Cung bị đau mắt không khỏi. Sau tụng và in kinh này cúng, quả nhiên khỏi bệnh.

NGÀY TRAI
Ai có tâm trì niệm chú này thời phải chăm làm những việc phúc thiện và nên theo đúng các ngày trai kể dưới này mà giữ giới, ắt sau này phúc them phúc, nguyện thành nguyện thành nguyện.
Tháng giêng: ngày mồng 8
Tháng hai: ngày 7,9,19
Tháng ba: ngày 3,6,13
Tháng tư: ngày 22
Tháng năm: ngày 3,17
Tháng sáu: ngày 16,18,19,23
Tháng bẩy: ngày 13,15
Tháng tám: ngày 16
Tháng chin: ngày 19, 23
Tháng mười: ngày 2
Tháng mười một: ngày 19
Tháng chạp: không chay
Tháng nhuận: theo tháng chính

CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ
---------

Tịnh pháp-giới chân ngôn:
ÁN LAM (108 lượt)
Hộ thân chân ngôn:
ÁN-XỈ-LÂM (108 lượt)
Lục-tự đại minh chân ngôn:
ÁN MA NI BÁT MI HỒNG (108 lượt)

XƯNG TÁN
Chuẩn-đề công đức tụ,
Tịch tịnh tâm thường tụng,
Nhất thiết chư đại nạn
Vô năng xâm thị nhân
Thiên thượng cập nhân gian
Thụ phúc như phật đẳng
Ngộ thử như ý châu
Định hoạch vô đẳng đẳng.

Nam mô Thất-Câu Chi phật mẫu đại Chuẩn Đề Vương Bồ Tát ma ha tát. ( 3 lượt)

Khể thủ quy y tô tất đế
Đầu diện đính lễ Thất Câu-Chi
Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ
Nam mô tát đá nẫm
Tam diểu tam bồ đà
Câu-Chi nẫm. Đát diệt tha.
Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn-Đề Sa bà ha. Bộ lâm
(108 lượt)


PHÁT NGUYỆN
Ngã kim trì tụng Đại chuẩn Đề
Tức phát Bồ-đề quảng đại-nguyện
Nguyện ngã Định Tuệ tốc viên minh
Nguyện ngã công đức giai thành tựu
Nguyện ngã thắng phúc biến trang nghiêm
Nguyện cộng chúng sinh thành Phật đạo
Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô-thủy tham , sân, si
Tòng than, ngữ, ý chi sở sinh
Nhất thiết ngã kim giai sám hối
Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời
Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại
Diện biến bỉ phật A-Di-Đà
Tức đắc vãng sinh An-lạc-sát.
Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi – A-Di-Đà-Phật
( 3 lượt)


Nam-mô A-Di Đà Phật
(108 lượt)
Nam-mô Đại Bi Quán-Thế-Âm-Bồ Tát
( 10 lượt)

Nam-mô Đại Lực Đại Thế-Chí-Bồ-Tát
( 10 lượt)

Nam-mô đại nguyện Địa-Tạng-Vương-Bồ-Tát
( 10 lượt)
Nam-mô Thanh-tịnh Đại-Hải chúng Bồ-Tát
( 10 lượt)




Trì niệm công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phúc-giai hồi hướng
Phổ nguyện trầm nịch chư chúng sinh
Tốc vãng Vô lượng Quang Phật sát,
Thập phương Tam thế nhất thiết Phật
Chư tôn Bồ Tát ma ha tát
Ma ha Bát nhã ba la mật
Tứ sinh cửu hữu đồng đăng
Hoa tạng Huyền môn
Bát nạn tam đồ cộng nhập
Tỳ Lư tính hải

Nam mô Sa bà thế giới Tam giới Đại Sư, Tứ sinh Từ phụ, Nhân Thiên giáo chủ, Thiên bách ức hóa than bản sư Hòa thượng Thích Ca Mâu Ni Phật.
( 3 lượt)

Tự quy-y Phật đương nguyện chúng sinh; thể giải Đại Đạo, phát vô thượng tâm.

( 1 lạy)
Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng sinh, thâm nhập Kinh tạng, trí tuệ như hải.

( 1 lạy)
Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại

( 1 lạy)
Hòa nam Thánh chúng.

Nguyện dĩ thử công đức, phổ cập u nhất thiết, ngã đẳng dữ chúng sinh, giai cộng thành Phật Đạo.


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
Đây là bài chú đầu tiên của TTLL mà hồi lớp 6 trong giờ thể dục hay mang ra ngồi học thuộc.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

TTLL ơi, bài chú này nằm ở trong Kinh nào vậy? :">


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

nguynlinhtam đã viết:TTLL ơi, bài chú này nằm ở trong Kinh nào vậy? :">
kimcang đã viết:Chú Của Ngài Quán Thế Âm có rất nhiều nhưng Bạch Y Thần Chú KC tìm không thấy trong Đại Tạng Kinh.

Câu Bạch Y Thần Chú này có phải trong Kinh Phật hay không thì KC không biết nhưng phần kết thì không giống các câu chú trong Kinh Phật.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Bởi vì mẹ nguynlinhtam ấn tống đem lên chùa quý thầy bảo mê tín, không cho phổ biến và đốt


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Bài chú nầy hồi nhỏ tôi cũng có tụng, thấy trong báo chí người ta có đăng và dạy cách trì tụng, tôi làm theo với niềm tin mà không cần biết nó có xuất xứ từ đâu.

Bây giờ nghĩ lại, những Kinh điển nào có xuất xứ tốt như trong Đại Chánh Chân Tu Đại Tạng hoặc các Kinh Điển mà các chùa đời đời truyền dạy thì nên đọc tụng và hành theo.

Như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Kim Cang Bát Nhã, Kinh Tâm Bát Nhã, Kinh Niết Bàn, Kinh Viên Giác, Kinh Bát Đại Nhân Giác, Kinh 42 Chương v.v...

Còn những Kinh điển nào lạ quá thì phải tra xét Mục Lục Đại Tạng Kinh để xem có trong đó không.

Nhưng nói thiệt, những kinh trên đủ mình tu tập rồi cả đời rồi, dư nữa là khác, cần gì phải tìm Kinh nào khác lạ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Bạch Y Thần Chú. Cầu xin Qúy thầy giúp đỡ và chỉ dẫn.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Chúng ta không nên xa rời văn tự nhưng cũng không nên chấp quá vào văn tự.
Nếu không phải kinh Phật, thì cũng nên coi đó là một nhân duyên để chúng ta đến với Chánh Pháp. Điều đó cũng khiến "bộ kinh" đó đáng trân trọng lắm chứ !
Vạn Pháp hữu vi đều là Vô thường. Đức Thế Tôn dạy thế ! Có nhân duyên rồi, dựa vào những kinh văn rõ ràng để tìm cho mình một con đường đi đến giải thoát. Đi như thế nào trên con đường ấy, làm thế nào để "chân cứng đá mềm, dù chông gai cản trở nhưng vẫn vững vàng tiếp bước" mới là điều quan trọng, là điều cần phải bàn tới.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.33 khách