TÁNH KHÔNG ???
-
- Bài viết: 205
- Ngày: 13/08/13 01:13
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: BẾN TRE
TÁNH KHÔNG ???
"Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị".
Tôi xin được mạn phép trích một đoạn bài kinh Bát Nhã của PGBT để được hỏi Đức Phật dạy về Tánh Không trong Chánh Tạng Pali như thế nào ? lợi ích thiết thực khi thực hành quán chiếu Tánh Không trong cuộc sống ?
kính mong chư hiền hữu thương tình chỉ dẫn thêm cho tôi được học hỏi từ những lời dạy cao thượng của Đức Thế Tôn
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị".
Tôi xin được mạn phép trích một đoạn bài kinh Bát Nhã của PGBT để được hỏi Đức Phật dạy về Tánh Không trong Chánh Tạng Pali như thế nào ? lợi ích thiết thực khi thực hành quán chiếu Tánh Không trong cuộc sống ?
kính mong chư hiền hữu thương tình chỉ dẫn thêm cho tôi được học hỏi từ những lời dạy cao thượng của Đức Thế Tôn
Re: TÁNH KHÔNG ???
Thập nhị nhân duyên
Thập nhị nhân duyên gồm : Vô minh - Hành - Thức - Danh sắc - Lục nhập - Xúc - Thụ - Ái - Thủ - Hữu - Sinh - Tử.
Tâm tuy rằng trống rống, nhưng nó có tánh biết. Tánh biết có 2 trạng thái : Minh và Vô Minh.
Thế nào là Minh ?
Là nhận biết sự vật theo đúng chân tướng của nó. Phật gọi là "thấy biết như thực".
Thế nào là "Thấy biết như thực" ?
Kinh Kim Cang nói "Thấy sắc không phải sắc tức là thấy Như Lai". Đức Phật cũng bảo " Lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai".
Cho nên thấy biết mọi vật theo đúng chân tướng của nó là thấy "Thế gian như mộng huyễn, như bọt nước, như ánh chớp...." Như thế tức là không lại trở lại không.
Vì sao ? Vì hết thảy từ tâm sanh, mà tâm vốn không, nên thấy mọi sự vật là huyễn, tức là không lại trở về không.
Thế nào là Vô Minh ?
Là thấy sắc thì nhận nó là sắc. Thấy vật thì nhận là "Đây là vật, vật này là có thật".
Nhận biết sai lầm nên gọi là vô minh.
Do cái chấp sai lầm kéo dài (lưu hành) theo thời gian, (tức là HÀNH), sẽ tạo ra một nhận thức về vật (tức là THỨC)
Do có nhận thức nên tự phân biệt rằng : Đây là vật, là cái bị thấy biết, còn ta là cái nhận biết. Như vậy tức là đã phân biệt NĂNG - SỞ. (do phân biệt năng - sở nên rơi vào Nhị nguyên).
Do đã phân làm 2 thứ rồi, nên phải đặt tên để phân biệt : Cái bị nhận biết thì gọi là VẬT, còn cái nhận biết thì gọi là TA (tức là đã chấp ngã).
Tuy nhiên Tâm không chỉ biết bằng cách thấy, nó còn biết bằng cách nghe, ngửi, nếm, cảm thụ v.v...
Do đó phân ra 6 cặp "năng-sở" là :
Mắt... thấy... sắc
Tai.... nghe... Thanh
Mũi....ngửi.... Huơng
lưỡi...nếm.... Vị
Thân...nhận....Xúc (cảm giác)
Ý ......nhận....Pháp (ý thức)
Gọi chung là LỤC NHẬP
khi các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với các trần (Sắc, thanh, huơng, vị, xúc, pháp) (gọi là XÚC) thì sinh ra cảm thọ (gọi là THỤ)
Do có cảm thụ ,bèn khởi tâm yêu, ghét (gọi chung là ÁI)
Do có tâm yêu-ghét bèn sinh ra muốn giữ lại hoặc muốn đẩy đi (gọi chung là THỦ vì muốn bỏ đi thì nó cũng hiện diện trong tâm)
Do hành động ấy bèn tạo nghiệp, vì trong tâm đã có vật, có yêu-ghét (gọi là HỮU)
Do có nghiệp nên phải sinh ra để trả nghiệp (SINH)
Do đã sinh ra nên phải chịu nhiều đau khổ, bịnh tật, và sẽ chết (TỬ).
Sau khi chết, vì tâm chưa được sáng tỏ, nên vẫn còn vô minh.
Do đó người ta phải chịu luân hồi.
Kính đ/h Chanhhoitrong_123
Lẽ ra thì tôi không nên vào đây. Nhưng vì đ/h muốn hỏi về "Tánh Không" nên tôi mạn phép vào để giải thích theo ý mình. Theo tôi thì "Tánh Không" là phần được tô đỏ ở phần trên.
Thập nhị nhân duyên gồm : Vô minh - Hành - Thức - Danh sắc - Lục nhập - Xúc - Thụ - Ái - Thủ - Hữu - Sinh - Tử.
Tâm tuy rằng trống rống, nhưng nó có tánh biết. Tánh biết có 2 trạng thái : Minh và Vô Minh.
Thế nào là Minh ?
Là nhận biết sự vật theo đúng chân tướng của nó. Phật gọi là "thấy biết như thực".
Thế nào là "Thấy biết như thực" ?
Kinh Kim Cang nói "Thấy sắc không phải sắc tức là thấy Như Lai". Đức Phật cũng bảo " Lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai".
Cho nên thấy biết mọi vật theo đúng chân tướng của nó là thấy "Thế gian như mộng huyễn, như bọt nước, như ánh chớp...." Như thế tức là không lại trở lại không.
Vì sao ? Vì hết thảy từ tâm sanh, mà tâm vốn không, nên thấy mọi sự vật là huyễn, tức là không lại trở về không.
Thế nào là Vô Minh ?
Là thấy sắc thì nhận nó là sắc. Thấy vật thì nhận là "Đây là vật, vật này là có thật".
Nhận biết sai lầm nên gọi là vô minh.
Do cái chấp sai lầm kéo dài (lưu hành) theo thời gian, (tức là HÀNH), sẽ tạo ra một nhận thức về vật (tức là THỨC)
Do có nhận thức nên tự phân biệt rằng : Đây là vật, là cái bị thấy biết, còn ta là cái nhận biết. Như vậy tức là đã phân biệt NĂNG - SỞ. (do phân biệt năng - sở nên rơi vào Nhị nguyên).
Do đã phân làm 2 thứ rồi, nên phải đặt tên để phân biệt : Cái bị nhận biết thì gọi là VẬT, còn cái nhận biết thì gọi là TA (tức là đã chấp ngã).
Tuy nhiên Tâm không chỉ biết bằng cách thấy, nó còn biết bằng cách nghe, ngửi, nếm, cảm thụ v.v...
Do đó phân ra 6 cặp "năng-sở" là :
Mắt... thấy... sắc
Tai.... nghe... Thanh
Mũi....ngửi.... Huơng
lưỡi...nếm.... Vị
Thân...nhận....Xúc (cảm giác)
Ý ......nhận....Pháp (ý thức)
Gọi chung là LỤC NHẬP
khi các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với các trần (Sắc, thanh, huơng, vị, xúc, pháp) (gọi là XÚC) thì sinh ra cảm thọ (gọi là THỤ)
Do có cảm thụ ,bèn khởi tâm yêu, ghét (gọi chung là ÁI)
Do có tâm yêu-ghét bèn sinh ra muốn giữ lại hoặc muốn đẩy đi (gọi chung là THỦ vì muốn bỏ đi thì nó cũng hiện diện trong tâm)
Do hành động ấy bèn tạo nghiệp, vì trong tâm đã có vật, có yêu-ghét (gọi là HỮU)
Do có nghiệp nên phải sinh ra để trả nghiệp (SINH)
Do đã sinh ra nên phải chịu nhiều đau khổ, bịnh tật, và sẽ chết (TỬ).
Sau khi chết, vì tâm chưa được sáng tỏ, nên vẫn còn vô minh.
Do đó người ta phải chịu luân hồi.
Kính đ/h Chanhhoitrong_123
Lẽ ra thì tôi không nên vào đây. Nhưng vì đ/h muốn hỏi về "Tánh Không" nên tôi mạn phép vào để giải thích theo ý mình. Theo tôi thì "Tánh Không" là phần được tô đỏ ở phần trên.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
-
- Điều Hành Viên
- Bài viết: 684
- Ngày: 03/10/08 05:48
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: HCM
- Đã cảm ơn: 21 time
- Được cảm ơn: 1 time
-
- Bài viết: 205
- Ngày: 13/08/13 01:13
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: BẾN TRE
Re: TÁNH KHÔNG ???
sư huynh Quang_tâm3 kính mến !!!quang_tam3 đã viết:ĐH chanhhoitrong_123 trích đoạn kinh PG Bắc tông, rồi kêu giải thích bằng PG Nam tông, kiểu như râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Đạo hữu CHT trích giùm đoạn kinh nói về Tánh Không trong kinh Pali giúp mình với.
Không phải ngẫu nhiên em trích đoạn bài kinh Bát Nha,̃ vì đây là chổ tinh yếu của Phật giáo BT, 600 quyển Bát Nhã chỉ nói lên mỗi một Tánh Không thật là cao siêu và thâm diệu. CHính vì thế nên em muốn tìm hiểu xem bên PGNT Đức Phật dạy về vấn đề này như thế nào để được học hỏi thêm từ các bậc cao minh. Bản thân em thì không biết bài kinh nào trong Chánh tạng pali Phật dạy về điều này, nên mới vào diễn đàn học hỏi kính mong sư huynh hoan hỷ
-
- Bài viết: 205
- Ngày: 13/08/13 01:13
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: BẾN TRE
Re: TÁNH KHÔNG ???
Bác Binh kính mếnbinh đã viết:Lẽ ra thì tôi không nên vào đây. Nhưng vì đ/h muốn hỏi về "Tánh Không" nên tôi mạn phép vào để giải thích theo ý mình. Theo tôi thì "Tánh Không" là phần được tô đỏ ở phần trên .
Lâu rồi không được tiếp chuyện với bác, hôm nay được vinh hạnh bác vào box NT này comment em chân thành cám ơn, lúc này bác vẫn khoẻ chứ ? sao bác lại nói những lời xa cách như vậy, tuy bác theo tông Tịnh Độ em theo Nam Truyền nhưng :
Mỗi người mỗi nước mỗi non
Bước vào cửa đạo như con một nhà
Đã là con của Phật tuy cách tu có thể khác nhau, nhưng lý tưởng cầu giải thoát là không sai khác, mình cùng là con của đấng Cha Lành phân chia NT hay BT chỉ là ngôn từ chữ nghĩa mà thôi. Mười phương chư Phật đồng một thể tánh, bản hoài của chư Phật điều muốn cứu giúp chúng sanh không phân biệt Nam hay Bắc, bởi thế Lục Tổ có câu : người có Nam có Bắc nhưng Phật tánh nào có sai khác, Cực Lạc hay Niết Bàn cũng là nơi trở về của người con Phật mà thôi. Chúng ta hãy gạt bỏ đi những định kiến tông phái để cùng xây dựng một đạo Phật xán lạng hơn nhe bác
Bước vào cửa đạo như con một nhà
binh đã viết:Thế nào là Minh ?
Là nhận biết sự vật theo đúng chân tướng của nó. Phật gọi là "thấy biết như thực".
Thế nào là "Thấy biết như thực" ?
Kinh Kim Cang nói "Thấy sắc không phải sắc tức là thấy Như Lai".
Em vẫn chưa hiểu chổ này tại sao thấy sắc không phải là sắc mới thấy được Như Lai thưa bác Binh, xin cho ví dụ cụ thể hơn ?
Hết thảy từ tâm sanh vậy cho em hỏi cái gì tạo ra tâm ? đã thấy sự vật như huyễn thì lấy gì trở về không, chẳng khác nào lấy đầu chồng thêm đầu mong bác thương tình chỉ dẫn thêm cho em hiểuVì sao ? Vì hết thảy từ tâm sanh, mà tâm vốn không, nên thấy mọi sự vật là huyễn, tức là không lại trở về không.
Chổ này sao kỳ vậy ? ví dụ nếu bác nhìn thấy một cục đá mà cho nó là cục đá tức là vô minh sao ?Thế nào là Vô Minh ?
Là thấy sắc thì nhận nó là sắc. Thấy vật thì nhận là "Đây là vật, vật này là có thật".
Nhận biết sai lầm nên gọi là vô minh.
Cho nên thấy biết mọi vật theo đúng chân tướng của nó là thấy "Thế gian như mộng huyễn, như bọt nước, như ánh chớp...
Nếu như mọi sự vật điều là là mộng huyển, như ánh chớp, như sương tan....Vậy thì tiền của bác nhớ đưa cho em xài nhé vì em rất cần ai xem nó như huyển như mộng......
Thôi kính chúc bác nhiều an lạc niệm Phật nhất tâm bất loạn
Re: TÁNH KHÔNG ???
Chẳng có cái gì tạo ra tâm cả. Tâm ở đây là chơn tâm. Tâm là nguồn gốc phát sanh tất cả. Nó không có hình tướng, không trước, không sau, không trên, không dưới, không trong, không ngoài, không hình, không tướng.... tất cả đều không, nhưng nó có tánh biết, nên không phải là nó không có.Hết thảy từ tâm sanh vậy cho em hỏi cái gì tạo ra tâm ?
Tâm vốn không, chỉ vì vọng tưởng mà chấp là mọi vật có thật, cho nên nó vốn là không rồi, đâu cần lại trở về.hết thảy từ tâm sanh, mà tâm vốn không, nên thấy mọi sự vật là huyễn, tức là không lại trở về không.
Chính đ/h cũng là huyễn, nên mới tuơng tác được với cảnh huyễn.Nếu như mọi sự vật điều là là mộng huyển, như ánh chớp, như sương tan....Vậy thì tiền của bác nhớ đưa cho em xài nhé vì em rất cần ai xem nó như huyển như mộng......
Hỏi câu này tức là còn đang vọng tưởng, chưa thể thâm nhập được đệ nhất nghĩa của Phật pháp.
Mỗi người hiểu một cách khác nhau, không thể trao đổi được đâu. Tôi sẽ không quay lại nữa.
Thôi chào đ/h, chúc đ/h an lạc.
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
-
- Bài viết: 429
- Ngày: 23/11/10 22:04
- Giới tính: Nam
- Đến từ: Việt Nam
- Được cảm ơn: 2 time
Re: TÁNH KHÔNG ???
Chỗ tinh yêu và cao siêu thâm diệu của cả một hệ tư tưởng mà Đh đem vào đây hỏi thì tôi thấy là trật đường ray rồi với lại nó đi ngược với tôn chỉ hoạt động của box NT ( http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... =41&t=6032 ) thì tôi nghĩ là không thích hợp. Người biết muốn trao đổi hết mình cũng không dám, người ngoài nhìn vào thì thấy Phật tử toàn thành phần 'treo đầu dê bán thịt chó'. Thiết nghĩ mặt nào cũng không có lợi, đạo hữu nên post câu hỏi này ở bên box Bắc truyền để nghe các vị chuyên sâu về mảng này chia sẻ; hoặc là post bên mục "Tự do đăng bài" để nghe ý kiền nhiều chiều từ nhiều trường phái khác nhau.chanhhoitrong_123 đã viết:sư huynh Quang_tâm3 kính mến !!!quang_tam3 đã viết:ĐH chanhhoitrong_123 trích đoạn kinh PG Bắc tông, rồi kêu giải thích bằng PG Nam tông, kiểu như râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Đạo hữu CHT trích giùm đoạn kinh nói về Tánh Không trong kinh Pali giúp mình với.
Không phải ngẫu nhiên em trích đoạn bài kinh Bát Nha,̃ vì đây là chổ tinh yếu của Phật giáo BT, 600 quyển Bát Nhã chỉ nói lên mỗi một Tánh Không thật là cao siêu và thâm diệu. CHính vì thế nên em muốn tìm hiểu xem bên PGNT Đức Phật dạy về vấn đề này như thế nào để được học hỏi thêm từ các bậc cao minh. Bản thân em thì không biết bài kinh nào trong Chánh tạng pali Phật dạy về điều này, nên mới vào diễn đàn học hỏi kính mong sư huynh hoan hỷ
Vài lời chia sẻ. Thân ái!
-
- Bài viết: 205
- Ngày: 13/08/13 01:13
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: BẾN TRE
Re: TÁNH KHÔNG ???
Đạo hữu Không Biết kính mếnKhông biết đã viết:Chỗ tinh yêu và cao siêu thâm diệu của cả một hệ tư tưởng mà Đh đem vào đây hỏi thì tôi thấy là trật đường ray rồi với lại nó đi ngược với tôn chỉ hoạt động của box NT ( http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... =41&t=6032 ) thì tôi nghĩ là không thích hợp. Người biết muốn trao đổi hết mình cũng không dám, người ngoài nhìn vào thì thấy Phật tử toàn thành phần 'treo đầu dê bán thịt chó'. Thiết nghĩ mặt nào cũng không có lợi, đạo hữu nên post câu hỏi này ở bên box Bắc truyền để nghe các vị chuyên sâu về mảng này chia sẻ; hoặc là post bên mục "Tự do đăng bài" để nghe ý kiền nhiều chiều từ nhiều trường phái khác nhau.
Vài lời chia sẻ. Thân ái!
Đạo hữu đừng có nghĩ tôi là người treo đầu dê bán thịt chó ,ngày xưa tôi theo BT nên cũng còn ảnh hưởng chút kiến thức của PGBT là lẽ đương nhiên. THực tế đối với PGBT, hệ thống kinh Bát Nhã rất là quan trọng "cao siêu" và "thâm diệu" rất khó hiểu và khó hành, không phải ai cũng có thể quán chiếu Tánh không theo kiểu phàm phu được đâu. Từ nào tới giờ tôi chưa được đủ duyên để được đọc trong Chánh tạng pali và được nghe các bậc minh sư giảng về điều này một cách sâu sắc. Ngày xưa khi các vị ngoại đạo đến học đạo Đức Phật không lẽ Đức Phật từ chối không giáo hoá, vì cho rằng các ông thuộc tông phái khác nên ta không dạy , như vậy thì còn gì là Từ bi phải không đạo hữu. Nếu như các vị đạo hữu NT vì một chút định kiến nhỏ nhoi, hẹp hòi cho đây là kiến thức của PGBT không chịu tham gia thảo luận thì thật là đáng tiếc, vì đây là chủ đề lớn hấp dẫn, rất lợi ích cho chúng sanh.Thật ra Tánh không đã được phôi thai từ trong Chánh tạng, được chư tổ sau này phát triển thêm thành một hệ thống Bát Nhã rất mênh mong. Khi đặt câu hỏi này có nhiều ẩn ý trong đó, nhưng lại bị hiểu lầm là treo đầu dê bán thịt chó thật đáng tiếc.....
Re: TÁNH KHÔNG ???
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22a.htm)VII. Có Nhân Là Vô Thường (Tạp 1.11 Nhân. Ðại 2,2a) (S.iii,23)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho sắc sanh khởi; cái ấy cũng vô thường. Sắc đã được cái vô thường làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể thường được?
4) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho thọ sanh khởi; cái ấy cũng vô thường. Thọ đã được cái vô thường làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể thường được?
5) Tưởng, này các Tỷ-kheo, là vô thường...
6) Các hành, này các Tỷ-kheo, là vô thường...
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho thức sanh khởi; cái ấy cũng vô thường. Thức đã được cái vô thường làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể thường được?
8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc... "... không còn trở lui với trạng thái này nữa".
...........................
IX. Có Nhân Là Vô Ngã (S.iii,23)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho sắc sanh khởi; cái ấy cũng vô ngã. Sắc đã được cái vô ngã làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu là ngã được?
4-6) Thọ... Tưởng... Các hành, này các Tỷ-kheo, là vô ngã...
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho thức sanh khởi; cái ấy cũng vô ngã. Thức đã được cái vô ngã làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu là ngã được?
8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22f.htm)III. Bọt Nước (Tạp 10, Ðại 2,86b) (S.iii,114)
1) Một thời Thế Tôn ở Ayujjàya, trên bờ sông Hằng.
2) Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...
3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn. Có người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát. Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong đống bọt nước được?
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ-kheo thấy sắc, chuyên chú, như lý quán sát sắc. Do vị Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong sắc được?
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong mùa thu, khi trời mưa những giọt mưa lớn, trên mặt nước, các bong bóng nước hiện ra rồi tan biến. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, bong bóng nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong bong bóng nước được?
6) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát thọ ấy. Do Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, thọ ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong thọ được?
7) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tháng cuối mùa hạ, vào đúng giữa trưa đứng bóng, một ráng mặt trời rung động hiện lên. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, nên ráng mặt trời ấy hiện rõ ra là trống không, rỗng không, không có lõi cứng... Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ráng mặt trời được?
8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có tưởng gì...
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người cần có lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi tìm lõi cây, cầm cái búa sắc bén đi vào ngôi rừng. Ở đây, người ấy thấy một cụm cây chuối lớn, mọc thẳng, mới lớn, cao vút. Người ấy chặt rễ cây ấy. Sau khi chặt rễ, người ấy chặt ngọn. Sau khi chặt ngọn, người ấy lột vỏ chuối ngoài. Khi lột vỏ chuối ngoài, giác cây còn tìm không được, tìm đâu cho có được lõi cây?
10) Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát cụm chuối ấy. Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát cụm chuối ấy, cụm chuối ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong cụm chuối được?
11) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm các hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát hành ấy. Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, hành ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong các hành được?
12) Ví như, này các Tỷ-kheo, một ảo thuật sư hay đệ tử một ảo thuật sư, tại ngã tư đường bày trò ảo thuật. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát trò ảo thuật ấy. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, ảo thuật ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ảo thuật được?
13) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại... hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát, thức ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong thức được?
14) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã giải thoát... không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
15) Thế Tôn thuyết như vậy. Bậc Thiện Thệ sau khi nói như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
1) Sắc ví với đống bọt,
Thọ ví bong bóng nước,
Tưởng ví ráng mặt trời,
Hành ví với cây chuối,
Thức ví với ảo thuật,
Ðấng bà con mặt trời,
Ðã thuyết giảng như vậy.
2) Nếu như vậy chuyên chú,
Như lý chơn quán sát,
Như lý nhìn các pháp,
Hiện rõ tánh trống không.
3) Bắt đầu với thân này,
Bậc Ðại Tuệ thuyết giảng,
Ðoạn tận cả ba pháp,
Thấy sắc bị quăng bỏ.
4) Thân bị quăng, vô tri,
Không thọ, sức nóng, thức,
Bị quăng đi, nó nằm,
Làm đồ ăn kẻ khác.
5) Cái thân liên tục này,
Ảo sư, kẻ ngu nói,
Ðược gọi kẻ sát nhân,
Không tìm thấy lõi cây.
6) Hãy quán uẩn như vậy,
Vị Tỷ-kheo tinh cần,
Suốt cả đêm lẫn ngày,
Tỉnh giác, chánh tư niệm.
7) Hãy bỏ mọi kiết sử,
Làm chỗ mình nương tựa,
Sống như lửa cháy đầu,
Cầu chứng cảnh bất động.
Những đoạn kinh mà Đức Phật giảng về tính chất Vô Ngã của vạn pháp, về tính Vô Thường của các pháp hữu vi nhiều bàng bạc trong kinh điển nguyên thủy. Mà Tánh Không chính là một cách gọi khác của Vô Thường, Vô Ngã mà thôi.
-
- Bài viết: 429
- Ngày: 23/11/10 22:04
- Giới tính: Nam
- Đến từ: Việt Nam
- Được cảm ơn: 2 time
Re: TÁNH KHÔNG ???
hihi, Đh có nhầm lẫn gì chăng? ý tôi nói người ngoài nhìn vào đánh giá 'cộng đồng Phật tử' trên diễn đàn này toàn thành phần 'treo đầu dê bán thịt chó' chứ đâu có nói riêng gì Đh. Ví như box NT này là một quan ăn,Admin là ông chủ quán, Điều Hành Viên là những người bưng bê phục vụ, tôi với Đh cùng những người khác là thực khách. Ông chủ quán treo biển ngoài cổng "Dê đây Dê đây" nhưng khi thực khách vào ăn thì thấy không phải thịt dê, sau mới phát hiện toàn là thịt chó. Vậy những người thực khách đó sẽ chĩ trích ông chủ quản hay những người thực khách khác? hihi, Đh đã hiểu tôi nói đến vấn đề gì rồi phải hem??chanhhoitrong_123 đã viết:Đạo hữu Không Biết kính mếnKhông biết đã viết:Chỗ tinh yêu và cao siêu thâm diệu của cả một hệ tư tưởng mà Đh đem vào đây hỏi thì tôi thấy là trật đường ray rồi với lại nó đi ngược với tôn chỉ hoạt động của box NT ( http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... =41&t=6032 ) thì tôi nghĩ là không thích hợp. Người biết muốn trao đổi hết mình cũng không dám, người ngoài nhìn vào thì thấy Phật tử toàn thành phần 'treo đầu dê bán thịt chó'. Thiết nghĩ mặt nào cũng không có lợi, đạo hữu nên post câu hỏi này ở bên box Bắc truyền để nghe các vị chuyên sâu về mảng này chia sẻ; hoặc là post bên mục "Tự do đăng bài" để nghe ý kiền nhiều chiều từ nhiều trường phái khác nhau.
Vài lời chia sẻ. Thân ái!
Đạo hữu đừng có nghĩ tôi là người treo đầu dê bán thịt chó ,ngày xưa tôi theo BT nên cũng còn ảnh hưởng chút kiến thức của PGBT là lẽ đương nhiên. THực tế đối với PGBT, hệ thống kinh Bát Nhã rất là quan trọng "cao siêu" và "thâm diệu" rất khó hiểu và khó hành, không phải ai cũng có thể quán chiếu Tánh không theo kiểu phàm phu được đâu. Từ nào tới giờ tôi chưa được đủ duyên để được đọc trong Chánh tạng pali và được nghe các bậc minh sư giảng về điều này một cách sâu sắc. Ngày xưa khi các vị ngoại đạo đến học đạo Đức Phật không lẽ Đức Phật từ chối không giáo hoá, vì cho rằng các ông thuộc tông phái khác nên ta không dạy , như vậy thì còn gì là Từ bi phải không đạo hữu. Nếu như các vị đạo hữu NT vì một chút định kiến nhỏ nhoi, hẹp hòi cho đây là kiến thức của PGBT không chịu tham gia thảo luận thì thật là đáng tiếc, vì đây là chủ đề lớn hấp dẫn, rất lợi ích cho chúng sanh.Thật ra Tánh không đã được phôi thai từ trong Chánh tạng, được chư tổ sau này phát triển thêm thành một hệ thống Bát Nhã rất mênh mong. Khi đặt câu hỏi này có nhiều ẩn ý trong đó, nhưng lại bị hiểu lầm là treo đầu dê bán thịt chó thật đáng tiếc.....
p/s thực ra nghiên cứu và giao lưu nhiều trường phái cũng có nhiều cái hay đó Đh, nhưng cũng phải đúng nơi đúng chỗ thì mới được; nếu không sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy lắm đó. Nhưng mà lời ĐH nói ngu tôi thấy có cái gì đó sai sai trước thì ĐH nói là bản thân em thì không biết bài kinh nào trong Chánh tạng pali Phật dạy về điều này, sau Đh lại nói thật ra Tánh không đã được phôi thai từ trong Chánh tạng. Ngu tôi cũng không biết đường đâu mà lần
Thân ái!
- battinh
- Điều Hành Viên
- Bài viết: 6106
- Ngày: 14/11/11 07:58
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Tứ Đại
- Được cảm ơn: 3 time
Re: TÁNH KHÔNG ???
Bài kinh có liên quan đến câu hỏi của quang_tam3 là bài kinh Bāhiya sutta, Tiểu Bộ Kinh. Xem "Tìm hiểu và học tập kinh Pháp Cú", có tích chuyện của bà la môn Bāhiya.chanhhoitrong_123 đã viết:sư huynh Quang_tâm3 kính mến !!!quang_tam3 đã viết:ĐH chanhhoitrong_123 trích đoạn kinh PG Bắc tông, rồi kêu giải thích bằng PG Nam tông, kiểu như râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Đạo hữu CHT trích giùm đoạn kinh nói về Tánh Không trong kinh Pali giúp mình với.
Không phải ngẫu nhiên em trích đoạn bài kinh Bát Nha,̃ vì đây là chổ tinh yếu của Phật giáo BT, 600 quyển Bát Nhã chỉ nói lên mỗi một Tánh Không thật là cao siêu và thâm diệu. CHính vì thế nên em muốn tìm hiểu xem bên PGNT Đức Phật dạy về vấn đề này như thế nào để được học hỏi thêm từ các bậc cao minh. Bản thân em thì không biết bài kinh nào trong Chánh tạng pali Phật dạy về điều này, nên mới vào diễn đàn học hỏi kính mong sư huynh hoan hỷ
Xin đừng đặt câu hỏi, vì tôi không có khả năng trả lời.
- Tây Phương Tịnh Sỹ
- Bài viết: 509
- Ngày: 22/12/13 08:53
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Tây Đức
- Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
- Được cảm ơn: 2 time
Re: TÁNH KHÔNG ???
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 14:12 với 1 lần sửa.
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến. và 119 khách