Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Những văn bản, hình ảnh, trang web, thông báo, ... được thành viên giới thiệu phải phù hợp với nội quy của diễn đàn.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Đức Đạt Lai Đạt Ma 14 của Tây Tạng được coi là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, và Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là hiện thân của đức Quán Âm. Vậy ra có tới hai Bồ Tát Quán Thế Âm xuất hiện trên địa cầu này!

Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm
Ngàn mắt, ngàn tay chiếu một tâm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hôm qua 17/4 tôi lên chùa Vĩnh Nghiêm đón Pháp Vuơng.
Khoảng 8g mình tới, thì trên chùa đã đông người rồi. Chính điện (Lầu) không lên được, nhà tổ cũng đầy người ngồi và ở trước sân cũng có đông người đứng chờ Pháp Vương tới.

Trong nhà tổ có một màn hình lớn, phía ngoài, hai bên nhà tổ cũng có 2 màn hình nhỏ hơn (để chiếu hình ảnh trên chính điện), có đông Phật tử ngồi trước. Mình kiếm được một chỗ ngồi gần mấy nam thanh niên, nhưng lại kẹt mấy cây cột và cửa, thành ra nửa trái màn hình nhìn vào trong nhà tổ, nửa bên phải thì nhìn vào màn hình ở bên ngoài, nên đầu cứ lắc qua lắc lại hoài.

Ban tổ chức thông báo : đến 10g30 đức Pháp vuơng mới tới, thành ra phải ngồi đợi tiếng rưỡi nữa. Nhưng trên chánh điện có tăng đoàn đang tụng kinh. Mình thấy đợi lâu quá, nên nhắm mắt lại mở tai ra, lắng nghe tiếng tụng kinh. Tăng đoàn có nhiều người tiếng rất trong, có người tiếng trầm đục, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng thanh la, chũm chọe, thỉnh thoảng tiếng kèn, ốc hụ lên nghe như tiếng trâu rống. Mình nhắm mắt lại tưởng tượng âm thanh hỗn độn đó thoát lên từ đất nước Ấn Độ, hay Tây Tạng. Nó ồn ào, hỗn độn như cuộc sống của người dân xứ đó, nhưng có cùng một tính chất hướng thiện. Nếu phải tưởng tượng âm thanh của một đại đô thị như Saigon chẳng hạn, thì mình nghĩ là sẽ nghe thấy tiếng xe cộ, tiếng gọi nhau, cãi lộn, chửi bới, tiếng đàn ca hát xướng, tiếng binh khí chạm nhau, tiếng cầu xin, tiếng rên la đau đớn v.v...
Cho nên mặc dầu tiếng tụng kinh với các nhạc cụ rất ồn ào mà vẫn cảm thấy sự thanh tịnh của nó.
Mấy bà ngồi chung quanh và đằng sau cứ tưởng mình ngủ gật, nên thỉnh thoảng họ lại đụng vào người mình để đánh thức dậy. Mình vờ ngáp vài cái, ngồi thẳng người lên rồi lại nhắm mắt "ngủ" tiếp.
Tiếng tụng kinh (và nhạc cụ) rất lớn, bình thường thì người ta chỉ thấy ồn ào mà thôi, nhưng nếu mình có ý, mở tai ra nghe, mở tâm hồn ra đón thì nó đi thẳng vào trong tâm, quét sạch mọi ý nghĩ, dễ chịu vô cùng.

Đến 10g30 Pháp vuơng đến. Mình rời chỗ ngồi dùng điện thoại đi chụp hình ngài. Nhưng người đông quá, mình toàn đứng đàng sau. giơ đt lên đầu mà cũng không chụp được Pháp Vuơng, nên mình chỉ chụp được cảnh mọi người thôi.
Pháp Vuơng lên chính điện, ngồi vào bảo tọa. Tăng đoàn cử lễ. Có nhiều người đến xin ngài ban phước. Ngài rờ đầu, choàng khăn cho, rồi tới người khác.

Tôi đứng xem (qua màn hình) khoảng một tiếng thì về trước.
Tôi nghĩ rằng đón Pháp Vuơng kỳ này cũng giống như năm 2010, không có gì đặc biệt.
Nhưng đến chiều thì có một kỳ tích xảy ra.
Số là tôi lão quá rồi nên có cái răng cửa lung lay, sưng chân răng, đau lắm, ăn cơm không được.
Chiều tối khi tôi đánh răng để đi ngủ thì phát giác ra rằng cái răng cửa của mình bỗng nhiên hết đau, y như là từ trước đến giờ nó chưa hề đau vậy.

Nam mô Đại Từ Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. tangbong tangbong tangbong
Nam mô Pháp Vuơng Drukpa. tangbong tangbong tangbong

Có mấy cái hình mà post lên không được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Pháp Vương Drukpa cầu an tại ngôi chùa nổi tiếng Sài Gòn (chùa Vĩnh Nghiêm)



Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Bác Binh lớn tuổi rồi còn bôn ba khắp nơi hướng ngoại tìm cầu để làm gì?

Đã rõ biết Phật chẳng ở bên ngoài. Nếu lắng lòng vào trong nơi mình sâu thẳm thì chư Phật thường hiện tiền.

Tâm là Phật, Tâm là Pháp Vương. Đâu thể tìm bên ngoài mà được.

Chùa Vĩnh Nghiêm đâu có Phật, cũng chẳng có Pháp Vương.

Muốn biết đâu có Phật? có Pháp Vương chăng?

Nếu một niệm tâm thanh tịnh sáng suốt không sai biệt tức là Phật, là Pháp Vương vậy.

Tu lâu năm rồi phải hiểu thế, đừng bắc chước thiên hạ cuồn loạn mê lầm rong ruổi bên ngoài cầu thanh sắc, toàn là hành đạo tà như Kinh Kim Cang nói cầu thanh sắc mà thấy ta người đó hành đạo tà, bất năng kiến Như Lai.

Ở nhà miên miên mật mật công phu hàm dưỡng còn có lợi ích hơn nhiều!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đ/h Thánh Tri nên xem "Tây Phuơng Hiệp Luận" mấy bài gần đây.
Nên nhớ "Tây Phuơng Hiệp Luận" do một vị Tiến sĩ thời xưa viết, do đó các điều ngài viết ra đều đã được suy nghĩ cẩn thận.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Nếu có người hỏi Phật ở đâu? Tôi trả lời rằng:
Phật ở khắp mọi nơi (vô trụ) chẳng ở cố định bất cứ nơi nào. Nếu nói trong tâm có Phật, ngoài tâm không Phật. Thì cái này là đối đãi, Phật mà còn có ở trong hay ngoài sao.
Nếu nói tâm này là Phật? thì hỏi lại tâm này đã là Phật chưa?
Anh thử biểu diễn thần thông cho tôi coi, Phật phải có tam minh và lục thông mà sao anh không biểu diễn được.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

binh đã viết:Ban tổ chức thông báo : đến 10g30 đức Pháp vuơng mới tới, thành ra phải ngồi đợi tiếng rưỡi nữa. Nhưng trên chánh điện có tăng đoàn đang tụng kinh. Mình thấy đợi lâu quá, nên nhắm mắt lại mở tai ra, lắng nghe tiếng tụng kinh. Tăng đoàn có nhiều người tiếng rất trong, có người tiếng trầm đục, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng thanh la, chũm chọe, thỉnh thoảng tiếng kèn, ốc hụ lên nghe như tiếng trâu rống. Mình nhắm mắt lại tưởng tượng âm thanh hỗn độn đó thoát lên từ đất nước Ấn Độ, hay Tây Tạng. Nó ồn ào, hỗn độn như cuộc sống của người dân xứ đó, nhưng có cùng một tính chất hướng thiện. Nếu phải tưởng tượng âm thanh của một đại đô thị như Saigon chẳng hạn, thì mình nghĩ là sẽ nghe thấy tiếng xe cộ, tiếng gọi nhau, cãi lộn, chửi bới, tiếng đàn ca hát xướng, tiếng binh khí chạm nhau, tiếng cầu xin, tiếng rên la đau đớn v.v...
Cho nên mặc dầu tiếng tụng kinh với các nhạc cụ rất ồn ào mà vẫn cảm thấy sự thanh tịnh của nó.
Mấy bà ngồi chung quanh và đằng sau cứ tưởng mình ngủ gật, nên thỉnh thoảng họ lại đụng vào người mình để đánh thức dậy. Mình vờ ngáp vài cái, ngồi thẳng người lên rồi lại nhắm mắt "ngủ" tiếp.
Tiếng tụng kinh (và nhạc cụ) rất lớn, bình thường thì người ta chỉ thấy ồn ào mà thôi, nhưng nếu mình có ý, mở tai ra nghe, mở tâm hồn ra đón thì nó đi thẳng vào trong tâm, quét sạch mọi ý nghĩ, dễ chịu vô cùng.
Thánh_Tri đã viết:Muốn biết đâu có Phật? có Pháp Vương chăng?

Nếu một niệm tâm thanh tịnh sáng suốt không sai biệt tức là Phật, là Pháp Vương vậy.!
Không cần phải đọc Tây Phương Hiệp Luận, nội cái đoạn trích dẫn ở trên của bác Bình cũng đủ trả lời cho cái tâm của ông "Vô" rồi! Tu tại chỗ ồn ào như cái chợ mà định tâm được mới là đáng quý! tangbong :D

- Máy điện thoại di động bây giờ lên mạng được mà bác. Hình chụp của Bác, vào trang diễn đàn đăng vào bình thướng, dùng chức năng "Gởi hình & Tải tập tập tin đính kèm lên diễn đàn"...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

binh đã viết:Đ/h Thánh Tri nên xem "Tây Phuơng Hiệp Luận" mấy bài gần đây.
Nên nhớ "Tây Phuơng Hiệp Luận" do một vị Tiến sĩ thời xưa viết, do đó các điều ngài viết ra đều đã được suy nghĩ cẩn thận.
Tây Phương Hiệp Luận lập luận sai lầm, người viết chưa kiến tánh thì không đáng tin cậy, vì cũng chỉ là từ vọng tưởng chấp trước mà ra. Không tiện chỉ ra vì ở box tịnh độ. Mong thông cảm!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:Nếu có người hỏi Phật ở đâu? Tôi trả lời rằng:
Phật ở khắp mọi nơi (vô trụ) chẳng ở cố định bất cứ nơi nào. Nếu nói trong tâm có Phật, ngoài tâm không Phật. Thì cái này là đối đãi, Phật mà còn có ở trong hay ngoài sao.
Nếu nói tâm này là Phật? thì hỏi lại tâm này đã là Phật chưa?
Anh thử biểu diễn thần thông cho tôi coi, Phật phải có tam minh và lục thông mà sao anh không biểu diễn được.
1. Ừ nói trong cũng là tạm nói để mình chịu xoay về lấy mình, chứ chấp trong cũng sai. Nên hiểu ý quên lời.

2. Tâm nầy là Phật, nghĩa là tâm tính, chẳng phải vọng tâm. Hiện giờ chưa kiến tánh thì toàn sống bằng vọng tâm cả. Xong nói tâm nầy là Phật để người người biết mà tin tự tâm mình, để chịu quay về. "Tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ, tự tánh phiền não thệ nguyện độ, tự tánh vô lượng thệ nguyện học, tự tánh phật đạo thệ nguyện thành". Nếu không tin tự tâm là Phật thì chẳng chịu xoay về, toàn rong ruỗi bên ngoài theo thanh sắc trần cảnh, toàn trái với đạo, đó là lý do chính vì sao có luân hồi sanh tử, kinh lăng nghiêm gọi là "hiệp trần bối giác".

3. Nếu tin tự tâm, chịu công phu tham thiền để quay về tự tâm, thể nhập tự tâm thì tự tại vô ngại ứng dụng khắp nơi. Nơi mắt thì thấy mà không khởi phân biệt, tay thì nghe, mũi ngưỡi v.v... không nhiễm không dính tự tại ra vào đến đi. Đó là thần thông. Đã sẵn đầy đủ, chỉ cần xoay về nhận lấy.

"Nào ngợ tự tánh vốn tự cụ túc".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

battinh đã viết:
binh đã viết:Ban tổ chức thông báo : đến 10g30 đức Pháp vuơng mới tới, thành ra phải ngồi đợi tiếng rưỡi nữa. Nhưng trên chánh điện có tăng đoàn đang tụng kinh. Mình thấy đợi lâu quá, nên nhắm mắt lại mở tai ra, lắng nghe tiếng tụng kinh. Tăng đoàn có nhiều người tiếng rất trong, có người tiếng trầm đục, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng thanh la, chũm chọe, thỉnh thoảng tiếng kèn, ốc hụ lên nghe như tiếng trâu rống. Mình nhắm mắt lại tưởng tượng âm thanh hỗn độn đó thoát lên từ đất nước Ấn Độ, hay Tây Tạng. Nó ồn ào, hỗn độn như cuộc sống của người dân xứ đó, nhưng có cùng một tính chất hướng thiện. Nếu phải tưởng tượng âm thanh của một đại đô thị như Saigon chẳng hạn, thì mình nghĩ là sẽ nghe thấy tiếng xe cộ, tiếng gọi nhau, cãi lộn, chửi bới, tiếng đàn ca hát xướng, tiếng binh khí chạm nhau, tiếng cầu xin, tiếng rên la đau đớn v.v...
Cho nên mặc dầu tiếng tụng kinh với các nhạc cụ rất ồn ào mà vẫn cảm thấy sự thanh tịnh của nó.
Mấy bà ngồi chung quanh và đằng sau cứ tưởng mình ngủ gật, nên thỉnh thoảng họ lại đụng vào người mình để đánh thức dậy. Mình vờ ngáp vài cái, ngồi thẳng người lên rồi lại nhắm mắt "ngủ" tiếp.
Tiếng tụng kinh (và nhạc cụ) rất lớn, bình thường thì người ta chỉ thấy ồn ào mà thôi, nhưng nếu mình có ý, mở tai ra nghe, mở tâm hồn ra đón thì nó đi thẳng vào trong tâm, quét sạch mọi ý nghĩ, dễ chịu vô cùng.
Thánh_Tri đã viết:Muốn biết đâu có Phật? có Pháp Vương chăng?

Nếu một niệm tâm thanh tịnh sáng suốt không sai biệt tức là Phật, là Pháp Vương vậy.!
Không cần phải đọc Tây Phương Hiệp Luận, nội cái đoạn trích dẫn ở trên của bác Bình cũng đủ trả lời cho cái tâm của ông "Vô" rồi! Tu tại chỗ ồn ào như cái chợ mà định tâm được mới là đáng quý! tangbong :D

- Máy điện thoại di động bây giờ lên mạng được mà bác. Hình chụp của Bác, vào trang diễn đàn đăng vào bình thướng, dùng chức năng "Gởi hình & Tải tập tập tin đính kèm lên diễn đàn"...
Sai.

Một bên là hướng ngoài nghe thanh sắc nhứt thời mà thâu đa tâm vào một tâm, nhứ thời thanh tịnh, nhưng vẫn chưa thật thanh tịnh. Vọng tâm.

Còn một bên là bản tâm sáng suốt thường thanh tịnh, nên không cần làm gì nó vẫn thanh tịnh, cảnh vấn đến đi qua lại mà nó vẫn như như bất động. Chân tâm

Một trời một vật.

Phật và pháp vương đâu phải vọng tâm. Thế thì làm sao so sánh cái tâm hư vọng hướng ngoài chạy theo thanh sắc với cái bản tâm thanh tịnh sáng suốt cho được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thánh_Tri đã viết:
Một bên là hướng ngoài nghe thanh sắc nhứt thời mà thâu đa tâm vào một tâm, nhứt thời thanh tịnh, nhưng vẫn chưa thật thanh tịnh. Vọng tâm.

Còn một bên là bản tâm sáng suốt thường thanh tịnh, nên không cần làm gì nó vẫn thanh tịnh, cảnh vấn đến đi qua lại mà nó vẫn như như bất động. Chân tâm

Một trời một vật.

Phật và pháp vương đâu phải vọng tâm. Thế thì làm sao so sánh cái tâm hư vọng hướng ngoài chạy theo thanh sắc với cái bản tâm thanh tịnh sáng suốt cho được.
Đúng rồi! Nhưng bác lấy gì để nhận ra tâm chân như. Lấy những lời nói trên để nhận ra tâm chân như à! Cũng phải mượn vọng để hiển chân đấy bác à!

Vậy chứ câu "Nam Mô A Di Đà Phật" này là gì!? Chân vọng cũng đều ở một tâm mà ra!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến VN(2014)

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Biết tôn kính những bậc đáng kính, đó cũng là đức tánh khiêm hạ và đạo đức căn bản cần được trau dồi. Một trong những hành động thể hiện sự tôn kính, là đến chiêm bái và lễ lạy, lắng nghe lời dạy vàng ngọc.

Về Lý thì tự tánh bình đẳng, về sự thì có cao thấp. Về sự mà nói, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa quả là một bậc đáng tôn kính, cả về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp tu hành, sự từ bi, hành thiện, những lời dạy giàu lòng từ bi...

Cũng có người đi chiêm bái xong, thì về nản vì sự đông đúc, ngột ngạt, cách hành xử của bảo vệ, sự thất vọng về một vài điều, và chẳng có gì làm thú vị. Rồi thì nói không có lần thứ hai, và thấy cũng không có gì đặc biệt. Lại có người cảm thấy một sức lan tỏa kỳ diệu của tâm linh, một sự an vui, một sự nương tựa, dù chật hẹp, dù đông đúc nhưng vẫn an vui, xúc động. Lại cũng có người có sức tu cao hơn đã thấy một bầu trời rực sáng, Chư thiên Hộ Pháp hội tụ bảo hộ, cúng dường, hỷ lạc và xúc động khôn cùng, có mấy khi giữa cõi ngũ trược này mà được nương tựa như thế. Mỗi người, có mỗi cảm nhận khác nhau, và ai cũng cho rằng sự cảm nhận của mình là chính xác.

Khi biết sức mình còn nhỏ bé, nếu biết nương nhờ một chút bóng râm của các bậc đạo hạnh tôn kính, đó cũng là một may mắn.
Sửa lần cuối bởi pucaquynhnga22 vào ngày 19/04/14 04:28 với 1 lần sửa.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách