Bạn có ý kiến hay thắc mắc về "Đạo văn" ?

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Bạn có ý kiến hay thắc mắc về "Đạo văn" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Đạo văn nghĩa là gì?

Chào bạn,

Tôi thành lập ra tiêu đề này, hy vọng chúng ta có cơ hội hiểu rõ thêm về từ Đạo văn là gì? Thế nào mới gọi là đạo văn.v.v..

Bởi gần đây, trên diễn đàn thỉnh thoảng có một dài điều phản cảm xuất hiện với những danh từ rất là khó nghe.
Có những lời rất nặng nề thô tục mầy tao, ông, thằng, mụ bà..., khi trao đổi Phật Pháp.

Dùng văn thì rất thoải mái, theo kiểu phàm phu thế tục, khi nói với bạn thành viên.

Ví dụ: "bạn là con vẹt đọc sách", "Giống chó ngậm xương", "Ếch ngồi đáy giếng" hay "Con mọt sách".v.v.
Nhẹ thì " bạn bị kinh dẫn " hay " Bạn bị bệnh thiền"...Như vậy đó!

Nhưng một khi bị hỏi ngược lại "Thế nào gọi là Đạo văn" thì không hiểu rõ chi lắm.

Vì vậy, tôi cần một số ý kiến của các bạn thiện tri, hữu trí cởi mở ra vấn đề này.

Còn bạn nào thắc mắc thì đưa thẳng ra tiêu đề nào đó, hay lấy ví dụ tiêu đề nào trên sách báo hoặc những luật lệ văn hóa phổ thông nói về Đạo văn (ăn cắp tài liệu). Cái gì tôi có thể, hoặc biết chút đỉnh tôi sẽ cùng các bạn làm rõ tại đây.

(Xin nhắc lại: Tiêu đề mở này mục đích làm rõ hai từ "Đạo Văn" mà thôi, nếu tham gia với tính cách chỉ trích, phê bình, hạ nhục, chưởi mắng thì xin yêu cầu quí vị đừng viết và cũng xin miển hối đáp.)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Bạn có ý kiến hay thắc mắc về "Đạo văn" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Đạo văn là gì?

Đạo văn có nghĩa là:
Cướp;
Trộm;
ăn cắp;
cop bài;

Trong Đạo Phật cũng có từ ngữ đẹp hơn nhưng cũng cùng ý nghĩ giông giống:
Cho Pháp, nhận Pháp, tùy duyên, tùy hỉ...


Tiêu đề này tới nay chưa gặp được thiện duyên...!? - Có lẽ, bạn đang chờ đợi vì còn rất nhiều lý do, không thể thảo luận... Nhưng không có người khai phá về từ ngữ "Đạo văn" thì tình trạng nghi kỵ, ganh ghét vẩn kéo dài.

Xin đưa ra ba đề mục chánh về "Đạo Văn":

1. Đạo văn trong vấn đề vi tế thế nào?
2. Đạo văn trong vấn đề thô bỉ thế nào?
3. Đạo văn trong vấn đề tiêu cực và tích cực?

1. Đạo văn trong vấn đề vi tế:

Ngôn ngữ, văn học, giáo lý đã có từ hàng ngàn năm. Đã có nhiều vị Thánh nhân, Chư vị liệt tổ, những danh nhân Thiền sư và các vị tôn túc ghi chép và viết kinh sách lại cho đời hậu lai chúng ta. Vậy vấn đề vi tế sao chép tự nhiên có phải là hình thức Đạo văn hay không? - Có và không thì chúng ta không thể biện luận nào khác hơn.

Vì các Ngài đâu có tác ý cho cá nhân, hay cho Tông giáo mình thì sao gọi là Đạo văn!
Còn chúng ta là những kẻ hậu lai sao này, và có dám nói rằng chúng ta tự học ngôn ngữ, tự có giáo lý và "Tôi không phải là Đạo văn, hay không?"


Các bạn có thắc mắc hay có cho thêm ý kiến xin mời quí vị mở ra thiên đường của quí vị tại đây, để chúng tôi mở rộng thêm phàm nhản.
Dưới đây tôi có trích dẫn ra một bài về:
Cổ học tinh hoa của người xưa. http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =12#p74542 và một bài của Thạc sỹ Phạm Quốc Lộc viết về "Đạo văn nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, giáo dục" http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabi ... tegoryID=6

2. Đạo văn trong vấn đề thô bỉ:

Thì quí vị biết quá rõ, nó thuộc về vi phạm luật pháp.
Lấy những tài liệu của Tác giả để làm của riêng mình.

Hoặc những tác phẩm không được quyền sao chép với bất cứ hình thức nào. Nếu tác giả có văn bản chứng minh đây là quyền tác giả đã sáng tác. (Xin làm rõ chổ này, nếu tác giả không có văn bản của chánh quyền thì có thể chính tác giả cũng là Đạo văn. Tuy rằng họ bỏ tiền ra ấn tống. Đây thuộc về ngụy quân tử.)

Đạo văn trong vấn đề thô bỉ trong Đạo Phật thì dể giải hơn và hiếm khi có bản chủ quyền hay văn bản như các tác giả ngoài đời. Nhưng không phải vì vậy mà lạm dụng.
Điển hình có những đạo văn đã đưa lên báo chí cộng đồng Phật giáo.

Như Bà Thanh Hải: Lạm dụng hình thức Pháp môn "Phản văn tự tánh" Kinh Phổ Môn, hay gọi là Pháp môn Quán Âm làm của riêng mình và thành lập ra giáo phái riêng.

Ông Duy Tuệ tự chế ra "Thiền Minh Sát" chế bai và xuyên tạc ngược lại đường lối Phật Giáo.

Gần đây chuyện đạo văn của GS.Hoàng Quang Thuận. Nằm mộng thấy Thánh nhân và tự xuất khẩu thành thơ lung tung http://www.phattuvietnam.net/van-hoc/20 ... BB%AD.html ...Đó mới thật là thô bỉ đối với luật pháp, mà đối với đạo là một tội đồ thiên cổ kinh sử.

Đó là những thành phần đạo văn cao cấp, bị lộ. Nhưng còn những vị chưa bị lộ diện trên báo chí thì sao...!? - Phần này, trong Phật giáo rất đa diện, nhà Phật "gọi là trùng sư tử" là những loại người ngụy Phật tử trong hàng tứ chúng.

3. Đạo văn trong vấn đề tiêu cực và tích cực?

Loại thứ ba thì không thuộc về: Đạo văn vi tế hay Đạo văn thô bỉ.

Mà thuộc vào 5 tà kiến, có tích cực và tiêu cực, có sự vô tình và cố tình, có những sự việc rất nặng, và có những việc thật là nhẹ, nhưng cũng gây ra ít nhiều cho những đồng sự, đồng liêu và đồng đạo. (Tóm lại chỉ là việc cá nhân riêng rẽ, không có tổ chức, không có sự kinh danh, vụ lợi...). Loại thứ ba này mới là mục tiêu chánh của tiêu đề này!

Hy vọng thiện nhân, hữu trí cho thêm nhiều ý kiến. Làm sáng tỏ ra hai từ ngữ "Đạo văn". Hẹn gặp lại quí vị ở bài kế tiếp.

Cảm ơn.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Bạn có ý kiến hay thắc mắc về "Đạo văn" ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

3. Đạo văn trong vấn đề tiêu cực và tích cực?

Đạo văn trong đạo văn là chuyện thường làm hàng ngày. Bắt chước lời hay ý đẹp của hiền nhân, để làm món ăn tinh thần cho ta ngày nay. Cũng là tiết kiệm một số vi tế sử dụng chất xám (trí tuệ). Thì tại sao, ta lại khước từ cơ hội này chớ.

Cá nhân người viết bài, khi viết một bài tham khảo, hay một lý thuyết ngắn, hoặc là viết một tiểu chuyện để giải tỏa căn thẳng, tận dụng triệt để phương pháp này.

Bài này, người viết sử dụng toàn bộ chất xám của tiêu đề bài: “Đạo văn” nhìn từ góc độ xuất bản khoa học
Trích dẫn: “Đạo văn” là gì?
Trong giới khoa học quốc tế, hành vi “đạo văn” trong khoa học thường được gọi là plagiarism (danh từ) hay plagiarise (động từ). Trong tiếng Anh, động từ plagiarise có nghĩa là sao chép ý tưởng, ngôn từ hay thành quả của người khác và làm như đó là của mình.

Trong tiếng Việt, khái niệm “đạo văn” được định nghĩa là: Lấy, hoặc căn bản lấy sáng tác văn học của người khác làm của mình2. Mở rộng ra trong nghiên cứu khoa học, có thể gọi là “đạo văn khoa học” đối với hành động lấy hoặc căn bản lấy thành quả khoa học của người khác làm của mình.
Nhưng trong từ ngữ của Hán việt, Nho, chữ Nôm thì chữ "Đạo" viết khác và nghĩa cũng khác. Về sau được thay thế bằng chữ quốc ngữ của ngoại quốc, sau cùng gọi là chữ việt. Chữ "Đạo" viết giống nhau. Nhưng thật sự chữ "Đạo" có rất nhiều nghĩa.

Chữ Đạo: Cướp, trộm, cắp.
Chữ Đạo: Theo PHPT: Ðạo là con đường; Ðạo là bổn phận; Ðạo là lý tánh tuyệt đối, là bản thể.
Chữ Đạo: Cũng là một kỷ thuật, kinh nghiệm, hay theo truyền thống của một cộng đồng, một giáo phái, hay một luật chung...Ví như người sành về trà, uống trà, gọi là trà đạo...Người chuyên về thiền còn gọi chung là thiền đạo...Ngày nay chữ đạo siêu quá theo ngoại ngữ. (Mode, Fan, Virus, Spam.v.v.)
1. Cơ bản trích dẫn trong văn hóa Phật học

Trong trường hợp thông thường muốn diễn đạt ý mình. Thường dựa vào sự tu chứng, pháp môn cá biệt của tông phái, hoặc ý tưởng riêng biệt của Thầy tổ.v.v. Để làm một nơi nương tựa cho bài mình sắp diễn đạt.

1.1 Khi bạn muốn có điểm dựa nơi kinh kệ, thầy tổ:

1.1.1. Bạn cần giữ nguyên thông tin gốc theo đúng như nguyên bản.

1.1.2. Hoặc bạn có thể diễn đạt lại theo một ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi ý nghĩa nội dung trong kinh kệ, đồng thời chú dẫn rõ nguồn gốc kinh điển, sách vở nơi xuất phát đó.

1.2. Hành động này gọi chung là tích cực trích dẫn tham khảo.

1.2.1. Thể hiện sự kính trọng kinh sách và tỏ sự tán thán và kính trọng sự tu trì của Bậc Thầy tổ và quyền sở hữu dịch thuật của tác giả, soạn giả, và người thông tin.v.v.

1.2.2. Hạn chế tình trạng đạo văn trong giáo lý văn học Phật giáo. (Bởi có nhiều kẻ ngoại đạo lạm dụng. Bạn có thể xác định kinh văn này từ đâu xuất phát.)

1.2.3. Tạo sự tin tưởng nơi độc giả, Vì bài của bạn được tạo ra từ nơi kinh điển sách vở.

1.3. Trong văn hóa Phật học vấn đề trích dẫn rất ảnh hưởng đến bài viết của bạn:

1.3.1.Ví dụ, bài trích dẫn này không phải là một danh nhân biên soạn.
1.3.2.Ví dụ, bài trích dẫn này chưa được sự chấp nhận của cộng đồng Phật giáo, Tông môn.
1.3.3.Ví dụ, bài trích dẫn này chưa hội đủ lục hòa: Bình đẳng, trí tuệ và từ bi.

1.4. Về tiêu cực trích dẫn: Bạn cũng tìm những dựa đề hay cách tổ chức bố cục như vậy.

Nhưng mục đích:
1.4.1.Bài viết của bạn không phải viết cho cộng đồng: Làm tốt, nói tốt, nghĩ tốt.
1.4.2.Bài viết của bạn theo 5 có: (Thân kiến, biên kiến, ác kiến, kiến thủ, giới cầm thủ kiến).
1.4.3.Bài viết đi ngược lại với câu "1.3. Trong văn hóa Phật học vấn đề trích dẫn rất ảnh hưởng đến bài viết của bạn". Còn tiếp


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách