"Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

"Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Mục "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ" dựa trên cơ sở nào để ta đánh giá đó là lời dạy của Bồ Tát và chư tổ? Uy tín hay thời gian ?

Uy tín - ai thẩm định ? Nhiều người ủng hô thì được gọi là uy tín ?

Thời gian - một tác phẩm có tuổi đời vài trăm năm thì gọi là lời luận giảng của tổ ?

Khi đánh giá "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ" mình phải cẩn thận, vì đó sẽ được xem là kim chỉ nam cho người Phật tử. Nếu ta sai sẽ dẫn dắt rất nhiều người cùng sai.

Vì vậy, mình đề nghị đổi tên chuyên mục này thành "Luận" Chú thích ghi: "Những bộ luận có mặt trong hai tạng Nam và Bắc truyền. Để gìn giữ sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Luận mà không thảo luận."

Nếu muốn bao gồm luôn những bài giảng của các vị Tỳ Kheo

Thì đổi thành "Chú giải kinh luật luận" Phần chú thích sẽ ghi "Những bài giảng, chú thích Kinh, Luật, Luận của các Tỳ kheo thời cận đại"

Ở đây chúng ta không thẩm định và đánh giá, đó là công việc của các hội nghị Phật giáo. Cá nhân một vài người với trí tuệ phàm phu chưa đủ để nhận định ai là Bồ tát, ai là tổ nếu ta sai lầm không những ta đọa mà còn dẫn dắt vô số người cùng sa đọa theo.

Lý do mình muốn điều chỉnh lại vì trong đó có một số bài viết không phải là kim chỉ nam cho người Phật tử.

Mời mọi người thảo luận thêm.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Theo MHBN, Luận Chư Tổ thì nên để nguyên, nhưng trích lược lại và di chuyển những bài luận của Thiền Sư, Sư, Thầy chưa xác định có phải là Tổ sang mục Luận. Còn ở mục Luận Chư Tổ thì đăng những bài luận của Tổ Sư có dòng truyền thừa rõ ràng tiêu biểu như Lâm tế, Tào Động..., nhưng trước khi đăng bài đề nghị khởi đầu bằng lược sử vị Tổ đó... Nếu chưa xác định được đó là Tổ có dòng truyền thừa rõ ràng thì chuyển sanh mục Luận thông thường.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Kính Thầy!

Đề nghị sửa đổi của Thầy, tôi không có ý kiến. Chỉ xin một đề nghị nhỏ (kỹ thuật) là trong chủ đề này, nên mở thêm trang "Trả lời" cho những người đăng bài, ví dụ: đăng một cuốn sách dày ba bốn trăm trang, không thể đăng một lần là hết (dung lượng không cho phép), mà phải chia nhỏ ra tùy theo chương, tiết, mục... Chỉ người chủ Topic đó mới có quyền vào đăng tiếp, người khác thì không được xen vào. Trước đây có mục "Trả lời" dành cho người chủ Topic tiếp tục đăng bài của mình (nay đã bị khóa), mà bây giờ khi đăng một đoạn, rồi không được đăng tiếp nữa.

Kính chúc Thầy thân tâm an lạc. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Kính thầy Quảng Trí, kinhle
Mục "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ" dựa trên cơ sở nào để ta đánh giá đó là lời dạy của Bồ Tát và chư tổ? Uy tín hay thời gian ?

Uy tín - ai thẩm định ? Nhiều người ủng hô thì được gọi là uy tín ?

Thời gian - một tác phẩm có tuổi đời vài trăm năm thì gọi là lời luận giảng của tổ ?
Theo ý kiến chủ quan của con thì nên phân loại(không phải là thẩm định nội dung) dựa trên cả uy tín lẫn thời gian:

1.Về mặt uy tín,các bộ luận đó được nhiều bậc cao tăng,bậc trí tuệ,cả trong quá khứ lẫn hiện tại chấp nhận và tán thán.

2.Về mặt thời gian,lịch sử:được lịch sử thế giới công nhận,về mặt này ta có thể khá là tin tưởng uy tín của các nhà khảo cổ học,lịch sử phương Tây.

Như vậy,ít nhất các bộ luận đã nổi tiếng của các Bồ tát Long thọ,Vô trước,Bồ tát Di Lặc... vốn đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới,được nghiên cứu bởi Phật tử,và cả các trường đh lớn ở phương Tây,có lẽ thỏa mãn 2 tiêu chí này.
Vì vậy, mình đề nghị đổi tên chuyên mục này thành "Luận" Chú thích ghi: "Những bộ luận có mặt trong hai tạng Nam và Bắc truyền. Để gìn giữ sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Luận mà không thảo luận."

Nếu muốn bao gồm luôn những bài giảng của các vị Tỳ Kheo

Thì đổi thành "Chú giải kinh luật luận" Phần chú thích sẽ ghi "Những bài giảng, chú thích Kinh, Luật, Luận của các Tỳ kheo thời cận đại"

Ở đây chúng ta không thẩm định và đánh giá, đó là công việc của các hội nghị Phật giáo. Cá nhân một vài người với trí tuệ phàm phu chưa đủ để nhận định ai là Bồ tát, ai là tổ nếu ta sai lầm không những ta đọa mà còn dẫn dắt vô số người cùng sa đọa theo.

Lý do mình muốn điều chỉnh lại vì trong đó có một số bài viết không phải là kim chỉ nam cho người Phật tử.
Cách phân loại thì con tán đồng với ý kiến của đh Maha Bát nhã.
Theo MHBN, Luận Chư Tổ thì nên để nguyên, nhưng trích lược lại và di chuyển những bài luận của Thiền Sư, Sư, Thầy chưa xác định có phải là Tổ sang mục Luận. Còn ở mục Luận Chư Tổ thì đăng những bài luận của Tổ Sư có dòng truyền thừa rõ ràng tiêu biểu như Lâm tế, Tào Động..., nhưng trước khi đăng bài đề nghị khởi đầu bằng lược sử vị Tổ đó... Nếu chưa xác định được đó là Tổ có dòng truyền thừa rõ ràng thì chuyển sanh mục Luận thông thường.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Kính bạch thầy !
kính thưa quý vị !

Con nghĩ rằng, mục Luận giảng của Chư Bồ Tát, Chư tổ phải đảm bảo yêu cầu của LUẬN. Nếu không đảm bảo đủ tiêu chuẩn thì phải gửi sang mục khác.

Tất cả các tài liệu khi gửi vào chuyên mục này phải ghi rõ tên tác giả, tên người dịch, ... Nếu không có hai mục tối thiểu này con xin phép di chuyển tới chuyên mục khác.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thanh Tịnh Lưu Ly đã viết:Kính bạch thầy !
kính thưa quý vị !

Con nghĩ rằng, mục Luận giảng của Chư Bồ Tát, Chư tổ phải đảm bảo yêu cầu của LUẬN. Nếu không đảm bảo đủ tiêu chuẩn thì phải gửi sang mục khác.

Tất cả các tài liệu khi gửi vào chuyên mục này phải ghi rõ tên tác giả, tên người dịch, ... Nếu không có hai mục tối thiểu này con xin phép di chuyển tới chuyên mục khác.
Bây giờ bác làm công tác "dọn kho" cũng mệt đừ rồi!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính Tu Sỉ Mộng Giác kinhle Kính Admin và ĐHV kinhle Kính các Vị Đạo Hữu và Các Bạn kinhle

NHÂN
gửi bởi Monggiac » 22/Tháng 7/'12, 21:35

Mục "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ" dựa trên cơ sở nào để ta đánh giá đó là lời dạy của Bồ Tát và chư tổ? Uy tín hay thời gian ?

Uy tín - ai thẩm định ? Nhiều người ủng hô thì được gọi là uy tín ?

Thời gian - một tác phẩm có tuổi đời vài trăm năm thì gọi là lời luận giảng của tổ ?

Khi đánh giá "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ" mình phải cẩn thận, vì đó sẽ được xem là kim chỉ nam cho người Phật tử. Nếu ta sai sẽ dẫn dắt rất nhiều người cùng sai.

Vì vậy, mình đề nghị đổi tên chuyên mục này thành "Luận" Chú thích ghi: "Những bộ luận có mặt trong hai tạng Nam và Bắc truyền. Để gìn giữ sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Luận mà không thảo luận."

Nếu muốn bao gồm luôn những bài giảng của các vị Tỳ Kheo

Thì đổi thành "Chú giải kinh luật luận" Phần chú thích sẽ ghi "Những bài giảng, chú thích Kinh, Luật, Luận của các Tỳ kheo thời cận đại"

Ở đây chúng ta không thẩm định và đánh giá, đó là công việc của các hội nghị Phật giáo. Cá nhân một vài người với trí tuệ phàm phu chưa đủ để nhận định ai là Bồ tát, ai là tổ nếu ta sai lầm không những ta đọa mà còn dẫn dắt vô số người cùng sa đọa theo.

Lý do mình muốn điều chỉnh lại vì trong đó có một số bài viết không phải là kim chỉ nam cho người Phật tử.

Mời mọi người thảo luận thêm.
Xin phép cho tôi cùng chia sẻ. Nếu những danh tự nầy không trọn. Mong nhận lổi kinhle

Thưa các Vị Đạo Hữu và Các Bạn
Hai DANH TỰ: NHÂN QUẢ LÀ NHÂN CỦA SANH TỬ, THIỆT TẾ CHÚNG TA KHÔNG BIẾT HẾT ĐẶNG.
Kính mong các Đạo Hữu và các Bạn chia sẻ giúp.


Namo SIDDHARTHA GAUTAMA
Kính
kinhle kinhle kinhle


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Bảo rằng không thẩm định mà gọi là "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ" thì xem như là thẩm định xong ròi. Nguy ở chổ dùng từ ấy.

Trong Phật giáo có ba tạng Kinh Luật và Luận. Khi nói đến Luận ta liên tưởng đến những bộ luận gốc do Phật hay các vị A-la-hán thuyết, được chấp nhận trong 4 lần kiết tập, tức là nguồn tư liêu đáng tin cậy.

"Chú giải kinh luật luận" Phần chú thích ghi "Những bài giảng, chú thích Kinh, Luật, Luận của các Tỳ kheo thời cận đại" gọi là chú giải là có quan điểm, ý kiến chủ quan của người chú giải. Đó là nguồn tư liệu thứ yếu, có thể đáng tin và không đáng tin.

Các bộ ngữ lục, thiền luận, pháp ngữ cũng là ý kiến chủ quan của người bình luận, giảng nói. Cho nên Chánh Tân Tu gọi là Trung Hoa trước tác hay Nhật Bản trước tác, ngay cả các bộ luận của các vị Ấn độ gọi là Ấn độ trước tác, mà không gọi là luận. Thế mới biết người xưa cẩn thận thế nào.

Cho nên mình đề nghị: "Luận" Chú thích ghi: "Những bộ luận có mặt trong hai tạng Nam và Bắc truyền." Tức là các bộ luận gốc có mặt trong các thời kỳ kiết tập.

Dọn dẹp là chắc chắn rồi.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Monggiac đã viết:
Dọn dẹp là chắc chắn rồi.
Vậy bây giờ tạm ngưng đăng, chờ "dọn kho" xong, xem cái nào bỏ, cái nào dùng thì tùy nghi vậy!

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Cho nên mình đề nghị: "Luận" Chú thích ghi: "Những bộ luận có mặt trong hai tạng Nam và Bắc truyền." Tức là các bộ luận gốc có mặt trong các thời kỳ kiết tập.
Thưa thầy,

Theo như lịch sử thì trong 2 lần kết tập đầu chưa có kết tập được luận tạng.Đến lần thứ 3 mới tập hợp được đủ tạng Vi Diệu Pháp.Lúc này giáo lí Bồ tát thừa vẫn chưa được truyền bà rộng rãi,kinh điển Bắc truyền cũng chưa dc kết tập.

Đến lần kết tập thứ 4 lại có những 2 hội,1 hội kết tập ở Tích Lan của Thượng Tọa Bộ,1 hội ở Bắc Ấn do vua Kanishka bảo lãnh được chủ trì bởi ngài Hiếp tôn giả và Thế Hữu bồ tát(Vasumitra).Theo như lịch sử thì ở đợt kết tập này(do vua Kanishka ) vẫn chưa phải là kết tập của Đại thừa bắc tông,mà chỉ là đúc kết,thống nhất giáo lý giữa các bộ phái Phật giáo(theo truyền thống nguyên thủy).

Vậy nếu căn cứ vào 4 lần kết tập và chú thích là "Những bộ luận có mặt trong hai tạng Nam và Bắc truyền." thì có lẽ không có bộ luận nào của giáo lí Bắc truyền thỏa mãn yêu là phải "có mặt trong các thời kỳ kiết tập"? :-?


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

tangbong Bạn nói đúng, mình nói câu cuối không chính xác. Trong phần chú thích ghi "Những bộ luận có mặt trong hai tạng Nam và Bắc truyền." Bắc truyền ở đây được hiểu là những bộ luận có mặt trong Chánh tân tu đại tạng. Không đề cập đến kiết tập vì có khá nhiều vấn đề nảy sanh nữa.

Luận Nam tạng ở đây được hiểu là 7 bộ luận. Chữ mình dùng là Phật hay A-la-hán bởi vì hiện nay vẫn còn có sự tranh luận chưa biết ai là tác giả thật sự của 7 bộ luận ấy.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: "Luận Giảng Của Chư Bồ Tát, Chư Tổ"

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Kính bạch thầy !
Kính thưa quý vị !

Thanh Tịnh Lưu Ly nghĩ rằng đã có chuyên mục Kinh Luật Luận, tức là cả phần tài liệu Luận. Vậy thì phần Luận giảng của Chư Bồ Tát, Chư tổ mong quý thầy và quý vị xem xét đổi thành chuyên mục khác.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách