Chuyên Mục Kinh Luật Luận

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Chuyên Mục Kinh Luật Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

KC Thấy Trong Diễn Đàn Có Nhiều DH Đăng Kinh Luận Rải Rác Trong Các Chuyên Mục.

KC Thấy Nên Thành Lập Một Chuyên Mục Kinh Luật Luận Dành Riêng Cho Các DH Đăng Kinh Luận.

Chuyên Mục Kinh Luật Luận Thì Không Cho Phép Thảo Luận Như Vậy Mới Trang Nghiêm Mà Người Tìm Hiểu Cũng Dễ Dàng.

Sao Khi Thành Lập Chuyên Mục Kinh Luật Luận Thì Xin ADMIN Hay Các MOD Di Chuyển Các Bài Kinh Vào Đó.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Chuyên Mục Kinh Luật Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

TTLL thấy cũng không cần vì trang daitangkinhvietnam.org là đủ rồi.
Thiết nghĩ, các bài Kinh-Luật-Luận đưa lên diễn đàn chỉ để thảo luận hoặc có mục đích trích dẫn của tác giả đăng. Nếu đăng không mục đích thì TTLL nghĩ xóa luôn, giảm tải cho diễn đàn. Bởi đây là diễn đàn mà. TTLL nghĩ hãy sử dụng diễn đàn theo đúng nghĩa của diễn đàn


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chuyên Mục Kinh Luật Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

I. Chào các bạn, thưa cùng chia sẽ chuyên mục này.
1.Thành Lập Một Chuyên Mục Kinh Luật Luận Dành Riêng Cho Các DH Đăng Kinh Luận?
Rằng đây có một số thành viên đăng rất nhiều bài kinh, kệ trong Diễn-đàn mà không có tính cách thảo luận tỉ dụ như là: ý nghĩa bài kinh khuyên ta làm gì, Kinh này có đem lại lợi ích gì.v.v. Mà người đăng không có giải nghĩa, hoặc "Tôi muốn đăng kinh này là ý tôi muốn... cùng ai...chia sẽ... hoặc ít nhứt phải có định hướng "Có thể các bạn giải thích cho tôi bài, kệ kinh này...".

Vì nguyên do đó Kim Cang xin yêu cầu mở một chuyên mục chỉ dành cho Kinh Luật Luận. Đúng/sai?
2.Chuyên Mục Kinh Luật Luận Thì Không Cho Phép Thảo Luận.Như Vậy Mới Trang Nghiêm Mà Người Tìm Hiểu Cũng Dễ Dàng?
Câu 1 Lý do thành viên đăng bài không có mục đích thảo luận, thì sếp vào một chuyên mục riêng, xin lập lại nguyên do. Là gì đăng bài không có tính cách vấn/đáp, hỏi hay cùng chia sẽ.

Câu 2. Lý do lại đi ngược với câu hỏi 1. Nếu thảo luận thì sẽ mất trang nghiêm?

Xin thưa! Ban đầu khi đọc vội vã hai câu này, cũng không hiểu rõ ý của Đ/h Kim Cang. Đọc lại rồi lại đọc nhiều lần nửa. Nên nay chỉ đoán mà viết theo tư tưởng mình, mà dựa theo ý mình thì không thật. Vì ai ai cũng có sự xuy tư khác. Nên có đúng/sai thì căng cứ vào số đồng và "Có đem lại được lợi ích cho đại chúng?" thì thật sự mới có hiệu quả. Xin trở lại vấn đề câu hỏi 2. Gồm có hai vấn đề xem dưới câu 2.1 và 2.2

2.1 Thảo luận Kinh Luật Luận mất trang nghiêm là sao?

2.2 Thảo luận Kinh Luật Luận có lợi ích là sao?
=========================================================================
II.
2.1 Thảo luận Kinh Luật Luận mất trang nghiêm là sao?

Cũng là một nghi vấn! Nếu không có Thầy hay vị giáo thọ dạy, thì ta phải dựa vào Kinh Luật Luận mà học có sao vào Diễn đàn thảo luận lại cho là mất trang nghiêm. Xin thưa sự thảo luận có hai tính cách tích cực (để học) và tiêu cực.

Tiêu cực, Mất trang nghiêm thảo luận.

- Có người đem kinh ra tính cách phê bình. Cho là kinh này của tiểu/đại v.v.
- Có người đem kinh ra phỉ báng. Kinh này là giả, tác giả này viết sai.v.v.
- Có người đem kinh ra phân biệt. Không có trong sử, không phải lời Phật dạy, Tổ này đúng, Tổ kia làm sai.v.v.

- Có người thảo luận với người khác. Lấy kinh hay trích đoạn để thế cho lời nói mình. (Đi đâu cũng đem Thầy, Tổ theo là người chỉ dựa hơi chớ không phải là Phật tử.)
- Có người thảo luận với người khác. Khi biện hộ vào thế kẹt, không trả lời được. Thì lấy kinh kệ ra diễn đạt. ông/bà xem đó. Đọc đi.v.v.
- Có người thảo luận với người khác. Vì quá khích (si mê quá độ kinh mình thích, ưa chuộng thì ai nói kinh khác cũng không đúng, cũng sai). Thay vì trích kinh, kệ ra cùng luận vui vẽ, nhưng một hồi bất đồng ý kiến. Rồi trở thành tranh luận. Rồi từ tranh luận thành cải luận, sô bồ luận, tùm lum luận.

- Có hạng người ngoại đạo. Lấy kinh ra nói để làm bước đường cho họ.
- Có hạng người không tin chánh pháp. Mà cũng trích đoạn những bài kinh, kệ ra để làm tăng bài văn của mình lên, cho có vẽ là sự thật.
- Có hạng người ngu mê (Bao gồm cã hạng người có trí tuệ, danh vị, tài sản) Lấy những bài kinh kệ hạp với địa vị đem ra phe phang, để che dấu sự sai lầm, ngã mạn, tham dục của họ. Nhìn bề ngoài thì thấy hoàn toàn mới mẽ, tốt đẹp, sáng kiến. Nhưng bên trong thì "Hỉ, Nộ, ái, ố còn đầy nhóc. Ba hạng người sau cùng này, bình thường ta khó nhận biết, phải đợi thời cơ, lâu dài, tiếp xúp với họ thường thì mới biết. Ba hạng người này thường có ở nơi địa vị sang trọng, giàu sang. Còn gọi là Spam đạo, đăng đầy nhóc vào Diễn đàn ý muốn thành viên nào cũng phải nghe lời mình, học Thầy đó. Rất phiền phức cho cộng đồng mạng.
=================================
2.2 Thảo luận Kinh Luật Luận có lợi ích là sao?

Tích cực, có trang nghiêm thảo luận.

Thứ nhứt đem lợi ích cho Thành viên mới, và những người cầu đạo.

Thứ hai tự mình ôn lại bài.

Thứ ba thêm kiến thức cho mình, cho người.

Thứ tư học kinh nghiệm thực hành, tu tâm dưỡng tánh.

Thứ năm ứng-dụng đời/đạo. (Tu Pháp xuất thế gian, và thực hành Pháp thế gian)

Thì thật sự mới đúng là một người đệ tử chân chánh, một thành viên tốt vì chánh pháp vì đại chúng. Thì sự thảo luận mới có ý nghĩa.

(Chú thích: Nhân vô thập toàn, ở đời ai cũng có làm sai, nghĩ sai, nói sai. Thì Quí vị đừng cho lời tôi là đúng hết sẽ làm tăng ngã mạn, mà mục đích là để gợi lên ý kiến của quí vị chổ nào "Khuyết thêm, dư bớt" thì mới sống theo thực tế, thiên nhiên, trung đạo.v.v. Riêng Đ/h Kim Cang xin cho ý kiến trước rất cám ơn.)

III Có thể thêm nội qui thảo luận Kinh điển trên Diễn đàn! Có nên không?
Thiết nghĩ, các bài Kinh-Luật-Luận đưa lên diễn đàn chỉ để thảo luận hoặc có mục đích trích dẫn của tác giả đăng. Nếu đăng không mục đích thì TTLL nghĩ xóa luôn, giảm tải cho diễn đàn. Bởi đây là diễn đàn mà?
Có thể thêm nội qui thảo luận Kinh điển trên Diễn đàn thì tốt hơn! Đúng/sai?

Xin thưa cùng Đ/h TTLL,
Câu của Đ/h cũng vì đại chúng của Diễn đàn Phật Pháp, muốn cho Diễn đàn được tốt đẹp, tôi rất tán thành và đồng ý bài của Đ/h. Nhưng mình không thể nào làm mà không trình bày rõ lý do. Nếu đã làm thì phải dựa vào nội qui thỏa thuận của đôi bên đều vui vẽ.

Muốn vui vẽ đôi bên thì phải biết bổn phận của mình, của người, tôn trọng, nhu hòa trước, sau mới trình bày lý, sự.

Hai, cần nhất là phải dựa vào ý kiến của đại chúng Thành viên mạng.

Do đó tôi hiện đang mở topic "Diễn đàn là gì" với mục đích là gì, Tại sao Thầy và kỷ thuật viên thường đóng vai trò này rất nặng bởi gì ai.v.v.

Lại nửa nếu không có Thành viên, thì cũng không có Diễn đàn.

Hy vọng nhận lại lời chỉ dạy của Quí Thầy, Quí vị, TTLL.

Thành Kính, của Thiện Nhẫn.


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Chuyên Mục Kinh Luật Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Thưa TN cùng đại chúng !
Thứ nhất, TTLL nghĩ nếu có đăng kinh luật luận để thảo luận, nghiên cứu thì đã có mục nghiên cứu kinh luận.
Thứ hai, nếu đăng mà không nhận xét, chỉ copy và paste thì người đăng với mục đích khác, như quảng cáo cho mình (đã xảy ra trong diễn đàn và được nhắc nhở).

Vì vậy, TTLL trộm nghĩ, diễn đàn mình là một nhánh của trang nhà đại tạng kinh Việt Nam. Đã có nhánh khác đảm nhiệm thu thập và lưu trữ online kinh - luật - luận. Nên không nên mở thêm, chỉ khiến nặng diễn đàn.

Kính
TTLL


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách