Phân loại từ điển: gọi là chuyên mục hay thể loại...

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Phân loại từ điển: gọi là chuyên mục hay thể loại...

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Xin chào mọi người nếu phân loại từ điển ta gọi là chuyên mục hay thể loại... hay là gì ?
ví dụ muốn phân những thứ sau đây:
Tiểu sử (tăng ni Phật tử có công chấn hưng Phật pháp)
Tự Viện - chùa chiền
Pháp số (cũng tương tự như Thuật ngữ như có con số đứng đầu như: thập triền, thập sử...)
Thuật ngữ
Kinh điển hệ bắc truyền (giới thiệu hay tóm tắt nội dung của kinh)
Kinh Nikaya và A Hàm (giới thiệu hay tóm tắt nội dung của kinh)
Luật (giới thiệu hay tóm tắt bộ luật)
Luận (giới thiệu hay tóm tắt của bộ luận)
....

Bên diễn đàn chúng ta gọi là chuyên mục nghe hợp nhưng ở từ điển suy nghĩ đi suy nghĩ lại thấy gọi chuyên mục không ổn mà thấy thể loại đúng hơn ? xin mọi người góp ý cho vì nếu bây giờ đặc tên sai sau này sẽ đổi lại nhiều lắm.

Theo mọi người nếu phân loại Từ điển bách khoa thư Phật giáo chúng ta còn thiếu loại nào nữa ? Xin mọi người thảo luận ở đây. Cảm ơn nhiều nhiều. Happy new year cả đạo tràng.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Phân loại từ điển: gọi là chuyên mục hay thể loại...

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

:(( :(( :(( chẳng ai góp ý cả, sao bà con tiết kiệm chất xám thế. chất xám nếu không dùng nó sẽ tự phân hũy, bộ não cũng cần phải tập thể dục nếu không nó sẽ bị thui chột đi. Khoa học nói vậy không phải là tôi nói.

Thêm một mục nữa, triết học phật giáo hay tư tưởng Phật giáo hay là gì... mục này nội dung là Phật giáo tổng quan, kính nhờ bà con chọn cho một chú.

ngoài ra pháp số và thuật ngữ hiệp chung vào một sẽ trở thành thuật ngữ tuy nhiên phần pháp số thay vì dùng chữ thì chúng ta phân thành số. ví dụ thập sử = 10 sử, ngũ cái = 5 cái, tam bảo = 3 bảo, thập nhị nhân duyên = 12 nhân duyên, bát thập nhất phiền não = 81 phiền não v.v...

Ta sẽ có danh mục số từ 1-9, con số đầu sẽ quyết định mục đó nằm vào số nào. ví dụ: 84000 trần lao sẽ nằm vào số 8 mà bát quan trai giới cũng nằm vào số tám v.v...


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phân loại từ điển: gọi là chuyên mục hay thể loại...

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KG thầy Quang Trí
Phân loại các bài viết gọi là các chuyên mục . Thí dụ
- Chuyên mục về những người có công với Phật pháp
- Chuyên mục về các tự viện, kiến trúc của Phật giáo
- Chuyên mục diễn số (được diẽn tả bằng số)
- chuyên mục về Tông phải Phật giáo
- chuyên mục " Tư Tưởng Phật Giáo "
(Tư tưởng rộng nghĩa hơn Triết Học)
- Chuyên mục về Kinh điển Phật giáo
.................................


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Phân loại từ điển: gọi là chuyên mục hay thể loại...

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

hồi nãy ngồi suy nghĩ kỹ thấy đúng là triết học hẹp quá và dễ gây cho người ta hiểu lầm Phật giáo chỉ là nền triết học, dù là nền triết học tâm linh thực nghiêm, nhưng nghĩ kỹ lại thấy chữ tư tưởng cũng không ổn vì nó sẽ không bao gồm ... nhiều thứ, mà nó chỉ là hệ tư tưởng không thì cũng không đúng, do đó chợt nghĩ đến "nhân tuyển" chính là "tổng quan" thì mình có thể bỏ vào đó nhiều thứ hơn? vẫn đợi xem mọi người ý kiến.

vậy là hiện tại đã tạo các chuyên mục sau:

thể loại:Kinh Nikaya và A Hàm (giới thiệu nikaya và A Hàm)

thể loại:kinh điển bắc truyền (giới thiệu kinh điển bắc truyền)

hai cái thể loại trên đây tên hơi dài có ai nghĩ ra cách nào làm cho nó ngắn lại mà vẫn đủ ý ? vì nó sẽ trở thành một dòng code chúng ta sẽ thường xuyên sử dụng đến nó.

thể loại:luận (nội dung giới thiệu các bộ luận nam bắc)

thể loại:luật (giới thiệu các bộ luật nam bắc truyền)

thể loại:thuật ngữ (định nghĩa các thuật ngữ Phật giáo trong đó sẽ có danh mục từ 1-9 để dùng cho pháp số)

Thể loại:tiểu sử (tiểu sử tăng ni từ thời Phật giáo du nhập đến hiện đại)

thể loại: linh tinh (cái nào không thuộc về đâu cả thì cho vào đây sau này phân ra tiếp)


và chúng ta sẽ có thêm một thể loại mới chưa tạo là thể loại:tổng quan ta bỏ vào đây đủ thứ cả cái nào không thể phân loại hay ít quá ta cho tạm vào đây, sau này thấy nhiều thì ta sẽ phân ra tiếp. nói chung tương tự như Phật giáo tổng quan vậy.
:) :) :)

vẫn thắc mắc chữ chuyên mục hay thể loại, chữ chuyên mục trong diễn đàn nghe đúng nhưng trong từ điển mà gọi là chuyên mục thấy nó không ổn, ví dụ ta có một nhà sách, ta phân ra loại nào ra loại đó thì ta gọi nó là thể loại hay chuyên mục ? ví dụ này cũng chưa thỏa mãn lắm ...

À mà mọi người thử định nghĩa chữ chuyên mục là gì ? và chữ thể loại là gì ? Nếu có thể định nghĩa nó rõ ràng thì ta có thể chọn nó. Đêm qua ngồi thấy sáng và thông nên trọn chữ thể loại, sáng ra đã tạo thể loại nay đạo hữu Bình nói chuyên mục nên phải suy nghĩ lại.

:) :) :)


binh1

Re: Phân loại từ điển: gọi là chuyên mục hay thể loại...

Bài viết chưa xem gửi bởi binh1 »

KG thầy Quang Trí
Chuyên mục là mục đó chuyên về một vấn đề gì đó
thí dụ chuyên mục nói về văn học, trong đó có các thể loại Văn xuôi, thơ, đàm thoại, kịch nói v v ....
Mà hai từ này hình như cũng cùng nghĩa.
Nếu ngoài sài chuyên mục thì trong sài thể loại
Nếu ngoài sai thể loại thì trong sai chuyên mục (chắc cũng vậy).


QuayDauLaBo
Bài viết: 64
Ngày: 20/11/07 22:53

Re: Phân loại từ điển: gọi là chuyên mục hay thể loại...

Bài viết chưa xem gửi bởi QuayDauLaBo »

Chúng ta có thể sử dụng linh hoạt 2 chữ được ko thầy (MG: Qdlb tha tôi chữ này nhé). Nếu được thì ta có thể chia:
thể loại:Kinh Nikaya và A Hàm (giới thiệu nikaya và A Hàm)
thể loại:kinh điển bắc truyền (giới thiệu kinh điển bắc truyền)
chuyên mục:luận (nội dung giới thiệu các bộ luận nam bắc)
chuyên mục:luật (giới thiệu các bộ luật nam bắc truyền)
chuyên mục:thuật ngữ (định nghĩa các thuật ngữ Phật giáo trong đó sẽ có danh mục từ 1-9 để dùng cho pháp số)
chuyên mục:tiểu sử (tiểu sử tăng ni từ thời Phật giáo du nhập đến hiện đại)
chuyên mục:linh tinh (cái nào không thuộc về đâu cả thì cho vào đây sau này phân ra tiếp)
Ngoài ra có thể thay = chủ đề, chuyên đề, tiểu mục trong ...


"ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT
CHÚNG SINH ĐỘ TẬN PHƯƠNG CHỨNG BỒ-ĐỀ"
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Phân loại từ điển: gọi là chuyên mục hay thể loại...

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Đạo hữu Bình nói hình như nói đúng đấy. có điều tiếng Việt của ta, tôi không biết dùng từ nào để diển ta cho đúng. thấy có người gọi là Khu (vực)(dịch từ chữ section) rồi trong chia thêm chuyên mục hay thể loại. Nó là hệ thống phân cấp theo kiểu kim tự tháp. hay thân cây nhiều rễ ta chỉ cần nắm cái đỉnh kim tự tháp hay thân cây là lôi theo toàn bộ góc rễ của nó.
----

được, sử dụng linh hoạt 2 chữ, nhưng vấn đề ở chổ là nó sẽ trở thành dòng code, và dòng code này đặc ở cuối mỗi bài viết. ví dụ ta phải đặc dòng code [[thể loại:tiểu sử]] vào cuối tiểu sử của một thiền sư Vô Ngôn Thông, để chúng tự động chuyển về chuyên mục đó. Tức là bài viết thuộc chuyên mục hay thể loại nào ta phải đặc dòng code tương ứng với thể loại hay chuyến mục đó ở cuối bài viết. để chúng được tự động nhóm lại với nhau mục đích giúp người đọc dể tra tìm.

do vậy cần có sự thống nhất để sau này khi ta có nhiều thể loại/chuyên mục và người đọc và người viết không biết loại nào dùng chữ "thể loại" và loại nào dùng chữ "chuyên mục". nếu đặc dòng code sai bài viết đó sẽ bị mồ côi tức là bài viết đó không liên kết được với chuyên mục/thể loại nào.

Ngoài ra ta phải dùng một chức năng khác để liên kết tất cả chuyên mục/ thể loại với nhau. do đó cần có một sự thống nhất.

Nhân đây xin giới thiệu sơ qua, về khái niệm category và supcategory để các bạn hiểu về cách phân loại trong từ điển.

Tiếng Anh người ta gọi là category/chuyên mục và subcategory/chuyên mục con khái niệm về nó như sau: ta có 1000 bài viết thuộc nhiều thể loại khác nhau như tiểu sử, thuật ngữ, tự viện phật học tổng quan... và chúng ta cần hệ thống lại để khi cần đến sẽ dể tìm. trước hết ta phải phân loại bài viết đó thuộc loại gì. ta tạo ra những cái phong bì đề tên tiểu sử, thuật ngữ, tự viện, và phật học tổng quan... bài viết loại nào ta bỏ vào phong bì giấy đó. 1000 bài viết ta bỏ vào trong 5 phong bì khác nhau. và bây giờ ta lấy cả năm cái phong bì này bỏ vào trong cái cặp và đề tên cái cặp là Từ điển bách khoa thư Phật giáo Việt Nam.

category = cái cặp

subcategory = phong bì giấy đựng bài viết theo từng thể loại.

Mục đích là để giúp ta để phân loại, và người đọc dể tìm bài viết. Hiển nhiên cách phân loại bài viết chỉ ở mức tương đối.

Viết dài kinh luôn. :-P


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Phân loại từ điển: gọi là chuyên mục hay thể loại...

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Ngoài ra có thể thay = chủ đề, chuyên đề, tiểu mục trong ...
có lý! có lý!


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách