Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Chào mọi người.

Cho tôi thắc mắc, Kim Cang Thừa là nói đên chiếc xe nào?

Tối Thượng Thừa có phải là Đại Thừa?

Kim Cang Thừa là nói đến thừa nào, Mật, Tịnh, Hay Thiền. Hay là cả 3 thừa này?

Kim Cang có nghĩa là bất hoại, bất hoại chính là sự không thể hủy hoại. Theo tôi hiểu Tánh Không Luận của 33 Vị Tổ Thiền Tông mới được gọi là Kim Cang Thừa hay còn gọi là Tối Thượng Thừa, hay gọi là Trực Chỉ Chân Tâm, vượt mọi tầng bậc, còn Mật, Tịnh & Thiền vẫn còn gọi là Đại Phương Tiện để từng bước vào chỗ tối yếu của Tối Thượng Thừa.

Xin cám ơn giải thích!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thường thì chỉ nghe nói Kim Cang Thừa thuộc Mật Tông.

Nếu nói về Hệ Bát Nhã thì chia ra nhiều nhánh:

1. Tánh Không Tông hay Tam Luận Tông (phái nầy đúng là dựa trên Bát Nhã Tâm Kinh)
2. Duy Thức Tông hay Pháp Tướng Tông
3. Thiền Tông

Đại Thừa và Tối Thượng Thừa tùy theo Tông Phái và nhận thức của cá nhân mà định nghĩa riêng.

Nhưng nói chung các hệ phái Bắc Tông đều gọi là Đại Thừa.

Còn tối thượng thựa? Có người thì cho Thiền Tông Tổ Sư Thiền Giáo Ngoại Biệt Truyền Trực Chỉ Nhân Tâm Kiến Tánh Thành Phật là Tối Thượng Thừa.

Còn theo nhận thức cá nhân của tôi thì dù chấp nhận Thiền Tông là Tối Thượng Thừa, nhưng không phải chỉ có một mình Thiền Tông. Vì rằng còn nhiều pháp môn Tối Thượng Thừa khác nữa.

Tôi cho rằng Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng nên được gọi là Tối Thượng Thừa. 25 pháp viên thông, có pháp nào chẳng phải là Tối Thượng Thừa đâu? Nếu không thì sao gọi là "Viên Thông"!

Mà trong 25 pháp viên thông, đã bao hàm các Pháp Môn kể cả Tịnh Độ. Thế thì pháp nào lại không là Viên Thông? là Tối Thượng Thừa?

Hơi đâu mà phân biệt giữa Đại Thừa và Tối Thượng Thừa chi cho mệt.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Cám ơn Thánh Tri, bởi tôi ít đi sâu vào chi phái, thường tôi theo ý của câu nghĩa mà hiểu.

Chẳng hạn Kim Cang hàm chứa ý sự bất hoại tương ứng với nghĩa chơn tánh bất bất hoại, bất cấu bất nhiễm tự tánh. Còn hàm nghĩa khác của các chi phái thì tôi không hiểu lắm, vì tôi biết rằng con đường đến thâm nhập chân lý có nhiều cách, trước thì gọi phương tiên , nhưng liễu tri rốt ráo chứng nhập lý sự viên dung vô ngại thì pháp môn chi phái nào cũng đồng nghĩa Tối Thượng Thừa.

Cám ơn Thánh Tri!


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
lý do danh tự kim cương thừa dành cho mật tông có thể là vì,
1. mật giáo có hai kinh chánh, Kim Cương Đỉnh Kinh và Đại Nhật Kinh
2. mật giáo tuy là đại thừa nhưng rất khác các tông phái đại thừa khác gọi chung là hiển giáo; vì rất khác như "mật" khác "hiển", nó được coi như một "thừa" riêng biệt
:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
rốt ráo không là bát nhã ba la mật; bậc bồ tát với phương tiện bát nhã cưỡi (xe lớn) đại thừa mà cứu độ chúng sinh; không có phương tiện bát nhã và không cứu độ chúng sinh thì không phải đại thừa
:)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Có Một Điểm Đặc Biệt Là Tên Của Tất Cả Phật Bồ Tát Trong Kinh Điển Mật Tông Đều Có Chử KIM CANG.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

@ Cám ơn Thầy Kim Cang & đạo hữu hlich đã góp thêm ý nghĩa về những điều MHBN thắc mắc.

Tôi thấy những bộ chú của Mật rất hay cũng giống như niệm Phật của Tịnh độ, cái chính là có một năng lực đặc biệt, mà theo MHBN hiểu đó chính là năng lực của Tâm, tâm ở đây nghĩa rất rộng, cũng có ý nghĩa tha lực của Chư Phật & Bồ tát.

Vì điều đó ở bên Thiền Tông ít chú trọng, do MHBN biết những năng lực đó chính là năng lực Vô Tận của Tâm, cố công năng khai mở công phá nghiệp chướng vô minh. Chính năng lực này MHBN chưa hiểu được nhiều và cũng chưa biết dùng.

Càng đi sâu vào tìm hiểu thì phải công nhận, niệm Phật tinh độ, trì chú của Mật Tông. Có công năng khai thác mạnh mẽ năng lực vốn có của tâm.

MHBN bây giờ kết luận rằng, Thiền tu Tịnh hay Mật thì hiểu quá rốt ráo hơn nhiều những suy tưởng trước đây về Tịnh , Mjaat hay Thiền.

Không biết MHBN nên theo thêm niệm Phật hay Mật đây!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thường người ta nghĩ tu Tịnh Độ là toàn nhờ Tha Lực. Nhưng suy sét kỹ nếu không có Tự Lực thì làm gì có Tha Lực? và ngược lại Không có Tha Lực làm gì có Tự Lực? Cái hay là cái chỗ Bất Nhị vậy!

Một niệm tâm tánh hiện tiền thì Tự Lực và Tha Lực đều đầy đủ, bất nhị. Vì ngay chỗ Tự Tha bất nhị nên một niệm Tâm Tánh hiện tiền.

Ngài Ngẫu Ích dạy trong Yếu Giải:
"Vậy ta phải biết rằng: Ta rời bỏ cái tâm Vô Lượng Quang Thọ của ta, nó chỉ hiện ra trong một niệm (một loáng) thì ta chẳng tìm đâu cho có được cái danh hiệu Phật A Di Ðà. Và ta rời bỏ cái danh hiệu Phật A Di Ðà ra, thì ta cũng chẳng còn có cách nào mà chứng thực được triệt để cái tâm Vô Lượng Quang Thọ của ta, nó chỉ hiện ra trong một loáng.

Tôi cầu nguyện các ngài nên hiểu sâu xa hai nghĩa ấy, tôi cầu nguyện các ngài nên nghĩ sâu xa hai nghĩa ấy!"
Tôi đã nghe câu đó rất nhiều lần mà chẳng hiểu được, mãi đến khi đọc Kinh Lăng Nghiêm đến đoạn "Cái Thấy là Tâm" mới vỡ lẽ được ngài Ngẫu Ích nói cái gì. Vì vậy tôi cũng muốn lập lại lời nói đó mà khuyên mọi người:

"Tôi cầu nguyện các ngài nên hiểu sâu xa hai nghĩa ấy, tôi cầu nguyện các ngài nên nghĩ sâu xa hai nghĩa ấy!" kinhle

Pháp môn Tịnh Độ hay lắm vì rằng nó là Phương Tiện Thù Thắng của Chư Phật độ chúng sanh. Chỉ có chư Phật mới có thể thấu triệt mà lập ra một phương pháp lạ và hay như thế! Phật đã ngộ và lập ra pháp ấy cốt là để giúp chúng sanh, há ta còn không chịu nghe lời các ngài mà Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc ư?

Cái câu: "Chẳng cần phương tiện, tâm tự khai ngộ" của ngài Đại Thế Chí trong Lăng Nghiêm, có khác gì câu của ngài Bồ Đề Đạt Ma "Chẳng lập văn tự, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật" đâu!

Nhưng nếu hiểu rõ cái câu nói của ngài Đại Thế Chí thì nó còn thẳng tắc để Kiến Tánh Minh Tâm hơn là câu của ngài Bồ Đề Đạt Ma nữa là khác! (hãy suy sét cho kỹ thì sẽ rõ thôi!)

Thiền Tông mệnh danh là "Truyền riêng ngoài giáo môn" vì Chẳng Lập Văn Tự. Nhưng chẳng ai hiểu Tịnh Độ cũng lại là "truyền riêng ngoài giáo môn" tuy rằng nó cũng là giáo môn, vì rằng nó là cái đặc biệt hoặc riêng biệt của giáo môn, truyền riêng cho chúng sanh đủ căn duyên và nhiều thiện căn! Thật vi diệu vô cùng!

Kinh A Di Đà nói: "Không thể chỉ có một chút nhân duyên của thiện căn và phước đức mà được sanh về cõi đó"

Kinh Vô Lượng Thọ nói: "Danh hiệu Vô Lượng Thọ rất khó được nghe (có nhiều Bồ Tát cũng không được nghe), do vậy dù phải lội qua lửa lớn cả tam thiên đại thiên thế giới cũng nên lội qua để nghe cho được danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật".

Ôi chao! chư Bồ Tát có vị còn chưa được nghe, ta là kẻ phàm tục đã có nhiều thiện căn và phước đức mới nghe được danh hiệu Phật A Di Đà. Thật may mắn lắm! may mắn lắm! Chẳng cần phải lội qua biển lửa của Đại Thiên thế giới mà đã được nghe, cớ sao còn chừng chờ mà không chịu niệm Phật!


Yếu Giải của Ngẫu Ích Đại Sư:
Hỏi: Tâm mình đã tạo tác ra Phật, tâm mình đã là Phật thì sao không nói Phật của mình là rốt ráo mà lại cứ nói Phật của người khác hơn Phật của mình là nghĩa làm sao?

Thưa: Cái pháp môn Niệm Phật này hoàn toàn ở chỗ “tỏ ngộ được Phật khác tức là Phật mình”. Nếu kiêng nói đến Phật khác ấy là chưa diệt được tà kiến “thấy có kẻ khác” (tha kiến). Nếu lại chỉ tôn trọng có Phật mình thì lại thành tà kiến “thấy có mình” (ngã kiến). Cả hai đều là điên đảo (nghĩa này rất là thần diệu)."
Cái câu "Nam Mô A Mi Đà Phật" cũng được ví như là một hạt Kim Cang, rắng chắc gieo vào tâm thức A Lại Gia, muôn đời chẳng mất, là cái nhân lành để giúp chúng sanh được gặp Phật Pháp về sau và được độ thoát. Bằng cớ là ông lão xin xuất gia mà các vị A La Hán không cho vì thấy đời quá khứ ông chưa từng gieo trồng căn lành, nhưng Phật lại cho phép vì thấy được thời quá khứ lâu xa ông đã từng niệm "Nam Mô Phật" một lần. Huống gì chúng ta niệm "Nam Mô A Mi Đà Phật" trăm ngàn lần rồi ư?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Cám ơn Thánh Tri khuyến tấn! kinhle tangbong


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Người học Thiền Tông thì bước căn bản giúp hành giả Thể nhập Tánh Không. Tức là tâm chỉ có một tâm, tâm không sanh - tử. Một tâm giải thoát nhằm liễu đứt tứ tướng thế gian, đủ năng lực tự tại vượt luân hồi sanh tử. Đến đây, có hai bậc: an trụ Niết Bàn (hàng "đệ tử" thường ở mức này) và Kiến Tánh Thành Phật.

Bước sang giai đoạn Kiến Tánh - "Khởi nhập" Bát Nhã Trí, hành giả thâm nhập vào VÔ LƯỢNG TÂM, ứng với VÔ LƯỢNG TÂM là VÔ LƯỢNG GIẢI THOÁT MÔN. Nên LÝ tu tập tương ưng gọi là LÝ BẤT NHỊ, nhằm thống nhiếp VÔ LƯỢNG TÂM, thống nhiếp VÔ LƯỢNG PHÁP MÔN, gọi là "tánh không" thu nhiếp, chớ không phải là "tánh không" an trụ hay VÔ NGÃ an trụ. Cuối cùng thành tựu một TÂM cùng cùng khắp khắp, nhất như bất động chính là PHẬT TÂM, NHƯ LAI, TỐI THƯỢNG THỪA, thấu triệt mọi thứ tâm, mọi thứ pháp môn.

Mật tông hay Tinh Độ cũng có hai bậc như vậy trên hành trình tu chứng. Chẳng hạn như Tịnh Độ, vãng sanh sang CỰC LẠC THẾ GIỚI, tận dụng phương tiện thù thắng, khởi phát dậy tất cả nhân lành, giúp hành giả bước đầu tiêu trừ VÔ MINH thể nhập Tánh Không. Cũng tại đó bước sanh giai đoạn hai là Kiến Tánh Thành Phật. Tu hành ở CỰC LẠC THẾ GIỚI thì chẳng có bất kì rũi ro nào. Điều đáng nói ở đây là đầu vào, bao quát mọi căn cơ, từ thấp cho đến cao, hành trì không khó.

Nếu biết tu thì môn nào cũng là Tối Thượng Thừa. Không biết đường tu, dù môn Tối Thượng Thừa đối với người đó cũng vô ích.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Cám ơn VHBK đã hiển tông, nhưng những điều VHBK nói thì thì MHBN cũng đã gặp vị đạt được "PHẬT TÂM, NHƯ LAI, TỐI THƯỢNG THỪA, thấu triệt mọi thứ tâm, mọi thứ pháp môn".
Nhưng nói thật vị này nếu quán sát thì đã có một căn cơ thuần thiện từ nhỏ, sống trong gia đình đầy đủ thiện duyên Phật Pháp, ít ảnh hưởng nghiệp sanh tử. Nhưng MHBN xét lại, khó lắm thật là khó nếu theo Thiền Tông như vậy.

Bởi nghiệp chúng sanh quá nhiều, ảnh hưởng ít nhiều vào tâm thức, như vị đó nếu xét ra là sống trong gia đình ít điều kiện phước báo để sống, do vậy nên ít ảnh hưởng cuộc sống tạp nhạp bên ngoài, ngay cả phước báo quá nhiều cũng sinh cản trở.

Ngay cả thời gian đầu nhập thiền cũng phải niệm Phật miên mật mấy năm trời, do vị đó không biết gì nhiều kinh điển Phật, chỉ duy nhất đọc được Pháp Bửu Đàn Kinh rồi hiểu được lý tham thiền. Khi hiểu lý thiền vị ấy nhập thất gần 10 năm. Theo MHBN thì vị này hy hữu. Thật sự khó gặp như vậy, cho nên xét ra phước đức nhân duyên vị ấy cũng như thế nào rồi.

Nhưng xét ra có nhiều người nhập thất tham thiền cũng hiển lý thâm nhập được đến 30 - 40 năm cũng không suy chuyển bao nhiêu vào chỗ chứng nhập nhất Pháp Giới như vậy.

Cho nên MHBN thấy khó kham nổi với rất nhiều người chứ không thiên về MHBN không đâu. Nói thật, dù đi bằng lý thiền hãy tạo phước đức bằng niệm Phật miên mật trước, rồi hãy nhập lý tham thiền mới hy vọng đạt được như vậy.

Thực ra MHBN nói người nhập lý thiền tông thì nhiều, nhưng đến chỗ rốt ráo thì rất ít hầu như bằng 0.

Nói thật, quý vị tạo một chút phước đức, nhưng khó mà giữ được do bị tiêu phá của nghiệp chướng quá hùng hậu do chúng sanh quá tạp nhiễm bên ngoài. Ngay cả MHBN còn rất nhiều chướng duyên để làm được điều đơn giản là tịnh được thân khẩu ý. Khó lắm khó lắm. Nếu cố ý gạt bỏ duyên nghiệp đó thì duyên nghiệp khác sanh thêm ra.
Một số vị đừng bảo quý vị ít gặp chướng duyên hay sự đại hùng đại lực của mình, mà do quý vị đã tu hành, tích được các thiện duyên kiếp trước nên thấy nhiều việc dễ dàng. Rồi nghĩ người khác cũng giống như mình. Khó lắm thật khó.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kim Cang thừa là nói về Mật Tông?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tu Mật Tông Không Có Thầy Thì 10 Người Lạc Hết 10 Bởi Vì Mật Tông Không Thể Tự Mình Tu Mà Phải Có Sự Gia Trì Quán Đảnh Từ Một Vị Kim Cang Pháp Sư Thì Mới Có Thể Thực Hành.

Tụng Chú Chưa Phải Là Tu Mật Tông Cũng Như là Ngồi Thiền Chưa Phải Là Tu Thiền, Niệm Phật Chưa Phải Là Phải Là Tu Tịnh Độ.

Mật Tông Có Pháp Tu Chuyển Hóa 3 Nghiệp Thành 3 Thân Phật Đây Là Pháp Tu Tam Mật Thành Tựu Tức Thân Thành Phật.

Thiền Tông Là Dùng Lý Mà Nhập Thể Vì Thiền Tông Chẳng Nói Đến Sự Tướng Chỉ Nói Thẳng Lý Tánh.

Tịnh Độ Là Dùng Sự Mà Nhập Thể Thì Nương Sức Tiếp Dẫn Tha Lực Mà Không Cần Phải Thâm Nhập Lý Tánh.

Mật Tông Thì Dùng Cả Sự Lý Vì Hành Giả Muốn Tu Mật Tông Thì Phải Đồng Thời Quán Chiếu Lý Táng Và Sự Tướg.

Thí Dụ Như Hành Giả Trong Lúc Quán Tưởng Bổn Tôn Và Trì Chân Ngôn Thì Phải Quán Chiếu Tất Cả Hình Sắc Âm Thanh Đó Đều Không Có Tự Thể Mà Chỉ Là Từ Nơi Tâm Thể Biến Hiện.

Đây Chính Là Ý Nghĩa Của Kinh Đại Bát Nhã Đó Là Tất Cả Sắc Tướng Âm Thanh Đều Không Có Tự Thể.

Quán Thân Phật Đầy Đủ Sắc Tướng Hảo Mà Chẳng Thấy Thật Có Sắc Tướng.

Trì Chân Ngôn Mà Chẳng Thấy Thật Có Âm Thanh.


Trong Mật Tông Nói Thành Phật Là Thành Phật Quả Không Phải Là Thành Phật Nhân Như Trong Thiền và Tịnh Độ Nói.

Tại Sao?

Bởi Vì Trong Mật Tông Có Pháp Tu Chuyển Hóa 3 Nghiệp Thành Thân Phật Và Pháp Tu Cúng Dường Bổn Tôn.

Thành Phật Là Phải Có Đủ Trí Tuệ Phước Đức

Pháp Tu Chuyển Hóa 3 Nghiệp Thành 3 Thân Phật Là Tu Huệ.

Pháp Tu Cúng Dường Bổn Tôn Là Tu Phước.


Hành Giả Tu Thiền hay Tu Tịnh Thì Phải Trải Vô Lượng Vô Biên Kiếp Tu Tập Mới Thành Tựu Trái Lại Tu Mật Tông Thì Có Thể Chỉ Trong Một Đời Mà Thành Tựu Cả 2 Môn Trí Huệ Phước Đức

Chính Vì Điểm Này Mà Mật Tông Mới Được Gọi Là Kim Cang Thừa Vì Là Trong Một Đời Tu Mà Có Thể Thành Tự Trí Huệ Phước Đức Dứt Sạch Tất Cả Phiền Não Nghiệp Chướng Mà Thành Phật.

Trong Kinh Dùng Thí Dụ Kim Cang (Không Phải Là Hột Xoàn Theo Làm Trang Sức Theo Thế Gian Hiểu) Phá Hủy Được Tất Cả Mọi Vật Khác Nhưng Không Có Gì Phá Hủy Được Kim Cang.

Mật Tông Còn Gọi Là Tối Thượng Thừa Vì Là Tu Trong Một Đời Mà Có Thể Thành Phật.

Tuy Nhiên Không Phải Ai Tu Mật Tông Cũng Được Thành Tựu Như Vậy Bởi Vì Mật Tông Rất Là Khó Tu Nếu Không Có Vị Kim Cang Pháp Sư Của Dòng Truyền Thừa Chỉ Dạy.

Đa Số Người Tu Mật Tông Bị Lạc Vào Tà Trở Thành Thầy Pháp Chỉ Ham Trị Bịnh Bắt Ma Đó Là Vì Không Có Sự Gia Trì Quán Đảnh Của Một Vị Kim Cang Pháp Sư Của Dòng Truyền Thừa.

Mật Tông Rất Khó Tin Khó Nhận Hiểu Chỉ Có Nương Sự Gia Trì Của Phật Thì Hành Giả Mới Có Thể Tin Nhận Tu Tập.

Rất Nhiều Người Tu Đại Thừa Mà Vẫn Còn Không Thể Tin Nhận Mật Tông.


Kinh Đại Thừa Lý Thú Lục Ba L MậtNói:

Năm Pháp-tạng ấy, ví như nhũ, lạc, sinh-tô, thục-tô và đề-hồ vi-diệu. Khế-kinh như nhũ; Điều-phục (Luật) như lạc, Đối-pháp-giáo (Luận) như sinh-tô kia, Đại-thừa Bát-Nhã cũng như thục-tô và Tổng-trì-môn (Đà-La-Ni) ví như đề-hồ.

Đề-hồ là vị vi-diệu đệ nhất trong các vị: nhũ, lạc, sinh-tô, thục-tô; nó trừ được các bệnh, làm cho thân-tâm các hữu-tình được yên-vui. Tổng-trì-môn (Đà-La-Ni) là tối cao đệ nhất trong các Tạng: khế-kinh..., vì, trừ được trọng-tội, làm cho mọi chúng-sinh giải thoát sinh-tử, chóng chứng được Niết-Bàn, an-lạc, Pháp-thân.


Đà La Ni Tạng Là Kinh Của Mật Tông.

Tu Pháp Môn Nào Thì Cũng Cần Phải Cần Tin Tấn Không Nghi Ngờ Thì Mới Thành Tựu



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách