Kinh văn đại tạng kinh nên có nguyên bản tiếng Hán, Pali.

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Kinh văn đại tạng kinh nên có nguyên bản tiếng Hán, Pali.

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Kinh văn đại tạng kinh nên có nguyên bản tiếng Hán, Pali để đối chiếu.

Trong bộ kinh văn: của đại tạng kinh Việt Nam tôi đọc, có một số bài luận dịch không đúng ý kinh.

Ví dụ:
Đoạn này trong kinh Kim Cang.
Việt dịch:
" Phàm hễ có tướng đều là hư vọng cả! Nếu nhận thấy các tướng (đều là) không phải tướng(,) chính là thấy Như Lai". !*
Hán văn có nghĩa:
"“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai" !**

Trong một số trang khác hán văn như vầy:
"“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng(,) tức kiến Như Lai” !***

Những phần tôi để trong dấu ngoặc "()". Đều không đúng nghĩa, vì Hán văn cổ đâu có dấu ",". Còn bên cạnh đó sẽ rơi vào nghĩa hai bên nếu dịch ra như trên.

Nếu dịch sát nghĩa thì phải dịch:

"" Phàm có tướng đều là hư vọng! Nếu nhận thấy các tướng không phải tướng chính là thấy Như Lai".

Như vậy mới đúng nghĩa Kim Cang, nghĩa 3 câu, mới đúng nghĩa "sắc tức thị không, không tức thị sắc". Cũng là nghĩa bất nhị.

Thấy có các tướng là hư vọng (đây là nghĩa chấp tướng sinh diệt), nếu thấy các tướng không tướng (có tướng và không tướng không khác) chính là thấy Như Lai (nghĩa không đến không đi - bất nhị - bất nhị ở đây là thấy các tướng & không có tướng vốn không khác, không hai).

Nếu như dịch như trên ngay *! thì chỉ hiểu là thấy tướng không mà thôi, làm người đọc sẽ hiểu là thấy không tướng thì mới thấy NHư Lai, vậy các tướng hữu kia bỏ ở đâu. Như vậy dễ làm người ta hiểu chỉ không tướng là thấy Như Lai, lầm chấp vào không tướng mà thôi, dễ dẫn người khác vào chấp không.

Thật vậy nghĩa bất nhị thì không tướng & có tướng không khác nhau, đó mới thực thấy Như Lai, Như Lai nghĩa là không đến không đi, không tướng cũng ngay hữu tướng, hữu tướng cũng ngay không tướng, không đi đâu cả. Chứ thật ra kinh dịch như vậy làm người ta chỉ hiểu không tướng mà thôi, chỉ không tướng mới thấy Như Lai. Nhiều người hiểu sai kinh chấp không cũng ngay chỗ này!

Trong ngữ ý kinh Thượng thừa vốn là bình đẳng ý, không có hai bên, còn người dich thì theo hai bên dịch ra, có nghĩa phải từ chỗ này sẽ có chỗ kia. Đó là hiểu hai bên. Cho nên hiểu kinh Thượng thừa phải hiểu bằng ngữ ý bình đẳng, xét một chiều suy luận thì sẽ rơi nghĩa hai bên.

Thiển ý góp ý.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh văn đại tạng kinh nên có nguyên bản tiếng Hán, Pali.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Góp ý hay
2. Nhưng cũng có người dịch đúng, nên tìm kinh sách dịch đúng
3. Một đoạn kinh có nhiều ý nghĩa, không thể nói hết
4. Không chấp theo kiểu kia, nhưng lai chấp lời mới, khó thoát cái chấp
5. Muốn vậy cũng có thể dịch đúng sát nghĩa, và ghi chú giải phía sau để giải thích rõ đoạn đó phải hiểu như thế nào. Chư khi dịch kinh, muốn sát nghĩa và được giải thích rõ ràng trong vài chữ thì không thể được.
6. Đọc kinh phải được ý quên lời, vì rằng đã viết thành kinh thì cũng chưa chính xác, dẫu có chính xác cũng không thể diễn tả hết cái giác ngộ của Phật, cái chân lý, huống gì là lại dịch ra các tiếng và trong nhiều thế kỷ hay sao? Cho nên không chấp vào chữ quá, mà nương chữ để hiểu ý. Chữ có khác, ý thì không khác.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Kinh văn đại tạng kinh nên có nguyên bản tiếng Hán, Pali.

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
bản Hán mà thuộc thời đại mới thì cũng có dấu "," đó; ngày xưa không có dấu "," thì chép thành hai câu rời nhau (giống như hai câu thơ chẳng hạn)
lại nữa, thời đại xưa có nhiều bản khác nhau, do người dịch khác nhau, do chép tay lại khác nhau
còn nên "nguyên bản" tự nó đã là một vấn đề?
:)


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh văn đại tạng kinh nên có nguyên bản tiếng Hán, Pali.

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

hlich đã viết:tangbong
bản Hán mà thuộc thời đại mới thì cũng có dấu "," đó; ngày xưa không có dấu "," thì chép thành hai câu rời nhau (giống như hai câu thơ chẳng hạn)
lại nữa, thời đại xưa có nhiều bản khác nhau, do người dịch khác nhau, do chép tay lại khác nhau
còn nên "nguyên bản" tự nó đã là một vấn đề?
:)
Đúng vậy hán Cổ làm gì có dấu "," này.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh văn đại tạng kinh nên có nguyên bản tiếng Hán, Pali.

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thánh_Tri đã viết:1. Góp ý hay
2. Nhưng cũng có người dịch đúng, nên tìm kinh sách dịch đúng
3. Một đoạn kinh có nhiều ý nghĩa, không thể nói hết
4. Không chấp theo kiểu kia, nhưng lai chấp lời mới, khó thoát cái chấp
5. Muốn vậy cũng có thể dịch đúng sát nghĩa, và ghi chú giải phía sau để giải thích rõ đoạn đó phải hiểu như thế nào. Chư khi dịch kinh, muốn sát nghĩa và được giải thích rõ ràng trong vài chữ thì không thể được.
6. Đọc kinh phải được ý quên lời, vì rằng đã viết thành kinh thì cũng chưa chính xác, dẫu có chính xác cũng không thể diễn tả hết cái giác ngộ của Phật, cái chân lý, huống gì là lại dịch ra các tiếng và trong nhiều thế kỷ hay sao? Cho nên không chấp vào chữ quá, mà nương chữ để hiểu ý. Chữ có khác, ý thì không khác.
Đúng vậy hiểu ý đừng theo lời, nhưng ai cũng được hết như ý Thánh Tri nói, thì đạo lý nào chẳng thông, ý nghĩa nào chẳng giải được. Nhưng thời này là mạc pháp, trí tuệ giải thoát không bằng ngày xưa, trên kinh điển họ suy xét rất nhiều nghĩa, nhưng đúng nghĩa thật sự thì không hiểu được bao nhiêu, bởi hiểu đúng nghĩa rồi không còn gì để nói, còn những gì đem ra giảng giải thật nhiều, vẫn hoàn toàn là phương tiện, không phải cứu cánh.

Người hiểu thông được một phần thì không đi tiếp được nữa, bởi chỗ hiểu đó cũng tương đối khó hiểu, nhưng vẫn ở trong ý thức vẫn chưa là sau cùng giải thoát. Thật vậy thời nay chỉ niệm Phật vãng sanh là tốt nhất. Bởi không còn được cái Tông của các bậc giác ngộ xưa, nếu còn thì tông ấy cũng chưa phải rốt ráo.


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Kinh văn đại tạng kinh nên có nguyên bản tiếng Hán, Pali.

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Chào các bạn, chào Bạn MHBN.
Lâu rồi tôi mới nghe âm thanh bạn. cafene
qua bài viết, tôi nhận rỏ thiệt tế bạn đang tự đứng yên để nhìn lại cái thế gian nầy =D> =D> =D>
nhìn lại bằng CÁI THIỆT TẾ NƠI CHÍNH BẠN, bằng CÁI THIỆT TẾ NƠI VỊ GIẢI THOÁT LỊCH SỬ. KÍNH.
nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ
SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách