Hãy xem lại một lần.

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Hãy xem lại một lần.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Coppyright: viewtopic.php?f=29&t=435

Nội quy sinh hoạt tại Diễn Đàn Phật Pháp Đại Tạng Kinh Việt Nam

I. Mục Đích và Hoạt Động

Diễn đàn Phật Pháp Đại Tạng Kinh Việt Nam thành lập bởi hai giới xuất gia và tại gia trong và ngoài nước, mục đích bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt, không luận là tông phái nào và tạo nơi học hỏi, giao lưu cho những người con Phật.

Tôn chỉ là đại chúng hòa hợp, sinh hoạt trên tinh thần lục hòa, trung lập, bất vụ lợi, không phân biệt tông phái, vùng miền, với trái tim và tuệ giác của những người con Phật.

Ban Quản Trị và Điều Hành luôn luôn cố gắng hết mình để thanh lý các bài viết.

II. không hợp chủ trương của diễn đàn như là:

01. Các bài viết trái với Kinh Luật Luận.

02. Các giáo lý của các tôn giáo khác.

03. Các bài viết về chính trị.

04. Các bài viết phỉ báng chư tôn đức và cá nhân.

05. Các bài viết chứa đựng các từ ngữ thô tục,

06. Các bài viết quảng cáo.

07. Tuy nhiên chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung các bài viết, link ngoài… do các thành viên gởi lên diễn đàn, mỗi người sẽ tự chịu trách nhiệm cho chính hành vi của mình.

III. Nội Quy trong diễn đàn:

08. Diễn đàn có chương trình gõ tiếng Việt, hãy viết tiếng Việt có dấu và viết đúng tiếng Việt, xin tránh dùng những từ chế ví dụ: bác = pác, rồi = rùi …. (Viết sai chánh tả).

09. Khi viết bài mới nên đặc tên chủ đề ngắn gọn nói lên được nội dung của bài viết, tuy nhiên xin đừng viết tắt.

10. Những bài viết có nội dung trái với Kinh Luật Luận, các bài viết truyền bá giáo lý của ngoại đạo, phỉ báng chư tôn đức và cá nhân thì đều sẽ bị xóa mà không cần thông báo.

11. Những bài viết có nội dung khiêu khích, lăng mạ, soi mói cuộc sống riêng tư, làm nhục người khác và các tôn giáo bạn… sẽ bị xóa mà không cần thông báo.

12. Nếu bạn thấy người nào có hành vi xúc phạm người khác, xin hãy báo cho ban điều hành qua địa chỉ email [email protected] Ban điều hành sẽ xóa bài viết đó ngay nếu nó vi phạm.

13. Diễn đàn có hệ thống lọc từ tự động, những từ nằm trong danh sách sẽ bị chuyển thành *** không kể đó là bài viết của ai.

14. Là diễn đàn Phật pháp phi chính trị, nên tất cả ý thức hệ, chính trị, đảng phái, tư tưởng phong kiến, quan liêu, cục bộ…xin hãy bỏ bên ngoài diễn đàn.

15. Thành viên không được sử dụng tên chư Phật, Bồ-tát, A-la-hán và thánh tăng làm username/tên thành viên và tên của mình.

16. Nếu không phải là tăng ni, không được sử dụng chữ Thích trong tên hoặc nick của mình.

17. Không sử dụng username có tên các vị lãnh đạo cao tăng thế giới, cao tăng của các giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại hải ngoại và các nhà lãnh đạo Việt Nam và thế giới làm tên thành viên của mình.

18. Không gởi đăng các bài viết/sách có bản quyền. Nếu là tác giả xin hãy đính kèm văn bản giá trị, đồng ý cho trang http://daitangkinhvietnam.org sử dụng để đăng trên trang nhà và sau này biên tập vào bộ ĐTKVN.
- Nếu trích dẫn bài viết của người khác xin ghi rõ nguồn.

19. Đối với diễn đàn Phật pháp, không có “giáo hội quốc doanh” và “giáo hội phản động”, vì mỗi người có hạnh nguyện riêng, hãy tôn trọng hạnh nguyện của những vị khác, các vị ấy đều là những bậc thầy tổ và đàn anh của chúng ta. Ở mức độ nào đó, thảo luận để xây dựng vẫn chấp nhận. Ngược lại để phí báng…sẽ bị xoá. Vì những thứ ấy chỉ gây chia rẻ lòng người và dể bị kẻ xấu lợi dụng phá hoại Phật pháp!

20. Đối với chúng tôi không có Đại thừa cũng không có Tiểu thừa chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ. Chúng sanh có nhiều chủng tánh nên Phật nói nhiều pháp môn để độ người. Vì vậy, xin tránh thảo luận vấn để này một cách quá khích, để tránh những kẻ phá hoại lợi dụng. Mọi người có quyền phổ biến pháp môn mình tu nhưng không có quyền đả phá hay phí báng những pháp môn khác.

21. Thiền công án và Bát nhã là hai đề tài nóng và tế nhị, nếu lạm dụng sẽ trở thành phỉ báng pháp luân, do vậy chỉ được thảo luận đề tài này trong mục thiền công án. Xin chớ đi quá xa trong việc nói lý Bát nhã và Thiền công án trong diễn đàn. Nếu thấy hợp cơ duyên các bạn có thể nói chuyện trực tiếp với nhau.

22. Trước khi viết trả lời bình luận một chủ đề nào đó, thành viên nên đọc hết những câu trả lời đã có trong chủ đề đó tránh trùng lặp, nội dung trả lời phải sát với chủ đề, tránh đi lạc đề.

23. Không được đăng hai bài với cùng một nội dung ở hai nơi khác nhau trong diễn đàn.

24. Những thành viên không tuân theo nội quy của diễn đàn sẽ được ban điều hành diễn đàn nhắc nhở và có thể sẽ bị khóa username nếu vẫn tiếp tục vi phạm nội quy sau ba lần nhắc nhở.

25. Ban điều hành xin được quyền sửa chữa hoặc xóa bỏ những bài viết, vi phạm những nguyên tắc đã đề ra.

26. Bản nội quy này được hình thành dựa trên sự vi phạm của thành viên và thường xuyên cập nhật những điều lệ mới. Vì vậy, ban điều hành xin được quyền chỉnh sửa bản nội quy vào bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo trước với các thành viên.

Ban Quản Trị và Điều Hành Diễn Đàn.
Ngày 29/7/2007

---------------------------------------------------

Bình luận:

Chào các bạn,

Khi chúng ta vào diển đàn, thì ít nhiều chúng ta phải xem qua một lần về nội quy trong diễn đàn, là để tránh "Sự vô tình" lầm lẩn, mà không ai muốn cả.

Vì vậy sự bình luận này không chỉ riêng tôi viết, mà tất cã thành viên điều được viết theo ý kiến cá nhân của mình, đó là quyền lợi chung trong cộng đồng diễn đàn Phật Pháp.

Theo sự suy nghĩ của tôi như thế này.
Tôi là thành viên, bạn cũng là thành viên mục đích chánh của chúng ta vào diễn đàn để làm gì?
Và thế nào là Tự giác!

a) Là tự mình tu tâm dưỡng tánh, và tìm hiểu thêm lời hay ý đẹp nơi Thầy hiền, bạn lành nơi diễn đàn.
b) Nếu bạn có nhiều kiến thức hay tôi sẽ học lại.
c) Nếu như bạn cần hỏi về đạo/đời mà không tìm được trên website Phật giáo!
– Thì có thể ai biết được Thầy, bạn nhiều kinh nghiệm hay trong kinh điển sẽ giới thiệu thêm cho bạn.
- Hoặc ai đã học qua cái mà bạn cần biết, sẽ giúp lại cho bạn cùng nhau học hỏi. Chính là tinh thần giác tha trong vấn đề học tập.

I. Mục Đích và Hoạt Động?

Tôn chỉ là đại chúng hòa hợp, sinh hoạt trên tinh thần lục hòa, trung lập, bất vụ lợi, không phân biệt tông phái, vùng miền, với trái tim và tuệ giác của những người con Phật.

Tinh thần Lục hòa, trung lập, bất vụ lợi: là ba điểm quan trọng cho tất cã thành viên cần phải hiểu. Nếu chúng ta đem cái “Ta” và “Của Ta” vào đây thì không đúng là Tinh thần Lục hòa, Trung lập, Bất vụ lợi.

Tất nhiên là không, Ngoài đời chúng ta sử dụng cái “Ta và của Ta” nhiều rồi, thất bại cũng nhiều, đau khổ cũng nhiều.v.v. Nên mới vào diễn đàn này, thì vỉ nhiên chúng ta phải chấp nhận mọi hoạt động nơi này. (Thí dụ: Trong gia đình, hãng xưởng nơi công cộng.v.v. Cũng vậy).

II. không hợp chủ trương của diễn đàn như là:

01. Các bài viết trái với Kinh Luật Luận.

02. Các giáo lý của các tôn giáo khác.

03. Các bài viết về chính trị.

04. Các bài viết phỉ báng chư tôn đức và cá nhân.

05. Các bài viết chứa đựng các từ ngữ thô tục,

06. Các bài viết quảng cáo.

07. Tuy nhiên chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung các bài viết, link ngoài… do các thành viên gởi lên diễn đàn, mỗi người sẽ tự chịu trách nhiệm cho chính hành vi của mình.

Vậy bạn có thấy chổ nào là độc tài, độc đoán không từ câu 01 tới câu 07 ?

– Xin thưa, không độc tài, độc đoán chỉ là ngăn ngừa kẻ buôn thần, bán thánh, Mưu cầu danh, lợi, ích kỷ, cá nhân.
Và những người dùng kiến học thách đố, tranh hơn thua. Cũng là các bài viết trái với Kinh Luật Luận.v.v. Và còn nhiều cái sai khác, nếu chịu khó suy nghĩ lại một chút cái đều mình muốn viết rồi hãy viết.

III. Nội Quy trong diễn đàn là gì?

– là luật lệ, là bổn phận, là trách nhiệm.v.v.

Bất luận bài học, trò chơi, môn thể thao nào cũng đều có nội quy của nó.
Trong nhà, trường học, nơi công cộng cũng đều có nội quy.
Và một nhóm người từ hai, năm, bảy thì cũng cần phải có nội quy, điều lệ.

Do vậy nếu tôi hay bạn đã vi phạm thì vỉ nhiên bị loại ra ngoài cuộc.
Và vì vậy...muốn bắt lỗi ai thì hãy xem lỗi mình trước đã. Có đúng không các bạn.

Lại nữa.

Hộ Pháp cho diễn đàn không phải dể! Như ta tưởng.

Làm một công việc không ai trả tiền lương,
Còn lại nữa, chê thì nhiều, khen thì ít.

Chúng ta đâu có làm được phải không!!!

Tóm lại: Chúng ta muốn là thành viên, thì phải biết quy tắc và nội quy. Sai là chúng ta sai. Diễn đàn không hề sai.
Tóm lại “Ta” và “Của Ta” hãy để ở nhà. Thì mới nâng cao đời sống cộng đồng trong diễn đàn này vậy.

Thân ái. TN

http://sites.google.com/site/layphat/tu-tam

Giải về câu dưới đây!

Những người dùng kiến học thách đố, tranh hơn thua. Cũng là các bài viết trái với Kinh Luật Luận?

Thực hành Pháp trở thành Lý thuyết Pháp! - Hầu như giáo pháp kinh điển điều là Thực hành Pháp. Nhưng bạn không thông suốt được, giác ngộ được thì tất cã trở thành Lý thuyết Pháp, Vì sao! – Thưa, Bạn có học thiên kinh, vạn Pháp, biện tài thuyết pháp vô ngại, thành giảng sư, Pháp sư pháp. Thì vẩn có người còn hay hơn bạn nữa. Vì “Núi cao còn núi cao hơn”.
Hai tài học của bạn có thông thiên hơn Ngài Thần Tú không, Thiên kinh, vạn pháp kiến thức như Ngài mà còn không đổi được Y bát ngài Lục tổ Huệ Năng “Là Chứng ngộ”. Thì ta đâu có bằng Ngài phải không. Do đó Học pháp mà thiếu Thiền-định thì khó đạt thành.

Thực hành Pháp mà không học Giáo Lý! – Thì có khác nào, Có trí lực mà thiếu hành trang “Thiếu thuyền, dằm”, Thì làm sao đến nơi, đến chốn. Ngài Lục tổ Huệ Năng còn phải nghe Kinh Kim Cang mới chứng ngộ. Ngài là bậc thượng trí còn phải nghe lại. Còn ta nếu phá chấp ( Phá chấp là bát bỏ kinh điển hay Lễ bái, Niệm Phật chỉ biết là pháp môn Thuyền quán hay chấp vào công án “Thí dụ: Bạn là ai? Bạn từ đâu tới?”) trong kinh điển, hay “Bát chánh Đạo” thì có nên không, Lại nửa còn phá chấp luôn cã Tha lực Phật thì lấy mục tiêu nào các bạn tu đây!

Theo Thiền Tông Việt-nam Vua Trần Thái Tông, chính Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ.
Tụng kinh, trì chú, giữ giới, Niệm Phật, tọa thiền. Học theo ngài thì chắc hơn, viên thông hơn, đốn ngộ là tiệm ngộ, học tiệm ngộ thành đốn ngộ vậy. Hay dựa vào từ ngữ kinh, để học vô tự chân kinh. Thì mới đạt thành và thông qua, Giác thứ 6, tiến lên giác thứ 7, sau rốt là giác thứ 8. Thì mới thấy vô ngã là ngã. Hay ngược lại Hữu ngã thành vô ngã.

Người trong đạo muốn khuyên tu để giúp cho người ngoài đời, càng khó hơn. Cái biết của đạo là “Khổ”. Và cái biết của đời là “Vui”. Hai thế giới khác biệt.
Nên giúp ai thì cần tránh dùng từ ngữ đạo! Như Ngài Thích Thiện Hoa (Viết sách Phật Học Phổ Thông), Thầy Thích Thanh Từ (Việt-Nam), Thầy Thích Nhất Hạnh (Pháp) Khi thuyết pháp cho hàng Phật-tử khác, cho hàng Xuất-gia cũng khác. Cố né các từ ngữ trong kinh điển, để diển tả ý, và nội dung của ngày nay là vậy.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 11/06/10 09:43 với 5 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: “Ta” và “Của Ta” hãy để ở nhà

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Này ông bạn Thiên Nhân
Tôi chả có cái gì để đem vào đây cả. Binh cũng chỉ là một cái tên, không phải tên tôi. Ở đây tôi chẳng có cái gì cả. Đừng nghĩ rằng tôi ngã mạn, hay tôi coi diễn đàn là của mình.

Chỉ là tôi không muốn ngoại đạo lợi dụng diễn đàn này để xuyên tạc giáo lý của Phật, tuyên truyền cho đạo của mình nên tôi buộc phải có ý kiến. Ngoài ra tôi chưa vi phạm điều lệ nào trong nội qui. Cũng chưa ép buộc ai. Chỉ có một lần tôi khóa "Phẩm văn tự" vì tôi nghĩ rằng khi chư tăng kết tập kinh điển lần thứ 1, còn học truyền khẩu, chưa có chữ viết. Cho nên bảo "phẩm văn tự" do đức Phật nói là sai.
Nhưng sau đó tôi đã xin lỗi và mở khóa rồi. Vì theo tôi kinh sách được lưu truyền lại đến ngày nay là do sự hộ trì của chư Phật, chư đại Bồ Tát.

Bạn cũng biết
công việc này không ai trả luơng, lại còn chê thì nhiều, khen thì ít
. Chưa kể nhiều khi mình cố gắng diễn giải ý tổ , ý kinh cho dễ hiểu, người ta còn bảo mình là con vẹt, chỉ biết lập lại lời cổ nhân. Sẽ sớm đọa địa ngục nữa. Vì vậy mong ban thông cảm cho.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: “Ta” và “Của Ta” hãy để ở nhà

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Bác bình chớ có nhại cảm.

Theo Thánh Tri hiểu thì đâu phải nói bác. Chỉ là nói chung chung thôi.

chữ "Bình" là phần bình luận, chứ không phải là bác :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: “Ta” và “Của Ta” hãy để ở nhà

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tôi chả có cái gì để đem vào đây cả. Binh cũng chỉ là một cái tên, không phải tên tôi. Ở đây tôi chẳng có cái gì cả. Đừng nghĩ rằng tôi ngã mạn, hay tôi coi diễn đàn là của mình.

Chỉ là tôi không muốn ngoại đạo lợi dụng diễn đàn này để xuyên tạc giáo lý của Phật, tuyên truyền cho đạo của mình nên tôi buộc phải có ý kiến. Ngoài ra tôi chưa vi phạm điều lệ nào trong nội qui. Cũng chưa ép buộc ai. Chỉ có một lần tôi khóa "Phẩm văn tự" vì tôi nghĩ rằng khi chư tăng kết tập kinh điển lần thứ 1, còn học truyền khẩu, chưa có chữ viết. Cho nên bảo "phẩm văn tự" do đức Phật nói là sai.
Nhưng sau đó tôi đã xin lỗi và mở khóa rồi. Vì theo tôi kinh sách được lưu truyền lại đến ngày nay là do sự hộ trì của chư Phật, chư đại Bồ Tát.

Bạn cũng biết
công việc này không ai trả luơng, lại còn chê thì nhiều, khen thì ít
. Chưa kể nhiều khi mình cố gắng diễn giải ý tổ , ý kinh cho dễ hiểu, người ta còn bảo mình là con vẹt, chỉ biết lập lại lời cổ nhân. Sẽ sớm đọa địa ngục nữa. Vì vậy mong ban thông cảm cho.[/quote]

Kính gởi Bác Bình.

Xin lỗi, Tôi không có ý thức, viết không rõ ràng, lại trùng tên Bác.

Tôi sửa lại lập tức.

Cảm ơn Thánh Trí.

TN Hay Thiện Nhân Là ám chỉ về người tu tại gia, tôi là cư sĩ tại gia. Cũng là bút danh.

Cám ơn.

Thân ái, Thiện Nhân.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: “Ta” và “Của Ta” hãy để ở nhà

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

:D
Ai không tùy thuận được thì sẽ bỏ đi thôi. Nếu chư vị thâm sâu đạo nghĩa thì ắt dụng tánh chẳng ngại. Còn tà đạo mà không nhận ra thì không cần phải nói. Đây lấy đâu làm chuẩn mực nếu không lấy Kinh Luật Luận? Chẳng lẻ tự xưng là chứng đạo hay sao? Mà chỉ có tà ma thời nay mới xưng vậy.


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: “Ta” và “Của Ta” hãy để ở nhà

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

Là Phật Tử Dù Cho Là Chứng Thánh Quả Như Chư Bồ Tát, Tổ Xưa Mà Khi Làm Luận Giải Cũng Phải Y Theo Kinh Luật Luận Không Ai Ngoại Lệ.

Ngay Cả Các Vị Thiền Sư Trung Hoa Dù Khi Dạy Chúng Có Dùng Các Phương Tiện Kỳ Đặc Nhưng Khi Làm Các Luận Giải Đều Y Theo Kinh Luật Luận,

Các Luận Và Ngữ Lục Của Chư Thiền Sư Trung Hoa Như Là Mã Tổ Ngữ Lục (Mã Tổ Đạo Nhất), Luận Tối Thượng Thừa (Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn), Hiển Tông Ký (Tổ Thần Hội), Bá Trượng Ngữ Lục (Tổ Bá Trượng), Truyền Tâm Pháp Yếu (Tổ Hoàng Bá) Đều Trích Dẫn Kinh Luật Luận Làm Sự Y Cứ

Tông Phái Khác Nhau Thì y Cứ Theo Kỉnh Điển Khác Nhau Để Làm Căn Sự Tu Hành Như Thiền Tông Thì Lấy Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang, Kinh Lăng Già, Tịnh Độ Thì Lấy Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Mật Tông Thì Lấy Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì, Kinh Kim Cang Đảnh Du Già, Kinh Tô Bà Ha Đồng Tử.

Những Ai Tự Xưng Là Tu Theo Phật Dù Theo Bất Cứ Tông Phái Nào Mà Nói Là Không Cần Y Cứ Kinh Luật Luật Thì Đều Là Lời Tà Là Đệ Tử Của Thiên Ma Ngoại Đạo Trá Hình Phá Hoại Chánh Phật.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hãy xem lại một lần.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Giải về câu dưới đây!

Những người dùng kiến học thách đố, tranh hơn thua. Cũng là các bài viết trái với Kinh Luật Luận?


Thực hành Pháp trở thành Lý thuyết Pháp! - Hầu như giáo pháp kinh điển điều là Thực hành Pháp. Nhưng bạn không thông suốt được, giác ngộ được thì tất cã trở thành Lý thuyết Pháp, Vì sao! – Thưa, Bạn có học thiên kinh, vạn Pháp, biện tài thuyết pháp vô ngại, thành giảng sư, Pháp sư pháp. Thì vẩn có người còn hay hơn bạn nữa. Vì “Núi cao còn núi cao hơn”.
Hai tài học của bạn có thông thiên hơn Ngài Thần Tú không, Thiên kinh, vạn pháp kiến thức như Ngài mà còn không đổi được Y bát ngài Lục tổ Huệ Năng “Là Chứng ngộ”. Thì ta đâu có bằng Ngài phải không. Do đó Học pháp mà thiếu Thiền-định thì khó đạt thành.

Thực hành Pháp mà không học Giáo Lý! – Thì có khác nào, Có trí lực mà thiếu hành trang “Thiếu thuyền, dằm”, Thì làm sao đến nơi, đến chốn. Ngài Lục tổ Huệ Năng còn phải nghe Kinh Kim Cang mới chứng ngộ. Ngài là bậc thượng trí còn phải nghe lại. Còn ta nếu phá chấp ( Phá chấp là bát bỏ kinh điển hay Lễ bái, Niệm Phật chỉ biết là pháp môn Thuyền quán hay chấp vào công án “Thí dụ: Bạn là ai? Bạn từ đâu tới?”) trong kinh điển, hay “Bát chánh Đạo” thì có nên không, Lại nửa còn phá chấp luôn cã Tha lực Phật thì lấy mục tiêu nào các bạn tu đây!

Theo Thiền Tông Việt-nam Vua Trần Thái Tông, chính Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ.
Tụng kinh, trì chú, giữ giới, Niệm Phật, tọa thiền. Học theo ngài thì chắc hơn, viên thông hơn, đốn ngộ là tiệm ngộ, học tiệm ngộ thành đốn ngộ vậy. Hay dựa vào từ ngữ kinh, để học vô tự chân kinh. Thì mới đạt thành và thông qua, Giác thứ 6, tiến lên giác thứ 7, sau rốt là giác thứ 8. Thì mới thấy vô ngã là ngã. Hay ngược lại Hữu ngã thành vô ngã.

Người trong đạo muốn khuyên tu để giúp cho người ngoài đời, càng khó hơn. Cái biết của đạo là “Khổ”. Và cái biết của đời là “Vui”. Hai thế giới khác biệt.
Nên giúp ai thì cần tránh dùng từ ngữ đạo! Như Ngài Thích Thiện Hoa (Viết sách Phật Học Phổ Thông), Thầy Thích Thanh Từ (Việt-Nam), Thầy Thích Nhất Hạnh (Pháp) Khi thuyết pháp cho hàng Phật-tử khác, cho hàng Xuất-gia cũng khác. Cố né các từ ngữ trong kinh điển, để diển tả ý, và nội dung của ngày nay là vậy.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 11/06/10 09:41 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Hãy xem lại một lần.

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Những người dùng kiến học thách đố, tranh hơn thua. Cũng là các bài viết trái với Kinh Luật Luận?


Rất Đúng.

Vì Kinh Luật Luận Là Dùng Để Tu Tập Không Phải Dùng Để Tranh Hơn Thua Về Kiến Thức.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hãy xem lại một lần.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

day_nui_hoang_Lien_son.jpg
day_nui_hoang_Lien_son.jpg (35.15 KiB) Đã xem 2879 lần
Người chẳng chấp bờ nầy, bờ nọ,
Cả hai bờ chẳng chấp có, không.
Thoát-ly phiền-não, hết trói buộc,
Như-Lai gọi là Bà-la-môn.

(Kệ số 385.)

Ý-nghĩa của bài Kệ số 385:
Bài Kệ cũng rất giản-dị, đặt nặng ở chữ chấp. Chấp là cứ ôm khư khư trong lòng, chẳng chịu buông-bỏ để khỏi bị ràng-buộc. Bực A-la-hán (bài Kệ gọi là Bà-la-môn) chẳng chấp bờ nầy, bờ nọ; ...chẳng chấp có, không; ...thoát-ly phiền-não, hết trói buộc, là bực đã đến bỉ-ngạn.Dịch giả Thiện Nhựt.

Bỉ-ngạn là bờ bên kia, chỉ có bực A-la-hán đã tận-diệt mọi phiền-não, hoàn-toàn giải-thoát, mới đạt tới bờ giác-ngộ bên kia."

Lời bình
Người học pháp thì cũng không nên chấp Pháp thế gian và xuất thế gian.

Cho nên muốn thoát-ly phiền-não. Thì cũng không nên suy nghĩ nhiều về pháp này hay, pháp kia dở.


Như kẽ đứng núi này trông núi nọ.

Thân. TN


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Có thể thành Thiện Tri Thức không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

TU%20VAN%20440-To%20Dong%20Pha.jpg
TU%20VAN%20440-To%20Dong%20Pha.jpg (43.65 KiB) Đã xem 2848 lần
Ngài Anh Thiệu Vũ nói với ngài Hối Đường :

Phàm xưng là Thiện Tri Thức (Thiện Tri Thức là người có trí tuệ, có đạo đức, khéo dẫn dắt người khác làm các việc thiện, lợi ích) phải giúp thêm vào việc giáo hóa của Phật tổ, làm cho các hàng tăng sĩ hồi chuyển tâm tính, hướng tâm về đạo, thay đổi ác nghịch, để thành người hữu thiện.

Tỳ khưu thời mạt pháp không tu đạo đức, ít có tiết nghĩa, thường thường hớn hở làm những việc luồn cúi, đút lót như chó vẫy đuôi xin thương, tìm cầu danh lợi ở cửa nhà quyền quí. Một mai nghiệp đầy, phúc hết, trời người chán ghét, làm nhơ nhớp chánh tông, làm liên lụy đến thầy bạn, há không thở dài được ư ?

Ngài Hối Đường im lặng gật đầu.
------------------------------

(Trích tóm lược của chủ đề: Nguồn gốc mê tín)

Mê tín là một tệ nạn của xã hội, nó tạo dựng những con người yếu hèn, mất tự tin, không sáng suốt.

Muốn có một xã hội văn minh lành mạnh, chúng ta không thể nào chấp nhận nạn mê tín hoành hành.
Huống nữa, trong giới Phật giáo chúng ta đang kế thừa chánh pháp giác ngộ giải thoát của đức Thế Tôn, mà nuôi dưỡng chấp nhận mê tín được sao?

Thế mà có nhiều Tăng sĩ trụ trì, khi nghe Phật tử than làm ăn sa sút, liền bảo đến chùa Thầy cầu nguyện cho;
Nghe con cháu Phật tử sắp thi cử, bảo ghi tên để Thầy cầu nguyện cho;

Nghe Phật tử than gia đình xảy ra tai nạn, bảo đến chùa Thầy cúng sao cúng hạn cho...

Ôi thôi vô số chuyện, cái gì thầy cũng lãnh hết, lo hết và bao thầu hết. Ðó là chúng ta đang truyền đăng tục diệm, hay chúng ta dụi tắt ngọn đuốc chánh pháp của đức Như Lai?

HT. Thích Thanh Từ

-----------================----------------------

Sự cảm nhận:

Những người trí thức ngày nay "tuổi trẻ, kiến thức thâm sâu, tài cao, và có hiểu biết công nghệ tân tiến như Internet) thuyết nghĩ hơn hẳn người xưa rất nhiều về ngoại tâm. Nếu mà dùng được (người thiện lương) tốt thì trở thành tốt hơn, còn xấu thì trở thành xấu tệ. Không ai lấy thước mà đo lòng người!

Vì vậy có những trang báo online Phật-giáo lại chen kẽ vào tâm linh, ma quái, trị bệnh, kinh doanh và rất nhiều thứ lin tin làm cho qua mắt người có thành kính, chân thành đối với Phật-giáo ngày nay.

Có phải đây là hình thức để tự quãng cáo không. Hay đây chỉ là sự vô tình?


-----------================----------------------

Kinh Bảy Pháp Thiện Tri Thức

Pháp thứ nhất: Tư cách của người biết rõ nhân.

- Gặp những gì trong hiện tại không phải ngẫu nhiên, mà có nguyên nhân của nó.

- Hiểu rõ sự vật nào mang đến hạnh phúc hay khổ đau.

- Không dính mắc vào nhân dù là nhân hạnh phúc hay nhân khổ đau.

- Tìm hiểu nhân nơi đâu mà có?

- Biết rõ cái nhân và diệt ngay cái nhân vừa mới chớm nở.

- Nhận thức được nhân sanh khổ đau và diệt bằng trí tuệ.

- Nhận thức được nhân hạnh phúc và không bị dính mắc bằng trí tuệ.

- Hạnh phúc mãi mãi trong các hoàn cảnh.

- Không chỉ biết rõ bộ mặt của khổ đau mà còn phải biết rõ gương mặt của hạnh phúc.

- Khi tâm khổ đau sanh lên, tâm này kéo theo tất cả các tâm khổ đau khác, khi tâm hạnh phúc sanh lên, tâm này kéo theo tất cả các tâm hạnh phúc khác.

- Các pháp sanh lên đều do nhân, khi nhân ấy bị diệt thì các pháp khác cũng diệt.

- Một đám rừng bị thiêu rụi không phải bởi một ngọn lửa khổng lồ mà do nơi một đốm lửa rất nhỏ.

- Thực tập chánh niệm để dập tắt đám lửa nhỏ, đề phòng đám lửa to.

-----------================----------------------

Pháp thứ hai: Tư cách của người biết rõ quả.

- Việc làm của mình không bao giớ mất, quả sẽ trả lại cho mình tùy theo hành vi của mình.

- Tìm hiểu nhân của mình đã tạo để thấy rõ quả từ đâu đến.

- Kinh sợ quả hiện tại lấy đó làm gương mà tránh những nghiệp chẳng lành để khỏi quả vị lai.

- Dùng trí tuệ nhìn thấy nhân sanh oan trái và quả của sự gây oan trái, oán thù.

- Dùng nhẫn nại làm vũ khí để chuyển hoá oan trái oán thù, nhận chịu mọi hậu quả do người gây ra hay bản thân đã tạo.

- Sống vui trong đau khổ là giải thoát từng chi tiết đến giải thoát hoàn toàn.

- Biết nhân sanh và diệt ngay cái nhân ấy, đồng thời biết quả khổ của nhân nên kinh sợ quả ấy mà không dám tạo nghiệp gọi là biết quả.

-----------================----------------------

Pháp thứ ba: Tư cách của người biết rõ mình.

- Biết mình là hạng người nào trong xã hội.

- Suy nghĩ thật chu đáo trước khi thực hành.

- Phải lượng sức và tài trí của mình, biết rõ luật lệ, trình độ tu học của mình, và phải nói năng có chánh niệm, như vậy mới an toàn được mọi nơi.

- Càng biết mình càng nhã nhặn lễ phép với người lớn, thương mến nể nang kẻ nhỏ, không vì sợ mà vì sự biết mình.

- Dẹp bớt và chuyển hoá lòng ngã mạn, chỉ một mực khiêm cung là người biết mình thực sự.

- Biết mình là một thành tựu, nên đời sống lúc nào cũng vui vẻ, vì không tạo oan trái, không tranh đua và biết thế nào là đủ sống, gọi là tri túc.

- Quan sát mình xem có đủ năm pháp căn bản không, đó là đức tin vững chắc, học nhiều hiểu rộng, thực tập giới, thực tập buông bỏ, và trau dồi trí tuệ.

- Luôn luôn hành động, nói năng, suy nghĩ theo những điều lành thiện, đem hạnh phúc cho bản thân và xã hội.

-----------================----------------------

Pháp thứ tư: Tư cách của người biết điều độ.

- Biết điều độ trong việc sử dụng tiền bạc và thì giờ.

- Sử dụng tiền để làm các việc lành, phụng sự cha mẹ, giúp đỡ quyến thuộc và chia sẻ người thiếu thốn.

- Sử dụng thì giờ để học tu, học cách sống an vui, học cách làm thầy thuốc của chính mình.

-----------================----------------------

Pháp thứ năm: Tư cách của người biết thì giờ.

- Sử dụng thì giờ của đời sống một cách hợp lý để mỗi giây phút đều tiếp xúc với sự sống.

- Nghe thuyết pháp, sửa chữa lỗi lầm và vun bồi hạnh phúc.

- Học chưa bao giờ là đủ nên cứ tiếp tục học, nhớ lại lời dạy của đức Phật và thực tập tâm yên lặng.

- Học mọi điều lành và vâng giữ hành theo, đồng thời khuyến khích người khác thực tập hạnh phúc như mình.

- Tham dự các buổi pháp đàm, thảo luận đạo, thân cận bậc thiện tri thức và mời người thực tập đánh giá phẩm chất tu học của bản thân.

- Dạy cho tâm mình an tịnh mọi lúc mọi nơi.

- Lấy trong sạch làm nền tảng; trì giới và tham thiền là hai phương pháp làm trong sạch tâm.

- Thực tập chánh niệm và thiền định, trau dồi trí nhớ và trí tuệ.

- Luôn luôn nhớ mọi việc đang xảy ra bên trong lẫn bên ngoài trong giây phút hiện tại, đồng thời sử dụng trí tuệ quán chiếu các sự việc đó.

-----------================----------------------

Pháp thứ sáu: Tư cách của người biết hàng đại chúng.

- Biết công chúng có nhiều hạng người khác nhau, nên cách hành xử cũng tuỳ theo hạng người mà thay đổi.

- Làm vừa lòng người và đem hạnh phúc đến cho người, thiết tưởng đây là điều mà người tu thực hiện không ngừng nghĩ.

- Dù bị mắng nhiếc hay đánh đập, dù bị hàm oan hay tù đày, vẫn một mực từ bi thực tập nhẫn nhục, khiêm cung và hoá độ được người.

(Sự cảm nhận:
Pháp thứ sáu nói về sự tu nhẫn là chiếc chìa khóa đầu tiên mở cửa đạo, cũng là chiếc chìa khóa cuối cùng để đạt đạo.)


-----------================----------------------

Pháp thứ bảy: Tư cách của người biết chọn người để thân cận.

- Chọn bạn là điều quan trọng, nên chọn người biết điều hay lẽ phải mà thân cận.

- Chọn bạn là những người lành, dù là hạng nào, giai cấp nào trong xã hội, không cần chứng cấp bằng, chỉ cần hành động chân chính, lời nói chánh niệm, suy nghĩ và tư tưởng lành.

- Quan sát kỹ người gần bên mình để giao phó trách nhiệm.

Kinh Bảy Pháp Thiện Tri Thức (không rõ nguồn gốc người dịch! Thành thật xin cáo lỗi.)
TN


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hãy xem lại một lần.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Mỗi người ai cũng là thiện tri thức của chính mình và của tất cả. Chỉ do mình không để ý, và không biết đó thôi!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Hãy xem lại một lần.

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

3 người cùng đi ắc có thầy ta


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách