Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

// Lời bàn người đăng: Bộ Luận ngắn gọn vô song này giải bày các sự sai khác trong hệ thống kinh điển, Long Thọ Đạt Bồ Tát phá chấp từ các cực đoan chấp ngã của pháp, ngã của nhân, duy thức, phá chấp chỉ còn ví mọi "như chân không". Đây là bộ luận thiên về lý luận, còn về thực chứng phải thực hành thiền quán thâm sâu, rồi hành giả hành trì tâm Đại từ bi kết hợp với tánh không, hành giả ra vào sinh tử độ thoát chúng sinh đến viên thành Phật Đạo, rồi trong Đại Từ Bi Tâm mà tiếp tục độ thoát chúng sinh viên thành Phật Đạo.

Bồ Ðề Tâm Luận
Bodhichittavivarana)
(Jangchup Semdrel)
Long Thọ BồTát

A COMMENTARY ON THE AWAKENING MIND
Nagarjuna
Sanskrit title: Bodhicittavivarana
Tibetan title: byang chub sems kyi 'grel pa

Nguồn tiếng việt http://www.bodetam.org/Vietnamese/BoDeT ... pt2006.pdf
Nguồn tiếng Anh http://www.nalanda-university.com/buddh ... pten_jinpa
http://www.nalanda-university.com/buddh ... pten_jinpa
Dịch bởi học giả Ấn Độ Gunakara và dịch giả Tây Tạng Rabshi Shenyen. Sau đó, bản dịch đã được hiệu đính bởi học giả Ấn Độ Kanakavarman và dịch giảTây Tạng Patsab Nyima Drak. Bản dịch Anh ngữ do Geshe Thupten Jinpa biên soạn. Bản dịch Việt ngữ do Sonam Nyima Chân Giác (Canada) biên soạn với sự cho phép của Geshe Thupten Jinpa. Geshe Thupten Jinpa đã soạn bản Anh ngữ
để chuẩn bị cho pháp hội thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Thupten Dhargye Ling, là Trung Tâm Phật học và Văn hóa Tây Tạng, vào tháng 9, 2006 tại Long Beach, California, Hoa Kỳ.
© Geshe Thupten Jinpa, 2006
© Sonam Nyima Chân Giác, 2006
It was translated and edited by the Indian abbot Gunakara and the translator Rapshi Shenyen, and was later revised by the Indian abbot Kanakavarma and the Tibetan translator Patsap Nyima Drak. © English translation. Geshe Thupten Jinpa, 2006; revised 2007. This translation was prepared on the basis of reading the Tibetan root text against Smriti Jnanakirti’s commentary (Tengyur, Derge, rgyud ‘grel Ci, p.117a-142b) and Gomchen Ngawang Drakpa’s commentary entitled Jewel Garland (The Collected Works of Gomchen Ngawang Drakpa, vol.ka).


Xin kính lễ Đấng Trang Nghiêm Kim
Cang Tát Đỏa !
Chư tôn đã tuyên thuyết:
Không có tự tánh [riêng biệt];
Xả bỏ tất cả
Chủ thể, đối tượng,
Uẩn, giới và xứ;
Vì tính bình đẳng
Vạn pháp vô ngã,
Tâm vốn vô sinh;
Và cũng chính là
Bản thể tánh không.

Homage to glorious Vajrasattva!
It has been stated: Devoid of all real entities; Utterly discarding all objects and subjects, Such as aggregates, elements and sense-fields; Due to sameness of selflessness of all phenomena, One’s mind is primordially unborn; It is in the nature of emptiness.


Cũng như chư Thế Tôn và chư Ðại Bồ Tát đã phát tâm nguyện đại bồ đề, từ bây giờ cho đến khi viên mãn tâm bồ đề, tôi cũng xin phát nguyện tâm bồ đề này, trong mục đích độ các chúng sinh chưa được độ, giải thoát các chúng sinh chưa giải thoát, an ủi các chúng sinh chưa được an vui, cứu thoát khổ cho các chúng sinh còn lăn lộn trong bể khổ. Sau khi phát nguyện Bồ ĐềTâm tương đối mang điểm đặc thù của nguyện tâm, chư vị bồ tát hành trì pháp mật chú [sau đó] phải thành tựu Bồ Đề Tâm Cứu Cánh (tối hậu) sức mạnh của tu tập thiền định. Do đó, tôi xin thuyết giảng về bản thể của tâm này.
Just as the blessed Buddhas and the great bodhisattvas have generated the mind of great awakening, I too shall, from now until I arrive at the heart of awakening, generate the awakening mind in order that I may save those who are not saved, free those who are not free, relieve those who are not relieved, and help thoroughly transcend sorrow those who have not thoroughly transcended sorrow. Those bodhisattvas who practice by means of the secret mantra, after having generated awakening mind in terms of its conventional aspect in the form of an aspiration, must [then] produce the ultimate awakening mind through the force of meditative practice. I shall therefore explain its nature.

1. Cúi xin đảnh lễ
Trước bậc Trang Nghiêm
Ðấng Kim Cang Trì,
Là hiện thân của
Chính Tâm Bồ Đề
Và xin thuyết giảng
Thiền định Bồ Đề
Chấm dứt luân hồi
Trong cõi ta bà.
Bowing to the glorious Vajra Holder Who embodies the awakening mind, I shall explain here the meditative practice Of awakening mind that destroys cyclic existence.

2. Chư Phật xác quyết,
Tâm Bồ Đề nay
Không bị che mờ
Như tâm chấp ngã,
Chấp uẩn, vân vân...;
Nó vốn luôn có,
Đặc điểm tánh không.
The Buddhas maintain the awakening mind To be not obscured by such conceptions As consciousness of “self,” “aggregates” and so on; It is always characterized by emptiness.

3. Với dòng tâm thức
Thấm nhuần từ bi,
Ta hãy tinh tấn
Phát [tâm Bồ Đề],
Chư Phật, hiện thân
Của đại từ bi,
Luôn luôn phát triển
Tâm bồ đề này.
It is with a mind moistened by compassion That you must cultivate [awakening mind] with effort. The Buddhas who embody great compassion Constantly develop this awakening mind.

4. Khi phân tích kỹ
Bằng biện chứng pháp,
Cái ngã của phái
Cực đoan đề xướng,
Không thể tìm ra
Nó nằm chỗ nào
Ở trong các uẩn
[của thân và tâm].
The self postulated by the extremists, When you thoroughly analyze it with reasoning, Within all the aggregates [of body and mind], Nowhere can you find a locus for this.

5. Ngũ uẩn có đó,
[Nhưng] nó vô thường,
Không thể có được
Bản thể của ngã.
Thường và vô thường,
Không thể tồn tại,
Như là trú căn,
Cưu mang trú nhân.
Aggregates exist [but] are not permanent; They do not have the nature of selfhood. A permanent and an impermanent cannot Exist as the support and the supported.

6. Nếu cái ngã ấy
Vốn không thực hữu
Thì cái gọi là
Tác nhân làm sao,
Có thể thường còn
Thì ta phải có
Khả năng nghiên cứu,
thuộc tính của nó
Trên thế gian này.
If the so-called self does not exist, How can the so-called agent be permanent? It there were things then one could Investigate their attributes in the world.

7. Cái gì thường còn
Thì không thể nào
Vận hành tạo [nhân].
Cho dù từ từ
Hay trong chốc lát,
Vì vậy cả hai,
Bên ngoài, bên trong,
Không thể có một
Thực thể thường còn.
Since a permanent cannot function [to cause] In gradual or instantaneous terms, So both without and within, No such permanent entity exists.

8. Nếu nó toàn năng,
Làm sao có thể
Tùy thuộc thứ khác?
Và như vậy sẽ
Tạo [Nhất Thiết Pháp]
Ngay lập tức rồi.
Cái gì tùy thuộc
Thứ khác, thì nó
Chẳng thể thường còn,
Và chẳng toàn năng.
If it were potent why would it be dependent? For it would bring forth [everything] at once. That which depends upon something else Is neither eternal nor potent.

9. Nếu ngã là một
Vật thể, thì nó
không phải thường còn,
Vì vật thể chỉ
Hiện hữu tạm thời.
Và đối với các
Vật thể vô thường,
Chẳng thể phủ nhận
Là do nhân duyên.
If it were an entity it would not be permanent For entities are always momentary; And with respect to impermanent entities, Agency has not been negated.

(còn tiếp)
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 07/07/12 18:00 với 2 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

10. Thế giới này vốn
Trống rỗng tự ngã,
Mà nó lại bị
Hoàn toàn chế ngự
Bởi các khái niệm
Về uẩn, giới, xứ
Chủ thể, đối tượng
This world devoid of self and so on Is utterly vanquished by the notions Of aggregates, elements and the sense-fields, And that of object and subject.

11. Chư Phật tìm cách
Lợi ích cho người
Đã dạy Đệ tử:
Ngũ uẩn gồm: sắc,
Thọ, tưởng, hành, thức.
[Thus the Buddhas] who seek to help others Have taught to the Disciples The five aggregates: form, feelings, perception, volitional forces and consciousness.

12. Đấng Lưỡng Túc Tôn
Luôn luôn dạy thêm,
"Sắc uẩn vốn là
Bọt bèo như huyễn;
Thọ như bọt nước;
Tưởng như ảo ảnh;
The excellent among the bi-peds Always taught as well “Forms appear as mass of foams; Feelings resemble bubbles in water; And perception is like a mirage;

13. Hành như cây chuối
Thức như ảo thuật
[Chư Phật] đã dạy
Cho chư bồ tát
Các uẩn như thế
Mental formations are like the plantain trees; Consciousness is like a magical illusion.” Presenting the aggregates in this manner, [The Buddhas] taught thus to the bodhisattvas.

14. Chư Phật dạy rõ
Sắc uẩn là do
Tứ đại hợp thành,
Nhất thiết xác định
Các thứ còn lại
Là phi sắc chất.
That which is characterized by the four great elements Is clearly taught to be the aggregate of form. The rest are invariably established Therefore as devoid of material form.

15. Trong các thứ đó
Nhãn căn, sắc trần,
[Và còn thêm nữa]
Được giải thích là
Hợp thành các giới,
Cũng nên hiểu đó
Là [mười hai] xứ
Và cũng chính là
Chủ thể, đối tượng
Through this the eyes, visible forms and so forth, Which are described as the elements, These should be known also as [the twelve] sense-fields, And as the objects and the subjects as well.

16. Vi trần của sắc
Không có hiện hữu,
Chẳng có căn thức
Ở chỗ nào khác;
Hơn nữa, căn thức
Để làm tác nhân
Cũng không thực hữu;
Cho nên cả hai
Tác nhân và quả,
Hoàn toàn chẳng thể
Nói là khởi sinh.
Neither atom of form exists nor is sense organ elsewhere; Even more no sense organ as agent exists; So the producer and the produced Are utterly unsuited for production.

17. Vi trần của sắc
Vốn không thể nào
Tạo ra nhận thức
Bởi lẽ vi trần
Vượt ngoài lĩnh vực
Của các căn thức
[Nếu nói] nhãn thức
Sinh từ tập hợp
Ngay điều ấy cũng
Không thể chấp nhận.
The atoms of form do not produce sense perceptions, For they transcend the realm of the senses. [If asserted] that they are produce through aggregation, [Production through] collection too is not accepted.

18. Qua sự chia chẻ
Theo chiều không gian
Thì ngay phương phần *//Thành phần phương hướng
Vẫn còn thấy là
Chứa phần nhỏ hơn;
Khi phân tích vật
Thành ra các phần,
Làm sao luận chứng
Để nó đúng là
Vi trần nhỏ nhất
[Bất khả phân chia]?
Through division in terms of spatial dimensions Even the atom is seen as possessing parts; That which is analyzed in terms of parts, How can it logically be [an indivisible] atom?

19. Với cùng đối tượng
Ở bên ngoài ta,
Nhiều cách nhận thức
Khởi sinh khác nhau;
Cái gì thấy như
Đẹp mắt người này,
Nhưng với người kia
Có khi khác hẳn.
With respect to a single external object Divergent perceptions can arise. A form that is beautiful to someone, For someone else it is something else.

20. Đối với cùng một
Thân người phụ nữ
Có thể nhận thức
Bằng ba cách khác:
Nhà tu nhìn thấy
Là một thây ma,
Đàn ông nhìn ra
Đối tượng thèm muốn,
Con chó [hoang] thấy
Là miếng thịt ngon.
With respect to the same female body, Three different notions are entertained By the ascetic, the lustful and a [wild] dog, As a corpse, an object of lust, or food.

(còn tiếp)


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

21. Cùng một đối tượng
Tác hành [nếu xét],
Chẳng giống như là
Thấy bị giết hại
Ở trong giấc mơ?
Dù thức hay ngủ
Chẳng có khác gì
Trong cái khả năng
Tác hành của vật.
“It’s the sameness of the object that functions,” [if asserted], Is this not like being harmed in a dream? Between the dream and wakeful state there is no difference Insofar as the functioning of things is concerned.

22. Xét về chủ thể
và cả đối tượng
Cái khởi trong thức,
Ngoài chính sự biết
Chẳng có đối tượng
Bên ngoài đâu cả.
In terms of objects and subjects, Whatever appears to the consciousness, Apart from the cognitions themselves, No external objects exist anywhere.

23. Do đó chẳng có
Đối tượng bên ngoài
Thực sự hiện hữu
Như một thực thể.
Chính các nhận thức
Của tâm cá nhân
Khởi lên thành sắc.
So there are no external objects at all Existing in the mode of entities. The very perceptions of the individual consciousnesses Arise as appearances of the forms.

24. Như người vô minh
Ảo giác, huyễn ảnh
Đều thấy có thực,
Thành quách của quỷ
Càn Thát Bà kia
Tuơng tự, họ thấy
Sắc và mọi thứ
Hiện ra như thế.
Just as a person whose mind is deluded Sees magical illusions and mirages, And the cities of gandharva spirits, So too forms and so on are perceived.

25. Để làm phá tan
Mê lầm chấp ngã
[Phật] giảng về uẩn,
Cảnh giới, các thứ.
Là do [trạng huống]
Duy thức tạo ra.
Người có căn cơ
Sau cũng buông bỏ
[Cả giáo lý trên]
To overcome grasping at selfhood [The Buddha] taught aggregates, elements and so on. By abiding in the [state of] mind only, The beings of great fortune even renounce that [teaching].

26. Những vị đề xướng
Chỉ là [Duy] Thức,
Thế giới biến hóa
[Là] do tâm tạo.
Thế thì bổn tánh
Của thức là gì?
Nay tôi thuyết giảng
Chính đặc điểm này.
For those who propound consciousness [only] This manifold world is established as mind [only] What might be the nature of that consciousness? I shall now explain this very point.

27. Khi Phật Mâu Ni
Tuyên thuyết mọi thức
"Duy Thức" tạo ra
Chỉ là phương tiện
Làm bớt sợ hãi
Cho người trí nhỏ;
Tuy nhiên chẳng phải
Là [lời tuyên dạy]
Sự thật [rốt ráo].
“All of this is but one’s mind,” That which was stated by the Able One Is to alleviate the fear of the childish; It is not [a statement] of [final] truth.

28. Biến kế sở chấp
Và Y tha khởi
Cùng Viên thành thật ** //Là Tam tự tánh
Bản thể tự chúng
Chỉ là tánh không.
Danh hiệu như thế
Đều là đặt ra
Ở trong tâm thức.
The imputed, the dependent, And the consummate – they have Only one nature of their own, emptiness; Their identities are constructed upon the mind.

29. Cho người vui với
Pháp tu Đại thừa,
Đức Phật chỉ dạy
Tóm gọn như sau,
Vô ngã trong xả
Hoàn toàn thanh tịnh,
Và cũng dạy là ,
Thức vốn vô thỉ.
To those who delight in the great vehicle The Buddha taught in brief Selflessness in perfect equanimity; And that the mind is primordially unborn.

30. Chư vị đề xướng
Hành trì Du già
Xác quyết là khi
Hàng phục được tâm,
Khi ấy tâm sẽ
[Đắc quả] thanh tịnh
và qua chuyển hóa
Hoàn toàn, tâm này
Trở thành đối tượng
Tư duy chánh niệm
Của chính tâm mình.
The proponents of yogic practices assert That a purified mind [effected] through Mastery of one’s own mind And through utter revolution of its state Is the sphere of its own reflexive awareness.

31. Quá khứ chẳng còn;
Tuơng lai chưa tới
Giòng tâm thường chuyển ***//Trong từng sát na
Thì làm sao có
[Tâm trong] hiện tại?
That which is past is no more; That which is yet to be is not obtained; As it abides its locus is utterly transformed, So how can there be [such awareness in] the present?

32. Thể thánh các pháp --
Thật chằng phải là
Như nhận thức thấy;
Cái nhận thức thấy;
Lại chẳng phải là
Thể thánh của pháp!
Tâm thức, vốn nó
Trống rỗng tự ngã,
[Cũng thật] chẳng có
Cái căn nào khác.
Whatever it is it’s not what it appears as; Whatever it appears as it is not so; Consciousness is devoid of selfhood; [Yet] consciousness has no other basis.

33. Khi đặt thỏi sắt
Gần đá nam châm
Sắt sẽ bị hút,
Có vẻ như thể
Là sắt có hồn,
Mà thực ra là
Sắt chẳng có tâm.
By being close to a loadstone An iron object swiftly moves forward; It possesses no mind [of its own], Yet it appears as if it does.

34. Cũng vậy Tạng thức
Tuy không thực có
Mà lại tới lui
Như là thực hữu -
Và thọ thân trong
[ba cõi] luân hồi.
Likewise the foundational consciousness too Appears to be real though it is false; In this way it moves to and fro And retains [the three realms of] existence.

35. Cũng như mặt biển
Và các khúc gỗ
Có thể nổi trôi
Nhưng chúng chẳng hề
Có tâm nào cả,
Cũng giống như thế
Tạng thức chuyển động
Nương tựa tùy thân.
Just as the ocean and the trees Move about though they possess no mind; Likewise foundational consciousness too Move about in dependence upon the body.

36. Nếu như, thấy rằng
Không có thân ấy
Thì thức không có.
Vậy thì ông phải
Giải thích là gì
Cái tánh biết này
Chính nhận thức mình.
So if it is considered that Without a body there is no consciousness, You must explain what it is this awareness That is the object of one’s own specific knowledge.

37. Gọi là tánh biết
Ông cũng khằng định
Tánh biết này là
Thực thể, tự hữu.
Thế nhưng, gọi nó
Là "cái thế đó"
Ông cũng khẳng định
Nó là vô năng.
By calling it specific awareness of itself, You are asserting it to be an entity; Yet by stating that “it is this,” You are asserting it also to be powerless.

38. Nếu muốn làm cho
Người khác tin vào
Điều mình xác tín,
Bậc trí phải dùng
Luận cứ vững chắc
Không có sai lầm.
Having ascertained oneself And to help others ascertain, The learned proceeds excellently Always without error.

39. Thức nắm bắt vật
Qua sự nhận thức.
Nếu không đối tượng
Nhận thức cũng không.
Sao không chấp nhận:
Năng kiến, sở kiến
[Đều] không thực hữu?
The cognizer perceives the cognizable; Without the cognizable there is no cognition; Therefore why do you not admit That neither object nor subject exists [at all]?

40. Thức là giả danh;
Ngoài danh thì nó
Chỉ là trống rỗng.
Nên hiểu thức là
Đơn thuần giả danh,
Giả danh cũng là
Không có tự tánh.
The mind is but a mere name; Apart from its name it exists as nothing; So view consciousness as a mere name; Name too has no intrinsic nature.

41. Bên ngoài, bên trong
Hoặc ở chính giữa,
Chư Phật đều không
Tìm ra được tâm.
Thế nên tâm ấy
Chỉ là ảo huyễn.
Either within or likewise without, Or somewhere in between the two, The conquerors have never found the mind; So the mind has the nature of an illusion.

42. Phân biệt hình sắc
Hay là tướng dạng,
Chủ thể đối tượng,
Dù nam hay nữ,
Hoặc là trung tính
Tâm cũng chẳng trụ
Trong dạnh cố định.
The distinctions of colors and shapes, Or that of object and subject, Of male, female and the neuter – The mind has no such fixed forms.

43. Tóm lại, Chư Phật
Không thấy và cũng
Sẽ chẳng bao giờ
Tìm thấy được [Tâm];
Làm sao họ lại
Thấy có tự tánh
Cái, tự bản chất,
Vốn không tự tánh?
In brief the Buddhas have never seen Nor will they ever see [such a mind]; So how can they see it as intrinsic nature That which is devoid of intrinsic nature?

44. "Tự tánh" chỉ là
Khái niệm của tâm.
Khi bặt khái niệm
Tánh không hiện tiền;
Khi khởi khái niệm
Làm sao còn có
Tánh không được nữa?
“Entity” is a conceptualization; Absence of conceptualization is emptiness; Where conceptualization occurs, How can there be emptiness?

45. Như Lai chẳng có
Tâm phân biệt của
Chủ thể đối tượng;
Khi tâm khởi sinh
Chủ thể đối tượng
Thì chưa thể có
Giác ngộ hiện tiền.
The mind in terms of the perceived and perceiver, This the Tathagatas have never seen; Where there is the perceived and perceiver, There is no enlightenment.

46. Vô tướng, vô sinh,
Chẳng có tự tánh,
(Đều bất khả thuyết).
Chân không, Bồ Đề
Giác ngộ đều mang
Đặc tính bất nhị.
Devoid of characteristics and origination, Devoid of substantive reality and transcending speech, Space, awakening mind and enlightenment Possess the characteristics of non-duality.

47. Chư vị trụ tâm
giác ngộ như là
Chư Phật, Đại Sĩ
Và chư Từ Bi
Đều biết thấu rõ
Tánh không tương tự
Như là chân không.
Those abiding in the heart of enlightenment, Such as the Buddhas, the great beings, And all the great compassionate ones Always understand emptiness to be like space.

(còn tiếp)
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 25/11/12 19:42 với 1 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

48. Do đó phải luôn
thiền quán tánh không:
Gốc của mọi pháp
An tĩnh, như huyễn,
Vô trụ, phá dứt
Hết mọi luân hồi.
Therefore constantly meditate on this emptiness: The basis of all phenomena, Tranquil and illusion-like, Groundless and destroyer of cyclic existence.

49. Như là "vô sinh"
"Tánh không", "vô ngã"
Hay là [chấp] không
[Những thứ như vậy],
Những người thiền quán
Trên loại tánh không
Ở mức thấp hơn,
Chẳng phải [chân] quán.
As “non-origination” and as “emptiness,” Or as “no-self,” [grasping at] emptiness [as such], He who meditates on a lesser truth, That is not [true] meditation.

50. Khái niệm thiện ác
Là tướng [Vô thường]
Là tướng sinh diệt;
Chư Phật đã giảng
Tánh không như thế
Ngoài ra chẳng có
Tánh không nào khác
The notions of virtue and non-virtue Characterized by being [momentary and] disintegrated; The Buddha has spoken of their emptiness; Other than this no emptiness is held.

51.Khi tâm an trụ
Trong phi tưởng xứ
Thì mang đặc tính
Của cõi chân không;
[Vậy] họ chấp nhận
Thiền định tánh không,
[Thực] là thiền định
Vào trong không xứ.
The abiding of a mind which has no object Is defined as the characteristic of space; [So] they accept that meditation on emptiness Is [in fact] a meditation on space.

52. Tiếng gầm sư tử
Tuyên thuyết Tánh không,
Đã làm run sợ
Luận sư ngoại đạo.
Dù họ ở đâu
Tánh không vẫn luôn
Ở đó chờ họ.
With the lion’s roar of emptiness All pronouncements are frightened; Wherever such speakers reside There emptiness lies in wait.

53. Những người chấp nhận
Tâm thức tồn tại,
Một cách nhất thời,
Thì cũng phải nhận
Nó chẳng thường còn,
Nếu tâm vô thường,
Đâu thể mâu thuẫn
Tánh không trong nó?
With the lion’s roar of emptiness All pronouncements are frightened; Wherever such speakers reside There emptiness lies in wait.


54. Tóm lại, chư Phật
Tuyên thuyết tâm này
Vốn là vô thường.
Sao họ chẳng nhận
Tâm cũng là không?
In brief if the Buddhas uphold The mind to be impermanent, How would they not uphold That it is empty as well.

55. Từ chính khởi thuỷ
Tâm này vốn dĩ
Không có [tự ] tánh.
Chẳng phải nói là,
Một thực thể kia
Có tự tánh đó
Lại bị mất đi
[Không biết vì sao]
Tự tánh của nó.
From the very beginning itself The mind never had any [intrinsic] nature; It is not being stated here that an entity Which possesses intrinsic existence [somehow] lacks this.

56. Nếu nhận như thế
Nghĩa là phủ nhận
Chỗ của tự ngã
Nằm ở trong tâm;
Bản thể sự vật
Chẳng thể vượt hơn
Thực tánh của nó.
If one asserts this one abandons The locus of selfhood in the mind; It’s not the nature of things To transcend one’s own intrinsic nature.

57. Cũng như tánh ngọt
Là thể của đường
Và tánh nóng kia
Là thể của lửa.
Như vậy xác định
Tánh không chính là
Là thực tánh của
Tất cả các pháp.
Just as sweetness is the nature of molasses And heat the nature of fire, Likewise we maintain that The nature of all phenomena is emptiness.

58. Nói tánh không là
Thực tánh [các pháp],
Không phải đề xướng
Theo thuyết đoạn diệt,
Cũng không có nghĩa
Đề xướng đi theo
Chủ thuyết thường kiến.
When one speaks of emptiness as the nature [of phenomena], One in no sense propounds nihilism; By the same token one does not Propound eternalism either.

59. Vô minh khởi đầu
Và chấm dứt bằng
Già lão hay chết,
Tất cả các pháp
Sinh khởi ra từ
Thập nhị nhân duyên,
Ta phải nhận rằng
Như là ảo mộng
Đều là huyễn giả.
Starting with ignorance and ending with aging, All processes that arise from The twelve links of dependent origination, We accept them to be like a dream and an illusion.

60. Mười hai nhánh của
Bánh xe nhân duyên,
Quay trong luân hồi;
Ngoài ra không có
Chúng sinh gặt quả
Hành động họ làm.
This wheel with twelve links Rolls along the road of cyclic existence; Outside this there cannot be sentient beings Experiencing the fruits of their deeds.

61. Như là theo guơng
Khuôn mặt hiện ra,
Khuôn mặt chẳng phải
Nhập vào trong guơng
Nhưng nếu không gương
Không có [ảnh mặt].
Just as in dependence upon a mirror A full image of one’s face appears, The face did not move onto the mirror; Yet without it there is no image [of the face].

62. Cũng chính như thế
Ngũ uẩn duyên hợp
Mà thành thân mới;
Người trí hiểu chắc
Không ai tái sinh
Thành một kiếp khác;
Và không hề có
Một người nào đó
Chuyển sang kiếp ấy.
Likewise aggregates recompose in a new existence; Yet the wise always understand That no one is born in another existence, Nor does someone transfer to such existence.
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 25/11/12 20:05 với 1 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

63. Tóm lại khởi từ
Các pháp trống không
Mà sinh pháp khác
Cũng không như vậy;
Tác nhân hành nghiệp,
Quả, người thọ quả -
Đấng Thế Tôn thuyết
Đấng Thế Tôn thuyết
Tất cả [chỉ] là
Thuộc về tục đế.
In brief from empty phenomena Empty phenomena arise; Agent, karma, fruits, and their enjoyer – The conqueror taught these to be [only] conventional.

64. Cũng như tiếng trống
Và mầm cây mọc
Khởi sinh từ các
Tập hợp [phan duyên],
Ta nhìn nhận rằng
Ngoại cảnh duyên khởi
Như là huyễn mộng
Như là ảo ảnh.
Just as the sound of a drum as well as a shoot Are produced from a collection [of factors], We accept the external world of dependent origination To be like a dream and an illusion.

65. Pháp do duyên sinh
Chẳng thể mâu thuẫn
[Với các sự kiện];
Vì nhân tự nó
Trống rỗng phi nhân
Nên chúng ta hiểu
Các pháp vô thỉ.
That phenomena are born from causes Can never be inconsistent [with facts]; Since the cause is empty of cause, We understand it to be empty of origination.

66. Các pháp vô thỉ
Được tuyên dạy rõ
Chính là tánh không;
Tóm lại ngũ uẩn
Bao hàm [ý nghĩa]
Đó là "các pháp"
The non-origination of all phenomena Is clearly taught to be emptiness; In brief the five aggregates are denoted By [the expression] “all phenomena.”

67. Khi tánh [chân] như
Được tuyên thuyết thế,
Tục đế thế gian
Chẳng bị chướng ngại
Vì lìa tục đế,
Chẳng thể tìm thấy
[Chân] như chỗ nào.
When the [ultimate] truth is explained as it is The conventional is not obstructed; Independent of the conventional No [ultimate] truth can be found.

68. Chư tôn đã dạy
Tục đế chính là
Tánh không, chẳng khác
Và tánh không cũng
Chính là tục đế.
Không có cái này
Cái kia cũng không,
Cũng như sinh khởi
Chẳng khác vô thường.
The conventional is taught to be emptiness; The emptiness itself is the conventional; One does not occur without the other, Just as [being] produced and impermanent.

69. Tục đế khởi nguồn
Ra từ phiền não
Và từ nghệp quả,
Còn nghiệp khởi sinh
Từ tâm mà ra;
Tâm do thói quen
Tập khí luyện thành,
Trừ hết tập khí
Phúc lạc thắng diệu.
The conventional arises from afflictions and karma; And karma arises from the mind; The mind is accumulated by the propensities; When free from propensities it’s happiness.

70. Chính tâm an lạc
Là tịch tĩnh nhất,
Tâm an không bị
Rối loạn che mờ,
Khi tâm không loạn
Thì sẽ thấu được
Thực tại chân như;
Hiểu được chân như
Giải thoát hiện tiền.
A happy mind is tranquil indeed; A tranquil mind is not confused; To have no confusion is to understand the truth; By understanding the truth one attains freedom.

71. Cũng được gọi là
Như như tối thắng
Cũng là vô tướng
Cũng là chân đế
Tối thượng Bồ Đề;
Và cũng được gọi
Chính là tánh không.
It’s described as suchness and as the reality-limit, As signlessness and as the ultimate truth, As the supreme awakening mind; It’s described also as the emptiness.

72. Người chưa quán triệt
Tánh không là gì
Chẳng thể lãnh hội
Đạt quả giải thoát,
Do đó người si
Luân hồi sáu cõi
Tù ngục Ta Bà.
Those who do not understand emptiness Are not receptive vehicle for liberation; Such ignorant beings will revolve In the existence prison of six classes of beings.
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 25/11/12 21:43 với 1 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

73. Môn đệ du già
Khi thiền định vào
Tánh không [đã giảng],
Chắc chắn tâm thức
Sẽ khởi sinh lòng
Phụng sự lợi lạc
Cho chúng sinh khác.
When this emptiness [as explained] Is thus meditated upon by yogis, No doubt there will arise in them. A sentiment attached to others’ welfare.

74. "Tôi nguyện đền trả
Lòng tốt chúng sinh
Trong đời quá khứ
Đã từng ban phát
Phúc lạc cho tôi,
Khi ấy đã từng
Là cha, là mẹ,
Là các bạn bè."
“Towards those beings that have Bestowed benefits upon me in the past, Such as through being my parents or friends, I shall strive to repay their kindness.”

75. Các chúng sinh này
Đang bị thiêu đốt
Bởi lửa phiền não
Trong tù ngục của
Các kiếp luân hồi,
Vì tôi đã từng
Trong đời [quá khứ ]
Làm khổ hại họ,
Tôi nguyện [ngày nay]
Mang đến cho họ
An vui phúc lạc."
“To those beings that are being scorched By the fire of afflictions in existence’s prison, Just as I have given them sufferings [in the past], It’s befitting [today] that I give them happiness.”

76. Nghiệp quả mong muốn,
Hoặc là kinh sợ,
Thọ sinh kiếp lành
Hay kiếp ác báo
Trong thế giới này,
Cũng đều đến từ
Hành thiền, hay ác,
Đối với chúng sinh.
The fruits which are desirable or undesirable In the form of fortunate or unfortunate births in the world, They come about from helping the sentient beings Or harming them.

77. Nương nơi chúng sinh
Lợi ích cho người
Mà đạt đến được
[Phật quả] tối thượng
Không có gì lạ
Khi thấy chẳng có
Thọ báo lành nào
Của cõi trời, người -
78. Phạm Thiên, Đế Thích,
Thủ La, Hộ Thần
[Của thế gian] này
Mà chẳng do nhân
Tạo phúc lợi đến
Cho các chúng sinh?
If by relying upon the sentient beings The unexcelled state [of Buddhahood] is brought about, So what is so astonishing about the fact That whatever prosperities there are in the gods and humans, Such as those enjoyed by Brahma, Indra and Rudra, And the [worldly] guardians of the world, There is nothing in this triple world system That is not brought forth by helping others?

79. Như là địa nghục
Súc sinh, ngạ quỷ,
Thọ báo khổ đau
Chúng sinh phải chịu
Đều là do quả
Tổn hại kẻ khác.
As hell beings, as animals and as hungry ghosts, The different kinds of sufferings, Which sentient beings experience, These come about from harming others.

80. Đói, khát, chiến tranh
Khổ đau không ngừng,
Dày vò không dứt,
Không chịu đựng nổi -
Đều là trả quả
Não hại chúng sinh.
Hunger, thirst, and attacking each other, And the agony of being tormented, Which are difficult to avert and unending – These are the fruits of harming others.

81. [Như là] Phật quả
Và Bồ Đề Tâm
Thọ báo thân lành,
[Đó là một bên]
Thọ báo kiếp dữ
[Là phần bên kia]
Do đó phải biết
Hai loại [nghệp] quả
Chúng sinh thọ báo.
[Just as] there is Buddhahood and awakening mind And the fortunate birth [on the one hand] And the unfortunate birth [on the other], Know that the [karmic] fruition of beings too is twofold.

82. Hãy phát thiện tâm
Phụng sự chúng sinh
Bằng đủ mọi thứ;
Che chở chúng sinh
Như là thân mình,
Hãy trừ bỏ tâm
Thờ ơ đối với
Chúng sinh hữu tình
Như là độc dược.
Support others with all possible factors; Protect them as you would your own body. Detachment towards other sentient beings Must be shunned as you would a poison.

83. Chẳng phải chính là
Vì thiếu lòng thương
Đến các chúng sinh
Chư Thanh Văn đã
Kẹt trong quả thấp?
Chư Phật tối thượng
Chẳng bỏ chúng sinh.
Cho nên đắc quả
Vô thượng giác ngộ.
Because of their detachment, Did not the Disciples attain lesser awakening? By never abandoning the sentient beings The fully awakened Buddhas attained awakening.

84. Sau khi quán xét
Quả do tạo phúc
Hay là tạo ác,
Làm sao có thể
Dầu trong giây phút
Khư khư làm lợi
[Riêng] đến thân mình?
Thus when one considers the occurrence of The fruits of beneficial and non-beneficial deeds, How can anyone remain even for an instant Attached [only] to one’s own welfare?

85. Bắc chắc trên rễ
Của lòng từ bi,
Khởi mầm giác ngộ,
[Chân tâm] Bồ Đề
Là quả duy nhất
Của lòng vị tha -
Điều này Phật tử
Cần phải tu dưỡng.
Rooted firmly because of compassion, And arising from the shoot of awakening mind, The [true] Awakening that is the sole fruit of altruism – This the conqueror’s children cultivate.

86. Tu kiên định rồi,
Chư Bồ Tát thảy
Đều kinh sợ cho
Chúng sinh đọa khổ,
[Chư Bồ Tát] nguyện
Từ bỏ an lạc
Của Tam Ma Đề,
Đi xuống sâu vào
Địa ngục Vô Gián
Cứu khổ chúng sinh.
When through practice it becomes firm, Then alarmed by other’s suffering, The [bodhisattvas] renounce the bliss of concentration And plunge even to the depths of relentless hells.

87. Thực là kỳ diệu
Thực đáng tán thán;
Thánh đạo tối thượng!
Đến các chư vị
Hy sinh hiến thân,
Hay là tiền của
Tuy thế, vẫn chưa
Kỳ diệu chút nào.
This is indeed amazing, praiseworthy it is; This is the excellent way of the sublime; That they give away their own flesh And wealth is not surprising at all.

88. So với chư vị
Chứng đắc pháp không
[Mà lại] tuân thủ
Theo luật nhân quả,
Như thế thật là
Lại còn kỳ diệu
Hơn cả kỳ diệu!
Lại còn phi thường
Hơn cả phi thường!
Those who understand this emptiness of phenomena Yet [also] conform to the law of karma and its results, That is more amazing than amazing! That is more wondrous than wondrous!

89. Chư vị vì muốn
Cứu độ chúng sinh,
Dù sinh trong bùn
Của cõi luân hồi,
Mà không dính nhiễm,
Như cánh hoa sen
Mọc trong ao bùn
Chẳng nhiễm mùi bùn.
Those who wish to save sentient beings, Even if they are reborn in the mires of existence, They are not sullied by the stains of its events; Just like the petals of a lotus born in a lake.

90. Như là Bồ Tát
Phổ Hiền, đốt hết
Củi của phiền não
Bằng lửa trí tuệ
Của chính Tánh không,
Mà vẫn thấm nhuần
Tánh của từ bi.
Though bodhisattvas such as Samantabhadra Have burned the wood of afflictions With the wisdom fire of emptiness, They still remain moistened by compassion.

91. Dưới lực từ bi,
Chư vị hành hóa
Ra đi, hạ sinh,
Thọ báo an vui,
Từ bỏ ngai vua
Hành xác, khổ hạnh,
Đắc đại giác ngộ
Chiến thắng ma vương.
Those under the power of compassion Display acts of departing, birth and merriment, Renouncing kingdom, engaging in ascetic penance, Great awakening and defeating the maras;

92. Chuyển vòng pháp luân,
Nhập vào cõi thiên,
Và cũng như thế
Hành hóa vượt thoát
Trên cõi đau buồn
Đạt đến Niết bàn.
Turning the wheel of dharma, Entering the realm of all gods, And likewise display the act of going Beyond the bounds of sorrow.

93. Hóa thân Phạm Thiên,
Đế Thích, Vi Nữu,
Thủ La phẫn nộ,
Chư vị thực hiện
Vũ điệu từ bi
Qua các hành hóa
Ban phát an lành
Cho các chúng sinh.
In guises of Brahma, Indra and Vishnu, And that of fierce Rudra forms, They perform the compassionate dance With acts bringing peace to the beings.
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 25/11/12 21:44 với 1 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

94. Vì muốn an ủi
Đối với những vị
Chán ngán luân hồi,
Chư tôn tuyên dạy
Hai loại trí tuệ,
Dẫn cho họ vào
Con đường Đại Thừa
[Nhưng] đó chẳng phải
Giáo pháp tối thắng.
For those disheartened on existence’s road, For their respite the two wisdoms that lead To the great vehicle had been taught; They are [however] not ultimate.

95. Chư vị Đệ tử
Mải trụ huệ thân
Đắm nhiễm thiền duyệt
Phải đợi đến khi
Chư Phật thúc đẩy
Mới xuất cõi thiền.
So long not exhorted by the Buddhas, So long the Disciples will remain In a bodily state of wisdom Swoon and intoxicated by absorption.

96. Khi xuất ra rồi
Chư vị hoá thân
Dưới nhiều hình dạng,
Hành hoá cứu giúp
Cho các chúng sinh.
Công đức, trí tuệ
Tích tụ đủ rồi
Chứng được Phật quả
[Toàn giác] bồ đề.
When exhorted then in diverse forms They will become attached to others’ welfare; And if they gather stores of merit and wisdom, They will attain the Buddha’s [full] awakening.

97. Bởi vì còn mắc
Hai loại [tập khí], //two [obscurations] exist
Đó chính là mầm
[Luân hồi] tái sinh;
Khi mầm và nhân
Duyên hợp đầy đủ
Chổi cây luân hồi
Sinh thành đời sống.
Because the propensities for two [obscurations] exist, These propensities are referred to as seeds [of existence]; From the meeting of the seeds with conditions The shoot of cyclic existence is produced.

98. Chư tôn đức độ
Đã khai thị [Đạo]
Khế hợp tâm thức
Khác nhau mỗi người
Qua nhiều pháp mô
[The paths] revealed by the saviors of the world, Which follow the pattern of beings’ mentalities, Differ variously among the diverse people Due to the diverse methods [employed by the Buddhas].

99. [Giáo lý] muôn dạng
Hoặc là thâm diệu
Có khi quảng đại;
Đôi khi [giáo lý]
Bao hàm cả hai;
Dầu như thế nào
Tựu chung giáo pháp,
[Thảy] đều bình đẳng
Cùng mang đặc tính
Chẳng lìa tánh không
Và tánh bất nhị.
[The instructions] differ as the profound and as the vast; On some occasions [an instruction] is characterized by both; Though such diverse approaches are taught, They are [all] equal in being empty and non-dual.

100. Các câu thần chú,
Các địa [Bồ Tát],
Cũng như trí tuệ
Bát nhã chư Phật,
Đấng toàn trí dạy:
Tất cả đều là
Các phương diện của
Bồ Đề Tâm thôi.[/b]
The retention powers and the [bodhisattva] levels, As well as the perfection of the Buddhas, The omniscient ones taught these to be Aspects of the awakening mind. /i]
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 25/11/12 21:45 với 1 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

101. Những vị luôn tạo
Phúc lạc chúng sinh
Bằng thân chính mình
Hoặc là khẩu ý,
Chư vị biện chứng
Diệu lý tánh không,
Chẳng thể tranh cãi
Như thế là theo
Chủ thuyết đoạn diệt.
Those who fulfill other’s welfare in this way Constantly through their body, speech and mind, Who advocate the dialectic of emptiness, There is no dispute at all of being nihilistic.

102. Chư tôn Đại sỹ
Không trụ Ta Bà
Chẳng trụ Niết Bàn.
Thế nên chư Phật
Dạy ở đây là:
"Vô trụ" Niết Bàn.
Neither in cyclic existence nor in nirvana The great beings reside; Therefore the Buddhas taught here The non-abiding nirvana.


103. Từ bi chỉ mang
Một vị duy nhất
Đí là công đức;
Vị của tánh không
Là vị tối thắng
Những người uống được
[Thần dược tánh không]
Hành hóa lợi lạc
Cho các chúng sinh
Chư vị thực là
Con của Thế tôn.
The single taste of compassion is merit; The taste of emptiness is most excellent; Those who drink [the elixir of emptiness] to realize Self and other’s welfare are conqueror’s children.

104. Đảnh lễ chư vị,
Với toàn thân mình,
Trong ba cõi này
Chư vị xứng đáng
Gọi là Ứng Cúng;
Chư vị dẫn dắt
Thế gian và làm
Trưởng tử chư Phật.
Bow to them with your entire being; They are always worthy of honor in the three worlds; These guides of the world reside As representatives of the Buddhas.

105. Tâm Bồ đề này
Là pháp [tối thắng]
Của đường Đại Thừa
Hãy nên [kiên cố]
Tinh tấn hành trì
Trụ trong thiền định
Phát tâm Bồ Đề.
This awakening mind is stated To be the highest [ideal] in the great vehicle; So with an absorbed [determined] effort Generate this awakening mind.

106. Để thành tựu đến
Phúc lạc cho người
Và cả cho mình
Chẳng còn cách nào
Trong thế giới này
Ngoài Bồ Đề Tâm
Cho đến ngày nay
Chư Phật thấy rõ
Chẳng có pháp khác.
To accomplish self and others’ welfare No other means exist in the world; Apart from the awakening mind To date the Buddhas saw no other means

107. Chỉ nhờ phát nguyện
Tâm thức Bồ Đề.
Tạo khối công đức
Thật là to lớn
Nếu như khối ấy
Có một hình dạng
Thì đầy hư không
Vẫn không chứa hết.
The merit that is obtained From mere generation of awakening mind, If it were to assume a form It will fill more than the expanse of space.

108. Vị nào thiền định
Vào Bồ Đề Tâm
Dù trong giây phút
[Tạo] khối công đức
To lớn vô cùng
Dù là chư Phật
Cũng không đo xuể!
A person who for an instant Meditates on the awakening mind, The heap of merit [obtained from this], Not even the conquerors can measure.

109. Tâm này thật là
Chẳng dính phiền não
Là hạt châu báu
Tôn quý, duy nhất,
Không thể bị hại
Không thể bị mất
Bởi tên trộm đạo,
Ma vuơng phiền não.
A precious mind that is free of afflictions, This is the most unique and excellent jewel; It can be neither harmed nor stolen by Such robbers as the mara of afflictions.

110. Như là đại nguyện
Của chư vị Phật,
Và chư Bồ tát
Kiên cố chẳng sai,
Cũng thế, chúng ta
Kiên trì giữ nguyện
Để thấm nhuần trong
Tâm thức Bồ Đề.
Just as aspirations of the Buddhas And the bodhisattvas are unswerving, Likewise those who immerse themselves in Awakening mind must hold firm their thought.

111. Hãy cố tinh tấn
Với tâm phi thường
Như đã giảng [trên];
Mai sau thành tựu
Công hạnh Phổ Hiền
[Đạt đại giác ngộ].
Even with wonder you should strive As explained here [in the preceding lines]; Thereafter you will yourself realize Samantabhadra’s [great enlightened] deeds.

112. Bồ Đề Tâm này
Đã được ban truyền
Bởi chư Thế Tôn,
Đệ tử ngày nay
Tích tụ vô lượng
Công đức tán thán,
Xin nguyện hồi hướng
Đến khắp chúng sinh
Dập vùi bể khổ
Của sóng luân hồi
Mạnh bước tiến lên
Trên con đường đạo
Chư Lưỡng Túc Tôn
Đã từng tinh tiến.
By praising the awakening mind hailed by the excellent conquerors, The incomparable merits I have obtained today from this act, May through this all sentient beings submerged in the waves of existence ocean Travel on the path trodden by the leader of the bipeds.


tangbong tangbong tangbong

Đến đây chấm dứt văn bản Phát Bồ Đề Tâm Luận, trước tác bởi Tổ Long Thọ Bồ Tát.

//Lời bàn người đăng: Kính mong các phật tử đạo hữu hãy kiên trì trong học tập, tư duy phân tích hệ thống giáo pháp thật kỹ càng, sự thông suốt các vấn đề căn bản ban đầu là vô cùng quan trọng, từ đó mà tạo dựng căn bản niềm tin chân chính vào giáo pháp. Sau đó, nếu có thể nên tìm cầu một vị Đạo sư chân chính giác ngộ giáo pháp để nương tựa, hành trì một cách đúng đắn theo hướng dẫn của Đạo sư, vị Đạo sư có đủ khả năng biết được người hành trì cần gì để hiểu, để học, để hành và để chứng ngộ.
Sửa lần cuối bởi Luuuuuuuuuuuu vào ngày 25/11/12 21:46 với 1 lần sửa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Thuyết giảng về Thích Bồ Đề Tâm Luận của
Tổ Long Thọ (Long Thụ)

Ngày 04 tháng 19 năm 2009, tại Nữu Ước, Hoa Kỳ.
Dịch giả: Sonam Nyima Chân Giác (Ly Bui) 05-06-2010

Thưa các đạo hữu huynh đệ và các đạo hữu huynh đệ Việt Nam thân mến, tôi vô cùng hoan hỷ hiện diện tại đây để nói chuyện về bài luận quan trọng do Tổ Long Thụ(1) đã trước tác. Trong truyền thống Phật giáo Phạn ngữ, Tổ Long Thụ được xưng tụng là vị Phật thứ hai (sau đức Thích Ca). Tôi nghĩ rằng Ngài rất nổi tiếng bởi vì bài luận kỳ diệu này. Trong các bài luận, Ngài luôn luôn đề ra những quan điểm qua những lời nói của đức Phật, và nhất là đưa ra những quan điểm qua những lý luận biện chứng(2) - mà không chỉ thuần túy trích ra những lời nói của đức Phật, và nhất là đưa ra một bài luận giải trình bày rõ ràng mạch lạc qua những lý luận biện chứng.

Vì cách luận giải của Ngài đặt căn bản trên những lý luận biện chứng nên tất cả các vị Tổ ngay sau đó như Thánh Thiên(3) và cả Phật Hộ(4), Thanh Biện(5), cũng như tất cả các vị đại học giả, đại tổ sư đều đi theo phương pháp của Ngài để luận giải giáo lý Phật giáo qua lý luận biện chứng. Vì thế tôi cũng vô cùng hoan hỷ có được duyên lành hôm nay để giải thích về một vài đoạn thi kệ của bài luận giải của Ngài. Và dĩ nhiên là Phật giáo Việt Nam cũng đi theo truyền thống này và cũng là những truyền nhân của dòng truyền thừa Phạn ngữ như là Tổ Long Thụ. Như thế, hiện giờ chúng ta đều là môn đệ hoặc là truyền nhân của dòng truyền thừa Nalanda, tức là trung tâm Nalanda - Đại Phật Học Viện Ấn Độ.

CHÚ THÍCH:

(1) Long Thụ (t. Klu Sgrub; s. Nāgārjuna, sinh khoảng thế kỷ 1 - 2) là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xưng tụng tổ là đệ nhị Phật sau đức Thích Ca Mâu Ni và xếp Sư vào "Sáu Bảo Trang của Ấn Độ" - năm vị khác là Thánh Thiên (s. Āryadeva), Vô Trước (s. Asanga), Thế Thân (s. Vasubandhu), Trần Na (s, Dignāga), Pháp Xứng (s, Dharmakīrti). Tác phẩm nổi tiếng của tổ là Căn Bản Trung Quán Luận Tụng (s. Mādhyamikakarika).

(2) Biện chứng pháp trong Phật giáo là tiến trình lý luận để làm sáng tỏ ý nghĩa của một vấn đề qua phương pháp lý luận phủ định đưa đối phương đến sự nghịch lý trong lý luận của họ. Biện chứng pháp của tổ Long Thụ được gọi là "Quy Mậu Luận Chứng" (s. Prāsaṅga, l. reductio ad absurnum), dịch sát nghĩa là "lý luận chứng minh để quy về sự sai lầm", dùng ngay các lý luận của đối phương để đưa họ đến sự nghịch lý, sai lầm, và do đó phá những tà kiến để làm sáng tỏ chánh pháp (gọi là phá tà hiển chánh).

(3) Thánh Thiên (s. Āryadeva), là đệ tử của tổ Long Thụ. Sống khoảng thế kỷ thứ 3, trước tác các tác phẩm Trung Quán Luận và được xem là một trong những người khái sáng Trung Quán tông.

(4) Phật Hộ (s. Buddhapālita) là một vị đại sư Ấn Độ sống vào thế kỷ thứ 4, người sáng lập ra Trung Quán Cụ Duyên tông (s. Prāsaṅgika-mādhyamika).

(5) Thanh Biện (s. Bhāvaviveka) là một Luận sư quan trọng của Trung Quán tông (s. Mādhyamika), sống khoảng thế kỷ thứ 5 và thứ 5. Là người sáng lập bộ phái Trung Quán - Y Tư Khởi tông (s. Mādhyamika-svātantrika), là một trong hai trường phái của Trung Quán. Sư dùng phương pháp suy luận biện chứng dựa trên nền tảng của Nhân Minh Học (s. Hetuvidyā), Lượng Thức Học (s. Pramāṇavāda). Vào thế kỷ thư 8, trường phái của Sư được Tịch Hộ (s. Śāntarakṣita) biến thành phái Trung Quán - Duy Thức tông (s. Mādhyamika-yogācāra).


(*) Các chữ viết tắt trong phần chú thích: t: Tạng ngữ; e: Anh ngữ; l: La tinh, c: Hán ngữ (Phần Hán ngữ không có, vì người đánh máy không tìm được nguồn của bài này).

Các ghi chú ở cuối trang là của dịch giả để làm sáng tỏ thêm về các thuật ngữ Phật giáo Việt Nam. Vì các thuật ngữ Phật giáo và đề tài giảng dạy tương đối khó hiểu, cho nên các cước chú cuối trang dùng để giải thích cho rõ thêm nguồn gốc và ý nghĩa của bài dịch chứ không phải là do đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng. Tuy nhiên, các cước chú này lại thực sự khá quan trọng để giúp cho những vị sơ cơ có dịp đọc và hiểu được những lời giảng dạy trân quý của đức Đạt Lai Lạt Ma và nương theo ý mà đi vào đạo. Bởi vì đề tài giảng dạy quá rộng, cho nên số cước chú lên khá nhiều, mà nếu dồn vào trang cuối thì sẽ làm cho độc giả bị mất mạch văn khi đọc bài dịch, do đó dịch giả đã để vào cuối trang cho tiện việc tham khảo ngay khi có một thuật ngữ trong trang cần được làm rõ nghĩa.


(Còn tiếp...)
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 14/08/12 06:25 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tinh túy của bài luận này bao gồm hai đề tài: Vô Lượng Từ Bi và Chính kiến, cũng là trí tuệ hiểu biết Tánh Không(6).

Như vậy, có thể nói là hai điểm này là hai đề tài chính của bài luận.

Bây giờ câu hỏi là mục đích để làm gì? Hai đền tài này sẽ mang lại những lợi lạc gì? Thứ nhất, Từ bi mang lại sức mạnh nội tâm. Chúng ta có thể quan sát những vị có nhiều lòng bi mẫn và từ tâm. Thái độ của họ rất cởi mở. Họ nói chuyện dễ dàng thoải mái với người khác. Những người như vậy rất là trong sáng. Tôi nghĩ là toàn bộ cách hành xử của họ rất là chân thật và rất là lương thiện. Như thế sẽ mang lại niềm tin. Niềm tin sẽ mang lại tình bạn. Tình bạn sẽ mang lại sự hòa hợp. Chúng ta vốn là loài động vật sống hợp quần thành đoàn thể xã hội, do đó trong đời sống thường ngày chúng ta rất cần sống với toàn thể những người khác. Và như thế, càng có nhiều nhiệt tâm thì càng tốt hơn. Một người có thể hạnh phúc hơn nhiều trong 24 giờ của một ngày. Người đó sẽ cảm thấy luôn luôn được bao bọc chung quanh bởi các bạn bè, cùng là các anh chị em của nhân loại.

Nếu không có thái độ hành xử từ bi đó và thay vì vậy là thái độ cực kỳ ích kỷ thì khó có thể cư xử tốt hay khó có thể tiếp xúc với người khác với lòng lương thiện. Kết quả là sẽ mang đến sự nghi ngờ, bất tín. Kết quả là ta cảm thấy bao quanh bởi sự thù nghịch hay nghi ngờ người khác, và hậu quả là ta cảm thấy cô đơn, như thế là đi ngược lại rất nhiều với bản chất của con người. Khi nói về lòng từ bi, chúng ta không nói xa xôi gì về kiếp vị lai, không nói về Niết Bàn hay Phật quả. Nói một cách đơn giản, có nhiều kinh nghiệm về từ bi ngay trong kiếp sống này làm chúng ta trở thành hạnh phúc hơn. Và vì chúng ta có được tinh thần vui vẻ cho nên thân thế cũng trở thành khỏe mạnh hơn.

Bây giờ về đề tài kia, sự hiểu biết tánh Không, là thực tánh rốt ráo của mọi pháp(7) - ý nghĩa thực sự của tánh Không là thuyết Duyên khởi. Thuyết này rất có lợi lạc để phát triển mọi tầm nhìn viên dung(8). Thực tánh mọi pháp đều tùy thuộc vào nhau mà khởi sinh ra. Ngay cả với sức khỏe của chúng ta cũng tùy thuộc vào nhiều thứ. Cũng thế, sự an bình của tâm thức tùy thuộc vào nhiều thứ khác. Bây giờ, hãy mang điều này lên tầm mức của thế giới, và áp dụng vào vấn đề môi sinh, nhân loại và các loài vật khác, ta thấy tất cả đều tùy thuộc vào nhau mà tồn tại. Cho nên thuyết Duyên khởi giúp ích vô cùng để hiểu rõ cái hình ảnh thế giới viên dung này.

Đôi khi tôi nói với các vị không phải là Phật tử rằng, trên phương diện tôn giáo thì họ không có quan tâm gì đến Phật giáo, và như vậy thì phải có những truyền thống tôn giáo không theo đạo Phật, thí dụ như là Thiên Chúa giáo hay là Hồi giáo. Nếu gia đình của họ thuộc về những truyền thống đó thì tốt hơn là họ nên giữ theo truyền thống của họ. Trong lúc đó, tuy quan niệm của thuyết Duyên khởi và tương liên tương tức đến từ Phật giáo, nhưng lại có thể áp dụng hữu ích cho tất cả mọi người trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Như thế quan điểm đó làm tâm thức của chúng ta cởi mở rộng rãi hơn. Qua phương cách đó, các hành động của chúng ta sẽ trở nên thiết thực hơn.

Nhiều vấn đề khởi ra từ sự thiếu sót tầm nhìn viên dung. Người ta chỉ nhìn theo một khía cạnh nhỏ và chỉ thấy được một nguyên nhân hay yếu tố nhỏ của vấn đề. Rồi họ cố giải quyết vấn đề theo cách nhìn thiếu sót đó. Trên thực tế, có nhiều thứ liên hệ, nhưng phương cách của họ để giải quyết các sự vật là chỉ nhìn hay ngắm vào một phần của vấn đề. Do dó mà hành động của ta trở thành thiếu thực tế. Vì thế, để mang lại một thái độ viên dung, và có được một giải pháp thực tế thì điều tối quan trọng là phải hiểu rõ thực tánh của sự vật. Để hiểu rõ thực tánh của sự vật, thì điều tối cần thiết là có một tầm nhìn viên dung. Do đó, thuyết này, giáo lý về Duyên khởi này... cũng còn có một loại phương diện khác của lý Duyên khởi gọi là Vô ngã, hay là không thể có sự hiện hữu độc lập riêng rẽ. Và đó là hai đề tài đã nói ở trên.

Bây giờ nói về văn bản của bài luận. Như thế, có hai điểm này:

  1. Tâm từ bi liên hệ đến lòng nhiệt tâm, hay lòng tốt.
  2. Thuyết Duyên khởi liên quan đến trí tuệ.
Duyên khởi là thứ, giống như thức ăn của não bộ hay là trí tuệ. Khái niệm về từ bi có lợi ích, như là thức ăn hay nhiên liệu cho lòng nhiệt tâm. Giáo lý về từ bi này rất có lợi lạc.

Vậy, tôi nghĩ truyền thống Phật giáo Việt Nam chủ yếu đến từ truyền thống của Trung Hoa. Cũng có thể đến thẳng từ Ấn Độ, nhưng phần lớn là đến từ truyền thống của Trung Hoa. Rồi truyền thống Đại Hàn, Nhật, và cả Việt Nam - đều chủ yếu lấy các kinh bản đến từ hệ kinh điển của Trung Hoa. Tôi nghĩ là Phật giáo Trung Hoa hay truyền thống Trung Hoa khởi đầu từ các thế kỷ thứ hai, thứ ba và thứ tư. Truyền thống Tây Tạng khởi đầu từ thế kỷ thứ bảy. Như vậy, chúng tôi là những môn đệ trẻ đi sau của đức Phật. Quý vị là các môn đệ lớn hơn. Như thế, mỗi lần khởi đầu các pháp hội, tôi đều kính chào quý Phật tử Trung Hoa cũng như Việt Nam trước. Xin cám ơm quý vị.

Và truyền thống Phật giáo trẻ nhất là một số những người Hoa Kỳ, là Phật tử trẻ nhất.

CHÚ THÍCH:

(6) Tánh Không (s. Shunya) cũng có ý nghĩa là Hư không bất diệt, Hán dịch âm là Thuấn Nhã (trong khi từ Phạn ngữ Shunyata thì Hán dịch âm là Thuấn Nhã Đa). Bài tựa chú Lăng Nghiêm của Phật giáo Việt Nam có hai câu kệ cuối: "Thuấn Nhã Đa tánh khả tiêu vong, Thước ra ca tâm vô động chuyển", nghĩa là dù Hư không có thể bị tiêu vong mà vẫn giữ tâm Bồ đề kiên cố như núi Thiết Vi (s. Cakravada, Hán dịch là Thước ca ra).

(7) Pháp là một thuật ngữ của Phật giáo, nghĩa là một sự vật hay một hiện tượng bao gồm cả vật lý lẫn tâm lý.

(8) Tầm nhìn viên dung ở đây mang một ý nghĩa vô phân biệt, xem tất cả cùng là một, và phù hợp với lý bất nhị. Xin tham khảo thêm bài "Tánh Không Tổng Hợp Tam Thừa Phật Giáo Trong Tinh Thần Bất Bộ Phái Theo Phật Giáo Tây Tạng) của Không Quán (cũng chính là dịch giả) tại mạng: http://www.prajnaupadesa.org/images/tanhkhong.pdf
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 17/08/12 05:39 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Văn bản chúng ta sẽ học hỏi có tựa đề: Thích Bồ Đề Tâm Luận. Về nguồn gốc của văn bản cá biệt này viết bởi Tổ Long Thụ thì có hai nguồn: đến từ hệ kinh điển của Kinh thừa và cũng đến từ hệ kinh điển của Kim Cang thừa, là Mật giáo. Nhưng trong hai nguồn trên thì nguồn chính yếu là hệ giáo lý của Kim Cang Mật thừa. Do dó, mặc dù từ ngữ Bồ Đề Tâm, là tâm giác ngộ được dùng trong cả hai hệ giáo lý Kinh thừa cũng như là Kim Cang thừa, nhưng ở đây, từ ngữ Bồ Đề Tâm hay là tâm giác ngộ, mang ý nghĩa chủ yếu theo hệ giáo lý Kim Cang thừa, bởi vì văn bản gốc mà Tổ Long Thụ sử dụng dể viết thành bài luận này thực sự chính là năm dòng kệ trích dẫn từ chương hai của kinh Bí Mật Tập Hội(9) (s. Guhyasamaja tantra), trong đó đã nói theo pháp ngữ của đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Vì thế trong văn bản, khi bài luận mang tựa đề là Thích Bồ Đề Tâm Luận, ở đây tâm giác ngộ thực sự muốn nói đến là Bồ Đề Tâm, là tâm giác ngộ hiểu theo Kim Cang thừa nói chung và theo Tối thượng Du già nói riêng. Trong đó, tâm giác ngộ được hiểu theo bối cảnh của Tịnh Quang(10) tâm vi tế, Tịnh Quang tâm tối hậu, cả hai được hiểu trên trình độ của sự tu tập hợp nhất giữa ánh Tịnh Quang và Huyễn Thân(12). Và đó là ý nghĩa chủ yêu của từ ngữ "tâm giác ngộ" ở đây.

Như thế khi ta nói về luận giải văn bản của Kim Cang thừa, nhất là với Mật tông thì nói chung có hai loại Mật tông, gọi là Minh Mật và Tàng Mật(13). Minh Mật là các pháp môn như Thời Luân Mật Tông(14), còn Tàng Mật bao gồm các pháp thí dụ như là Bí Mật Tập Hội Mật, pháp môn này chính là nguồn gốc của văn bản luận giải cá biệt này của Tổ Long Thụ. Vậy, trong Tàng Mật như Bí Mật Tập Hội Mật, ngay cả ý nghĩa của một từ ngữ đơn giản cũng có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau.

Lấy thí dụ, ta có thể sử dụng phương pháp diễn giải về đề ra và áp dụng cái được biết là Tứ Cách(15) và Lục Pháp(16), trong đó ngay cả một từ ngữ đơn giản có thể diễn giải qua nhiều cách khác nhau tùy theo trình độ. Và ở đây, lấy thí dụ, Bí Mật Tập Hội là nguồn gốc của luận giải cá biệt này, và Bí Mật Tập Hội Mật có sáu nguyên lý diễn giải Mật tông trong đó năm nguyên lý đã được dịch ra Tạng ngữ. Vậy năm trong sáu đã có sẵn. Còn một chưa được dịch. Thế thì ở đây, khi Tổ Long Thụ luận giải Bồ Đề Tâm, tâm giác ngộ, Ngài đã luận giải không những theo trình độ của Kim Cang thừa mà còn luận giải theo trình độ hiểu biết của giai đoạn tu tập Viên Mãn thứ đệ của Bồ Đề Tâm hay là tâm giác ngộ, theo ngữ cảnh của Tịnh Quang tâm, và trên trình độ của giai đoạn tu tập Viên Mãn Thứ Đệ.

Khi ta nói về Tịnh Quang tâm trong giai đoạn tu tập Viên Mãn Thứ Đệ, điều cốt lõi là ta nói về sự bất phân ly hợp nhất của Chính niệm và Tánh Không. Vậy, ở đây có hai khía cạnh. Một là khía cạnh mục tiêu, nghĩa là đối tượng, là Tánh Không, và đó là điều mà tâm trí tuệ cần phải chứng ngộ. Khía cạnh kia là chủ thể chứng ngộ Tánh Không đó, chính là chủ thể của ánh Tịnh Quang. Và ở giữa hai kía cạnh này là sự hiểu biết, là chính trí về Bồ Đề Tâm(17), là những điều được chuyên chở trong văn bản bài luận của Tổ Long Thụ, và đó là khía cạnh trước, khía cạnh đầu tiên, là đối tượng Tánh Không, hay là đối tượng Tịnh Quang(18).

Như vậy, khi ta nói đến thuyết giảng về chủ thể Tịnh Quang tâm, điều cốt lõi là nói về giáo lý của đức Phật thuyết về Tánh Không, phần đó đã được trình bày trong các bài luận giải khác của Ngài và trên quan điểm của hệ giáo lý kinh điển. Thí dụ như theo Giải Thâm Mật kinh, Xiển Minh Phật Đích Ý Nghĩa(19), chúng ta nhận ra có ba lần chuyển pháp luân.

Lần chuyển pháp luân thứ nhất là giáo lý về Tứ Diệu Đế. Lần chuyển pháp luân thứ hai chủ yếu bao gồm giáo lý các kinh điển của hệ Đại Trí Độ, là các kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Và trong hai lần chuyển pháp luân này, đức Phật đã trình bày chủ yếu về đối tượng Tịnh Quang, đó chính là giáo lý về Tánh Không. Và rồi chính kinh Giải Thâm Mật liên quan đến lần chuyển pháp luân thứ ba và dẫn đến sự phân biệt rõ ràng về các tự tánh(20) khác nhau. Và ở đây, một phân đoạn của lần chuyển pháp luân thứ ba đã bao gồm các bài kinh như là Tathagata-garbha Sutra, Như Lại Tạng Kinh(21). Trong giáo lý này, ngoài đối tượng là Tịnh Quang của Tánh Không, đức Phật còn thuyết giảng thêm về chủ thể Tịnh Quang của Trí tuệ.

Điều độc đáo về các giáo lý Kim Cang thừa là giáo lý này trình bày một phương cách, trong đó đối tượng Tịnh Quang, chính là Tánh Không, và chủ thể Tịnh Quang của Trí tuệ có thể hòa lại chung với nhau thành hợp nhất bất phân ly, do đó đề ra con đường đạo trên đó ta có thể tiến gần đế sự giác ngộ qua hành trì hợp nhất bất phân ly giữa đối tượng Tịnh Quang của Tánh Không và chủ thể Tịnh Quang của Trí tuệ.

Nói chung, sự hợp nhất giữa Pháp và Trí là phần tối thiết của Phật đạo để giác ngộ. Nhất là trong ngữ cảnh của Kim Cang thừa, hợp nhất giữa Pháp và Trí được thực hiện qua sự hợp nhất bất phân ly, tại đó, ngay cả trong mọt biến cố đơn độc của tâm thức, cả hai Trí và Pháp đều hiện diện. Như thế đưa đến thành sự hợp nhất bất phân ly.

CHÚ THÍCH:

(9) Bí Mật Tập Hội Kinh (s. Guhyasamaja santra, t. Gsang ba 'dus pa, e. Tantra of the Secret Asembly).

(10) Tịnh Quang Tâm (t.'od Gsa, s. prabhasvara-citta, e. Clear light mind), Trung Hoa dịch là Minh Quang tâm hay Cực Quang tâm.

(11) Viên Mãn Thứ Đệ là một trong giai đoạn tu tập của Du Già Mật tông:

  1. Sanh Khởi Thứ Đệ (t. bskyed rim, e. Generation stage): giai đoạn hành trì từng phần, quán tưởng khởi thành vị Hộ Phật rõ ràng trong tâm thức.
  2. Viên Mãn Thứ Đệ (t. rdzogs rim, e. Completion stage): giai đoạn hành trì từng phần, quán tưởng thành tựu Kim Cang thân qua các tu tập như là pháp môn nội hóa (t. gTum mo).
(12) Huyễn Thân hay Huyễn Thân đạo (t. sgyu lus, e. Path of Illusory Body), chuyên quán tưởng thân người là tập hợp của nghiệp lực tùy duyên mà khởi lên như huyễn ảnh phản chiếu trong gương.

(13) Minh Mật Minh nghĩa là sáng, lộ rõ (e. Explicit tantra) và tàng (nghĩa là dấu kín) mật (e. Hidden tantra).

(14) Thời Luân Mật tông, (s. Kalachakra tantra).

(15) Tứ Cách, (e. The four modes). Tứ Cách là bốn cách đển diễn giải rốt ráo ý nghĩa của từ ngữ trong kinh, bao gồm:

  1. Giản lược nghĩa: là diễn giản theo chữ, nghĩa đen.
  2. Phổ quát nghĩa: là nghĩa theo giai đoạn tu tập Sanh Khởi Thứ Đệ.
  3. Tàng nghĩa: là diễn giải theo giai đoạn tu tập của Viên Mãn Thứ Đệ của pháp môn Bí Mật Tập Hội bao gồm năm giai đoạn tu tập thì Tàng nghĩa thuộc về diễn giải theo giai đoạn thứ hai và thứ ba của Viên Mãn Thứ Đệ của pháp môn Bí Mật Tập Hội.
  4. Tối thắng nghĩa: là diễn giải theo giai đoạn tu tập cuối của Viên Mãn Thứ Đệ, như giai đoạn tu tập thứ năm của Viên Mãn Thứ Đệ của pháp môn Bí Tập Tập Hội, bao gồm pháp tu hợp nhất của Tịnh Quang và Huyễn Thân.
(16) Lục Pháp, (e. The six boundaries). Lục pháp là sáu phương pháp diễn giải các từ ngữ trong kinh bao gồm:
  1. Hiển nghĩa: thí dụ như đức Kim Cang Trì (s. Vajradhara) có hiển nghĩa là hình đức Phật cầm chùy kim cang năm nhánh.
  2. Ám nghĩa: là sự hợp nhất của Tịnh Quang và Huyễn Thân (e. Union of clear light, t.'od-gsal and Illusory body, t. sgyu-lus).
  3. Ẩn dụ nghĩa: là khi một câu có nghĩa ẩn dụ, như là "hãy đi tìm một cô thiếu nữ trẻ đẹp, mắt to, 25 tuổi, mang ý nghĩa ẩn dụ là hãy đạt đến sự hợp nhất của Tịnh Quang và Huyễn Thân.
  4. Phi Ẩn dụ nghĩa: thí dụ như câu: "hãy ngồi thiền định trong tư thế kim cang bất nhị".
  5. Quy ước nghĩa: Quy ước là khi những câu kinh có ý nghĩa rõ ràng theo quy ước của ngôn ngữ và văn phạm.
  6. Phi Quy ước nghĩa: là khi những câu không theo các quy ước của ngôn ngữ và văn phạm, thí dụ như "kotakya, kotava, kotakotavashcha v.v... chỉ là tên những khuôn mặt khác nhau của đức Phật Kim Cang Thủ (s. Vajrapani, hay còn xưng là Chấp Kim Cang).
(17) Do đó mà bài luận này mang tựa đề là: "Thích Bồ Đề Tâm Luận".

(18) Nói cách khác, khía cạnh mục tiêu là đối tượng Tịnh Quang và chính là Tánh Không, còn khía cạnh chủ thể chính là Tâm Tịnh Quang chứng ngộ Tánh Không qua sự hiểu biết, chánh trí về Tánh Không.

(19) Giải Thâm Mật Kinh (s. Samdhinirmocana-sutra; t. dgongs pa nges par `grel pa`i mdo), dịch âm Hán Việt là San địa niết mô chiết na tu đa la, là một bộ kinh Đại thừa. Giải Thâm Mật là bộ kinh căn bản của Duy Thức tông, thuyết về A lại da thức (s. Ālaya-vijnāna), Tam tự tính (s. Trisvabhāva) của tâm thức theo Duy Thức học.

(20) Các tự tánh đó là Tam Tự Tánh (s. Trisvabhāva) bao gồm: Biến Kế Sở Chấp, Y Tha Khởi và Viên Thành Thật.

(21) Như Lai Tạng Kinh ( s. Tathāgatagarbha sutra) là một bộ kinh Đại thừa trong hệ thống kinh Như Lai Tạng bao gồm thêm các bộ kinh khác như: Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Quảng Kinh (s. Śrīmālāsiṃhanāda sūtra) và Đại Bát Niết Bàn (s. Mahāparinirvāṇa sūtra). Hệ kinh Như Lai Tạng nhấn mạnh một điểm là mỗi chúng sanh đều có Như Lai Tạng, tức Phật tánh, và có sẵn chủng tử Phật (hạt giống Phật).


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Bồ Ðề Tâm Luận (Bodhichittavivarana) - Bồ Tát Long Thọ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Văn bản bắt đầu bằng câu trích dẫn từ bổn gốc Bí Mật Tập Hội Mật, trong đó đọc như sau: "Không có tự tánh(22)..."

Cách Tổ Long Thụ diễn giải trong câu đó là để thực sự trình bày sự hiểu biết của giáo lý Phật giáo, phủ nhận mọi khai niệm của bất kỳ loại thực thể nào có thể sở hữu một sự tồn tại độc lập.

Về mặt lịch sử, có phân ra nhiều trường phái suy tư theo các học thuyết khác nhau. Ngoại trừ giáo lý của đức Phật, tất cả các trường phái học thuyết cổ Ấn Độ đều chấp nhận trên một khái niệm nào đó có một nguyên lý thường hằng đưa quy vào tự ngã (s. atman), hay là đại loại có linh hồn vĩnh cửu. Và theo họ thì phải hiểu là thuộc tính của linh hồn vĩnh cửu này không giống như các uẩn của thân và tâm, các uẩn này là nền tảng của tự ngã và phức hợp(23) nhiều mặt. Họ cho rằng tự ngã chỉ có một, và là một tự thể đơn độc. Không như các uẩn, là vô thường, tự ngã được nghĩ rằng là thường còn và vĩnh cửu. Và cũng khác các uẩn, vốn tùy thuộc trên các sức mạnh khác mà có, tự ngã được nghĩ là độc lập. Như thế, cái khái niệm về một nguyên lý tự ngã thường hằng gọi là linh hồn nhất thể, thường còn và độc lập, được giả định, mặc nhiên công nhận.

Tổ Long Thụ tuyên ngôn câu đầu tiên để phủ nhận cái loại nguyên lý cho là thường còn liên hệ đến tự ngã và cả đến nền tảng của khái niệm về ngã, đó là thân và tâm của ta. Nói chung, trong cái tri giác ngu si của ta về tự ngã, khi ta nghĩ đến ý tưởng về "tôi" hay là "ta", cái khái niệm khởi lên như thể là đến từ thân ta hay là đến từ các quá trình của tâm. Tổ Long Thụ đã vạch ra là không những cái ngã giả định đó không có thật, mà các nền tảng dựa trên đó để khởi lên khái niệm của tự ngã - đó là thân và tâm, các uẩn của thân và tâm - đều không có thật và không hề tồn tại hiện hữu độc lập(24).

Sau đó, ta đọc hàng thứ hai và thứ ba:

  • Xả bỏ tất cả
    Chủ thể, đối tượng
    Như uẩn, giới, xứ.
Ở đây, Tổ Long Thụ muốn nói đến quan điểm của hai trường phái Phật giáo đầu tiên là Tỳ Ba Sa Bộ(25) (Vibhāṣika) và Kinh Lượng Bộ(26) (Sautantrika). Cả hai trường phái Phật giáo Ấn Độ ngoại đại thừa này đều chấp nhận giáo lý vô ngã của Phật giáo và phủ nhận khái niệm về tự ngã (atman) hay có một linh hồn nhất thể bất biến và độc lập, như đã nói là giả định ở trên. Và ngoài ra, họ còn phủ định khái niệm cho là có bất kỳ một loại tự ngã nào làm chủ thể của thân và tâm của mình.

Trong cái nhận thức si mê về tự ngã của mình, ta có cái tri giác là, vượt ra ngoài cái quá trình của thân và tâm, còn có một người nào hay một cái gì gọi là "tôi" làm chủ thể của thân và tâm, và các quá trình của thân và tâm thuộc quyền sở hữu của nó, và cái chủ thể đó theo một cách nào đó tồn tại độc lập với các nền tảng thân và tâm này. Như thế, theo hai trường phái này, giáo lý đức Phật dạy về vô ngã được hiểu theo ngữ cảnh của sự không có một cái ngã tự túc, và độc lập.

Tuy nhiên, hai trường phái này cũng chấp nhận là, khi nói đến nền tảng về khái niệm của tự ngã, đó là các quá trình của thân và tâm, thì các nền tảng này khác với tự ngã, nghĩa là nó có thực sự hiện hữu. Cho dù là quá trình của thân hay tâm, nó đều có thực sự hiên hữu. Sự hiện hữu thực sự này có thể đặt nền tảng trên sự hiểu biết sâu sắc hơn về thực tánh. Ở đây, ta chủ yếu nói về các quá trình của tâm và các hiện tượng sinh lý của thân bởi vì đó là hai lãnh vực chịu đựng trực tiếp các kinh nghiệm về khổ đau và hạnh phúc. Khi nói về khổ đau và hạnh phúc, đó là những quan tâm chính của các chúng sinh như ta, thì ta nói về những kinh nghiệm chủ quan, và là các quá trình hoạt động của thân và tâm, và sau đó là những vi trần, phần tử vi tế(27) cấu tạo nên vật chất, qua các tập hợp lớn hơn, các phần tử đó tạo thành thế giới vi phân vật chất của thân mà chúng ta tích tụ các kinh nghiệm.

Tương tự, khi nói đến thức, là cảnh giới của tâm, hai trường phái này hiểu sự hiện hữu của thức theo ngữ cảnh của các phần tử vi tế, là các đơn vị bất khả phân của sự nhận thức, một loại vi trần(28) của nhận thức, và tập hợp các vi trần đó làm thành dòng tâm tương tục mà chúng ta cảm nhận để tạo thành các kinh nghiệm của tâm thức.

Đó là cách của Tỳ Ba Sa Bộ và Kinh Lượng Bộ, hai trong bốn trường phái cổ điển ngoại đại thừa của Phật giáo Ấn Độ, giải thích về thực tánh của chúng ta. Dĩ nhiên cách hiểu về thực tánh bị phủ nhận và bị đả phá bởi các trường phái Đại Thừa, đầu tiên hết là Duy Thức bộ(29), Phạn ngữ là Chittamatra hay Duy Tâm tông. Và theo Duy Thức bộ, họ phản bác cái khái niệm về thực tánh của thân được cấu tạo kết hợp từ những vi trần bất khả phân, là những phần tử nguyên tố. Theo Duy Thức bộ, họ lý luận là cho dù ta chia chẻ vật chất thành vi tế đến đâu đi nữa, thì bởi vì cho đến khi nó còn là vật chất thì nó vẫn còn mang cái khái niệm (là nó vẫn còn được cấu tạo)(30) từ những thành phần, bởi vì không có cái ý niệm về phương hướng(31) thì toàn bộ khái niệm của vật chất sẽ sụp đổ.

Nếu ta phân tách như thế, cái khái niệm của những vi trần bất khả phân không thể nào chấp nhận được. Do đó, họ (Duy Thức) bác bỏ cái hiểu thực tánh theo cách chia chẻ đến tối đa này và bác bỏ cả lý luận cấu tạo sự vật qua tập hợp của những vi trần bất khả phân. Vì vậy, Duy Thức hay Duy Tâm bác bỏ ngay cả những thực tại vật chất mà ta cảm nhận. Rồi khởi lên câu hỏi: "Bây giờ, đã thấy là chúng ta có cảm nhận thế giới vật chất - chúng ta thấy hoa, thấy bình hoa và v.v... - như vậy là sao? Và nó được cấu tạo ra từ cái gì?" Sự hiểu biết của Duy Thức tông là ở chỗ, các thứ trên thật ra chỉ là những suy diễn của chính nhận thức của mình, khởi sinh từ quả của các huân tập(32) mà chúng ta chế tạo ra trong tâm thức. Vậy, theo cách này, Duy Thức tông đã phê phán cái quan niệm hay lý thuyết về thực tại của Tỳ Bà Sa Bộ và Kinh Lượng Bộ.

CHÚ THÍCH:

(22) Thích Bồ Đề Tâm Luận: "Không có tự tánh riêng biệt" cũng có nghĩa là "Mọi thực thể đều trống rỗng". Xin tham khảo bản dịch của Sonan Nyima Chân Giác tại mạng: http://www.prajnaupadesa.org/images/bodhi2.pdf

(23) Phức hợp: là từ kép, bao gồm phức tạp và nhiều khía cạnh hợp lại.

(24) Không hề tồn tại hiện hữu độc lập còn gọi là không có tự tánh (inherently or intrinsically non-existent).

(25) Tỳ Bà Sa Bộ (t. chedrak mavam; s. Vaibhāṣika) là một bộ chúng tách ra từ Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ và chuyên môn nghiên cứu bộ luận Đại Tỳ Bà Sa Luận (t. bye brag bshad mdzod chen mos; s. Abhidharma Mahāvibhāṣa Śāstra), do đó mà có tên là Tỳ bà Sa Bộ và chủ trương phân biệt tách rời quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng như là chấp nhận thời gian có hiện hữu tồn tại.

(26) Xin xem chú thích số 36 và 37, giải thích hai trường phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ và Kinh Lượng Bộ.

(27) Phần tử vi tế còn gọi theo thuật ngữ Phật giáo là các vi trần.

(28) Vi trần theo thuật ngữ Phật giáo là những phần tử vi tế cấu tạo nên vật chất, còn gọi là những nguyên tử của vật chất.

(29) Duy Thức bộ (s. Vijñaptimātravādin, yogācārin, cittamātravādin, vijñānavādin), chủ trương là mọi nhận thức đều do tâm mà hóa hiện "Vạn pháp duy thức", cho nên thực chất là giả huyễn, không có tự tánh.

(30) Chữ viết trong ngoặc là những câu cho thêm bởi dịch giả cho sáng nghĩa.

(31) Do đó mà học giả Tuệ Sĩ dịch là phương phần, nghĩa là thành phần phương hướng cấu tạo nên vật chất. Nói đầy đủ là "hữu phương phần cực vi", nghĩa là "phần tử có phương hướng cực nhỏ".

(32) Huân tập: là một thuật ngữ Phật giáo, có nghĩa là những thói quen tiêm nhiễm bản chất si mê từ vô lượng kiếp.
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 17/08/12 06:05 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách