Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Abhidhamma Piṭaka
VÔ TỶ PHÁP TẠNG

Bộ Sách Chú Giải
PHÂN TÍCH - Vibhanga
Tác giả: Nagādīpa Mahā Thera
Dịch giả: Bhikkhu Pasādo SÁN NHIÊN
Biên soạn: P.L. 2540 - D.L. 1996
Hiệu đính: P.L. 2556 - D.L. 2012

LỜI MỞ ĐẦU


Tiếp theo bộ chú giải thứ nhất của Tạng Vô Tỷ Pháp là bộ Vibhanga (Phân Tích). Bộ này được chia ra làm mười tám tiết mục. Ba tiết mục đầu tiên, quan trọng hơn cả, đề cập đến Khandha (Uẩn), Ayatana (Xứ), và Dhātu (Giới).

Các tiết mục khác được đề cập đến, gồm có:

  • - Sacca (Đế).
    - Indiya (Quyền).
    - Paccayākāra (Duyên khởi).
    - Satipatthāna (Niệm xứ).
    - Sammappadhāna (Chánh cần).
    - Iđhipāda (Thần túc).
    - Bojjhanga (Giác chi).
    - Jhāna (Thiền na).
    - Appamannā (Vô lượng).
    - Magga (Đồ đạo).
    - Sikkhāpada (Điều học - Giới Luật).
    - Patisambhidā (Vô ngại giải).
    - Nāna (Trí tuệ).
    - Khuddakavatthu (Tiểu vật - đề mục phụ thuộc).
    - Dhammahadya (Pháp ý).
Phần lớn những tiết mục này gồm có ba phần: Giải thích theo kinh Tạng, giải thích theo Vô Tỷ Pháp Tạng, và vấn đáp (Panhāpucchaka).

Bộ sách này cũng chú giải theo lối cổ điển và giảng rộng theo hướng giải thích của Kinh Tạng - những lời dạy của đức Từ phụ - ngõ hầu đóng góp một phần nhỏ trong kho tàng Pháp bảo của nước nhà.

Ngưỡng mong công đức phiên dịch này kết thành quả phước thanh cao và xin thành kính dâng lên hương linh bậc Thầy khả kính là ngài Trưởng Lão Tịnh Sư (Santakicco Mahā Thera), ngài Trưởng Lão Siêu Việt (Ulāro Mahā Thera), đến Song Thân kính yêu, đến cô Tư - Tu nữ Phạm Thị Yên, đến tất cả chư Thiên hộ trì chánh pháp, đến những bậc hữu ân đã ủng hộ cho việc phát hành toàn bộ chú giải của Tạng Vô Tỷ Pháp, và đến toàn thể quý Phật tử luôn được an vui trong cảnh Quả Phước như ý mong cầu.

  • Với tấm lòng từ ái
    Mettāparamatthapāramī
    Sādhu! Sādhu! Sādhu!

    Dịch giả: Bhikkhu Pasādo Sán Nhiên.

VIBHANGA - PHÂN TÍCH
Namatthu Sugatassa - Cung Kính Đức Thiện Thệ


- oOo -

KHANDHAVIBHANGA - UẨN PHÂN TÍCH

Rūpakhandhaniddesa - Sắc Uẩn Xiển Minh

Catusaccadaso nātho Catudhādhammasanganim
Pakāsayitvā sambuddho Tasseva samanantaram
Upeto Buddhammehi Atthārasahi nāyako
Atthārasanna khandāti Vibhangagānam vasena yam
Vibhamgam desayi satthā Tassa samvannanā ayanti.


Nguyên câu này sẽ được giải thích trong bộ Phân Tích, tiến hành sự việc là:

"Sambuddho" - Bậc Chánh đẳng giác giác ngộ lãnh vực truyền thống của pháp độ Ba La Mật, ở nơi ngài không tìm thấy một vị nào làm Thầy hoặc làm bậc A Xà Lê để chỉ dạy giáo huấn.

"Catusaccadaso" - Ngài toàn trị cả bốn trường hợp của Tứ Thánh Đế, đó là khổ Thánh Đế, Tập Thánh Đế, Diệt Thánh Đế và Đạo Thánh Đế.

"Satthā" - Bậc Thầy giáo chủ là vị Thầy tối thượng siêu xuất thế gian, là vị Thầy chỉ dạy cho tất cả chúng sanh.

"Catudhā Dhammasanganim Pakāsayitvā sambuddho" - Ngài khải thuyết vừa dứt bộ Pháp Tụ với cả bốn phần, thì tiếp theo bộ Pháp Tụ, là ngài thuyết giảng bộ Phân Tích với năng lực phân chia ra thành 18 thể loại, như phần Uẩn Phân Tích v.v...

"Upeto" - Đấng Thập Lực dắt dẫn chúng sanh ra khỏi cảnh giới đáng thương theo lẽ thường nhiên của chư Phật, việc thuyết giảng bộ Phân Tích kết hợp với cả 18 thể loại, trước tiên là Uẩn Phân Tích sẽ được thuyết giảng. Và trong Uẩn Phân Tích là việc phân chia Uẩn ra làm năm, đó là Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, hành Uẩn và Thức Uẩn.

Trong Sắc uẩn có Phật ngôn giảng giải, đề cập việc muốn vấn hỏi rằng:

"Katamo rūpakhandho" - Trường hợp như thế nào gọi là Sắc uẩn? Thuyết giải là: "Yam kinci rūpam atītānāgatapaccuppannam" - Một loại Sắc nào là Sắc trong quá khứ, Sắc hiện hành trong vị lai và Sắc hiện hành rõ ràng trong hiện tại.

"Ajjhattan vā" - Sắc đó là Sắc nội phần hay Sắc ngoại phần cùng phải, Sắc thô hay Sắc tế, Sắc xấu hay Sắc tốt, Sắc có trong chỗ gần hay Sắc ở chỗ xa.

"Tadekajjham abhisannuhitvā" - Như Lai kết hợp tất cả và để vào nhau trong một chỗ, gọi là Sắc Uẩn, phân chia ra được 28 loại, đó là Tứ Sắc Đại Hiển và 14 Sắc Y Sinh. Tứ Sắc Đại Hiển gồm có:

  • - Một Địa giới.
    - Một Thủy giới.
    - Một Hỏa giới.
    - Một Phong giới.
Hai mươi bốn Y Sắc Sinh gồm có năm Sắc Thanh Triệt, v.v...

"Tattha kenatthena rūpam" - Có lời nghi vấn trong câu hỏi: "Rūpam" - Với nhân nào mà Pháp đó được gọi là Sắc? Có lời giải thích rằng: "Ruppanatthena rūpam" - Gọi là Sắc do bởi bị tiêu hoại đổi thay.

"Tena vuttam" - Với nhân như thế, đức Thế Tôn mới có Phật ngôn giảng giải, bố thí Diệu Pháp đến tất cả chư Tỳ khưu như sau:

"Kinci bikkhave" - Này chư Tỳ khưu, với nhân như thế nào, mọi người gọi đó là Sắc? "Ruppatīti kho bhikkhave" - Này chư Tỳ khưu, Pháp gọi là Sắc do bởi nương vào sự tiêu hoại đổi thay, tức là sanh lên, rồi lại thường bị tiêu hoại đi, sẽ không thể nào có được sự bền vững tồn tại lâu dài, có sự điêu tàn hoại tan là lẽ thường, với nhân như thế, mới gọi là Sắc.

"Kena ruppati" - Với sự vật như thế nào gọi là Sắc bị tiêu hoại? Sắc bị tiêu hoại do bởi nhiều loại nguyên nhân. "Sitena ruppati" - Đức Thế Tôn có lời khải thuyết là Sắc bị tiêu hoại do bởi lạnh cũng có, bị tiêu hoại do bởi nóng cũng có, bị tiêu hoại do bởi bụng đói cũng có. Cũng có nơi Sắc bị tiêu hoại do bởi xúc chạm của con ruồi trâu và con muỗi, do bởi gió và nắng, do bởi xúc chạm ở loại rắn lớn và rắn nhỏ, v.v...

Nhà chú giải, người hiểu biết lời giảng dạy của đức Phật, có lới đề cập thêm đối với lời chủ giải Phật ngôn rằng:

"Sītena ruppannam" - Hành động của sự tiêu hoại do bởi lạnh, là có ở trong A Tỳ địa ngục, một địa ngục thường hiện bày ở trong khoảng giữa của Tam giới. Ở đó có trạng thái như lò lửa, A Tỳ địa ngục ở trong khoảng giữa của núi Thiết Vi. A Tỳ địa ngục có khoảng chừng tám vạn do tuần, ở phần phía dưới không có đất, ở phần phía trên không có mặt trăng, mặt trời, thường luôn tối tăm, bởi do không có mặt trăng mặt trời, không có ánh sáng của ngọn đèn, không có ánh sáng từ nơi ngọc Ma Ni.

"Tigāvuto" - Sắc thân của chúng sanh thọ hình trong A Tỳ địa ngục có chiều cao khoảng chừng ba "gāvuta" (một gāvuta bằng 1/4 do tuần).

"Vaggulio viya" - Tất cả chúng sanh ở trong A Tỳ dịa ngục, bị móc dính vào chân núi Thiết Vi với móng tay đang treo lơ lững, ví như con dơi có cái đầu treo ngược xuống phía dưới, đến hội tụ vào nhau rồi bắt lấy tay nhau với ý nghĩa là sẽ có được vật thực để ăn, túm bắt lẫn nhau, tìm kiếm để cắn ăn lẫn nhau, và rớt xuống ở trong nứơc gần mặt đất, sắc thân ấy bị đứt lìa ra với năng lực của nước cường toan, sắc thân bị tan nát và bể vụn ra như bị nghiền nát bởi tảng đá.

"Evam pākatam" - Sắc bị tiêu hoại do bởi sự rét lạnh, thường hiện bày trong A Tỳ địa ngục với trường hợp như vầy:

"Unhena ruppannam" - Sắc bị tiêu hoại do bởi đốt nóng, có hiện bày trong Vô gián địa ngục, vì lẽ trong Vô gián địa ngục là thường luôn sáng ngời, không tìm thấy được khoảng giữa, với nền nhà hình thành bởi kim loại sắt sáng ngời và chiếu sáng rực rỡ. Tất cả Chúa ngục thường xích trói hành tội đối với những chúng sanh ở địa ngục với đủ loại hình thức sai khác.

"Pancavidhabandhanādikaranakāle" - Trong thời gian hành tội có năm trường hợp cột trói v.v...

"Mahādukkham anubhavanti" - Tất cả chúng sanh ở địa ngục bị thọ lãnh rất nhiều đau khổ, không thể nào ước đoán, đếm được số lượng thời gian sẽ chấm dứt việc thọ lãnh đau khổ.

"Jigacchāya ruppannam" - Sắc bị tiêu hoại do bởi bụng đói, có trong hàng ngạ quỷ. "Dubbhikkhakāle pākatam" - Sự việc người hiện bày sự tử vong chết ở cõi Nhân loại do kết hợp với cơ hoang (dubbhikkhabhaya - nạn bỏ đói) là cơm gạo khó kahưn, không có được vật thực để thọ dụng, rồi thường dẫn đến hiện bày sự tử vong "Pittivisayasim hi sattā" một cách chắc thật. Tất cả chúng sanh ngạ quỷ đó, có vài nhóm không hẳn được thọ dụng vật thực, có khi trải qua đến hai ba đời đức Phật (Buddhantara) hiện hữu trong thế gian, lửa phát cháy trong nội phần, ví như lửa cháy ở trong ruột thân cây. Tất cả ngạ quỷ đó không được thọ dụng vật thực, với trường hợp như thế, rồi cũng quay trở lại hiện bày sự tử vong, và tái sanh trở lại nữa, tiếp tục chịu thọ lãnh khổ đau cho đến hết Nghiệp bất thiện.

"Kālakanjikādisu pākatam" - Sắc bị tiêu hoại do bởi sự khát nước, thường hiện bày trong hàng Atula địa (Kālakanjikāsūra). "Tattha nibbattā" - Tất cả chúng sanh đi tục sanh trong hàng Atula địa, có vài nhóm thọ hình khổ đau từ Nghiệp bất thiện, từ dòng nước sẽ cho nhiễu xuống cho đụng vào đầu chót lưỡi để cho được ướt một chút ít cũng không thể nào có được, và phải chịu trải qua hai ba đời đức Phật hiện hữu trong thế gian. Vài nhóm Atula địa trông thấy nước ở ao, hồ, giếng, và đại dương thì vui mừng thích thú vì nghĩ rằng sẽ được uống nước, liền đi đến nơi bến nước, tức thời dòng nước cũng biến mất, không còn hiện bày. Cát ở đáy nước quay trở lại thành lửa, cháy phực lên chói sáng rực rỡ. Khi đến đại dương, thì đại dương cũng khiến trở thành tảng đá.

"Sussantā" - Tất cả Atula có tâm bị khô héo, thọ lãnh khổ đau mãnh liệt, do xâm hại nghiệp cản ngăn không cho được uống nước, thọ lãnh rất nhiều đau khổ hơn nữa với sự khát nước, sẽ chấm dứt quả báo của Nghiệp bất thiện mà bản thân đã tạo ra trong thời vị lai.

Nhà chú giải dẫn đến một tích truyện cho thấy sự việc của Atula địa phải bị thọ lãnh khổ đau về sự khát nước, rồi hiện bày sự tử vong chết đi sống lại, có trong bộ kinh "Sammohavinodanīkathā" (Kệ làm tiêu tan si mê), với nội dung như sau:

"Eko kira" - Như vầy được nghe, có một Atula địa không thể nhẫn nại với sự khát nước, đi đến một đại dương sâu rộng được xác định là một do tuần, thì dòng nước trong đại dương cũng không có hiện bày đến Atula. Khi Atula nghe được âm thanh của nước, liền bước đến, về đêm cũng như lúc rạng đông, tại nơi đại dương đó đã phát sanh thành khói, Atula bước đi như là bước trên một tảng đá mà lửa đang thiêu đốt.

"Pātova" - Lúc bấy giờ vào buổi sáng, chư Tỳ khưu với khoảng ba mươi vị đi trì bình khất thực đang bước đi bên cạnh bến nước của một con sông, "Nam disvā" - Trông thấy Atula địa này, ngỏ lời vấn hỏi: "Konāmatvam" - Người này là ai? Với nhân nào mà người đi đến ở nơi cạnh bờ sông như thế? Atula địa tức thời trả lời: "Tôi đây là hàng ngạ quỷ, đến đứng ở chỗ này là do muốn được uống nước, khi xuống tới bến nước này, thì nước đã không còn, và từ khi tôi bị khát nước đến nay đã trải qua một thời gian rất lâu dài".

Tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh hỏi lại: "Ayam paripunnā" - Nước tại đây đầy tràn cớ sao người không được thấy? Ngạ quỷ trả lời rằng: "Quả thật vậy, tôi có thấy nước từ đằng xa, tuy nhiên, khi tôi tới gần bến nước này, thì tất cả đều biến mất, chỉ thấy toàn là ngọn lửa chói sáng rực rỡ, và sự mong cầu được thành tựu ước nguyện không thể đến với tôi. Khi tôi đi đến chỗ nào cũng hiện bày cùng một thể loại này, cho dù sẽ được uống chỉ là một giọt nước thấm ướt đầu môi, cũng không thể nào có được".

Ba mươi vị Tỳ khưu mới bảo với ngạ quỷ: ""Nipajjāhi" - Vậy người hãy nằm xuống tại chỗ bến nước của con sông này, chúng tôi sẽ làm cho người được thành tựu ước nguyện của việc uống nước. Ngạ quỷ nghe như thế, lấy làm vui mừng thỏa thích, liền nằm xuống tại chỗ, gần bờ của con sống cái, mà trước đây sông này là một đồi cát. Tất cả ba mươi vị Tỳ khưu lần lượt dùng ba mươi bình bát múc nước và đem đến đổ xuống miệng của ngạ quỷ này mãi cho đến gần thời gian phải đi khất thực.

Chư Tỳ khưu bảo cho ngạ quỷ được biết: "Đã tới thời gian thích hợp mà chúng tôi phải đi trì bình khất thực, vậy nước mà chúng tôi đã múc và đổ vào miệng của người, thì người có uống được nước để giải thoát hoặc là một trường hợp nào khác?"

Ngạ quỷ than khóc và tuyên thệ: "Nếu tôi có uống được nước, dù chỉ là một nửa cái bao tay cũng quả là tốt đẹp cho tôi, thì xin cho tôi ở mãi trong sản địa của hàng ngạ quỷ, và nguyện cho tôi không được giải thoát khỏi hạng ngạ quỷ này vậy".

Như thế ngạ quỷ đó phải thọ lãnh sự khổ đau của việc khát nước, phải thọ lãnh đau khổ nhiều hơn nữa, rồi sẽ chấm dứt ác nghiệp mà ngạ quỷ đã tạo tác trong kiếp quá khứ.

Có lời vấn hỏi là: "Kimsassa pubbakammam" - Ác nghiệp nào mà ngạ quỷ đã tạo ra tự bản ngã trong kiếp quá khứ, là thể loại nào, và bây giờ phải bị thọ lãnh thống khổ như vậy?"

Có lời giải thích như sau: "Ngạ quỷ này có danh xưng là "Kālakanjikāsūra" trong kiếp quá khứ đã tạo tác ác nghiệp trầm trọng vì đã thọ hưởng vật dụng của chư Tăng do người Phật tử tín thành cúng dường thành lệ xả thí (siêng năng) được tính vào phần Tăng thí, với tâm tham không có suy nghĩ Tàm quý đối với việc xấu ác. Khi trông thấy người đào ao, hồ tạo giếng nước cho thành việc bố thí, thì lại đi chận đường bít lối, không cho một ai được bước đến để uống nước hoặc tắm rửa trong ao hồ đó với tâm tật đố ty liệt. Sau khi diệt thân ngũ uẩn, thì liền bị rớt xuống địa ngục và bị đốt cháy tại chỗ đó rất lâu dài.

"Tato cuta" - Sau khi chấm dứt thọ lãnh khổ đau tại địa ngục, thì đi tục sanh trong sản địa của hàng ngạ quỷ và phải chịu thọ lãnh thống khổ như đã được thấy ở trên, và phải chịu đựng khát nước trong thời gian rất lâu dài, rồi sẽ chấm dứt ác nghiệp do đã tạo tác theo như bóng với hình.


Bậc trí tuệ nên hiểu biết về hàng ngạ quỷ này với tên gọi là "Kālakanjikāsūra" bị tiêu hoại với sự khát nước như vầy.

Sắc bị tiêu hoại do bởi năng lực từ gió và nắng, hoặc tiếp chạm từ nơi rắn nhỏ và rắn lớn, có rất nhiều trong mọi trường hợp xảy ra trong mỗi quốc độ.

"Sanrasmim hi vātorogo" - Một cách xác thực, bệnh kinh phong phát sanh trong thân thể làm cho con người phải bị bại xụi, hoại tay, hoại chân là trước tiên phải gọi là Sắc bị hoại bởi gió.

"Murukantā pākatam" - Sắc bị tiêu hoại bở ánh nắng từ mặt trời thường hiện bày trên con đường hẻo lánh. Nhà chú giải dẫn đến một tích truyện để trình bày với nội dung như sau:

"Kira" - Như vầy được nghe, có một phụ nữ rời khỏi nhà đi cùng với một nhóm rất nhiều người, với nước đi không kịp với nhóm người này, vả lại, đi trong đêm khuya và vào đến giữa trưa, đường đi bị nóng lên dưới ánh mặt trời, cát trắng trên mặt đường lộ bị nóng lên như than lửa hừng. Người phụ nữ không có thể để đặt bàn chân xuống mặt đường lộ được, mới để cái giỏ từ trên vai xuống để làm thành đôi dép bước đi. Khi mặt trời càng thêm nóng lên, thì cũng không còn bước đi trong cái giỏ đó được, mới đặt cái áo khoát vào trong cái giỏ tạo thành đôi dép để tiếp tục đi. Khi áo khoác đó nóng lên, thì đến con trai của mình đang cột ở ngang thắt lưng cũng không còn thương tiếc, liền đặt đứa con mình cho nằm úp xuống phía dưới đất, đứa bé bị sức nóng làm cho bị đau khổ, và người phụ nữ dẫm lên đứa bé để nương nhờ đi trên con đường nguy hiểm hẻo lánh. Cuối cùng người phụ nữ này và đứa bé phải bị chết trên con đường gian khổ.

Chính vì vậy, gọi là Sắc bị tiêu hoại trên con đường hẻo lánh nguy hiểm
. Bậc trí tuệ nên hiểu biết về Sắc bị tiêu hoại vừa nêu trên. Nếu kết hợp với sự tiêu hoại, gọi là Sắc bị tiêu hoại, có rất nhiều trường hợp xảy ra, như trường hợp bị tiêu hoại do bởi lạnh và nóng, như vừa được giải thích.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vedanākhandhaniddesa - Thọ Uẩn Xiển Minh

  • "Vedanākhandhaniddesādīsu hettthāvuttasadisam pahāya apubhameva
    vanna-yissāma. Yākāci vedanāti catubhūmikam vedanam parriyādiyati. Sukhā
    vedanātī ādīni atītadivasena nidditthavedanam sabhāvato dassetum vuttānīti"
Nguyên câu này sẽ được giải thích phần Thọ Uẩn một cách tuần tự tiếp theo của Sắc Uẩn trong phần Uẩn Phân Tích. Nhà chú giải của bộ Phân Tích giảng giải rằng:

"Bhagavā" - Đức Thế Tôn sau khi chấm dứt khải thuyết phần Sắc uẩn, thì liền tiếp theo là khải thuyết phần Thọ uẩn, với lời vấn hỏi như sau:

"Katamo vedamākkhandho" - Trường hợp như thế nào gọi là Thọ uẩn? Thuyết giải là: "Yācāci vedanā" - Thọ thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai. Thọ thuộc nội phần hay Thọ ngoại phần. Thọ thô thiển hay Thọ vi tế. Thọ xấu hay Thọ tốt. Thọ trong chỗ gần hay Thọ trong chỗ xa. Tập hợp tất cả lại vào trong một chỗ, Như Lai gọi là Thọ Uẩn.

Cớ lời giải thích là luồng Phật ngôn giảng thuyết về Thọ uẩn là nói tổng quát về Thọ trong cả Tứ Địa Giới (Bhūmi). Đức Thế Tôn lập lại ý chỉ vào Lạc thọ, Khổ thọ, Hỷ thọ, Ưu thọ và Xả thọ. Tất cả Thọ này phát xanh từ nơi xúc chạm Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức.

Nhà chú giải đề cập về Thọ với câu phân giải nắm giữ lấy là: "Pháp thường nhiên nào thọ lãnh cảnh, Pháp thường nhiên đó gọi là Thọ" Hành động thọ lãnh cảnh dẫn đến sự an lạc gọi là Thọ lạc. Hành động thọ lãnh cảnh dẫn đến sự khổ đau gọi là Thọ khổ. Hành động thọ lãnh cảnh dẫn đến sự không khổ, không lạc, không hỷ, không ưu, gọi là Thọ Xả.

"Atthi kāyikā cetasikā sukhā vedanā" - Hành động thọ lãnh cảnh dẫn đến sự an lạc hoặc sự khổ đau, cả hai trường hợp Thọ này kết hợp hiện hành trong thân cũng có và hiện hành trong tâm cũng có. "Adukkhamasukhāpana" - Tuy nhiên, Xả Thọ, hành động thọ lãnh cảnh không thể tìm thấy được Khổ lạc nếu đề cập theo phương thức nương nhờ vào các Thanh Triệt (sắc thần kinh) như có Nhãn Thanh Triệt, v.v... thì cũng được gọi là có kết hợp cả về thân và tâm.

"Sabbāpi kāyikā" - Vượt qua phần Thọ kết hợp trong thân và trong tâm, Thọ được kết hợp trong thân là Dục giới. Khổ thọ kết hợp trong tâm cũng là Dục giới, nhưng Lạc thọ kết hợp trong tâm chung quy trong Tam Địa giới ((Bhūmi - cõi) là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Xả thọ kết hợp trong cả Tứ Địa giới. Và Thọ gọi là Thọ thô thiển, là Thọ thành Bất thiện kết hợp với tư lự băn khoăn và có quả dẫn đến việc khổ đau và tội lỗi. Thọ thành Thiện và Vô ký gọi là Thọ vi tế.

Một trường hợp khác, Khổ thọ goi là Thọ thô thiển vì lẽ cho quả không tốt đẹp và dẫn đến sự khổ đau. Lạc Thọ là hành động thọ lãnh cảnh an lạc, gọi là Thọ vi tế. Tương tự như thế, Xả Thọ cũng gọi là Thọ vi tế vì lẽ Xả Thọ gọi là thọ lãnh cảnh tốt đẹp.

"Sukkhampi uppajjamānam" - Một cách xác thực, Lạc Thọ, sự an lành khi phát sanh được so sánh ví như có người đem nước đến tưới mát mái ngói đang nóng, làm cho mái ngói nóng đỏ cũng trở lại nguội mát đi.

Khổ Thọ khi phát sanh được ví như có người đem bó đuốc lửa được làm bằng cỏ châm vào mái nhà cho cháy thành tro, sáng rực với ngọn lửa thiêu đốt tàn phá. Khổ Thọ gọi là Thọ ty liệt, Lạc Thọ và Xả Thọ gọi là Thọ thanh cao. Thọ Bất thiện gọi là Thọ xa, Thọ thiện gọi là Thọ gần.

Một trường hợp khác, phân tích ra thì Thọ bất thiện được chia thành hai trường hợp:

  • (1) Thọ bất thiện câu hành với Tham.
    (2) Thọ bất thiện câu hành với Sân.
Vượt qua cả hai loại Thọ bất thiện, Thọ bất thiện câu hành với Tham gọi là Thọ xa và Thọ bất thiện câu hành với Sân gọi là Thọ gần.

Đến đây, xin được chấm dứt trong phần Thọ Uẩn Xiển Minh, một cách tóm lược chỉ có bấy nhiêu.

Saññākhandhaniddesa - Tưởng Uẩn Xiển Minh

Tiếp theo sẽ giảng giải một cách tuần tự phần Tưởng Uẩn. Trong Tưởng Uẩn, đức Thế Tôn thuyết giảng với lập ý vấn hỏi:

"Katamo Sannākhandho" - Trường hợp như thế nào gọi là Tưởng uẩn? Thuyết giải là: "Yākāci sannā" - Tưởng uẩn thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai. Tưởng thô thiển hay Tưởng vi tế, Tưởng ty liệt hay Tưởng thanh cao. Tưởng trong chỗ gần hay Tưởng trong chỗ xa. Tập hợp tất cả lại vào một chỗ, Như Lai gọi là Tưởng Uẩn.

Luồng Phật ngôn được thuyết giảng về Tưởng uẩn một cách tóm lược chỉ có bấy nhiêu.

Nhà chú giải, người sắp bày làm cho phá tan sự si mê (Sammohavinodanī), phát tâm giảng giải một cách sâu rộng, khởi sự là:

"Yākāci sannā" - Một loại Tưởng bao hàm tất cả, Tưởng chung quy trong cả Tam Địa giới (Bhūmi - cõi), gọi là Tưởng thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai. Ý nghĩa chính của việc khải thuyết trình bày cả ba Tưởng nhằm mục dích cho thấy ý chính về Tưởng, thật ra không phải chỉ có trong quá khứ, thường hiện bày luôn cra hiện tại và vị lai. Tưởng thường pháp sanh từ sự xúc chạm, chẳng hạn như Nhãn xúc có Vật (trú căn) tương tự với Thọ. Tưởng có sáu trường hợp, đó là Ý thức trong Sắc, Ý thức trong Thinh, Ý thức trong Vị, Ý thức trong Xúc, Ý thức trong sự vật sẽ được hiểu biết ở trong tâm.

Với lời nói cuối cùng, bậc trí tuệ là người có tiên thiên thông tuệ, nên hiểu biết về Tưởng uẩn cũng tương tự như phần đề cập đến Thọ uẩn, và chỉ có sự sai khác là đổi từ ngữ giữa Thọ và Tưởng.

Thọ được định nghĩa là thọ hưởng lấy Cảnh. Tưởng được định nghĩa là ý thức, nhận thức, xác định, hiểu biết lấy Cảnh, và Cảnh đó là Cảnh Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc và Pháp, tương tự như trong lời giải thích của Tưởng uẩn.

Đến đây, xin được chấm dứt trong phần Tưởng Uẩn Xiển Minh, một cách tóm lược chỉ có bấy nhiêu.

Sankhārakhandhaniddesa - Hành Uẩn Xiển Minh

Tiếp theo sẽ giảng giải một cách tuần tự phần Hành Uẩn. Trong Hành Uẩn, đức Thế Tôn thuyết giảng với lập ý vấn hỏi:

"Katamo Sannākhandho" - Trường hợp như thế nào gọi là Hành uẩn? Thuyết giải là: "Yākāci sannā" - Hành uẩn thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai. Hành thô thiển hay Hành vi tế, Hành ty liệt hay Hành thanh cao. Hành trong chỗ gần hay Hành trong chỗ xa. Tập hợp tất cả lại vào một chỗ, Như Lai gọi là Hành Uẩn.

Luồng Phật ngôn được thuyết giảng về Hành uẩn và đến đây xin được chấm dứt trong phần Hành Uẩn Xiển Minh, một cách tóm lược chỉ có bấy nhiêu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Viññānakhandhaniddesa - Thức Uẩn Xiển Minh


Tiếp theo sẽ giảng giải một cách tuần tự phần Thức Uẩn. Trong Thức Uẩn, đức Thế Tôn thuyết giảng với lập ý vấn hỏi:

"Katamo vinnānakhandho" - Trường hợp như thế nào gọi là Thức uẩn? Thuyết giải là: "Yam kinci vinnānam" - Một loại Thức được huân tập hiện hành một cách tốt đẹp trong Tứ Địa giới, là cõi Dục giới, cõi Sắc giới, cõi Vô sắc giới và lãnh vực Siêu thế. Và những loại Thức có trong vị lai và hiện tại. Thức nương nhờ vào cả năm Thanh Triệt (thần kinh), có Nhãn Thanh Triệt và Ý thức. Với những Thức hiện bày như thế, tập hợp tất cả Thức một cách thích hợp vào nhau, gọi là Thức Uẩn.

Trình bày việc giải thích trong Thức uẩn một cách tóm lược, chung quy lại có bấy nhiêu, được gom vào nhau với năm trường hợp.

Nhà chú giải có đề cập tỷ dụ về Ngũ Uẩn một cách rộng rãi như sau:

"Rūpam phenupindoviya" - Sắc uẩn được ví như bọt nước. Bọt nước rất nhanh bể vỡ và tiêu hoại. "Rūpam evam eva" - Sắc uẩn này cũng rất nhanh bể vỡ và tiêu hoại tương tự với tỷ dụ trên. "Yathā hi phenupindo" - Một cách xác thực, bọt nước không thể nào tìm kiếm được sự bền vững. "Nissāram eva" - Sắc uẩn này không thể nào tìm kiếm được sự bền vững, vì lẽ không có sự thường tồn, không có sự trường cữu, và không có thành một bản ngã như điều tỷ dụ nêu trên.

"Yatha ca" - Một trường hợp khác, với bọt nước cho dù có người sẽ nghĩ đến thực hiện cho thành một vật liệu để sử dụng vào một sự việc nào, thì cũng không thể thực hiện được. Bất luận sắp đặt vào một thời gian nào cũng vẫn hiện bày trạng thái của sự tiêu hoại hủy diệt ngay thời điểm đó. Điều tỷ dụ như thế nào thì "Niccam vā dhuvamvā" ở Sắc uẩn, cũng không thể tin rằng là thường tồn, rằng là hiện hữu, và sẽ chấp lấy rằng đây là Ta, là Tự ngã, là bản thể của ta được.

"Aniccam dukham vā" - Sắc uẩn luôn dị thường biến tướng, không thường hằng được bởi do theo pháp thường nhiên, không phải là của Tự ngã, sẽ có được sự tốt đẹp cho dù chỉ là một chút ít cũng không có được. "Phenupindusadisatā" - Với nhân như thế, thực tính của Sắc uẩn, bậc trí tuệ nên hiểu biết điều tỷ dụ Sắc uẩn ví như bọt nước.

Một trường hợp khác, bọt nước có rất nhiều loại lớn nhỏ, trở thành nơi nương nhờ rất nhiều đối với tất cả chúng sanh ở trong sông nước, mà không thể ước lường được. "Sappādīnam āvāso" - Chẳng hạn trở thành nơi nương nhờ của loài rắn độc. Nội phần của Sắc uẩn trở thành nơi nương nhờ của rất nhiều loài dòi tửa sâu bọ, theo ước chừng của bậc thầy Axàlê thì hạn định được 80 loại giống, có được xác định trong nội phần Sắc uẩn, hiện bày tại nơi nhà vệ sinh là trú xứ sản sinh ra, là nơi sanh trưởng, trở thành nơi bố úy tử, là trú xứ của tật bệnh đối với tất cả mọi chúng sanh, thường phải bị sanh già đau chết. Trong nội phần Sắc uẩn, mọi chúng sanh sẽ không đi đến chỗ nào khác, thường phải nương nhờ vào, tương tự ở trong bọt nước.

Đầu tiên, bọt nước có khoảng chừng bằng lá cây sơn chi rơi rụng, một cách tuần tự lâu dài được lớn dần lên, có đến một do tuần, hai hay ba do tuần, cho thấu đến một trăm do tuần là rất nhiều. Việc này có trạng thái được so sánh như thế nào, thì Sắc uẩn cũng có tỷ dụ ví như bọt nước vậy.

Một trường hợp khác, ngay cả Sắc uẩn sẽ có được bền vững, không được biết về bệnh tật, dẫn đến sự tử vong thích hợp với thời gian hiện hữu ước chừng một trăm năm vì thọ mạng diệt. Sự việc con người có được tuổi thọ nhiều hơn một trăm năm, không biết đến bệnh tật, quả thật vậy, không thể có được nhiều.

"Yathā pana pubbulo" - Sắc uẩn được ví như bọt nước. Bọt nước không thể tìm kiến được sự bền vững. "Agayhupago" - Có trạng thái dẫn đến người đụng vào sẽ bể vỡ và tiêu hoại tức thì. Sắc thân của tất cả chúng sanh cũng được so sánh ví như bọt nước. "Na ciraghathitiko" - Và nên ghi nhớ, bọt nước khi bị làn sóng nhồi lên, đụng chạm vào thí sẽ bị tiêu hoại và tan biến đo một cách mau lẹ.

"Sannāpi marīcisadisā" - Về phần Tưởng uẩn được so sánh như một ảo ảnh. Ảo ảnh hiện bày đối với người đứng thẳng ở đằng xa, nhưng khi đi đến gần, thì biến mất không hiện bày. Tưởng là hành động từ ý thức nghĩ tưởng, ví như tất cả mọi sự vật đếu có màu xanh lá cây và thường làm cho phải cãi vã lẫn nhau.

"Sankhārāpi" - Về phần Hành uẩn được so sánh, ví như cây chuối vì lẽ tất cả Hành không được thường tồn, là sự việc dẫn đến sự đau khổ và không phải là của Ta. Với một đám đông người sẽ dẫn đến cây chuối với ý nghĩ rằng cây chuối có lõi, như thế sẽ làm thành cây đà, cây cột, và cái then cửa, sẽ làm được thành tựu nhiều lợi ích đối với con người, quả thật, không thể có được như vậy.

Với việc tỷ dụ như thế, thì tất cả Hành uẩn, con người có ý nghĩ rằng được kết hợp với thực chất, cố gắng trang hoàng và tô điểm với y phục quần áo, với vật trang sức cùng với ý nghĩ rằng tất cả Hành này sẽ dẫn đến sự an lạc lâu dài. Và Hành uẩn cũng không thể tìm kiếm có được thực chất tương tự như điều tỷ dụ vừa nêu trên.

"Vinnānampi" - Về phần Thức uẩn có được ví dụ như hoàng hậu Māyā, thực hiện hành động xử sự với tâm từ ái, làm cho bao nam giới phải đem lòng say mê, và điều tỷ dụ về hoàng hậu Māyā như thế nào, thì Thức uẩn cũnh phỉnh gạt tấm lòng chúng sanh cho phải bị mê lầm như điều tỷ dụ vừa nêu.

Với nhân như thế, bậc trí tuệ nên quán xét Ngũ uẩn theo trạng thái vừa được giảng giải trong phần Uẩn Phân Tích một cách tóm lược, chung quy lại chỉ có bấy nhiêu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Āyatanavibahanga - XỨ PHÂN TÍCH

  • "Idāni tadanantaram āyatananiddese suttantabhājanīyam yāva desento
    dvādasāyatanāni cakkhvāyatanam rūpāyatananti ādimāha".


Nguyên câu này sẽ được tiếp tục giải thích trong phần Xứ Phân Tích, tiến hành sự việc là "Suttantabhājanīyam dassento" - Thầy chú giải khi trình bày phân tích câu trong phần Xứ Xiển Minh, với khả năng từ câu phân tách theo phần Kinh Tạng, đưa lên phần câu đầu đề là: "Dvādasāyatanāni" - Thập Nhị Xứ. Xứ có mười hai trường hợp là:

  • 1. Cakkhvāyatanam - Nhãn xứ - 2. Rūpāyatanam- Sắc xứ.
    3. Sotāyatanam - Nhĩ xứ - 4. Saddāyatanam - Thinh xứ.
    5. Ghānayatanam - Tỷ xứ - 6. Gandhāyatanam - Khí xứ.
    7. Jivhāyatanam - Thiệt xứ. - 8. Rasāyatanam - Vị xứ.
    9. Kāyāyatanam - Thân xứ - 10. Photthabāyatanam- Xúc xứ.
    11. Manāyatanam - Ý xứ - 12. Dhammāyatanam - Pháp xứ.
Nhãn Xứ có thực tính việc thấy sắc. Nhĩ xứ có thực tính việc nghe âm thanh. Gọi là âm thanh do bởi lời nói phát ra ở nơi người đang nói. Tỷ xứ có thực tính việc hít ngửi khí hơi, vui thích trong khi hơi, lấy khí hơi làm Cảnh. Thiệt xứ có sự hiểu biết các thực vị ở nơi cái lưỡi. Thân xứ là thân vui thích việc xúc chạm làm đối tượng. Gọi là Thân bởi thành lãnh địa phát sanh, là thành nơi tích lũy của tất cả pháp, là chỗ đáng phải ghét bỏ như là sợi tóc. Ý xứ là tên gọi của tâm vì có sự hiểu biết tất cả pháp được thọ ý giữ lấy trạng thái tự bản ngã, và thọ ý tất cả pháp như có Nhãn, v.v... Việc gọi tên là Xứ là vì thành nơi phát sanh, trú xứ, nơi khởi lên, nơi hiện hành với phận sự của Ý.
  • Ý có dụng nạp cảnh theo phận sự chức năng từ nơi ý.
    Nhãn dụng nạp cảnh là Sắc, Sắc là cảnh của Nhãn.
    Nhĩ dụng nạp cảnh là Thinh, Thinh là cảnh của Nhĩ.
    Tỷ dụng nạp cảnh là Khí, Khí là cảnh của Tỷ.
    Thiệt dụng nạp cảnh là Vị, Vị là cảnh của Thiệt.
    Thân dụng nạp cảnh là Xúc, Xúc là cảnh của Thân.
    YYs dụng nạp cảnh theo Pháp, Pháp là cảnh của Ý.
Bậc trí tuệ nên có tác ý xác định rằng sự việc nào hiện bày, sự việc nào thọ ý duy trì trạng thái tự ngã nơi bản ngã, chính sự việc đó gọi là Pháp, và từ ngữ Pháp (dhamma) phân tách ra có nhiều nghĩa sai khác nhau.

Từ ngữ Pháp cũng có vài nơi dịch là "Thọ ý duy trì chúng sanh không cho đi vào Khổ thú, không cho đi đến địa ngục". Từ ngữ Pháp cũng có vài nơi dịch là "Thọ ý duy trì và hiện bày trạng thái của mình". Từ ngữ Pháp dịch rằng "Thọ ý duy trì chúng sanh không cho đi vào Khổ thú, không cho đi đến địa ngục". Có hai thể loại Pháp, đó là Pháp học (Pariyattidhamma), và chín Pháp Siêu thế (Navalokuttaradhamma). Từ ngữ Pháp dịch rằng "Thọ ý duy trì trạng thái của mình" là tất cả chúng sanh đang hiện hữu trong lẽ thường tình của thế gian. Từ ngữ Pháp dịch rằng "hiện bày" là phù căn của sự vật (không thuộc nơi tâm), đến hiện bày làm thành cảnh đối với tâm.

Từ ngữ Pháp xứ sẽ không nằm trong ý nghĩa Pháp học và chín Pháp Siêu thế. Từ ngữ Pháp trong Pháp xứ với mục đích là trú xứ, là nơi không có tâm, không có ý, nhưng lại đến hiện bày với tâm. Từ ngữ Xứ mà trước tiên như được gọi tên là Nhãn xứ, từ ngữ Xứ được dịch rộng lớn, là tỏa rộng ra, là thành nơi xuất sanh, là thành cái giếng, là thành nơi trú ngụ.

Ý nghĩa của lời dịch "rộng lớn" được giải thích là "Việc huân tập hiện hành trong vòng sanh tử luân hồi sẽ không thể nào tìm kiếm ra được chỗ thỉ, chỗ chung, vòng sanh tử luân hồi này cho dù được trở thành người được vượt qua, cũng không thể nào thấy được chỗ nào là khởi đầu và nơi nào là điểm cuối cùng. Khi nào khổ đau trong cảnh đáng thương vẫn chưa được vượt qua, thì khi đó vòng sanh tử luân hồi thường dắt dẫn chúng sanh đi theo việc huân tập hiện hành".

Với nhân như thế, mới được gọi là Xứ. Nhãn xứ là trú xứ xuất sanh của Nhãn. Và Xứ trong tất cả Xứ còn lại, như là Nhĩ xứ v.v... và Pháp xứ là điểm cuối cùng, bậc trí tuệ nên hiểu biêt có một ý nghĩa tương tự với từ ngữ Xứ trong Nhãn xứ.

Bậc Đại Phúc (Punnarāsi" khải thuyết Diệu Pháp với Thập Nhị Xứ được phân ra làm hai, với sáu Xứ và sáu thuộc nội phần và sáu Xứ thuộc ngoại phần. Sáu Xứ nội phần là:

  • (1)Nhãn xứ.
    (2) Nhĩ xứ.
    (3) Tỷ xứ.
    (4) Thiệt xứ.
    (5) Thân xứ
    (6) Ý xứ.
Sáu Xứ ngoại phần là:
  • (1) Sắc xứ.
    (2) Thinh xứ.
    (3) Khí xứ.
    (4) Vị xứ.
    (5) Xúc xứ.
    (6) Pháp xứ.
"Pathanam desitāni" - Trước tiên là Sáu Xứ nội phần với hai trường hợp Xứ nội phần đầu tiên là Nhãn xứ và Nhĩ xứ. Bậc Thầy giáo chủ bố thí Diệu Pháp trước tất cả hội chúng "Bahūpakāravatta" vì cả hai xứ này là Nhãn xứ và Nhĩ xứ có rất nhiều ân đức, vói trạng thái làm nhân sẽ cho có được việc Quán Kiến Chí Thượng (Dassanā-butariya) và Thính Linh Chí Thượng (Savanānutariya).

Sự việc của Quán Kiến Chí Thượng là hành động được thấy, được nhìn xem những sự việc thanh cao tốt đẹp, và không thể tìm kiếm chỗ nào khác để được nhìn xem tốt đẹp hơn nữa. Sự việc của Thính Linh Chí Thượng là hành động được lắng nghe âm thanh thanh cao tốt đẹp, và không thể tìm kiếm chỗ nào khác để được lắng nghe âm thanh tốt đẹp hơn nữa.

Có lời giải thích của các thầy Axàlê cho được rõ biết về Quán Kiến Chí Thượng và Thích Linh Chí Thượng như sau:

"Idhekacco" - Có vài nhóm người trong thế gian này, khi khởi tâm chỉ làk hởi sự trông thấy một nữ nhân có sắc mỹ lệ và thấy được tất cả sự vật ở thế gian giả định này đều là kiết tường đối với con mắt. Với hành động được gặp gỡ và nhìn thấy như thế, không thể nào gọi là thanh cao vì lẽ khi nhìn thấy một nữ nhân có sắc mỹ lệ thường huân tập hiện hành làm cho phát sanh sự tham đắm, làm nhân sẽ cho lẩn quẩn ở trong vòng sanh tử luân hồi. Với nhân như thế, hành động này không bao hàm ý nghĩa của sự thanh cao tốt đẹp với tất cả sự vật hiện bày ở trong thế gian này. Và hành động bảo rằng người được nhìn thấy sự việc mà không có sự việc nào tốt hơn nữa, đó là người ở trong thế gian này có đức tín thành khi được nhìn thấy ảnh tượng và bảo tháp, đức tánh Đại giác ngộ và được nhìn thấy chư Tỳ khưu Tăng. Chính như vậy, gọi là Quán Kiến Chí Thượng, và sẽ không nhìn thấy sự việc nào khác được tốt đẹp hơn nữa.

"Annam dassanam hi" - Vì việc nhìn thấy sự việc nào khác, như là nhìn thấy một nữ nhân có sắc mỹ lệ thường hiện hành, làm cho người nhìn thấy phải bị rơi vào vòng lẫn quẩn của vòng sanh tử luân hồi, và thường hiện hành dẫn đến sự khổ đau vì lẽ làm cho tâm tánh của người có được sự vui thích khoái lạc trong vòng ái luyến dục vọng, sẽ là con đường dẫn đến Khổ thú.

Việc nhìn thấy ảnh tượng vào bảo tháp, đức tánh Đại giác ngộ và chư Tỳ khưu Tăng là nhân sẽ làm phát sanh đức tín, và chính đức tín này sẽ dẫn đến Thiên giới. Với nhân như thế, được gọi là Quán Kiến Chí Thượng, sẽ không có thể nhìn thấy một sự việc nào khác có được tốt đẹp thanh cao hơn nữa.

Hành động nơi người được nhìn thấy bảo tháp với tâm thành tín thường làm cho phát sánhự hoan hỷ, khiến cho toàn thân được bay bổng lên, ví như nàng Kumāri là người ở phương xa, có nội dung như sau:

"Tam cetiyam" - Có một bảo tháp được rất nhiều người bày tỏ lòng tôn kính đảnh lễ trong ngày bố tát, và với nàng Kumāri cũng không ngoại lệ. Khi nàng nhìn thấy ánh sáng của của ngọn đèn mà mọi người đang duy trì gìn giữ lấy trong sân bảo tháp đang hiện bày, thì phát tâm kết hợp với sự suy nghĩ tín thành, ước muốn để được thực hiện việc tôn kính cúng dường. Nàng đi vào thưa với cha mẹ rằng: "Amma tātā" - "Kính thưa cha mẹ, con ước muốn được đi thực hiện việc tôn kính cúng dường đến bảo tháp".

Mẹ cha của cô dạy bảo: "Đây không phải là thời gian mà con muốn thực hiện. Bây giờ đã là chiều tối và sẽ bước vào đêm, vả lại, con là gái, Kumāri nè, hãy khoan vội đi, hãy để thời gian rạng sáng mới nên đi đảnh lễ tôn kính". Cha mẹ nàng nói dứt lời, ra khỏi nhà với lễ vật tôn kính cúng dường ở trên tay, điđến sân bảo tháp và bảo nàng Kumāri ở lại coi chừng nhà. Cha mẹ nàng vẫn còn đang bước đi trên đường lộ và vẫn chưa đến bảo tháp. Lúc bấy giờ, nàng Kunāri đứng ở giữa khoảng trống của sân nhà, hướng mắt dõi nhìn về bảo tháp xem lễ vật cúng dường được sắp bày nơi sân bảo tháp. Ở nơi nàng hiện bày tất cả với tâm thành tín tột cùng, với trái tim đập nhộn nhịp, với nỗi lòng hoan hỷ. Nàng Kumāri luôn tưởng nhớ đến ân đức Phật, và do mãnh lực của sự hoan hỷ dẫn đến toàn thân nàng bay bổng lên và bay đến sân bảo tháp trước cả cha mẹ của nàng".


Nương vào nhân như thế, mới nói rằng hành động của việc thấy được bảo tháp với tâm tín thành, gọi là Quán Kiến Chí Thượng, và không thể có sự việc được nhìn thấy với con mắt ở sự vật nào khác có được thanh cao như vầy.

Hành động được nhìn thấy chư Tăng cũng được tính vào phần Quán Kiến Chí Thượng vì việc nhìn thấy chư Tăng với tâm tín thành sẽ ngăn chận hết bao tật bệnh về con mắt trong kiếp vị lai. Ngoài ra, hành động được nhìn thấy chư Tăng với tâm tín thành sẽ làm duyên cho thành tựu Phật Độc Giác, ví như Phật Độc Giác có tên gọi là Somanassa, có nội dung như sau:

"Imasmim bhudduppāde" - Vào thời kỳ giáo pháp của đức Phật chúng ta, có một vị là tiền thân Độc Giác Phật tên gọi là Somanassa, lúc bấy giờ đang sanh vào trong lãnh địa của loài chim cú, nương náu tại một cây gần núi có danh xưng là núi Vediyaka. Khi đó, đức Phật cùng chư Tỳ khưu Tăng đang du hành thanh tịnh trong đời sống Thánh đạo, đến thời gian thích hợp cùng với chư Tăng thực hiện việc trì bình khất thực. Chim cú bay ra khỏi tổ, được nhìn thấy chư tăng, thì khởi tâm tín thành kết hợp với sự yêu kính, bay đi theo đến từng căn nhà. Khi đức Phật thọ ý thành tựu phận sự khất thực, chim cú quay trở về vừa đến cửa hang núi Vediyata, uốn cong đôi cánh thực hiện việc đảnh lễ tôn kính xong, liền bay về tổ.

"Athekadivasam" - Rồi đến một ngày, đức Thế Tôn du hành khất thực cùng rất đông chư Tỳ khưu, đi vào làng khất thực rồi quay trở ra, chim cú cũng bay xuống nền đất, cùng bước đi theo tới chân núi Vediyaka. Khi đến cửa hang núi, bậc Thầy Siêu Xuất thế gian tỏ ý ngồi xuống ở ngay gần cửa hang động, và chư Tỳ khưu Tăng cũng tuần tự ngồi xuống đoanh vây đức Từ phụ, làm cho không còn con đường đi vào cửa hang. "Tam disvā" - Chim cú nhìn thấy với tâm thành tín, cúi đầu xuống phía dưới cánh thực hiện việc tôn kính đảnh lễ ngay trước mặt vị Thầy giáo chủ cùng với chư Tỳ khư Tăng. "Sitam katvā" - Đức Phật hé miệng miệng cho hiện bày làm nhân để cho khải thuyết Pháp thoại.

"Therana puttho" - Trưởng lão Ānanda khi nhìn thấy đức Phật hiện bày sự hé mỉm miệng. "Anjalim katvā" - Liền bày tỏ việc chắp tay thể hiện sự tôn kính cúi xuống đảnh lễ, rồi tác bạch: "Bhante Bhagavā" - Kính bạch đức Thế Tôn. "Nukho" - Đệ tử kết hợp với sự hoài nghi, kính xin được tác bạch vấn hỏi với nhân nào đức Thế Tôn hiện bày hé mỉm miệng, với trạng thái như thế thể hiện mối nhân quả liên quan trong trường hợp nào?"

Bậc Thầy giáo chủ khải ngôn Diệu Pháp: "Passānanda" - "Xem này Ānanda, hãy nhìn xem kiếp sống loài chim cú đang hiện bày ngay trước mắt". Trưởng lão Ānanda tiếp nhận Phật ngôn và đáp lời: "Passāmi bhante" - "Kính bạch đức Thế Tôn, đệ tử đã nhìn thấy chim cú". "Atha Bhagavā" - Tiếp theo đó, đức Thế Tôn giải thích: "Somanassa nāma" - "vào trong thời vị lai, chim cú này sẽ được giác ngộ thành Độc Giác Phật có danh xưng là Somanassa vì có tâm hoan hỷ với Như Lai và chư Tỳ khưu tăng, có tâm yêu kính chư Tỳ khưu tăng ngay trong kiếp hiện tại, là một tiền hạnh vận (pubbavāsanā) trong thời vị lai". Vừa dứt lời, đức Từ Phụ đi vào trong hang núi Vediyaka và lấy Thánh đạo làm việc duyệt ý theo truyền thống chư Phật. Chim cú quay trở về trú xứ của mình, thích hợp với thời gian thọ mạng diệt, thì đi tục sanh về Thiên giới và thọ hưởng Thiên sản lâu dài
.

"Tasmā veditabbā" - Với nhân như thế, đức Phật bi mẫn khải thuyết Nhãn Xứ trước tiên, làm nhân cho việc Quán Kính Chí Thượng được hiện bày, là việc thấy thanh cao, và không có việc thấy nào khác thanh cao hơn nữa. Vì lẽ không có cận y, nhưng vẫn được thành Tiền hạnh Vận, và tiếp theo khải thuyết Nhĩ xứ cùng hiện hành tương tự làm cho chúng sanh có được Thính Linh Chí Thượng. Tuần tự nối tiếp theo, đức Phật khải thuyết hết tất cả Xứ cho đến Pháp xứ là Xứ cuối cùng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Dhātuvibhanga - GIỚI PHÂN TÍCH

  • "Idāni tadanamtaram dhātuvibhanga sabbā dhātuyo chahi chahi dhātuhi
    sankhipitvā tīhi chakkehi suttantabhājanīyam dassento cha dhātuyoti ādimāba. Tattha chāti gananaparicchedoti".
Nguyên câu này sẽ được tiếp tục giải thích trong phần Giới Phân Tích, tiến hành sự việc tuần tự theo phần Xứ Phân Tích, đức Phật khải thuyết phần Giới Phân Tích.

Trong Giới Phân Tích, đức Phật thuyết giảng về Sáu của Giới (dhātuchaka) là sự tập hợp về giới thành từng bộ Sáu, với ba bộ Sáu. Tuy nhiên, sẽ tính vào nhau thành Thập Bát Gíới, trước tiên là sắp xếp theo giới nội phần, và giới ngoại phần, thuyết kết hợp là thành bộ Ba, là tập hợp theo từng ba giới, đầu tiên là Nhãn giới, Nhãn Thức giới và Sắc giới, cuối cùng là Ý giới, Ý thức giới và Pháp giới.

Chấm dứt nội dung một cách tóm lược về phần Giới Phân Tích.

Saccavibhanga - ĐẾ PHÂN TÍCH

"Tadanamtaram" - Một cách tuần tự, đức Phật khải thuyết về phần Đế Phân Tích gồm có cả bốn thể loại. Tứ Thánh Đế là Khổ Thánh Đế, Khổ Tập Thánh Đế, Khổ Diệt Thánh Đế và Khổ Đạo Thánh Đế.

Chấm dứt nội dung một cách tóm lược về phần Đế Phân Tích.

Indriyavibhanga - QUYỀN PHÂN TÍCH

Một cách tuần tự, dức Phật khải thuyết về phần Quyền Phân Tích, phân chia ra thành 22 thể loại của Quyền, gọi là Nhị Thập Nhị Quyền với Nhãn Quyền là đầu tiên và cuối cùng là Cụ Tri Quyền.

Chấm dứt nội dung một cách tóm lược về phần Quyền Phân Tích.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Paticcasamuppādavibhanga
LIÊN QUAN TƯƠNG SINH PHÂN TÍCH


Avijjā paccayā sankhārāniddesa
Vô Minh Làm Duyên Hành Xiển Minh


Bậc thầy Giáo chủ với lòng bi mẫn khải thuyết Phật ngôn, thuyết giảng phần Liên Quan Tương Sinh Phân Tích, là việc phân tích pháp theo phương thức Liên Quan Tương Sinh với chi pháp đầu tiên là "Avijjā paccayā sankhārā" - Vô Minh duyên Hành". Bậc trí tuệ là người có tiên thiên thông tuệ, cần nên hiểu biết về pháp Liên Quan Tương Sinh, là trạng thái hiện bày của Duyên.

Đức Phật thuyết giảng với từ ngữ "Sankhārā" - Tất cả Hành thường có, là do bởi Vô minh làm duyên, là phát sanh từ Vô minh:

  • - Thức phát sanh là do Hành làm duyên.
    - Danh và Sắc phát sanh là do Thức làm duyên.
    - Lục Xứ phát sanh là do Danh và Sắc làm duyên.
    - Xúc phát sanh là do Lục Xứ làm duyên.
    - Thọ phát sanh là do Xúc làm duyên.
    - Ái phát sanh là do Thọ làm duyên.
    - Thủ phát sanh là do Ái làm duyên.
    - Hữu phát sanh là do Thủ làm duyên.
    - Sanh phát sanh là do Hữu làm duyên.
    - Lão, Tử sầu bi khổ ưu não phát sanh là Sanh làm duyên.
"Evametassa kevadassa" - Khổ Tập cùng phát sanh lên và hiện bày tất cả sự khổ đau, cũng được phát sanh tương tự với trường hợp như trên.

Có lời vấn hỏi, "Kasmā panettha deseti" - Với nhân như thế nào, bậc Giáo chủ lại khải thuyết Vô minh là duyên đầu tiên trong Liên Quan Tương Sinh? Có lời giải thích như sau: "Đức Phật khải thuyết phần Vô minh trước tiên là vì Vô minh là nhân đầu tiên, là cội căn, là nguồn gốc, là nơi sắp bày tất cả Nghiệp Bất thiện, là nơi sẽ làm cho chúng sanh đi đến Khổ thú".

"Avijjābhihūtho putthujjano"" - Vì lẽ vẫn còn phàm phu, khi bị Vô minh che lấp, thì thường thực hiện sự việc khổ đau bất khả ly, chỉ là dẫn đến sự tiêu hoại phát sanh đến với mình vì bị nóng nảy thiêu đốt với phiền não. Khi thực hiện các yếu tố tiêu hoại, thì thường phát sanh dẫn đến địa ngục, ngạ quỷ, A tu la và Bàng sanh. Và một khi thực hiện các điều bất thiện sai khác nhau, như là việc sát đạo mà đã được thực hiện, thì cũng là tác nhân sẽ dẫn đến sự tiêu hoại, là sẽ cho phát sanh vào trong Khổ thú. Và việc thực hiện Nghiệp sát đạo cũng là do nương vào Vô minh.

Với nhân như thế, bậc thầy Giáo chủ khải thuyết đưa Vô minh lên thành duyên đầu tiên, khải thuyết phần Vô minh trước với vì các pháp có Hành, Thức v.v... sẽ phát sanh lên được là do nương vào Vô minh làm duyên, và người đón nhận sự khổ đau cũng do bởi Vô minh, là nhân đầu tiên của tất cả mọi nhóm khổ đau, thích hợp với luồng Phật ngôn bi mẫn khải thuyết cho chư Tỳ khưu như sau: "Avijjā upanissā sankhārā" - Tất cả Hành thường cận y với Vô minh.

Tất cả mọi người kết hợp với Ngũ Thú Uẩn cũng do nương nhờ vào Vô minh, có Vô minh làm nhân đầu tiên, là Vô minh hiện hữu trước thì Hành được phát sanh.

  • - Hành đã hiện hữu thì Thức được phát sanh.
    - Thức đã hiện hữu thì Danh và Sắc được phát sanh.
    - Danh và Sắc đã hiện hữu thì Lục xứ được phát sanh.
    - Lục xứ đã hiện hữu thì Xúc được phát sanh.
    - Xúc đã hiện hữu thì Thọ được phát sanh.
    - Thọ đã hiện hữu thì Ái được phát sanh.
    - Ái đã hiện hữu thì Ngũ thú được phát sanh.
Một trường hợp khác, đức Thế Tôn khải thuyết Diệu Pháp sắp bày Ái sẽ phát sanh lên đối với người ngu cũng do nương vào Vô minh Triền Cái thống trị. Khi Vô minh không còn thống trị, thì Ái cũng không có thể phát sanh lên được. Từ ngữ Vô minh (Avijjā) tức là hành động không có sự hiểu biết, là không có trí tuệ.

Có lời giải thích về từ ngữ Vô minh được dịch là, "Tất cả sự việc mà các bậc trí tuệ không thể có được, là cả ba trường hợp xấu ác, và Thân hành ác, v.v..."

"Tam avindiyam vindati"" - Pháp thường nhiên nào có sự việc mà bậc trí tuệ không đáng có, như là Thân hành thiện, v.v... thì pháp thường nhiên đó được gọi là Vô minh
.

Một trường hợp khác, "Pháp thường nhiên nào có sự việc mà bậc trí tuệ nên được có, như là Thân hành thiện, v.v... thì pháp thường nhiên đó được gọi là Vô minh".

Một trường hợp khác, "Pháp thường nhiên nào không được thực hiện tạo quả phước, là nhân quán xét các nhóm từ Uẩn, Xứ, Giới theo thực tính hoại diệt hiện bày, và không có thực hiện thực tính của cả Tứ Thánh Đế hiện bày cho thấy rằng là sự việc chắc thật, và không có thực hiện cho tất cả Quyền được hiện bày tăng trưởng lên, pháp thường nhiên đó được gọi là Vô minh".

Một trường hợp khác, "Pháp thường nhiên nào làm cho chúng sanh trôi lăn trong Tứ Sản Địa, Ngũ Thú và Tam Hữu, là việc sắp bày của bảy Thức, không thể tìm kiếm chỗ tận cùng, pháp thường nhiên đó được gọi là Vô minh".

Một trường hợp khác, "Gọi là Vô minh là vì làm cho chúng sanh trôi lăn theo thực tính của phần nữ giới và nam giới, không có sự hiểu biết theo Pháp Siêu thế".

Một trường hợp khác nữa, "Gọi là Vô minh là vì che khuất lấp lấy trí tuệ".

Với lời nói giải thích Duyên, là do nương nhờ vào, rồi diễn biến hiện hành, và có Duyên làm thành việc nâng đỡ. Tất cả hành có Vô minh ủng hộ, có Vô minh giúp đỡ. Với nhân như thế, tất cả Hành có Vô minh làm Duyên, và Hành là thiện và bất thiện tập hợp bài trí. Tuy nhiên, Hành được phân chia ra sáu thể loại như sau:

  • 1. Phúc hành.
    2. Phi phúc hành.
    3. Bất động hành.
    4. Thân hành.
    5. Ngữ hành.
    6. Ý hành.
"Ime avijjā" - Tất cả sáu loại Hành này có Vô minh làm duyên, phát sanh lên do Vô minh làm duyên.

"Āgatasankhārā" - Một trường hợp khác, tất cả Hành, theo từ ngữ Hành có thêm bốn trường hợp nữa là:

  • 1. Hữu vi hành - Sankhatasankhārā.
    2. Tối vi hành - Abhisankhatasankhārā.
    3. Chuyên tạo hành - Abhisankharanakasankhārā.
    4. Tối cần hành - Payogbhisankhārā.
Lời giải thích:

1. "Sabbepisapaccayā" - Tất cả những pháp kết hợp với duyên, gọi là Hữu Vi Hành.

2. "Kamma nibbattā" - Sắc pháp và Vô sắc pháp phát sanh với nghiệp kết hợp trong Tam giới, gọi là Tối Vi Hành.

3. "Tebhūmikakusalākusalacetanā" - Tư ở phần thiện và bất thiện chung quy ở trong Tam giới, gọi là Chuyên Tạo hành.

4. Sự nỗ lực chuyên cần phối hợp trong Thân và Tâm, gọi là Tối cần hành.

Tất cả Hành thường có Vô minh làm duyên. Tất cả Thức sẽ phát sanh cũng do nương vào Hành.

"Vijānātīti vinnānam"- Thức là pháp thường nhiên được hiểu biết theo cách đặc biệt. Danh và Sắc có Thức làm duyên, gọi là Danh vì thành pháp hướng dẫn và dẫn dắt, gọi là Sắc vì thường tiêu hoại đổi thay. Goi là Xứ vì thành chỗ phát sanh. Gọi là Xúc vì có sự xúc chạm. Gọi là Thọ do thọ lãnh cảnh. Gọi là Ái do sự khát vọng nhiễm đắm. Gọi là Thủ do có sự dính mắc, chấp giữ. Gọi là Hữu do trở thành sản địa của tất cả chúng sanh. Gọi là Sanh do thành sản địa của việc tái tục.

Tất cả các pháp này sẽ phát sanh cũng do trước tiên là nương nhờ vào Vô minh. Vô minh đã hiện hữu, thì Hành thường được phát sanh theo một cách tuần tự, cho đến Ưu Não là nơi cuối cùng. Vô minh thường che lấp lấy trí tuệ, là nhân sẽ làm cho giác ngộ Tứ Thánh Đế. Vô minh làm duyên cho Hành, như có Phúc Hành, v.v...

Gọi là Phúc hành tức là tạo tác việc thiện. Gọi là Phi Phúc hành" tức là tạo tác việc bất thiện. Gọi là Bất động hành tức là Tối Vi hành của các bậc thánh nhân bất chuyển động, không rúng động. Gọi là Thân hành tức là Hành huân tập theo phần Thân tạo tác. Gọi là Ngữ hành tức là Hành huân tập hiện hành theo phần lời nói ra. Gọi là Ý hành tức là hành huân tập hiện hành theo phần Ý nghĩ suy.

Một trường hợp khác, vị Thầy chú giải phân tích ra tất cả Hành có Phúc Hành, v.v... với khả năng có lời vấn hỏi như sau:

"Katamo punnābhisankhāro" - Do trường hợp như thế nào gọi là Phúc hành? Do nhân nào gọi là Phúc hành?

Có lời giải thích rằng: "Kusalā cetanā" - Tư thiện chung quy ở trong Tam giới, gọi là Phúc hành. Với lời giải thích này chưa có đề cập một cách xác định. Nếu quả thật xác định là: Tư ở trong tám Tâm Thiện Dục Giới, năm Tâm Thiện Sắc Giới, chính như vậy gọi là Phúc hành.

Phi Phúc Hành là Tư bất thiện phối hợp với mười hai Tâm bất thiện, là tám Tâm căn Tham, hai Tâm căn Sân và hai Tâm căn Si. Bất động hành là Tư phối hợp với bốn Tâm Thiện Vô Sắc Giới. "Aninjnānathena" - Vì lẽ bốn Tâm Thiện Vô Sắc Giới không còn rúng động. Thân hành tức là Thân tưởng Tư. là tư làm cho Thân Biểu Tri khởi sanh rồi huân tập cho hiện hành, là tám Tâm Thiện Dục Giới, mười hai Tâm Bất Thiện, hai mươi Tâm (Tư) của cả hai phần Thiện và Bất thiện, gọi là Thân hành. Ngữ hành tức là hai mươi Tâm (Tư), saikhác nhau chỉ là việc phối hợp với Ngữ huân tập hiện hành trong Khẩu môn. Ý hành tức là chín mươi mốt Tâm (Tư), ở phần không có phát sanh trong Thân môn và Khẩu môn.

Cả ba trường hợp, đó là Thân hành, Ngữ hành, Ý hành, được sắp xếp thành Thiện cũng có, Bất thiện cũng có, và Vô ký cũng có. Phát sanh về phía Thiện được gọi là Phúc hành. Nếu phát sanh về phía Bất thiện được gọi là Phi Phúc hành. Thiện được huân tập hiện hành trng Thân môn, là người xả thí và tôn kính đảnh lễ Phật, Pháp, Tăng, ảnh tượng phật, bảo tháp, v.v... gọi là Thân hành và được tính vào trong Phúc hành.

Một trường hợp khác, người được nhìn thấy chư Tỳ khưu Tăng và Sa di đi trì bình khất thực, không những thế, khi được thấy người ăn xin nghèo khổ đến nhận của xả thí, rồi đi thông báo với người có đức tin rằng: "Chư Tỳ khưu Tăng và Sa di đến trì bình khất thực, và người ăn xin nghèo khổ đến xin của xả thí. Tất cả người có tâm tín ngưỡng, hãy hành động đem vật thực đến để bát cho chư Tăng, hãy đem vật thực xả thí đến cho người ăn xin". Với hành động như thế gọi là Ngữ hành được tính vào trong Phúc hành, Thân hành cũng phải, và Ngữ hành cũng phải.

Nếu là phần Bất thiện tức là thực hiện ba trường hợp về Thân hành ác, là sát đạo, trộm cắp, tà dâm. do như thế gọi là Phi Phúc hành. Nếu đề cập đến vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, cũng gọi là Ngữ hành và được tính vào trong Phi Phúc hành.

Một trường hợp khác, Tư Thiện phối hợp trong Ý môn ở phần Anabhijjā (Vô tham) với hành động không có tham lam, không có oán thù và có chánh kiến, gọi là Ý hành và được tính vào phần Phúc hành. Nếu như Tư Bất thiện phát sanh trong Ý môn ở phần Abhijjā (Tham nhiễm), chăm chú vào tài sản của người, oán hận và tà kiến, gọi là Ý hành và được tính vào trong Phi Phúc Hành.

"Ime avijjāpaccayā" - Tất cả Hành này thường có Vô minh làm duyên. Do vậy, có lời vấn hỏi rằng: "Katham panetam jānitabbam" - Do bởi nhân chi? Bậc trí tuệ sẽ được hiểu biết do bởi nhan duyên như vầy:

Có lời giải thích, "Avijjābhāve bhāvato" - Nên hiểu biết Vô minh hiện hữu thì tất cả Hành được hiện hữu. Khi Vô minh hiện hữu thì Hành được phát sanh. Vô minh là hành động bất liễu tri trong tất cả Tứ Thánh Đế, có Khổ Thánh Đế, v.v... hiện hữu trong thời lúc nào, thì tất cả Hành cũng thường huân tập hiện hành vào thời lúc đó. Một khi Vô minh đã hiện hữu, thì làm phát khởi sự suy nghĩ rằng, có an lạc trong vòng luân hồi. Khi đã ý thức rằng, có sự an lạc trong vòng luân hồi, thì tất cả Hành cũng thường huân tập hiện hành trong thời lúc đó, do đó, mới bảo rằng Vô minh làm duyên cho Hành phát sanh.

"Kimagam pana" - Sẽ bảo như thế nào là Vô minh? Cũng nên hiểu biết là Tuệ trong Tứ Thánh Đế, là trí tuệ hiện hành trong Tứ Thánh Đế, thì Vô minh đây, nếu đã phát sanh thì cũng không có thể hiểu được về sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, và trái lại có ý thức là an lạc. Vì lẽ tự thỏa mãn với tài sản ái dục, có tâm tánh si mê, là người dễ duôi, không có khả năng vượt qua được sanh lão bệnh tử, tức là nguyên nhân kết hợp giữ chặt vào trong vòng sanh tử luân hồi. Vô minh thống trị tâm tánh và làm nhân cho đi loanh quanh ở trong vòng luân hồi. Vô minh không có khả năng vượt qua, thoát khỏi Hữu được.

Với nhân như thế, bậc trí tuệ là người có tiên thiên thông tuệ, có sự hiểu biết là Vô minh làm duyên phát sanh Hành trước tiên, có Phúc hành, Phi Phúc hành, Bất động hành, Thân hành, Ngữ hành, Ý hành, như đã được giảng giải và giải thích ở phần trên.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Sankhārā paccayā vinnānaniddesa
HÀNH LÀM DUYÊN THỨC XIỂN MINH

  • "Vinnānapadaniddese cakkhuvinnānamti ādimsu cakkhuvinnānam kusalavipākam
    akusalavipākani duvidham hoti tathā sota ghāna jivhā kāya vinnānāni. Manovinnānam
    bāvīsatividham hoti".
Nguyên câu này sẽ được giảng giải tiếp theo trong pháp Liên Quan Tương Sinh thuộc phần duyên thứ hai, là Hành duyên Thức, được tiến hành sự việc theo nhà chú giải là "Sankhārā paccayā vinnānam". Câu xiển minh phán quyết giảng giải làm cho nghĩa lý và tư tưởng được rõ nghĩa thêm, là sẽ dẫn chứng câu "Sankhārā paccayā vinnānam" - Có nội dung là Thức được phát sanh do có Hành làm duyên.

Bậc Thầy giáo chủ thuyết giảng Diệu Pháp sắp đặt để hiện bày trạng thái phần duyên thứ hai, gọi là Hành làm duyên Thức, Thức phát sanh do Hành làm duyên. Hành là hành động tạo tác, như có Phúc hành, có nội dung tương tự như phần đã được giảng giải trạng thái ở phần duyên thứ nhất là câu: "Avijjā paccayā sankhārā" - Với nội dung "Chư Hành phát sanh do duyên Vô minh, do Vô minh làm duyên".

Thức với mục đích bao gồm Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức. "Cakkhuvinnānam duvidham" - Có hai trường hợp với nhau:

  • 1. Nhãn Thức là thành tựu của quả Thiện.
    2. Nhãn Thức là thành tựu của quả Bất Thiện.
Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức cũng có hai trường hợp tương tự với Nhãn Thức, đó là thành tựu của quả Thiện và quả Bất Thiện.

"Bhāvīsatividham" - Có 22 trường hợp của Ý Thức, đó là:

  • - 2 Ý giới quả Thiện và Bất Thiện
    - 3 Ý Thức giới vô nhân.
    - 8 Quả Dị thục Dục giới hữu nhân.
    - 5 Quả Dị thục Sắc giới.
    - 4 Quả Dị thục Vô sắc giới.
Và như thế, có tất cả 22 trường hợp của Ý Thức.

"32 Thức" là thành tựu của quả Hiệp Thế. Bậc thánh nhân có đủ cả sáu loại Thức là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức, nhưng thuộc về Siêu thế. Nhà chú giải không lập ý giữ lấy trong lãnh vực này vì không thích hợp, vả lại, Thức Siêu thế thuộc trong lãnh vực của bậc thánh nhân thành tựu đạo quả.

Có lời vấn hỏi về Thức, với trường hợp đã đề cập đến là có Hành làm duyên. Vậy làm thế nào để hiểu rằng Thức có hành làm duyên, được sanh bởi nhân Hành làm duyên?

Có lời giải thích. "Upacitakammābhāve" - Khi người không có kiến tạo tích trữ các loại Thiện nghiệp và Bất Thiện nghiệp, thì không thể có kết quả là sẽ cho thành tựu việc an lạc và khổ đau, kết quả không thể phát sanh do không có được thực hiện. "Yadi uppajjeyya" - Nếu là như vậy, Nghiệp mà người có thực hiện thì sẽ có qua trổ sanh, Nghiệp mà người không có thực hiện thì sẽ không có quả trổ sanh. Với nhân như thế, bậc trí tuệ nên hiểu biết rằng Hành làm duyên cho Thức phát sanh.

Lại có lời vấn hỏi là, "Kataram vinnānam" - Với loại Thức nào phát sanh do từ loại duyên nào? Và có lời giải thích, "Kāmāvacarapunnābhisankhārapaccayātāva" - Sẽ cho được thấy ở việc trước mắt, như là quả Thiện sản sanh trong Dục giới cũng do bởi duyên là Phúc Hành Dục giới.

Có 16 trường hợp của quả từ nơi Phúc Hành Dục Giới như sau:

  • 1. Phúc Hành Dị thục quả được phát sanh từ ngũ Thức, đó là: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, kết hợp lành năm phần của Phúc Dị thục quả Thiện.

    2. Phần Dị thục quả phát sanh ở trong ba loại Ý, đó là: 1 Ý giới, 2 Ý thức giới, kết hợp lại thành ba.

    3. Phần của Dị thục quả Thiện gồm có 5 Phúc Dị thục quả, 3 Dị thục quả Thiện, kết hợp lại thành 8 loại.

    4. Cùng với 8 Đại Dị thục quả Dục giới, kết hợp thành 16 loại.
Tất cả 16 Tâm Dị thục quả Thiện thường được phát sanh trong Dục giới Thiện thú là Nhân loại và 6 Thiên Dục giới, thích hợp với lời dạy của đức Phật khéo thuyết giảng rằng: "Vipākam cakkhuvinnānam" - Quả phước của Thiện Dục giới như là bố thí xả ly mà người đã kiến tạo tích lũy, làm Duyên cho phát sanh Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức một cách tốt đẹp, trở thành duyệt ý nơi Ý giới, là người có sứuy xét với tâm hằng nghĩ tưởng đến ân đức Phật, ân đức Pháp, ân đức Tăng, và luôn nghĩ tưởng đến Giới Thiện Thí đã được kiến tạo, thì sẽ dẫn dắt đi tục sanh vào Thiện thú, và tột cùng của sự xác định là lúc cận tử lâm chung của người có nghĩ tưởng đến việc Thiện cũng dược dắt dẫn tái tục về Thiên giới.

Với nhân như thế, mới bảo rằng Hành làm duyên cho Thức, và Thức phát sanh do Hành làm duyên.

Ý Thức giới câu hành với Hỷ được phát sanh cũng do bởi Phúc Hành. Ý Thức giới câu hành với Xả và Tương ưng trí, là có trí tuệ kết hợp, thường phát sanh lên cũng bởi do Phúc hành. Không thể tự phát sanh lên nếu không có hành làm duyên.

Năm Quả Dị Thục Sắc Giới là quả làm cho Thức hiện diện ở trong cõi Sắc giới, được phát sanh cũng do Thiện Sắc giới làm duyên, phát sanh từ Phúc Hành Sắc giới, thích hợp với lời dạy của đức Phật thuyết giảng Diệu Pháp như sau: "Tasseva rūpā-vacarakusalassa" - Khi hành giả tu tiến Thiện Thiền Sắc giới và Thiền không bị tiêu hoại thoái hóa, đến khi thân hoại mạng chung, thì được thọ sanh về Phạm Thiên Sắc giới. "Vivicceva kūmehi" - Bậc Sa môn tu tiến từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Ngũ thiền với tâm tĩnh lặng, xa lìa Bất thiện pháp và các Thiền đó không bị tiêu hoại, khi thọ mạng diệt, thì được phát sanh về Phạm Thiên Sắc giới và Thiện Sắc giới cũng tương tự với Thiện Dục giới là được tính hành vào trong Phúc Hành".

Thiện Dục giới được phát sanh theo Nhãn môn, có cảnh Sắc làm đối tượng, phát sanh từ Nhãn Thanh Triệt, là người được thấy đức Phật, Pháp, Tăng, với tâm tín thành quy ngưỡng, xác định một cách tận cùng của đức tin chỉ là được thấy lễ vật cúng dường, được thấy người cúng dường đến đức Phật, Pháp Tăng, có tâm tín thành với đức tin, thì cũng được tính vào trong Thiện Dục giới.

Thiện Dục giới được phát sanh theo Nhĩ môn, có cảnh Thinh làm đối tượng, phát sanh từ Thinh Thanh Triệt, là người được nghe âm thanh hiện bày, và phát âm lời nói không tìm thấy một điều tội lỗi.

Thiện Dục giới được phát sanh theo Tỷ môn, có cảnh Khí làm đối tượng, phát sanh từ Tỷ Thanh Triệt, là người được ngửi hương thơm ở các lễ vật, và có tâm kết hợp với đức tin tín ngưỡng sự việc thành tín khi thấy người thực hiện, tức thời phát tâm hoan hỷ vui thích theo với đức tin, và như thế, cũng được xếp vào Thiện Dục giới.

Thiện Dục giới được phát sanh theo Thiệt môn, có cảnh Vị làm đối tượng, phát sanh từ Thiệt Thanh Triệt, là người được nếm thưởng thức các vị và xác định trong tâm rằng các vị của hoa quả và của tất cả các vật thực này có vị tốt đẹp, có mỹ vị, thích hợp cho sự cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng, làm thành tư lương để được thọ dụng trong kiếp vị lai, làm thành thực phẩm để dành trên đường đi đến Níp Bàn, và như thế cũng được xếp vào Thiện Dục giới.

Thiện Dục giới được phát sanh theo Thân môn, có cảnh Xúc làm đối tượng, phát sanh từ Thân Thanh Triệt, là người có sự đụng chạm vào các sự vật với sắc thân như là y phục và nệm gối, có tâm thành tín suy nghĩ tất cả các sự vật này được thực hiện việc xả thí cúng dường, thì sẽ có được nhiều quả phước báu, và như thế, cũng được xếp vào Thiện Dục giới.

Bậc trí tuệ nên hiểu biết về cả ba loại Thiện Dục giới, Thiện Sắc giới và Thiện Vô sắc giới thường làm cho Thức được thiết lập trong Thiện thú, là Nhân Thiện thú và Thiên Thiện thú theo phạm vi của thực tính pháp.

Với nhân như thế, đấng Thập Lực có lời khải thuyết Diệu Pháp: "Sankhārā paccayā vinnānam" - Thức phát sanh do Hành làm duyên.

Thức pháp sanh do Phi Phúc Hành, là Thức được phát sanh gồm có 7 loại tâm Dị thục quả, là ngũ Thức gồm:

  • 1. Nhãn thức.
    2. Nhĩ thức.
    3. Tỷ thức.
    4. Thiệt thức.
    5. Thân thức.
    6. Cùng với Ý giới và Ý thức giới kết hợp lại thành 7 loại.
Cả 7 loại Thức này là thành quả của Bất thiện, thích hợp trổ sanh quả khổ đau dẫn đi vào trong Tứ khổ thú.

Với nhân như thế, bậc trí tuệ nên hiểu biết cả 7 Thức này phát sanh do bởi Phi Phúc Hành làm duyên, là do có Hành làm duyên.

"Tattha akusalavipākāya" - Qua cả hai Tư là Tư Thiện và Tư Bất Thiện, với Tư Bất Thiện loại Ý Thức Vô Nhân thường dẫn dắt chúng sanh đi tái tục vào Tứ Khổ thú. Quả của Thiện loại Ý Thức Vô Nhân, nếu có được tái tục trong cõi Nhân loại, và nếu có được sắc nhân thân, thì cũng không có đầy đủ sắc thần kinh, là phải bị mù mắt khi vừa mới sanh, bị tai điếc hoặc bị bại xuội, què quặc, hoặc gù lưng khi vừa mới sanh.

"Atthahi sahetukamahāvipākehi" - Người có được thực hiện nhiều thiện sự với 8 Tâm Thiện Dục giới Hữu Nhân thường cho quả đi tái tục trong cõi Nhân loại và Thiên Dục giới. Thiện Sắc giới cho tái tục trong cõi Phạm Thiên Sắc giới. Thiện Vô Sắc giới cho tái tục trong bốn cõi Phạm Thiên Vô Sắc giới. Tất cả quả Dị thục Thiện thường cho tái tục theo từng thể loại sai khác nhau.

"Sankhepato pana" - Trình bày một cách tóm lược, theo lệ thường có ba cảnh hiện bày trong lúc cận tử lâm chung, đó là:

  • 1. Cảnh nghiệp.
    2. Cảnh nghiệp tướng.
    3. Cảnh thú tướng.
Đó là ba loại cảnh thường hiện bày trước thời gian tái tục.

Cảnh nghiệp là Tư thiện và Bất thiện mà chúng sanh đã tạo tác. Cảnh nghiệp tướng là hành động nghiệp báo đã thực hiện cho thành cảnh. Cảnh thú tướng là việc thực hiện Thiện nghiệp và Bất thiện nghiệp cho thành cảnh trong thời cận tử hoại diệt ngũ uẩn. Thực hiện việc Thiện hoặc là việc Bất thiện, tạo tác bất luận loại nghiệp nào để tích lũy và nghĩ tưởng đến loại nghiệp đó, thì thường dẫn dắt đi tái tục thích hợp. Nếu nghĩ tưởng đến Nghiệp Bất thiện, thì sẽ dẫn đến Khổ thú. Nếu nghĩ tưởng đến nghiệp Thiện, thì sẽ dẫn đến Thiện thú.

Một trường hợp khác, khi sắp tiêu hoại ngũ uẩn, Tâm Thức lại nghĩ tưởng đến việc đã có tạo tác nghiệp Thiện và Bất thiện, thì thường dẫn dắt đi đến Khổ thú và Thiện thú. Chính loại nghiệp này được gọi là Nghiệp tướng, là nghiệp thành nhân sẽ cho đi tái tục.

"Āgantvā upatthāti" - Khi nghiệp này đến hiện bày, nếu Nghiệp tướng là cảnh Thiện, thì sẽ được phát sanh đến Thiên giới, nếu nghiệp tướng là cảnh Bất thiện, thì sẽ được phát sanh vào Tứ Khổ thú.

Nhà chú giải có đề cập đến phần Thiện nghiệp tướng cho hiện bày, là việc tâm thức nghĩ tưởng trong thời sắp hoại diệt ngũ uẩn và cho phát sanh về Thiên giới, như tích truyện của người gia trưởng với tên gọi Gopakasīvalī, có nội dung như sau: "Một gia trưởng với tên gọi Gopakasīvalī nhà ở gần đại Tịnh xá Tālapitthi-ka, có tâm thành tín kiến tạo bảo tháp trong đại Tịnh xá. Vào thời gian cuối của cuộc đời, gia trưởng phát sanh bệnh trầm trọng, dẫn đến cận tử lâm chung trên giường, không có khả năng đứng dậy nổi, và trong giây phút đó, bảo tháp do gia trưởng đã có kiến tạo lại đến hiện bày ở ngay trước mắt của Gopakasīvalī, tức thời lấy đó làm cảnh Nghiệp tướng. Khi chấm dứt sanh mạng, thì liền được phát sanh về Thiên giới".

Khi người sắp phải chấm dứt sanh mạng trong trú xứ nào, thì thường có ba loại cảnh trên đến hiện bày trong thời lúc đó, ví như người bước đi phía trước, và có người đi phía sau chém cái đầu người đang đi phía trước vậy.

Một trường hợp khác, cũng có khi có người đến chém cái đầu người đang nằm ngủ với thanh gươm sắc bén, và đôi khi quăng cho chìm vào trong bể nước. Như thế, nên hiểu biết là thường luôn có cảnh đến hiện bày, hoặc là cảnh Nghiệp, hoặc là cảnh Nghiệp tướng.

Cảnh Thú tướng là sanh thú hiện bày, là Thiên giới hoặc là Địa ngục đến hiện bày qua Ý môn. Đôi khi cảnh địa ngục đến hiện bày, đôi khi cảnh Nhân loại đến hiện bày, và cũng có đôi khi cảnh Thiên giới đến hiện bày, duyên theo nghiệp đã tạo tác một cách thích hợp. "Niriye upatthahante" - Cảnh Địa ngục hiện bày, như thể hiện nồi đồng sôi (lohakumbhi), là cảnh Thú tướng sẽ cho đi đến địa ngục tuần tự nối tiếp theo kiếp sống. Cảnh Nhân loại hiện bày với khả năng cho thấy bụng của người mẹ, xe cộ, hoặc vải đệt bằng lông thú, và như thế, gọi là cảnh Thú tướng sẽ làm cho chúng sanh đi tái tục vào cõi Nhân loại. "Devaloke upatthahante" - Cảnh Thiên giới thường hiện bày như là cho thấy cung điện và các cây cảnh xinh đẹp.

Cuối cùng, một cách xác thực là cảnh Thú tướng đến hiện bày được gọi là Phúc Hành làm duyên cho Thức. Với nhân như thế, bậc thầy giáo chủ có lời khải thuyết là Hành làm duyên cho Thức như đã được giảng giải ở phần trên.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vinnā paccayā nāmarūpaniddesa
THỨC LÀM DUYÊN DANH SẮC XIỂN MINH

  • "Vinnā paccayā nāmarūpaniddese desenabhedato bhavādisu pavatitto sangahā
    paccayanayā vinnātabbo vinicchayoti"
    .
Nguyên câu này sẽ được giảng giải tiếp theo trong Pháp Liên Quan Tương Sinh thuộc phần duyên thứ ba, có nội dung là Danh và Sắc phát sanh do Thức làm duyên, được tiến hành sự việc theo nhà chú giải soạn tác bộ kinh này, cớ lời đề cập là "Vinnā paccayā nāmarūpaniddese", và tuần tự sẽ trình bày về câu Thức làm duyên cho phát sanh Danh Sắc.

Có lời vấn hỏi như sau: "Như thế nào gọi là Danh, như thế nào gọi là Sắc? Gọi là Danh do nương vào trường hợp nhân quả như thế nào và ở thể loại sự việc nào? Gọi là Sắc do nương vào trường hợp nhân quả như thế nào và ở thể loại sự việc nào?"

Có lời giải thích rằng: "Gọi là Danh vì lẽ dẫn dắt các Tâm Thức đi loanh quanh trong vòng luân hòi và cho thọ sanh trong Tứ sản địa, Ngũ thú và Bảy Trú xứ của chúng sanh". Tứ sản địa là noản sanh sản địa, thai sanh sản địa, thấp sanh sản địa và hóa sanh sản địa. Noản sanh sản địa tức là chúng sanh nương sanh từ một trái trứng, như các chúng sanh có kiếp sống của loài chim muông. Thai sanh sản địa là chúng sanh nương sanh từ trong bụng của một người mẹ, như các chúng sanh trong cõi Nhân loại. Thấp sanh sản địa là chúng sanh nương sanh từ nơi ẩm thấp, như ở bùn sinh, hoặc ở mồ hôi nhơ nhớp sanh khởi lên. Hóa sanh sản địa là chúng sanh được sanh ra không từ nơi người cha và mẹ, tự sanh lên theo lẽ thường nhiên, bởi do quả phước báu (chư Thiên) hoặc quả tội lỗi (Địa ngục, Ngạ quỷ, Atula).

Với thai sanh sản địa, ý chỉ chúng sanh nằm ở trong bụng của người mẹ, là Nhân loại và tất cả chúng sanh ngoại trừ chư Thiên. Noản sanh sản địa là sanh từ trái trứng, như là loài chim muông, nhân loại, cá, rùa v.v... Nhân loại như là vị đại trưởng lão, là con trai của nàng Kinnarī (Kim Xí Điểu - đầu người mình chim). Với thấp sanh sản địa, thường phát sanh đến chúng sanh như 500 vị Phật Độc Giác là em trai của vị Mahāpaduma, Paccekebodhi là hoàng nhi của đức vua Bārānasi. Với hóa sanh sản địa, có chung trong tất cả chúng sanh địa ngục, nhân loại và chư thiên. Việc chúng sanh phát sanh trong địa ngục và hàng ngạ quỷ là tự phát sanh lên, không nương vào một người cha và người mẹ, với năng lực của Nghiệp Bất thiện mà phát sanh.

Nhân loại được sanh trong hóa sanh sản địa như vị Bà la môn Pokkharasāttiya được sanh trong một bông sen nơi hồ hoa sen Pokkharani, nàng Accapālī được sanh ra từ một nhánh cây xoài, và tất cả chư Thiên được sanh làm Mộc thần, chư Thiên bậc thấp, chư thiên hư không, và các chư thiên trong cõi Tứ Đại Thiên Vương, đều phát sanh trong hóa sanh sản địa, bởi do tích trữ nhân Thiện mà mình đã tạo ra "Balavakusalena" do việc thiện có năng lực làm cho phát sanh thành chư Thiên.

"Yāvabrahmaparisajjā" - Tất cả chúng Phạm Thiên sanh khởi trong cõi Phạm Thiên, được hạn định từ Phạm chúng Thiên khởi lên đều được gọi là hóa sanh sản địa.

Tát cả chúng sanh đi thọ sanh trong cả Tứ sản địa này, gọi là Thức làm duyên cho Danh, và Danh thường dắt dẫn chúng sanh cho đi thọ sanh trong cả Tứ sản địa này. Danh được dịch là "dẫn dắt đi", tức là chúng sanh được dắt dẫn đi trong Ngũ thú, đó là địa ngục thú, ngạ quỷ thú, bàng sanh thú, nhân loại thú và thiên thú. Có ba trường hợp là địa ngục thú, ngạ quỷ thú và bàng sanh thú là quả phát sanh do từ Nghiệp Bất thiện dắt dẫn đi.

Nhân loại thú có cả hai loại là Thiện thú và Khổ thú, thường được kết hợp với quả từ Nghiệp thiện và Bất thiện, Với Thiện nhân thú, thì người sống trong cõi Nhân loại này được an vui viên mãn với tài sản đầy đủ bạc vàng ngọc quý, v.v... Với Khổ nhân thú, thì người sống trong thế gian này không được an vui, có sự khổ đau hiện tiền, nhìn thấy nhân sẽ cho thọ lãnh nhiều trường hợp khổ thọ sai khác nhau, sẽ còn loanh quanh trong vòng luân hồi, không thể nào vượt thoát khỏi sanh khổ, bệnh khổ, già khổ và chết khổ.

Danh được dịch là "dắt dẫn đi" trong các thú, như năm loại thú vừa kể trên, hoặc Danh được dịch là "dắt dẫn đi" trong bảy trú xứ của chúng sanh. Với nhân như thế, mới bảo rằng Danh tức là hành động của việc dắt dẫn đi. Sắc có thực tính sanh và tiêu hoại đi như đã được trình bày trong phần Sắc Uẩn của Uẩn Phân Tích.

Bậc trí tuệ nên hiểu biết việc giảng giải về Danh và Sắc là trước tiên phân tích ra theo phần thuyết giảng và huân tập hiện hành trong kiếp sống, với mục đích là đề cập phần tổng hợp và phán đoán theo Duyên, là sẽ phán quyết theo sự phân tích.

Việc giảng giải về Sắc, đó là bốn Sắc Đại Hiển và 24 Sắc Y Sinh là những Sắc nương nhờ vào bốn Sắc Đại Hiển.

Trong bộ kinh này, một cách xác thực, có trình bày đến Thọ, Tưởng, Tư, Xúc và Tác Ý. Sự việc thọ lãnh cảnh chính là Thọ, và cũng là sự việc xác định hiểu biết. Tư là suy nghĩ về cảnh, và Xúc là hành động xúc chạm vào cảnh và xác định trong Tâm, được gọi là Danh. Từ ngữ Danh hiện bày ba Uẩn, gồm có Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Hành Uẩn, và cả ba Uẩn này được gọi là Danh vì cả ba uẩn này không có Sắc.

Bậc trí tuệ nên hiểu biết theo phần trình bày như sau: "Nāma uppajjati" - Danh sẽ được phát sanh do Thức làm duyên, nương vào Thức được tạo dựng lên. Cũng tương tự như thế, Sắc sẽ phát sanh lên cũng do nương vào Danh, nương vào Danh được hiện bày. Với nhân như thế, cả hai Danh và Sắc được phát sanh lên là do nương vào Thức làm duyên, do Thức là duyên cho sanh khởi Danh và Sắc. Danh gồm có ba uẩn là Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Hành uẩn vì cả ba uẩn này không có Sắc. Với nhân nào, Thức là phần không có Sắc, mà lại không được tính vào trong Danh?

Có lời giải thích rằng: " Không có tính Thức vào trong Danh vì lẽ cả ba Uẩn có hành động cùng phát sanh chung với Thức, và do Thức làm duyên mới phát sanh". Với nhân như thế, mới không gọi Thức vào trong phần Danh, và việc sẽ gọi Thức là Danh quả thật là sai lầm, vì không phải như thế, có sự giải thích cả hai Danh và Sắc thường có Thức làm duyên.

Với Thức, nếu là Bất thiện, thì sẽ dẫn dắt chúng sanh đi đến Khổ thú, còn nếu là Thiện, thì sẽ dẫn đến Thiện thú. Nếu là Thức thiện, thì thường có sắc thân xinh đẹp. Với nhân như thế, bậc trí tuệ nên hiểu biết về ý chính của Thức làm duyên cho Danh và Sắc.

Thức Bất thiện dắt dẫn chúng sanh đi đến Khổ thú, như có một cận sự nam là một vị đại giảng thuyết (mahāvacaka) tu tập Sa môn pháp rất lâu dài, ước chừng được năm mươi năm, nhưng không đắc được đạo quả. "Aniyyānikam eva buddhasāsanam" - Vị cận sự nam đại giảng thuyết này, trước kia có Tâm thức Thiện mới tu học được Sa môn pháp. "Pacchāvippatisārī" - Nhưng về sau, Tâm Thức trở thành bất thiện, với suy nghĩ rằng: "Giáo pháp của đấng Thập lực không có được pháp cao siêu, là giáo pháp không có dẫn chúng sanh ra khỏi luân hồi, nếu như quả thật có dẫn dắt chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi, thì bần đạo cũng đã được thành đạt Thánh đạo và Thánh quả". Ngay khi khởi sanh Tâm bất thiện như thế, liền từ bỏ tất cả và không còn muốn thực hiện một sự việc nào. Đến khi thân hoại mạng chung, vị cận sự nam này đi tái tục thành một cá sấu to lớn nằm ngay trên đường lộ cạnh bờ hồ ven bìa rừng, có sắc thân xấu xí ghê sợ.

Thức Bất thiện dẫn đi tái tục trong sản địa của loài bàng sanh có thân hình hiện bày phù hợp với việc Bất thiện mà mình đã thực hiện tích lũy. Khi Thức ở trong sản địa bàng sanh, Danh Sắc cũng là loại Danh Sắc của chúng sanh bàng sanh".


Với nhân như thế, bậc trí tuệ nên hiểu biết rằng Thức làm duyên cho Danh và Sắc phát sanh.

Một trường hợp khác, gọi là Thức làm duyên cho Danh và Sắc phát sanh, nếu là Thức bất thiện cũng làm duyên đối với Sắc. Nếu là Thức thiện, là người thực hiện việc Thiện cũng nương vào Thức. Với Thức điên đảo, thì không thể thực hiện việc Thiện được, chỉ khi nào là Thức thiện, mới thực hiện việc Thiện được. Khi đã thực hiện việc Thiện, thì cũng được dắt dẫn đi tái tục sanh về Thiên giới, cả hai Danh và Sắc cũng huân tập hiện hành theo Thức cùng với trạng thái trở thành hoan hỷ duyệt ý.

Tất cả được hiện hành như thế cũng do nương vào Thức, được so sanh ví như ngạ quỷ phát sanh trong hàng ngạ quỷ, về sau có sự hoan hỷ vui thích thọ lãnh phần thiện phước của thân bằng quyến thuộc đã hồi hướng truyền rải ra cho, thì có được thân hình của chư Thiên, có thiên sắc với hào quang tỏa sáng châu thân rất là thỏa thích. Thức thiện sanh trong bậc Thiện Dục giới nào cũng luôn có Danh Sắc huân tập hiện hành theo mãnh lực của Thức.

Với nhân như thế, mới bảo rằng Danh và Sắc có Thức làm duyên.

"Yam hetam patisandhiyam" - Một cách xác thực, Thức nào hiện hành trong thời tái tục, thời bình nhựt (pavattikāla) là ngay hiện tại. Thức đó hiện hành như thế thì Danh Sắc cũng không hiện hữu được, thích hợp với luồng Phật ngôn bi mẫn thuyết giảng Diệu Pháp như sau:

"Aciram vatayam kāyo" - Thân này sẽ không thể nào hiện hữu với thời gian lâu dài được, rồi cũng sẽ nằm dài ở trên mặt đất. "Apetavinnāno" - Thân này sẽ lìa khỏi Thức, rồi cũng không tìm thấy được sự lợi ích, được ví như khúc củi khô, mà khúc củi khô đó cũng còn tìm thấy được sự lợi ích. "Kattham" - Như sẽ được dùng trong mộc gia dụng và xa cụ, xe cộ và tất cả đồ phụ thuộc. "Bhattapacana kammam kāttum sakkhissanti" - Cũng có khi dùng làm củi và dùng trong việc nấu nướng, làm cho các thức ăn bổ dưỡng, cho được thành tựu. Với cây đã uốn cong, thì người cũng có được sự lợi ích ở phần uốn cong theo như điều mong muốn; còn với cây ngay thẳng, thì cũng có được sự lợi ích theo sở nguyện. Với cây khô, mục nát, uốn cong, cũng vẫn không tuyệt đối là vứt bỏ hết, vẫn làm cho thành tựu điều lợi ích cho nhân loại.

Còn sắc thân của chúng sanh sẽ huân tập hiện hành do nương vào Thức. "Apetavinnāno"- Nếu lìa khỏi Thức đi rồi, cũng không tìm thấy một điều lợi ích nào cả. Nếu đã không còn Nhãn thức, thì không còn nhìn thấy một sự vật nào. Nếu không còn Nhĩ thức, thì cũng không được nghe một âm thanh nào. Nếu không còn Tỷ thức, thì cũng không được ngửi mùi thơm thúi. Nếu không còn Thiệt thức, thì cũng không được nếm thưởng thức các hương vị. Nếu Thân thức không còn, thì cũng không có thể hiểu biết được việc xúc chạm cứng hoặc mền, nóng hoặc lạnh. Nếu như không có Ý thức, thì không thể nào có sự suy nghĩ, không hiểu biết theo ý sở nguyện".


Do vậy, bậc trí tuệ nên quán xét về sắc thân theo Tam tướng rằng: "Nếu như Thức không còn hiện hữu trong ngũ uẩn này, lìa khỏi Thức rồi, thì cũng không thể tìm kiếm thực thể dù chỉ là cỡ chừng một sự vật được. Việc huân tạp hiện hành cũng do nương vào Thức, và Thức sắp đặt trong chỗ nào, thì được hiện hữu trong chỗ đó.

Với nhân như thế, đấng Giáo chủ phát khởi khải thuyết Diệu Pháp rằng: "Danh Sắc có Thức làm duyên", được tính vào trong pháp Liên Quan Tương Sinh có được nội dung như trên.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Nāmarūpa paccayā salāyatananiddesa
DANH SẮC LÀM DUYÊN LỤC XỨ XIỂN MINH

  • "Nānam khandhattayam rūpambhūtavatthadikam matam
    katekasesam tantassa tādisasseva paccayayoti"
    .
Nguyên câu này sẽ được giảng giải tiếp theo trong pháp Liên Quan Tương Sinh thuộc phần duyên thứ tư, có nội dung là Danh Sắc làm duyên Lục Xứ, được tiến hành sự việc theo nhà chú giải soạn tác bộ Kinh này, có lời đề cập là "Idāni anantaram", và tuần tự sẽ giải thích trong phần Lục Xứ xiển minh, là tiếp theo sẽ trình bày việc Lục Xứ phát sanh do Danh Sắc làm duyên. Danh, có ý chỉ tổng hợp các Uẩn gồm có Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn. Sắc ý chỉ vê bốn Sắc Đại Hiển và 24 Sắc Y Sinh.

Lục Xứ là sáu loại xứ thường có Sắc làm duyên, tức là lục Xứ sẽ được phát sanh bởi do Danh Sắc. Nếu không có Danh Sắc làm duyên, thì Lục Xứ cũng không có thể phát sanh.

Như thế, "Tasseva paccayā" - Cả hai Danh và Sắc làm duyên cho cả Lục Xứ.

Có lời của nhà chú giải nói đức Phật khải thuyết cả Lục Xứ là bao gồm cả Xứ nội phần và ngoại phần, không thể có riêng phần của Lục Xứ nội phần, và phải có kết hợp với cả Lục Xứ ngoại phần. Việc thuyết giảng Lục Xứ là thực hiện cho thành "ekasesa" giảm đi một từ ngữ, chỉ giữ lấy một từ ngữ, với lúc ban đầu có cả hai từ ngữ và chỉ còn Salāyatana dịch là Lục Xứ.

"Paccayabhūtam nāmarūpam" - Danh và Sắc làm duyên cho cả Lục Xứ là nhân đầu tiên, sau đó Lục Xứ nội phần làm duyên cho Lục Xứ ngoại phần. Và Lục Xứ nội phần đã có được giảng giải trong phần Xứ Phân Tích. "Tattha siyā katham panetam jānitabbam" - Lại có câu vấn hỏi là: "Làm thế nào để biết được Danh và Sắc làm duyên cho Lục Xứ". Với trường hợp như thế nào?

Có lời giải thích như sau: "Nāmarūpabhāve bhāvato" - Gọi là Danh và Sắc làm duyên cho Lục Xứ vì khi Danh và Sắc phát sanh thì Lục Xứ mới phát sanh. Quả thật vậy, cả hai Danh và Sắc thường phát sanh lên trước, rồi làm duyên cho Lục Xứ thì Lục Xứ mới phát sanh. Và Lục Xứ không thể nào phát sanh với một trường hợp nào khác.

Có ví dụ như cây cối và hoa quả, "Rukkhe hi pathamam uppanne" - Một cách xác thực, loài thảo mộc thường phát sanh lên trước, khi đã thành hình thân cây rồi tiếp theo sau, sanh ra lá, ra quả, hoa quả thường trổ sanh tương xứng với loại cây, và như thế, loại cây làm duyên cho phát sanh hoa quả. So sánh tương tự, cả hai Danh và Sắc thường phát sanh trước rồi làm duyên cho Lục Xứ phát sanh sau.

"Tam avakamsato" - Danh và Sắc nếu tính theo sự nâng lên và hạ xuống, thì Danh thường làm duyên trong cõi Vô Sắc Giới, làm duyên trong việc tái tục, và việc huân tập hiện hành cho đến hết Thiện nghiệp là thọ mạng diệt, sẽ rời khỏi cõi Phạm Thiên Vô Sắc Giới. Có lời vấn hỏi rằng: Katham jānitabbam" - Danh làm duyên cho Xứ trong cõi trời Phạm Thiên Vô Sắc, vậy thì với trường hợp nào để nhận biết được?"

Có lời giải thích như sau: "Danh và Sắc làm duyên trong cõi Phạm Thiên Vô Sắc Giới, Danh làm Câu Sanh Duyên, cùng phát sanh lên làm duyên, với "Idha arūpa -jhānam bhāvento" - Khi hành giả tu tiến Thiền Vô Sắc Giới, và không bị hư hoại tầng Thiền đã chứng đắc khi thọ mạng diệt ngũ uẩn, vừa chấm dứt sanh mạng liền được thọ sanh về cung trời Phạm Thiên trong cõi Phạm Thiên Vô Sắc Giới, gọi là bậc Phạm Thiên Vô Sắc. Với nhân như thế, mới bảo rằng Danh làm Câu Sanh Duyên đối với Xứ".

Một trường hợp nữa. Danh làm Hỗ Tương Duyên trong cõi Phạm Thiên Vô Sắc Giới, tức là khi được sanh làm vị trời Phạm Thiên Vô Sắc ở tầng nào, thì Danh cùng phát sanh đến vị trời Phạm Thiên đó.

Một trường hợp nữa, Danh làm duyên trong cõi Phạm Thiên Vô Sắc Giới, với năng lực của Y Chỉ Duyên, Tương Ưng Duyên, Dị Thục Quả Duyên, Hiện Hữu Duyên và Bất Ly Duyên.

Danh làm Y Chỉ Duyên cho Xứ
, tức là làm duyên với năng lực làm thành chỗ nương tựa.

Danh làm Tương Ưng Duyên cho Xứ, tức là làm duyên với năng lực cùng hòa trộn chung nhau với Xứ.

Danh làm Dị Thục Quả Duyên cho Xứ, tức là làm duyên với năng lực làm cho thành tựu quả, làm thành vị trời Phạm Thiên Vô Sắc.

Danh làm Hiện Hữu Duyên cho Xứ, tức là làm duyên với năng lực Danh phát sanh hiện hữu trong vị trời Phạm Thiên Vô Sắc.

Danh làm Bất Ly Duyên cho Xứ, tức là làm duyên với năng lực không xa lìa khỏi Xứ, Danh có trong chỗ nào thì Xứ có trong nơi đó.

Bậc trí tuệ nên hiểu biết là trong bốn tầng trời Phạm Thiên Vô Sắc Giới, một xách xác thực là không có Sắc pháp, không thể thành vật thể loại Sắc nào cho dù chỉ là một hình thức, thì hình thức đó cũng tính vào trong Xứ, Danh làm duyên cho Xứ.

Với nhân như thế, mới nói rằng Danh làm Câu Sanh Duyên, là đồng cùng sanh chung với Xứ, Danh làm duyên cho Xứ.

"Annathāpi paccayo hoti" - Danh làm duyên cho Xứ cũng có trong những trường hợp khác, tuy nhiên tại đây chỉ xin trình bày về khả năng của Danh làm duyên trong cõi trời Phạm Thiên Vô Sắc.

Cũng như thế, trong mười sáu tầng trời Vô Sắc Giới, cả hai Danh và Sắc làm duyên cho Xứ là hành giả tu tiến Thiền Chỉ trong cõi Nhân loại. Khi thân hoại mạng chung, thì được thọ sanh về cõi trời Phạm Thiên Sắc Giới, như cõi Phạm Chúng Thìen cùng kết hợp với ba loại Xứ là Nhãn xứ v.v.. gọi là vị trời Phạm Thiên.

Với nhân như thế, mới bảo rằng Danh và Sắc làm duyên trong Phạm Thiên Sắc Giới. Tại đây, Sắc có ý chỉ sắc của Phạm Thiên. Cả hai loại Danh và Sắc làm duyên cho sanh Xứ. Xứ có Danh và Sắc làm duyên.

Tất cả chúng sanh sẽ thọ sanh trong cõi nào đều có Danh làm duyên với Xứ tại nơi đó, tuy nhiên, đôi khi có sự sai khác nhau, đôi khi không có đủ phần Danh, tức là đôi khi chỉ có Thọ, chỉ có Tưởng, chỉ có hành, đôi khi chỉ có hai loại, đôi khi có đủ ba loại là Thọ, Tưởng, Hành như chúng sanh ở cõi Nhân loại.

Chư Thiên ở trong sáu cõi trời Dục Giới cũng tương tự với cõi Nhân loại, nhưng ở cõi trời Phạm Thiên thì chỉ có hai loại, đó là Tưởng và Hành, không có Thọ vì có Pháp Hỷ làm vật thực, không còn hiểu biết bất luận trường hợp nào về các vị mặn, ngọt, chua, cay, cũng không còn thọ hưởng các cảnh Sức, Thinh, Khí, Vị, Xúc. Tại Phạm Thiên Sắc Giới, chỉ còn thọ hưởng duy nhất là cảnh Pháp, tuy nhiên, vẫn gọi là có Danh và Sắc làm duyên cho hết tất cả bởi vì Tưởng Uẩn được tính vào trong phần Danh.

Trong Bộ Chú Giải Vô Tỷ Pháp Phân Cấp (Abhidhammabhājanīya), phân tách theo Tạng Vô Tỷ Pháp thì nhận định là Danh làm duyên đối với Xứ, gọi là Danh và Sắc làm duyên đối với Xứ thuộc về Sắc Giới, sẽ không thể nào tự hưởng theo cá nhân để cho được thấy.

"Suttantanayena api" - Nhận định theo phần Tạng Kinh có dẫn chứng trình bày cho thấy Danh và Sắc làm duyên, được phát sanh làm vị Trời Phạm Thiên, Danh và Sắc làm duyên đối với Xứ trong Phạm Thiên Sắc Giới, ví như một vị Phạm Thiên là người bạn của Bāhiya, trong thời Phật pháp của chúng ta. Vị Phạm Thiên là người bạn của Bāhiya cùng có một đời sống Phạm hạnh với nhau kể từ giáo pháp của bậc Chánh Đẳng Giác Kassapa, có nội dung như sau:

"Pubbe kira" - Như vầy được nghe,v ào thời kỳ giáo pháp của bậc thầy giáo chủ Kassapa đang đến thời kỳ sắp hoại diệt, tất cả chư Tỳ khưu và Sa di thực hành sai phạm với lời dạy của đức Phật, vi phạm rất nhiều điều luật (sikkhāpada), mà đức Phật Kassapa đã cấm chế định đặt, luôn cả chà đạp những lời Phật đã dạy.

"Satta bhikkhū samvegappathā" - Có chư Tỳ khưu khoảng chừng bảy vị, thấy hiện bày nhân như thế, đồng cùng kết hợp với sự trắc ẩn động tâm và cùng nhau bàn tính: "Giáo pháp của bậc Chánh Đẳng Giác sắp gần tiêu hoại, quả thật thích hợp cho chúng ta đi tìm kiếm chỗ nương nhờ đặng thực hành sự nỗ lực chuyên cần, chọ kịp giáo pháp chưa đến kỳ hoại diệt, một khi đạo quả vẫn còn trong thời Phật pháp và vẫn chưa đến thời tiêu hoại, tất cả chúng ta cần phải ghi nhớ để nỗ lực cố gắng cho chứng đạt đến đạo quả".

Sau khi bàn tính với nhau như vậy, cả bảy vị Tỳ khưu cùng dẫn nhau đi đến đảnh lễ Tháp vàng có chứa đựng ngọc xá lợi của đấng Chí Tôn hộ trì thế gian có danh xưng là Kassapa, cùng nhau bày tỏ lòng tri kính đảnh lễ, và sau đó rời khỏi bảo tháp, cùng nhau đi về hướng rừng già, đến một trái núi ở trong khoảng giữa rừng cây, vừa thích hợp cho sự nương nhờ để thành tựu Sa môn pháp. Được dón nhận điều kiện thuận lợi, cả bảy vị Tỳ khưu cùng nhau phát nguyện: "Tất cả chúng ta sẽ làm cho thành tựu Sa môn pháp tại trái núi này. Nếu một trong chúng ta đây còn có sự vấn vương đời sống hoặc có sự sợ hãi bố úy tử, thì quả thật không nên đi lên trái núi này. Người nào không có sự vấn vương đối với mạng sống, thì hãy nên đi".

Cả bảy vị Tỳ khưu này đồng cùng thực hiện một cầu thang cho áp tựa vào và bắt đầu đi lên trên đỉnh núi, và sau đó xô đổ cầu thang cho rớt xuống trở lại mặt đất vì lẽ quyết định không có sự trở xuống, hạ quyết tâm làm cho được thành tựu đạo quả, rồi sẽ dùng thắng trí (thần thông) để đi trở xuống. Vừa dứt dòng suy nghĩ, tất cả bảy vị Tỳ khưu này đi vào trung tâm của trái núi và bắt đầu thực hành "Chuẩn bị tu tập Sa môn pháp" (Samanadhammaparikammabhāvanā).

"Tesu sanghatthero" - Trong tất cả bảy vị Tỳ khưu này, vị Tỳ khưu Trưởng lão Tăng tiến hóa Sa môn pháp trải qua vừa trọn một đêm, thì thành tựu quả vị bậc Vô Sinh trước tiên, và cả sáu vị Tỳ khưu vẫn chưa chứng đắc được quả vị nào đặc biệt. Vào lúc buổi sáng hiện bày, vị Trưởng lão Tăng lìa khỏi đỉnh núi, bay đến ao hồ núi Tu Di, súc miệng, đánh răng, rửa mặt xong, liền bay đến Bắc Lục địa Kuru để trì bình khất thực. Sau khi việc khất thực vừa đủ dinh dưỡng, làm cho sanh mạng được hiện hành, vị Trưởng lão vội quay trở lại đỉnh núi, đi thính mời chư Tỳ khưu thân hữu thực hành Phạm hạnh với nhau để được súc miệng, rửa mặt, đánh răng và thọ dụng vật khất thực.

Cả sáu vị Tỳ khưu đồng trả lời: "Bhante" - Kính bạch Tôn giả, là người tiến hóa, tất cả chúng ta đồng có một suy nghĩ gìn giữ lấy nhau là "Yopathamam"- Trong tất cả chúng tôi, nếu người nào được chứng đắc quả vị Vô sinh, thì người đó sẽ đi khất thực cho những người còn lại khi vẫn chưa được thành quả vị Vô sinh.

"Tena na paribhunijāma" - Với nhân như thế, cả sáu anh em chúng tôi sẽ không thể độ vật thực của Tôn giả đem đến được vì chúng tôi đã có sự suy nghĩ giữ lấy như vậy cho phù hợp với việc thọ dụng vật khất thực của bậc Trưởng lão. "Sacepi tumhe viya" - Nếu tất cả chúng tôi chưa có được thành tựu pháp quả cao thượng như Tôn giả, thì quyết sẽ không thọ dụng vật khất thực của bậc Trưởng lão đem đến, chỉ sẽ thọ dụng vật thực do chính mình tự tìm ra.

Thế là tất cả sáu vị Tỳ khư này không thọ dụng vật khất thực của vị Trưởng lão tăng đem đến, quay trở lại trú xứ của mình, và nỗ lực tiến tu làm cho thành tựu Sa môn pháp. Đến ngày thứ hai, vị Tỳ khưu Trưởng lão thứ hai, là vị bậc kế của vị Đại Trưởng lão đầu tiên chứng đạt thành tựu quả vị Bát Lai. Vào lúc trời vừa rạng đông, vị Tỳ khưu Bất Lai này cũng đi đánh răng, súc miệng, rửa mặt và đi khất thực đem về cúng dường cho năm vị Tỳ khưu còn lại. Tuy nhiên, cả năm vị Tỳ khưu này cũng nói lên lời giải thích về sự lập nguyện ban đầu, không có thọ dụng vật khất thực của cả hai vị Trưởng lão đem đến, và kiên trì chú tâm nỗ lực làm cho thành tựu Sa môn pháp.

"Tesu arahattapatto" - Với cả bảy vị Tỳ khưu này, vị Đại Trưởng lão thứ nhất đã thành đạt quả vị Vô sinh khi thọ mạng diệt, thì Vô Dư Y Níp Bàn. Vị Trưởng lão thứ hai đã thành tựu quả Bất Lai và khi thọ mạng diệt, thì thọ sanh về Ngũ Tịnh Cư Phạm Thiên Sắc Giới. "Itare panca" - Với năm vị Tỳ khưu còn lại cùng là đạo hữu đồng Phạm hạnh, sau bảy ngày không có thọ dụng vật thực, thì cũng thọ mạng diệt, và được thọ sanh về Thiên giới với năng lực của việc Thiện đã có kiến tạo trong việc tiến tu cho được thành tựu Sa môn pháp.


Tuy nhiên, có sự hoài nghi với nhân quả như thế nào, mà cả bảy vị Tỳ khưu đồng cùng trau dồi Phạm hạnh với nhau, lại không được thành tựu đạo quả như nhau? Việc không thành tựu đạo quả có làm cho thành tựu việc Thiện để cùng lìa bỏ sanh mạng chung với nhua? Hay là việc phát triển Sa môn pháp có sự sai khác dẫn đến không làm cho thành tựu đạo quả như nhau? Hay là chư Tỳ khưu có tâm sai biệt làm cho việc tiến tu Sa môn pháp không cho thành tựu giống nhau? Hoặc là có vị Tỳ khưu kết hợp với tâm Thiện câu hành Hỷ Tương ưng Trí hoặc là Bất Tương ưng Trí, hoặc là có Tâm Thiện Vô dẫn và Hữu Dẫn, do vậy, việc trau dồi tiến tu Sa môn pháp không dẫn đến thành tựu đạo quả như nhau?

Có lời giải thích về hành động của cả bảy vị Tỳ khưu không thể có việc tiến tu Sa môn pháp làm cho thành tựu sai khác nhau. Vị Tỳ khưu đại Trưởng lão chứng đắc quả vị Vô sinh, và vị trưởng lão thứ hai thành tựu quả vị Bất Lai là do nương vào Thiện nghiệp quá khứ quá đầy đặn với sở nguyện trọn vẹn một trăm ngàn đại kiếp. Về năm vị Tỳ khưu còn lại vì vẫn chưa đủ tài sản nương nhờ, với nhân như thế, không thể thành tựu đạo quả trong kiếp hiện tại.

Dẫn chứng điều tỷ dụ so sánh, như một loại cây khi đi đến thời kỳ thích hợp mới trổ sanh ra quả cho hiện bày, phần hoa quả đi đến thời kỳ hạn định, thì sẽ được già, sẽ gần chín mùi, và sẽ chín mùi. Nếu như không đến thời gian được già, được gần chín mùi thì không thể nào có việc chín mùi được.

Cũng như thế, người có thực hiện tích lũy việc Thiện, nhưng vẫn không có đủ chí nguyện, vẫn chưa thích hợp với thời kỳ chứng đắc, thì cũng không thể chứng đắc được. Nếu không hội túc duyên chứng đắc một cách xác thực, thì cũng sẽ sanh về Thiên giới và Nhân loại hết một trăm ngàn đại kiếp. Nếu có sở nguyện không sở cầu quay trở lại, thì cũng thành tựu sở nguyện, duyên theo hạn định sắp bày duy trì chí nguyện.

Bậc trí tuệ nên hiểu biết theo phần được giải thích như trên.

Về năm vị Tỳ khưu, sau khi dứt mạng quyền diệt ngũ uẩn, được thọ sanh về Thiên giới với một thời gian lâu dài ước chừng một thời kỳ đức Phật. Khi đến thời kỳ giáo pháp của đức Phật chúng ta, cả năm vị Chư Thiên này cùng nhau lìa khỏi Thiên giới và đi tái tục ở cõi Nhân loại, được sanh làm con trai trong các dòng họ sai khác nhau:

  • 1. Một vị Thiên nam được sanh làm đức vua Pukkusāti.
    2. Một vị Thiên nam sanh làm con trai của đại trưởng lão Ni, có tên là Kumārakassapa.
    3. Một vị Thiên nam sanh làm con trai nhà đấu vật tên là Dabba.
    4. Một vị Thiên nam sanh làm thanh niên có tên gọi là Sabhiya Paribbājaka.
    5. Một vị Thiên nam sanh làm thanh niên có tên gọi là Bāhiya, là đạo hữu của vị Phạm Thiên đã chứng đắc quả vị Bất Lai trong thời giáo pháp của bậc Chánh Đẳng Giác Kassapa và đang hưởng Phúc Thọ trong cõi Phạm Thiên.
Vị Phạm Thiên là đạo hữu của Bāhiya có Tưởng uẩn và Hành uẩn làm duyên cho Xứ. Và sự việc Danh làm duyên cho phát sanh Xứ trong cõi Phạm Thiên như là người bạn của Bāhiya.

Bāhiya là người có đầy đủ pháp Ba la mật đầy đặn, tuy nhiên, trong đời chưa từng dâng cúng ý áo Kathina, cúng dương đến đức Phật, Độc giác và chư Tỳ khưu bất luận vị nào. Sau khi thành tựu quả vị Vô sinh, nhưng bản thân vẫn còn hiện hữu thân người cận sự nam và cũng không thể thành tựu quả vị Thiện Lai Tỳ Khưu. Ngay khi lang thang đi tìm kiếm y áo cà sa và bình bát với lòng hoan hỷ được xuất gia trong Phật pháp, thì có một Dạ xoa hóa thân ra một bò sữa mẹ đến húc vào bên hông Bāhiya làm cho té xuống mặt đường lộ, chấm dứt sanh mạng, và viên tịch Níp bàn ngay tại nơi đó, không hội đủ túc duyên để được xuất gia như sở nguyện".


Với nhân như thế, bậc trí tuệ nên có tác ý khôn khéo để nhận biết về người không có từng xả ly cúng dường y áo đến chư Tăng, ngay khi được thành tựu quả vị Vô Sinh lậu tận diệt, cũng không có thể duy trì sanh mạng lâu dài vì lẽ hàng cư sĩ không thể nào duy trì ân đức thanh cao của bậc Vô Sinh.

Một khi vị cư sĩ đã thành tựu bậc Vô Sinh, nếu có sở nguyện được tiếp tục duy trì sanh mạng ở trong giáo pháp trong ngày chứng đắc đạo quả, thì sẽ thích hợp cho việc viên tịch Vô Dư Y Níp Bàn.

Sự việc được xuất gia phải do nương nhờ vào việc bố thí cúng dường y áo từ trong quá khứ. Nếu đã có từng dâng cúng bố thí y áo đến chư Tăng, thì sẽ được xuất gia trong kiếp hiện tại, một cách tận cùng. Nếu không được thành tựu quả vị Thiện Lai Tỳ Khưu, thì cũng vẫn tìm kiếm được y áo và bình bát, và sẽ được xuất gia thọ Cụ Túc Giới (upasampadā), trau dồi tiến tu Phật pháp được lâu dài mãi cho đến thích hợp việc viên tịch Níp Bàn.

Và cũng nên hiểu biết việc không có từng bố thí cúng dường y áo đến chư Tăng, thì vẫn được thành tựu quả Vô Sinh, nhưng không đủ duyên để có thể xuất gia vì lẽ sẽ không có thể tìm kiếm được y áo và bình bát như là chàng thanh niên Bāhiya vậy.

Với nhân như thế, bậc trí tuệ là người có tiên thiên thông tuệ, nếu có sở nguyện được thành tựu tục lệ của chư Thánh và có sở nguyện thành tựu quả Thiện Lai Tỳ Khưu thọ Cụ Túc Giới, thì cũng nên thực hiện bố thí bình bát và Tam Y, sẽ làm duyên cho hiện bày thành Thiện Lai Tỳ Khưu thọ Cụ Túc Giới trong kiếp cuối cùng ngay khi chứng đắc tục lệ của chư Thánh.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Salāyatana paccayā phassaniddesa
LỤC XỨ LÀM DUYÊN XÚC XIỂN MINH

  • "Saleva phassa sankhepā cakkhusamphassa ādayo vinnānamiva
    battimsa vitthā-rena bhavanti teti"
    .
Nguyên câu này sẽ được giảng giải tiếp theo trong Pháp Liên quan Tương Sinh thuộc phần duyên thứ năm, có nội dung là Xúc phát sanh do Lục Xứ làm duyên, được tiến hành sự việc theo nhà chú giải soạn tác bộ kinh này có lời đề cập là: "Saleva phassā sankhepā", và tuần tự sẽ giải thích trong phần Xúc xiển minh, trình bày một cách tóm lược, là tất cả Xúc có sáu loại như Nhãn xúc, v.v...

"Vitthārena bhavanti te" - Và tất cả Xúc nếu được trình bày theo cách giảng rộng, thì có ba mươi hai loại, tương tự với Thức, "Kim phasso katham phasso" - Có lời vấn hỏi về Xúc: Như thế nào gọi là Xúc? Xúc khoảng chừng bao nhiêu?

Có lời giải thích như sau: "Phassatiti phasso" - Hành động xúc chạm gọi là Xúc. Hành động xúc chạm tức là Nhãn xứ đến đụng chạm với cảnh Sắc, Nhĩ xứ đến đụng chạm với cảnh Thinh, Tỷ xứ đến đụng chạm với cảnh Khí, Thiệt xứ đến đụng chạm với cảnh Vị, Thân xứ đến đụng chạm với cảnh Thân, Tâm Thức đến đụng chạm với cảnh Pháp, hiện bày phần đáng hiểu biết.

Tất cả Xúc là việc xúc chạm với Cảnh sẽ được phát sanh cũng do nương vào cả Lục Xứ như là Nhãn xứ sanh trước làm duyên, v.v... và như thế, cả Lục xứ có Nhãn xúc được phát sanh. Nếu không có Nhãn xứ, thì không thể có Nhãn xúc.

Bậc trí tuệ nên hiểu biết theo như phần đã được trình bày ở trên. Cũng chính do như thế, tất cả Xúc như Nhãn xúc và Ý xúc là cuối cùng có nội dung tương tự với Nhãn xúc làm duyên.

"Tatrāyam vibhāvanā" - Có lời giải thích trong phần Xúc xiển minh như sau:

"Cakkhvāyatanādini tāva panca" - Cả Lục xứ như có Nhãn xứ thường làm duyên cho cả Lục xứ như là Nhãn xúc, có được sáu loại duyên hiệp lực như sau:

  • 1. Làm Y Chỉ Duyên, là trở thành nơi nương nhờ.
    2. Làm Tiền sinh Duyên, là Xứ phát sanh lên trước, rồi Xúc mới được phát sanh.
    3. Làm Quyền Duyên, là Xứ làm chánh yếu chủ vị trong chỗ sẽ cho Xúc được phát sanh.
    4. Làm Bất Tương Ưng Duyên, là Xứ và Xúc không có được cùng hòa hợp với nhau.
    5. Làm Hiện Hữu Duyên, là khi Xứ hiện hữu, thì Xúc hiện hữu.
    6. Làm Bất Ly Duyên, là Xứ và Xúc không xa lìa nhau.
Với trường hợp Xứ sanh trong chỗ nào, thì Xúc cũng sanh trong chỗ đó. Vậy thì, Xứ, như có Nhãn xứ, v.v... làm duyên với sáu loại duyên đối với Xúc như vừa kể trên.

"Ekam manāyatanam" - Tuy nhiên, Ý xứ làm duyên đối với Ý xúc, có được chín loại duyên hiệp lực như sau:

  • 1. Làm Câu Sanh Duyên, là cùng phát sanh chung với Ý xúc.
    2. Làm Hỗ Tương Duyên, là hỗ trợ và ở với nhau không xa lìa.
    3. Làm Y Chỉ Duyên, là Ý xứ làm điểm nương nhờ khởi phát đối với Ý xúc.
    4. Làm Dị Thục Quả Duyên, làm thành tựu quả đối với Ý xúc.
    5. Làm Vật Thực Duyên, là Ý xứ làm duyên dắt dẫn và nuôi dưỡng Ý xúc.
    6. Làm Quyền Duyên, là Ý xứ làm chánh yếu chủ vị cho Xúc được phát sanh.
    7. Làm Tương Ưng Duyên, là Ý xứ hòa hợp chung vào nhau với Ý xúc.
    8. Làm Hiện Hữu Duyên, là khi Ý xứ hiện hữu thì Ý xúc hiện hữu.
    9. Làm Bất Ly Duyên, là Ý xứ không xia lìa khỏi Ý xúc.
Như vậy, Ý xứ làm duyên với chín mãnh lực Duyên đối với Ý xúc như kể trên.

Bậc trí tuệ nên hiểu biết là Xứ ngoại phần cũng có làm duyên một cách tương tự, không phải chỉ có Xứ nội phần. Xứ ngoại phần gồm có:

  • 1. Sắc xứ làm cảnh duyên, là Sắc trở thành nơi bám víu đối với Nhãn xúc.[/i]
    2. Thinh xứ trở thành nơi bám víu đối với Nhĩ xúc.
    3. Khí xứ trở thành nơi bám víu đối với Tỷ xúc.
    4. Vị xứ trở thành nơi bám víu đối với Thiệt xúc.
    5. Xúc xứ trở thành nơi bám víu đối với Thân xúc.
"Dhammāyatanam pana"- Pháp Xứ làm cảnh duyên với Ý xúc một cách tương tự. Với nhân như thế, mới nói rằng Xứ nội phần và Xứ ngoại phần làm duyên hết tất cả Xúc và Tâm Sở Xúc. Nếu có sự xúc chạm cảnh và hoan hỷ trong việc ác, thì cũng xếp vào thành phần Bất Thiện.

Một trường hợp nữa, Nhãn xúc là Nhãn Thực xúc chạm vào Sắc xứ, khi được nhìn thấy cảnh Sắc, nhưng lại xác định trong Tâm theo thực tướng Vô thường, Khổ đau, Vô ngã. Ví như người được thấy việc văn nghệ giải trí, lại khởi tâm suy nghĩ trắc ẩn rằng, chỉ là nhân lường gạt thế gian cho say đắm đi loanh quanh trong vòng luân hồi, và cũng được thấy theo Tam tướng là thành vật vô thường, là nơi sẽ dẫn đến khổ đau và không phải là của Ta.

Nhãn Xúc tiếp xúc với Sắc xứ, Nhĩ xúc tiếp xúc với Thinh xứ, với tác ý như trên, được xếp thành phần Thiện.

Ví như hai vị Chí thượng Thinh Văn, đó là ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, khi hãy còn là hàng cư sĩ có rủ nhau đi xem văn nghệ giải trí. Tuy nhiên, với Ý Thức trong cảnh pháp, có lòng trắc ẩn khởi lên, nhận thấy không có thực chất ở phần giải trí văn nghệ, nên cùng nhau rủ đi lưu lạc khắp nơi để tìm kiếm Pháp vị giải thoát cho mãi đạt đến thành bậc Chí thượng Thinh Văn ở bên tả và bên hữu của đức Phật.

Người đi xem văn nghệ giải trí và có tâm suy nghĩ như vậy, thì việc Thiện cũng được phát sanh lên làm duyên, sẽ dắt dẫn cho thoát khỏi vòng luân hồi, nếu không được thành tựu trong kiếp hiện tại, thì cũng sẽ thành đạt trong ngày vị lai.

Với nhân như thế, mới bảo rằng ở con người cũng có cả hai loại: Tâm Thiện và Bất Thiện.

Xúc không có lợi ích trong hiện tại và vị lai, sẽ cho được việc sát cận khi được xếp vào thành phần Bất Thiện, như người đi xem cuộc lễ vui chơi văn nghệ giải trí với tâm suy nghĩ cho là thật tao nhã, loại này cũng tốt, được quảng cáo hay, người nữ diễn viên làm dáng điệu thật đáng tán dương, đáng ưa thích ngắm xem. Khi đã ưa thích và nghĩ là tao nhã là rất tốt, như thế, cũng được xếp vào phần Bất Thiện, là nhân sẽ cho dẫn đi tái tục trong Tứ Khổ thú và sẽ cho lội trong vòng luân hồi với thời gian rất lâu dài, không thể xác định cho được hết khổ đau.

Tất cả đều do nương vào Xúc, và Xúc sẽ được phát sanh cũng do nương vào Xứ và có Xứ làm duyên.

Bậc trí tuệ nên có tác ý cho cả hai trường hợp của Xúc phát sanh do có Xứ nội phần và Xứ ngoại phần làm duyên. Nếu không có Xứ làm duyên, thì Xúc không thể nào tự phát sanh lên được, và hãy nên tác ý như vậy ở trong tâm theo phần đã được giảng giải ở trên.

Với nhân như thế, đấng Giáo chủ phát khởi khải thuyết Diệu Pháp rằng: "Xúc có do Xứ làm duyên", được tính vào trong Pháp Liên Quan Tương Sinh có được nội dung như trên.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Phassa paccayā vedanāniddesa
XÚC LÀM DUYÊN THỌ XIỂN MINH


Tiếp theo sẽ tuần tự giảng giải trong phần Pháp Liên Quan Tương Sinh thuộc phần duyên thứ sáu, có nội dung là Thọ phát sanh do Xúc làm duyên.

Có lời chú giải đề cập để giải thích luồng Phật ngôn thuyết giảng như sau: "Phassapaccayā vedanā" - Thọ phát sanh do Xúc làm duyên, Xúc làm duyên cho Thọ phát sanh.

"Kā ce nāma vedanā katividhā"- Có lời vấn hỏi: "Gọi là Tho do nhân như thế nào? Nếu phân tích Thọ thì có bao nhiêu trường hợp?"

Có lời giải thích như sau: "Vedayati vedanā" - Thọ không chi xa lạ, tức là hành động thọ lãnh cảnh. "Dvārato" - Thọ nếu chia theo môn thì có được sáu loại:

  • 1. Thọ phát sanh từ Xúc theo Nhãn môn.
    2. Thọ phát sanh từ Xúc theo Nhĩ môn.
    3. Thọ phát sanh từ Xúc theo Tỷ môn.
    4. Thọ phát sanh từ Xúc theo Thiệt môn.
    5. Thọ phát sanh từ Xúc theo Thân môn.
    6. Thọ phát sanh từ Xúc theo Ý môn.
"Ekūnavutivedanā" - Nếu phân tích chia theo loại, thì Thầy Chú giải đề cập đến Thọ có đến 91 trường hợp bằng với Tâm vì lẽ luôn hòa hợp với Tâm. Tuy nhiên, trong phần Liên Quan Tương sinh Phân Tích này, mục đích chỉ lấy có 32 trường hợp Thọ, là Thọ phối hợp với 32 Tâm Quả Dị Thục có Xúc làm duyên.

Có lời giải thích rằng "Pancadvāre" - Xúc trong ngũ môn, là Nhãn xúc làm duyên trong Nhãn Thanh Triệt, Nhĩ xúc làm duyên trong Nhĩ Thanh Triệt, Tỷ xúc làm duyên trong Tỷ Thanh Triệt, Thiệt xúc làm duyên trong Thiệt Thanh Triệt và Thân xúc làm duyên trong Thân Thanh Triệt (Pasādo - Thanh Triệt, nghĩa là sự trong ngần của sắc thần kinh).

Có năm trường hợp Xúc làm duyên đối với Thọ theo cả ngũ Thanh Triệt, được phân tích ra làm 9 mãnh lực duyên, đó là:

  • 1. Câu Sanh duyên.
    2. Hỗ Tương duyên.
    3. Y Chỉ duyên.
    4. Dị Thục Quả Duyên.
    5. Vật Thực duyên.
    6. Quyền duyên.
    7. Tương Ưng duyên.
    8. Hiệu Hữu duyên.
    9. Bất Ly duyên.
Như thế Xúc làm duyên đối với Thọ có chín mãnh lực vừa kể trên.

Gọi là Xúc làm duyên cho Thọ, là vừa với khả năng của Thọ trong việc thọ lãnh cảnh để thành tựu ở Dục giới được hiện hành cùng với Tâm Tiếp Thâu là tâm đón nhận tiếp thâu cảnh, Tâm Thẩm Tấn dùng để quan sát phán đoán cảnh, và Tâm Na Cảnh là vui thích với cảnh theo các môn.

Gọi là Thọ có Xúc làm duyên, là vì trước tiên Nhãn Thức tiếp xúc với cảnh Sắc, sau đó mới thọ lãnh cảnh. Nếu không có Nhãn Thức tiếp xúc với cảnh Sắc, thì không thể có Thọ phát sanh theo Nhãn môn để thọ lãnh cảnh Sắc được.

"Yā panekā" - Thọ hiện hành trong Ý môn với khả năng của Tâm Na Cảnh, là vui thích bám níu cảnh, thành Thọ Dục giới, thì Ý xúc kết hợp trong tâm Đoán Định là tâm quán sát định cảnh trong Ý môn làm duyên đối với tất cả Thọ với mãnh lực của Y Chỉ duyên, và Thọ này có được giải thích trong bộ kinh Tổng Hợp Nội Dung Vô Tỷ Pháp (Abhidhammatthasangaha), với ba loại đầu tiên là:

  • 1. Lạc Thọ.
    2. Khổ Thọ.
    3. Phi Khổ Phi Lạc Thọ.
- Lạc Thọ là hành động thọ lãnh cảnh dẫn đến sự an vui.
- Khổ Thọ là hành động thọ lãnh cảnh dẫn đến sự khổ đau.
- Phi Khổ Phi Lạc Thọ là hành động thọ lãnh cảnh quân bình, không vui không buồn, không sướng không khổ, là Xả Thọ.

Và có thêm hai loại thọ nữa, đó là: Hỷ ThọƯu Thọ. Như thế, có tất cả là năm loại Thọ.

Khi phân tích từng mỗi loại của Thọ, thì mỗi loại có sáu trường hợp là:

Lạc Thọ phát sanh do Xúc từ nơi Nhãn, phát sanh do Xúc từ nơi Nhĩ, phát sanh do Xúc từ nơi Tỷ, phát sanh do Xúc từ nơi Thiệt, phát sanh do Xúc từ nơi Thân, và phát sanh do Xúc từ nơi Tâm. Tương tự như Lạc Thọ, hành động tiếp thọ lãnh cảnh dẫn đến Khổ Thọ (Khổ đau), Xả Thọ, Hỷ Thọ, Ưu Thọ, cũng là Thọ phát sanh từ ngũ Sắc Thanh Triệt. Tất cả Thọ đều phát sanh do từ Xúc, sẽ không thể nào tự phát sanh lên được, cần phải có Xúc làm duyên. Khi Xúc đã phát sanh rồi, thì Thọ mới được phát sanh. Với nhân như thế, mới nói rằng Xúc làm duyên cho Thọ.

Nhà chú giải có đề cập đến tất cả Thọ nằm trong Thọ Uẩn của phần Uẩn Phân Tích. Trong lời nói rằng, Thọ phát sanh do Xúc làm duyên, ý chỉ nói đến sáu loại Xúc như có Nhãn xúc, v.v... Tương tự như thế, Thọ ý chỉ nói đến Lục Thọ phát sanh do Xức từ nơi Nhãn v.v... Gọi là Thọ có 91 loại là do nương vào 91 thứ Tâm, vì Thọ thường luôn phối hợp với Tâm.

Với nhân như thế, đấng Giáo chủ phát khởi khải thuyết Diệu Pháp rằng: "Thọ có do Xúc làm duyên", được tính vào trong pháp Liên Quan Tương Dinh có được nội dung như trên.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Phân Tích (Vibhanga)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vedanā paccayā Tanhāniddesa
THỌ LÀM DUYÊN ÁI XIỂN MINH


Tiếp theo sẽ tuần tự giảng giải trong phần Pháp Liên Quan Tương Sinh thuộc phần duyên thứ bảy, có nội dung là Ái phát sanh do Thọ làm duyên.

Có lời chú giải đề cập để giải thích luồng Phật ngôn thuyết giảng như sau: "Vedanā paccayā Tanhā" - Ái phát sanh do Thọ làm duyên, Thọ làm duyên cho Ái phát sanh.

Trong phần Ái xiển minh, có Thọ làm nhân, tiến hành sự việc là "Tassatīti tanhā" - Thực tính nào kết hợp với sự hoảng hốt, chính thực tính đó gọi là Ái. Nếu phân tích theo ngôn ngữ là đề cập cho thấy rõ thực tính của Ái, tức là sự khát vọng và từ ngữ Pālī dịch là sự khát vọng bao hàm nhiều trường hợp, như là Patthanā (khao khát), cũng có sự mong muốn của Panidhi (tham muốn), Icchā (thèm khát), Kāmā (dục vọng), cũng được gọi là sự khát vọng. Patthanā (khao khát) và Panidhi (tham muốn) có cả trong phần Thiện và Bất Thiện, tức là người thực hiện việc Thiện và Bất Thiện cũng có sự chú tâm mong muốn, và Icchā được dịch là người có sự mong muốn trước tiên là cơm nước vật thực.

Một trường hợp nữa, người có sự mong muốn sẽ có được tài sản và sự vật cũng được tính vào trong Icchā. Riêng về Kāmā hiện hành trong rất nhiều ý nghĩa, là có sự mong muốn sẽ có được ngũ dục trưởng thượng, là sắc, thinh, khí, vị, xúc cũng gọi là sự mong muốn, không là thế thì sẽ có tham vọng đi vào đồ đạo cũng được tính là Kāmā, dịch là sự tham dục.

Tuy nhiên trong từ ngữ Tanhā được dịch là Ái luyến (ái dục), ý chỉ sự mong muốn làm cho thân và tâm bị hoảng hốt, như thế, sự mong muốn làm cho thân và tâm trong các Pháp đáng được hiểu biết ở nơi Tâm. Sự mong muốn trong mỗi sự việc và sự vật được phân chia ra làm ba loại như là:

  • 1. Dục Ái,
    2. Hữu Ái.
    3. Ly Hữu Ái.
Sắc Ái được chia ra thành Dục Ái, Hữu Ái và Ly Hữu Ái. Bậc trí tuệ nên hiểu biết thêm về Thích Ái, Vị Ái, Xúc Ái, Pháp Ái cũng được chia ra thành ba loại, Dục Ái, Hữu Ái và Ly hữu Ái tương tự với Sắc Ái.

Một khi Sắc Ái vui thích với cảnh Sắc đang đi đến nơi Nhãn Thức trong thời điểm nào, thì Sắc Ái là sự mong muốn trong cảnh Sắc, huân tập hiện hành cùng với tà kiến, khi nhìn thấy cảnh Sắc đó là thường tồn trong thời điểm nào, thì Sắc Ái đó gọi là Hữu Ái trong thời điểm đó.

"Sasataditthisahagato hi rāgo" - Một cách xác thực, Hữu Ái tức là sự khoái lạc câu hành với Thường kiến (chấp hữu). Sắc Ái huân tập hiện hành cùng với sự Đoạn kiến trong thời điểm nào, thì Sắc Ái cũng được tính vào trong Ly Hữu Ái, tức là sự khoái lạc câu hành với Đoạn kiến (chấp vô).

Có tất cả 108 loại Ái, đó là 36 thuộc quá khứ, 36 thuộc hiện tại và 36 thuộc vị lai. Tuy nhiên, bậc thầy Chú giải có đề cập lời giải thích và thuận theo luồng Phật ngôn là: "Kāme bhave pavatthti kāme tanhā" - Ái nào được huân tập hiện hành trong Dục Hữu, sự mong muốn đó gọi là Dục Ái. Sự mong muốn huân tập hiện hành trong Sắc Hữu, sự mong muốn đó gọi là Hữu Ái. Sự mong muốn huân tập hiện hành trong Vô Sắc Hữu, sự mong muốn đó gọi là Ly Hữu Ái.

Cả ba trường hợp Ái này, có trong tâm tánh của cá nhân người nào, thì thường làm duyên sẽ làm cho người đó không có thể thoát ra khỏi địa ngục, thích hợp với luồng Phật ngôn thuyết giảng là: "Tanhāva jāyate soko" - Sự sầu muộn và hiểm nguy bất hạnh khổ ưu não sẽ phát sanh lên cũng do nương vào Ái, "Vippamuttassa" - Khi người vượt thoát khỏi Ái, thì sẽ không còn sự sầu muộn và hiểm nguy bất hạnh khổ ưu não.

Một trường hợp nữa, luồng Phật ngôn khải thuyết về Ái sanh theo Lục môn thống trị cá nhân người nào cũng sẽ làm cho các nhân người đó phải sa đọa vào trong Tứ Khổ thú, có địa ngục là chủ yếu, được so sánh ví như bụi dây leo, gọi là vùng bãi cát đè lấp thống trị cổ thụ (dùng làm nhà), cũng sẽ làm cho cổ thụ bị đổ ngã xuống mặt đất. Với năng lực của mưa xuống, hạt giống đón lấy trận mưa, cổ thụ không có thể duy trì sự sống được thì cũng phải bị đổ ngã xuống.

Ái sẽ bị diệt trừ nơi bậc Thánh, và phàm nhân không thể cắt đứt lìa bỏ một cách dứt tuyệt một lúc được. Tuy nhiên, bậc trí tuệ khi được liễu tri Ái khởi sanh trong thời lúc nào, thì cũng thường ức chế dục vọng, không cho có sự nhượng bộ đối với Ái, vì lẽ nhượng bộ với Ái, thì sẽ rớt xuống trong Tứ Khổ thú. Ái sẽ được phát sanh theo Lục môn cũng do nương vào Thọ. Bậc trí tuệ nên có sự nhận định hiểu biết theo như phần được giải thích ở trên.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]10 khách