Vô Tỷ Pháp - Pháp Tụ (Dhammasaṅganī)

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Vô Tỷ Pháp - Pháp Tụ (Dhammasaṅganī)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Kāmāvacarakusalacitta Ditthujukammamaya
TÂM THIỆN DỤC GIỚI - PHẦN CHÂN TRI CHƯỚC KIẾN

  • "Ditthujukammapunnakiriyāvatthuvasena pavattam tam kāmāvacarakusalam nāma.
    Tam yasa santāne pavattam so niyatagatiko hotti panthanāya niyātā vivattasseva pavattāti".
Nguyên câu này sẽ được sắp đặt giảng giải tiếp theo trong phần Tâm Thiện Dục Giới là Chân Tri Chước Kiến Phúc Hành Tông, tiến hành sự việc là:

"Yam pavattam" - Tâm nào hiện hành theo năng lực huân tập của Chân Tri Chước Kiến Phúc Hành Tông, tâm đó gọi là Tâm Thiện Dục Giới vì làm cho dẫn đến thành tựu quả vị an vui. Tâm Thiện Dục Giới được huân tập hiện hành trong tâm tánh của người nào, thì người đó có được hai trường hợp quả phước báu:

  • 1. Có được cảnh giới đúng đắn.
    2. Có được sở cầu đúng đắn.
Tà kiến là nhân sẽ tạo cho chúng sanh đi loanh quanh, lẩn quẩn, bơi lội trong vòng luân hồi. Chánh kiến làm nhân sẽ tạo cho chúng sanh được giải thoát Níp Bàn, thoát mọi khổ đau.

Có lời vấn hỏi: "Kim niyatā gati" - Trường hợp thế nào gọi là có cảnh giới đúng đắn? Trường hợp thế nào gọi là có sở cầu đúng đắn?

Có lời giải thích như sau:

  • 1. Có cảnh giới đúng đắn là khởi nguyên từ nơi tái tục. Người kết hợp với Chân Tri Chước Kiến Phúc Hành Tông có được sự khởi nguyên từ nơi tái tục một cách đúng đắn, là khi diệt mất ngũ uẩn, thì có Thiên giới là nơi sẽ đến trong ngày vị lai. Có ý nghĩa là khi chấm dứt sanh mạng ngay kiếp hiện tại, thì có sự xác định là sẽ được đi đến Thiên giới, ví như cảnh giới của bậc Thất Lai, và như thế gọi là có cảnh giới đúng đắn.

    2. Có sở cầu đúng đắn, là có sự mong ước ở nơi nào, kể từ lãnh thổ Phật địa (buddhabhū-mi) trở đi, thì cũng sẽ thành đạt theo sở cầu. "Vivattasseva" - Hiện hành cho đến thành đạt Níp Bàn một cách xác thực, là có sự xác định một cách kiên cố về sở cầu không mong quay trở lại thế gian.
Như thế, sự việc gọi là Chân Tri Chước Kiến, tức là thực hiện việc uốn nắn tri kiến cho đúng đắn ngay thẳng, là thực hiện điều chỉnh sự sai lỗi cho trở lại đúng đắn tốt đẹp. Việc thấy sai gọi là Tà kiến. Việc thấy đúng gọi là Chánh kiến. Thực hiện việc thấy sai cho trở thành thấy đúng, gọi là sửa đổi tri kiến chân chánh. Có tất cả sáu mươi hai trường hợp thấy sai (tà kiến), còn gọi là sáu mươi hai Tà kiến.

"Antamaso" - Theo sự xác định cho tới tận cùng, là nhận thấy Níp Bàn diệt mất, rỗng không, không có sự an lạc, do đó khi thực hiện việc Thiện cũng không có sự mong cầu Níp Bàn, chỉ ước nguyện được hưởng hai loại tài sản, đó là Nhân sản và Thiên sản. Như vậy gọi là Tà kiến là có sự thấy sai, không có để tâm mong cầu giải thoát Níp Bàn.

Một cách xác thực, người thực hiện nhiều việc Thiện với sự mong cầu tài sản nhân loại thì cũng thành đạt ước nguyện, nhưng không có ý mong cầu Níp Bàn, thì sẽ được đi loanh quanh lẩn quẩn ở trong vòng sanh tử luân hồi, không xác định thời gian nhiều hay ít để chấm dứt khổ đau. Với nhân như thế, nói rằng thực hiện việc Thiện mà không có mong cầu giải thoát Níp Bàn, là có kiến chấp sai lầm. Thực hiện việc Thiện có sự mong cầu giải thoát Níp Bàn, gọi là tạo tác tri kiến chân chánh vì việc Thiện đó sẽ làm thành cận y, khi viên mãn cội căn của sở nguyện, thì cũng vượt qua hết mọi khổ đau trong kiếp sống.

Có ba ước nguyện để trở thành bậc Chánh Đẳng Giác, tiến hành thực hiện làm nền tảng của mỗi hạnh nguyện:

  • 1. Với hạnh nguyện của bậc Trí tuệ, là bốn A tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp.

    2. Với hạnh nguyện của bậc Đức tin, là tám A tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp.

    3. Với hạnh nguyện của bậc Tinh tấn, là mười sáu A tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp.
Với ước nguyện được làm một trong hai vị Tả Hữu Chí Thượng Thinh Văn, có cả lãnh vực siêu quần về Trí tuệ và Thắng trí, có hạn định là một A tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp.

Với ước nguyện được làm Cha Mẹ của Phật, Thị giả của Phật, Vợ Con của Phật, Đại Thinh VănThinh Văn tầm thường, có hạn định ước chừng vào khoảng một trăm ngàn đại kiếp.

Thực hiện việc Thiện với sở nguyện được giải thoát Níp Bàn cùng với sự xác định về thời gian sẽ chấm dứt khổ đau phiền não như đã được giải thích ở trên.

Với nhân như thế, nói rằng người thực hiện việc Thiện lại có sở nguyện giải thoát Níp Bàn, là có tri kiến tốt đẹp, tri kiến chân chánh. Người thực hiện việc Thiện lại không có sở nguyện giải thoát Níp Bàn, được ví như mũi tên với người bắn đi không có mục tiêu, cũng sẽ rớt xuống trong một chỗ nào, không tìm cầu sự lợi ích cao thượng, chỉ được xem như một vật dụng của chúng sanh.

Người có thực hiện việc Thiện lại có sở nguyện giải thoát Níp Bàn, được ví như mũi tên với người bắn đi có mục tiêu làm dấu đến, dù cho mũi tên bắn đi có bị sai chạy, có bị trật mục tiêu, có thể chỉ là ở gần cạnh mục tiêu cũng đáng thích hợp một cách chắc thật.

Với nhân như thế, nói rằng người có thực hiện việc Thiện lại không có sở nguyện giải thoát Níp Bàn, gọi là Tà kiến. Người có thực hiện việc Thiện lại có sở nguyện giải thoát Níp Bàn gọi là Chánh kiến. Hành động tạo tác tri kiến cho được chân chánh, gọi là thực hiện tri kiến từ chỗ sai trật cho trở thành đúng đắn.

Tà kiến làm nhân sẽ tạo cho chúng sanh đi loanh quanh, bơi lội trong vòng luân hồi. Chánh kiến làm nhân sẽ tạo cho chúng sanh được giải thoát Níp Bàn, thoát khỏi mọi khổ đau.

Có tất cả sáu mươi hai tri kiến sai lỗi, gọi là Tà kiến, bao gồm:

  • 1. Bốn thường trú kiến (Sassataditthi), chấp vào sự thường tồn trong thế gian.
    2. Bốn thường trú Vô thường trú kiến (Ekaccasassataditthi), chấp rằng thường tồn cũng phải và không thường tồn cũng phải trong thế gian.
    3. Bốn Hữu biên Vô biên kiến (Antānantikaditthi).
    4. Bốn Ngụy biện kiến (Amarāvikhhepaditthi).
    5. Hai Vô Nhân kiến (Adhiccasamupaditthi).
    6. Mười sáu Hữu tưởng kiến (Sannīvādaditthi).
    7. Tám Vô tưởng kiến (Asanīvādaditthi).
    8. Tám Phi tưởng Phi phi tưởng kiến (Nevasannīnāsannīvādaditthi).
    9. Bảy Đọan kiến (Ucchedaditthi).
    10. Năm Hiện tại Níp Bàn kiến (Ditthidhammanibbānadevaditthi).
Tất cả cùng kết hợp với nhau làm thành 62 Tà kiến, sắp thành Thường kiến, được phân tích ra làm ba trường hợp sai khác như sau:
  • 1. Vô Hành kiến (Akiriyāditthi).
    2. Vô Hữu kiến (Natthikaditthi).
    3. Vô Nhân kiến (Ahetukaditthi).
Ba trường hợp Tà kiến này cản ngăn con đường đến Thiên giới và Níp Bàn, được xếp thành Tà kiến thực thụ, là xác thực sẽ đi đến Địa ngục. Sự việc sẽ được tuần tự đi đến Thiên giới và Níp Bàn trong kiếp hiện tại là không thể có được bởi vì cả ba loại Tà kiến này cản ngăn Thiên giới và luôn cả Níp Bàn.

Tà kiến cản ngăn cản Thiên giới và Níp bàn, đó là người có tà kiến chấp rằng không có Thiên giới và địa ngục, không có Mẹ và cha, không có việc thiện và bất thiện, không có quả từ nơi thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Hành động được thấy như vậy, ví như cả sáu ngoại đạo, có Pūranakassapa.

Tà kiến chỉ cản ngăn về Thiên giới ví như Devadatta và vua Ājatasattu, sau khi diệt mất ngũ uẩn, thì phải thọ sanh trong địa ngục, hạn định ước chừng một đại kiếp. Khi hết một đại kiếp, thì được tái tục về cõi Nhân loại và được tu chứng đắc đến Tuệ Độc giác. Devadatta có danh xưng là Phật Độc giác Atthissara, và vua Ājatasattu có danh xưng là Độc Giác Phật Jīvitavisera.

Tà kiến không có ngăn cản về Thiên giới và Níp Bàn, nghĩa là người không có tạo tác việc ác, chỉ lo thực hiện việc Thiện có nhiều phước báu, nhưng lại không có tin nghiệp, tin quả.

Tà kiến cản ngăn cả Thiên giới và Níp Bàn, ví như vua Sunakkhattalicchavī, là một vị vua được xếp vào dòng Licchavī đến 7 gnàn 7 trăm 7 vị, luân chuyển thay đổi bàn giao để để thọ hưởng Vương quyền. Khi bàn giao đến vị nào thọ hưởng tài sản, thì vị đó gọi là Quốc sư, cũng được ở trong nội điện hoàng cung, không phải đi chầu kiến. Trước kia, vua Licchavī kính trọng ngoại đạo Nātaliputta của đạo Nigantha. Đến sau phát tâm quy ngưỡng Tam Bảo, đi đến xuất gia trong giáo pháp, phát triển tu tiến nghiệp xứ, chứng đắc Thiên nhãn Thắng trí, và lại khởi tâm ước muốn có được Thiên nhĩ Thắng trí. Tuy nhiên, sau ba năm phát triển tu tiến về Thiên nhĩ Thắng trí, vẫn không thành đạt sở nguyện, Tỳ khưu Sunakkhattalicchavī khởi tâm suy nghĩ:

"Chắc có lẽ bậc thầy Sa môn Gotama chỉ có hiểu biết về Thiên nhãn Thắng trí và không có sự hiểu biết về Thiên nhĩ Thắng trí. Khi ta phát triển tu tiến về Thiên nhãn Thắng trí thì thầy Gotama tức thời có lời chỉ dạy phương thức tu tiến về lãnh vực này. Khi ta phát triển tu tiến về Thiên nhĩ Thắng trí, lại không có được một lời chỉ bảo nào. Cho dù Sa môn Gotama có sự hiểu biết rành rẽ ở trong tâm, cũng nên giới thiệu và đề cập đến lời tùy tiện đàm thuyết dù chỉ là loại Quang Tưởng mà cũng không có đề cập đến. Dường như thầy Sa môn Gotama không có được sự hiểu biết nào hơn ngoài Thiên nhãn Thắng trí này".

Với sự suy nghĩ tà kiến như thế, Tỳ khưu Sunakkhattalicchavī đi đến quyết định từ bỏ tu học, từ bỏ hạnh nguyện xuất gia, hoàn tục đi làm hàng cư sĩ, rồi trở lại thực hành theo pháp môn trong trú xứ của Nātaliputtanigantha như xưa kia.

Bậc thầy Giáo chủ có cấm chế điều luật về việc thọ Cụ Túc Giới trong kiếp sống hiện tại như sau:

"Yo Kulaputto" - Bất luận người nam cư sĩ thuộc dòng họ nào, khi đã xuất gia trong giáo pháp nhưng lại hoàn tục, từ bỏ hạnh Tỳ khưu, đến ở trong trú xứ của người ngoại đạo, chấp giữ theo giáo lý của người ngoại đạo, thấy rằng thực hành thanh cao tốt đẹp hơn trong giáo pháp. Tuy nhiên một thời gian sau, cho dù khởi tâm muốn quay trở lại xin được xuất gia, thì sẽ không thành tựu vị Tỳ khưu. Vì lẽ người nam này đã gọi là thành người ngoại đạo, không thế xuất gia trở thành vị Tỳ khưu. Vì lẽ đã dứt lìa Tam Bảo, xin thọ Tam quy không thành tựu.

Tà kiến chấp sai như vậy, gọi là cản ngăn con đường Thiên giới và Níp Bàn. Sau khi diệt tắt ngũ uẩn, sẽ bị thiêu đốt trong lửa địa ngục với thời gian lâu dài, bất khả hạn định về thời gian lìa khỏi địa ngục.

Tà kiến loại thấp, là thực hiện việc Thiện và không có sở cầu giải thoát Níp Bàn, như thế được tính vào trong loại Tà kiến này, và loại Tà kiến này sẽ không cản ngăn về Thiên giới, chỉ là việc cản ngăn việc giải thoát Níp Bàn bởi do không có sở nguyện.

Một trường hợp khác là khi có sự hiểu biết về pháp Bất thiện lại cho là tốt đẹp, như nghĩ suy thực hiện việc sát đạo thường làm cho có được nhiều tài sản giàu có, như thế, cũng xếp là Tà kiến.

Bậc trí tuệ nên suy nghiệm hiểu biết:

"Yam kici ditthi gatam" - Hành động trong việc thấy sai chấp lầm những lời giáo huấn của đức Phật, chỉ có bấy nhiêu, cũng được xếp vào Tà kiến.

"Tam ditthujukammam" - Chân Tri Chước Kiến là uốn nắn tri kiến cho trở thành đúng đắn chân chánh, tránh xa các loại Tà kiến, làm cho được hiện hữu trong Chánh kiến dù chỉ là một khởi niệm nhỏ bé, như là "Hôm nay, ta đã có thực hiện việc Thiện và có được Thính Diệu Pháp khép thuyết giảng, sẽ cho ta có được nhiều quả phước báu". Suy nghiệm như thế, cũng gọi là có tri kiến chân chánh, làm cho có được Chánh kiến và Chánh kiến này được tính vào trong Tâm Thiện Dục Giới.


Trong luồng Phật ngôn giảng giải của đấng Thập Lực đã bi mẫn xả thí thuyết Diệu Pháp về Tám Tâm Thiện Dục Giới được xếp thành như sau.

  • 1. Một tâm câu hành Hỷ tương ưng Trí Vô dẫn.
    2. Một tâm Hữu dẫn.
    3. Một tâm câu hành Hỷ Bất tương ưng Trí Vô dẫn.
    4. Một tâm Hữu dẫn
    5. Một tâm câu hành Xả tương ưng Trí Vô dẫn.
    6. Một tâm Hữu Dẫn.
    7. Một tâm câu hành Xả Bất tương ưng Trí Vô dẫn.
    8. Một tâm Hữu dẫn.
Tâm gọi là câu hành Hỷ, nghĩa là hiện hành cũng sanh cũng diệt và có sự hòa trộn với Hỷ thọ, thực tính của người có tâm tốt đẹp.

Tâm gọi là Tương ưng Trí, nghĩa là phối hợp với trí tuệ, quán xét thấy rằng, quả phước báu đã được thực hiện việc Thiện là sẽ được thọ lãnh sự an lạc, lấy Giới để làm cầu, lấy Xả thí để làm lan can cho bước đi đến Thiên giới và Níp Bàn. Xả thí sẽ làm thành thực phẩm tư lương, làm bạn hữu đi trong đạo.

Tâm gọi là Vô Dẫn, là tự suy nghĩ nhận biết, tự thực hiện, không tìm thấy có người đến khuyến dụ hay chỉ dạy để thực hiện.

Tâm gọi là Hữu Dẫn, là có người đến khuyến dụ và có ý kiến cho thực hiện, thì mới thực hiện được.

Tâm gọi là Bất tương ưng Trí, là xa lìa trí tuệ.

Tâm gọi là Câu hành Xả, là hiện hành cùng sanh cùng diệt và có sự hòa trộn với Xả thọ, hiện bày sự bình thản, thanh thản, không tìm thấy sự vui tươi hoan hỷ hoặc sự ưu sầu buồn khổ.

Kết thúc nội dung trong phần Tâm Thiện Dục Giới một cách tóm lược chỉ có bấy nhiêu.

"Tato dassetvā" - Đức Thế Tôn khải thuyết vừa dứt phần Tâm Thiện Dục Giới, tuần tự tiếp theo khải thuyết về Tâm Sắc Giới.

"Panaraso pabhedā" - Có năm Tâm Sắc Giới ở hàng đầu, kế theo là năm Tâm Quả Dị Thục Sắc Giới, và năm Tâm Duy Tác Sắc Giới. Kết hợp với nhau có mười lăm Tâm. Tâm Sắc Giới sắp đặt với khả năng của tâm tiến tu năm tầng Thiền gồm có: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền và Ngũ thiền.

Có bốn Tâm Vô Sắc Giới ở hàng đầu, kế theo là bốn Tâm quả Vô Sắc Giới và bốn tâm Duy Tác Vô Sắc Giới. Kết hợp vào nhau có được mười hai tâm. Bốn Tâm Thiện Vô Sắc Giới gồm có:

  • 1. Tâm Thiền Thiền Không Vô Biên Xứ.
    2. Tâm Thiện Thiền Thức Vô Biên Xứ.
    3. Tâm Thiện Thiền Vô Sở Hữu Xứ.
    4. Tâm Thiện Thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Có bốn Tâm Thiện Siêu Thế, đó là một tâm đạo Thất Lai, một tâm đạo Nhất Lai, một tâm đạo Bất Lai và một tâm đạo Vô Sinh. Được phân chia với khả năng trổ sanh quả cũng có bốn Tâm Quả Siêu Thế, đó là một tâm quả Thất Lai, một tâm quả Nhất Lai, một tâm quả Bất Lai và một tâm quả Vô Sinh. Kết hợp lại thành tám Tâm Siêu Thế.

Tất cả những tâm Thiện vừa kể trên, đức Thế Tôn khải thuyết để trong câu: "Kusalā dhammā - Pháp Thiện" được kết thúc tại đây.

Kế tiếp theo sau, đức Thế Tôn khải thuyết tuần tự tiếp nối là "Akusalā dhammā - Pháp Bất Thiện" Tâm Bất Thiện là tâm có sự thành tựu kết quả đem đến sự khổ đau, kết hợp với tội lỗi, trở thành nơi đáng chỉ trích của bậc trí tuệ, có đức Phật làm chủ vị.

Có mười hai tâm Bất Thiện: Tám tâm căn Tham, hai Tâm căn Sân, hai tâm căn Si, kếp hợp lại thành mười hai Tâm Bất Thiện.

Kế tiếp theo sau, đức Thế Tôn khải thuyết tuần tự tiếp nối là "Abyākatā dhammā- Pháp Vô Ký" là Tâm không được xếp vào phần Pháp Thiện.

Đấng Thập Lực bi mẫn xả thí Diệu Pháp kết thúc phần Tam Đề Thiện, tuần tự khải thuyết tất cả Tam Đề theo thứ tự cho đến Tam Đề Hữu Kiến là Tam Đề cuối cùng và chấm dứt nội dụng một cách tóm lược Pháp Tụ.

Khi đức Thế Tôn khải thuyết bộ Pháp Tụ này suốt mười hai ngày thì dứt, tất cả chư Thiên được chứng đắc đạo và quả theo tập tục của bậc Thánh là bảy triệu (Koti) chư Thiên.

Tại đây, bộ Chú Giải Pháp Tụ được chấm dứt, sự giả định chấm dứt chỉ là bấy nhiêu với trường hợp trình bày như trên.

KẾT THÚC BỘ CHÚ GIẢI PHÁP TỤ


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách