KINH LĂNG NGHIÊM

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 - TỶ CĂN VỚI HUƠNG TRẦN VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Nguơi hãy ngửi mùi huơng chiên đàn trong lư này, huơng này nếu đốt đến một thù (một chỉ) thì thành Thất La Phiệt, trong 40 dặm, đều ngửi được mùi huơng. Ý nguơi thế nào ? Mùi huơng này từ cây chiên đàn ra, từ tỷ căn ra hay từ hư không ra ?
- Nếu mùi huơng này từ tỷ căn của nguơi thì tỷ căn chẳng phải chiên đàn, tại sao trong tỷ căn lại có mùi huơng chiên đàn, mà nguơi ngửi được mùi huơng ? Lại trong tỷ căn phát ra mùi huơng mà gọi là ngửi được thì chẳng đúng nghĩa.
- Nếu từ hư không ra , thì tánh hư không thường còn, mùi huơng cũng phải thường có, đâu cần đợi đốt cây chiên đàn trong lư rồi mới có mùi huơng ?
- Nếu mùi huơng từ cây chiên đàn ra, tức là chất huơng này do đốt thành khói , tỷ căn ngửi được là nhờ hơi khói, thì tại sao khói ấy bay lên hư không chưa bao xa , mà trong 40 dặm đã ngửi được mùi huơng ?
- Nên biết mùi huơng và cái ngửi đều chẳng có xứ sở, tức cái ngửi và mùi huơng, hai xứ đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

4 - THIỆT CĂN VỚI VỊ TRẦN VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Nguơi thường hai thời ở trong chúng ôm bình bát khất thực, đôi lúc gặp những món tô lạc, đề hồ gọi là vị ngon. Ý nguơi thế nào? Mùi vị này từ hư không ra, từ thiệt căn ra hay từ thức ăn ra ?
A Nan ! Nếu mùi vị này từ thiệt căn của nguơi ra, mà trong miệng nguơi chỉ có một thiệt căn , thiệt căn ấy bây giờ đã trở thành vị tô rồi, nếu gặp đường phèn , lẽ ra vị tô chẳng dời đổi. Nếu chẳng dời đổi thì chẳng được nói là biết mùi vị, còn nếu dời đổi thì thiệt căn chẳng phải nhiều thể, làm sao một thiệt căn lại biết nhiều mùi vị ?
- Nếu từ thức ăn ra, thì thức ăn chẳng tri giác,làm sao tự biết được mùi vị ? Lại thức ăn tự biết thì cũng đồng như người khác ăn, liên quan gì đến nguơi mà nói là tánh biết vị của nguơi ?
- Nếu từ hư không ra, thì ngươi hãy nếm thử hư không xem là mùi vị gì ? Hư không nếu là vị mặn thì đã làm mặn thiệt căn của nguơi , ắt phải làm mặn mặt nguơi, và mọi người trong cõi này đều như cá biển, đã thường chịu cái mặn, chẳng còn biết hế nào là lạt nữa. Và nếu chẳng biết lạt thì cũng chẳng phân biệt được mặn. Nếu chẳng biết mặn lạt thì sao gọi là biết mùi vị ?
- Nên biết mùi vị và sự nếm đều chẳng có xứ sở, tức nếm và mùi vị ,hai xứ đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5 – THÂN CĂN VỚI XÚC TRẦN VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Ngươi thường vào buổi sáng lây tay xoa đầu, ý ngươi thế nào ? Cái xúc giác khi xoa đàu này từ đâu mà ra ? Từ nơi tay hay từ nơi đầu ?
- Nếu từ nơi tay thì cái đầu chẳng biết , làm sao thành có xúc giác ? Nếu từ nơi đầu mà chẳng dùng tay thì làm sao gọi là xúc giác được ? Nếu cả hai mỗi mỗi tự có xúc giác, thì một mình ngươi phải có hai thân.
- Nếu tay và đầu chỉ một xúc giác sinh ra, thì đầu và tay thành một thể. Ở bên năng thì chẳng ở bên sở, ở bên sở thì chẳng ở bên năng, chẳng lẽ hư không và ngươi thành lập được xúc giác đó ư ?
- Nên biết xúc giác và thân căn đều chẳng xứ sở, tức cái thân và xúc giác hai xứ đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

6 – Ý CĂN VỚI PHÁP TRẦN VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Ngươi thường dùng ý thức duyên theo ba tánh : thiện, ác và vô ký sanh khởi pháp trần. Vậy pháp trần này từ nơi tâm sanh ra hay lìa tâm riêng có phương sở ?
- A Nan ! Nếu từ tâm ra thì pháp trần chẳng phải cảnh trần, chẳng phải là cái sở duyên của tâm, làm sao thành xứ được ?
- Nếu lìa tâm riêng có phương sở, thì tự tánh của pháp trần là biết hay chẳng biết ? Biết tức gọi là tâm, tâm này lìa tâm ngươi thì chẳng phải pháp trần của ngươi biết, đồng như tâm người khác. Nếu lìa tâm ngươi lại còn có tâm biết thì tâm ngươi thành hai sao ? Nếu chẳng biết thì pháp trần này đã chẳng phải sắc, thanh, hương, vị , ly ,hợp, lạnh, nóng và tướng hư không , thì phải ở chỗ nào ? Hiện nay nơi sắc không đều chẳng thể nêu ra, chẳng lẽ trong thế gian lại có cái ở ngoài hư không ư ? Lại tâm chẳng phải sở duyên thì xứ từ đâu mà an lập?
- Nên biết , pháp trần và tâm đều chẳng có xứ sở, tức ý căn và pháp trần đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

THẬP BÁT GIỚI

- Lại nữa A Nan ! Sao nói Thập Bát Giới vốn là Như Lai Tạng, cũng là Diệu Tánh Chơn Như ?

1 - NHÃN CĂN, SẮC TRẦN, NHÃN THỨC GIỚI
- A Nan ! Như nguơi đã rõ, Nhãn căn và sắc trần duyên với nhau, sinh ra nhãn thức. Vậy thức này là từ nhãn căn ra, lấy nhãn căn làm giới, hay từ sắc trần ra, lấy sắc trần làm giới ?
- A Nan ! Nếu từ nhãn căn ra mà chẳng có Sắc-Không thì chẳng thể phân biệt, dẫu cho có cái thức của nguơi cũng chẳng dùng được. Sự thấy của nguơi chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng, chẳng thể nêu ra, vậy từ đâu để lập giới ?
- Nếu từ sắc trần ra, hư không chẳng phải sắc trần, thì thức nguơi phải diệt, sao biết được tánh hư không ? Nếu lúc sắc trần biến đổi, thức của nguơi cũng biết sắc trần biến đổi, mà thức của nguơi chẳng biến, vậy giới từ đâu mà an lập ? Theo sự biến đổi cũng là biến đổi, giới tướng vốn chẳng có. Chẳng biến đổi thì thường còn, thức đã từ sắc trần ra , lẽ ra chẳng biết được chỗ hư không ?
- Nếu do căn trần cộng sanh cái giới ở giữa, khi căn trần hợp lại thì chẳng thể lập giới, tức là lìa trung. Khi lìa căn thì phải hợp trần, lìa trần thì phải hợp căn, vậy thể tánh lẫn lộn, làm sao thành giới ?
- Nên biết nhãn căn và sắc trần làm duyên với nhau , sanh nhãn thức giới, ba chỗ đều không. Tức nhãn căn, sắc trần và nhãn thức giới vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

LƯỢC GIẢI

Thập Bát Giới này chỉ phá Lục Thức, nên nói Thức này chẳng từ nhãn ra để làm giới, vì thức là chủ phân biệt, nếu chẳng có sắc-không thì chẳng thể phân biệt.
Cũng chẳng từ sắc ra để làm giới, vì sắc có biến diệt, thức không biến diệt, nếu chỉ từ sắc ra thì chẳng thể phân biệt hư không.
Cũng chẳng từ nhãn và sắc cộng sanh làm giới, vì nhãn thì có biết, sắc thì vô tri. Tri và vô tri hai cái đối nghịch làm sao mà hợp ? Nếu hợp thì từ đâu mà lập giới ? Giới chính giữa đã chẳng có, nên nói LÌA TRUNG. Nếu lìa căn-trần mà sanh thức, thì lìa căn phải hợp trần, lìa trần phải hợp với căn, vậy thức thuộc bên nào ? Nên nói thể tánh lẫn lộn, ba chỗ đều sai, làm sao an lập ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2 - NHĨ CĂN, THANH TRẦN, NHĨ THỨC GIỚI VÔN VÔ SANH
- A Nan ! Như nguơi đã rõ, nhĩ căn, thanh trần duyên với nhau sanh ra nhĩ thức. Vậy thức này từ nhĩ căn ra, lấy nhĩ căn làm giới hay từ thanh trần ra, lấy thanh trần làm giới ?
- A Nan ! Nếu từ nhĩ căn ra mà chẳng có hai tướng động-tịnh thì chẳng thành cái biết của nhĩ căn, tức chẳng có biết. Biết còn chẳng có, vậy thức là hình tướng gì ?
- Nếu do lỗ tai nghe thì lúc chẳng có động-tịnh, cái nghe chẳng thành, chỉ có hình tướng của lỗ tai, cũng như sắc trần tiếp xúc với thanh trần, cả hai đều chẳng có thức để phân biệt thì nhĩ thức giới từ đâu mà lập ?
- Nếu từ thanh trần ra, nhĩ thức do thanh trần mà có, thì chẳng liên quan gì đến cái nghe. Chẳng nghe thì cũng chẳng biết tướng thanh trần ở đâu. Lại , nếu nhĩ thức từ thanh trần ra , dầu cho thanh trần do cái nghe mà có tướng, thì cái nghe phải nghe được nhĩ thức, nếu chẳng nghe được thì chẳng phải là giới, nếu nghe được thì thức cũng đồng như thanh trần, và thức đã là sở nghe (cái bị nghe) thì ai biết nghe cái thức ? Còn nếu như chẳng biết thì đồng như cỏ cây. Chẳng lẽ thanh trần và cái nghe lẫn lộn, thành giới ở giữa? Giới chính giữa đã chẳng có, tướng trong ngoài từ đâu mà lập ?
- Nên biết , Nhĩ căn, thanh trần làm duyên với nhau,sanh nhĩ thức giới, ba chỗ đều không, tức nhĩ căn, thanh trần và nhĩ thức giới vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 - TỶ CĂN, HUƠNG TRẦN, TỶ THỨC GIỚI VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Như nguơi đã rõ, tỷ căn, huơng trần làm duyên với nhau, sanh ra tỷ thức. Vậy thức này từ tỷ căn ra, lấy tỷ căn làm giới, hay từ huơng trần ra, lấy huơng trần làm giới ?
- A Nan ! Nếu từ tỷ căn ra, thì trong nguơi lấy gì làm tỷ căn ? Lấy cái mũi bằng thịt hay lấy tánh ngửi biết ?
- Nếu lấy cái mũi bằng thịt này thì chất thịt thuộc thân căn, thân biết tức xúc giác, Ở thân thì chẳng phải là tỷ căn. Gọi là xúc giác tức là ngoại trần, vậy tỷ căn còn chẳng có tên gọi, làm sao lập giới ?
- Nếu lấy tánh ngửi biết làm tỷ căn, thì trong tâm nguơi lấy gì làm cái có ngửi biết ? Nếu lấy lỗ mũi bằng thịt này, thì cái biết của da thịt là xúc trần chứ chẳng phải tỷ căn.
- Nếu lấy hư không làm tánh ngửi biết , thì hư không tự biết, còn da thịt lẽ ra chẳng biết, thế thì hư không là nguơi , thân nguơi chẳng có biết thì hiện nay nguơi cũng chẳng còn ở đây ữa.
- Nếu lấy huơng trần làm tánh ngửi biết, thì cái biết thuộc về huơng trần, có liên quan gì đến ngươi ?
- Nếu các mùi thơm, thối từ tỷ căn ra, thì mùi thơm, thối đó chẳng phải từ cây y lan, cây chiên đàn ra. Khi hai mùi đó chẳng có, nguơi tự ngửi tỷ căn xem là thơm hay thối ? Nếu thối thì chẳng thơm, nếu thơm thì chẳng thối. Nếu cả hai đều ngửi được thì một mình nguơi phải có hai tỷ căn , và nay hỏi đạo với Ta phải có hai A Nan. Vậy ai là thể của nguơi ? Còn nếu tỷ căn là một , thơm thối không hai thì thơm đã thành thối, thối đã thành thơm. Hai tánh đã chẳng có, giới từ đâu lập ?
- Lại như con mắt có thấy mà chẳng tự thấy mắt. Cũng vậy, nếu thức từ huơng trần ra thì đáng lẽ chẳng biết được huơng trần. Nếu biết được thì chẳng phải từ hương trần ra. Nếu chẳng biết thì lại chẳng phải là tỷ thức.
- Huơng trần chẳng phải nhờ ngửi biết mới có, thì cái giới của huơng trần chẳng thành. Thức chẳng biết huơng trần thì giới chẳng thể do huơng trần mà lập, đã chẳng có giới chính giữa thì chẳng thành trong ngoài, và tất cả những gì ngửi được đều là hư vọng.
- Nên biết tỷ căn, huơng trần duyên với nhau, sinh ra tỷ thức giới, ba chỗ đều không, tức tỷ căn, hương trần và tỷ thức giới vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4 - THIỆT CĂN, VỊ TRẦN, THIỆT THỨC GIỚI VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Như nguơi đã rõ , thiệt căn, vị trần làm duyên với nhau, sanh ra thiệt thức. Vậy thức này từ thiệt căn mà ra,lấy thiệt căn làm giới hay từ vị trần mà ra, lấy vị trần làm giới ?
- A Nan ! Nếu từ thiệt căn ra thì các thứ trên thế gian : mía ngọt, mơ chua, hoàng liên đắng, muối mặn, ớt, gừng quế thì cay, tất cả những thứ trên đều chẳng có mùi vị. Nguơi tự nếm lưỡi xem ngọt hay đắng ? Nếu tánh của thiệt căn là đắng thì ai biết nếm thiệt căn ? Thiệt căn chẳng tự nếm thì lấy gì để biết? Tánh của thiệt căn chẳng phải đắng, vị trần cũng chẳng tự ra, làm sao lập giới ?
- Nếu từ vị trần ra, thức đã là mùi vị, thì cũng đồng như thiệt căn, chẳng thể tự nếm, làm sao biết là mùi vị hay chẳng phải mùi vị ? Lại các mùi vị chẳng từ một vật mà ra, mùi vị đã do nhiều thứ sinh ra, thì thức cũng phải có nhiều thể. Thể của thức nếu một, ắt phải do một vị trần sanh, thì các vị mặn, ngọt, chua cay cùng hòa hợp sanh các tướng khác nhau biến đổi thành một mùi vị thì chẳng thể phân biệt. Phân biệt đã không thì chẳng gọi là thức, làm sao còn gọi là thiệt thức giới ? Chẳng lẽ hư không lại sanh ra cái thức của nguơi ? Nếu thiệt căn và vị trần hòa hợp mà sanh, nơi giữa chẳng có tự tánh thì giới từ đâu mà lập ?
- Nên biết : Thiệt căn, vị trần làm duyên với nhau sinh thiệt thức giới, ba chỗ đều không, tức là thiệt căn, vị trần và thiệt thức giới vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

5 - THÂN CĂN, XÚC TRẦN, THÂN THỨC GIỚI VỐN VÔ SANH.

- A Nan ! Như nguơi đã rõ, thân căn, xúc trần làm duyên với nhau sinh ra thân thức. Vậy thức này từ thân căn ra, lấy thân căn làm giới hay từ xúc trần ra,lấy xúc trần làm giới ?
- A Nan ! Nếu từ thân căn ra, ắt chẳng có hai duyên ly và hợp. Chẳng có ly-hợp thì thân căn làm sao biết được ?
Nếu từ xúc trần ra ắt chẳng phải thân căn của nguơi, vậy có ai chẳng có thân mà biết ly và hợp ?
- A Nan ! Nếu vật chẳng xúc giác, thân biết có xúc, biết thân tức là xúc, biết thức tức là thân, tức thân chẳng phải xúc, tức xúc chẳng phải thân. Hai tướng thân căn và xúc trần vốn chẳng xứ sở, hợp thân tức là tự thể của thân, lìa thân tức như tướng hư không, trong và ngoài chẳng thành thì chính giữa từ đâu mà lập ? Giữa chẳng thể lập thì trong ngoài tánh vốn không, vậy thức từ đâu mà lập ?
- Nên biết thân căn, xúc trần, làm duyên với nhau, sanh thân thức giới, ba chỗ đều không, tức thân căn, xúc trần, và thân thức giới vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

6 - Ý CĂN, PHÁP TRẦN, Ý THỨC GIỚI VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Như nguơi đã rõ, Ý căn, pháp trần làm duyên với nhau, sanh ra ý thức. Vậy thức này từ ý căn ra,lấy ý căn làm giới, hay từ pháp trần ra, lấy pháp trần làm giới ?
- A Nan ! Nếu từ ý căn ra thì trong ý nguơi ắt phải có suy tư mới phát minh được ý nguơi. Nếu chẳng suy tư thì ý chẳng thể sanh, lìa duyên thì chẳng có hình tướng, vậy thức dùng để làm gì ? Thức của nguơi và sự suy tư và tánh hiểu biết là đồng hay khác ? Nếu đồng với ý tức là ý căn, sao nói từ ý căn ra ? Nếu khác với ý thì chẳng phải là ý căn, chẳng phải ý căn thì không có cái năng biết, năng không thì sở cũng không. Nếu không có sở biết thì sao nói từ ý căn ra ? Nếu có sở biết thì làm sao biết ý căn ? Vậy hai tánh đồng-dị đã chẳng có thì giới từ đâu lập ?
- Nếu từ pháp trần ra, mà các pháp trong thế gian chẳng ngoài ngũ trần, Nguơi hãy xét xem các pháp : Sắc, thanh, huơng, vị, xúc đều có tướng rõ ràng để đối với ngũ căn, chẳng thuộc phạm vi của ý căn. Nếu thức nguơi nhất định từ pháp trần ra , thì nguơi hãy xét kỹ hình tướng của mỗi pháp như thế nào ? Nếu lìa sắc-không, thông-nghẽn, ly-hợp, sanh-diệt, ngoài các tướng này chẳng có sở đắc. Sanh thì các pháp sắc-không cùng sanh, diệt thì các pháp sắc-không cùng diệt. Vậy cái nhân sanh ra đã không, làm sao có thức ? Thức đã chẳng có, giới từ đâu mà lập ?
- Nên biết ý căn ,pháp trần làm duyên với nhau sanh ra ý thức giới, ba chỗ đều không, tức ý căn, pháp trần, ý thức giới vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

A Nan bạch Phật :
- Như Lai thường giảng về nhân duyên hòa hợp rằng "Tất cả các thứ biến hóa trên thế gian đều do tứ đại hòa hợp mà sanh". Sao Như Lai lại bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên và tự nhiên ? Nay con chẳng biết nghĩa này thế nào, xin Phật thuơng xót, khai thị pháp liễu nghĩa chẳng hý luận của Trung Đạo cho con và chúng sanh được rõ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo A Nan:
- Trước đây nguơi nhàm chán các pháp tiểu thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề nên Ta vì nguơi khai thị Đệ Nhất Nghĩa Đế, sao nguơi lại còn đem những hý luận của thế gian, vọng tưởng cho là nhân duyên mà tự ràng buộc ? Nguơi dù học rộng nghe nhiều, như người chỉ dùng miệng nói thuốc, khi thuốc thật hiện tiền thì lại chẳng biết. Như Lai gọi là thật đáng thuơng xót. Nay nguơi hãy nghe kỹ, Ta sẽ vì nguơi khai thị từng lớp một, cũng khiến những người tu Đại thừa sau này thông đạt được thực tướng.

A Nan yên lặng kính vâng thánh chỉ của Phật.
- A Nan ! Như nguơi đã nói, tứ đại hòa hợp sanh ra các thứ biến hóa trên thế gian. A Nan ! Nếu thể tánh của tứ đại chẳng phải hòa hợp thì chẳng thể lẫn lộn nhau, cũng như hư không chẳng thể lẫn lộn với sắc tướng. Nếu là hòa hợp thì đồng như biến hóa, đầu đuôi duyên nhau, sanh diệt tuơng tục, sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, sanh sanh diệt diệt như vòng lửa quay tròn. A Nan ! Cũng như nước thành băng, băng lại thành nước, chẳng hề ngừng nghỉ.

THẤT ĐẠI

1 - TÁNH ĐỊA ĐẠI VỐN VÔ SANH

Nguơi xem tánh ĐỊA , thô là đại địa, tế là vi trần, cho đến cực vi là lân hư trần, là sắc tướng nhỏ tột, nếu phân tách nữa thì thành tánh hư không.
- A Nan ! Nếu cái lân hư trần đó tách ra thành hư không, thì hư không cũng sanh được sắc tướng. Nay nguơi hỏi rằng : Do hòa hợp mà sanh các tướng trên thế gian, thì nguơi hãy xét cái lân hư trần này phải dùng bao nhiêu hư không hợp lại mới có ? Chẳng lẽ lân hư trần hợp thành lân hư trần ? Lại lân hư trần đã tách thành hư không , thì phải dùng bao nhiêu sắc tướng hợp lại mới được thành hư không ? Nếu lúc hợp sắc, sắc chẳng phải hư không. Nếu lúc hợp không, hư không chẳng phải là sắc. Sắc còn có thể tách được, chứ hư không làm sao mà hợp ?
- Nguơi vốn chẳng biết, trong Như Lai Tạng (Tự tánh) tánh Sắc chơn Không (thể tánh của sắc chẳng phải thật, tức là chơn không), tánh Không chơn Sắc (thể tánh của Không chẳng phải thật, tức là chơn Sắc). Tự tánh vốn thanh tịnh, đầy khắp mười phuơng pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sinh tạo thành nghiệp, và nuơng theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu. Người thế gian chẳng biết những hiện tượng đó chỉ là mở mắt chiêm bao, lại mê lầm cho là nhân duyên và tự nhiên. Ấy đều là do tâm thức phân biệt và suy lường. Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2 - TÁNH HỎA ĐẠI VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Tánh hỏa chẳng có tự thể, nhờ các trợ duyên mà phát sanh. Nguơi xem các nhà, khi muốn nhóm lửa nấu cơm thì cầm tấm kiếng đưa ra dưới ánh mắt trời mà lấy lửa.
- A Nan ! Cái gọi là hòa hợp, cũng như Ta cùng nguơi và 1260 vị Tỳ Kheo, nay hợp thành một chúng. Chúng dù là một, xét về căn bản thì mỗi người đều có thân riêng biệt, có tên gọi và họ hàng của mình, như Xá Lợi Phật thuộc dòng Bà La Môn, Ưu Tần Loa thuộc dòng Ca Diếp Ba, cho đến nguơi thì thuộc dòng họ Cù Đàm.
- A Nan ! Nếu tánh lửa này do hòa hợp mà có, thì khi nguơi cầm kiếng lấy lửa nơi ánh sáng mặt trời, lửa này từ trong kiếng ra, từ bùi nhùi ra hay từ mặt trời ra ?
- A Nan ! Nếu lửa từ mặt trời ra đốt được bùi nhùi trong tay người ấy, thì những rừng cây mà ánh sáng mặt trời chiếu qua, lẽ ra đều bị đốt cả. Nếu từ trong kiếng ra đốt cháy bùi nhùi, sao cái kiếng lại không chảy ? Cả cái tay người cầm kiếng còn chẳng thấy nóng thì làm sao kiếng lại chảy được ? Nếu từ bùi nhùi ra thì cần gì ánh sáng mặt trời với kiếng tiếp xúc với nhau rồi mới có lửa ?
- Nguơi xét kỹ lại, kiếng do tay cầm, mặt trời thì ở trên không, còn bùi nhùi thì từ đất sanh ra, vậy lửa từ phương nào mà đi đến chỗ này?
- Nguơi vốn chẳng biết, trong Như Lai Tạng, tánh Hỏa chơn Không, tánh Không chơn Hỏa, tự tánh vốn thanh tịnh, đầy khắp mười phuơng pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sanh tạo thành nghiệp, và nuơng theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu. A Nan nên biết người thế gian ở nơi này cầm kiếng thì nơi này bốc lửa. Nếu khắp pháp giới cầm kiếng thì khắp pháp giới bốc lửa. Lửa cháy khắp thế gian, đâu có xứ sở, chỉ tùy theo nghiệp thức của chúng sinh mà biến hiện. Người thế gian chẳng biết lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt suy lường. Phàm những lời nói đều chẳng phải là nghĩa thật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 - TÁNH THỦY ĐẠI VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Tánh thủy chẳng định, ngưng và chảy không chừng. Như trong thành Thất La Phiệt, các ông Ca Tỳ La, Chước Ca La và các nhà đại huyễn thuạt Bát Đầu Ma Ha Tát Đa, khi muốn cầu Thái âm tinh (Mặt trăng) để hòa các thuốc huyễn thuật, thì các ông ấy ở giữa đêm trăng sáng, tay cầm hạt châu để hứng nước dưới ánh trăng. Vậy nước này từ hạt châu ra, từ hư không ra hay từ mặt trăng ra ?
- A Nan ! Nếu từ mặt trăng ra, ánh trăng đã có thể từ phuơng xa, làm cho hạt châu chảy nước, thì những rừng cây mà ánh trăng chiếu qua, lẽ ra đều phải chảy nước. Nếu chảy nước thì khỏi đợi hạt châu mới có nước chảy. Nếu không chảy nước thì rõ ràng nước không phải từ mặt trăng ra.
Nếu từ hạt châu ra, thì trong hạt châu thường phải chảy nước, đâu cần đợi ánh trăng trong lúc nửa đêm ?
Nếu từ hư không ra thì hư không vô tận, nước cũng vô biên, vật từ cõi người đến cõi trời đều bị chìm ngập cả, làm sao lại có các loài ở dưới nước, trên bờ và trên không ?
- Nguơi hãy xét kỹ, mặt trăng ở trên trời, hạt châu ở nơi tay, còn mâm đựng hạt châu hứng nước thì do người đặt ra. Vậy nước từ phuơng nào mà chảy đến đây ? Mặt trăng và hạt châu cách xa, chẳng hòa chẳng hợp, chẳng lẽ nước khi không tự có ?
- Ngươi vốn chẳng biết, trong Như Lai Tạng, tánh thủy chơn không, tánh không chơn thủy, tự tánh vốn thanh tịnh, cùng khắp mười phuơng pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sinh tạo thành nghiệp, và nuơng theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu. hễ nơi này cầm hạt châu thì nơi này chảy nước, khắp pháp giới cầm hạt châu thì khắp pháp giới chảy nước. Tánh thủy cùng khắp thế gian, đâu có xứ sở, chỉ theo nghiệp thức của chúng sanh mà biến hiện. Người thế gian chẳng biết, lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt và suy lường. Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4 - TÁNH PHONG ĐẠI VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Tánh PHONG chẳng có tự thể, động tịnh không chừng. Nguơi thường ở nơi chúng mà sửa áo, chéo áo Tăng già lê chạm đến người bên cạnh thì có một chút gió phất qua mặt người kia, vậy gió này từ chéo áo cà sa ra, từ hư không ra, hay từ mặt người kia ra ?
- A Nan ! Nếu gió từ chéo áo cà sa ra thì nguơi đã mặc luôn cả gió, lẽ ra cái áo phải tung bay, rời khỏi thân nguơi. Nay Ta giũ áo trong hội này, nguơi hãy xem cái áo của Ta, gió núp ở chỗ nào ? Chẳng lẽ trong áo lại có chỗ chứa gió ư ?
- Nếu gió từ hư không ra, khi cái áo nguơi chẳng động, tại sao gió chẳng phất ? Tánh hư không thường trụ thì gió phải thường sanh, vậy lúc chẳng có gió, hư không phải diệt. Gió diệt còn có thể thấy được, hư không diệt thì là hình tướng gì ? Nếu có sanh diệt thì đã chẳng gọi là hư không, đã gọi là hư không thì làm sao lại có gió ra ?
- Nếu gió từ mặt người bị phất sanh ra, đã từ mặt người đó ra lẽ ra phải phất lại nguơi, sao tự nguơi sửa áo mà phất ngược lại người kia ?
- Nguơi hãy xét kỹ: Sửa áo do nguơi, cái mặt thì thuộc người kia, hư không thì vắng lặng chẳng lay động, vậy gió từ phuơng nào rong duổi đến đây ? Tánh gió và tánh hư không khác nhau, chẳng hòa chẳng hợp, chẳng lẽ tánh gió khi không tự có ?
- Nguơi vốn chẳng biết, trong Như Lai Tạng, tánh phong chơn không, tánh không chơn phong , tự tánh vốn thanh tịnh, cùng khắp mười phuơng pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sanh mà tạo thành nghiệp, và nuơng theo nghiệp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu.
A Nan ! Như một mình nguơi lay động cái áo thì có chút gió ra, khắp pháp giới đều phất thì khắp pháp giới đều ra gió. Tánh phong đầy khắp thế gian, đâu có xứ sở, chỉ theo nghiệp thức của chúng sanh mà biến hiện. Người thế gian chẳng biết, lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt và suy lường.
Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5 - TÁNH KHÔNG ĐẠI VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Tánh KHÔNG vô hình, nhờ sắc tướng mới được hiển bày. Như trong thành Thất La Phiệt, chỗ cách xa sông, những giòng Sát Đế Lỵ, Bà La Môn, Tỳ Xá Xà, Thủ Đà La, Phả La Đọa, Chiên Đà La khi dựng nhà xong, đào giếng lấy nước. Đào một thước đất thì có một thước hư không, đào một trượng đất thì có một trượng hư không. Hư không sâu hay cạn là tùy theo đất được đào ra nhiều hay ít. Vậy hư không do đào đất mà ra này, do đào mà có hay vô nhân tự sanh ?
- A Nan ! Nếu hư không do vô nhân tự sanh thì khi chưa đào đất , sao nơi đó lại chẳng vô chướng ngại, mà chỉ thấy đất liền, chẳng thấy trống rỗng ?
- Nếu từ đào đất ra , thì khi đất ra phải thấy hư không vào. Nếu đất ra trước mà không thấy hư không vào , thì sao nói hư không từ đào đất mà ra ? Nếu chẳng ra vào thì hư không với đất vốn chẳng khác, chẳng khác tức là đồng. Nếu đồng thì khi đào đất ra, hư không sao chẳng ra ? Nếu do đào đất mà có thì phải đào ra hư không, chứ chẳng phải đào ra đất. Nếu chẳng do đào mà có thì khi đào đất sao lại thấy hư không ?
- Nguơi hãy xét kỹ, đào do tay người vận động, đất theo sự đào mà dời chỗ, vậy hư không từ đâu mà ra ? Đào thì có thực chất, hư không thì trống rỗng, chẳng tác dụng với nhau, chẳng hòa, chẳng hợp, chẳng lẽ hư không khi không tự ra ?
- Vậy nên biết, tánh hư không cùng khắp, vốn chẳng lay động. Hiện tiền Địa, Thủy, Hòa, Phong và Hư không gọi là Ngũ Đại, tánh thật viên dung, đều là Như Lai Tạng, vốn chẳng sanh diệt.
- A Nan ! Tâm nguơi mê muội, chẳng ngộ được tứ đại vốn là Như Lai Tạng. Nguơi hãy xem hư không là ra hay vào ? hoặc chẳng ra vào ? Nguơi vốn chẳng biết tánh giác chơn không, tánh không chơn giác. Tự Tánh vốn thanh tịnh, cùng khắp pháp giới, tùy theo mức độ hiểu biết của tâm chúng sanh tạo thành nghiệp, và nuơng theo nghiẹp ấy biến hiện các cảnh giới hiện hữu.
- A Nan ! Như đào một giếng thì ra một giếng hư không, mười phuơng hư không cũng như thế. Tánh Không cùng khắp mười phuơng, đâu có xứ sở, chỉ theo nghiệp thức của chúng sanh mà biến hiện. Người thế gian chẳng biết, lại mê lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên, ấy đều là do tâm thức phân biệt suy lường.
Phàm là lời nói đều chẳng phải nghĩa thật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách