Kinh ’Viên Dung Thuần Khiết’

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Tushita
Bài viết: 47
Ngày: 29/03/13 03:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: the void

Kinh ’Viên Dung Thuần Khiết’

Bài viết chưa xem gửi bởi Tushita »

Gangottara Sutra

Hình ảnh

Kinh ’Viên Dung Thuần Khiết’
(Đàm Thoại Với Nữ Cư Sĩ Gangottara)

Trích trong Trường Kinh Maharatnakuta tức Kinh Đại Bảo Tích

(Heap of Jewels)

Nguồn: VietNalanda.org

__________________________________________________

Tôi nghe nói như thế này...

Lúc bấy giờ, đức Phật đang an trú tại vườn Anathapindika (Cấp Cô Độc), trong công viên Jeta (Kỳ Viên) gần thành Shravasti (Xá Vệ). Khi ấy, có một vị nữ cư sĩ tên Gangottara rời nơi cư ngụ của bà ở Shravasti đến gặp đức Phật. Bà cung kính đảnh lễ dưới chân đức Phật, rồi lui qua một bên và ngồi xuống.

Đức Thế Tôn lên tiếng hỏi Gangottara, ‘Con từ đâu đến?’

Nữ cư sĩ Gangottara bạch đức Phật, ‘Bạch đức Thế Tôn, nếu có ai hỏi một người đã được tạo thành một cách huyễn ảo, rằng người đó từ đâu đến, thì câu trả lời của người đó phải như thế nào?’

Đức Thế Tôn trả lời bà, ‘Một người đã được tạo thành một cách huyễn ảo, người đó không đến cũng không đi, người đó không sinh cũng không hoại; làm sao có thể nói được người đó đến từ đâu?’

Nữ cư sĩ liền hỏi, ‘Bạch đức Thế Tôn, có đúng hay không, tất cả mọi sắc tướng đều là huyễn ảo, như thuật mầu ?’ Đức Phật trả lời, ‘Đúng như vậy, điều con nói rất đúng.’

Gangottara hỏi, ‘Nếu tất cả mọi sắc tướng đều là huyễn ảo, như thuật mầu, thì tại sao đức Thế Tôn lại hỏi con, con từ đâu đến?’

Đức Phật nói với bà, ‘Một người được tạo thành do huyễn ảo, người đó không đi đến cõi Dục giới đầy đau khổ, mà cũng không đi đến cõi Trời; người ấy cũng không đắc quả Niết Bàn. Gangottara, có phải điều này cũng đúng là như vậy đối với con không?’

Vị nữ cư sĩ trả lời, ‘Theo như con nhận thấy, nếu như sắc thân của con khác biệt với sắc thân của một người đã được tạo thành do huyễn ảo, thì con có thể bàn đến chuyện đi đến những cõi Dục giới tốt đẹp lẫn sầu khổ, hoặc con có thể bàn đến chuyện đắc quả Niết Bàn. Nhưng con hoàn toàn không nhận thấy có sự khác biệt nào giữa sắc thân của con với sắc thân của người đã được tạo thành do huyễn ảo, thì làm sao con có thể bàn đến chuyện đi đến những cõi Dục giới tốt đẹp lẫn sầu khổ, hoặc có thể bàn đến chuyện đắc quả Niết Bàn?’

‘Hơn thế nữa, bạch đức Thế Tôn, chân tánh của Niết Bàn là không phải tái sinh vào các cõi Dục giới tốt đẹp lẫn sầu khổ nữa, mà cũng không cần phải trải qua kinh nghiệm nhập diệt. Con tin rằng điều này cũng chính là chân tánh của con.’ Đức Phật hỏi, ‘Con không đi tìm trạng thái Niết Bàn ư?’ Gangottara hỏi lại đức Phật, ‘Nếu câu hỏi này được đặt ra với một người chưa từng bao giờ sinh, thì câu trả lời sẽ ra sao?’

Đức Phật trả lời, ‘Cái mà chưa bao giờ sinh, đó chính là Niết Bàn.’

Gangottara lại hỏi, ‘Không phải rằng tất cả mọi sắc tướng cũng đồng nhất với Niết Bàn hay sao?’ Đức Phật trả lời, ‘Đúng là vậy, đúng là như vậy.’

‘Bạch đức Thế Tôn, nếu tất cả mọi sắc tướng đồng nhất với Niết Bàn thì tại sao đức Thế Tôn lại hỏi con, ‘Con không đi tìm trạng thái Niết Bàn ư?’ Hơn thế nữa, bạch đức Thế Tôn, nếu một người được tạo thành do huyễn ảo đặt câu hỏi này với một người khác cũng được tạo thành do huyễn ảo, rằng ‘Bạn không đi tìm trạng thái Niết Bàn ư?’ thì câu trả lời sẽ như thế nào?’

Đức Phật nói với vị nữ cư sĩ, ‘Một người được tạo thành do huyễn ảo không còn tâm bám chấp, và do đó, không
đi tìm gì cả.’

Gangottara gặng hỏi, ‘Có phải ngay chính câu hỏi của Như Lai cũng đã phát ra từ chút tâm bám chấp không?’

Đức Thế Tôn nói với nữ cư sĩ, ‘Như Lai đặt câu hỏi với con vì ngay trong pháp hội này, có những người con trai lành và những người con gái lành có thể gặt hái được những hiểu biết chín chắn [khi được nghe câu hỏi đó]. Như Lai không có tâm bám chấp. Tại sao? Bởi vì Như Lai biết rằng ngay cả đến tên gọi của mọi sắc tướng còn không thể nghĩ bàn, huống gì chính những sắc tướng đó, đừng nói chi đến những kẻ đi tìm Niết Bàn.’

Gangottara nói, ‘Nếu như vậy, tại sao phải bàn chi đến chuyện vun trồng, tích lũy thiện căn để thành tựu quả giác ngộ?’

Đức Phật trả lời, ‘Không thể lấy lý để hiểu Bồ Tát và thiện căn, vì trong tâm của Bồ Tát, không có tư tưởng phân chia đối đãi rằng ta đang tích lũy thiện căn hay không tích lũy thiện căn.’

Gangottara hỏi, ‘Không có tư tưởng phân chia đối đãi nghĩa là sao, bạch Thế Tôn?’

Đức Thế Tôn trả lời, ‘Ta không thể hiểu được sự vắng bặt của tư tưởng phân chia đối đãi bằng lối suy nghĩ bình thường của thế gian. Tại sao? Vì trong trạng thái vắng bặt tư tưởng phân chia đối đãi đó, đến cả tâm của ta cũng không thể nắm bắt [hay hiểu được theo lẽ đời thường], đừng nói chi đến những hoạt động của tâm sở [mental functions]. Trạng thái tâm này, ta không thể cắt nghĩa được, đó là trạng thái không thể nghĩ bàn. Không thể nắm lấy, không thể hiểu được; cũng không thuần khiết, hay bất thuần khiết. Tại sao lại như thế? Bởi vì, như tất cả những gì Như Lai đã từng chỉ dạy, vạn pháp đều rỗng rang, không gì ngăn trở được, như không gian.’

Gangottara lại hỏi, ‘Nếu vạn pháp đều rỗng rang như không gian, thì tại sao đức Thế Tôn lại nói về sắc, thọ, tưởng, hành, thức; về 18 giới [1]; về 12 xứ [2] ; 12 duyên khởi; ô trược và không ô trược; thuần khiết và không thuần khiết; luân hồi và niết-bàn?’

Đức Phật trả lời Gangottara, ’Khi ta nói đến bản ngã, cho dù ta dùng ngôn từ để chỉ khái niệm đó, nhưng trên thực tế, chân tánhg của bản ngã là cái gì không thể nắm bắt hay hiểu được. Ta nói đến sắc thân, nhưng trên thực tế, thực tánh của sắc thân là cái gì cũng không thể nắm bắt hay hiểu được. Và cũng như vậy đối với các pháp khác, kể cả Niết Bàn. Cũng giống như ta không thể tìm thấy được nước khi nhìn thấy ảo ảnh, ta cũng không tìm thấy được tánh thật của sắc thân, không tìm thấy được tánh thật của các pháp, kể cả Niết Bàn.’

‘Gangottara, chỉ có kẻ nào hết lòng vun bồi phẩm hạnh trong sạch thuần khiết đúng theo Chánh pháp, và nhận thức được rằng không gì có thể nắm bắt hay hiểu được theo lẽ bình thường, chỉ có kẻ đó mới xứng đáng để được gọi là người vun bồi phẩm hạnh thuần khiết. Cho dù có những kẻ kiêu hãnh tự cho rằng mình đã nắm bắt và hiểu được một điều nào đó, nhưng ta không thể nói rằng những kẻ này đã thành tâm vun bồi phẩm hạnh thuần khiết. Những kẻ như thế đó sẽ vô cùng kinh hãi và sanh tâm nghi ngờ khi họ nghe nói đến giáo pháp thâm diệu này. Những kẻ đó sẽ không thể tự giải thoát họ ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử, lo âu, đau khổ và phiền não.’

‘Gangottara, sau khi ta nhập diệt, sẽ có những người tiếp tục truyền bá giáo pháp thâm diệu, giáo pháp có thể chấm dứt vòng luân hồi. Tuy thế, cũng có những kẻ điên rồ vì tà kiến, sanh tâm oán ghét đối với những vị tôn sư của chánh pháp, sẽ cố gắng tìm đủ cách hãm hại những vị tôn sư của chánh pháp. Vì lẽ đó mà những kẻ điên rồ này sẽ phải sa xuống địa ngục.’

Gangottara lên tiếng hỏi, ‘Thế Tôn nói đến ‘giáo pháp thâm diệu có thể chấm dứt vòng luân hồi.’ ‘Chấm dứt vòng luân hồi’ nghĩa là như thế nào?

Đức Thế Tôn đáp, ‘Chấm dứt vòng luân hồi có nghiã là thấu suốt toàn vẹn chân lý, thấu suốt cõi giới bất khả tư nghì. Giáo pháp như thế không gì có thể hãm hại hay tàn phá được. Do đó, giáo pháp này được gọi là giáo pháp đoạn diệt luân hồi.’

Nói xong, đức Thế Tôn nở một nụ cười dịu dàng, từ nơi trán phóng tỏa hào quang thuần khiết, lưu ly, xanh dương, vàng, đỏ, trắng. Hào quang chiếu tỏa đến vô vàn cảnh giới, kể cả cảnh Trời Phạm Thiên, rồi ánh sáng ấy thu trở về, nhập trởi lại qua ngã đỉnh đầu của đức Phật.

Nhìn thấy thế, Đại-đức Ananda thầm nghĩ, ‘Đức Như Lai, Thế Tôn, Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ít khi nào nở nụ cười mà không có lý do.’ Đại-đức Ananda liền rời khỏi chỗ ngồi, trịch y phải, quỳ xuống trên gối phải, chắp hai tay lại hướng về phía đức Phật và hỏi, ‘Bạch đức Thế Tôn, do đâu mà Phật nở nụ cười như thế?’ Đức Phật đáp, ‘Ta thấy ra rằng, trong quá khứ, một ngàn vị Như Lai cũng đã từng thuyết Pháp này ở nơi đây, và mỗi một pháp hội trong số một ngàn pháp hội đó đều được một vị nữ cư sĩ tên Gangottara dẫn đầu. Sau khi được nghe thuyết pháp, nữ cư sĩ Gangottara và tất cả đại chúng thảy đều từ bỏ đời sống thế tục. Thời gian trôi qua, tất cả đều chứng ngộ Vô Dư Niết Bàn.’

Đại-đức Ananda hỏi đức Phật, ‘Vậy thì chúng con nên đặt tên gì cho kinh này, và chúng con nên thọ nhận và giữ gìn kinh này ra sao?’

Đức Phật trả lời, ’Kinh này có tên là Viên Dung Thuần Khiết, và các con nên giữ gìn kinh này theo đúng như tên đã dạy.’

Trong thời gian đức Phật thuyết kinh này, có 700 vị tỳkhưu và 400 vị tỳ-khưu-ni đã gột sạch được các chướng ngại ô nhiễm, tâm họ trở nên hoàn toàn rỗng rang, không còn bám chấp.

Vào lúc đó, chư Thiên ở cõi Trời A-tu-La đã hoá hiện một cách nhiệm mầu đủ muôn ngàn loài hoa thiên thể, rãi những bông hoa đó lên trên đức Phật và nói, ‘Người nữ cư sĩ này, thật hiếm hoi mới có, người đã có thể luận bàn ngang hàng, không ngại ngùng sợ hãi đối với đấng Như Lai. Trong quá khứ, chắc rằng Gongattara đã từng hầu hạ và cúng dường hằng hà sa chư Phật, và đã vun bồi đủ loại công đức dưới sự chứng giám của chư Phật.’

Sau khi đức Phật dứt lời thuyết kinh này, nữ cư sĩ Gangottara và tất cả chư Thiên, loài người, A-tu-la, các vị thần Hương-Ấm [1] và còn nhiều nhiều nữa, đã vô cùng hoan hỷ vì được nghe những lời chỉ dạy của Phật. Tất cả đều thọ nhận với tâm chí thành và bắt đầu noi theo những điều đã được Phật dạy với lòng tôn kính.

[1]6 căn gặp 6 trần sinh ra 6 thức
[2]nội xứ (6 căn) và ngoại xứ (6 trần)


______________________________________________________

Viet_Vajra Foundation ấn tống tháng 10, 2006.
Mọi sai sót là của người chuyển Việt-ngữ.
Mọi công đức xin hồi hướng pháp giới chúng sinh.

Tâm-Bảo-Đàn chuyển Việt ngữ (2004)
Muốn nhận bản gốc điện tử, xin liên lạc: [email protected] Trang nhà: http://www.vietvajra.org

______________________________________________________

Viet_Vajra Foundation published in October 2006 for free distribution.
All errors and omissions are the sole responsibilities of the translator. All merits are dedicated to all beings in the six realms.

Vietnamese translation by Tâm-Bảo-Đàn (2004)
For an electronic version of the booklet, contact: [email protected]
Homepage: http://www.vietvajra.org

The English version of Gangottara Sutra can be found on http://www.purifymind.com/GangottaraSutra.htm


Phân biệt là Thức,vô phân biệt là Trí. Y theo thức thì bị nhiễm ô,y theo trí thì được thanh tịnh. Vì nhiễm ô nên có sanh tử,vì thanh tịnh nên được Niết bàn.

---Di lặc bồ-tát---
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kinh ’Viên Dung Thuần Khiết’

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tuyệt vời tangbong tangbong tangbong
Cung kính cúng dường tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
rose
Bài viết: 1
Ngày: 27/10/14 00:48
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Gibraltar

Re: Kinh ’Viên Dung Thuần Khiết’

Bài viết chưa xem gửi bởi rose »

Tôi nghe như vầy : Lúc bấy giờ , tại tịnh xá Kỳ Hoàn, thành Thất La Phiệt, Đức Phật và chúng Đại Tỳ Kheo, một ngàn hai trăm năm muơi vị đều là Đại A La Hán, đã ra khỏi luân hồi, đầy đủ oai nghi, giúp Phật hoằng pháp nơi các quốc độ, trì giới thanh tịnh, làm mô phạm cho tam giới, ứng hiện vô số thân, hóa độ chúng sanh đến cùng tột vị lai ra khỏi trần lao.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách