KINH DUY MA CẬT

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chú thích
(1) Văn Thù Sư Lợi (Mạnjusri) Tàu dịch là Diệu Đức, nghĩa là đầy đủ ba đức lớn: Tín, Hạnh, Trí. Ngài chứng đặng thật trí, liễu ngộ Phật tánh, thông đạt chỗ huyền bí của các pháp, nên đứng đầu trong hàng môn sinh của Phật.
(2) 62 món kiến chấp : đã giải nơi “phẩm Đệ Tử”.
(3) Tìm nơi tâm hạnh của chúng sanh:Ý nói giải thoát triền phược đồng một chơn tánh, nên không phải ngoài vọng có chơn, ngoài phàm phu, triền phược mà có giải thoát, có chư Phật.
(4) Vào nơi quá khứ: Ý nói an ủi vị Bồ tát có bịnh ăn năn lỗi trước, nhưng không nói lỗi ấy có thật tánh thường còn đi vào nơi quá khứ, vì muốn phá trừ cái tướng chấp thường kia.
(5) Chấp ngã : quan niệm thân, tâm là thật có.
(6) Ngã tưởng : Vọng tưởng, so đo suy nghĩ cho rằng thân tâm có cái chủ tể thường còn, chơn thật.
(7) Chúng sanh vọng tưởng: Vọng tưởng, chấp chúng sanh có thật.
(8) Pháp tưởng : nhớ nghĩ rằng các pháp do nhơn duyên hợp thành, không tự chủ, không thực có.
(9) Các pháp trong, ngoài : là căn - trần , hay tâm - cảnh
(10) Diệt thọ thủ chứng : Nhập Diệt tận định, dứt hết các tâm niệm, tư tươnge, xúc thọ, để chứng cảnh Niết bàn an vui. Tức mục đích cầu chứng của nhị thừa , vì thấy trần cảnh phiền, tạp, chúng sanh vô số, điên đảo, khó bề giáo hóa, chuyển đổi được nên lành vào cảnh giới riêng an vui, lặng lẽ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

(11) Chấp trong và chấp ngoài: trong là vọng tưởng, ngoài là các pháp, cả hai đều hư vọng, giả dối nên trọn không chỗ được.
(12) Đại bi ái kiến : La thấy có chúng sinh khổ, sanh tâm ái trước mà khởi đại bi, ra sức tế độ. Đó là các hàng Bồ tát chưa dứt trừ phiền não, còn mê sự lý, mà có lòng đại bi cứu độ chúng sanh nên còn chấp có người được độ, mình hay độ người, nên thường sanh tư tưởng nhàm chán, mệt mỏi.
(13) Khách trần phiền não : Phiền não không thật, không thường hằng, khi khởi khi diệt, cũng như người khách đến rồi đi, không phải thường trú như gia chủ. Lại vì nó như bụi trần, thường xao đông luôn, không đứng lặng như hư không, nên gọi là khách trần.
(14) Không cầu sái thời: không cầu đạo Vô thượng, chỉ cầu đắc pháp khác là cầu sái thời.
(15) Mười hai duyên khởi: tức 12 nhân duyên phối hợp sanh khởi các pháp là : 1) Vô minh: không rõ bổn tánh, 2) hành: hành nghiệp là những nghiệp lực phiền não trong tâm, 3) thức: chỉ cho Alaya thức, 4) danh sắc: các căn bên ngoài và các cảm thọ trong tâm, 5) lục nhập: sáu trần nhập sáu căn, 6) xúc: sáu căn tiếp xúc sáu trần, 7) thọ: lãnh nạp những cảnh tốt xấu, khổ vui, 8) ái : tham mến những thứ tốt đẹp, 9) thủ: đắm trước, tham cầu cảnh ngũ dục, 10) vi tham cầu nên tạo nghiệp thiện, ác, phải chịu quả báo trong ba cõi, 11) sanh: do nghiệp thiện, ác nên phải thọ sanh trong sáu đường, 12) tử: sau khi thọ sanh, thân ngũ ấm làn lần già chết.
(16) Vô khởi : cũng gọi là vô sanh, quán các pháp như huyễn hóa, không có cái nhơn sanh khởi.
(17) Sáu pháp Ba La Mật : 1) Bồ thí, 2) Trì giới, 3) Nhẫn nhục, 4) Tinh tấn, 5)Thiền định, 6) trí huệ.
(18) Lậu hoặc : Các phiền não mê lầm làm cho không thoát ra ba cõi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẨM BẤT TƯ NGHỊ (1)

Lúc bấy giờ ngài Xá Lợi Phất thấy trong nhà ông Duy Ma Cật không có giường ngồi, bàn ghế chi hết , mới nghĩ rằng : “Các Bồ tát và hàng Đại đệ tử đây sẽ ngồi nơi đâu ?”
Trưởng giả Duy Ma Cật biết được ý đó, liền nói với ngài Xá Lợi Phất rằng
- Thế nào, nhân giả vì pháp mà đến hay vì giường ngồi mà đến ?
Ngài Xá Lợi Phất nói :
- Tôi vì pháp mà đến chứ không phải vì giường ngồi.
Ông Duy Ma Cật nói :
- Ngài Xá Lợi Phất !Vả chăng người cầu pháp, thân mạng còn không tiếc huống chi là giường ngồi. Vả lại người cầu pháp không phải có sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà cầu ; không phải có giới (18 giới), nhập (6 nhập) mà cầu ; không phải có dục giới, sắc giới, vô sắc giới (3 cõi) mà cầu. _ Ngài Xá Lợi Phất ! Vả chăng người cầu pháp không đắm trước nơi Phật mà cầu, không đắm trước nơi pháp mà cầu, không đắm trước nơi chúng tăng mà cầu. Vả người cầu pháp không phải thấy khổ mà cầu, không thể đoạn tập mà cầu, không thể chứng diệt, tu đạo mà cầu. Vì sao ? _ Vì pháp không hý luận (2). Nếu nói ta phải thấy khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, đó là hý luận, không phải cầu pháp vậy. _ Ngài Xá Lợi Phất ! Pháp là tịch diệt, nếu thực hành nơi pháp sanh diệt là cầu pháp sanh diệt, không phải cầu pháp. Pháp là không nhiễm, nếu nhiễm nơi pháp, cho đến Niết bàn , đó là nhiễm đắm, không phải cầu pháp. Pháp không chỗ làm, nếu làm nơi pháp, đó là chỗ làm, không phải cầu pháp. Pháp không thủ xả, nếu thủ xả pháp, đó là thủ xả không phải cầu pháp. Pháp không xứ sở, nếu chấp trước xứ sở, đó là chấp trước nơi xứ sở, không phải cầu pháp. Pháp không có tướng, nếu nhân tướng mà biết, đó là cầu tướng, không phải cầu pháp.Pháp không thể trụ, nếu trụ nơi pháp, đó là trụ nơi pháp, không phải cầu pháp. Pháp không thể thấy, nghe, hay, biết, nếu làm theo thấy, nghe, hay, biết đó là thấy, nghe, hay, biết, không phải cầu pháp. Pháp là vô vi, nếu làm hữu vi là cầu hữu vi, không phải cầu pháp. Vì thế, ngài Xá Lợi Phất ! Nếu người cầu pháp, đối với tất cả pháp không có cầu đến.
Khi ông Duy Ma Cật nói lời ấy rồi, năm trăm vị thiên tử ở trong các pháp được pháp nhãn thanh tịnh.



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bấy giờ Trưởng giả Duy Ma Cật hỏi ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :
- Thưa ngài, ngài dạo đi trong vô lượng nghìn muôn ức a tăng kỳ (3) quốc độ, thấy cõi Phật nào có những tòa sư tử tốt đẹp, thượng thiện do công đức tạo thành?
- Cư sĩ ! Về phương Đông cách đây khỏi ba mươi sáu số cát sông Hằng (4) cõi Phật, có thế giới tên là Tu Di Tướng, đức Phật ở thế giới ấy hiệu là Tu Di Đăng Vương hiện vẫn còn. Thân Phật cao tám muôn bốn nghìn do tuần (5), tòa sư tử cũng cao như thế, trang nghiêm tốt đẹp bực nhất.

Lúc ấy Trưởng giả Duy Ma Cật hiện sức thần thông , tức thời đức Phật ở cõi nước kia điều khiển ba vạn hai nghìn tòa sư tử cao rộng, nghiêm sạch đến trong nhà ông Duy Ma Cật. Các Bồ tát, đại đệ tử, Đế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương tất cả đều thấy việc xưa nay chưa từng thấy.
Nhà ông Duy Ma Cật rộng rãi trùm chứa cả ba vạn hai nghìn tòa sư tử không ngăn ngại, mà ở nơi thành Tỳ Da Ly cho đến bốn châu thiên hạ cõi Diêm Phù Đề cũng không bị ép chật, tất cả đều thấy y nguyên như thế.
Ông Duy Ma Cật mời ngài Văn Thù Sư Lợi và các Bồ tát thượng nhơn ngồi nơi tòa sư tử, song phải hiện thân mình đứng cao bằng tòa kia. Tức thời các Bồ tát có thần thông liền biến hiện thân mình cao bốn muôn hai nghìn do tuần đến ngồi nơi tòa sư tử, còn các Bồ tát mới phát tâm và hàng Đại đệ tử đều không lên được.
Lúc đó ông Duy Ma Cật mời ngài Xá Lợi Phất lên tòa sư tử ngồi. Ngài Xá Lợi Phất đáp :
- Thưa cư sĩ ! Tòa này cao rộng quá, tôi không lên được.
Ông Duy Ma Cật nói :
- Ngài Xá Lợi Phất , phải đảnh lễ đức Tu Di ĐăngVương Như Lai mới có thể ngồi được.
Khi ấy các vị Bồ tát mới phát tâm và hàng Đại đệ tử đều đảnh lễ đức Tu Di Đăng Vương Như Lai rồi ngồi được ngay nơi tòa sư tử.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »


Ngài Xá Lợi Phất nói :
- Thưa cư sĩ ! Thật chưa từng có. Như cái nhà nhỏ tí này mà dung được các tòa cao rộng như thế, mà nơi thành Tỳ Da Ly không có ngăn ngại, lại các tụ lạc, thành ấp, cùng những cung điện chư Thiên, Long vương, quỉ thần trong bốn thiên hạ ở cõi Diêm Phù Đề cũng không bị ép chật.
Ông Duy Ma Cật nói :
- Ngài Xá Lợi Phất ! Chư Phật và chư Bồ tát có pháp “Giải thoát” tên là “Bất khả tư nghị”. Nếu Bồ tát trụ nơi pháp giải thoát đó, lấy núi Tu Di rộng lớn nhét vào trong một hạt cải vẫn không thêm bớt, hình núi Tu Di vẫn y nguyên, mà trời Tứ thiên vương và Đao lợi thiên không hay biết đã vào đấy, chỉ có những ngừơi đáng độ mới thấy núi Tu Di vào trong hột cải. Đó là pháp môn “Bất khả tư nghị giải thoát”.
- Lại lấy nước biển lớn cho vào trong lỗ chân lông mà không khuấy động các loài thủy tộc như cá trạch, rùa, ngoan đà (6) … mà các biển lớn kia vẫn y nguyên. Các loài rồng,quỉ thần, A tu la v.v… đều không hay, không biết mình đã di vào đấy, và các loài ấy cũng không có loạn động.
- Lại nữa ngài Xá Lợi Phất ! Bồ tát ở nơi pháp “Bất khả tư nghị giải thoát” rút lấy cõi tam thiên đại thiên thế giới nhanh như bàn tròn của thợ gốm, rồi để trong lòng bàn tay hữu, quăng ra ngoài khỏi số cát sông Hằng thế giới, mà chúng sinh trong đó không hay không biết mình có đi đâu, lại đem trở lại chỗ cũ, mà người không biết có qua có lại, và thế giới ấy cũng vẫn y nguyên.
- Lại nữa ngài Xa Lợi Phất ! Hoặc có chúng sanh nào ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được, Bồ tát liền kéo dài bảy ngày ra làm một kiếp (7) để cho chúng sanh kia gọi là một kiếp ; hoặc là có chúng sanh nào không ưa ở lâu trong đời mà có thể độ được, Bồ tát liền thâu ngắn một kiếp lại làm bảy ngày, để cho chúng sanh kia gọi là bảy ngày.
-


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- Lại nữa ngài Xá Lợi Phất ! Bồ tát trụ nơi pháp “Bất khả tư nghị giải thoát” đem những việc tốt đẹp của tất cả cõi Phật về một nước chỉ bày cho chúng sanh. Lại nữa, Bồ tát đem tất cả chúng sanh ở tất cả cõi Phật để trên lòng bàn tay hữu của mình rồi bay đến mười phương chỏ cho ai cũng thấy tất cả, mà bản xứ không lay động.
- Này ngài Xá Lợi Phất ! Lại nữa, những đồ cúng dường chư Phật của chúng sanh trong mười phương, Bồ tát làm cho tất cả đều thấy nơi một lỗ chân lông. Lại nữa, bao nhiêu nhật nguyệt, tinh tú trong các cõi nước mười phương, Bồ tát đều làm cho mọi người thấy rõ trong một lỗ chân lông.
- Lại nữa ngài Xá Lợi Phất ! Bao nhiêu thứ gió ở các cõi nước trong mười phương, Bồ tát đều hay hút vào miệng mà thân không hề tổn hại, những cây cối ở bên ngoài cũng không xiêu ngã, trốc gẫy. Lại khi biết lửa cháy tan cõi nước ở mười phương, Bồ tát đem tất cả lửa để vào trong bụng, lửa cũng vẫn y nguyên mà không chút gì làm hại. Lại đi quá số cát sông Hằng thế giới Phật về phương dưới, lấy một cõi Phật, đem để cách khỏi số cát sông Hằng thế giới ở phương trên, như cầm mũi kim nhọn ghim lấy một lá táo, không có rung động.
- Lại nữa ngài Xá Lợi Phất ! Bồ tát trụ cảnh “Bất khả tư nghị giải thoát” hay dùng thần thông hiện làm thân Phật, hay hiện thân Bích chi Phật, thân Thanh văn, thân Đế thích, thân Phạm vương, thân Thế chúa (8), hoặc thân Chuyển luân thánh vương. Lại các thứ tiếng to, tiềng vừa, tiếng nhỏ ở các cõi nước mười phương đều biến thành tiếng Phật diễn nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, và những pháp chư Phật mười phương nói ra trong đó để cho tất cả đều được nghe.
- Ngài Xá Lợi Phất ! Nay tôi chỉ nói qua thần lực giải thoát bất khả tư nghị của Bồ tát như thế, nếu nói cho đủ đến cùng kiếp cũng không hết được.



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi đó ngài Đại Ca Diếp nghe nói pháp môn “Bất khả tư nghị giải thoát” của Bồ tát, khen ngợi chưa từng có, mới bảo ngài Xá Lợi Phất rằng :
- Ví như có người ở trước người mù mà phô bày các thứ hình sắc , thì người mù kia đâu thể thấy được. Nay tất cả hàng Thanh văn nghe pháp môn “Bất khả tư nghị giải thoát” này cũng đâu có thể hiểu được. Người trí nghe pháp môn này, ai mà chẳng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tại sao chúng ta mất hẳn giống ấy , đối với pháp đại thừa này ví như giống thúi ?

Tất cả Thanh văn nghe pháp môn “Bất khả tư nghị giải thoát” này đều phải than khóc tiêng vang động cõi tam thiên đại thiên thế giới, còn tất cả Bồ tát hết sức vui mừng mà vâng lãnh pháp ấy. Nếu có Bồ tát nào tin hiểu pháp môn “Bất khả tư nghị giải thoát”này thời tất cả chúng ma không thể làm gì được”. Khi ngài Đại Ca Diếp nói lời như thế rồi, có ba vạn hai nghìn vị thiên tử đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Bấy giờ ông Duy Ma Cật nói với ngài Đại ca Diếp rằng :
- Ngài Đại Ca Diếp ! Các vị làm ma vương trong vô lượng, vô số cõi nước ở mười phương phần nhiều là bực Bồ tát trụ nơi pháp “Bất khả tư nghị giải thoát”, vì dùng sức phương tiện giáo hóa chúng sanh nên thị hiện làm ma vương vậy.
- Này ngài Ca Diếp ! Lại nữa, vô lượng Bồ tát ở mười phương, hoặc có người đến xin tay chân, tai mắt, đầu mũi, tủy não, huyết thịt, xương da, xóm làng, thành ấp, vợ con, tôi tớ, voi ngựa, xe cộ, vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, chơn châu, đồi mồi, y phục và các món ăn uống đó phần nhiều là bực Bồ tát trụ pháp “Bất khả tư nghị giải thoát” dùng sức phương tiện thử thách làm cho vị Bồ tát kia được thêm kiên cố. Vì sao ? Bồ tát Bất khả tư nghị giải thoát có thần lực oai đức nên mới dám làm việc bức ngặt để chỉ bày cho chúng sanh những việc khó làm như thế. Còn kẻ phàm phu hạ liệt không có thế lực, không thể làm việc bức ngặt được Bồ tát, ví như con long tượng dày đạp, không phải sức lừa kham chịu nổi. Đó là món trí huệ phương tiện của Bồ tát ở nơi pháp “Bất khả tư nghị giải thoát”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chú thích
(1) Bất tư nghị : Không thể nghĩ bàn.
(2) Hý luận : Những lời biện luận vô nghĩa, không đúng lý như thật. Trong Trung Luận nói : Hý luận có hai cách : 1) Ái luận: nghĩa là đối với tất cả pháp có tâm chấp, đắm 2) Kiến luận: Là đối với tất cả pháp khởi ra tri kiến cho là quyết định đúng lý. Do Ái, Kiến như thế làm mê mờ tâm tánh, mà sinh ra các thứ ngôn luận bất chánh gọi là hý luận.
(3) A tăng kỳ : (asamkhya) Tàu dịch là vô số, nghĩa là rất nhiều, không tính đếm đặng. A tăng kỳ là số đứng đầu trong 10 số lớn : 1) A tăng kỳ, 2)vô lượng, 3) vô biên, 4) vô đẳng, 5) bất khả số, 6) bất khả xưng, 7) bất khả tư, 8) bất khả lượng, 9) bất khả thuyết, 10)bất khả thuyết, bất khả thuyết.
(4) Hằng hà sa : cát sông Hằng, dụ cho số rất nhiều, không thể tính được. Sông Hằng (Gange) là một con sông rất lớn ở nước Thiên Trúc phát nguyên từ ao Vô nhiệt não ở Hymalya bên Ấn độ, chảy ra Ấn độ dương (Ocean Indien)Lòng sông và hai bên bờ có cát rất nhiều và mịn. Đương thời đức Phật nói pháp , gặp số gì quá nhiều đều mượn đó mà thí dụ.
(5) Do tuần : có 3 hạng: 1) 40 dặm Tàu, 2) 60 dặm, 3) 80 dặm.
(6) Ngoan đà: Ngoan là con giải, đà là con cá sấu dài hơn 2 trượng. da nó dùng để bịt trống.
(7) Một kiếp : là một khoảng thời gian rất lâu dài. Một đại kiếp có 4 trung kiếp, một Trung kiếp có 20 tiểu kiếp. Trong một tiểu kiếp có 16.800.000 năm. Một trung kiếp có 16.800.000 x 20 = 336.000.000 năm. Một đại kiếp có 336.000.000 x 4 = 1.344.000.000 năm.
(8) Thế chúa : có chỗ chỉ cho Tứ thiên vương, có chỗ chỉ Phạm thiên, Đại tự tại thiên, tức là vị làm chủ cõi thế gian.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẨM QUÁN CHÚNG SANH (1)

Lúc bấy giờ ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật :
- Bồ tát quán sát chúng sanh phải thế nào ?
Ông Duy Ma Cật đáp :
- Ví như nhà huyễn thuật thấy người huyễn của mình hóa ra, Bồ tát quán chúng sinh cũng như thế. Như người trí thấy trăng dưới nước, thấy mặt trong gương, như ánh nắng dợn, như tiếng vang, như mây giữa hư không, như bọt nước, như bong bóng nổi, như cây chuối bền chắc, như chớp dừng lâu, như đại thứ năm (2), như ấm thứ sáu (3), như căn thứ bảy (4), như nhập thứ mười ba (5), như giới thứ mười chín (6), Bồ tát quán sát chúng sinh cũng như thế. Như sắc chất cõi vô sắc (7), như mộng lúa hư, như thân kiến của Tu đà hoàn (8), như sự nhập thai của A na hàm (9), như tam độc của A la hán (10), như tham giận phá giới của Bồ tát vô sanh nhẫn, như tập khí phiền não của Phật, như người mù thấy sắc tượng, như hơi thở ra vào của người nhập Diệt tận định (11), như dấu chim bay giữa hư không, như con của Thạch nữ (đàn bà vô sanh) (12), như phiền não của người huyễn hóa, như chiêm bao thấy đã thức, như người diệt độ nhận thân, như lửa không khói. Bồ tát quán chúng sinh cũng như thế đó.
Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi :
- Nếu Bồ tát muốn quán như thế, phải thực hành lòng từ như thế nào ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi :
- Nếu Bồ tát muốn quán như thế, phải thực hành lòng từ như thế nào ?

Ông Duy Ma Cật đáp rằng :
- Bồ tát quán sát như thế rồi phải tự nghĩ rằng “Ta phải vì chúng sanh nói pháp trên, đó là lòng từ chân thật.
- Thực hành lòng từ tịch diệt bởi không sanh.
- Thực hành lòng từ vô nhiệt não, bởi không có phiền não.
- Thực hành lòng từ bình đẳng, bởi ba đời như nhau.
- Thực hành lòng từ không đua tranh, bởi không có khởi.
- Thực hành lòng từ không hai, bởi trong ngoài (căn trần) không hiệp.
- Thực hành lòng từ không hoại bởi hoàn toàn không còn.
- Thực hành lòng từ kiên cố , bởi lòng không hủy hoại.
- Thực hành lòng từ thanh tịnh, bởi tánh các pháp trong sạch.
- Thực hành lòng từ vô biên, vì như hư không.
- Thực hành lòng từ A La Hán , vì phá các giặc kiết sử (13)
- Thực hành lòng từ Bồ tát vì an vui chúng sanh.
- Thực hành lòng từ Như Lai vì đặng tướng như như .
- Thực hành lòng từ của Phật vì giác ngộ chúng sanh.
- Thực hành lòng từ tự nhiên vì không nhơn đâu mà đặng.
- Thực hành lòng từ Bồ đề, chỉ có một vị .
- Thực hành lòng từ vô đẳng (không chi sánh bằng) vì đoạn các ái kiến.
- Thực hành lòng từ đại bi, dẫn dạy cho pháp đại thần.
- Thực hành lòng từ không nhàm mỏi, quán không, vô ngã.
- Thực hành lòng từ pháp thí, không có mến tiếc.
- Thực hành lòng từ trì giới, để hóa độ người phá giới.
- Thực hành lòng từ nhẫn nhục, để ủng hộ cho người và mình.
- Thực hành lòng từ tinh tiến, để gánh vác chúng sanh.
- Thực hành lòng từ thiền định, không thọ mùi thiền.
- Thực hành lòng từ trí huệ, đều biết đúng dịp.
- Thực hành lòng từ phương tiện, thị hiện tất cả.
- Thực hành lòng từ không ẩn dấu, lòng ngay trong sạch.
- Thực hành lòng từ thâm tâm, không có hạnh xen tạp.
- Thực hành lòng từ không phỉnh dối, không có lừa gạt.
- Thực hành lòng từ an vui, làm cho tất cả được sự an vui của Phật.
Lòng từ của Bồ tát là như thế đó.



Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi :
- Sao gọi là lòng bi ? Bồ tát làm công đức gì cũng cốt để cho chúng sanh ?
- Sao gọi là lòng hỷ ? Có lợi ích đều hoan hỷ, không hối hận.
- Sao gọi là lòng xả ? Làm phước báo gì không có lòng mong cầu.
Ngài Văn Thù Sư Lợi lại hỏi :
- Sự sanh tử đáng sợ, Bồ tát phải y nơi đâu ?
Ông Duy Ma Cật đáp :
- Bồ tát ở trong sanh tử đáng sợ đó phải y nơi sức công đức của Như Lai.
Ngài Văn Thù Sư Lợi lại hỏi :
- Bồ tát muốn y sức công đức của Như Lai phải trụ nơi nào ?
- Bồ tát muốn y sức công đức của Như Lai phải trụ nơi độ thoát tất cả chúng sanh.
- Muốn độ chúng sanh phải trừ nhũng gì ?
- Muốn độ chúng sanh phải trừ phiền não.
- Muốn trừ phiền não phải thực hành những gì ?
- Phải thực hành chánh niệm.
- Thế nào là thực hành chánh niệm ?
- Phải thực hành pháp không sanh không diệt.
- Pháp gì không sanh ? pháp gì không diệt ?
- Pháp bất thiện không sanh, pháp thiện không diệt.
- Phấp thiện và bất thiện lấy gì làm gốc ?
- Thân là gốc.
- Thân lấy gì làm gốc ?
- Tham dục là gốc.
- Tham dục lấy gì làm gốc ?
- Hư vọng, phân biệt là gốc.
- Hư vọng, phân biệt lấy gì làm gốc ?
- Tưởng điên đảo là gốc.
- Tưởng điên đảo lấy gì làm gốc ?
- Không trụ (14) là gốc.
- Không trụ lấy gì làm gốc ?
- Không trụ thì không gốc. Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi, ở nơi gốc “Không trụ” mà lập tất cả pháp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH DUY MA CẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bấy giờ trong nhà ông Duy Ma Cật có một Thiên nữ thấy các vị trời, người đến đấy nghe pháp liền hiện thân ra, tung rải hoa trời trên mình các vị Bồ tát và Đại đệ tử. Khi hoa đến mình các vị Bồ tát đều rơi hết, đến các vị Đại đệ tử đều mắc lại. Các vị Đại đệ tử dùng hết thần lực phủi hoa, mà hoa cũng không rớt. Lúc ấy Thiên nữ hỏi ngài Xá Lợi Phất:
- Tại sao mà phủi hoa ?
- Hoa này không như pháp nên phủi.
Thiên nữ nói :
- Chớ bảo hoa này là không như pháp. Vì sao ? _ Hoa này nó không có phân biệt, tự nhân giả phân biệt đó thôi ! Nếu người xuất gia ở trong Phật pháp, có phân biệt là không như pháp. Đấy xem các vị Bồ tát hoa có dính đâu, vì đã đoạn hết tưởng phân biệt vậy. Ví như người lúc hồi hộp sợ thời phi nhân mới thừa có hại đặng. Như thế các vị Đại đệ tử vì sợ sanh tử nên sắc, thanh, hương, vị xúc, mới thừa cơ được, còn người đã lìa sự sợ sệt thì tất cả năm món dục không làm chi đặng. Do tập khí kiết sử chưa dứt nên hoa mới mắc nơi thân thôi, còn người kiết tập (5) hết rồi, hoa không mắc được.
Ngài Xá Lợi Phất nói :
- Thiên nữ ở nhà này đã được bao lâu ?
- Tôi ở nhà này như người già được giải thoát.
- ở đây đã lâu ư ?
- Người già giải thoát cũng lâu như thế nào ?
Ngài Xá Lợi Phất nín lặng không đáp. Thiên nữ nói :
- Tại sao kỳ cựu (6) đại trí lại nín lặng ?
- Giải thoát không có ngôn thuyết nên ở nơi đó ta không biết nói làm sao.
Thiên nữ nói
- Ngôn thuyết, văn tự đều là tướng giải thoát . Vì sao ? _ Vì giải thoát không ở trong, không ở ngoài, không ở hai bên, văn tự cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở hai bên. Thế nên, ngài Xá Lợi Phất, chớ rời văn tự mà nói giải thoát. Vì sao ? _Vì tất cả pháp là tướng giải thoát.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách