KINH LĂNG NGHIÊM

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A Nan bạch Phật rằng :
- Đúng như Pháp Vuơng nói , BẢN GIÁC khắp mười phuơng thế giới, trạm nhiên thường trụ, tánh chẳng sanh diệt. vậy với cái chấp Minh Đế của bọn Sa Tỳ Ca La và những ngoại đạo nói có chơn ngã cùng khắp mười phuơng có gì sai biệt ?
Thế Tôn đã từng ở núi Lăng Già giảng dậy nghĩa này cho Đại Huệ rằng "Bọn ngoại đạo thường nói tự nhiên, Ta nói nhân duyên, chẳng phải cảnh giới của họ". Nay con xét thấy cái giác tánh tự nhiên này phi sanh phi diệt, xa lìa tất cả hư vọng điên đảo, hình như chẳng phải nhân duyên, vậy so với cái thuyết tự nhiên của bọn ngoại đạo như thế nào ? Xin Phật khai thị để cho chúng con khỏi lọt vào bọn tà, được giác tánh chơn thật sáng tỏ của Diệu Tâm.

Phật bảo A Nan :
- Nay Ta dùng phuơng tiện chơn thật như vậy khai thị cho nguơi, nguơi còn chưa ngộ, lại lầm cho là tự nhiên. A Nan ! Nếu chắc là tự nhiên thì tự phải xét rõ cái thể của tự nhiên. Nguơi hãy quán xét trong Bản Kiến Diệu Minh này, lấy gì làm tự thể ? Lấy sáng làm tự thể hay lấy tối làm tự thể ? Lấy rỗng không làm tự thể hay lấy ngăn bít làm tự thể ? Nếu sáng là tự thể thì chẳng thể thấy tối, Nếu rỗng không là tự thể thì chẳng thấy ngăn bít . Như vậy nếu lấy tối làm tự thể thì khi sáng, tánh thấy đã đoạn diệt, sao lại thấy sáng ?

A Nan nói :
- Nếu Bản Tánh Diệu Kiến này chẳng phải tự nhiên, nay con phát minh là do nhân duyên sanh, nhưng tâm còn chưa rõ. Xin hỏi Như Lai : Nghĩa này như thế nào mới hợp với tánh nhân duyên ?
Phật bảo :
- Nguơi nói nhân duyên, Ta lại hỏi nguơi, nay nguơi nhân kiến tinh mà có tánh thấy hiện tiền, vậy cái thấy này nhân sáng mà thấy hay nhân tối mà thấy ?
A Nan ! Nếu nhân sáng mà thấy thì chẳng thể thấy tối, nếu nhân tối mà thấy thì chẳng thể thấy sáng. Như vậy cho đến nhân rỗng không, nhân ngăn bít , đều giống như sáng tối.
Lại nữa, A Nan ! Kiến tinh này duyên sáng mà thấy hay duyên tối mà thấy ? Duyên rỗng không mà thấy hay duyên ngăn bít mà thấy ?
A Nan ! Nếu duyên rỗng không mà thấy thì chẳng thể thấy ngăn bít , nếu duyên ngăn bít mà thấy thì chẳng thể thấy rỗng không . Như vậy cho đến duyên sáng duyên tối đều đồng như rỗng không và ngăn bít.
Nên biết cái Bản Giác Diệu Minh này phi nhân duyên, phi tự nhiên, phi bất tự nhiên. VÔ PHI và BẤT PHI, VÔ THỊ và PHI THỊ, lìa tất cả tướng, là tất cả pháp. Nay nguơi sao lại ở trong đó dùng chấp tâm đuổi theo những danh tướng, hý luận của thế gian, khởi vọng phân biệt, cũng như dùng tay nắm bắt hư không , chỉ tự lao nhọc, hư không làm sao cho nguơi bắt được ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- Bạch Thế Tôn ! Nếu Bản Kiến Diệu Minh phi nhân, phi duyên, tại sao Thế Tôn thường nói với các Tỳ Kheo rằng : Tánh thấy gồm đủ bốn thứ nhân duyên, là nhân không, nhân sáng, nhân tâm, nhân mắt, vậy nghĩa này thế nào ?
Phật nói :
- Ta thuyết nhứng tướng nhân duyên của thế gian chẳng phải đệ nhất nghĩa. A Nan, Ta lại hỏi nguơi: Người thế gian nói "tôi thấy" vậy thế nào gọi là thấy, thế nào gọi là chẳng thấy ?
A Nan đáp :
- Người thế gian nhờ ánh sáng nhật nguyệt và đèn, thấy tất cả tướng, gọi là thấy, nếu không có ba thứ ánh sáng này thì chẳng thể thấy.
- A Nan ! Nếu lúc không sáng gọi là chẳng thấy, thì chẳng thể thấy tối. Nếu thấy tối thì chỉ là không sáng, sao gọi là chẳng thấy ?
A Nan ! Nếu lúc tối chẳng thấy sáng gọi là chẳng thấy, mà lúc sáng chẳng thấy tối cũng phải gọi là chẳng thấy, vậy thì hai tướng sáng tối đều gọi là chẳng thấy.
Do hai tướng sáng tối tự đoạt mất nhau, chẳng phải tánh thấy của nguơi tạm thời không có. Vậy thì cả hai đều gọi là thấy, sao nói chẳng thấy ?
A Nan nên biết, trong lúc thấy sáng, kiến tinh chẳng phải sáng. Trong lúc thấy tối kiến tinh chẳng phải tối. Trong lúc thấy rỗng không, kiến tinh chẳng phải rỗng không, trong lúc thấy ngăn bít, kiến tinh chẳng phải ngăn bít. Bốn nghĩa này vốn sẵn như vậy.
Lai nguơi nên biết: "Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến, kiến do ly kiến, kiến bất năng cập", tại sao lại nói nhân duyên, tự nhiên, và tướng hòa hợp ? Các nguơi trí kém tâm hẹp, chẳng thông đạt tướng trong sạch, nay Ta dạy nguơi nên khéo suy tư , hãy siêng năng tinh tiến, thẳng vào đạo Bồ đề.

LƯỢC GIẢI

Hai chữ kiến kiến tức là Bản kiến tự hiện, chẳng có năng kiến ,sở kiến. Phật đã giải thích rõ ràng trong quyển hai này. Nếu có năng sở đều là kiến bệnh đã thành từ vô thỉ. Có năng kiến, năng giác đều là bệnh. Vì Bản kiến, Bản giác chẳng ở trong bệnh mới gọi là kiến kiến, tức là kiến tánh. Tự tánh chẳng phải sở kiến, nên cũng chẳng có năng kiến để kiến tự tánh. Vậy lúc kiến kiến (Kiến kiến chi thời), dù nói kiến nhưng chẳng phải là kiến (Kiến phi thị kiến), vì chẳng có năng kiến và sở kiến, cho nên nói kiến còn phải lìa kiến (Kiến do ly kiến), vì năng kiến chẳng thể thấy đến , nên nói Kiến bất năng cập.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- Bạch Thế Tôn ! Phật vì chúng con hiển bày các tướng nhân duyên, tự nhiên, hòa hợp và chẳng hòa hợp, tâm còn chưa rõ, nay lại nghe "Kiến kiến phi kiến", khiến tâm con càng mê muội. Cúi xin Phật mở lòng từ bi, khai thị cho chúng con đường Diệu tâm sáng tỏ trong sạch.
Nói xong rơi lệ, đảnh lễ, kính nghe lời dạy của Phật.

Bấy giờ Thế Tôn thuơng xót A Nan và đại chúng, khai giảng pháp tổng trì (tổng hết thảy pháp, trì hết thảy nghĩa) những đường tu vi diệu của các thiền quán Tam Ma Đề, bảo A Nan rằng :
- Nguơi dù nhớ hay, nhưng chỉ thêm phần học rộng nghe nhiều , đối với sự quán chiếu vi diệu của pháp Sa Ma Tha , tâm còn chưa rõ, nay nguơi hãy chú ý nghe, Ta sẽ vì ngươi khai thị từng lớp một, cũng khiến cho hàng hữu lậu tuơng lai sẽ được chứng quả Bồ Đề.
A Nan ! Tất cả chúng sinh cam chịu luân hồi là do hai thứ vọng kiến điên đảo phân biệt, ngay đó phát sanh, ngay đó theo nghiệp luân chuyển. Thế nào là hai thứ vọng kiến ?
- Một là vọng kiến biệt nghiệp của chúng sanh
- Hai là vọng kiến cộng nghiệp của chúng sanh.
Sao gọi là vọng kiến biết nghiệp ?
- A Nan ! Như người thế gian có con mắt bị nhặm, ban đêm thấy ánh đèn riêng có bóng tròn ngũ sắc bao phủ. Ý nguơi thế nào ? Cái bóng tròn hiện nơi bóng đèn này là màu sắc của ngọn đèn hay màu sắc của kiến tinh ?
- Nếu là màu sắc của ngọn đèn thì người không bị nhặm sao chẳng cùng thấy, mà chỉ có người bị nhặm mới thấy bóng tròn này ? Nếu màu sắc của kiến tinh, kiến tinh đã thành màu sắc , thì người nhặm thấy bóng tròn kia gọi là cái gì ?
- Lại nữa A Nan ! Nếu lìa ngọn đèn riêng có bóng tròn này, thì khi nhìn qua bình phong , bàn ghế v.v... phải có bóng tròn hiện ra. Nếu lìa kiến kinh riêng có bóng tròn thì chẳng phải mắt thấy, vậy sao người nhặm lại thấy bóng tròn ?
- Nên biết , màu sắc ở nơi đèn, do mắt bị bệnh nên mới thấy bóng tròn, bóng tròn và cái thấy đều là bệnh nhặm,kẻ thấy được nhặm thì chẳng phải bệnh. Chớ nên nói bóng tròn là đèn, là thấy, hoặc nói chẳng phải ngọn đèn, chẳng phải cái thấy.
- Ví như đệ nhị nguyệt chẳng phải Bản thể, cũng chẳng phải bóng của đệ nhất nguyệt. Tại sao ? Vì do dụi mắt mới thành có đệ nhị nguyệt. Người trí chẳng cần truy cứu cái đệ nhị nguyệt này là hình bóng hay chẳng phải hình bóng, là kiến tinh hay chẳng phải kiến tinh, vì đó là do dụi mắt sanh ra, thế thì cái bóng tròn này cũng vậy, do mắt nhặm mà thành, nay muốn gọi cái nào là màu sắc của ngọn đèn, cái nào là màu sắc của kiến tinh ? Huống còn vọng sanh phân biệt, cho là chẳng phải màu sắc của ngọn đèn, màu sắc của kiến tinh ư ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Sao gọi là đồng phận (cộng nghiệp)
- A Nan ! Ở cõi Ta Bà này, trừ biển cả ra, phần đất bằng có ba ngàn châu, ở giữa là đại châu, Đông Tây bao gồm hai ngàn ba trăm nước, ngoài ra các tiểu châu ở giữa biển, hoặc có từ hai trăm đến ba trăm nước, hoặc có từ một, hai đến bốn muơi, năm muơi nước.
A Nan ví như trong đó có một tiểu châu, chỉ có hai nước, dân một nước thì đồng cảm ác duyên, kiến cả nước cùng thấy tất cả cảnh giới chẳng lành, như những ác tướng do nhật nguyệt, tinh tú và khí trời hiện ra v.v...chỉ cả nước này thấy đủ thứ ác tướng như vậy, còn dân nước kia lại chẳng hề thấy nghe những ác tướng đó.
A Nan ! Nay Ta vì nguơi đem hai việc kể trên so sánh cho rõ: Như chúng sanh kia vọng kiến biệt nghiệp, thấy bóng tròn hiện nơi ánh đèn, dù hình như có cảnh tượng trước mặt, nhưng cái thấy ấy vốn do mắt nhặm mà thành, nhặm tức là kiến bệnh, chẳng phải màu sắc sở tạo, nhưng người thấy được nhặm thì chẳng có kiến bệnh (Biết có Phật tánh vẫn là bệnh, Phải thấy được Phật tánh mới hết bệnh).
Như nguơi hôm nay, dùng con mắt thấy núi sông đất đai và chúng sanh, đều là cái kiến bệnh đã thành từ vô thỉ. Tại sao ? Vì có năng thấy và sở thấy, nên tựa như cảnh tượng hiện ra trước mắt, vốn cái Giác Minh của nguơi duyên cái sở kiến thành nhặm.
Bản Giác có năng kiến tức là nhặm, "Bổn giác Minh tâm" là Tự Tánh, cái Giác ấy vốn chẳng phải bệnh, có năng giác, sở giác mới thành bệnh. Nếu "Bổn giác" không ở trong bệnh, đó mới thật là KIẾN KIẾN (Tức là kiến tánh). Đã được kiến tánh thì đâu còn tên gọi là KIẾN, VĂN, GIÁC, TRI nữa !
Cho nên, Nguơi hôm nay thấy Ta, thấy nguơi và thấy tất cả chúng sinh đều do kiến bệnh, nếu chẳng phải kẻ có kiến bệnh, thì cái kiến ấy chơn thật, thể tánh chẳng bệnh nên chẳng gọi là KIẾN.
A Nan ! Vọng kiến đồng phận của cả nước, cũng như vọng kiến biệt nghiệp của một người. Người mắt nhặm thấy bóng tròn kia là do biệt nghiệp sở sanh. Cả nước đồng phận sở dĩ thấy tướng chẳng lành này là do cộng nghiệp tạo nên. Cả hai đều là kiến bệnh đã thành từ vô thỉ.
Tất cả chúng sanh cõi Ta Bà, cho đến mười phuơng các nước hữu lậu, đều vì đem cái sáng tỏ vô lậu của Diệu Tâm, cùng với bệnh hư vọng của kiến, văn, giác, tri hòa hợp vọng sanh, hòa hợp vọng tử. Nếu được xa lìa các duyên hòa hợp và chẳng hòa hợp thì diệt trừ được những cái nhân sanh tử, tự hiện tánh đấy đủ chẳng sanh diệt của Bồ Đề, nên được Bản Tâm trong sạch Bản Giác Thường Trụ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A Nan ! Nguơi dù đã ngộ Bản Giác Diệu Minh, thể tánh phi nhân duyên, phi tự nhiên, nhưng còn chưa rõ Bản Giác này chẳng phải do hòa hợp sanh, cũng chẳng phải không hòa hợp. A Nan ! Ta dùng sự tiền trần hỏi nguơi, nay nguơi còn bị những tánh nhân duyên vọng tưởng hòa hợp của thế gian mà tự nghi hoặc , lại cho sự chứng tâm Bồ Đề là do hòa hợp sanh khởi. Vậy thì cái kiến tinh vi diệu trong sạch này là hòa với sáng hay hòa với tối ? Hòa với thông hay hòa với nghẽn ?
Nếu hòa với sáng thì khi nguơi thấy sáng hiện tiền, kiến tinh xen lộn ở đâu ? Tướng thấy còn có thể phân biệt, cái hình tướng xen lộn là như thế nào ?
Nếu chẳng phải kiến tinh thì làm sao thấy sáng ? Nếu là kiến tinh thì làm sao kiến tinh lại thấy kiến tinh ?
Nếu kiến tinh đầy khắp thì còn chỗ nào hòa với sáng ? Nếu sáng đầy khắp thì còn chỗ nào để hòa với kiến tinh ? Kiến tinh phải khác với sáng, khi xen lộn thì làm mất tánh sáng, nếu mất tánh sáng thì nói hòa với sáng là chẳng đúng. Hòa với tối, hòa với thông, với nghẽn cũng như vậy.
Lại nữa A Nan ! Kiến tinh của nguơi hợp với sáng hay hợp với tối ? Hợp với thông hay hợp vơi nghẽn ?
Nếu hợp với sáng thì khi tối, tướng sáng đã diệt, thì kiến tinh chẳng thể hợp với tối, làm sao thấy tối ? Nếu lúc thấy tối, chẳng hợp với tối, thì khi thấy sáng cũng phải chẳng hợp với sáng, chẳng thấy sáng, và biết cái sáng chẳng phải tối. Hợp tối, hợp thông, hợp nghẽn cũng như vậy.

- Bạch Thế Tôn ! Theo con suy nghĩ , cái Bản giác này với các cảnh trần và cái tâm niệm tưởng là chẳng hòa hợp.
Phật bảo :
- Nay nguơi lại cho là chẳng hòa hợp, Ta lại hỏi nguơi . cái kiến tinh này nếu chẳng hòa hợp, là chẳng hòa với sáng hay chẳng hòa với tối? Chẳng hòa với thông hay chẳng hòa với nghẽn ?
- Nếu chẳng hòa với sáng thì kiến tinh với cái sáng phải có ranh giới, vậy nguơi xem xét chỗ nào là sáng, chỗ nào là kiến tinh ? Giữa kiến tinh với sáng, ranh giới ở đâu ?
- A Nan ! Nếu ở nơi sáng chẳng có kiến tinh thì sáng và kiến tinh chẳng tiếp xúc với nhau, làm sao thấy được tướng sáng để thành lập ranh giới ? Chẳng Hòa với tối, với thông với nghẽn cũng như vậy.
- Lại nữa, kiến tinh của nguơi nếu chẳng hợp, là chẳng hợp với sáng hay chẳng hợp với tối ? chẳng hợp với thông hay chẳng hợp với nghẽn ?
- Nếu chẳng hợp với sáng thì kiến tinh và sáng hai tánh trái ngược nhau, cũng như lỗ tai và sáng chẳng thể tiếp xúc, thế thì cái thấy còn chẳng biết chỗ của tướng sáng, làm sao biết rõ cái lý hợp hay chẳng hợp ? Chẳng Hợp với tối, với thông, với nghẽn nghĩa cũng như vậy.

A Nan ! Nguơi còn chưa rõ tất cả tướng huyễn hóa nơi tiền trần, tùy nơi nhân duyên sanh ra, theo nơi nhân duyên diệt mất, thể tánh của tướng huyễn hóa hư vọng này vốn là Diệu giác sáng tỏ, như vậy cho đến Ngũ Ấm, Lục Nhập, Thập nhị Xứ, Thập bát Giới, vì nhân duyên hòa hợp, hư vọng cho là có sanh, nhân duyên tan rã, hư vọng cho là có diệt, mà chẳng biết sanh diệt,khứ lai vốn là Như Lai Tạng, cũng gọi là Diệu Minh thường trụ, bất động, chu viên (cùng khắp), Diệu tánh Chơn như, nơi tánh chơn thường tìm sự khứ lai, mê ngộ, sanh diệt đều bất khả đắc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NGŨ ẤM VỐN VÔ SANH
Sao nói Ngũ Ấm vốn là Như Lai Tạng, cũng là Diệu Tánh Chơn Như ?

1 - SẮC ẤM VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Ví như có người dùng con mắt trong sạch, nhìn hư không sáng sủa chỉ có trống rỗng, hẳn không thấy gì. Nếu người ấy ngó hẳn một chỗ không nháy mắt, ngó lâu mắt mỏi thì thấy hoa đốm xuất hiện giữa hư không (hoa đốm dụ cho sắc ấm), hoặc thấy những tướng lăng xăng giả dối. Nên biết sắc ấm cũng vậy.
- A Nan ! Những hoa đốm này chẳng từ hư không ra, cũng chẳng từ mắt ra. Nếu từ hư không ra ắt phải trở vào hư không, nếu có ra vào thì chẳng phải là hư không. Nếu hư không chẳng phải hư không thì tự nhiên chẳng thể dung nạp tướng hoa đốm sanh diệt trong đó, cũng như thân thể A Nan chẳng thể dung nạp A Nan nữa.
- Nếu hoa đốm từ con mắt ra thì phải trở vào con mắt. Nếu từ mắt ra ắt phải có tánh thấy, nếu có tánh thấy thì khi xoay vào lẽ ra phải thấy con mắt. Nếu chẳng có tánh thấy , khi ra đã che mờ hư không, thì khi về phải che mờ con mắt. Lại khi thấy hoa đốm, lẽ ra con mắt phải không mờ, vậy sao khi thấy hư không sáng sủa mới gọi là con mắt trong sạch ? Nên biết sắc ấm hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

2 - THỌ ẤM VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Ví như có người tay chân khỏe mạnh, thân thể điều hòa , cuộc sống yên ổn, quên hẳn sự thuận nghịch, người ấy vô cớ xoa hai bàn tay vào nhau, vọng sanh các tướng trơn, rít, lạnh, nóng nơi hai bàn tay. Nên biết Thọ Ấm cũng vậy.
- A Nan ! những cái biết về xúc (xúc giác) huyễn hóa này chẳng từ hư không ra, cũng chẳng từ bàn tay ra. A Nan ! Nếu từ hư không ra, đã tiếp xúc với bàn tay sao chẳng tiếp xúc với thân thể ? Chẳng lẽ hư không lại biết lựa chỗ để tiếp xúc ư ?
- Nếu từ bàn tay ra thì chẳng cần hai bàn tay chập lại mới có xúc giác. Lại nữa, đã từ bàn tay ra, lúc hai tay hợp lại biết có xúc giác, lúc hai tay rời ra thì xúc giác phải chạy vào , vậy xuơng tủy, cánh tay cũng phải biết được dấu tích của xúc giác khi vào. Nếu có tâm biết ra vào, thì phải có một vật đi lại trong thân, đâu cần đợi hai tay hợp lại mới gọi là tiếp xúc.
Nên biết Thọ Ấm hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 - TƯỞNG ẤM VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Ví như nghe người nói đến trái mơ chua thì tiết ra nước miếng, nghĩ đến leo dốc cao thì lòng bàn chân ghê rợn, nên biết tưởng ấm cũng vậy.
- A Nan ! Cái tiếng chua này chẳng từ trái mơ ra, cũng chẳng từ miệng ra. Nếu từ trái mơ ra thì trái mơ tự biết nói, đâu cần đợi người nói ? Nếu từ miệng ra thì miệng phải tự nghe tiếng, đầu cần tai nghe ? Nếu chỉ riêng tai có nghe thì nước miếng sao chẳng từ trong tai chảy ra ? Tưởng tượng mình leo dốc thì cũng như vậy. Nên biết tưởng ấm hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

4 - HÀNH ẤM VÔ SANH

- A Nan ! Ví như dòng nước chảy mạnh, làn sóng nối tiếp, lớp trước lớp sau chẳng vượt khỏi nhau, nên biết hành ấm cũng vậy.
- A Nan ! Tánh dòng nước như thế chẳng do hư không sanh ra, chẳng do nước mà có, chẳng phải tánh của nước, cũng chẳng lìa hư không và nước.
- Nếu do hư không sanh ra thì mười phuơng vô tận hư không đều thành dòng nước vô tận, và tự nhiên thế giới đều chìm đắm cả. Nếu do nước mà có thì nước là năng có, dòng nước là sở có, hai tướng khác nhau thì tánh của dòng nước lẽ ra chẳng phải là nước. Nếu dòng nước là tánh của nước thì khi nước trong lặng lại chẳng phải tự thể của nước. Nếu lìa hư không và nước thì hư không vốn chẳng có trong và ngoài, ngoài nước ra chẳng có dòng nước. Nên biết hành ấm hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

5 - THỨC ẤM VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Ví như có người lấy một cái bình (cái bình dụ cho thân), trong bụng đầy hư không (Hư không dụ cho thức ấm), bít kín miệng bình, đem xa ngàn dặm tặng cho nước khác, nên biết thức ấm cũng vậy.
- A Nan ! Hư không này chẳng phải từ phuơng kia ra, cũng chẳng phải vào phuơng này . Nếu từ phuơng kia ra, trong bình đã đựng hư không đem đi, thì phuơng kia phải thiếu hư không. Nếu vào phuơng này thì khi mở miệng bình trút ra, thì phải thấy hư không ra. Nên biết Thức ấm hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

LƯỢC GIẢI

Trung Quán Luận có bài kệ rằng

Các pháp chẳng tự sanh,
Cũng chẳng phải tha sanh,
Chẳng cộng chẳng vô nhân,
Cho nên nói vô sanh.

Sao nói các pháp chẳng tự sanh ? Vì phải đợi nhân duyên hòa hợp mới được sanh.
Sao nói chẳng phải tha sanh ? Vì các duyên đều chẳng có tự tánh.
Sao nói chẳng cộng sanh ? Vì tự và tha đều chẳng có,lấy gì để cộng ?
Sao nói chẳng vô nhân sanh ? Vì Bản Thể sáng tỏ của Diệu Tâm, phải do tu hành đến giác ngộ mới được hiển bày, chẳng tự nhiên mà thành. (Các pháp do Bản Thể vọng hiện, chẳng do nhân duyên sanh, chẳng do tự nhiên sanh)
Vậy nên biết tất cả sự vật trên thế gian vốn là VÔ SANH, vì chẳng có lý do nào để sanh vậy.

Nếu ngộ tất cả pháp vô sanh thì :
SẮC như dụi mắt thấy hoa đốm trên không.
THỌ như xoa bàn tay sanh nhưng xúc giác trơn, rít,lạnh, nóng.
TƯỞNG như nghe nói trái mơ, tiết ra nước miếng.
HÀNH như dòng nước chảy, chẳng có năng sanh, sở sanh. (nước chẳng phải năng sanh, dòng nước chẳng phải sở sanh).
THỨC như cái bình đừng đầy hư không, (bình dụ cho nghiệp thân, hư không dụ cho vọng thức).
Bản Giác Tánh Không cùng khắp pháp giới, hễ mê tạo vọng thức thì thành hư không ở trong bình. Nhét kín miệng bình dụ cho vọng phân đồng - dị, có trong có ngoài, kỳ thật trong bình, ngoài bình chỉ cùng một hư không (dụ cho tánh và thức chỉ cùng một thể). Hư không chẳng khứ lai dụ cho tánh chẳng sanh diệt. Bình dụ cho vọng nghiệp, hư không (trong bình) dụ cho vọng thức. Nghiệp kéo thức chạy theo như đem bình đi các nước khác, dụ cho đi khắp lục đạo, cam chịu luân hồi.

HẾT QUYỂN HAI


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

QUYỂN BA

LỤC NHẬP


Lại nữa, A Nan ! sao nói Lục Nhập vốn là Như Lai Tạng, cũng là Diệu Tánh Chơn Như ?

1 - NHÃN NHẬP VỐN VÔ SANH
- Ví như dùng mắt ngó hẳng một chỗ, lâu tự mỏi mệt, cả con mắt và tướng mỏi mệt đó, đều là tướng ngó lâu mệt mỏi của tánh Bồ Đề.
Do hai thứ vọng trần Sáng và Tối hiện ra cái thấy, thu nạp cảnh trần, gọi là tánh thấy. Cái thấy này lìa sáng và tối chẳng có tự thể.
- A Nan nên biết ! Kiến tinh này chẳng từ sáng tối ra, chẳng từ con mắt ra, cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao ?
Nếu từ chỗ sáng ra thì khi tối, kiến tinh đã theo sáng diệt, lẽ ra chẳng thể thấy tối.
Nếu từ chỗ tối ra, thì khi sáng, kiến tinh phải theo tối diệt,lẽ ra chẳng thể thấy sáng.
Nếu từ con mắt ra thì chẳng có sáng tối, vậy biết kiến tinh vốn chẳng có tự tánh.
Nếu từ hư không ra , thì nhìn ra ngoài thấy cảnh trần, xoay về phải thấy con mắt. Lại nữa, hư không tự thấy, không có liên quan gì đến chỗ nhập của nguơi. Vậy nên biết NHÃN NHẬP hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

2 - NHĨ NHẬP VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Ví như có người lấy hai ngón tay bịt chặt hai lỗ tai, do lỗ tai mệt mỏi, trong đầu hóa ra có tiếng. Cả hai tai cùng cái mỏi mệt đó đều là tướng nghe lâu mỏi mệt của tánh Bồ Đề. Do hai thứ vọng trần "động" và "tịnh" hiện ra cái nghe, thu nạp cảnh trần, gọi là tánh nghe. Tánh nghe này lìa động và tịnh , vốn chẳng có tự thể.
- A Nan nên biết ! Cái nghe này chẳng từ động, tịnh ra chẳng từ tai ra, cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao ?
Nếu cái nghe từ tịnh ra thì khi động cái nghe đã theo tịnh diệt, lễ ra chẳng thể nghe động.
Nếu từ chỗ động ra, thì khi tịnh, cái nghe đã theo động diệt, lẽ ra chẳng biết được tịnh.
Nếu từ lỗ tai ra thì chẳng có động tịnh, vậy biết cái nghe chẳng có tự tánh.
Nếu từ hư không ra, hư không đã thành tánh nghe thì chẳng phải hư không. Lai hư không tự nghe có liên quan gì đến chỗ nhập của nguơi ? Vậy nên biết nhĩ nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3 - TỶ NHẬP VỐN VÔ SANH

- A Nan !Ví như có người hít mạnh vào bằng hai lỗ mũi, hít lâu mệt mỏi, thì trong lỗ mũi có xúc giác thấy mát. Do xúc giác phân biệt thông, nghẽn, hư, thật, cho đến các mùi thơm, thối cùng lỗ mũi và cái hít lâu mệt mỏi đó, đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của Bồ Đề. Do hai thứ vọng trần thông và nghẽn hiện ra cái ngửi, thu nạp trần cảnh, gọi là tánh ngửi. Cái ngửi này lìa thông nghẽn vốn chẳng có tự thể.
- A Nan nên biết ! Cái ngửi này chẳng từ thông nghẽn ra, chẳng từ lỗ mũi ra cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao ?
Nếu từ chỗ thông ra thì khi nghẽn, cái ngửi đã mất, làm sao biết nghẽn ?
Nếu từ nghẽn ra thì khi thông, chẳng còn cái ngửi, làm sao biết các mùi thơm thối ?
Nếu từ lỗ mũi ra thì chẳng có thông nghẽn. Vậy biết cái ngửi chẳng có tự tánh.
Nếu từ hư không ra thì hư không phải ngửi lỗ mũi của nguơi. Lại hư không tự ngửi, liên quan gì đến chỗ nhập của nguơi ?
Vậy biết tỷ nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

4 - THIỆT NHẬP VỐN VÔ SANH

- A Nan ! ví như có người dùng lưỡi liếm mép, liễm mãi mỏi mệt, người có bệnh thấy có vị đắng, người không bệnh thấy chút vị ngọt, do vị giác thấy ngọt và đắng. Tỏ rõ ràng cái lưỡi lúc chưa phát dụng vốn chẳng có vị giác. Cả cái lưỡi cùng cái mỏi mệt đó , đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Đề. Do hai thứ vọng trần ngọt và đắng hiện ra vị giác, thu nạp cảnh trần, gọi là tánh nếm. Tánh nếm này lìa các vị, vốn chẳng có tự thể.
- A Nan nêu biết ! Cái biết đắng ngọt này chẳng từ đắng ngọt ra, chẳng từ lưỡi ra cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao ?
Nếu từ đắng ra, thì khi ngọt tánh nếm đã diệt, làm sao biết ngọt?
Nếu từ ngọt ra thì khi đắng, tánh nếm đã diệt, làm sao biết đắng ?
Nếu từ lưỡi ra thì chẳng có ngọt đắng. Vậy nên biết vị giác vốn chẳng có tự tánh.
Nếu từ hư không ra thì hư không tự nếm chứ chẳng phải nguơi nếm. Lại hư không tự nếm có liên quan gì đến chỗ nhập của nguơi ?
Nên biết Thiệt Nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5 - THÂN NHẬP VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Ví như có người dùng bàn tay lạnh tiếp xúc với bàn tay nóng, nếu bên lạnh nhiều hơn thì bên nóng cũng thành lạnh theo. Nếu bên nóng nhiều hơn thì bên lạnh cũng thành nóng theo. Cái xúc giác của hai tay hợp lại là nhờ khi hai tay rời ra mới được biết rõ, sở dĩ thế nóng nhiều liền theo nóng, thế lạnh nhiều liền theo lạnh, là do nơi xúc giác mỏi mệt mà thành. Cả cái thân và cái mỏi mệt đó đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Đề. Do hai thứ vọng trần ly và hợp hiện ra xúc giác., thu nạp cảnh trần, gọi là tánh xúc giác. Tánh xúc giác này lìa ly-hợp, thuận-nghịch, vốn chẳng có tự thể.
- A Nan nên biết ! Xúc giác này chẳng từ ly-hợp, thuận-nghịch ra, chẳng từ thân thể ra cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao ?
Nếu từ hợp ra thì khi ly, tánh xúc giác đã diệt, làm sao biết ly ?
Đối với hai tướng thuận-nghich thì cũng như vậy.
Nếu từ thân thể ra thì chẳng có ly-hợp, thuận-nghịch. Vậy biết xúc giác của nguơi vốn chẳng có tự tánh.
Nếu từ hư không ra thì hư không tự hay biết, có liên quan gì đén chỗ nhập của nguơi ?
Nên biết Thân Nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

6 - Ý NHẬP VỐN VÔ SANH

- A Nan ! Ví như có người mệt nhọc thì ngủ, ngủ đã rồi bèn thức, gặp cảnh thì nhớ, không nhớ thì quên. Cảnh mộng giả dối cho là chân thật, ấy là điên đảo. Các tướng sanh, trụ, dị, diệt tùy duyên thay đổi từng sát na, chẳng vượt khỏi nhau. Gom sự hiểu biết trong đó thành tướng mỏi mệt. Cả ý căn cùng cái mỏi mệt đó đều là tướng ngó lâu mỏi mệt của tánh Bồ Đề.
- Do hai thứ vọng trần sanh và diệt vọng khời pháp trần bên trong thành cái biết của ý căn. Ý như dòng nước, sự trước mắt nhờ mắt thấy, tai nghe tiền trần bên ngoài là thuận lưu (đồng thời với ý thức). Sự tưởng nhớ chẳng nhờ tai mắt được thấy nghe pháp trần bên trong là nghịch lưu (độc đầu ý thức), khi chảy ngược vào chỗ tai mắt chẳng thể đến (sự vật đã qua hoặc cách xa), chỉ có ý căn mới biết, gọi là tánh hay biết của ý căn. Tánh hay biết này lìa thức-ngủ, sanh-diệt, vốn chẳng có tự thể.
- A Nan nên biết ! Cái hay biết của ý căn chẳng từ thức-ngủ ra, chẳng từ sanh-diệt ra, chẳng từ ý căn ra cũng chẳng từ hư không ra. Tại sao ?
Nếu từ thức ra thì khi ngủ ý đã theo thức diệt, lấy gì để biết ngủ ?
Nếu từ sanh ra thì khi ý diệt cũng đồng như không, ai biết sự diệt ?
Nếu từ diệt ra thì khi sanh đã không có, ai biết sự sanh ?
Nếu từ ý căn ra thì chẳng có tướng thức -ngủ, vậy cái hay biết của ý căn đồng như hoa đốm trên không, vốn chẳng có tự tánh.
Nếu từ hư không ra, thì hư không tự biết, có liên quan gì đến chỗ nhập của nguơi ?
Nên biết Ý Nhập hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

THẬP NHỊ XỨ

Lại nữa A Nan ! Sao nói Thập Nhị Xứ vốn là Như Lai Tạng, cũng là Diệu tánh Chơn như ?

1 - NHÃN CĂN VỚI SẮC TRẦN VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Nguơi hãy xem rừng cây và các suối ao trong vườn Kỳ Đà này, ý nguơi thế nào ? Ấy là sắc trần sinh ra nhãn căn hay nhãn căn sinh ra sắc tướng ?
- A Nan ! Nếu nhãn căn sanh ra sắc tướng, vậy khi nhìn hư không, chẳng phải sắc tướng, thì tánh sắc phải mất. Hễ mất thì tất cả chẳng có, sắc tướng chẳng có thì làm sao rõ được tánh của hư không ? Sự không cũng như thế.
- Lại nếu sắc trần sinh ra nhãn căn , thì khi nhìn hư không chẳng phải sắc, nhãn căn liền mất, nhãn căn đã mất thì lấy gì phân biệt sắc và không ?
- Nên biết sự thấy và sắc không đều chẳng xứ sở, tức là sắc trần và sự thấy, hai xứ đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.

2 - NHĨ CĂN VỚI THANH TRẦN VỐN VÔ SANH
- A Nan ! Nguơi lại nghe trong vườn Kỳ Đà này, khi đến bữa ăn thì đánh trống, khi hợp chúng thì đánh chuông, tiếng chuông, tiếng trống trước sau nối nhau. Ý nguơi thế nào ? Ấy là cái tiếng đến bên nhĩ căn hay nhĩ căn đến chỗ cái tiếng ?
- A Nan !Nếu cái tiếng đến bên nhĩ căn, cũng như Ta khất thực trong thành Thất La Phiệt, thì ở trong rừng Kỳ Đà chẳng có Ta. Cũng vậy cái tiếng này đến chỗ nhĩ căn của A Nan thì Mục Liên, Ca Diếp đều chẳng thể cùng nghe, huống là trong này có 1250 vị Sa Môn, đồng nghe tiếng trống, cùng đến trai đường.
- Nếu nhĩ căn của nguơi đến bên cái tiếng , cũng như Ta về rừng Kỳ Đà, trong thành Thất La Phiệt chẳng có Ta. Cũng vậy, khi nguơi nghe tiếng trống, nhĩ căn đã đến chỗ đánh trống rồi, khi ấy tiếng chuông đồng phát ra thì chẳng thể cùng nghe một lượt, huống là các tiếng voi, ngựa, trâu, dê v.v... Nếu nhĩ căn và cái tiếng chẳng khứ lai thì cũng chẳng thể nghe.
- Nên biết sự nghe và âm thanh đều chẳng có xứ sở, tức sự nghe và âm thanh, hai xứ đều hư vọng, vốn chẳng phải tánh nhân duyên, cũng chẳng phải tánh tự nhiên.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách