KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT (3 tập)

Để giữ gìn sự trang nghiêm, thuần túy tạo nguồn tư liệu; nơi đây chỉ đăng Kinh Văn mà không thảo luận.

Điều hành viên: thử nghiệm global, Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-47. Lưỡng bất hòa hiệp quá

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

QUYỂN THỨ MƯỜI SÁU

PHẨM LƯỠNG BẤT HÒA HIỆP QUÁ
THỨ BỐN MƯƠI BẢY


Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Người thính pháp nơi Bát nhã ba la mật muốn biên chép, đọc tụng, vấn nghĩa, chánh ức niệm mà người thuyết pháp lười biếng chẳng muốn nói, phải biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp tâm chẳng lười biếng mà người nghe pháp chẳng chịu nghe lãnh, tâm hai bên chẳng hòa hiệp, phải biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thính pháp muốn biên chép đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật mà người thuyết pháp muốn đi qua phương khác, phải biết đây cũng là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp muốn cho biên chép, thọ trì mà người thích pháp muốn đi qua phương khác, tâm hai bên chẳng hòa hiệp, phải biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp quý trọng của bố thí, những y phục, thực phẩm, phòng nhà, thuốc men, người thính pháp thiểu dục tri túc, nhiếp niệm tinh tấn, thiền định, trí huệ, tâm hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Người thuyết pháp thiểu dục tri túc, nhiếp niệm tinh tấn, thiền định, trí huệ, người thính pháp quý trọng của bố thí, những tứ sự tư sanh, tâm hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp thọ mười hai hạnh Đầu Đà: một là thường là thường khất thực, hai là thứ đệ khất thực, ba là nhứt tọa thực, bốn là tiết lượng thực, năm là sau ngọ trung chẳng ẩm tương, sáu là chỉ chứa ba y, bảy là nạp y, tám là ở a lan nhã, chín là ở trong gò mã, mười là ở gốc cây, mười một là ở đất trống, mười hai là ngồi luôn không nằm, người thính pháp chẳng thọ mười hai hạnh Đầu Đà, hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Người thính pháp thọ mười hai hạnh Đầu Đà, người thuyết pháp chẳng thọ mười hai hạnh Đầu Đà, hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp có tín tâm, có giới hạnh, muốn biên chép, thọ trì Bát nhã ba la mật nhẫn đến chánh ức niệm, người thính pháp không tín tâm, không giới hạnh, chẳng muốn biên chép nhẫn đến chẳng muốn chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự của Bồ Tát.

Người thính pháp có tín tâm, có giới, hạnh, người thuyết pháp không tín tâm, không giới hạnh, hai bên chẳng hòa hiệp, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết hay bố thí tất cả chẳng lẫn tiếc, người thính pháp bỏn xẻn, chẳng thí xả, hai bên chẳng hòa hiệp, phải biết đây là ma sự.

Người thính pháp hay bố thí tất cả chẳng lẫn tiếc, người thuyết pháp bỏn xẻn, chẳng thí xả, hai bên chẳng hòa hiệp, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thích pháp muốn cúng dường cho người thuyết pháp những đồ vật tư sanh, người thuyết pháp chẳng chịu nhận, phải biết đây là ma sự.

Người thuyết pháp muốn cung cấp đồ tư sanh cho người thính pháp, người thính pháp chẳng chịu nhận, hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp dễ tỏ ngộ, người thính pháp ám độn, phải biết đây là ma sự.

Người thính pháp mau tỏ ngộ, người thuyết pháp ám độn, hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp biết nghĩa thứ lớp của mười hai bộ kinh là khế kinh nhẫn đến luận nghị, người thính pháp chẳng biết. Hoăc người thính pháp biết nghĩa thứ đệ của mười hai bộ kinh, người thuyết pháp chẳng biết, hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đều là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp thành tựu sáu ba la mật, người thính pháp chẳng thành tựu. Hoặc người thính pháp có sáu ba la mật, người thuyết pháp chẳng có. Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đều là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp có sức phương tiện nơi sáu ba la mật, người thính pháp không có. Hoặc người thính pháp có sức phương tiện nơi sáu ba la mật, người thuyết pháp không có. Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đều là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp đắc đà la ni, người thính pháp không đắc. Hoặc người thính pháp đắc đà la ni, người thuyết pháp không đắc. Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đều là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp muốn cho biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, người thính pháp chẳng muốn. Hoặc người thính pháp muốn biên chép nhẫn đến chánh ức niệm, người thuyết pháp chẳng muốn biên chép nhẫn đến chẳng muốn cho chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đều là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp không tham dục, giận hờn, ngủ nghỉ, điệu hối, nghi ngờ, người thính pháp có tham dục nhẫn đến nghi ngờ. Hoặc người thính pháp lìa ngũ cái: tham dục nhẫn đến nghi ngờ, người thuyết pháp có ngũ cái. Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đều là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Lúc biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, có người đến nói những sự thống khổ trong ba ác đạo rồi bảo rằng sao Ngài chẳng ở tại thân đời nầy dứt khổ nhập Niết Bàn, lại cầu Vô thượng Bồ đề làm chi?

Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Lúc biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, có người đến ca ngợi các cõi Trời, ca ngợi Trời Tứ Thiên Vương đến Trời Phi Phi Tưởng, ca ngợi sơ thiền đến phi phi tưởng định rồi bảo rằng: Thưa Ngài, ba cõi dầu hưởng thọ phước vui nhưng cũng đều là vô thường, là khổ, không, vô ngã, tướng biến tận tán ly. Sao ngài chẳng ở tại thân đời nầy chứng lấy quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán, quả Bích Chi Phật, lại ở trong thế gian sanh tử chịu khổ để cầu Vô thượng Bồ đề làm chi? Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp một thân không phiền lụy, tự tại vô ngại, người thính pháp dắt theo chúng nhơn đông, hoặc người thính pháp một thân không phiền lụy, tự tại vô ngại, người thuyết pháp dắt theo chúng nhơn đông, hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp bảo người thính pháp rằng nếu ngươi có thể tùy theo ý ta, thời sẽ cho người biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, bằng không tùy theo ý ta, thời không cho. Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thính pháp muốn thuận theo ý người thuyết pháp mà người thuyết pháp chẳng cho, hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp vì muốn được tài lợi mà cho biên chép nhẫn đến cho chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, người thính pháp vì cớ nầy nên chẳng chịu theo nghe. Hoặc người thính pháp vì tài lợi mà muốn biên chép nhẫn đến muốn chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, vì cớ nầy nên người thuyết pháp chẳng muốn cho. Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đều là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp muốn đến xứ nguy nạn, người thính pháp chẳng muốn đi theo. Hoặc người thính pháp muốn đến xứ nguy nạn, người thuyết pháp chẳng muốn đến. Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đều là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp muốn đến xứ lúc mắc nghèo đói, người thính pháp không muốn đi theo. Hoặc người thính pháp muốn đến xứ đói khát, người thuyết pháp chẳng muốn đến. Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đều là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp muốn đến xứ giàu vui, người thính pháp muốn đi theo. Người thuyết pháp bảo rằng ngươi vì tài lợi mà đi theo ta, ngươi nên suy nghĩ kỹ, hoặc được tài lợi hoặc chẳng được, chớ để ngày sau ăn năn, người thính pháp nghe nói cho rằng không muốn mình đi theo nên sanh lòng chán mà không đi. Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp muốn đến xứ hoang vắng có nạn giặc cướp, ác thú, độc trùng, người thính pháp muốn đi theo. Người thuyết pháp bảo rằng ngươi đến xứ hoang vắng hiểm nạn làm chi. Người thính pháp nghe nói cho rằng không muốn cho mình biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, sanh lòng chán chẳng đi theo. Hai bên chẳng hòa hiệp, đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp có nhiều thí chủ, thường đến nhà họ viếng thăm, bảo người thính pháp rằng ta có việc phải đến nhà họ. Người thính pháp biết ý bèn chẳng cùng đi. Hai bên chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Ác ma làm Tỳ Kheo đến chỗ thiện nam, thiện nữ dùng phương tiện phá hoại chẳng cho biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Ác ma làm Tỳ Kheo dùng cách nào để phá hoại?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Ác ma làm Tỳ Kheo đến chỗ thiện nam, thiện nữ mà bảo rằng kinh của ta nói mới là Bát nhã ba la mật, còn kinh đó không phải. Lúc ác ma dùng lời phá hoại tín tâm như vậy, có thiện nam, thiện nữ chưa được tho ký bèn sanh lòng nghi, vì nghi nên chẳng biên chép nhẫn đến chẳng chánh ức niệm Bát nhã ba la mật. Chẳng hòa hiệp, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Ác ma làm Tỳ Kheo đến bảo rằng Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật, chứng thiệt tế được quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến quả Bích Chi Phật. Do đó mà chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Nầy Tu Bồ Đề! Lúc nói Bát nhã ba la mật sâu xa nầy, có nhiều ma sự khởi lên làm trở ngại. Đại Bồ Tát phải sớm biết để xa lìa
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Những ma sự gì làm trở ngại Bát nhã ba la mật mà Bồ Tát phải sớm biết để xa lìa?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Tương tợ Bát nhã ba la mật nhẫn đến Đàn na ba la mật là ma sự phát khởi. Bồ Tát phải sớm biết để xa lìa.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Những kinh sở hành của hàng Thanh văn, Bích Chi Phật là ma sự của Bồ Tát, phải sớm hay biết xa lìa.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Ác ma làm Tỳ Kheo tìm phương tiện trao cho Bồ Tát những kinh dạy về nội không, ngoại không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không, dạy về tứ niệm xứ nhẫn đến bát chánh đạo, ba môn giải thoát, không, vô tướng, vô tác để được quả Tu Đà Hoàn đến quả Bích Chi Phật. Do đó mà chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Ác ma do hóa làm Phật thân vàng trượng lục chói sáng đến chỗ Bồ Tát. Vì ham thích thân Phật nầy mà Bồ Tát hao tổn chánh trí huệ. Do đó chẳng hòa hiệp, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Ác ma hóa làm Phật và chúng Tỳ Kheo đến chỗ Bồ Tát. Các Tỳ Kheo nầy nói pháp cho Bồ Tát. Bồ Tát ham thích tự nghĩ rằng đời sau tôi cũng sẽ được như vậy. Vì ham thích thân ma mà hao tổn chánh trí huệ, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Ác ma hóa làm vô số Bồ Tát thật hành sáu ba la mật, chỉ dạy cho thiện nam, thiện nữ. Vì ham thích mà thiện nam, thiện nữ hao tổn chánh trí huệ, chẳng biên chép được nhẫn đến chẳng chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật, phải biết đây là ma sự.

Tại sao vậy? Vì trong Bát nhã ba la mật sâu xa nầy không có sắc thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến không có nhứt thiết chủng trí.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì không có sắc nhẫn đến không có nhứt thiết chủng trí, nên trong Bát nhã ba la mật sâu xa nầy không có Phật, không có Bồ Tát, Thanh văn , Bích Chi Phật. Tại sao vậy? Vì tất cả pháp tự tánh không vậy.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Như vàng bạc châu ngọc ở Diêm Phù Đề có nhiều nạn, nhiều cướp. Cũng vậy, lúc thiện nam, thiện nữ biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật phát khởi nhiều nạn, nhiều oán
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Đúng như vậy. Vàng bạc châu ngọc trong Diêm Phù Đề có nhiều nạn, nhiều cướp. Lúc thiện nam, thiện nữ biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật phát khởi nhiều nạn, nhiều oán, nhiều ma sự.

Tại sao vậy? Hạng người ngu si bị ma sai sử mà phá hoại, xa lìa công việc biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật sâu xa.

Bạch đức Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ ngu si ít trí ít huệ nầy lúc biên chép nhẫn đến lúc chánh ức niệm Bát nhã ba la mật sâu xa lại phá hoại, xa lìa.

Bạch đức Thế Tôn! Hạng người ngu si nầy lòng họ chẳng thích pháp Đại thừa nên họ chẳng biên chép, đọc tụng, thọ trì, chánh ức niệm, chẳng tu hành đúng như lời, họ lại phá hoại người khác chẳng cho biên chép nhẫn đến chánh ức niệm
”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Đúng như vậy. Hàng thiện nam, thiện nữ mới phát tâm Đại thừa vì bị ma sai sử, chẳng gieo căn lành, chẳng cúng dường chư Phật, chẳng theo thiện tri thức nên chẳng biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật sâu xa mà lại làm sự lưu nạn.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ hay biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật sâu xa nầy thì ma sự chẳng phát khởi. Người nầy đầy đủ Thiền na ba la mật nhẫn đến Đàn na ba la mật, đầy đủ được tứ niệm xứ nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.

Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết đó là do Phật lực nên thiện nam, thiện nữ ấy có thể biên chép được nhẫn đến chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật sâu xa nầy, cũng đầy đủ được Thiền na ba la mật nhẫn đến Đàn na ba la mật, đầy đủ được nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không, đầy đủ được tứ niệm xứ nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.

Nầy Tu Bồ Đề! Hiện tại mười phương vô lượng vô biên vô số chư Phật, chư đại Bồ Tát bất thối chuyển cũng trợ giúp ủng hộ cho thiện nam, thiện nữ nầy biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật sâu xa
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-48.Phật Mẫu

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM PHẬT MẪU
THỨ BỐN MƯƠI TÁM


Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Ví như bà mẹ có con trai, hoặc năm hoặc mười hoặc trăm ngàn người con trai. Bà mẹ phải bịnh, các con đều lo buồn cần cầu cứu chữa, vì nhớ ơn mẹ sanh dục và dạy dỗ mình.

Cũng vậy, nầy Tu Bồ Đề! Phật và chư Phật hiện tại mười phương đều thường dùng Phật nhãn nhìn Bát nhã ba la mật sâu xa nầy.

Tại sao vậy? vì Bát nhã ba la mật sâu xa nầy hay hiển thị tướng thế gian, hay xuất sanh chư Phật, hay cho nhứt thiết chủng trí, cũng hay sanh Thiền ba la mật nhẫn đến Đàn na ba la mật, hay sanh nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không, hay sanh tứ niệm xứ nhẫn đến nhứt thiết chủng trí, hay sanh Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, hay sanh chư Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Chư Phật đã được Vô thượng Bồ đề, chư Phật hiện nay được cùng chư Phật sẽ được đều do Bát nhã ba la mật sâu xa nầy mà được.

Nầy Tu Bồ Đề! Thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo nên biên chép nhẫn đến chánh ức niệm Bát nhã ba la mật sâu xa nầy. Chư Phật thường dùng Phật nhãn nhìn người nầy, gia hộ cho họ được chẳng thối chuyển Vô thượng Chánh giác
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Như lời đức Phật dạy, Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật? Hay hiển thị tướng thế gian? Thế nào là chư Phật từ Bát nhã ba la mật sanh? Chư Phật nói tướng thế gian như thế nào?
".

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Trong Bát nhã ba la mật sâu xa nầy xuất sanh mười trí lực nhẫn đến nhứt thiết chủng trí. Vì được các pháp trên đây mà gọi là Phật, nên Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Chư Phật nói ngũ ấm là tướng thế gian
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! thế nào là trong Bát nhã ba la mật nói ngũ ấm? thế nào là trong Bát nhã ba la mật hiển thị tướng ngũ ấm?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Bát nhã ba la mật chẳng hiển thị ngũ ấm phá, chẳng hiển thị ngũ ấm hoại, chẳng hiển thị sanh, diệt, cấu, tịnh, tăng, giảm, chẳng hiện thị xuất, nhập, chẳng hiện thị quá khứ, vị lai, hiện tại.

Tại sao vậy?

Vì tướng không chẳng phá chẳng hoại. Vì tướng vô tướng chẳng phá chẳng hoại. Vì tướng vô tác chẳng phá chẳng hoại. Vì pháp bất khởi, pháp bất sanh, pháp vô sở hữu, pháp tánh chẳng phá chẳng hoại. Vì tướng hiển thị như vậy nên Phật nói Bát nhã ba la mật sâu xa hay hiển thị tướng thế gian.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật mà chư Phật biết rõ tâm niệm của vô lượng vô biên vô số chúng sanh.

Nầy Tu Bồ Đề! Trong Bát nhã ba la mật sâu xa nầy không chúng sanh, không danh từ chúng sanh, không sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không danh từ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến không nhứt thiết chủng trí, không danh từ nhứt thiết chủng trí. Thế nên Bát nhã ba la mật sâu xa nầy hay hiển thị tướng thế gian.

Nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật sâu xa nầy chẳng hiển thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến chẳng hiển thị nhứt thiết chủng trí.

Tại sao vậy? Vì trong Bát nhã ba la mật sâu xa nầy còn không Bát nhã ba la mật huống là sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Có bao nhiêu danh số chúng sanh hoặc loài có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, chẳng phải không tưởng, ở quốc độ nầy nhẫn đến khắp quốc độ mười phương. Những chúng sanh ấy hoặc nhiếp tâm hoặc loạn tâm, đức Phật đều biết thiệt rõ tất cả tâm niệm của họ.

Do đâu mà đức Phật biết thiệt rõ tướng dạng tâm niệm của chúng sanh?

Vì đức Phật dùng pháp tướng nên biết rõ.

ùng pháp tướng gì để biết?

Nầy Tu Bồ Đề! Trong pháp tướng nầy còn không có tướng pháp tướng huống là nhiếp tâm với loạn tâm. Vì dùng pháp tướng nầy mà đức Phật biết rõ nhiếp tâm, loạn tâm của tất cả chúng sanh.

Lại nầy Tu Bồ Đề! đức Phật biết thiệt rõ nhiếp tâm, loạn tâm của chúng sanh.

Do đâu mà biết?

Vì do tận tướng nên biết, do vô nhiễm tướng nên biết, do diệt tướng nên biết, do đoạn tướng nên biết, do tịch tướng nên biết, do ly tướng nên biết. Đức Phật do nơi Bát nhã ba la mật mà biết rõ nhiếp tâm, loạn tâm của tất cả chúng sanh.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ nhiễm tâm của chúng sanh, biết thiệt rõ sân tâm, si tâm của chúng sanh, nếu chúng sanh có nhiễm tâm, sân tâm, si tâm.

Tại sao đức Phật biết thiệt rõ như vậy? Nầy Tu Bồ Đề! Vì thiệt tướng của nhiễm tâm không có tướng nhiễm, vì thiệt tướng của sân tâm, si tâm không có tướng sân, không có tướng si.

Tại sao vậy? Vì trong thiệt tướng không có tâm vương, tâm sở, huống là có được nhiễm tâm, sân tâm, si tâm, huống là có được tâm chẳng nhiễm, chẳng sân, chẳng si.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thật rõ tâm nhiễm, tâm sân, tâm si của tất cả chúng sanh.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ tâm không nhiễm, không sân, không si của tất cả chúng sanh nếu chúng sanh không tâm nhiễm sân, sân, si.

Tại sao vậy? Vì trong tâm không nhiễm, không sân, không si nầy chẳng có tướng nhiễm, sân, si. Vì hai tâm chẳng cùng chung vậy. Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ tâm không nhiễm, sân, si của chúng sanh nếu có chúng sanh không có tâm nhiễm sân, si.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật, nếu chúng sanh có quảng tâm, đức Phật biết thiệt rõ quảng tâm của chúng sanh.

Tại sao vậy? Vì đức Phật biết tâm tướng của chúng sanh chẳng rộng, chẳng hẹp, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng đến, chẳng đi, vì tâm tướng rời lìa, vì tâm tánh vốn không nên không có gì làm rộng, làm hẹp, làm tăng, làm giảm, làm đến, làm đi.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ đại tâm của chúng sanh nếu chúng sanh có quảng tâm.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật, nếu chúng sanh có đại tâm, đức Phật biết thiệt rõ đại tâm của chúng sanh. Tại sao vậy? Vì đức Phật chẳng tháng tâm chúng sanh có tướng lai, tướng khứ, tướng sanh, trụ, dị, diệt. Tại sao vậy? Vì tâm tánh vốn không nên không có ai đến, đi, không có sanh, trụ, dị, diệt.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Nếu chúng sanh có đại tâm, do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ đại tâm của chúng sanh.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu chúng sanh có tâm vô lượng, do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ tâm vô lượng của chúng sanh. Tại sao vậy? Vì do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết rõ tâm ấy của chúng sanh: chẳng thấy an trụ, chẳng thấy chẳng an trụ. Vì tướng của tâm vô lượng không chỗ y chỉ, nào có chỗ trụ, chẳng trụ.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Chúng sanh có tâm vô lượng, do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ tâm vô lượng ấy.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Tâm chẳng thể thấy được của chúng sanh, do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ tâm chẳng thể thấy được ấy. Tại sao vậy? Vì tâm chúng sanh là vô tướng, vì tự tướng vốn không, đức Phật biết thiệt rõ vô tướng. Tâm của chúng sanh cả ngũ nhãn đều không thấy được.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Tâm chẳng thể thấy được của chúng sanh, do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ tâm chẳng thể thấy được ấy.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật, những tâm số xuất một co giãn của chúng sanh, đức Phật biết thực rõ. Tại sao vậy? Vì tất cả tâm số xuất một co giản của chúng sanh đều y cứ nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà sanh khởi. Ở trong ấy, đức Phật biết rõ tâm số xuất một co giãn của chúng sanh. Đó là thần và thế gian thường, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai. Kiến thức nầy y cứ nơi sắc thần và thế gian vô thường, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai. Kiến thức nầy y cứ nơi sắc thần và thế gian cũng thường cũng vô thường, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai. Kiến thức nầy y cứ nơi sắc thần và thế gian chẳng thường chẳng vô thường, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai. Kiến thức nầy y cứ nơi sắc thần và thế gian thường, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai.

Như kiến thức nầy y cứ nơi sắc, kiến nầy y cứ nơi thọ, y cứ nơi tưởng, y cứ nơi hành, y cứ nơi thức cũng như vậy.

Kiến thức nầy y cứ nơi sắc và thế gian hữu biên, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai. Kiến thức nầy y cứ nơi sắc và thế gian vô biên, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai. Kiến thức nầy cứ nơi sắc và thế gian cũng hữu biên cũng vô biên, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai. Kiến thức nầy y cứ nơi sắc và thế gian chẳng hữu biên chẳng vô biên, đây là sự thiệt, ngoài ra là nòi sai.

Như y cứ nơi sắc, kiến thức nầy y cứ nơi thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Thần chính là thân.

Kiến thức nầy y cứ nơi sắc thần khác thân khác, y cứ nơi thọ, tưởng, hành và thức cũng như vậy.

Sau khi chết có như đi, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai. Kiến thức nầy y cứ nơi sắc, sau khi chết có như đi hoặc không có như đi, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai. Kiến thức nầy y cứ nơi sắc, sau khi chết chẳng phải có như đi, chẳng phải không có như đi, đây là sự thiệt, ngoài ra là nói sai.

Như y cứ nơi sắc, y cứ nơi thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Thế nên, Nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết thiệt rõ những tâm số xuất một co giãn của chúng sanh.

Lại nầy Tu Bồ Đề! đức Phật biết rõ sắc tướng. Biết rõ sắc tướng thế nào? Như là như tướng: chẳng hoại, không phân biệt, không tướng, không nhớ ghi, không hí luận, không được, sắc tướng cũng như vậy, cũng chẳng hoại nhẫn đến cũng không được.

Nầy Tu Bồ Đề! đức Phật biết rõ thọ tướng nhẫn đến biết rõ thức tướng là chẳng hoại nhẫn đến không được như là như tướng.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! đức Phật biết rõ chúng sanh như tướng và chúng sanh tâm số xuất một co giãn như tướng, ngũ ấm như tướng, chư hành như tướng, cũng chính là tất cả pháp như tướng, đó là sáu ba la mật như tướng, đó là ba mươi bảy phẩm trợ đạo như tướng, đó là thập bát không như tướng, đó là bát bội xả như tướng, đó là chín thứ đệ định như tướng, đó là mười trí lực như tướng, đó là tứ vô úy, tứ vô ngại trí, đại từ đại bi, mười tám pháp bất cộng như tướng, đó là nhứt thiết chủng trí như tướng, đó là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, pháp hữu vi, pháp vô vi như tướng, đó là quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, quả Bích Chi Phật, quả Vô thượng Bồ đề và chư Phật như tướng. Chư Phật như tướng đều là tướng nhứt như, chẳng hai chẳng khác, chẳng tận, chẳng hoại. Đây gọi là tất cả pháp như tướng.

Đức Phật do Bát nhã ba la mật mà được như tướng vậy.

Vì thế nên Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật biết rõ tất cả pháp như tướng, chẳng biệt dị, chẳng phải chẳng như. Vì được như tướng như vậy nên đức Phật được gọi là Như Lai
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Các pháp như tướng chẳng biệt dị, chẳng phải chẳng như ấy là rất sâu xa.

Bạch đức Thế Tôn! Chư Phật dùng pháp ấy mà vì người nói Vô thượng Bồ đề. Ai là người tin hiểu được? Chỉ có bực bất thối Bồ Tát, người đầy đủ chánh kiến, bực vô lậu A La Hán. Vì pháp nầy rất sâu xa
”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Vì pháp nầy tướng vô tận nên rất là sâu xa”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Pháp nào tướng vô tận nên là rất sâu xa?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Vì tất cả pháp vô tận nên là rất sâu xa.

Như vậy, nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật được tất cả pháp như ấy rồi vì chúng sanh mà thuyết pháp
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-49.Vấn Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM VẤN TƯỚNG
THỨ BỐN MƯƠI CHÍN


Lúc bấy giờ trong cõi Đại Thiên có chư Thiên cõi Dục, Sắc vói rải hoa hương rồi bay đến chỗ đức Phật, đảnh lễ chưn Phật rồi đứng qua một phía mà thưa rắng: “Bạch đức Thế Tôn! Đã nói ba la mật rất sâu. Những gì là tướng Bát nhã ba la mật rất sâu?”.

Đức Phật bảo chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc: “Nầy chư Thiên Tử! Tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác là tướng Bát nhã ba la mật rất sâu, tướng vô khởi, vô sanh, vô diệt, vô cấu, vô tịnh, vô sở hữu, vô tướng, vô sở y, tướng hư không là tướng Bát nhã ba la mật.

Nầy chư Thiên Tử! Những tướng như là tướng Bát nhã ba la mật rất sâu.

Đức Phật dùng pháp thế gian để giảng nói cho chúng sanh, chớ chẳng phải là đệ nhứt nghĩa.

Nầy chư Thiên Tử! Các tướng ấy, tất cả Thiên, Nhơn, A Tu La trong đời không phá hoại được. Tại sao vậy? Vì Thiên, Nhơn, A Tu La trong đời cũng là tướng.

Nầy chư Thiên Tử! Tướng không thể phá hoại tướng, tướng không thể biết tướng, tướng không thể biết vô tướng, vô tướng không thể biết tướng, tướng và vô tướng chỗ biết cho rằng biết đó là vì pháp biết đều chẳng thể được. Tại sao vậy? Nầy chư Thiên Tử! Các tướng chẳng phải sắc làm ra, chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức làm ra, chẳng phải sáu ba la mật làm ra, nhẫn đến chẳng phải nhứt thiết chủng trí làm ra.

Nầy chư Thiên Tử! các tướng ấy chẳng phải sở hữu của người, của trời, chẳng phải thế gian, xuất thế gian, chẳng phải hữu lậu, vô lậu, chẳng phải hữu vi, vô vi.

Nầy chư Thiên Tử! Như có người hỏi rằng những gì là tướng của hư không? Lời hỏi nầy có đúng không?
".

Chư Thiên thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Lời hỏi ấy không đúng. Vì hư không chẳng có tướng nói được, vì hư không chẳng sanh khởi, chẳng bị làm ra”.

Đức Phật bảo chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc: “Có Phật hay không có Phật, tánh tướng vẫn thường trụ. Vì được tánh tướng đúng như thiệt mà đức Phật được gọi là Như Lai”.

Chư Thiên thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Đức Phật được các pháp tánh tướng rất sâu. Được tánh tướng ấy rồi được vô ngại trí. An trụ trong tướng nầy dùng Bát nhã ba la mật họp tự tướng của các pháp.

Bát nhã ba la mật nầy là chỗ thường hành đạo của chư Phật. Do hành đạo nầy nên được Vô thượng Chánh giác. Do được Vô thượng Bồ đề mà thông đạt tất cả pháp tướng, hoặc sắc tướng nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tướng
”.

Đức Phật phán: “Đúng như vậy. Nầy chư Thiên Tử! Tướng não hoại là tướng của sắc, cảm giác là tướng của thọ, duyên lấy tướng của tưởng, sanh khởi tạo tác là tướng của hành, liễu biệt là tướng của thức. Đức Phật được không các tướng ấy.

Nầy chư Thiên Tử! Hay xả thí là tướng Đàn na ba la mật, không nhiệt não là tướng của Thi la ba la mật, chẳng đổi khác là tướng của Nhẫn ba la mật, chẳng thối lui là tướng của Tấn ba la mật, nhiếp tâm là tướng của Thiền ba la mật, bỏ lìa là tướng Bát nhã ba la mật. Đức Phật được không các tướng ấy.

Nầy chư Thiên Tử! Lòng không nhiễu hại não loạn là tướng của tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định. Đức Phật được không các tướng ấy.

Nầy chư Thiên Tử! Xuất thế gian là tướng của ba mươi bảy phẩm trợ đạo, rời lìa là tướng của không giải thoát, tịch diệt là tướng của vô tướng giải thoát, khổ là tướng của vô tác giải thoát. Đức Phật được không các tướng ấy.

Nầy chư Thiên Tử! Siêu thắng là tướng của mười trí lực, chẳng kinh sợ là tướng của bốn vô úy, biết khắp hết là tướng của bốn trí vô ngại, người khác không được là tướng của mười tám pháp bất cộng. Đức Phật được không các tướng ấy.

Nầy chư Thiên Tử! Thương xót chúng sanh là tướng của đại từ đại bi, chơn thiệt là tướng của không sai lầm, vô sở thủ là tướng của thường xả, hiện tại biết rõ là tướng của nhứt thiết chủng trí. Đức Phật được không các tướng ấy.

Nầy chư Thiên Tử! Vì được tất cả pháp không tướng nên đức Phật được gọi là bực trí vô ngại
”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Bát nhã ba la mật là mẹ chư Phật. Bát nhã ba la mật hay hiển thị tướng thế gian. Thế nên Phật y chỉ pháp để an trụ, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ca ngợi pháp ấy. Pháp ấy là gì? Chính là Bát nhã ba la mật. Đức Phật y chỉ nơi Bát nhã ba la mật để an trụ, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ca ngợi Bát nhã ba la mật. Vì Bát nhã ba la mật nầy xuất sanh chư Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì đức Phật là người biết tác động. Nếu có người hỏi đúng. Là người biết tác động đáp đúng, không ai hơn đức Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì đức Phật là người biết tác động nên pháp của đức Phật đi và đạo của đức Phật đến chừng được Vô thượng Bồ đề. Đức Phật trở lại cúng dường, cung kính, tôn trọng, ca ngợi pháp ấy, đạo ấy và thọ trì thủ hộ pháp ấy, đạo ấy.

Nầy Tu Bồ Đề! Đó gọi là đức Phật là người biết tác động.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật biết tất cả pháp không có tướng tạo tác vì không có tướng tác giả. Tất cả pháp không có tướng sanh khởi vì không có hình sự.

Nầy Tu Bồ Đề! Do Bát nhã ba la mật mà đức Phật biết các pháp không có tướng tạo tác, không có tướng sanh khởi. Cũng vì cớ nầy mà đức Phật là người biết tác động.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật do Bát nhã ba la mật mà được tất cả pháp chẳng sanh, vì là vô sở đắc vậy. Thế nên Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp là không biết, là không thấy, sao Bát nhã ba la mật lại hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Đúng như vậy. Tất cả pháp không biết, không thấy. Thế nào là không biết, là không thấy? Vì tất cả pháp vốn không, là hư giả chẳng kiên cố, nên tất cả pháp không biết, không thấy.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Tất cả pháp không y chỉ, không chỗ hệ phược, thế nên tất cả pháp không biết không thấy.

Do đó mà Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

Vì chẳng thấy sắc, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng thấy nhứt thiết chủng trí nên Bát nhã ba la mật hay hiển thị tướng thế gian, hay sanh chư Phật
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Tại sao chẳng thấy sắc nhẫn đến chẳng thấy nhứt thiết chủng trí nên Bát nhã ba la mật hay hiển thị tướng thế gian?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Nếu chẳng duyên nơi sắc để sanh phân biệt, chẳng duyên nơi thọ, tưởng, hành, thức để sanh phân biệt, nhẫn đến chẳng duyên nơi nhứt thiết chủng trí để sanh phân biêt, đó gọi là chẳng thấy tướng của sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến chẳng gọi là chẳng thấy tướng của nhứt thiết chủng trí, nên hiển thị tướng thế gian. Do đây mà Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Thế nào là Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian?

Nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị thế gian không.

Hiển thị thế gian không như thế nào?

Hiển thị ngũ ấm thế gian không, hiển thị thập nhị nhập thế gian không, hiển thị thập bát giới thế gian không, hiển thị thập nhị nhơn duyên thế gian không, hiển thị ngã kiến cùng sáu mươi hai kiến thức thế gian không, hiển thị mười thiện đạo thế gian không, hiển thị tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ định thế gian không, hiển thị ba mươi bảy phẩm trợ đạo thế gian không, hiển thị sáu ba la mật thế gian không, hiển thị nội không, ngoại không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không thế gian không, hiển thị hữu vi tánh, vô vi tánh thế gian không, hiển thị mười trí lực nhẫn đến nhứt thiết chủng trí thế gian không. Đó là hiển thị thế gian không.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật do Bát nhã ba la mật hiển thị thế gian không nên biết thế gian không, hay thế gian không, tư duy thế gian không, phân biệt thế gian không. Thế nên Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị phất thế gian không.

Hiển thị Phật thế gian không thế nào?

Hiển thị ngũ ấm thế gian không, nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian không.

Thế nên Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay hiển thị tướng thế gian.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian bất khả tư nghì:

Hiển thị ngũ ấm thế gian bất khả tư nghì nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian bất khả tư nghì.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian ly:

Hiển thị ngũ ấm thế gian ly nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian ly.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian tịch diệt:

Hiển thị ngũ ấm thế gian tịch diệt nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian tịch diệt.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian rốt ráo không:

Hiển thị ngũ ấm thế gian rốt ráo không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian rốt ráo không.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian tánh không:

Hiển thị ngũ ấm thế gian tánh không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian tánh không.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian vô pháp không:

Hiển thị ngũ ấm thế gian vô pháp không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian vô pháp không.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian hữu pháp không:

Hiển thị ngũ ấm thế gian hữu pháp không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian hữu pháp không.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian hữu pháp không, hiển thị ngũ ấm thế gian hữu pháp không, nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian hữu pháp không.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian vô pháp hữu pháp không:

Hiển thị ngũ ấm thế gian vô pháp hữu pháp không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian vô pháp hữu pháp không.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hiển thị Phật thế gian độc không:

Hiển thị ngũ ấm thế gian độc không nhẫn đến hiển thị nhứt thiết chủng trí thế gian độc không.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật hay xuất sanh chư Phật, hay hiển thị tướng Phật thế gian.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật sâu xa nầy hiển thị tướng thế gian, đó là tướng chẳng sanh đời nầy, đời sau. Tại sao vậy? Vì các pháp không có tướng dùng sanh đời nầy, đời sau được
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật nầy vì sự lớn mà phát khởi, vì sự bất khả tư nghì mà phát khởi, vì sự bất khả xưng mà phát khởi, vì sự vô lượng mà phát khởi, vì sự vô đẳng mà phát khởi”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề, Bát nhã ba la mật nầy vì đại sự, vì bất khả tư nghì sự, vì bất khả xưng sự, vì vô đẳng đẳng sự mà phát khởi.

Thế nào Bát nhã ba la mật vì đại sự nên phát khởi?

Nầy Tu Bồ Đề! Đại sự của chư Phật là: cứu tất cả chúng sanh, chẳng rời bỏ tất cả chúng sanh.

Thế nào Bát nhã ba la mật vì bất khả tư nghì sự nên phát khởi?

Nầy Tu Bồ Đề! Bất khả tư nghì sự là Phật pháp, là pháp của Như Lai, là pháp của đấng tự nhiên, là pháp của bực nhứt thiết trí.

Thế nào là Bát nhã ba la mật vì bất khả xưng mà phát khởi?

Nầy Tu Bồ Đề! Sự bất khả xưng là vì trong tất cả chúng sanh không ai có thể tư duy xưng lược được pháp của Phật, pháp của Như Lai, pháp của đấng tự nhiên, pháp của bực nhứt thiết trí.

Thế nào là Bát nhã ba la mật vì sự vô lượng mà phát khởi?

Nầy Tu Bồ Đề! Trong tất cả chúng sanh không có ai thể lường được pháp của Phật, pháp của đấng Như Lai, pháp của đấng tự nhiên, pháp của bực nhứt thiết trí, thế nên Bát nhã ba la mật vì sự bất khả lượng mà phát khởi.

Thế nào là Bát nhã ba la mật vì vô đẳng đẳng sự mà phát khởi?

Nầy Tu Bồ Đề! Trong tất cả chúng sanh không ai có thể ngang bằng đức Phật huống là hơn, thế nên Bát nhã ba la mật vì sự vô đẳng đẳng mà phát khởi
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật chỉ vì pháp của Phật, pháp của Như Lai, pháp của đấng tự nhiên, pháp của bực nhứt thiết trí, là sự bất khả tư nghì, bất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng mà phát khởi ư?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Đúng như vậy. Pháp của Phật, của Như Lai, của đấng tự nhiên, của bực nhứt thiết trí là sự bất khả tư nghì, bất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến nhứt thiết chủng trí, pháp tánh, pháp tướng đều cũng bất khả tư nghì, bất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng. Trong đây, tâm và tâm đều bất khả đắc.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì sắc bất khả đắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí bất khả đắc nên sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí đều bất khả nghì, bất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng
".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Do đâu mà vì sắc bất khả đắc nên sắc bất khả tư nghì, đến vô đẳng đẳng? Nhẫn đến do đâu mà vì nhứt thiết chủng trí bất khả đắc nên nhứt thiết chủng trí bất khả tư nghì đến vô đẳng đẳng?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Vì không ai có thể lường được sắc nhẫn đến không ai có thể lường được nhứt thiết chủng trí nên sắc bất khả đắc, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí bất khả đắc.

Tại sao vậy? Nầy Tu Bồ Đề! Vì sắc tướng bất khả tư nghì nên không ai lường được nhẫn đến vì sắc tướng vô đẳng đẳng nên không ai lường được. Vì nhứt thiết chủng trí bất khả tư nghì nên không ai lường được nhẫn đến vì nhứt thiết chủng trí vô đẳng đẳng nên không ai lường được.

Nầy Tu Bồ Đề! Ý của ông thế nào? Trong bất khả tư nghì đến trong vô đẳng đẳng chừng có thể được chăng? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đến nhứt thiết chủng trí chừng có thể được chăng?
”.

Bạch đức Thế Tôn! Không thể được!

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! tất cả pháp đều bất khả tư nghì nhẫn đến cũng đều vô đẳng đẳng.

Nầy Tu Bồ Đề! Phật pháp đây bất khả tư nghì, bất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng. Đây gọi là Phật pháp bất khả tư nghì nhẫn đến gọi là vô đẳng đẳng.

Nầy Tu Bồ Đề! Phật pháp bất khả tư nghì vì quá tư nghì vậy. Phật pháp bất xưng vì quá xưng vậy. Phật pháp bất khả lượng vì quá lượng vậy. Phật pháp vô đẳng đẳng vì quá đẳng đẳng vậy.

Nầy Tu Bồ Đề! Do đây nên tất cả pháp bất khả tư nghì đến vô đẳng đẳng.

Nầy Tu Bồ Đề! Bất khả tư nghị là gọi nghĩa ấy bất khả tư nghì, bất khả xưng là gọi nghĩa ấy bất khả xưng, bất khả lượng là gọi nghĩa ấy bất khả lượng, vô đẳng đẳng là gọi nghĩa ấy vô đẳng đẳng.

Nầy Tu Bồ Đề! Pháp của chư Phật đây bất khả tư nghì đến vô đẳng đẳng.

Bất khả tư nghì như hư không bất khả tư nghì, bất khả xưng như hư không bất khả xưng, bất khả lượng như hư không bất khả lượng, vô đẳng đẳng như hư không vô đẳng đẳng.

Nầy Tu Bồ Đề! Đây gọi là Phật pháp bất khả tư nghì nhẫn đến vô đẳng đẳng.

Phật pháp vô lượng như vậy. Tất cả Trời, Người, A Tu La không ai có thể tính lường nghĩ bàn đượ
c”.

Lúc đức Phật nói phẩm Phật pháp bất khả tư nghì, bất khả xưng, vô lượng , vô đẳng đẳng nầy, có năm trăm Tỳ Kheo và hai mươi Tỳ Kheo Ni vì chẳng thọ tất cả pháp nên phiền não hết, tâm được giải thoát, chứng A La Hán, sáu muôn Ưu Bà Tắc và ba muôn Ưu Bà Di xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh, hai mươi đại Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn, sẽ được thọ ký trong Hiền Kiếp nầy.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-50. Thành Biện

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

QUYỂN THỨ MƯỜI BẢY

PHẨM THÀNH BIỆN
THỨ NĂM MƯƠI


Lúc bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật rất sâu nầy vì đại sự mà phát khởi, vì bất khả tư nghì sự, vì bất khả xưng sự, vì bất khả lượng sự, vô đẳng đẳng sự mà phát khởi”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Đúng như vậy. Bát nhã ba la mật rất sâu nầy vì bất khả tư nghì sự đến vì vô đẳng đẳng sự mà phát khởi.

Tại sao vậy? Vì trong Bát nhã ba la mật chứa đựng năm ba la mật, chứa đựng mười tám không, chứa đựng tứ niệm xứ đến bát thánh đạo, chứa đựng mười trí lực đến nhứt thiết chủng trí.

Ví như nhà vua là bực tôn quý trong nước, bao nhiêu việc nước đều ủy nhiệm cho đại thần, nhà vua vô sự an vui nhàn nhã.

Cũng vậy, nầy Tu Bồ Đề! Bao nhiêu pháp Thanh văn, pháp Bích Chi Phật, pháp Bồ Tát, pháp Phật, tất cả đều ở trong Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật hay hoàn thành những sự việc đó.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật vì đại sự mà phát khởi nhẫn đến vì vô đẳng đẳng sự mà phát khởi.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bát nhã ba la mật chẳng lấy sắc, chẳng dính sắc nên có thể hoàn thành được, chẳng lấy, chẳng dính thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng lấy, chẳng dính nhứt thiết chủng trí nên có thể hoàn thành được, chẳng lấy, chẳng dính quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến chẳng lấy, chẳng dính Vô thượng Bồ đề nên Bát nhã ba la mật nầy có thể hoàn thành được tất cả pháp
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! thế nào vì chẳng lấy, chẳng dính, sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến vì chẳng lấy, chẳng dính nhứt thiết chủng trí mà Bát nhã ba la mật hay hoàn thành tất cả pháp?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Ý ông nghĩ thế nào? Vả thấy sắc, thấy thọ, tưởng, hành, thức có thể lấy, có thể dính được chăng? Nhẫn đến thấy nhứt thiết chủng trí có thể lấy, có thể dính được chăng?”.

Bạch đức Thế Tôn! Không thể được.

Lành thay! Nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật cũng chẳng thấy sắc có thể lấy, có thể dính được nhẫn đến chẳng thấy nhứt thiết chủng trí có thể lấy, có thể dính được. Vì chẳng thấy nên chẳng lấy, vì chẳng lấy nên chẳng dính.

Nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật cũng chẳng thấy pháp của Phật, pháp của Như Lai, pháp của đấng tự nhiên, pháp của bực nhứt thiết trí có thể lấy, có thể dính được. Vì chẳng thấy nên chẳng lấy, vì chẳng lấy nên chẳng dính.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! Chư đại Bồ Tát chẳng nên lấy, chẳng nên dính nơi sắc, nhẫn đến chẳng nên lấy, chẳng nên dính nơi pháp của bực nhứt thiết trí
”.

Bấy giờ chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật rất sâu nầy khó thấy, khó hiểu chẳng thể suy nghĩ so sánh để biết được. Bực thiện xảo vi diệu trí huệ tịch diệt mới biết được.

Người tin được Bát nhã ba la mật nầy, phải biết là đại Bồ Tát cúng dường nhiều đức Phật, gieo căn lành nhiều, gần gũi thiện tri thức, nên tin hiểu được Bát nhã ba la mật rất sâu nầy.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu trong cõi Đại Thiên có bao nhiêu chúng sanh, tất cả đều làm người tín hành, người pháp hành, làm Bát hơn, làm Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, làm Bích Chi Phật hoặc trí hoặc đoạn, đều chẳng bằng được Bồ Tát nầy thật hành Bát nhã ba la mật trong một ngày. Tại sao vậy? Vì người tín hành, pháp hành nhẫn đến Bích Chi Phật hoặc trí hoặc đoạn chính là vô sanh pháp nhẫn của Bồ Tát
”.

Đức Phật bảo chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc: “Đúng như vậy. Nầy chư Thiên Tử! Người tín hành, người pháp hành nhẫn đến Bích Chi Phật chính là vô sanh pháp nhẫn đến Bích Chi Phật chính là vô sanh pháp nhẫn của đại Bồ Tát.

Nầy chư Thiên Tử! Nếu thiện nam, thiện nữ nghe Bát nhã ba la mật sâu xa nầy rồi biên chép, thọ trì, đọc tụng nhẫn đến chánh ức niệm thì sẽ mau được Niết Bàn hơn thiện nam, thiện nữ vì cầu Thanh văn hay Bích Chi Phật mà lìa bỏ Bát nhã ba la mật, đi thật hành theo kinh khác hoặc một kiếp hoặc dưới một kiếp.

Tại sao vậy? Vì trong Bát nhã ba la mật sâu xa nầy nói rộng về pháp thượng diệu mà người tín hành, người pháp hành nhẫn đến đại Bồ Tát đều phải nên học. Học xong chứng được Vô thượng Bồ đề
”.

Lúc bấy giờ chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc đồng phát thanh rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật nầy gọi là Ma ha ba la mật, gọi là bất khả tư nghì, bất khả xưng, bất khả lượng, vô đẳng đẳng ba la mật. Người tín hành, pháp hành nhẫn đến Bích Chi Phật học Bát nhã ba la mật được thành đại Bồ Tát, được thành Vô thượng Bồ đề, Bát nhã ba la mật nầy cũng chẳng tăng, chẳng giảm”.

Bạch xong, chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc đảnh lễ chưn Phật, nhiều Phật rồi trở về Thiên cung.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát nghe Bát nhã ba la mật sâu xa nầy mà liền tin, liền hiểu. Người nầy từ nơi nào chết rồi sanh trong nhơn gian đây?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Nếu đại Bồ Tát nghe Bát nhã ba la mật sâu xa nầy liền tin, liền hiểu, chẳng quên, chẳng bỏ, chẳng thắc mắc, chẳng nghi, chẳng ăn năn mà vui mừng ưa nghe, nghe xong ghi nhớ chẳng rời lìa, hoặc lúc đi đứng hoặc lúc nằm ngồi chẳng hề quên sót, thường theo sát Pháp sư.

Như trâu nghé theo sát trâu mẹ, Bồ Tát vì nghe Bát nhã ba la mật mà thường theo sát Pháp sư, khi được Bát nhã ba la mật rồi miệng tụng, tâm hiểu, chánh kiến thông suốt.

Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết đại Bồ Tát nầy từ loài người chết mà sanh trở lại trong nhơn gian nầy.

Tại sao vậy? người cầu Phật đạo, đời trước nghe Bát nhã ba la mật rồi biên chép, cung kính, cúng dường, nên sau khi chết sanh trở lại nhơn gian được nghe Bát nhã ba la mật liền tin, liền hiểu
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Có vị Bồ Tát nào ở phương khác thành tựu công đức trên đây, cúng dường chư Phật rồi bỏ thân mà đến sanh tại nhơn gian nầy, được nghe Bát nhã ba la mật liền tin, liền hiểu, biên chép, đọc tụng, chánh ức niệm chăng?”.

Đức Phật phán: “Có. Ở phương khác, Bồ Tát thành tựu công đức trên đây, cúng dường chư Phật, bỏ thân đến sanh tại nhơn gian nầy được nghe Bát nhã ba la mật sâu xa liền tin, liền hiểu, biên chép, thọ trì, đọc tung, chánh ức niệm. Phải biết đó là do công công đức thành tựu ở đời trước nên được như vậy.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Có Bồ Tát ở nơi Di Lặc Bồ Tát được nghe Bát nhã ba la mật sâu xa, do căn lành ấy mà đến tại nhơn gian nầy.

Nầy Tu Bồ Đề! Lại có Bồ Tát đời trước nghe Bát nhã ba la mật mà chẳng thưa hỏi những cớ sự trong đó. Vì không thưa hỏi nên đến sanh tại nhơn gian, nghe Bát nhã ba la mật, nghe Bát nhã ba la mật sâu xa nầy lòng họ tiếp tục nghi ngờ, khó tỏ ngộ.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát đời trước hoặc nghe Thiền ba la mật, hoặc nghe Tinh tấn ba la mật, hoặc nghe Nhẫn nhục ba la mật, hoặc nghe Trì giới ba la mật, hoặc nghe Bố thí ba la mật mà không thưa hỏi cớ sự trong đó. Vì đời trước không thưa hỏi nên đến sanh tại nhơn gian nầy, nghe Bát nhã ba la mật sâu xa lòng họ tiếp tục nghi ngờ, khó tỏ ngộ.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đời trước Bồ Tát hoặc nghe nội không, ngoại không nhẫn đến nghe nhứt thiết chủng trí mà không thưa hỏi cớ sự trong ấy, vì đời trước không thưa hỏi để được hiểu quyết định nên đến sanh tại nhơn gian nầy, nghe Bát nhã ba la mật sâu xa lòng họ tiếp tục nghi ngờ, khó tỏ ngộ.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu đời trước Bồ Tát nghe Bát nhã ba la mật sâu xa rồi thưa hỏi sự việc trong ấy mà không thật hành, khi bỏ thân sanh đời sau nghe Bát nhã ba la mật sâu xa nầy trong khoảng một ngày hoặc hai, ba, bốn, năm ngày, lòng họ vững chắc không ai phá hoại được. Nếu họ xa rời chỗ nghe thì sẽ thối thất. Tại sao vậy? Vì ở đời trước, lúc nghe Bát nhã ba la mật dầu họ có thưa hỏi sự việc trong ấy nhưng họ chẳng thật hành đúng như lời. Người nầy có lúc muốn nghe, có lúc chẳng muốn nghe, tâm chẳng vững chắc, chí chẳng quyết định, như cái lông nhẹ, theo gió mà bay mà bay qua Đông hoặc qua Tây.

Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết Bồ Tát nầy phát tâm chẳng được lâu, chẳng thường gần gũi thiện tri thức, chẳng cúng dường nhiều Phật, đời trước dầu được nghe mà chẳng biên chép, chẳng đọc tụng, chẳng chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, chẳng học sáu ba la mật, chẳng học nội không, ngoại không nhẫn đến chẳng học nhứt thiết chủng trí. Bồ Tát mới phát tâm Đại thừa, vì ít tin ít thích nên chẳng đọc tụng, chẳng chánh ức niệm Bát nhã ba la mật, chẳng thể biên chép được nhẫn đến chánh ức niệm được Bát nhã ba la mật sâu xa nầy.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo mà chẳng biên chép, chẳng thọ trì nhẫn đến chẳng chánh ức niệm Bát nhã ba la mật sâu xa nầy, cũng chẳng được sự gia hộ của Bát nhã ba la mật sâu xa nầy, nhẫn đến cũng chẳng được sự gia hộ của nhứt thiết chủng trí. Người nầy cũng chẳng thật hành Bát nhã ba la mật đúng như lời nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cucng chẳng thật hành đứng như lời. Người nầy hoặc sa vào bực Thanh văn hoặc Bích Chi Phật.

Tại sao vậy? Người nầy chẳng biên chép nhẫn đến chẳng thật hành Bát nhã ba la mật được sự gia hộ của Bát nhã ba la mật sâu xa, thế nên họ sẽ sa vào trong hai thừa ấy
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-51. Thí Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM THÍ DỤ
THỨ NĂM MƯƠI MỐT


Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Ví như thuyền hư chìm giữa biển lớn, nếu người nào trong thuyền chẳng nắm phao, chẳng ôm cây ván hoặc tử thi, phải biết những người ấy không thể vào bờ và sẽ chìm chết. Người nào nắm phao hoặc ôm cây ván, tử thi, phải biết người nầy chẳng bị chìm chết, sẽ được vào đến bờ an ổn tự tại.

Cũng vậy, nầy Tu Bồ Đề! Thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo, nếu chỉ có lòng tin ưa mà chẳng y Bát nhã ba la mật, chẳng biên chép, chẳng thọ trì, chẳng đọc, chẳng tụng, chẳng giảng thuyết, chẳng chánh ức niệm, với năm ba la mật kia nhẫn đến nhứt thiết chủng trí cũng đều chẳng y, chẳng biên chép, đọc tụng, chánh ức niệm, phải biết thiện nam, thiện nữ nầy giữa đường suy hao, chẳng đến được nhứt thiết chủng trí, sẽ chứng lấy bực Thanh văn hoặc Bích Chi Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo, có đức tin, đức nhẫn, có tịnh tâm, thâm tâm, có nguyện, có giải, có xả, có tinh tấn, y Bát nhã ba la mật, biên chép, thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm, người nầy được sự gia hộ của Bát nhã ba la mật sâu xa, nhẫn đến được sự gia hộ của nhứt thiết chủng trí. Vì được gia hộ nên người nầy chẳng giữa đường suy hao, vượt khỏi bực Thanh văn, Bích Chi Phật, hay tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, sẽ chứng Vô thượng Bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Ví như có người dùng cái bình đất chưa nung chín để múc nước, phải biết không bao lâu cái bình ấy sẽ bể rã, trở về nơi đất.

Cũng vậy, thiện nam, thiện nữ dầu có tâm Vô thượng Bồ đề, có đức tin, đức nhẫn, có tịnh tâm, thâm tâm, có nguyện, có giải, có xả, có tinh tấn, mà chẳng được sự gia hộ của Bát nhã ba la mật sâu xa nhẫn đến của nhứt thiết chủng trí, người nầy giữa đường suy hao, sẽ sa vào bực Thanh văn, Bích Chi Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Ví như có người dùng bình đất đã nung chín để múc nước, phải biết cái bình nầy sẽ chứa được mà không rã.

Cũng vậy, thiện nam, thiện nữ cầu Vô thượng Bồ đề, có đức tin, đức nhẫn, có tịnh tâm, thâm tâm, có nguyện, giải, xả, tinh tấn, lại được sự gia hộ của Bát nhã ba la mật sâu xa nhẫn đến của nhứt thiết chủng trí, phải biết người nầy chẳng suy hao giữa đường mà vượt khỏi bực Thanh văn, Bích Chi Phật, hay tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, chứng được Vô thượng Bồ đề.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Ví như thuyền trang bị chưa hoàn thành mà chở tài vật vượt biển khơi, phải biết thuyền nầy sẽ hư chìm giữa đường, người một nơi, thuyền và tài vật chìm trôi một ngả. Vì phương tiện không đầy đủ nên lái buôn phải mất tài vật.

Cũng vậy, thiện nam, thiện nữ dầu có tâm Bồ đề, có đức tin, có nhẫn, nguyện, tịnh tâm, thâm tâm đến tinh tấn mà không được phương tiện lực của Bát nhã ba la mật nhẫn đến của nhứt thiết chủng trí gia hộ, phải biết người nầy giữa đường suy hao, mất đại trân bảo nhứt thiết chủng trí, sa vào bực Thanh văn, Bích Chi Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Ví như người có trí, trang bị thuyền lớn hoàn hảo, sau đó mới hạ thuyền xuống biển chuyên chở tài vật, phải biết thuyền nầy tất không hư giữa đường, sẽ đến được chỗ muốn đến.

Cũng vậy, thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo, có đức tin, có nhẫn, có tịnh tâm, thâm tâm, có nguyện, giải, xả, tinh tấn, lại được phương tiện lực của Bát nhã ba la mật đến nhứt thiết chủng trí gia hộ, phải biết người nầy sẽ được Vô thượng Bồ đề, không bị suy hao giữa đường, sa vào Thanh văn, Bích Chi Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Ví như có người tuổi già hơn trăm, suy yếu nhiều bịnh. Người già bịnh nầy nằm liệt trên giường không thể dậy đi được, hoặc có dậy đi được cũng không thể bước đi xa một, hai mươi dặm được.

Cũng vậy, thiện nam, thiện nữ dầu có tâm Bồ đề có đức tin, nhẫn có tịnh tâm, thâm tâm, có nguyện, giải, xả, tinh tấn nhưng chẳng được phương tiện lực của Bát nhã ba la mật gia hộ, nhẫn đến chẳng được phương tiện lực của nhứt thiết chủng trí gia hộ, phải biết người nầy giữa đường sa vào bực Thanh văn, Bích Chi Phật.

Như người già hơn trăm tuổi, suy yếu nhiều bịnh muốn đứng dậy bước đi, có hai người khỏe mạnh tận lực kèm dìu hai bên, nhờ đó người già bịnh đi đến được chỗ muốn.

Cũng vậy, thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo, có đức tin, có nhẫn, có tịnh tâm, thâm tâm, có dục, giải, xả, tinh tấn, lại được phương tiện lực của Bát nhã ba la mật nhẫn đến của nhứt thiết chủng trí gia hộ, phải biết người nầy giữa không sa vào bực Thanh văn, Bích Chi Phật mà đến được chỗ muốn đến, đó là Vô thượng Bồ đề
”.

Đến đây đức Phật lại khen Ngài Tu Bồ Đề: “Lành thay, lành thay! Tu Bồ Đề vì chư Bồ Tát mà thưa hỏi nơi Như Lai sự việc như vậy.

Nầy Tu Bồ Đề! nếu có thiện nam, thiện nữ từ lúc mới phát tâm đến nay dùng tâm ngã ngã sở mà bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Lúc bố thí nhẫn đến trí huệ, người nầy có quan niệm: Tôi là thí chủ, tôi bố thí cho người ấy, tôi bố thí vật ấy, nhẫn đến có quan niệm tôi là người tu trí huệ, tôi tu trí huệ ấy, tôi có trí huệ. Người nầy chẳng biết thử ngạn, bỉ ngạn, chẳng được sự gia hộ của Bát nhã ba la mật nhẫn đến chẳng được sự gia hộ của nhứt thiết chủng trí. Vì trong Bát nhã ba la mật nhẫn đến trong Đàn na ba la mật không có sự phân biệt như vậy. Xa lìa thử ngạn, bỉ ngạn, đó là tướng của sáu ba la mật. Vì không được gia hộ nên người nầy chẳng đến nhứt thiết chủng trí mà sa vào bực Thanh văn, Bích Chi Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào là người cầu Phật đạo mà không có phương tiện?

Người cầu Phật đạo từ lúc sơ phát tâm đến nay không có sức phương tiện trong khi thật hành sáu độ, người nầy quan niệm rằng tôi là thí chủ bố thí cho người và dùng tài vật ấy để bố thí, nhẫn đến quan niệm rằng tôi tu huệ ấy, có huệ ấy, do đó mà có quan niệm tự cao: Nơi bố thí tự cao, trì giới tự cao, nhẫn nhục tự cao, tinh tấn tự cao, thiền định tự cao, trí huệ tự cao. Người nầy không biết rằng không phân biệt nhớ tưởng, xa lìa thử ngạn, bỉ ngạn là tướng của sáu ba la mật. Vì không biết thử ngạn, không biết bỉ ngạn nên người nầy không được sự thủ hộ của Đàn na ba la mật nhẫn đến không được sự thủ hộ của nhứt thiết chủng trí, do đó không thể đến được nhứt thiết chủng trí mà phải sa vào bực Thanh văn hay Bích Chi Phật.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! đại Bồ Tát nếu chẳng được sức phương tiện của Bát nhã ba la mật thủ hộ, tất phải sa vào bực Thanh văn hay Bích Chi Phật.

Nếu được sự gia hộ của phương tiện lực Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát tất mau được Vô thượng Bồ đề, không bị sa vào bực Thanh văn hay Bích Chi Phật.

Thế nào là được sự gia hộ?

Nầy Tu Bồ Đề! Từ ban sơ đến nay, Bồ Tát dùng sức phương tiện mà bố thí, không tâm nghĩ có ngã ngã sở nhẫn đến không tâm ngã ngã sở mà tu trí huệ. Bồ Tát nầy chẳng nghĩ rằng tôi có bố thí, đó là của tôi bố thí, chẳng vì bố thí mà tự cao, nhẫn đến chẳng vì trí huệ mà tự cao. Bồ Tát nầy chẳng nghĩ rằng tôi là thí chủ, tôi bố thí cho người ấy, tôi đem vật ấy để bố thí, nhẫn đến chẳng nghĩ rằng tôi tu trí huệ, tôi có trí huệ ấy. Tại sao vậy? Vì trong Đàn na ba la mật không có sự phân biệt như vậy, xa lìa thử ngạn, bỉ ngạn là tướng của Đàn na ba la mật, nhẫn đến xa lìa thử ngạn, bỉ ngạn là tướng Bát nhã ba la mật. Tại sao vậy? Vì trong Bát nhã ba la mật không sự nhớ nghĩ, phân biệt như vậy.

Bồ Tát nầy biết thử ngạn, biết bỉ ngạn. Bồ Tát nầy được Đàn na ba la mật hộ niệm nhẫn đến được Bát nhã ba la mật hộ niệm, được nội không, ngoại không nhẫn đến được nhứt thiết chủng trí hộ niệm. Vì được sự hộ niệm đó nên Bồ Tát nầy chẳng sa vào bực Thanh văn, Bích Chi Phật mà được đến bực nhứt thiết chủng trí.

Thế nên, nầy Tu Bồ Đề! đại Bồ Tát vì được phương tiện lực của Bát nhã ba la mật gia hộ nên chẳng sa vào bực Thanh văn, Bích Chi Phật mà mau được Vô thượng Bồ đề
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT (3 tập)

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Lu
Cuốn Kinh này hay quá!
Thank!


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-52. Thiện tri thức

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM THIỆN TRI THỨC
THỨ NĂM MƯƠI HAI


Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Hàng tân học Bồ Tát phải học sáu ba la mật thế nào?”.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Nếu muốn học sáu ba la mật, hàng tân học Bồ Tát phải trước cúng dường gần gũi bực thiện tri thức hay giảng nói Bát nhã ba la mật sâu xa nầy. Thiện tri thức ấy giảng dạy rằng: Nầy thiện nam tử! Có bao nhiêu bố thí đều hồi hướng Vô thượng Bồ đề tất cả, có bao nhiêu trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ đều hồi hướng Vô thượng Bồ đề tất cả. Ngươi chớ cho sắc, thọ, tưởng, hành, thức là Vô thượng Bồ đề, chớ cho sáu ba la mật là Vô thượng Bồ đề, chớ cho nội không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không là Vô thượng Bồ đề, chớ cho tứ niệm xứ đến bát thánh đạo là Vô thượng Bồ đề, chớ cho mười trí lực đến mười tám pháp bất cộng là Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy? Vì chẳng nắm lấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì được Vô thượng Bồ đề, chẳng nắm lấy sáu ba la mật nhẫn đến chẳng nắm lấy mười tám pháp bất cộng thì được Vô thượng Bồ đề.

Nầy thiện nam tử! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật sâu xa nầy chớ tham sắc, chớ tham thọ, tưởng, hành, thức, chớ tham sáu ba la mật nhẫn đến chớ tham nhứt thiết chủng trí. Vì sắc chẳng phải cái có thể tham được, nhẫn đến vì nhứt thiết chủng trí chẳng phải có cái để tham được.

Nầy thiện nam tử! Chớ tham quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến chớ tham bực Bồ Tát, chớ tham Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy? Vì Vô thượng Bồ đề chẳng phải cái có thể tham được. Tại sao vậy? Vì pháp tánh không vậy
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Chư Bồ Tát hay làm được việc khó: ở trong pháp tánh không mà cầu Vô thượng Bồ đề, mà muốn được Vô thượng Bồ đề".

Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề! đại Bồ Tát hay làm được việc khó: Ở trong pháp tánh không mà cầu Vô thượng Bồ đề, mà muốn được Vô thượng Bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì muốn an ổn thế gian nên chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề, vì muốn an lạc thế gian, cứu thế gian, làm chỗ về cho thế gian, làm chỗ ý cứ cho thế gian, làm cồn đảo cho thế gian, làm nhà dìu dắt thế gian, làm con đường rốt ráo cho thế gian, làm chỗ đến cho thế gian mà chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì an ổn thế gian, vì an lạc thế gian mà chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề? Đại Bồ Tát lúc được Vô thượng Bồ đề để cứu với lục đạo chúng sanh ra khỏi lo khổ sấu não, đặt lên bờ Niết Bàn vô úy.

Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì cứu thế gian mà chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề? Đại Bồ Tát lúc được Vô thượng Bồ đề cứu khổ sanh tử cho chúng sanh, thuyết pháp cho chúng sanh, chúng sanh được nghe pháp lần lần do ba thừa mà được độ thoát.

Nầy Tu Bồ Đề! thế nào là vì làm chỗ về cho thế gian mà chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề? Đại Bồ Tát lúc được Vô thượng Bồ đề cứu chúng sanh ra khỏi tướng sanh, già, bịnh, chết, lo buồn sầu não, đặt chúng nơi bờ Niết Bàn vô úy.

Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì làm chỗ y cứ cho thế gian mà chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề? Đại Bồ Tát lúc được Vô thượng Bồ đề vì chúng sanh mà nói tất cả pháp không chỗ y cứ
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là tất cả pháp không chỗ y cứ?”.

Đức Phật dạy: “Nầy Tu Bồ Đề! Sắc chẳng tương tục đó là sắc không sanh, sắc không sanh đó là sắc không diệt, sắc không sanh diệt đó là sắc không chỗ y cứ. Như sắc, thọ, tưởng, hành, thức đến nhứt thiết chủng trí cũng vậy.

Nầy Tu Bồ Đề! thế nào vì làm con đường rốt ráo cho thế gian mà chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề? Lúc được Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát vì chúng sanh mà nói pháp như vầy: Tướng rốt ráo của sắc, của thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến của nhứt thiết chủng trí chẳng phải sắc, chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng phải nhứt thiết chủng trí.

Như tướng rốt ráo, tất cả pháp tướng đều như vậy
”.

"Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều như tướng rốt ráo, tại sao chư đại Bồ Tát đều phải được Vô thượng Bồ đề. Vì trong tướng rốt ráo của sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến trong tướng rốt ráo của nhứt thiết chủng trí đều không có phân biệt là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến không có phân biệt là nhứt thiết chủng trí".

Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề! Trong tướng rốt ráo của sắc, của thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến trong tướng rốt ráo của nhứt thiết chủng trí không có phân biệt là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến không có phân biệt là nhứt thiết chủng trí.

Tu Bồ Đề! Đây là việc khó của đại Bồ Tát: quán sát tướng tịch diệt của các pháp mà tâm Bồ Tát chẳng mất, chẳng bỏ. Vì đại Bồ Tát nghĩ rằng pháp sâu xa như vậy tôi phải biết như vậy, lúc được Vô thượng Bồ đề sẽ vì chúng sanh mà nói pháp tịch diệt vi diệu như vậy.

Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì làm cồn đảo cho thế gian mà đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề? Trong sông trong biển, chỗ đất mà bốn phía đều bị nước cắt đứt thì gọi là cồn đảo. Cũng vậy, sắc trước sau đứt đoạn, thọ, tưởng, hành, thức trước sau đứt đoạn, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí trước sau đứt đoạn. Vì trước sau đứt đoạn nên tất cả pháp đều đứt đoạn.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp trước sau đứt đoạn đó là tịch diệt, đó là diệu bảo, tức là không, là vô sở đắc, nhiễn ái dứt sạch, là ly dục Niết Bàn.

Lúc được Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát vì chúng sanh mà nói pháp tịch diệt vi diệu.

Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì làm nhà dìu dắt thế gian mà chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề? Đại Bồ Tát lúc được Vô thượng Bồ đề vì chúng sanh mà giảng nói sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng cấu, chẳng tịnh, vì chúng sanh mà giảng nói thập nhị nhập, thập bát giới, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ không định, tứ niệm xứ đến bát thánh đạo, ngũ thần thông là chẳng sanh, diệt, chẳng cấu, tịnh, giảng nói Tu Đà Hoàn quả nhẫn đến nhứt thiết chủng trí là chẳng sanh, diệt, cấu, tịnh.

Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào vì làm chỗ đến cho chúng sanh mà chư đại Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề! Đại Bồ Tát lúc được Vô thượng Bồ đề vì chúng sanh mà giảng nói sắc đến không, thọ, tưởng, hành, thức đến không nhẫn đến nhứt thiết chủng trí đến không. Vì chúng sanh mà giảng nói sắc chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến, nhẫn đến giảng nói nhứt thiết chủng trí chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến. Tại sao vậy? Vì tướng không của sắc chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến, vì tướng không của thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến tướng không của nhứt thiết chủng trí chẳng phải đến chẳng phải chẳng đến. Vì tất cả pháp đến không tức là đến mà chẳng có qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong không đều không có đến hay chẳng phải đến.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến vô tướng. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong vô tướng, đến và chẳng đến đều không có được.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến vô tác. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong vô tác, đến và chẳng đến đều không có được.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến vô khởi, đến bất sanh diệt, đến bất cấu tịnh, đến vô sở hữu. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong vô khởi, trong vô sở hữu, trong bất sanh diệt, bất cấu tịnh, đến và chẳng đến đều không có được.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến mộng, ảo, hưởng, ảnh, hóa. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong mộng, ảo, hưởng, ảnh, hóa, đến và chẳng đến đều không có được.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến vô lượng vô biên. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong vô lượng vô biên, đến và chẳng đến đều không có được.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến chẳng cho, chẳng lấy. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong chẳng cho, chẳng lấy nầy, đến và chẳng đến đều không có được.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến chẳng cao, chẳng hạ. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong chẳng cao, chẳng hạ nầy, đến và chẳng đến đều không có được.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến bất tăng, bất giảm. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong bất tăng, bất giảm nầy, đến và chẳng đến đều không thể được.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến bất lai khứ, bất nhập xuất, bất hiệp tán, bất trước đoạn. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong bất lai khứ, nhập xuất, hiệp tán, trước đoạn, đến và chẳng đến đều không có được.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến ngã, đến nhơn, đến chúng sanh, đến thọ giả, đến khởi, đến sử khởi, đến tác, đến sử tác, đến tri giả, đến kiến giả. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì ngã nhẫn đến tri giả, kiến giả đều rốt ráo không có được thì làm sao có đến, chẳng phải đến.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến thường, đến lạc, đến ngã, đến tịnh. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì thường, lạc, ngã, tịnh rốt ráo không có được thì làm sao có đến, chẳng đến.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến vô thường, đến khổ, đến bất tịnh, đến vô ngã. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì vô thường, khổ, bất tịnh, vô ngã rốt ráo không có được thì làm sao có đến, chẳng đến.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến tham, sân, si, mạn, nghi, kiến. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì tham, sân, si, mạn, nghi, kiến rốt ráo không có được thì làm sao có đến, chẳng đến.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến như, đến pháp tánh, đến thiệt tế, đến bất tư nghì tánh. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong như, trong pháp tánh, thiệt tế, bất tư nghì tánh không có lai, không có khứ.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến bình đẳng, đến bất động tướng. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong bình đẳng, trong tướng bất động không có đến và chẳng đến.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến sắc, đến thọ, tưởng, hành, thức, đến thập nhị nhập, thập bát giới. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhập, giới đều chẳng có được thì làm sao có đến, chẳng đến.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến lục ba la mật nhẫn đến thập bát không, đến ba mươi bảy trợ đạo. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì sáu ba la mật nhẫn đến bát thánh đạo đều không có được thì làm sao có đến, chẳng đến.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến mười trí lực nhẫn đến nhứt thiết chủng trí. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong nhứt thiết chủng trí không có đến và chẳng đến.

Tu Bồ Đề! Tất cả pháp đến quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến Vô thượng Bồ đề. Sự đến nầy là chẳng qua đến đâu. Tại sao vậy? Vì trong quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến trong Vô thượng Bồ đề không có đến và chẳng đến
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Ai là người tin hiểu Bát nhã ba la mật sâu xa nầy?”.

Đức Phật dạy: “Nầy Tu Bồ Đề! Có đại Bồ Tát từ trước ở chỗ chư Phật đã tu sáu ba la mật, thiện căn thuần thục, cúng dường vô số trăm ngàn muôn ức chư Phật, thường gần gũi thiện tri thức. Những người nầy hay tin hiểu Bát nhã ba la mật sâu xa”.

- Bạch đức Thế Tôn! Người hay tin hiểu Bát nhã ba la mật sâu xa nầy có tánh gì, tướng gì, mạo gì?

- Tánh, tướng, mạo rời lìa tham, sân, si, đại Bồ Tát nầy tin hiểu Bát nhã ba la mật sâu xa.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-53.Xu hướng nhứt thiết chủng tr

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM XU HƯỚNG NHỨT THIẾT TRÍ
THỨ NĂM MƯƠI BA


Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát hiểu Bát nhã ba la mật sâu xa nầy sẽ đến chỗ nào?”.

Đức Phật dạy: “Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát hiểu Bát nhã ba la mật sâu xa nầy sẽ đến nhứt thiết chủng trí”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát hay đến nhứt thiết chủng trí nầy làm chỗ về đến cho tất cả chúng sanh, vì tu Bát nhã ba la mật vậy.

Bạch đức Thế Tôn! Tu Bát nhã ba la mật là tu tất cả pháp.

Bạch đức Thế Tôn! Không chỗ tu là tu Bát nhã ba la mật. Chẳng thọ tu, hư hoại tu là tu Bát nhã ba la mật
”.

- Do pháp gì hư hoại mà Bát nhã ba la mật là hư hoại tu?

- Bạch đức Thế Tôn! Vì sắc hư hoại nên Bát nhã ba la mật là hư hoại tu.

Vì thọ, tưởng, hành, thức hư hoại, vì thập nhị nhập, thập bát giới hoại nên Bát nhã ba la mật là hoại tu.

Vì ngã nhẫn đến tri giả, kến giả hoại nên Bát nhã ba la mật là hoại tu.

Vì Đàn na ba la mật hoại nhẫn đến Bát nhã ba la mật hoại nên Bát nhã ba la mật là hoại tu.

Vì nội không hoại nhẫn đến mười tám pháp bất cộng hoại nên Bát nhã ba la mật là hoại tu.

Vì tứ niệm xứ hoại nhẫn đến nhứt thiết chủng trí hoại nên Bát nhã ba la mật là hoại tu
”.

Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề! Vì sắc hoại nhẫn đến nhứt thiết chủng trí hoại nên Bát nhã ba la mật là hoại tu.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Trong Bát nhã ba la mật sâu xa nầy, bực bất thối địa Bồ Tát phải nghiệm biết.

Nếu ở trong Bát nhã ba la mật sâu xa nầy mà chẳng trước chấp, phải biết đó là bực bất thối địa Bồ Tát.

Nếu trong Thiền na ba la mật nhẫn đến trong nhứt thiết chủng trí mà chẳng trước chấp, phải biết đó là bực bất thối địa Bồ Tát.

Lúc hành thâm Bát nhã ba la mật, bực bất thối địa Bồ Tát chẳng lấy lời người khác làm khẩn yếu, cũng chẳng làm theo lời chỉ bảo của người khác.

Bực bất thối địa Bồ Tát chẳng bị tâm dục, tâm sân, tâm si kéo dắt, chẳng bao giờ rời lìa sáu ba la mật.

Lúc nghe nói Bát nhã ba la mật sâu xa, bực bất thối địa Bồ Tát chẳng kinh sợ, chẳng ăn năn, nghi ngờ mà hoan hỉ ưa nghe, thọ trì, đọc tụng, chánh ức niệm và thật hành đúng như lời.

Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết Bồ Tát nầy đời trước đã từng nghe sự việc trong Bát nhã ba la mật sâu xa nầy và đã thọ trì, đọc tụng, chánh ức niệm. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát nầy hiện tại có oai đức lớn, nghe Bát nhã ba la mật sâu xa mà lòng không kinh sợ, ăn năn, nghi ngờ, lại hoan hỉ ưa nghe, thọ trì, đọc tụng, chánh ức niệm
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát nghe Bát nhã ba la mật sâu xa nầy mà không kinh sợ, lại ưa nghe nhẫn đến chánh ức niệm thì thật hành Bát nhã ba la mật nầy thế nào?”.

Đức Phật dạy: “Tùy thuận tâm nhứt thiết chủng trí, đây là chỗ phải thật hành Bát nhã ba la mật của đại Bồ Tát”.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào gọi là tùy thuận tâm nhứt thiết chủng trí mà đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật phải như vậy?

- Nầy Tu Bồ Đề! Lấy không để tùy thuận, lấy vô tướng, vô tác để tùy thuận, lấy vô sở hữu, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh để tùy thuận, đó là đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật sâu xa.

Lấy như mộng, như ảo, diệm. hưởng, hóa để tùy thuận, đó là thật hành Bát nhã ba la mật.

- Bạch đức Thế Tôn! Như đức Phật tuyên dạy lấy không nhẫn đến lấy như mộng, ảo để tùy thuận, người thật hành Bát nhã ba la mật phải như vậy. Đại Bồ Tát nầy hành pháp gì?

- Nầy Tu Bồ Đề! đại Bồ Tát chẳng hành nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng hành nơi nhứt thiết chủng trí. Tại sao vậy? Vì chỗ hành của Bồ Tát nầy không pháp làm, không pháp hoại, không từ đâu đến cũng chẳng đến đâu, không chỗ trụ, không tính được, không lường được. Nếu là không tính được, không lường được thì pháp ấy là chẳng thể được, chẳng thể dùng sắc để được nhẫn đến chẳng thể dùng nhứt thiết chủng trí để được. Tại sao vậy? Vì sắc tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là sắc, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là nhứt thiết chủng trí.

Nếu sắc tướng như nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tướng như thì đều là như duy nhứt, không hai, không khác.

Sắc tướng như, Bát nhã ba la mật tướng như: như duy nhứt, không hai, không khác.

Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tướng như, Bát nhã ba la mật tướng như: như duy nhdất, không hai, không khác
.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-54. Đại Như

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

QUYỂN THỨ MƯỜI TÁM

PHẨM ĐẠI NHƯ
THỨ NĂM MƯƠI BỐN


Lúc bấy giờ chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc đem hương bột chiên đàn cõi Trời và những hoa sen xanh, đỏ, hồng, trắng cõi Trời vói rải cúng dường đức Phật, rồi đến chỗ đức Phật đảnh lễ chưn Phật đứng qua một phía mà thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Vô thượng Bồ đề của chư Phật thật là rất sâu, khó thấy, khó hiểu, chẳng thể suy gẫm mà biết được, là vi diệu tịch diệt, chỉ có bực trí mới biết được, ngoài ra tất cả thế gian chẳng thể tin được. Tại sao vậy? vì trong Bát nhã ba la mật sâu xa nói thế nầy: Săc tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là sắc, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là nhứt thiết chủng trí. Sắc tướng như, Bát nhã ba la mật tướng như là một như, không hai, không khác. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tướng như, Bát nhã ba la mật tướng như là một như; không hai, không khác”.

Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy chư Thiên Tử! Sắc tức là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật tức là sắc. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí là Bát nhã ba la mật, Bát nhã ba la mật là nhứt thiết chủng trí.

Sắc tướng như, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tướng như là một như, không hai, không khác.

Thế nên, nầy chư Thiên Tử! Lúc mới thành đạo, lòng đức Phật muốn yên lặng, chẳng muốn thuyết pháp. Tại sao vậy? Vì pháp Vô thượng Bồ đề của đức Phật chứng được rất sâu, khó thấy, khó hiểu, chẳng thể suy gẫm biết được, là vi diệu tịch diệt, chỉ bức trí biết được, còn tất cả thế gian chẳng thể tin được.

Tại sao vậy? Vì Vô thượng Bồ đề không người được, không chỗ được, không thời gian được, đây gọi là tướng rất sâu của các pháp, chính là không có hai pháp.

Nầy chư Thiên Tử! Ví như vì hư không rất sâu nên pháp nầy rất sâu, vì như rất sâu nên pháp nầy rất sâu, vì pháp tánh, thiệt tế, bất khả tư nghì, vô biên rất sâu nên pháp nầy rất sâu , vì vô lai, vô khứ rất sâu nên pháp nầy rất sâu, vì bất sanh, bất diệt, vô cấu, vô tịnh, vô trí, vô đắc rất sâu nên pháp nầy rất sâu.

Nầy chư Thiên Tử! Vì ngã rất sâu nhẫn đến tri giả, kiến giả rất sâu nên pháp nầy rất sâu.

Nầy chư Thiên Tử! Vì sắc rất sâu, thọ, tưởng, hành, thức rất sâu nên pháp nầy rất sâu. Vì sáu ba la mật nhẫn đến vô pháp hữu pháp không rất sâu nên pháp nầy rất sâu. Vì tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí rất sâu nên pháp nầy rất sâu
”.

Chư thiên cõi Dục, cõi Sắc thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Pháp vừa đức Phật dạy, tất cả thế gian chẳng thể tin được.

Bạch đức Thế Tôn! Pháp sâu xa nầy chẳng vì lấy hay bỏ sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà nói, nhẫn đến chẳng vì bỏ hay lấy nhứt thiết chủng trí mà nói.

Các thế gian đều thọ lấy mà thật hành nào sắc là ngã, là ngã sở, nào thọ, tưởng, hành, thức là ngã, là ngã sở, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí là ngã, là ngã sở
”.

Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy chư Thiên Tử! Pháp rất sâu xa nầy chẳng phải vì lấy hay bỏ sắc mà nói, nhẫn đến chẳng phải vì lấy hay bỏ nhứt thiết chủng trí mà nói.

Nầy chư Thiên Tử! Nếu có Bồ Tát vì thọ lấy sắc nhẫn đến vì thọ lấy nhứt thiết chủng trí mà tu hành, Bồ Tát nầy chẳng tu hành được Bát nhã ba la mật, chẳng tu hành được Thiền na ba la mật nhẫn đến chẳng tu hành được nhứt thiết chủng trí
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Pháp rất sâu xa nầy tùy thuận tất cả pháp: Tùy thuận Đàn ba la mật nhẫn đến tùy thuận nhứt thiết chủng trí.

Pháp nầy vô ngại: Chẳng ngại sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến chẳng ngại nhứt thiết chủng trí.

Nầy chư Thiên Tử! Pháp nầy tên là vô ngại tướng, vì đồng như hư không, vì đồng như pháp tánh, pháp trụ, thiệt tế, bất khả tư nghì tánh, vì đồng như hư không, vô tướng, vô tác.

Pháp nầy chẳng sanh tướng: Sắc chẳng sanh nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng sanh, vì là bất khả đắc vậy.

Pháp nầy không xứ sở, vì xứ sở của sắc nhẫn đến xứ sở của nhứt thiết chủng trí bất khả đắc vậy
”.

Bấy giờ chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Ngài Tu Bồ Đề là Phật tử, tùy Phật sanh. Tại sao vậy? Vì chỗ nói của Ngài Tu Bồ Đề đều hiệp với không”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nầy chư Thiên Tử! Các Ngài bảo Tu Bồ Đề là Phật tử, tùy Phật sanh?

Thế nào là tùy Phật sanh?

Vì tướng như nên Tu Bồ Đề tùy Phật sanh. Tại sao vậy? Vì đức Như Lai tướng như chẳng lai, chẳng khứ, Tu Bồ Đề tướng như cũng chẳng lai, chẳng khứ, thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

Lại Tu Bồ Đề từ nào đến giờ vẫn tùy Phật sanh. Tại sao vậy? Vì đức Như Lai tướng như tức là tất cả pháp tướng như, tất cả pháp tướng như tức là đức Như Lai tướng như. Trong tướng như nầy cũng không có tướng như. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

Lại đức Như Lai như là tướng thường trụ, Tu Bồ Đề như cũng là tướng thường trụ. Đức Như Lai như tướng cũng không dị biệt. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy thuận Phật sanh.

Đức Như Lai như tướng không có chỗ ngại, tất cả pháp như tướng cũng không có chỗ ngại, đây là Như Lai như tướng cùng nhứt thiết pháp như tướng là một như, không hai, không khác. Như tướng nầy vô tác trọn không chẳng như, nên như tướng nầy là như duy nhứt, không hai, không khác. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

Đức Như Lai như tướng tất cả chỗ vô niệm, vô biệt, Tu Bồ Đề như tướng cũng tất cả chỗ vô niệm, vô biệt. Đức Như Lai như tướng chẳng dị biệt, chẳng thể được, Tu Bồ Đề cũng vậy. Thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

Đức Như Lai như tướng chẳng xa rời các pháp như tướng, như nầy trọn không chẳng như, vì như chẳng khác nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh, mà cũng không chỗ tùy.

Lại đức Như Lai như tướng chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại, các pháp như tướng cũng chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại, thế nên Tu Bồ Đề là tùy Phật sanh.

Lại đức Như Lai như chẳng ở trong như quá khứ, chẳng ở trong như vị lai, chẳng ở trong như hiện tại. Quá khứ như, vị lai như, hiện tại như cũng chẳng ở trong Như Lai như, là một như, không hai, không khác.

Sắc như, Như Lai như, thọ, tưởng, hành, thức như, Như Lai như, là một như, không hai, không khác.

Ngã như nhẫn đến tri giả như, kiến giả như; Như Lai như, là một như, không hai, không khác.

Đàn ba la mật như nhẫn đến nhứt thiết chủng trí như, Như Lai như, là một như, không hai, không khác.

Đại Bồ Tát do được như vậy nên gọi là Như Lai
”.

Lúc Ngài Tu Bồ Đề nói phẩm Như tướng trên đây, cõi Đại thiên thế giới nầy chấn động sáu cách. Chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc đem bột chiên đàn hương cõi Trời rải trên đức Phật, cũng rải trên Ngài Tu Bồ Đề mà thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Thật là chưa từng có. Ngài Tu Bồ Đề do đức Như Lai như mà tùy Phật sanh”.

Ngài Tu Bồ Đề lại nói với chư thiên: “Nầy các Ngài! Tu Bồ Đề chẳng từ trong sắc mà tùy Phật sanh, cũng chẳng từ trong sắc như mà tùy Phật sanh. Tu Bồ Đề chẳng rời sắc mà tùy Phật sanh, cũng chẳng rời sắc như mà tùy Phật sanh. Nhẫn đến Tu Bồ Đề chẳng từ trong nhứt thiết chủng trí mà tùy Phật sanh, cũng chẳng trong nhứt thiết chủng trí nhu mà tùy Phật sanh, chẳng rời nhứt thiết chủng trí mà tùy Phật sanh, cũng chẳng rời nhứt thiết chủng trí như mà tùy Phật sanh.

Tu Bồ Đề chẳng từ trong vô vi mà tùy Phật sanh, chẳng từ trong vô vi như mà tùy Phật sanh, chẳng rời vô vi mà tùy Phật sanh, cũng chẳng rời vô vi như mà tùy Phật sanh.

Tại sao vậy? Vì tất cả pháp ấy đều là vô sở hữu, đều là bất khả đắc, không người tùy sanh, cũng không pháp tùy sanh
”.

Lúc bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Như ấy chơn thiệt chẳng hư. Pháp tướng, pháp trụ, pháp vị rất sâu. Trong đây, sắc không thể được, sắc như không thể được. Tại sao vậy? Vì sắc còn không thể được, huống gì sắc như mà lại có thể được.

Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng thể được, nhứt thiết chủng trí như chẳng thể được. Tại sao vậy? Vì nhứt thiết chủng trí còn chẳng thể được, huống gì nhứt thiết chủng trí như mà lại có thể được
”.

Đức Phật dạy: “Đúng như vậy. Nầy Xá Lợi Phất! Như ấy chơn thiệt chẳng hư. Pháp tướng, pháp trụ, pháp vị rất sâu. Trong đây, sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí đều chẳng thể được, sắc như nhẫn đến nhứt thiết chủng trí như đều chẳng thể được. Tại sao vậy? Vì sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí còn chẳng thể được, huống gì sắc như nhẫn đến nhứt thiết chủng trí như mà lại có thể được”.

Lúc Ngài Xá Lợi Phất nói như tướng trên đây, trong pháp hội có hai trăm vị Tỳ Kheo vì chẳng thọ tất cả pháp nên được hết phiền não, thành A La Hán, năm trăm Tỳ Kheo Ni xa trần lìa cấu, được pháp nhãn thanh tịnh. Năm ngàn đại Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn. Sáu ngàn Bồ Tát vì chẳng thọ tất cả pháp nên hết phiền não, tâm được giải thoát, thành A La Hán.

Đức Phật phán dạy: “Nầy Xá Lợi Phất! Sáu ngàn Bồ Tát thành A La Hán trên đây, đời trước họ gặp năm trăm đức Phật, cúng dường, gần gũi. Họ thật hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Vì không có sức phương tiện của Bát nhã ba la mật nên họ thật hành biệt dị. Họ nghĩ rằng đây là bố thí, đây là trì giới, đây là nhẫn nhục, đây là tinh tấn, đây là thiền định. Vì không có Bát nhã ba la mật nên không có sức phương tiện. Vì không có sức phương tiện nên thật hành biệt dị. Vì biệt dị nên không được tướng không biệt dị. Vì không được tướng không biệt dị nên chẳng được vào bực Bồ Tát. Vì chẳng được vào bực Bồ Tát nên được quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến quả A La Hán.

Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát dẫu thật hành Bồ Tát đạo mà xa rời Bát nhã ba la mật thì không có sức phương tiện, nên ở nơi thiệt tế chứng lấy mà thành quả vi Thanh văn thừa
”.

Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! do nhơn duyên gì cũng đồng tu hành pháp không, vô tướng, vô tác, mà người không sức phương tiện thì chứng lấy thiệt tế, thành Thanh văn thừa, người có sức phương tiện lại được Vô thượng Bồ đề?”.

Đức Phật phán dạy: “Nầy Xá Lợi Phất! Có Bồ Tát vì rời tâm Bát nhã ba la mật mà tu pháp không, vô tướng, vô tác nên không có sức phương tiện, do đây mà thành Thanh văn thừa.

Nầy Xá Lợi Phất! Lại có Bồ Tát chẳng rời tâm Bát nhã ba la mật mà tu pháp không, vô tướng, vô tác nên có sức phương tiện, do đây mà vào bực Bồ Tát, được Vô thượng Bồ đề.

Nầy Xá Lợi Phất! Như thân chim dài lớn đến trăm do tuần hoặc hai trăm, ba trăm do tuần mà không có cánh, từ Trời Đao Lợi rơi xuống Diêm Phù Đề. Ý ngươi nghĩ sao, nầy Xá Lợi Phất! Giữa đường đang rơi, chim không cánh ấy muốn trở về cung Trời có được chăng?”.

- Bạch đức Thế Tôn! Không thể được.

- Nầy Xá Lợi Phất! Chim ấy mong rằng sau khi rơi xuống Diêm Phù Đề, thân chim sẽ nguyên vẹn không đau đớn có được chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Không thể được. Lúc đã rơi xuống đất, chim ấy tất phải đau đớn hoặc chết. Vì chi ấy thân thể đã lớn lại không cánh.

- Cũng vậy, nầy Xá Lợi Phất! Bồ Tát dầu có thời gian kiếp số bằng cát sông Hằng, tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, sanh đại tâm, làm đại sự vì được Vô thượng Bồ đề mà thọ vô lượng nguyện, nếu xa rời sức phương tiện của Bát nhã ba la mật tất phải sa vào Thanh Văn thừa hoặc Bích Chi Phật đạo.

Nầy Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát dầu tưởng niệm trì giới, thiền định, trí huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng lại thủ tướng thọ trì, Bồ Tát nầy chẳng biết, chẳng hiểu chư Phật, giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, chỉ nghe tiếng nói về danh tự, không, vô tướng, vô tác, rồi nắm lấy tiếng danh tự ấy để hồi hướng Vô thượng Bồ đề, Bồ Tát nầy trụ trong bực Thanh Văn, Bích Chi Phật, không thể qua khỏi được. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát nầy xa rời sức phương tiện của Bát nhã ba la mật mà thọ trì các thiện căn để hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Nầy Xá Lợi Phất! Có Bồ Tát từ khi mới phát tâm đến nay không xa rời tâm Bát nhã ba la mật, tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, ví có sức phương tiện của Bát nhã ba la mật nên không nắm lấy tướng, ở nơi giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng nắm lấy tướng không, vô tướng, vô tác, giải thoát môn. Phải biết Bồ Tát nầy chẳng sa vào Thanh Văn, Duyên Giác mà thẳng đến Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát nầy từ nào vẫn không nắm lấy tướng trong khi tu các thiện căn: không nắm lấy tướng bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, không nắm lấy tướng giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.

Nầy Xá Lợi Phất! đây gọi là Bồ Tát có sức phương tiện dùng tâm ly tướng mà tu hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, nhẫn đến dùng tâm ly tướng tu hành nhứt thiết chủng trí
".

Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Như tôi nhận hiểu nghĩa của đức Phật nói, nếu đại Bồ Tát chẳng rời lìa sức phương tiện của Bát nhã ba la mật, phải biết Bồ Tát nầy gần Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy? Vì từ khi mới pháp tâm đến nay, Bồ Tát nầy không pháp biết được: hoặc là sắc hoặc là thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.

Bạch đức Thế Tôn! có thiện nam, thiện nữ cầu Bồ Tát đạo mà xa rời Bát nhã ba la mật và sức phương tiện, phải biết người ấy nơi Vô thượng Bồ đề hoặc được hoặc chẳng được. Tại sao vậy? Vì thiện nam, thiện nữ cầu Bồ Tát đạo ấy có bố thí đều nắm lấy tướng, có trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định đều nắm lấy tướng, thế nên chẳng nhứt định được Vô thượng Bồ đề.

Bạch đức Thế Tôn! Vì cớ trên đây nên đại Bồ Tát muốn được Vô thượng Bồ đề chẳng nên xa rời sức phương tiện của Bát nhã ba la mật. Đại Bồ Tát nầy trụ trong sức phương tiện của Bát nhã ba la mật, dùng tâm vô tướng, vô đắc xứng đáng tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Nhẫn đến dùng tâm vô tướng, vô đắc cứng đáng tu nhứt thiết chủng trí
”.

Lúc bấy giờ chư Thiên cõi Sắc, cõi Dục bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Vô thượng Bồ đề thiệt là khó được. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát phải biết tất cả các pháp rồi mới được Vô thượng Bồ đề, pháp ấy cũng chẳng thể được”.

Đức Phật phán dạy: “Đúng như vậy. Nầy chư Thiên Tử! Vô thượng Bồ đề rất khó được. Đức Phật cũng đã được tất cả pháp nhứt thiết chủng trí rồi được Vô thượng Bồ đề, cũng không chỗ được, không hay biết, không bị biết, không người biết. Tại sao vậy? Vì các pháp rốt ráo thanh tịnh vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Như lời dạy của Phật, Vô thượng Bồ đề rất khó được. Theo tôi hiểu nghĩa của Phật dạy thì Vô thượng Bồ đề nầy rất dễ được. Tại sao vậy? Vì không có người được Vô thượng Bồ đề, cũng không có pháp bị được, tất cả pháp, tất cả pháp tướng không: không pháp bị được, không người hay được, vì tất cả pháp không vậy. Cũng không pháp tăng được, không pháp giảm được. Từ bố thí nhẫn đến nhứt thiết chủng trí, các pháp nầy đều không có cái bị được, không có ai hay được. Do đây nên theo ý tôi thì Vô thượng Bồ đề dễ được. Tại sao vậy? Vì sắc sắc tướng không nhẫn đến nhứt thiết chủng trí nhứt thiết chủng trí tướng không”.

Ngài Xá Lợi Phất nói với Ngài Tu Bồ Đề: “Thưa Ngài! Nếu tất cả pháp không như hư không, hư không kia chẳng nghĩ rằng tôi sẽ được Vô thượng Bồ đề.

Nếu đại Bồ Tát tin hiểu tất cả pháp không như hư không mà Vô thượng Bồ đề nầy dễ được, tại sao hiện nay có hằng hà sa Bồ Tát cầu Vô thượng Bồ đề lại thối chuyển? Thế nên biết rằng Vô thượng Bồ đề chẳng phải dễ được
”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: "Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Nơi Vô thượng Bồ đề, sắc, thọ, tưởng, hành, thức có thối chuyển chăng? Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí có thối chuyển chăng?”.

- Không có thối chuyển.

- Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Nơi Vô thượng Bồ đề, rời sắc, thọ, tưởng, hành, thức có pháp gì thối chuyển chăng? Nhẫn đến rời nhứt thiết chủng trí có pháp thối chuyển già chăng?

- Không có thối chuyển!

- Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Ý Ngài nghĩ thế nào? Sắc như tướng, thọ như tướng nhẫn đến rời nhứt thiết chủng trí như tướng, nơi Vô thượng Bồ đề có thối chuyển chăng?

- Không có gì thối chuyển!

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Rời sắc như tướng nhẫn đến rời nhứt thiết chủng trí như tướng, có pháp gì thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề chăng?

- Không có pháp thối chuyển.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Nơi Vô thượng Bồ đề như có thối chuyển chăng? Nhẫn đến pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thiệt tế, bất tư nghì tánh, nơi Vô thượng Bồ đề có thối chuyển chăng?

- Không có thối chuyển.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Rời như, rời pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, thiệt tế, bất tư nghì tánh, nơi Vô thượng Bồ đề có pháp gì thối chuyển chăng?

- Không có pháp gì thối chuyển.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Nếu các pháp rốt ráo chẳng thể được thì pháp gì thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề?

- Như lời Ngài Tu Bồ Đề nói, trong pháp nhẫn ấy không có Bồ Tát thối chuyển nơi Vô thượng Bồ đề.

Nếu không thối chuyển, cứ theo đức Phật dạy, người cầu đạo có ba hạng: A La Hán đạo, Bích Chi Phật đạo và Phật đạo, ba hạng nầy là không sai khác. Như lời Tu Bồ Đề nói thời chỉ có một hạng đại Bồ Tát cầu Phật đạo thôi
”.

Bây giờ Ngài Mãn Từ Tử bảo Ngài Xá Lợi Phất: “Ngài nên hỏi Tu Bồ Đề là có một Bồ Tát thừa chăng?”.

Ngài Xá Lợi Phất hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Phải chăng Ngài muốn nói có một Bồ Tát thừa?”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Ở trong chư pháp như, Ngài muốn có ba thừa: Thanh Văn, Bích Chi Phật và Phật thừa chăng?”.

- Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Không.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Trong ba thừa sai biệt ấy có như để được chăng?

- Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Không.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Như ấy có một tướng, hai tướng, ba tướng chăng?

- Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Không.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Trong như ấy, Ngài muốn có nhiều Bồ Tát nhẫn đến có một Bồ Tát được chăng?

- Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Không.

- Thưa ngài Xá Lợi Phất! Trong bốn thứ ấy đều không thể có được người ba thừa, sao Xá Lợi Phất lại nghĩ rằng người cầu Thanh Văn thừa, người cầu Bích Chi Phật thừa, người cầu Phật thừa?

Thưa ngài Xá Lợi Phất! đại Bồ Tát nghe chư pháp như tướng nầy mà lòng chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng ăn năn, chẳng nghi thì gọi là đại Bồ Tát hay thành tựu Vô thượng Bồ đề
”.

Đức Phật khen Ngài Tu Bồ Đề: “Lành thay! Lành thay! Nầy Tu Bồ Đề! Lời của ngươi nói đó đều là Phật lực.

Nếu đại Bồ Tát nghe nói pháp như ấy không có các pháp biệt dị mà chẳng kinh sợ, nghi ngờ, phải biết Bồ Tát nầy hay thành tựu Vô thượng Bồ đề
”.

Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thành tựu Bồ Đề nào?”.

Đức Phật dạy: “Thành tựu Phật Vô thượng Bồ đề”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tu hành thế nào?”.

Đức Phật dạy: “Phải sanh khởi tâm bình đẳng với tất cả chúng sanh, cũng dùng tâm bình đẳng khi nói với họ, không có thiên lệnh.

Với tất cả chúng sanh phát khởi tâm đại từ, cũng dùng tâm đại từ khi nói với họ.

Với tất cả chúng sanh phải có tâm khiêm hạ, cũng dùng tâm khiêm hạ khi nói với họ.

Với tất cả chúng sanh phải có tâm làm an ổn, cũng dùng tâm làm an ổn khi nói với họ.

Với tất cả chúng sanh phải có tâm vô ngại, cũng dùng tâm vô ngại khi nói với họ.

Với tất cả chúng sanh phải có tâm không não hại, cũng dùng tâm không não hại nói với họ.

Với tất cả chúng sanh phải có tâm ái kính, cũng dùng tâm ái kính khi nói với họ. Ái kính họ như cha mẹ, như anh chị em, như con cháu, như bà con, như bạn bè.

Đại Bồ Tát nầy phải tự mình chẳng sát sanh,cũng chẳng dạy người khác chẳng sát sanh, khen ngợi pháp chẳng sát sanh, vui mừng khen ngợi các người chẳng sát sanh. Nhẫn đến tự mình phải không tà kiến, cũng dạy người khác không tà kiến, khen ngợi pháp không tà kiến, vui mừng khen ngợi những người không tà kiến.

Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tu hành như vậy.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tự tu hành sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, phải tự tu hành từ tâm, bi tâm, hỉ tâm, xả tâm, phải tự tu hành không xứ định, thức xức định, vô sở hữu xứ định, phi phi tưởng xứ định, khen ngợi pháp sơ thiền đến pháp phi phi tưởng xứ định, vui mừng khen ngợi những người tu hành sơ thiền đến tu hành phi phi tưởng xứ định.

Phải tự mình đầy đủ Đàn ba la mật, Thi ba la mật, Nhẫn ba la mật, Tấn ba la mật, Thiền ba la mật, Bát nhã ba la mật, cũng dạy người khác đầy đủ sáu ba la mật, khen ngợi sáu pháp ba la mật, vui mừng khen ngợi những người đầy đủ sáu ba la mật.

Nầy Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tự mình tu nội không nhẫn đến bát thánh đạo, tự tu không, vô tướng, vô tác, tam muội, tự tu bát bội xả, tự tu cửu thứ đệ định, cũng dạy người khác tu nội không nhẫn đến cửu thứ đệ định, khen ngợi các pháp nội không nhẫn đến cửu thứ đệ định, vui mừng ngợi khen những gnười tu nội không nhẫn đến cửu thứ đệ định.

Đại Bồ Tát phải tự đầy đủ mười trí lực, bốn vô úy, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, cũng dạy người khác đầy đủ mười trí lực nhẫn đến đại từ đại bi, khen ngợi các pháp ấy, vui mừng khen ngợi những người đấy đủ mười trí lực nhẫn đến đại từ đại bi.

Đại Bồ Tát phải tự mình thuận quán, nghịch quán mười hai nhơn duyên, cũng dạy người khác thuận quán, nghịch quán mười hai nhơn duyên, khen ngợi pháp quán ấy và vui mừng khen ngợi người thật hành.

Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tu hành như vậy.

Đại Bồ Tát lại phải tự mình biết khổ dứt tập chứng diệt tu đạo, cũng dạy người biết khổ dứt tập chứng diệt tu đạo, khen ngợi pháp biết dứt chứng tu ấy và vui mừng khen ngợi người biết khổ dứt tập chứng diệt tu đạo.

Đại Bồ Tát tự mình phát sanh chứng trí quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến tự phát sanh chứng trí quả Bích Chi Phật mà chẳng tự chứng lấy quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến chẳng tự chứng lấy quả Bích Chi Phật, cũng dạy người khác chứng quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến dạy người khác chứng quả Bích Chi Phật, khen ngợi pháp Tu Đà Hoàn quả nhẫn đến khen ngợi pháp Bích Chi Phật đạo, vui mừng khen ngợi người chứng nhập quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến người chứng nhập Bích Chi Phật đạo.

Đại Bồ Tát tự mình nhập Bồ Tát vị, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, cũng dạy người khác nhập Bồ Tát vị, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, khen ngợi pháp nhập Bồ Tát vị, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, vui mừng khen ngợi người nhập Bồ Tát vị, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh.

Đại Bồ Tát tự ình phát khởi Bồ Tát thần thông, tự sanh nhứt thiết chủng trí, cũng dạy người khác phát khởi Bồ Tát thần thông, sanh nhứt thiết chủng trí, khen ngợi pháp phát khởi Bồ Tát thần thông, pháp sanh nhứt thiết chủng trí, vui mừng khen ngợi người phát khởi Bồ Tát thần thông, sanh nhứt thiết chủng trí.

Đại Bồ Tát phải tự dứt tập khí tất cả kiết sử, cũng dạy người dứt tập khí tất cả kiết sử, khen ngợi pháp dứt tập khí, vui mừng khen ngợi người dứt tập khí tất cả kiết sử.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tự nắm lấy thọ mạng thành tựu, cũng dạy người nắm lấy thọ mạng thành tựu, khen ngợi pháp nắm lấy thọ mạng thành tựu, vui mừng khen ngợi người nắm lấy thọ mạng thành tựu.

Đại Bồ Tát thành tựu pháp trụ, cũng dạy người thành tựu pháp trụ, khen ngợi pháp thành tựu pháp trụ, vui mừng khen ngợi người thành tựu pháp trụ.

Nầy Tu Bồ Đề! Muốn thành tựu Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải tu hành như vậy. Cũng phải học sức phương tiện của Bát nhã ba la mật như vậy.

Lúc học như vậy, lúc tu hành như vậy, Bồ Tát nầy sẽ được sắc vô ngại, sẽ được thọ, tưởng, hành, thức vô ngại, nhẫn đến sẽ được pháp trụ vô ngại.

Tại sao vậy?

Vì đại Bồ Tát nầy từ trước nhẫn lại chẳng thọ lấy sắc, chẳng thọ lấy thọ, tưởng, hành, thức, nhẫn đến chẳng thọ lấy nhứt thiết chủng trí.

Tại sao vậy?

Vì sắc mà chẳng người thọ là chẳng phải sắc. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí mà chẳng người thọ là chẳng phải nhứt thiết chủng trí
”.

Lúc nói Bồ Tát hạnh nầy, có hai ngàn Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-55.Bất thối chuyển

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM BẤT THỐI CHUYỂN
THỨ NĂM MƯƠI LĂM


Lúc bấy giờ Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Do hạnh gì, loại gì, tướng mạo gì mà biết là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển?”.

Đức Phật dạy: “Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát biết được bậc phàm phu, bậc Thanh Văn, bậc Bích Chi Phật và bậc Phật. Trong tướng như của các bậc ấy không hai, không khác, cũng chẳng nghĩ, chẳng phân biệt. Vào trong như ấy, nghe sự ấy suốt thẳng qua không nghi. Tại sao vậy? Vì trong như ấy không một tướng, không hai tướng.

Đại Bồ Tát nầy cũng chẳng nói lời vô ích, chỉ nói toàn lời lợi ích, chẳng nhìn đến chỗ hay dỡ của người khác.

Nầy Tu Bồ Đề! Do những hạnh, loại, tướng mạo như vậy mà biết là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển
”.

- Bạch đức Thế Tôn! Lại còn do hạnh, loại, tướng mạo nào mà biết là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển?

- Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát có thể xem thấy được tất cả pháp không hạnh, không loại, không tướng mạo, phải biết đây là bậc bất thối chuyển.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp không hạnh, không hoại, không tướng mạo, đại Bồ Tát chuyển những pháp gì mà gọi là bậc bất thối chuyển?

- Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát ở trong sắc mà chuyển nhẫn đến ở trong Vô thượng Bồ đề mà chuyển thì gọi là đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Tại sao vậy? Vì sắc tánh không nhẫn đến Vô thượng Bồ đề tánh không thì Bồ Tát nầy sẽ trụ chỗ nào.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát chẳng nhìn xem diện mạo, ngôn ngữ của ngoại đạo, của Sa Môn, của Bà La Môn. Bồ Tát chẳng bao giờ có sự nghĩ rằng các nhà ngoại đạo, Sa Môn, Bà La Môn nầy thiệt biết, thiệt thấy hoặc nói chánh kiến.

Bồ Tát chẳng có tâm nghi ngờ, chẳng mắc giới thủ, chẳng sa tà kiến, cũng chẳng cầu việc tốt thế tục để làm thanh tịnh, chẳng lễ lạy cúng dường chư Thiên.

Do những hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nữa, nầy Tu Bồ Đề! đại Bồ Tát chẳng sanh nơi nhà hạ tiện, nhẫn đến chẳng sanh chỗ bát nạn, thường chẳng thọ thân người nữ. Do những hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thường thật hành mười nghiệp đạo lành: tự mình chẳng sát sanh nhẫn đến chẳng tà kiến, cũng dạy người chẳng sát sanh nhẫn đến chẳng tà kiến, vui mừng khen ngợi người chẳng sát sanh nhẫn đến chẳng tà kiến. Bồ Tát nầy dầu trong giấc chiêm bao cũng chẳng phạm mười nghiệp đạo ác. Do những hạnh, loại, tướng mạo trên đây mà biết là bực đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì lợi ích cho chúng sanh mà đại Bồ Tát thật hành Đàn ba la mật nhẫn đến Bát nhã ba la mật. Đây gọi là bực bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Tất cả mười hai bộ kinh, từ khế kinh đến luận nghị, đại Bồ Tát thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết, chánh ức niệm. Lúc ban pháp thí, đại Bồ Tát nghĩ rằng do pháp thí nầy mà tâm nguyện của tất cả chúng sanh hoàn mãn, đem công đức pháp thí nầy cho tất cả chúng sanh cùng hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Đây gọi là bực đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Trong pháp rất sâu, đại Bồ Tát chẳng nghi ngờ.

Tại sao vậy? Vì bực đại Bồ Tát bất thối chuyển nầy đều chẳng thấy có pháp nào sanh được chỗ nghi ngờ. Từ sắc đến nhứt thiết chủng trí, chẳng thấy pháp nào sanh được chỗ nghi ngờ. Do những hạnh, loại, tướng mạo đây mà biết là bực bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Thân, khẩu, ý, ba nghiệp của đại Bồ Tát đều dịu dàng. Do đức từ mà thân, khẩu, ý thành tựu. Do đây mà biết là bực bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát chẳng chung cùng với ngũ cái: dâm dục, sân khuể, thùy miên, điệu hối và nghi. Do hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là bực bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Với tất cả chỗ, đại Bồ Tát đều không ái trước. Do đây mà biết là bực bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Lúc ra vào đi lại ngồi, nằm, đi, đứng, cất chưn, hạ chưn, đại Bồ Tát luôn an ổn, thường tự chánh niệm, nhứt tâm nhìn đất mà bước. Do những hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là bực bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Y phục, mền nệm của đại Bồ Tát mặc dùng không ai gớm nhơ, Bồ Tát nầy ưa thích sạch sẽ, ít mang bịnh tật. Do đây mà biết là bực bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Thân thể người thường có tám vạn hộ trùng xâm phạm cắn ăn. Thân thể của bực đại Bồ Tát bất thối chuyển không có hộ trùng ấy. Vì công đức của Bồ Tát nầy vượt ngoài thế gian. Tùy theo công đức xuất thế nầy tăng ích mà Bồ Tát được thân thanh tịnh, được tâm thanh tịnh. Do những hạnh, loại, tướng mạo đây mà biết là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát được thân thanh tịnh, được tâm thanh tịnh thế nào?”.

Đức Phật phán dạy: “Nầy Tu Bồ Đề! Tùy thiện căn tăng ích đã được mà diệt trừ tâm vạy vò, tâm tà vọng, đây gọi là thân thanh tịnh và tâm thanh tịnh. Do thân thanh tịnh và tâm thanh tịnh nầy mà đại Bồ Tát vượt hơn bưc Thanh Văn, bực Bích Chi Phật để vào trong Bồ Tát vị. Đây gọi là bực bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát chẳng quý lợi dưỡng. Dầu thật hành mười hai Hạnh Đầu đà mà chẳng quý pháp Đầu Đà. Do đây mà gọi là bậc bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thường chẳng phát sanh tâm xan tham, tâm tật đố, tâm ngu si, thường chẳng phát sanh tâm phá giới, tâm sân động, tâm giải đãi, tâm tán loạn. Do những hạnh, loại, tướng mạo đây mà biết là bậc bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tâm an trụ chẳng lay động, thâm nhập trí huệ, nhứt tâm nghe nhận những pháp theo nghe và sự việc thế gian đều hiệp với Bát nhã ba la mật. Chẳng thấy có sự nghiệp nào chẳng vào pháp tánh, thấy tất cả đều hiệp với Bát nhã ba la mật. Đây là tướng mạo bất thối chuyển của bực đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Ở trước đại Bồ Tát, nếu ác ma hóa làm tám đại Địa ngục, trong đó có ngàn ức vạn Bồ Tát đang bị đốt nấu thống khổ. Ác ma bảo đại Bồ Tát nầy rằng: Những người trong Địa ngục đây toàn là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát được đức Phật thọ ký mà đọa vào đây, nếu Ngài được đức Phật thọ ký bực bất thối chuyển cũng sẽ đọa vào đại Địa ngục nầy. Chi bằng Ngài xả bỏ tâm Bồ Tát thì chẳng bị đọa Địa ngục mà sẽ được sanh lên cõi Trời.

Dầu thấy sự trên, dầu nghe lời nói trên, Bồ Tát nầy vẫn chẳng động tâm, chẳng nghi, chẳng sợ mà tự nghĩ rằng không bao giờ có sự ấy.

Do hạnh, loại, tướng mạo trên đây mà biết là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát.

Nầy Tu Bồ Đề! Ác ma lại hóa làm Tỳ Kheo đắp y đến bảo Bồ Tát rằng: Trước kia Ngài nghe bảo phải tu sáu ba la mật nhẫn đến bảo phải tịnh tu được Vô thượng Bồ đề đó, Ngài nên mau bỏ đi, từ lúc mới phát tâm đến nay có bao nhiêu thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, Ngài cũng nên mau bỏ đi. Nếu Ngài bằng lòng bỏ, tôi sẽ dạy Ngài Phật pháp chơn thiệt. Chỗ nghe học trước kia của Ngài đều chẳng phải Phật pháp, chẳng phải của Phật dạy, đó là đều văn sức nhóm hiệp làm ra thôi. Chỗ nói của tôi mới thiệt là Phật pháp.

Nếu Bồ Tát nghe nói như vậy rồi sanh tâm kinh sợ, nghi ngờ, phải biết đây là chưa được đức Phật thọ ký, chưa vào trong tánh bất thối. Nếu là bực bất thối dầu nghe nói như vậy mà tâm chẳng lay động, chẳng sợ, chẳng nghi, luôn tùy thuận y chỉ nơi pháp vô tác, vô sanh, chẳng tin làm theo lời người khác. Lúc thật hành sáu ba la mật chẳng theo lời người khác, nhẫn đến lúc thật hành Vô thượng Bồ đề cũng chẳng theo lời người khác, hiện thấy thiệt tướng của các pháp, chẳng tin làm theo lời người khác, ví như bực lậu tận A La Hán, ác ma chẳng lay chuyển được.

Nầy Tu Bồ Đề! Với đại Bồ Tát bất thối chuyển, những hàng cầu Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng thể phá hoại được, chẳng thể chiết phục được tâm của Bồ Tát nầy.

Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát nầy quyết định an trụ trong bực bất thối chuyển chẳng theo lời người khác, dầu là lời của Phật dạy cũng chẳng liền tin lấy ngay, huống là lời nói của những người cầu Thanh Văn, cầu Bích Chi Phật và của ác ma, ngoại đạo, phạm chí mà lại tin theo, không bao giờ có việc ấy.

Tại sao vậy?

Đại Bồ Tát nầy chẳng thấy có pháp gì có thể tin theo: chẳng thấy có sắc hoặc thọ, tưởng, hành, thức, hoặc sắc như nhẫn đến thức như, nhẫn đến chẳng thấy Vô thượng Bồ đề, hoặc Vô thượng Bồ đề như:

Do hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là bực bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Ác ma hóa thân Tỳ Kheo đến bảo Bồ Tát rằng: Chỗ tu hành của Ngài là pháp sanh tử, chẳng phải đạo nhứt thiết trí, Ngài nên tại thân đời nay chứng quả khổ tận. Khi đó ác ma dùng hạnh thế gian nói pháp tợ đạo, pháp tợ đạo nầy là sự hệ phược tam giới, như là tướng xương trắng, hoặc nói về sơ thiền nhẫn đến nói về phi phi tưởng xứ. Ngài dùng đạo nầy, hạnh nầy sẽ được quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến sẽ được quả A La Hán. Ngài dùng đạo nầy, đời nay sẽ dứt hết khổ sanh tử, sao Ngài lại mãi chịu lấy những khổ não trong sanh tử làm gì. Còn chẳng cần thọ lấy thân tứ đại đời nay huống là sẽ lại thọ lấy thân đời sau.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát nầy khi nghe lời nói ấy lòng chẳng kinh sợ, nghi ngờ, tự nghĩ rằng vị Tỳ Kheo nầy làm lợi ích cho tôi chẳng ít, vì tôi mà nói pháp tợ đạo, thật hành pháp tợ đạo nầy còn chẳng chứng được quả Tu Đà Hoàn, huống là chứng được quả Vô thượng Bồ đề. Đại Bồ Tát nầy càng thêm vui mừng mà nghĩ rằng: Vị Tỳ Kheo nầy làm lợi ích cho tôi không ít, vì tôi mà nói pháp chướng đạo, tôi biết đó là pháp chướng đạo, chướng học đạo Tam thừa.

Khi đó ác ma biết Bồ Tát vui mừng nên bảo rằng: Ngài muốn thầy hàng đại Bồ Tát cúng dường hằng sa chư Phật, cùng ở chỗ hằng sa chư Phật tu hành sáu ba la mật, cũng hầu cận hằng sa chư Phật thưa hỏi Bồ Tát đạo: thế nào an trụ Bồ Tát thừa? Thế nào thật hành sáu ba la mật, tứ niệm xứ nhẫn đến đại từ đại bi? Hàng đại Bồ Tát ấy theo đúng như lời chư Phật dạy mà an trụ, mà thật hành, mà tu tập. Hàng đại Bồ Tát tu học như vậy mà còn chẳng được Vô thượng Bồ đề, chẳng được nhứt thiết chủng trí huống là Ngài mà lại sẽ được Vô thượng Bồ đề!

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát nầy khi nghe nói như vậy mà lòng chẳng kinh lạ, càng thêm vui mừng mà tự nghĩ rằng: Tỳ Kheo nầy làm lợi cho tôi chẳng ít, vì tôi mà nói pháp chướng đạo.

Bấy giờ ác ma biết tâm Bồ Tát nầy chẳng kinh nghi nên liền hóa làm đông nhiều Tỳ Kheo mà bảo Bồ Tát nầy rằng: Những vị nầy đều là Bồ Tát phát tâm cầu Phật đạo, hiện nay đều an trụ bực bất thối chuyển cả. Những vị nầy còn chẳng thể được Vô thượng Bồ đề, huống là Ngài có thể được!

Nghe và thấy sự việc trên đây, đại Bồ Tát nầy liền nghĩ rằng đây là ác ma nói pháp tương tợ đạo, đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật chẳng nên thối chuyển tâm Vô thượng Bồ đề, cũng chẳng được sa vào đạo Thanh Văn, đạo Bích Chi Phật. Lại nghĩ rằng: Thật hành Đàn ba la mật nhẫn đến nhứt thiết chủng trí mà chẳng được Vô thượng Bồ đề, không bao giờ có sự ấy.

Nầy Tu Bồ Đề! Do những hạnh, loại, tướng mạo trên đây mà biết là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tự nghĩ rằng: Nếu Bồ Tát có thể theo đúng lời Phật dạy, chẳng xa rời Bát nhã ba la mật nhẫn đến nhứt thiết chủng trí, Bồ Tát nầy trọn chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề, nếu Bồ Tát hay biết ma sự cũng chẳng mất Vô thượng Bồ đề.

Do hạnh, loại, tướng mạo nầy mà biết là tướng đại Bồ Tát bất thối chuyển
“.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Chuyển nơi pháp gì gọi là bất thối chuyển?”.

Đức Phật dạy: “Chuyển nơi sắc tướng, chuyển nơi thọ, tưởng, hành, thức tướng, nhẫn đến chuyển nơi Phật tướng, do đây mà gọi là tướng đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát nầy dùng pháp tự tướng không để nhập Bồ Tát vị, được vô sanh pháp nhẫn.

Cớ sao gọi là vô sanh pháp nhẫn? Vì trong đây không có chút pháp nào có thể được, vì chẳng thể được nên chẳng làm, vì chẳng làm nên chẳng sanh, đây gọi là vô sanh pháp nhẫn.

Do hạnh, loại, tướng mạo nầy nên gọi là bực đại Bồ Tát bất thối chuyển
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-56.Kiên cố

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

QUYỂN THỨ MƯỜI CHÍN

PHẨM KIÊN CỐ
THỨ NĂM MƯƠI SÁU


Đức Phật phán dạy: “Lại Nầy Tu Bồ Đề! Ác ma đến Bồ Tát, muốn phá hoại tâm của Bồ Tát mà bảo rằng: Nhứt thiết chủng trí đồng với hư không rỗng không, chẳng có tướng, các pháp cũng đồng với hư không rỗng không, chẳng có tướng. Ở trong các pháp đồng với hư không rỗng không, chẳng có tướng ấy, không có ai được Vô thượng Bồ đề, cũng không có ai chẳng được, các pháp ấy đều như hư không, chẳng có tướng. Ngài luống chịu khổ siêng tu vô ích. Vô thượng Bồ đề của Ngài nghe đó đều là ma sự, chẳng phải lời của Phật dạy. Ngài nên buông bỏ tâm nguyện ấy đi. Ngài chớ mãi thọ lấy sự khổ, lo lắng chẳng an ấy mà phải đọa vào ác đạo.

Lúc nghe llời trách cứ ấy, Bồ Tát nầy nên nghĩ rằng đây là ác ma muốn phá hoại tâm Vô thượng Bồ đề của tôi.

Các pháp dầu như hư không, chẳng chỗ có, tự tướng rỗng không, nhưng chúng sanh chẳng biết, chẳng thấy, chẳng hiểu.

Tôi cũng do đại thệ trang nghiêm rỗng không, chẳng có tự tướng, đồng như hư không mà được nhứt thiết chủng trí rồi vì chúng sanh mà thuyết pháp cho họ được giải thoát, chứng quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến quả Vô thượng Bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát từ lúc sơ phát tâm về sau, nếu nghe sự việc trên tự phải vững tâm, chẳng động chuyển. Do tâm vững chắc, chẳng động chuyển nầy mà thật hành sáu ba la mật tất sẽ được vào Bồ Tát vị
”.

- Bạch đức Thế Tôn! Vì bất chuyển mà gọi là bất thối chuyển hay là vì chuyển mà gọi là bất thối chuyển?

- Nầy Tu Bồ Đề! Vì bất chuyển mà gọi là bất thối chuyển, vì chuyển cũng gọi là bất thối chuyển.

Tại sao vậy?

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát chẳng bị chuyển nơi bực Thanh Văn, bực Bích Chi Phật thì gọi là bất thối chuyển. Nếu đại Bồ Tát chuyển bực Thanh Văn, bực Bích Chi Phật thì cũng gọi là bất thối chuyển.

Do những hạnh, loại, tướng mạo trên đây mà được gọi là đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển lúc muốn nhập sơ thiền đến diệt tận định liền được nhập. Lúc muốn tu tứ niệm xứ đến ngũ thần thông liền có thể tu. Dầu tu tứ niệm xứ đến ngũ thần thông, nhưng đại Bồ Tát nầy chẳng thọ lấy quả tứ niệm xứ, dầu tu các thiền mà chẳng thọ lấy quả các thiền, nhẫn đến chẳng thọ lấy quả A La Hán, quả Bích Chi Phật. Đại Bồ Tát nầy vì chúng sanh mà thọ lấy thân để tùy theo chỗ đáng, chỗ nên hầu làm lợi ích họ.

Do những hạnh, loại, tướng mạo nầy mà được gọi đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát bất thối chuyển thường nghĩ nhớ Vô thượng Bồ đề, trọn chẳng xa lìa tâm nhứt thiết chủng trí.

Vì chẳng xa lìa tâm nhứt thiết chủng trí nên chẳng quý sắc, chẳng quý tướng, chẳng quý Thanh Văn, Bích Chi Phật, chẳng quý sáu độ, chẳng quý tứ thiền, tứ vô lượng tâm nhẫn đến ngũ thần thông, chẳng quý tứ niệm xứ đến bát thánh đạo, chẳng quý mười trí lực đến mười tám pháp bất cộng, chẳng quý tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, chẳng quý thấy Phật, chẳng quý chủng thiện căn.

Tại sao vậy? Vì tất cả pháp tự tướng không, chẳng thấy có pháp quý được và tâm hay quý. Tất cả pháp vô sở hữu, tự tướng không như hư không.

Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát bất thối chuyển nầy thành tựu tâm như trên đây ờ trong bốn oai nghi của thân thể: đi, đứng, nằm, ngồi, tới lui, ra vào luôn nhứt tâm bất loạn.

Do những hạnh, loại, tướng mạo nầy mà gọi là đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát hiện thân tại gia vì lợi ích chúng sanh mà thọ lấy ngũ dục để bố thí cho chúng sanh: người cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần y phục, ngọa cụ, thuốc men đều cung cấp cho. Đại Bồ Tát nầy tự làm Đàn ba la mật và dạy người làm Đàn ba la mật, khen ngợi pháp Đàn ba la mật, cũng vui mừng khen ngợi người làm Đàng ba la mật, nhẫn đến Bát nhã ba la mật cũng vậy. Ở tại gia, đại Bồ Tát nầy đem trân bửu đầy Diêm Phù Đề, đầy cõi cõi Đại Thiên để cấp thí cho mọi loài chúng sanh, chẳng tự vì mình mà thường tu phạm hạnh, chẳng hiếp đáp, khinh dễ, cướp giựt của kẻ khác cho họ phải sầu lo.

Do những hạnh, loại, tướng mạo nầy mà gọi là bực bất thối chuyển đại Bồ Tát.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Chấp Kim Cang Thần Vương nhẫn đến Ngũ Tánh Chấp Kim Cang Thần thường theo kề cận thủ hộ đại Bồ Tát nầy mà nghĩ rằng: Đại Bồ Tát nầy sẽ được Vô thượng Bồ đề. Do đây nên hoặc chư Thiên Tử, hoặc chư Ma Vương, Phạm Vương, hoặc người thế lực ở nhơn gian đều chẳng phá hoại được tâm nhứt thiết trí của đại Bồ Tát nầy, nhẫn đến thành Vô thượng Bồ đề.

Đây gọi là tướng đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thường đầy đủ ngũ căn của bực Bồ Tát: tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Đây gọi là tướng bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát bất thối chuyển làm thượng nhơn chớ chẳng làm hạ nhơn.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là thượng nhơn?

- Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát nhứt tâm thật hành Vô thượng Bồ đề, lòng chẳng tán loạn thời gọi là thượng nhơn.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thường nhất tâm niệm Phật đạo, vì sanh hoạt thanh tịnh nên chẳng làm những nghề chú thuật, hòa hiệp, thuốc men, chẳng phù chú quỷ thần sai nhập nam nữ để hỏi sự kiết hung, phước lộc, sống chết. Tại sao vậy? Vì rõ biết các pháp tự tướng không, chẳng thấy các tướng nên chẳng làm việc tà mạng mà làm chánh mạng. Đây gọi là tướng bất thối chuyển đại Bồ Tát.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nay Phật sẽ lại nói hạnh, loại, tướng mạo của đại Bồ Tát bất thối chuyển, ngươi nên nhứt tâm lắng nghe.

Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật. Vì thường chẳng xa rời Vô thượng Bồ đề nên chẳng nói sự ngũ ấm, chẳng nói sự thập nhị nhập, chẳng nói sự thập bát giới. Tại sao vậy? Vì thường quan niệm ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới tướng không.

Đại Bồ Tát nầy chẳng thích nói đến việc quan. Tại sao vậy? Vì an trụ trong tướng không của các pháp nên chẳng thấy có sự sang, sự hèn.

Chẳng thích nói việc cướp trộm, vì các pháp tự tướng không nên chẳng thấy hoặc được hoặc mất.

Chẳng thích nói việc quân trận, vì các pháp tự tướng không nên chẳng thấy hoặc nhiều hoặc ít.

Chẳng thích nói việc chiến đấu, vì các pháp tự tướng không nên chẳng thấy hoặc thương hoặc ghét.

Chẳng thích nói việc phụ nữ, trụ trong pháp không nên chẳng thấy việc đẹp hoặc xấu.

Chẳng thích nói việc xóm làng, vì các pháp tự tướng không nên chẳng thấy hoặc hiệp hoặc tan.

Chẳng thích nói việc thành thị, vì trong thiệt tế chẳng thấy hoặc thắng hoặc thua.

Chẳng thích nói quốc sự, vì an trụ trong thiệt tế chẳng thấy có pháp thuộc nơi đó hoặc chẳng thuộc nơi đó.

Chẳng thích nói đến chính mình, vì an trụ trong pháp tánh nên chẳng thấy có pháp nào là ngã hoặc là vô ngã, nhẫn đến chẳng thấy có ai biết, ai thấy.

Như vậy, đại Bồ Tát chẳng thích nói các sự việc thế gian, chỉ ưa nói Bát nhã ba la mật, chẳng xa rời tâm nhứt thiết trí.

Lúc làm Đàn ba la mật chẳng làm sự xan tham, lúc làm Thi ba la mật chẳng làm sự phá giới, lúc làm Nhẫn ba la mật chẳng làm sự giận tranh, lúc làm Tấn ba la mật chẳng làm sự giải đãi, lúc làm Thiền ba la mật chẳng làm sự tán loạn, lúc làm Huệ ba la mật chẳng làm sự ngu si.

Đại Bồ Tát nầy dầu thật hành tất cả pháp không, nhưng thích chánh pháp, mến chánh pháp. dầu thật hành pháp tánh nhưng thường tán thán pháp bất hoại mà mến tích thiện tri thức như là chư Phật và chư Bồ Tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật. Có thể giáo hóa người ưa muốn Vô thượng Bồ đề.

Đại Bồ Tát nầy thường muốn thấy chư Phật. Khi nghe nói Phật hiện ở cõi nước nào liền nguyện vãng sanh. Ngày đêm luôn tưởng niệm Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát nầy nhập sơ thiền đến phi phi tưởng xứ định, vì dùng sức phương tiện nên phát khởi tâm cõi Dục, thác sanh vào trong hàng chúng sanh hay thật hành thập thiện nghiệp, và trong chỗ hiện tại có Phật ở.

Do những hạnh, loại, tướng mạo trên đây, phải biết đó là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát an trụ nơi nội không, ngoại không nhẫn đến vô pháp hữu pháp không, an trụ nơi tứ niệm xứ nhẫn đến ba môn giải thoát: không, vô tướng, vô tác. Với trong địa vị của mình tự biết rất rõ, chẳng còn nghi là phải hay không phải bậc bất thối chuyển.

Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát nầy chẳng còn thầy có chút pháp nào ở trong Vô thượng Bồ đề hoặc chuyển hay bất thối chuyển.

Nầy Tu Bồ Đề! Ví như có người được quả Tu Đà Hoàn, an trụ trong bậc Tu Đà Hoàn, tự biết rõ ràng, trọn chẳng nghi ngờ. Cũng vậy, an trụ trong bậc bất thối chuyển, đại Bồ Tát nầy tự biết rõ ràng, trọn chẳng nghi ngờ. An trụ trong bậc nầy, đại Bồ Tát thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh. Lúc các ma sự phát khởi thì hay biết, cũng chẳng theo ma sự phá hoại ma sự.

Nầy Tu Bồ Đề! Ví như có người phạm tội ngũ nghịch, tâm tội ngũ nghịch luôn theo dính người đói cho đến chết chẳng rời, dầu có nghĩ việc khác cũng vẫn không ngăn cách tâm tội ấy. Cũng vậy, đại Bồ Tát nầy tự an trụ trong địa vị của mình, tâm thường bất động. Tất cả Thiên, Nhơn, A Tu La trong đời không làm động chuyển được tâm Bồ Tát nầy. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát nầy vượt trên tất cả hàng Thiên, Nhơn, A Tu La mà vào trong địa vị chánh Pháp, an trụ nơi bực mình đã chứng, đầy đủ thần thông Bồ Tát, hay tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, từ một Phật độ đến một Phật độ. Ở chỗ chư Phật mười phương gieo trồng những thiện căn, hầu gần thưa hỏi chư Phật. Đại Bồ Tát nầy an trụ như vậy, lúc có ma sự phát khởi liền hay biết mà chẳng theo, dùng sức phương tiện đặt ma sự vào trong thiệt tế. Với địa vị tự chứng, đại Bồ Tát nầy chẳng nghi ngờ, hối tíếc. Rõ biết thiệt tế nầy chẳng phải một, chẳng phải hai. Do cớ trên đây mà đại Bồ Tát nầy nhẫn đến lúc chuyển thân, trọn chẳng hướng về bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật.

Trong các pháp tự tướng không, đại Bồ Tát nầy chẳng thấy có pháp nào hoặc sanh hoặc diệt hoặc cấu hoặc tịnh.

Nầy Tu Bồ Đề! Nhẫn đến lúc chuyển thân, đại Bồ Tát nầy trọn chẳng nghi rằng mình sẽ được hay chẳng được Vô thượng Bồ đề. Vì các pháp tự tướng không chính đó là Vô thượng Bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát nầy an trụ trong địa vị của mình chứng, chẳng theo lời người khác, không ai phá hoại được. Vì bực nầy đã thành tựu trí huệ bất động vậy.

Do những hạnh, loại, tướng mạo trên đây, phải biết đó gọi là bực đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu có ác ma hiện thân Phật đến bảo đại Bồ Tát nầy rằng: Nay Ngài ở trong đây chứng lấy quả A La Hán, Ngài cũng chẳng được thọ ký Vô thượng Bồ đề, cũng chưa được vô sanh pháp nhẫn, Ngài không có hạnh, loại, tướng mạo của bực bất thối chuyển, cũng không có tướng để được thọ ký Vô thượng Bồ đề. Lúc nghe lời nói như trên, đại Bồ Tát nầy trọn không kinh sợ, nghi ngờ mà tự biết quyết định sẽ được chư Phật thọ ký Vô thượng Bồ đề. Tại sao vậy? Vì chư Bồ Tát do pháp ấy mà được thọ ký, nay tôi cũng có pháp ấy tất được thọ ký.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu ác ma hoặc người bị ma sai hiện hình Phật đến thọ ký quả Thanh Văn, Bích Chi Phật cho đại Bồ Tát nầy.

Đại Bồ Tát nầy liền tự nghĩ rằng đây là ác ma hoặc người bị ác ma sai hiện hình Phật đến làm như vậy. Vì chư Phật chẳng bao giờ bảo Bồ Tát xa lìa Vô thượng Bồ đề để an trụ bực Thanh Văn, Bích Chi Phật.

Do những hạnh, loại, tướng mạo như trên mà gọi là bực đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Ác ma hiện thân Phật đến chỗ Bồ Tát mà bảo rằng: Kinh sách của Ngài học chẳng phải của Phật nói, cũng chẳng phải của Thanh Văn nói, đó là của ma nói.

Đại Bồ Tát nầy liền tự nghĩ biết là ác ma hiện ra bảo tôi xa rời Vô thượng Bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Phải biết đại Bồ Tát nầy đã được chư Phật quá khứ thọ ký cho, đã ở bậc bất thối chuyển.

Tại sao vậy? Vì chư đại Bồ Tát có bao nhiêu hạnh, loại, tướng mạo bất thối chuyển thì đại Bồ Tát nầy cũng có đủ những hạnh, loại, tướng mạo ấy. Đây gọi là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Lúc thật hành Bát nhã ba la mật, đại Bồ Tát nầy vì hộ trì chánh pháp mà chẳng tiếc thân mạng huống là những vật khác. Lúc hộ trì Phật pháp, đại Bồ Tát nghĩ rằng chẳng phải vì hộ trì chánh pháp của một đức Phật mà vì hộ trì chánh pháp của thập phương tam thế tất cả chư Phật nên chẳng tiếc thân mạng.

Nầy Tu Bồ Đề! Như lời Phật đã dạy: Tất cả pháp chơn không.

Lúc có kẻ ngu si phá hoại, chẳng nhận lời của Phật mà tuyên nói rằng đó là phi pháp, là chẳng lành, chẳng phải lời dạy của Phật.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì hộ trì pháp chơn không như vậy mà đại Bồ Tát chẳng tiếc thân mạng.

Đại Bồ Tát cũng tự nghĩ rằng tôi cũng ở trong số chư Phật vị lai, đã thọ ký ở trong số đó, pháp chơn không ấy cũng là pháp của tôi. Tôi vì hộ pháp ấy mà chẳng tiếc thân mạng.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì thấy sự lợi ích quan hệ như vậy nên đại Bồ Tát chẳng tiếc thân mạng để hộ trì.

Do những hạnh, loại, tướng mạo ấy mà biết là tướng của bậc bất thối chuyển .

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nghe đức Phật huyết pháp, đại Bồ Tát chẳng nghi hối, nghe xong ghi nhớ, thọ trì, trọn chẳng quên mất. Tại sao vậy, vì đại Bồ Tát đã được đà la ni.

- Bạch đức Thế Tôn! Được đà la ni gì mà khi nghe đức Phật thuyết các kinh pháp lại chẳng quên mất?

- Nầy Tu Bồ Đề! Vì Bồ Tát được văn trì đà la ni nên chẳng quên mất các kinh pháp của đức Phật đã dạy và chẳng nghi hối.

- Bạch đức Thế Tôn! Chỉ chẳng quên, chẳng nghi kinh pháp của đức Phật dạy, còn của Thanh Văn, Bích Chi Phật, Thiên Long, Bát Bộ nói có được chẳng quên, chẳng nghi chăng?

- Nầy Tu Bồ Đề! Tất cả lời nói về các sự việc, Bồ Tát được đà la ni nầy đều chẳng quên, chẳng nghi.

Nầy Tu Bồ Đề! Những hạnh, loại, tướng mạo như vậy, phải biết đó là bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT-57.Thâm Áo

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

PHẨM THÂM ÁO
THỨ NĂM MƯƠI BẢY


Lúc ấy Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát bất thối chuyển thành tựu đại công đức, thành tựu vô lượng công đức, thành tựu vô biên công đức”.

Đức Phật phán dạy: “Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát bất thối chuyển thành tựu đại công đức, thành tựu vô lượng công đức, thành tựu vô biên công đức.

Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát bất thối chuyển được vô lượng vô biên trí huệ, chẳng đồng với hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật.

An trụ trong trí huệ ấy, đại Bồ Tát nầy phát sanh bốn trí vô ngại. Vì được bốn trí vô ngại nầy nên tất cả Trời, Người, thế gian không thể cùng tận được
”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: "Bạch đức Thế Tôn! đức Phật có thể hằng sa kiếp khen ngợi những hạnh, loại, tướng mạo của đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát bất thối chuyển nầy an trụ trong chỗ thâm áo nào mà lúc thật hành sáu ba la mật được đầy đủ tứ niệm xứ nhẫn đến đầy đủ nhứt thiết chủng trí?
”.

- Lành thay, lành thay! Nầy Tu Bồ Đề! Người vì đại Bồ Tát bất thối chuyển mà hỏi chỗ thâm áo đó.

Nầy Tu Bồ Đề! Chỗ thâm áo đây nghĩa của nó là không, là vô tướng, vô tác, vô khởi, vô sanh, vô nhiễm, là ly, là tịch diệt, là như, là pháp tánh, thiệt tế, là Niết Bàn. Những pháp trên đây là nghĩa của thâm áo.

- Bạch đức Thế Tôn! Chỉ có không, vô tướng, vô tác nhẫn đến Niết Bàn là thâm áo, còn tất cả pháp là chẳng phải ư?

- Nầy Tu Bồ Đề! Tất cả pháp cũng là nghĩa thâm áo cả: sắc cũng thâm áo, thọ, tưởng, hành, thức cũng thâm áo, nhẫn đến ý cũng thâm áo, sắc đến pháp cũng thâm áo, nhãn giới đến ý thức giới cũng thâm áo, Đàn na ba la mật đến Vô thượng Bồ đề cũng thâm áo.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là sắc nhẫn đến Vô thượng Bồ đề cũng đều thâm áo?

- Nầy Tu Bồ Đề! Vì sắc như thâm áo nên sắc cũng thâm áo, nhẫn đến vì Vô thượng Bồ đề như thâm áo nên Vô thượng Bồ đề cũng thâm áo.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là sắc như thâm áo nhẫn đến Vô thượng Bồ đề như thâm áo?

- Nầy Tu Bồ Đề! sắc như dó chẳng phải sắc chẳng phải rời sắc, nhẫn đến Vô thượng Bồ đề như đó chẳng phải Vô thượng Bồ đề chẳng phải rời Vô thượng Bồ đề.

- Bạch đức Thế Tôn! Thật là hy hữu. Đức Phật dùng sức phương tiện vi diệu làm cho đại Bồ Tát bất thối chuyển rời sắc xứ Niết Bàn, cũng làm cho rời tất cả pháp xứ Niết Bàn.

- Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề! Đức Phật dùng sức phương tiện vi diệu làm cho đại Bồ Tát bất thối chuyển rời sắc xứ Niết Bàn, cũng làm cho rời tất cả pháp xứ Niết Bàn.

Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát có pháp thâm áo như vậy cùng Bát nhã ba la mật tương ứng, quan sát, tính lường, suy gẫm, nghĩ rằng: Tôi phải thật hành như thế, đúng như lời dạy trong Bát nhã ba la mật, tôi phải học tập như thế, đúng như trong Bát nhã ba la mật đã nói.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát có thể làm, có thể học đúng như lời, quán sát đúng như trong Bát nhã ba la mật, siêng năng tinh tấn đầy đủ thì lúc phát khởi một niệm sẽ được vô lượng vô biên vô số phước đức, siêu việt vô lượng kiếp, gần quả Vô thượng Bồ đề, huống là thường thật hành Bát nhã ba la mật đúng với niệm Vô thượng Bồ đề.

Ví như người tánh nhiều dâm dục hẹn ước với cô gái xinh đẹp, đến giờ hẹn cô gái vì trở ngại nên không đến được. Ý ngươi thế nào? Nầy Tu Bồ Đề! Chỗ nhớ tưởng của gã đàn ông đó sẽ ở đâu?

- Bạch đức Thế Tôn! Gã ấy niệm niệm luôn nhớ đến cô gái, mong cô sẽ đến để cùng ngồi, cùng nằm, cùng vui.

- Nầy Tu Bồ Đề! Trong một ngày đêm, nơi tâm gã ấy có mấy niệm phát sanh?

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều.

- Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát niệm Bát nhã ba la mật đúng như lời trong Bát nhã ba la mật, thật hành trong khoảng một niệm sẽ siêu việt số kiếp cũng như số tâm niệm trong một ngày đêm của gã đó.

Đại Bồ Tát nầy thật hành Bát nhã ba la mật, xa rời những tội: rời tội Vô thượng Bồ đề.

Đại Bồ Tát nầy trong một ngày thật hành Bát nhã ba la mật được thiện căn công đức chẳng giảm, công đức đầy cả hằng sa cõi Đại Thiên. Với những công đức kém khác sánh chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, nhẫn đến toán số thí dụ cũng chẳng bằng được công đức nầy.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu có người xa rời Bát nhã ba la mật mà cúng dường Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo trong thời gian hằng sa kiếp được phước nhiều chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều, được vô lượng vô biên vô số phước.

- Nầy Tu Bồ Đề! Vẫn không bằng phước đức của đại Bồ Tát ở trong Bát nhã ba la mật hành đúng như lời.

Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật là đạo của chư đại Bồ Tát. Thừa đạo nầy, mau được Vô thượng Bồ đề.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu có người xa rời Bát nhã ba la mật, trải qua số kiếp như hằng sa cúng dường các bực Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật và chư Phật. người nầy được phước nhiều chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Được phước rất nhiều.

- Nầy Tu Bồ Đề! Vẫn không bằng phước đức của đại Bồ Tát ở trong Bát nhã ba la mật tu hành đúng như lời.

Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật nầy thì hơn hẳn bực Thanh Văn, Bích Chi Phật, nhập địa vị Bồ Tát, sẽ được Vô thượng Bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Có người xa rời Bát nhã ba la mật, trong khoảng thời gian hằng sa kiếp tu tập bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. Người nầy được phước nhiều chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Được phước rất nhiều.

- Nầy Tu Bồ Đề! Phước đức đó vẫn không bằng phước của đại Bồ Tát ở trong Bát nhã ba la mật đúng như lời trong một ngày bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ.

Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật là mẹ của chư đại Bồ Tát, hay sanh thành chư đại Bồ Tát. Vì chư đại Bồ Tát an trụ trong Bát nhã ba la mật thì đầy đủ được tất cả Phật pháp vậy.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát xa rời Bát nhã ba la mật, trong khoảng hắng sa kiếp làm việc pháp thí. Người nầy được phước nhiều chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Được phước rất nhiều.

- Nầy Tu Bồ Đề! Vẫn không bằng phước pháp thí trong một ngày của người ở trong Bát nhã ba la mật thật hành đúng như lời.

Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát nầy chẳng xa rời Bát nhã ba la mật thì chẳng xa rời nhứt thiết chủng trí, chẳng xa rời nhứt thiết chủng trí thì chẳng xa rời Bát nhã ba la mật.

Thế nên đại Bồ Tát muốn được Vô thượng Bồ đề thì chẳng xa rời Bát nhã ba la mật.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu có đại Bồ Tát xa rời Bát nhã ba la mật mà tu hành tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí trải qua hằng sa kiếp. Người nầy được phước nhiều chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Được phước rất nhiều.

- Nầy Tu Bồ Đề! Vẫn không bằng phước một ngày tu tập tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí của người ở trong Bát nhã ba la mật thật hành đúng như lời.

Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát chẳng xa rời Bát nhã ba la mật thì không bao giờ thối chuyển nhứt thiết chủng trí. Còn xa rời thì có thể thối chuyển.

Thế nên, Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tu hành chẳng nên xa rời Bát nhã ba la mật.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát xa rời Bát nhã ba la mật, trải hằng sa kiếp thật hành tài thí, pháp thí và thiền định, rồi đem công đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Người nầy được phước nhiều chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Được phước rất nhiều.

- Nầy Tu Bồ Đề! Vẫn không bằng phước một ngày tài thí, pháp thí, thiền định, hồi hướng Vô thượng Bồ đề của thiện nam, thiện nữ ở trong Bát nhã ba la mật thật hành đúng như lời.

Tại sao vậy? Vì Bát nhã ba la mật hồi hướng là hồi hướng đệ nhứt. Nếu rời Bát nhã ba la mật hồi hướng thì chẳng gọi là hồi hướng. Thế nên muốn được Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải học Bát nhã ba la mật hồi hướng.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát xa rời Bát nhã ba la mật, trải hằng sa kiếp hòa hiệp, tùy hỉ thiện căn của tam thế chư Phật và của hàng đệ tử Phật rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Người nầy được phước nhiều chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Được phước rất nhiều.

- Nầy Tu Bồ Đề! Nhiều không bằng phước một ngày tùy hỉ thiện căn, hồi hướng Vô thượng Bồ đề của thiện nam, thiện nữ ở trong Bát nhã ba la mật thật hành đúng như lời.

Thế nên muốn được Vô thượng Bồ đề, đại Bồ Tát phải học phương tiện trong Bát nhã ba la mật hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

- Bạch đức Thế Tôn! Cứ theo lời đức Phật đã phán dạy thì các pháp do nhơn duyên khởi tác đều từ vọng tưởng sanh ra, chẳng phải chơn thiệt, thế sao thiện nam, thiện nữ lại được phước đức lớn?

Bạch đức Thế Tôn! Vì là pháp nhơn duyên khởi tác thì chẳng nên được chánh kiến, nhập pháp vị, chẳng nên được quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến chẳng nên được Vô thượng Bồ đề.

- Nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy. Vì là pháp nhơn duyên khởi tác thì chẳng nên được chánh kiến, nhập pháp vị, nhẫn đến chẳng nên được Vô thượng Bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thật hành Bát nhã ba la mật biết pháp nhơn duyên khởi tác cũng không, chẳng kiên cố, hư dối chẳng thiệt. Vì đại Bồ Tát nầy khéo học nội không nhẫn đến khéo học vô pháp hữu pháp không. An trụ trong mười tám pháp không nầy, đại Bồ Tát quán sát pháp khởi tác không, bèn chẳng xa rời Bát nhã ba la mật, lần lần được vô lượng vô biên vô số phước đức.

- Bạch đức Thế Tôn! Vô số cùng vô lượng với vô biên có gì khác nhau?

- Nầy Tu Bồ Đề! Vô số là nói chẳng ở trong số những pháp hữu vi hoặc vô vi. Vô lượng là nói chẳng lường được hoặc là quá khứ hoặc là vị lai hoặc là hiện tại. Vô biên là nói các pháp không thể được bờ mé.

- Bạch đức Thế Tôn! Vả có sắc, thọ, tưởng, hành, thức nào cũng vô số vô lượng vô biên chăng?

- Nầy Tu Bồ Đề! Có nhơn duyên mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng vô số vô lượng vô biên.

- Bạch đức Thế Tôn! Do nhơn duyên gì mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng vô số vô lượng vô biên?

- Nầy Tu Bồ Đề! Vì sắc không, vì thọ, tưởng, hành, thức không nên cũng vô số vô lượng vô biên.

- Bạch đức Thế Tôn! Chỉ sắc không, chỉ thọ, tưởng, hành, thức không mà chẳng phải tất cả pháp đều không cả ư?

- Nầy Tu Bồ Đề! Phật chwarng thường nói tất cả pháp không ư?

- Bạch đức Thế Tôn! Đức Phật thường phán dạy tất cả pháp không.

Bạch đức Thế Tôn! Các pháp không thì tức là vô tận vô số vô lượng vô biên.

Bạch đức Thế Tôn! Trong không đó, số chẳng thể được, lượng chẳng thể được, biên chẳng thể được. Thế nên vô tận vô số vô lượng vô biên nghĩa không khác nhau.

- Nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy. Những pháp ấy nghĩa chẳng khác biệt nhau.

Nầy Tu Bồ Đề! Pháp ấy chẳng nói được. Đức Phật dùng sức phương tiện mà phân biệt tuyên nói, đó là vô tận, vô số, vô lượng, vô biên, vô trước, không, vô tướng, vô tác, vô khởi, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, Niết Bàn. Dùng sức phương tiện mà đức Phật phân biệt tuyên nói.

- Bạch đức Thế Tôn! Thật là hỉ hữu. Các pháp thiệt tướng chẳng nói được mà đức Phật dùng sức phương tiện tuyên nói.

Cứ theo chỗ tôi hiều nghĩa của đức Phật dạy thì tất cả pháp cũng chẳng nói được.

- Đúng như vậy. Nầy Tu Bồ Đề! Tất cả pháp chẳng nói được. Tướng chẳng nói được của tất cả pháp tức là không. Tướng không đó chẳng nói được.

- Bạch đức Thế Tôn! Nghĩa chẳng nói được có tăng, có giảm chăng?

- Nầy Tu Bồ Đề! Nghĩa chẳng nói được chẳng tăng, chẳng giảm.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng nói được đó chẳng tăng chẳng giảm thì Đàn ba la mật cũng chẳng tăng giảm, nhẫn đến mười tám pháp bất cộng cũng chẳng tăng giảm.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu sáu ba la mật nhẫn đến pháp bất cộng chẳng tăng tại sao đại Bồ Tát lại được Vô thượng Bồ đề?

- Nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy. Nghĩa chẳng nói được đó chẳng tăng, chẳng giảm.

Đại Bồ Tát lúc tu tập Bát nhã ba la mật, vì có sức phương tiện nên chẳng nghĩ rằng tôi làm tăng Bát nhã ba la mật nhẫn đến tăng Đàn na ba la mật, mà quan niệm rằng chỉ vì danh tự mà gọi là Đàn na ba la mật thôi.

Đại Bồ Tát lúc thật hành Đàn na ba la mật, tâm và thiện căn hồi hướng đúng như tướng của Vô thượng Bồ đề, nhẫn đến lúc thật hành Bát nhã ba la mật, tâm và hồi hướng đúng như tướng của Vô thượng Bồ đề.

- Bạch đức Thế Tôn! Những gì là Vô thượng Bồ đề?

- Nầy Tu Bồ Đề! Tất cả pháp như tướng, đây gọi là Vô thượng Bồ đề.

- Bạch đức Thế Tôn! Những gì là tất cả pháp như tướng gọi là Vô thượng Bồ đề?

- Nầy Tu Bồ Đề! Sắc như tướng, thọ, tưởng, hành, thức như tướng, nhẫn đến Niết Bàn như tướng là Vô thượng Bồ đề. Tướng như ấy cũng chẳng tăng, chẳng giảm.

Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát chẳng rời Bát nhã ba la mật thường quán sát pháp như ấy chẳng thấy có tăng, có giảm. Thế nên nghĩa bất khả thuyết không tăng giảm, Đàn na ba la mật nhẫn đến pháp bất cộng cũng không tăng giảm. Đại Bồ Tát do vì pháp bất tăng giảm nầy ứng với hạnh Bát nhã ba la mật.

- Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát dùng sơ tâm được Vô thượng Bồ đề hay là dùng hậu tâm được Vô thượng Bồ đề?

Bạch đức Thế Tôn! Sơ tâm ấy chẳng đến hậu tâm, còn hậu tâm kia chẳng ở tại sơ tâm. Tâm và tâm sở chẳng cùng chung như vậy thì làm sao thiện căn lại tăng ích. Nếu thiện căn chẳng tăng thì sao lại được Vô thượng Bồ đề?

- Nầy Tu Bồ Đề! Vì người mà Phật sẽ dùng ví dụ. Người có trí được ví dụ thì dễ hiểu được nghĩa.

Nầy Tu Bồ Đề! Như thắp đèn, là dùng ngọn lửa ban đầu để đốt cháy tim đèn hay là dùng ngọn lửa lúc sau?

- Bạch đức Thế Tôn! Chẳng phải ngọn lửa ban đầu cháy tim đèn, cũng chẳng phải rời ngọn lửa ban đầu. Chẳng phải ngọn lửa lúc sau cháy tim đèn, cũng chẳng phải rời ngọn lửa lúc sau.

- Nầy Tu Bồ Đề! Tim đèn ấy có bị đốt cháy không?

- Bạch đức Thế Tôn! Tim đèn ấy thiệt bị đốt cháy.

- Cũng vậy, nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát chẳng dùng sơ tâm được Vô thượng Bồ đề, cũng chẳng rời sơ tâm được Vô thượng Bồ đề, chẳng dùng hậu tâm hậu tâm cũng chẳng rời hậu tâm được Vô thượng Bồ đề mà thiệt được Vô thượng Bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Trong đại Bồ Tát từ sơ phát tâm thật hành Bát nhã ba la mật đầy đủ thập địa, được Vô thượng Bồ đề.

- Bạch đức Thế Tôn! Những gì là thập địa mà đại Bồ Tát đầy đủ rồi được Vô thượng Bồ đề?

- Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát đầy đủ Càn Huệ địa, Tánh địa, Bát Nhơn địa, Kiến địa, Bạc địa, Ly Dục địa, Dĩ Tác địa, Bích Chi Phật địa, Bồ Tát địa và Phật địa. Đầy đủ những địa đó rồi đại Bồ Tát được Vô thượng Bồ đề.

Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát học đủ mười địa đó rồi, chẳng phải sơ tâm cũng chẳng rời sơ tâm, chẳng phải hậu tâm cũng chẳng rời hậu tâm được Vô thượng Bồ đề mà thiệt được Vô thượng Bồ đề.

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp nhơn duyên ấy rất sâu: chẳng phải sơ tâm cũng chẳng rời sơ tâm, chẳng phải hậu tâm cũng chẳng rời hậu tâm được Vô thượng Bồ đề, mà đại Bồ Tát được Vô thượng Bồ đề.

- Nầy Tu Bồ Đề! Nếu tâm đã diệt, tâm ấy có sanh trở lại chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Không.

- Nầy Tu Bồ Đề! Tâm sanh có phải là tướng diệt chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Là tướng diệt.

- Nầy Tu Bồ Đề! Tâm tướng diệt đó, tâm là diệt chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Không.

- Nầy Tu Bồ Đề! Cũng trụ như vậy chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Cũng trụ như vậy, như như trụ.

- Nầy Tu Bồ Đề! Tâm đó như như trụ sẽ chứng thiệt tế chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Không.

- Nầy Tu Bồ Đề! Như thế có phải là rất sâu chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Thiệt là rất sâu.

- Nầy Tu Bồ Đề! Chỉ tâm như vậy thôi ư?

- Bạch đức Thế Tôn! Không.

- Nầy Tu Bồ Đề! Rời tâm như vậy ư?

- Bạch đức Thế Tôn! Không.

- Nầy Tu Bồ Đề! Như thấy được như chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Không.

- Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát có thể hành như vậy có phải là hành sâu Bát nhã ba la mật chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Đó là hành sâu Bát nhã ba la mật.

- Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát hành như vậy, đó là hành chỗ nào?

- Bạch đức Thế Tôn! Đó là hành mà không có chỗ hành được. Vì đại Bồ Tát nếu hành Bát nhã ba la mật thì trụ trong các pháp như, không có quan niệm như thế: không chỗ quan niệm, không ai quan niệm.

- Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát hành như vậy, đó là hành chỗ nào?

- Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát ấy hành chỗ như vầy: hành trong đệ nhứt nghĩa, vì không có tướng sai biệt vậy.

- Nầy Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát hành trong đệ nhứt vô niệm, đó là tướng hành ư?

- Bạch đức Thế Tôn! Không.

- Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát ấy có hoại các tướng chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Không.

- Nầy Tu Bồ Đề! Thế nào là không hoại các tướng?

- Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát ấy hành Bát nhã ba la mật chẳng quan niệm tôi sẽ hoại các pháp tướng. Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật mà chưa đầy đủ mười trí lực, bốn vô úy, bốn trí vô ngại, đại từ đại bi, mười tám pháp bất cộng thì chẳng được Vô thượng Bồ đề.

Bạch đức Thế Tôn! Do vì sức phương tiện nên đại Bồ Tát đối với các pháp cũng chẳng nắm lấy tướng, cũng chẳng phá hoại tướng.

Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát rõ biết tất cả pháp tự tướng không.

An trụ trong tự tướng không, đại Bồ Tát vì chúng sanh mà nhập ba tam muội. Dùng ba tam muội đó để thành tựu chúng sanh.

Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát nhập ba tam muội thành tựu chúng sanh như thế nào?

- Nầy Tu Bồ Đề! An trụ trong ba tam muội, đại Bồ Tát thấy chúng sanh đi trong pháp tạo tác, bèn dùng sức phương tiện dạy cho họ được vô tác. Thấy chúng sanh đi trong ngã tướng, bèn dùng sức phương tiện dạy cho họ đi trong không. thấy chúng sanh đi trong tất cả tướng, bèn dùng sức phương tiện dạy chọ đi trong vô tướng.

Nầy Tu Bồ Đề! Đó là đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật ba tam muội rồi dùng ba tam muội để thành tựu chúng sanh
”.


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách