Kinh Kim Cang - ĐĐ.Thích Phước Tiến

Những bài kinh, sách, đọc, giảng, truyện, thơ của bạn hoặc sưu tầm dưới dạng âm thanh, chia sẻ vào đây để mọi người thưởng thức.
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Kinh Kim Cang - ĐĐ.Thích Phước Tiến

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »






Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Kinh Kim Cang - ĐĐ.Thích Phước Tiến

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Nếu nói Tịnh độ là tối cao rồi thì chỉ biết mỗi kinh Vô Lượng Thọ thôi, sao Thầy Phước Tiến (thầy Phước Tiến tu theo Tịnh độ Tông thì phải, vì truóc đây dược nghe nhiều pháp giảng của thầy Phước Tiến về cảnh giới A-Di_Đà và tây Phương cựu lạc) lại phải nhọc công giảng thêm Kim Cang Bát Nhã??? nghe không lầm thì theo các pháp sư hiện giờ được cung kính nhất thuộc Tịnh độ thì như vậy là tu tạp. Vì KIM Cang Bát Nhã dạy pháp bất nhị -dạy pháp vô tướng, trong khi Pháp Môn Tịnh độ lại là chấp vào Tướng, như thế có bị chõi nhau khong? Nếu nói tịnh độ là tối cao thì sao lại phải "hổ mọc sừng" nếu thêm thiền vào??? Hay là cái trí phàm phu của Đồng nát nên không thể hiểu nổi các pháp tối thượng thừa?

sự thiếu nhất quán thông đạt nên dẫn đến phải vay mượn pha trộn lung tung???

Cũng như Pháp Sư Tịnh Không giảng Tịnh độ nhưng mà kiến giải thì lấy từ các kinh khác để luận giải cho Tịnh độ, quý vị nghe giảng có thấy vậy không? Anh cho rằng anh tối thượng thừa thì sao lại vay mượn nơi khác để kiến giải??? Kẻ tu học kém hiểu biết như Đồng Nát nên thấy gì cũng hỏi như đứa trẻ vậy. xin thứ lỗi! Chỉ là kẻ đang học đạo nên lại hay thắc mắc cho mình và cho nhiều người!
Thắc mắc Đồng Nát như thế có ai kiến giải dùm?


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Kim Cang - ĐĐ.Thích Phước Tiến

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Nhớ có lần đọc thấy bác trích dẫn "Ngữ Lục Duy Lực", bác cũng nói là bác tu Tịnh Độ, mà không đề xướng pháp mình tu, lại đi trích dẫn lung tung những pháp môn khác rồi bàn ra tán vào nào là nhị biên, nào là đoạn kiến, nào là thường kiến v.v...

Tôi cũng chẳng biết gì về Đại Đức Thích Phước Tiến, nhưng hễ thầy nói pháp mà nghe hiểu thì tôi kính trọng, vì tối hôm qua tôi đã nghe về bài "Nợ Đời" rất là hay, thực tế mà có lần bác đòi "xù" nợ mà bác đã vay... :D

Theo tôi biết, quý Thầy đạt được trí huệ của người đã nhập và diệu dụng của Tứ Trí vô ngại trong bốn lãnh vực: Pháp, Nghĩa, Từ và Lạc thuyết.
  1. Pháp vô ngại: là phân biệt, biết rõ các pháp.
  2. Nghĩa vô ngại: là thông suốt, không còn bị ngăn ngại tất cả nghĩa lý của vạn pháp.
  3. Từ vô ngại: là sử dụng dễ dàng, đầy đủ đúng mức tất cả danh từ để diễn đạt tư tưởng của mình cho thích nghi với mọi căn cơ.
  4. Lạc thuyết vô ngại: là nói không nhàm chán tất cả các pháp, đúng theo ý muốn, sở nguyện của mọi người.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Kinh Kim Cang - ĐĐ.Thích Phước Tiến

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Đồng Nát đã viết:Nếu nói Tịnh độ là tối cao rồi thì chỉ biết mỗi kinh Vô Lượng Thọ thôi, sao Thầy Phước Tiến (thầy Phước Tiến tu theo Tịnh độ Tông thì phải, vì truóc đây dược nghe nhiều pháp giảng của thầy Phước Tiến về cảnh giới A-Di_Đà và tây Phương cựu lạc) lại phải nhọc công giảng thêm Kim Cang Bát Nhã??? nghe không lầm thì theo các pháp sư hiện giờ được cung kính nhất thuộc Tịnh độ thì như vậy là tu tạp. Vì KIM Cang Bát Nhã dạy pháp bất nhị -dạy pháp vô tướng, trong khi Pháp Môn Tịnh độ lại là chấp vào Tướng, như thế có bị chõi nhau khong? Nếu nói tịnh độ là tối cao thì sao lại phải "hổ mọc sừng" nếu thêm thiền vào??? Hay là cái trí phàm phu của Đồng nát nên không thể hiểu nổi các pháp tối thượng thừa?

sự thiếu nhất quán thông đạt nên dẫn đến phải vay mượn pha trộn lung tung???

Cũng như Pháp Sư Tịnh Không giảng Tịnh độ nhưng mà kiến giải thì lấy từ các kinh khác để luận giải cho Tịnh độ, quý vị nghe giảng có thấy vậy không? Anh cho rằng anh tối thượng thừa thì sao lại vay mượn nơi khác để kiến giải??? Kẻ tu học kém hiểu biết như Đồng Nát nên thấy gì cũng hỏi như đứa trẻ vậy. xin thứ lỗi! Chỉ là kẻ đang học đạo nên lại hay thắc mắc cho mình và cho nhiều người!
Thắc mắc Đồng Nát như thế có ai kiến giải dùm?



Chào Bạn Đồng Nát;


Tôi xin có đôi lời chia sẻ với bạn thông qua những thắc mắc của bạn đã nêu như trên. Thật ra, những thắc mắc của bạn chỉ là vì bạn chưa thấu triệt được Tịnh Độ. Một khi đã hành thâm Tịnh Độ rồi bạn sẽ thấu hiểu hết những gì bạn đã thắc mắc trên.

Trước tiên, Pháp môn Tịnh Độ, được kiến lập trên nền tảng Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh. Nếu chúng ta nói, Pháp Môn Tịnh Độ là "Tối Cao", thì chúng ta đã trái nghịch với ý nghĩa "Bình Đẳng" trong Pháp môn Tịnh Độ rồi. Cho nên, chúng ta cần phải hiểu đúng Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn Bình Đẳng với tất cả các Pháp.

Điều thứ hai, chúng ta hãy xem xét chân thật ý nghĩa của Pháp tu Pháp môn Tịnh Độ thông qua ý nghĩa của tiêu chí "Thanh Tịnh", "Bình Đẳng", "Giác" trong Kinh Vô Lượng Thọ, ta có thể thấy:

- Thanh Tịnh: đây là pháp tu đối trị với Tâm Vọng tưởng và Chấp trước. Hai thứ bệnh này, do thức thứ bảy (mạt na thức) gây nên, tạo ra sự Chấp Ngã, gọi là Phiền não Chướng và tạo ra Chấp Pháp, gọi là Sở Tri Chướng. Do vậy, chúng ta cần phải tu (chỉnh) sao cho tâm trở nên Thanh Tịnh, không còn khởi tâm (vọng tưởng), động niệm (Chấp trước).

- Bình Đẳng: đây là pháp tu đối trị với Tâm Phân-Biệt. Thứ bệnh này do thức thứ sáu (ý thức) gây ra, tạo nên Chướng ngại vô cùng lớn trên ngăn cản chúng sanh tiến đến sự Giác Ngộ, khai mở trí huệ, ở trong Kinh Vô Lượng Thọ, đó chính là Giác. Mọi phiền não liên quan đến Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi cũng đều từ Tâm Phân-Biệt này mà sanh ra. Do đó, chúng ta cần phải tu (chỉnh) sao cho tâm trở nên "Bình Đẳng" đối với vạn pháp, bao gồm cả Phật pháp thì mới có thể khai Giác.

- Giác: chính là Trí huệ. Còn gọi là khai, thị, ngộ, nhập tri-kiến Phật . Từ đó khế nhập Chân Như, Bổn Tánh.


Từ chỗ này, ta lấy cốt lõi ý nghĩa của Kim Cang Bát Nhã Kinh mà xem xét thì sẽ nhận thấy cốt lõi của Pháp môn Kim Cang Bát Nhã (như bạn cũng đã thấy phần nào), đó chính là Pháp môn dùng ẩn dụ Kim Cương (Kim Cang) để Phá bỏ Vọng tưởng, Phân Biệt, Chấp trước. Để làm gì? Để khai mở trí huệ, theo Pháp môn Kim Cang Bát nhã này thì trí huệ chính là trí huệ Bát Nhã, cũng chính là khai, thị, ngộ, nhập tri-kiến Phật. Không chỉ có Pháp môn Kim Cang Bát nhã, mà ngay cả Pháp môn Bát Nhã Ba la mật Tâm kinh cũng tương tự như thế. Một khi thấu hiểu triệt để những điều trên, tất cả các Pháp Tiểu Thừa, cho đến Đại Thừa cũng đều cùng bình đẵng như nhau.

Việc Đại đức Thích Phước Tiến hay Pháp sư Tịnh Không vận dụng kinh Kim Cang để giảng giải Kinh Vô Lượng Thọ trong pháp môn Tịnh Độ không phải vì Pháp môn Tịnh Độ không đủ ý tứ để chúng ta tu tập, mà cái chính yếu và cốt lõi của vấn đề chính là hóa giải cái Tâm Phân Biệt (phân biệt có pháp môn cao thấp, phân biệt giữa pháp môn này và pháp môn khác), thọ trì đúng đắn tinh thần "Bình Đẳng" như Vô Lượng Thọ, Trang Nghiêm, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác Kinh đã chỉ giáo.

Xin nói thêm, tính "thù thắng" của Pháp môn Tịnh Độ, nằm ở chỗ người vãng sanh cực lạc có thể thừa hưởng những phước báu của A Di Đà Phật, thông qua 48 lời nguyện của Ngài, khiến cho người vãng sanh cực lạc có thể thành Phật trong một đời. Tuy nhiên, để có đầy đủ phước huệ, khả dĩ Vãng Sanh Cực Lạc (Tịnh Độ), chúng ta đều phải chân thật thấu triệt và thọ trì: "Thanh Tịnh", "Bình Đẳng", "Giác", cũng hệt như pháp tu dùng Kim Cang để phá trừ Vọng Tưởng, Chấp trước và Phân Biệt. Nếu không thể thọ trì các giới này, việc tu Pháp Môn Tịnh Độ cũng chỉ uổng công.

Bạn có thể tham khảo thêm bài giảng Kim Cang Bát Nhã Kinh của cư sĩ Giang Vị Nông (http://thuvienhoasen.org/D_2-73_4-1722 ... 7-3_15-1/) hoặc bài giảng về Kim Cang Bát Nhã của Pháp sư Tịnh Không, sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.


Nam mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách