Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Những bài kinh, sách, đọc, giảng, truyện, thơ của bạn hoặc sưu tầm dưới dạng âm thanh, chia sẻ vào đây để mọi người thưởng thức.
dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”


Bài hát rất nhẹ nhàng, tiết tấu hiện đại, trẻ trung, du dương. Còn lời bài hát thì ý nghĩa và dễ thương, toát lên được ý nghĩa Tín- Nguyện- Hạnh của Tịnh độ tông.

TÍN : Con tin ngài thiết tha; Đường về quê Cực Lạc; Về quê hương Cực Lạc….
NGUYỆN: Nguyện Cực Lạc vãng sanh, Nguyện về cõi Cực Lạc; Thoát xa kiếp luân hồi...
HẠNH: Nam mô Bụt A Mi Đà.


Toàn bài hát nghe rất thích, dễ chịu, thư giãn, giải tỏa căng thẳng và rất "chill". Bài hát này cũng là khúc ca nhằm hát vang về lòng tôn kính và niềm tin tuyệt đối vào Bụt A MI Đà cùng 48 lời nguyện của ngài. Bài hát này có cảm giác dường như mang lại sự bình an, chứa đựng năng lượng của tình yêu thương.
Vừa nghe bài hát này và hát theo thì cũng là thực hành việc niệm Phật A Mi Đà mỗi ngày : “Nam mô Bụt A Mi Đà”.

Niệm Phật theo nhạc du dương thì rất thú vị và hào hứng.
Bài thơ “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ” này được sáng tác bởi Guo Tu- C.T MLS vào khoảng cuối năm 2023. Sau đó bài hát này được Huỳnh Sơn YT phổ nhạc xong vào tháng 1-2024. Bản quyền thuộc về Guo Tu- C.T MLS.


*Đặc biệt câu drop trong bài hát: “NAM MÔ BỤT A MI ĐÀ” là dịp để người nghe có thể thực hành niệm Phật theo nhạc.
Đồng thời, nếu nghe câu hát này thì dù là người nước ngoài không biết tiếng Việt vẫn có thể hiểu, hình dung ra được ý nghĩa của nó.

Vì từ “Nam mô” ( tương tự như Namo), “Bụt” thì người Thái Lan, Ấn Độ, Nepal … đều gọi PHẬT là BỤT.
Tiếng Anh gọi PHẬT là "Buddha", có âm tương tự như BỤT.

Cần nói thêm rằng từ BỤT với ý nghĩa là PHẬT thì đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất xa xưa.
Điển hình là trong các truyện cổ tích Việt Nam như CÂY TRE TRĂM ĐỐT, TẤM CÁM… đều có nhân vật Bụt hiện lên hỏi các nhân vật đáng thương là : “Vì sao con khóc?”

A MI ĐÀ thì tiếng Nhật cũng gọi A Di Đà là "A Mi Đà".
Tiếng Anh gọi là Amitabha.

Vì vậy khi nghe âm thì người nước ngoài đều có thể hình dung ra là đang hát về Namo Buddha Amitabha ( Nam mô Bụt A Mi Đà).

Tuy là bài hát nhẹ nhàng, thư giãn, du dương nhưng vẫn có những đoạn sôi động, hào hứng, thiết tha, rất có “khí thế”, chứ không chỉ toàn không khí trầm lắng.

“Kính dâng Phật A Di Đà” là một bài hát nên nghe, thậm chí là nên thuộc lòng dành cho Phật tử, hay người ngoại đạo, đặc biệt là những Phật tử thuộc Tịnh Độ Tông thì lại càng nên thuộc lòng bài hát này.

Đây đúng nghĩa là khúc ca nhằm tán thán, ngợi khen ngài A Mi Đà và nguyện tin theo 48 đại nguyện của Ngài.
Ngoài ra, bài hát này cũng có thể như một “liệu pháp giảm đau” cho những người trẻ theo Phật giáo.

Khi bạn đang vật lộn, đương đầu với những mệt mỏi, áp lực, căng thẳng ngoài kia, thì nghe bài hát này hoặc cất lên bài hát này, bạn có thể tìm thấy một chút bình yên nhẹ nhàng, thư thả, buông bỏ bớt gánh nặng cho tinh thần và bản thân.

***Bài hát này bạn có thể nghe và hát mỗi ngày, chứ không cần phải đợi đến ngày Vía Phật A MI ĐÀ mới hát được.

1.Lạy Phật A Di Đà,

Con dâng nến, trái, hoa;

Ngợi khen và kính lễ,

Nguyện Cực Lạc vãng sanh.

-

2.Lòng Ngài thương vô biên,

Con nhớ nguyện của Ngài.

Nguyện học, hành theo mãi.

Chánh Pháp không nhạt phai.

-

3.Xin Phật A Di Đà !

Lòng từ bi bao la,

Kính lễ muôn ân đức;

Con tin Ngài thiết tha.

-

4. A Di Đà cha lành!

Kính Ngài, Vô Lượng Quang!

Trang nghiêm chốn Cực Lạc,

Ngài hiện thân sắc vàng.

-

5.Xin kính dâng lên Ngài,

Muôn câu kinh nhiệm màu,

Bốn tám nguyện cứu độ, 

Đưa con qua thương đau.

-

6.Xin đảnh lễ danh Ngài,

A Di Đà cha hiền !

Xin Ngài soi đường sáng;

Cho con bớt ưu phiền.



Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà





-

7. Con xin tán thán Ngài,

Tướng thật đẹp, quang minh.

Như ánh trăng ngời sáng;

Cõi Cực Lạc uy linh.

-

8. Xin niệm danh Ngài mãi,

Mơ Cực Lạc vui, an.

Tiếng nhạc vang vi diệu,

Đầy thanh tịnh, an nhàn.

-

9. Một tràng hoa sen xanh,

Thơm dịu khi về đêm,

Lời kệ kinh Hoa Nghiêm;

Dâng Phật A Di Đà.

-

10. Phật là ngọn hải đăng;

Giúp thoát khổ biển trần.

Đường về quê Cực Lạc,

Con thêm vững lòng tin.

-

11.Con quỳ dưới chân Ngài,

Khẽ đọc Hoa Nghiêm kinh,

Những hoa sen trắng xinh,

Tôn tượng Ngài thanh thoát.

-

12.Con khẽ niệm tên Ngài,

Cùng lời kinh chậm rãi,

Nguyện về cõi Cực Lạc,

Thoát xa kiếp luân hồi.

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà.



13. Ôi, Phật A Di Đà!

Giúp con qua phong ba,

Về quê hương Cực Lạc;

Hưởng niềm vui an hòa.

-

14.Ôi, Phật A Di Đà!

Ngài cứu độ muôn loài,

Con hân hoan quy hướng

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

Nam mô Bụt A Mi Đà

(Namo Buddha Amitabha!)
======
- Lời : Guo Tu- C.T MLS

- Nhạc: Huỳnh Sơn YT

- Bản quyền : Guo Tu- C.T MLS




Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

===


Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 26/01/24 18:34 với 2 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 01/02/24 22:31 với 4 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

NIỆM A DI ĐÀ hay A MI ĐÀ?

-Tác giả: THÍCH KIM ĐÀI
Đăng trên chuakhainguyen.com năm 2014

AMITA mà dịch thành A Di Đà là đi quá xa rồi, cho nên các bạn đồng tu không chịu, điều chỉnh lại cho gần gần một chút là A MI ĐÀ.
Ý kiến này rất hay, rất đáng nên tôn trọng.
Chữ thứ nhất là A, người Việt đọc là A.

Chữ thứ nhì là Mi, người Việt đọc là Mi, như đọc tiếng Việt, đâu cần phải dịch ra chữ Di cho lắm chuyện.
Sai là gốc ở chỗ này. Đây là do sai lầm của người dịch, không phải lỗi lầm của chúng ta mà tranh cãi ồn ào.

Chữ thứ ba là TA - Người Việt đọc là TA, như đọc tiếng Việt, nhưng vì âm sắc của tiếng Việt có dấu, hỏi huyền ngã nặng sắc không, cho nên trên chữ TA thêm một dấu huyền thành TÀ.

Chữ TÀ này lại biến âm thành ĐÀ, kể cũng tạm ổn, có thể chấp nhận được. Vì nhiều khi ngôn ngữ nước ngoài cũng lắm chỗ chữ "T" biến âm thành "D".

Ví dụ:
Water đọc là wader
Letter đọc là Letder
Cho nên chúng ta không nên khắt khe quá giữa TÀ và ĐÀ.

Chỉ đổi cho đúng chữ Di thành chữ Mi mà đã làm ồn lên như thế, đòi đổi thêm một chữ nữa là khó.
Do đó các bạn đồng tu đều chọ là A MI ĐÀ. Đây là bước tiến tốt đẹp để điểu chỉnh chỗ dịch sai lầm của người xưa vậy.

Vì thế, xin đề nghị rằng, từ nay chúng ta đều thống nhất là A MI ĐÀ, bởi nếu không làm như thế thì dây dưa tranh cãi hoài, và bắt đầu là trong kinh sách đều lưu ý điều chỉnh chữ A Di Đà thành A Mi Đà.
Đối với người tu thiền, vì không niệm thánh hiệu A Mi Đà nên họ không lưu tâm việc này.
Đối với người tu Tịnh Độ, vì thường trì danh nên việc điều chỉnh rất nên coi trọng.
Như các bạn thấy, Kondanna mà dịch là Kiều Trần Như, không ai nói gì vì chưa ai niệm danh hiệu Kiều Trần Như bao giờ.
Vì Kiều Trần Như chưa thành Phật, chưa có quốc độ, chưa có bổn nguyện tiếp dẫn chúng sanh.

Nếu Kiều Trần Như mà có sức mạnh như A Mi Đà thì chắc phải có nhiều ý kiến giữ nguyên danh hiệu Kondanna của Ngài.

Nếu bạn hướng dẫn cho một số người Mỹ tu pháp môn niệm Phật thì danh hiệu phải niệm như thế nào cho đúng? Phải là Amitabh.

Vì sao? AMITABHA là ngôn ngữ quốc tế mà các nước trên thế giới đều niệm.

*Từ India qua Srilanka, China, Korea, Taiwan, Indonesia, Malaysia, Australia, United States, Canada, England, Sweden v.v...
Các Phật tử trên thế giới đều niệm là AMITABHA, viết gọn là Amita.

Khi người Phật tử Việt Nam vào làm lễ chung với các Phật tử trên thế giới trong những buổi lễ có tính cách quốc tế, lúc đó mọi người trong đạo tràng quốc tế này đều niệm Amita.

Người Phật tử Việt Nam phải hòa nhập âm điệu của mình, phải niệm Amita như họ, nhưng người Việt Nam đọc thành A Mi Đà, nghe dễ đọc hơn.

Lúc đó, không nên đọc là A Di Đà, vì sợ chỏi âm với đại chúng.

A Di Đà là thổ âm, là ngôn ngữ địa phương, chỉ có người Việt Nam dùng trong nước.

Ra nước ngoài là phải đọc theo dân bản địa của nước đó, tức là tùy thuận âm giọng của chúng sanh tại mỗi quốc gia, mà các quốc gia này đều niệm là AMITA.

Đi hoằng pháp là phải tùy thuận chúng sanh, không thể bắt người nước đó đọc theo A Di Đà của người Việt được.

Tôi có người bạn miền Tây Nam Bộ, đậu tú tài II năm 1970, trong thư gởi về gia đình, anh nhắc người bịnh không nên ăn "thịch dịch".

Tôi lấy làm lạ, một người đậu tú tài II, lại đang theo học năm thứ nhất đại học mà viết sai như thế vì đâu?
Đây là vì kẹt ở thổ âm thổ ngữ vậy.

Cái gì có tính cách địa phương thì không hòa đồng với đa số.
Thịch dịch là thổ ngữ của miền Tây Nam bộ, thịt vịt là ngôn ngữ Việt Nam.
A DI ĐÀ là thổ ngữ của người Việt Nam, A MI ĐÀ là ngôn ngữ quốc tế
- Việt Nam phải hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, đâu thể bắt cộng đồng quốc tế hòa nhập vào Việt Nam?

Ngày nay vì việc thông tin rộng lớn trên thế giới, chữ A Mi Đà đã dần dần thay thế chữ A Di Đà.
Đó là điều không thể chối cãi.

Chúng ta không nên đi ngược lại dòng chảy này.
Mọi việc đều phải thuận theo lòng người.
Tại sao trước 1975 không đặt ra câu hỏi niệm A Di Đà hay A Mi Đà?
Rõ ràng đây là vì truyền thông quốc tế vậy.
Amita là tiếng Sanskrit, là ngôn ngữ cõi trời sắc giới Brahma, đây là ngôn ngữ vũ trụ - cosmic language, không phải chỉ ở trên trái đất này mà các tinh cầu khác đều dùng.
Người Phật tử Việt Nam không thể hòa mình vào ngôn ngữ vũ trụ được sao?
Cái gì có tướng đều là hư vọng.
Đã hư vọng rồi thì đâu nên chấp chặt A Di Đà mà không uyển chuyển thành A Mi Đà?
Đâu nên chấp chặt thịch dịch mà không uyển chuyển thành thịt vịt?
Như bạn có pháp danh là Hảo Ân, tôi gọi tên bạn là Háu Ăn, bạn có chịu không?
Đây không phải ở nơi âm thanh cầu ngã, không có đạo lý gì trong đây hết, chỉ cần đọc cho đúng, nếu không đọc đúng thành ra hồ đồ.
Nếu bạn là người không còn chấp trước âm thanh sắc tướng thì khi đọc lại cho đúng, tại sao bạn không chịu?
Đổi A Di Đà thành A Mi Đà là tùy thuận với các chúng sanh ở vô lượng các tinh cầu khác trong vũ trụ, trong đó có cõi nước của Phật A Mi Đà.
Tại sao bạn không đọc đúng tên cõi nước mình sắp về?
Trong quá trình dụng tâm niệm Phật, rất nhiều bạn đồng tu cho biết rằng, niệm A MI ĐÀ dễ niệm hơn, dễ được nhất tâm hơn.
Có người niệm A Di Đà bị đau quai hàm, đổi qua niệm A MI ĐÀ thì hết bệnh.
Đây là do chữ A Di Đà cứng âm hơn, A MI ĐÀ nhẹ âm hơn.
Trong việc hoằng pháp và hộ pháp, chỗ nào có lỗi liền sửa để được hoàn chỉnh.

HT.THÍCH KIM ĐÀI
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 28/01/24 05:31 với 1 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

beat của bài hát Kính dâng Phật A Di Đà.(Offering respectfully to Amitabha Buddha)



dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Hình ảnh

Hình ảnh


Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Kính lễ sư ông Thích Trí Tịnh, sư ông chùa Vạn Đức, Thủ Đức (1917-2014).

Nam mô Bụt A Mi Đà.

-Released SONG to celebrate the 10th Death Anniversary of Venerable Master THICH TRI TINH
(1917-2014)

* How master THICH TRI TINH changed my life through the sutras that he translated !
Nguồn hình vẽ: MLS house ( Guo Tu- C.T MLS)
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 01/02/24 18:15 với 1 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »



dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

CẢM NHẬN CỦA MỘT SỐ BẠN TRẺ VỀ BÀI HÁT “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”.
(Offering respectfully to Amitabha Buddha)


*Cảm nhận của bạn Thùy Anh ( 18 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM):

“Con hay đi chùa với gia đình, sư ông hay dạy tụi con niệm “Nam Mô A Mi Đà Phật” và tụng các kinh.
Tụi con rất hoan hỷ. Nay có thêm một bài hát về Bụt A Mi Đà mà giai điệu, tiết tấu rất trẻ trung, mới mẻ và hiện đại thì con và các bạn con đều rất thích, vì con có học thêm đàn piano, nên con thích mấy bài hát về đạo Phật mà thích hợp với giới trẻ như vậy. Bài hát rất dễ nghe, dễ thuộc. Qua bài hát thì con có thể niệm Phật A Mi Đà thiết tha.”

*Khánh Ngân, ngụ tại quận 1, TP.HCM, 20 tuổi, sinh viên một trường Đại học ở quận 3:

“Em rất thích nghe nhạc thiền, nhạc chữa lành. Còn bài hát KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ này cũng nhẹ nhàng, thư giãn.
Qua lời bài hát thì em học thêm được một vài từ ngữ Phật giáo mà trước nay em chưa rõ, chẳng hạn như : thoát luân hồi, bốn tám đại nguyện của Bụt A Di Đà, tên Phật Vô Lượng Quang, đường về quê Cực Lạc, quê hương Cực Lạc…
Nghe bài hát xong thì do em chưa hiểu rõ nên đã tìm hiểu các từ ngữ này trên internet, đọc thêm các bài giảng tương tự của các hòa thượng cao tăng như Hòa thượng Tuyên Hóa, Thiền Tâm, Trí Tịnh, Quảng Khâm, Ấn Quang, Trí Quảng… cũng là dịp em tăng thêm kiến thức về Phật giáo khi nghe bài hát.
Nếu trong các khóa tu niệm Phật Một Ngày An Lạc như tụi em hay tham gia vào Chủ Nhật mỗi tuần mà sư cho các Phật tử cùng hát hoặc cùng nghe bài này thì cũng hay.”

*Ngọc Quang, 25 tuổi, tạm trú tại Bình Dương, nhân viên một công ty du lịch lữ hành:
“Nam mô Bụt A Mi Đà, Nam mô Bụt A Mi Đà, Nam mô Bụt A Mi Đà……
Bây giờ thành trend trong nhóm những người trẻ đi chùa của tụi mình rồi đó. Niệm Phật mà hát lên như vậy thì cũng vui và thư giãn. Mình vừa làm việc vừa hát thầm mấy câu trong bài hát này cũng giảm stress đó nha.
Anh bạn người Hàn Quốc hay đi chùa chung với nhóm của mình, khi nghe mình bật bài này lên, Tiếng Việt của ảnh mới bập bẹ, chưa nhiều từ vựng, nhưng cũng gật gù theo và chỉ hát theo được câu là “Nam Mô Bụt A Mi Đà. Nam Mô Bụt A Mi Đà”. Rồi ảnh giơ ngón tay cái lên. Hoan hỷ thiệt.”

Hình ảnh

Hình ảnh

Trích từ nhóm facebook “Nam Mô A Di Đà Phật”


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Offering respectfully to Amitabha Buddha.


Lyrics by Guo Tu- C.T MLS
Music by Huynh Son YT
Copyright by Guo Tu- C.T MLS


Offering respectfully to Amitabha Buddha.


1.Bowing to Amitabha Buddha;
I make offerings candle, fruits, flowers
I praise and prostrate respectfully to You;
I vow to rebirth in Sukhavati.


2.Your clemency is boundless;
I think of Your vows;
I vow to learn, practice from them forever.
True Dharma does not disappear.


3. Oh Buddha Amitabha!
Your compassion is immense;
I prostrate respectfully to Your merit and virtue;
I have faith in You earnestly.

4. Amitabha, our gentle Father.
I prostrate respectfully to You, Infinite Light!
In the adorning and pure Sukhavati,
You manifest the golden body.

5. I make offerings respectfully to You,
The myriad magical verses of sutras,
Your forty-eight vows of rescuing and protecting;
Help me from suffering.



6. I prostrate respectfully to Your Name;
Amitabha, our kind father!
May You show me the right path;
So that I won't be sorrowed.

Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha.




7.I would like to praise You;
Your appearance is so adorned, radiant
Like the bright moonlight;
I love the majestic Sukhavati.


8. I recite your Name forever;
I dream of the peaceful and joyful Sukhavati;
The music sounds magical;
So pure and peaceful.



9. A white lotus garland
It smells sweet at night.
The verses of Avatamsaka sutra;
I make offerings to Amitabha buddha.



10. Buddha is the lighthouse;
Helps from all suffering of the sea of mundane;
Road to the hometown Pure Land;
I have firm faith in this.


11. I kneel at Your feet.
I gently read the Avatamsaka Sutra,
The nice white lotus flowers,
They make Your statue adorned and pure.



12. I recite Your name softly,
And recite sutra slowly;
I vow to rebirth in Sukhavati.
To escape from samsara.

Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha


13. Oh, Buddha Amitabha!
Help me from sorrow;
To come back our hometown Pure Land.
To gain the peace and joy.



14. Oh, Buddha Amitabha!
You rescue and protect the boundless kinds of species;
I delightfully direct and orient to Buddha.

Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha
Namo Buddha Amitabha.
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 09/02/24 01:53 với 2 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Bài hát Kính dâng Bụt A Mi Đà

Hình ảnh

Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi dammaythongdong vào ngày 14/02/24 19:33 với 1 lần sửa.


dammaythongdong
Bài viết: 464
Ngày: 26/03/20 05:12
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM
Được cảm ơn: 4 time

Re: Bài hát “KÍNH DÂNG PHẬT A DI ĐÀ”

Bài viết chưa xem gửi bởi dammaythongdong »

Hình ảnh



Hình ảnh

Bài hát "Kính Dâng Phật A Di Đà" xuất hiện trên "Tạp chí nghiên cứu Phật học" của Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách