Nhìn thẳng vào những niềm đau khổ ấy

Bạn có thể tạo cho mình một khu vườn nhỏ xinh đẹp với đủ hoa thơm cỏ lạ và mọi người có thể cùng bạn xây dựng khu vườn ấy. Xin hãy giữ khu vườn ấy thanh tịnh như tâm của bạn. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Nhìn thẳng vào những niềm đau khổ ấy

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Ngày ..... tháng ..... năm .....

T. con,

Hôm nay ngồi một mình Thầy đọc lại thư con, chủ nhật rồi khi HT đưa thư con cho Thầy, Thầy chỉ mới đọc lướt qua thôi, rồi tuần qua lu bu nhiều chuyện Thầy chưa có gì để viết cho con.

Lên chùa con chỉ ngồi nghe, ít khi phát biểu ý kiến nên thật ra Thầy cũng chưa hiểu con mấy, Thầy chỉ có cảm tưởng mơ hồ như con đang gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, mà vấn đề cuộc sống thì thật là đa tạp, nên Thầy chỉ có một ước mong đơn giản là chia sẻ với mọi người nỗi đau chung của nhân loại. Nỗi đau không dành riêng cho một ai, nó là bản chất chung của đời sống mà mỗi người nhận nó qua hoàn cảnh riêng của mình. Cho nên ai cũng tưởng chỉ có riêng mình là đau khổ, nhưng thật ra đau khổ chỉ khác nhau trên hiện tượng, còn bản chất thì ở đâu vẫn thế.

Con đừng nghĩ rằng những Phật tử đến với Thầy là phải tuân theo một số quy định nào đó, chẳng hạn như: giáo điều, những luật lệ, những bổn phận, những lễ nghi v.v... hoặc nhận một pháp danh mà người ta gọi là quy y, là từ đó người đệ tử phải tôn kính, vâng lời Thầy và tuyệt đối không được phản lại môn quy.

Ðiều đó có thể xảy ra ở một vài nơi nào đó, nhưng riêng đối với Thầy thì hoàn toàn khác. Một pháp danh chỉ có nghĩa là đánh dấu một sự thay đổi nào đó trong tâm hồn hay một bước ngoặt trong tầm nhìn về cuộc sống. Ngày xưa khi được sư phụ đặt pháp danh, Thầy cảm thấy như có một cái gì thay đổi lớn lao tận cùng tâm khảm của mình. Người nói: "Pháp danh con là Viên Minh, vậy từ nay con hãy nhìn lại chính mình cũng như nhìn lại cuộc đời với cái nhìn hoàn toàn trong sáng". Từ đó Thầy tập nhìn thẳng vào mọi vấn đề với một tâm hồn sáng suốt, lặng lẽ và trong lành. Cũng từ đó biết bao sự thật đã được mở bày mà bấy lâu bị phủ kín dưới lớp vỏ dày của vô minh ái dục.

Thầy đã từng đau khổ và đã từng nhìn thẳng vào những niềm đau khổ ấy như thể uống cạn từng giọt đắng cay của cuộc đời, vì thế Thầy cảm thông với những nỗi thống khổ của mọi người.

Những buổi họp mặt đàm đạo thân mật giữa Thầy và các Phật tử trong bối cảnh yên tĩnh của chốn thiền môn không phải là những buổi điểm đạo. Thầy và các Phật tử chỉ chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi khổ của cuộc đời để nhận chân ra ý nghĩa đích thực của đời sống.

Vì vậy chia sẻ không có nghĩa là an ủi, vì an ủi chỉ là một hình thức trốn chạy khổ đau bằng những lời lẽ ngọt ngào xoa dịu. Thầy trò chia sẻ bằng cách cùng nhau nhìn thẳng vào sự thật, nói lên sự thật để cùng nhau chiêm nghiệm, học hỏi và cảm thông. Ðiều chính yếu là thấy ra chân lý giữa cuộc đời.

Ðiều kiện tất yếu để giác ngộ là nhìn thẳng vào sự thật, phải thấy trắng (kiến tố) như Lão Tử nói, hay thấy minh bạch (Vipassanà) như Ðức Phật dạy. Bởi vì bao lâu còn trốn chạy đau khổ bằng những ảo tưởng về một thứ hạnh phúc nào đó người ta chẳng bao giờ có thể thấy được bản chất của cuộc đời.

Có giác ngộ được chân lý của sự khổ người ta mới có được tình thương yêu và thông cảm, nhưng khi người ta trốn vào cái thành trì của bản ngã thì lập tức người ta tự khép kín, tự cô lập và qua lăng kính của bản ngã chủ quan ấy chân lý biến mất cùng với sự cởi mở, lòng thương yêu và thông cảm, mà hậu quả của nó là người ta phải chịu phiền não, trầm uất, sầu khổ, chán chường và căng thẳng...

Vậy tại sao chúng ta không cởi mở với nhau và cùng nhau đối diện với sự thật, cùng nhau chia sẻ và cảm thông? Phải chăng lòng tự trọng mà con nói là hàng rào ngăn cách giữa những bản ngã cô lập và khép kín? Phải chăng cái mà con gọi là lương tâm chính là lòng tự ái đã dựng lên thành trì kiên cố của ngã chấp?

Lương tâm theo Thầy là trí tuệ và tình thươn, nhưng trí tuệ và từ bi không bao giờ hiện hữu trong thành trì của bản ngã, mà chỉ hiện hữu trong sự tương giao cởi mở. Ở đó không còn bóng dáng của sự khép kín, cô lập, mặc cảm (tự tôn hoặc tự ti), thành kiến ngã chấp v.v... mà chỉ có trí tuệ, tình thương yêu và sự thông cảm.

Thầy nghĩ con nên đến với các bạn và sinh hoạt với nhau trong không khí cởi mở của sự tương giao chân thật không che dấu, không cố thủ, không tự hành hạ trong cái gọi là lương tâm khép kín. Dù rằng sự thật đôi lúc quá phũ phàng nhưng chúng ta vẫn phải nói trắng, có khi Thầy phải nói trắng để phơi bày một sự thật nên chắc chắn làm người nghe không khỏi ngỡ ngàng, hoặc có những sự thật bị che kín dưới những nhãn hiệu mỹ từ khi được phơi bày làm người ta ngạc nhiên và đôi lúc tưởng là nghịch lý. Lúc đó chúng ta phải cùng nhau xem xét vấn đề kỹ lưỡng hơn. Con còn những nghi vấn tại sao con không phát biểu tự nhiên? Chung quy con vẫn chưa sẵn sàng cởi mở.

Thôi Thầy ngừng bút, chúc con mạnh khỏe.

Thầy

http://www.viet.net/anson/uni/u-thuthay/thu42.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Nhìn thẳng vào những niềm đau khổ ấy

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Những đau đớn tâm lý

Cũng như đối với tấm thân sinh lý, nội tâm của chúng ta luôn phải vật lộn dai dẳng với hàng loạt những nhức nhối bất toại mà mọi người vẫn thường trực cố ý chối bỏ và giải trừ. Chính những đau đớn nội tại này đã là những tác nhân quan trọng cho từng cơn vật vã và xung đột nội tâm của chúng ta. Chúng là một phần lớn thực tại trong đời sống cảm nghiệm của mỗi người và tồn tại dưới nhiều hình thức: Những cảm giác bất an, cô đơn, điếm nhục, sợ hãi....

Nhưng làm thế nào để ta có thể đón nhận chúng một cách trung thực đây, trong khi ai cũng có thói quen phản ứng đối kháng thực tại một cách nông nổi? Ðối với tất cả những cơn đau tâm sinh lý, chúng ta hầu như luôn có thái độ đó. Chẳng hạn như khi đối diện với những cảm giác cô đơn, ta thường có tâm thái chán ghét và bên cạnh đó là ý hướng khai trừ, trốn chạy. Có biết bao lần trong đời mình, chúng ta chỉ đơn giản có mỗi một nỗ lực tránh né những thực tại mà mình e sợ, ngán ngẫm. Thái độ bất mãn trong cảm nghiệm về sự thật hiện hữu chỉ luôn có nguy cơ gây tạo ở ta những tâm thái phân biệt, chấp thủ đối với mọi sự mà thôi. Vạn sự sẽ đơn giản biết mấy khi mỗi người cứ bình thản vô tư để,mặc chúng đến và đi mà không hề có một ý niệm đối kháng nội chiến!

Cái nhức nhối nghiêm trọng nhất trong các mối khổ tâm có lẽ vẫn là cảm giác bất an, thiếu tự tin. Nó luôn ám ảnh ta bằng những âu lo vớ vẫn: "Ta phải sống ra sao để có vẻ cởi mở với mọi người? Nếu thiên hạ cứ biết tỏng về con người thật của ta thì mọi việc sẽ ra sao?..." Chính cảm giác tâm lý bất an này sẽ tạo nên ở ta một ảo tượng ngả chấp nguy hiểm đối với thế giới, bởi ta luôn nghĩ tới mục đích"được cuộc đời chào đón và yêu thương". Có điều là cái ảo tượng ngu ngơ đó luôn được chúng ta che đậy, dấu kín bằng đủ thứ ngụy trang.

Chỉ cần đôi phút tỉnh thức nhìn thẳng vào từng tâm trạng bất an và tự ti, thiếu tự tin đó, ta sẽ thấy rằng chúng thật ra chẳng có gì dính dấp để cần thiết phải biết đến chuyện riêng tư của chúng ta đâu. Thay vào đó, tốt hơn ta nên quay về với các cảm nghiệm tự thân của chính mình. Nhưng hãy khéo đấy, biết đâu chừng ta chỉ có được cái trăn trở đối với bản thân mà không tự biết đón nhận và thương mình một cách chính chắn, đúng nghĩa theo thiền lý.

Nếu chúng ta biết kịp thời cảm nghiệm trọn vẹn những tâm thái bất an, thiếu tự ti và biết sống trung thực với chính bản thân mình thì chắc chắn chúng ta sẽ tự tìm thấy mình qua cái bóng phản chiếu thì coi như chúng ta vẫn còn bị vùi lấp, che kín trong trí tuệ hiện tại. Nếu được hãy tạm thời xử lý những tâm trạng đó bằng cách thư giản từng hơi thở để mình được thoải mái hơn rồi từ đó chúng ta bắt đầu mở rộng cánh cửa tình thương đối với chính mình và tha nhân

http://www.quangduc.com/Thien/150thienh ... yen09.html


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Re: Nhìn thẳng vào những niềm đau khổ ấy

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Như đã nói, chúng ta luôn có khuynh hướng trốn chạy, chối bỏ tất cả những đau đớn của tâm sinh lý bằng đủ mọi cách. Ðối với những cảm giác cực lòng của tâm lý ta thường nhớ đến những biện pháp đối đầu mù quáng như một thái độ khước từ, những hoạt động điên cuồng nào đó hoặc những hình thức ảo tượng ngã chấp. Một trong những nhân tố tâm lý có phương hại đến trí tuệ như thật của chúng ta chính là cảm giác sợ hãi. Và chính vì nó đã gần như trở thành một thứ bản năng tâm lý mà hầu hết chúng ta đều không hề nghĩ đến việc khám phá thật sự của nó nên chúng ta thường xuyên bị nó điều động, chi phối một cách vô thức.

Chính Trang Tử cũng đã từng nói "Những lo sợ nhỏ thì tạo nên các e ngại, những lo sợ lớn thì tạo nên sự hoảng loạn". Khi một sự sợ hãi vừa xuất hiện, bất luận là sự sợ hãi về cái gì - kể cả sự sợ chết, điều cần thiết là chúng ta bắt buộc phải thực hiện cho bằng được đó là sự phơi mở trọn vẹn ngay chính nỗi sợ đó: Nó hiện đang ra sao? Cảm giác sinh lý của chúng ta lúc này thế nào? Chúng từ đâu đến? Trong nội tâm đầu nhận diện được sự sợ hãi cũng có nghĩa là ta cũng đã thấy được đặc tính phù du hữu cơ của nó, đồng thời khi ta phơi mở nội tâm mình để nhìn ngắm nó bằng một giao hòa và mát mẻ sau sắc thì lúc này coi như tất cả những khái niệm ngã chấp về cái Tôi, của Tôi cũng biến mất. Vấn đề sợ hãi đến lúc này coi như tạm ổn.

Từ cơ sở của tỉnh thức và thái độ đón nhận thực tại một cách trung thực, khách quan này, chúng ta có thể tự chọn lựa cho mình một trình độ trí tuệ biền biệt nào đó của tỉnh thức. Ðôi khi điều đó được thực hiện trong một thiền khóa với những đề mục cùng các điều kiện lý tưởng nào đó nhưng cũng có lúc, công phu này lại được thực hiện bằng sự quay về nhìn ngắm vào ngay chính sự sợ hãi mà mình đã và đang đối đầu. Ý chí và tinh thần trách nhiệm của chúng ta bây giờ cũng được tăng cường mãnh liệt hơn, vì những động cơ nỗ lực của bản thân không còn bị hạn chế trong ảnh hưởng của lòng sợ hãi qua tâm thái đối kháng nữa.

Chúng ta đã học được cách hòa giải đối với sự sợ hãi để công phu thiền định có thể giúp ta khám phá ra được đích điểm vươn tới của ý thức chính mình, xem mình thực ra muốn làm điều gì, phơi mở cái gì. Nếu cứ tiếp tục trốn chạy lòng sợ hãi trước mắt, coi như chúng ta cũng đã tự xây dựng một rào cản cảnh phòng đối với các sự sợ hãi chưa xảy đến. Mà điều này vừa chẳng những không thể thực hiện được mà lại có nguy cơ giới hạn và giam hảm đời sống nội tâm của chúng ta. Ðiều đó cũng có nghĩa là ta đã tự khép kín cõi lòng, đóng chặt khả năng hiển hiện của tình thương và khả năng giao hòa, đồng cảm với thực tại, từ nội thân đến ngoại giới.

Cũng như đối với những nỗi đau tâm sinh lý của bản thân, chúng ta còn có biết bao tình huống bắt buộc phải tự có một thái độ đối kháng, chẳng hạn về vấn đề nhân sự và những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống gia đình hoặc xã hội. Bởi ta đừng bao giờ quên rằng, trong thế giới tình cảm thường nhật vẫn luôn có rất nhiều đối tượng mà mình ác cảm trong giao tiếp đối ngoại, cũng có không ít những tình huống dễ khiến ta bất mãn, khó chịu. Thông thường, trước một đối tượng "đáng ghét", chúng ta vẫn có phản ứng tự nhiên là giữ một thái độ đối lập với từng khía cạnh nhân cách và tập tính của họ, để rồi tự mình cầm tù trong chính thành kiến ác cảm mang tính đối kháng, ngăn cách với người ta.

Trong khi đó, nếu tự biết điều động nội tâm mình ra khỏi thái độ tâm lý bản năng này và tự phơi mở trái tim để bao dung tha nhân - một trình độ nội tâm không mấy đắt đỏ mà đặc tính là độ lượng và hòa giải - thì chúng ta có thể dễ dàng xót thương họ nhiều hơn, thông qua sự thông cảm và trắc ẩn về những đau khổ kín đáo mà ai cũng có. Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho họ khi hiểu được một điều hết sức quan trọng rằng tất cả những gì là đáng ghét của đối phương thực ra chỉ là những phản ứng tự nhiên của họ trước các khổ lụy, mà nhiều khi chỉ là một cách vô thức mà thôi. Với một cảm nghiệm phơi mở như vậy về những đau khổ của người khác, kể cả đối với những cá nhân mà ta vẫn xem là đối phương, đối thủ - tình thương vị tha tự nhiên sẽ tìm đến với chúng ta.


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách