Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Tôi và mẹ tôi đã tham gia chuyến đi hành hương Phật tích ở Ấn Độ - Nepal trong 15 ngày với sự hướng dẫn của thầy Thích Nhật Từ và sư cô Huệ Liên. Sau đây là nhật ký và những cảm nghĩ, cảm xúc, hình ảnh trong chuyến đi, xin được chia sẻ với các bác

Con xin được thành kính tri ân Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã dùng Chánh Pháp soi sáng cho 3 cõi 6 đường, đem lại lợi lạc cho muôn loài từ hữu tình đến vô tình, phá tan vô minh, chỉ lối đến Niết Bàn tịch tịnh. Con xin nguyện được đời đời kiếp kiếp được làm bà con với Phật Pháp, đem Phật Pháp nói cho mọi loài cùng nghe, cùng biết đến để tất cả chúng sinh đều có cơ hội được đến bờ giác

Con xin thành kính tri ân Đức Phật A Di Đà, Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Đức Bồ Tát Đại Thế Chí, Đức Bồ Tát Địa Tạng Vương và tất cả Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hộ Pháp ba đời mười phương đã lắng nghe lời cầu nguyện của con và gia hộ cho con và những người cùng đi trong đoàn hành hương được "đi đến nơi, về đến chốn" bình yên, an lạc, thu thập được nhiều kiến thức bổ ích trong suốt hành trình

Con xin thành kính tri ân thầy Thích Nhật Từ, sư cô Huệ Liên và các thầy cô khác trong đoàn đã có những bài giảng Pháp rất thiết thực cho cư sĩ tại gia chúng con hiểu rõ hơn về Phật Pháp, xoá bỏ sai lầm về phương pháp tu (đánh đồng cách tu của cư sĩ tại gia với tu sĩ xuất gia); chăm lo cho sức khoẻ cũng như tinh thần của người tham gia rất chu đáo như cha mẹ lo cho con cái với lòng từ bi và trí huệ rộng lớn

Con xin thành kính tri ân mẹ đã đăng ký cho con đi chuyến hành hương này cùng với mẹ. Một điều mơ ước của Phật tử muốn có ít nhất 1 lần trong đời được đến chiêm bái đảnh lễ Tứ Động Tâm. Mơ ước đó mẹ đã giúp con được hoàn thành

Tôi xin tri ân các bạn đồng hành đã cùng tôi và mẹ tôi hướng về Phật Tích, một lòng hướng về Đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, không quản đướng xa mệt nhọc gian khó, đồ ăn thức uống không hợp khẩu vị, sự khác nhau về tính cách và tuổi tác để hoà thành 1 khối Phật tử có niềm tin chung vững chắc, không sờn lòng thối thất, không than van lười biếng, nâng đỡ cho nhau về tinh thần và thể lực để tất cả cùng hoan hỷ mà hưởng được sự lợi lạc vô lượng từ chuyến hành hương này

Mong các bác không comment cắt ngang để bài viết được chia sẻ 1 cách trọn vẹn và liền lạc, dễ đọc

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
Sửa lần cuối bởi TuDragon76 vào ngày 22/10/12 09:30 với 2 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ngày thứ nhất : Bangkok - New Delhi

Cả đoàn tập trung làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đoàn gồm 3 nhóm : nhóm tpHCM, nhóm Hà Nội, nhóm Việt Kiều, tổng cộng 102 người gồm cả thầy Thích Nhật Từ và sư cô Huệ Liên hướng dẫn đoàn. Tại sân bay TSN chỉ có nhóm tpHCM, 2 nhóm còn lại sẽ tập hợp chung với đoàn khi quá cảnh tại Bangkok - Thái Lan. Đoàn có đủ mọi loại tuổi từ 20 đến 80 :D

Trước khi lên máy bay, mỗi người được phát 1 ổ bánh mì chay vơi 1 chai nước suối. Tôi và mẹ do ngại không kịp ăn sáng nên đã ăn từ sớm ở nhà, nghe nói bánh mì ăn rất ngon :-P Lúc này sư cô Huệ Liên bắt đầu phát tiền rupee Ấn Độ theo số lượng đăng ký từ trước và thâu lại USD, 1 USD đổi 48 rupee, như vậy chúng ta có thể tính tròn 50 rupee/USD cho dễ hình dung, vậy 50 rupee là khoảng 21000 VNĐ, 10 rupee là khoảng chưa đến 4100 VNĐ

Từ tpHCM bay qua Bangkok khoảng hơn 1h (chưa đến 1h30'). Tuy nhiên, có 1 số người bắt đầu lộ vẻ mỏi mệt do không quen đi máy bay. Tại đây thì 3 nhóm đã tập hợp đủ. Một số hình ảnh tại phi trường :


http://imageshack.us/a/img600/8998/hnhh ... y01329.jpg

http://imageshack.us/a/img507/4381/hnhh ... y01333.jpg

http://imageshack.us/a/img687/5875/hnhh ... y01339.jpg

Tại đây có các ghế bành có thể ngả ra thành giường cho mọi người có thể ngả lưng trong lúc chờ đợi, ngoài ra còn có các máy PC cho vào Internet tự do. Thầy Thích Nhật Từ cho biết toàn hành trình đi chỉ có 3 chỗ có Internet : Bangkok, New Delhi, Bồ Đề Đạo Tràng. Cho nên trong chuyến đi sẽ không thể liên lạc với người thân qua Internet

Đến giờ đi New Delhi, mất gần 4h để đi từ Bangkok đến New Delhi, bắt đầu có những tiếng thở dài :-P Trên máy bay, do đã đăng ký trước nên bữa ăn trưa là ăn chay, đoan bắt đầu làm quen với thực phẩm nấu theo kiểu Ấn Độ, cái gì cũng ngọt, cái gì cũng cay, khô queo không có canh, thuần món xào và chiên, cơm thì khô queo và cọng dài như bún khô vì Ấn Độ không nấu cơm mà là luộc cơm. Tuy nhiên, đồ ăn không tệ

Đến được New Delhi, thủ tục Hải Quan nhập cảnh rất chậm chạp. Chúng ta cảm thấy thủ tục Hải Quan ở sân bay Việt Nam chậm thế nào thì cứ nhân đôi lên thì biết ! Cho nên khi ra được xe thì trời đã tối thui và ai nấy rã rời :-P Thầy Thích Nhật Từ và sư cô Huệ Liên dùng mọi cách để lên dây cót tinh thần cho mọi người, bản thân thầy và cô nhanh nhẹn đi mọi chỗ để giúp mọi người nhanh chóng hoàn thành thủ tục

Sau khi đi xe khoảng 1h mới đến khách sạn (ở Ấn Độ, tài xế xe khách rất tuân thủ luật giao thông, chỉ chạy tối đa 50km/h), đó là khách sạn Ashok (A Dục) lấy tên vị vua có công rất lớn trong việc hoằng bá Phật Pháp đi các nước. Phục vụ khách sạn đã chờ mọi người với khăn nóng lau mặt và nước chanh muối pha Coca ngay tại sảnh, nếu ai có lòng tốt thì boa cho anh phục vụ đó 10 rupee, hoặc boa cho các anh porter xách hành lý lên phòng 10 rupee. Tuy nhiên thầy Thích Nhật Từ không khuyến khích vì mỗi người đã đóng 30 USD cho đoàn để chia ra boa chung cho toàn bộ các người phục vụ, hướng dẫn viên Ấn Độ

Sau khi nhận phòng, rửa ráy, thay đồ, mọi người tập trung xuống phòng ăn. Thức ăn bao gồm các món mà chúng ta sẽ gặp suốt cuộc hành trình : cơm (như bún khô), mì xào, bánh bột nướng, súp lơ + cà rốt xào, bí đao xào, bắp cải xào, súp rau nghiền nát (không thấy được cọng rau) lềnh lềnh không trong veo như canh, khoai tây chiên, khoai tây hấp, trái cây tráng miệng hoặc kem tráng miệng (kem rất ngon), đó là các món chay; ngoài ra còn có 1 loại thịt : thịt gà, thịt bò; trứng chiên, trứng luộc còn nguyên vỏ, hoàn toàn không có cá. Như vậy 90% là món chay, và chỉ có 1 món mặn

Người Ấn Độ quan niệm chỉ có loại súc vật thấp kém hoặc người nghèo cùng đinh mới ăn thịt ! Họ cho rằng thịt là thứ rất dơ bẩn không nên ăn vì những con vật ăn uống rất dơ dáy, vả lại con vật nó cũng muốn sống nên họ không bao giờ giết súc vật để ăn. Sở dĩ khách sạn có món thịt do phải chiều du khách và họ rất hạn chế làm. Dân Ấn Độ ăn chay trường từ khi sanh ra, chỉ có những người theo đạo Hồi, Công Giáo, Tin Lành mới ăn thịt cá. Trong khách sạn đôi lúc bạn có thể thấy kiến và các loại côn trùng khác rất nhiều, họ không hề dùng thuốc diệt côn trùng để giết chúng

Dân Ấn Độ cũng không hề có sự trộm cắp, giựt dọc, lấy của không cho (ở đây chúng ta nên hiểu là 99%, trên đời không có sự tuyệt đối). Bạn có thể bắt gặp những người ăn xin khắp nơi đeo bám để xin tiền, nhưng không hề có chuyện giựt túi xách hay móc túi, thậm chí nếu bạn làm rơi đồ đạc họ sẽ đuổi theo xe để trả lại bạn cho bằng được ! Sư cô Huệ Liên đã kể 1 câu chuyện : có 1 cô du khách làm rớt túi xách có chứa vài nghìn đô, cô ta lên xe về khách sạn mà không hề hay biết, tuy nhiên đứa bé ăn xin nó thấy và chạy bộ theo xe để trả lại túi; ban đầu cô ta nghĩ đứa bé chạy theo để xin tiền nên cô rất bực và quát mắng nó, nhưng khi nó vẫy cái túi thì cô nhận ra đó là túi của mình và nhận lại, tất nhiên cô rất cảm động và thưởng cho đứa bé đó. Đó là câu chuyện được nghe, tuy nhiên tôi sẽ kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện của 1 bác trong đoàn để quên đồ và được đuổi theo để trả lại. Người Ấn Độ rất thật thà !

Dân Ấn Độ hầu như không có chuyện phản bội người vợ hoặc chồng. Họ rất chung thuỷ và tỉ lệ ly hôn tại Ấn Độ thấp nhất thế giới

Dân Ấn Độ không có uống rượu bia. Bnạ không thể tìm được những nơi quán nhâu như có thể thấy đầy dẫy ở Việt Nam, vì họ ăn chay nên nếu nhậu họ nhậu với cái gì ? Vả lại họ không thích tình trạng say sưa

Như vậy bạn có thể thấy dân Ấn Độ giữ Ngũ Giới rất dễ dàng và tự nhiên mặc dù họ chẳng theo đạo Phật. Sư cố Huệ Liên cho rằng đây là 1 trong những điều kiện thuận lợi để Đức Phật hạ sanh tại xứ Ấn Độ. Chứ mà hạ sanh ở Việt Nam thì chỉ cần giới đầu tiên là không sát sanh thôi chắc Đức Phật nói mỏi cả miệng mà chẳng ai làm !

Khi thấy tình hình thức ăn như vậy thì tôi lập tức phát nguyện ăn chay nguyên chuyến hành hương :D
Sửa lần cuối bởi TuDragon76 vào ngày 22/10/12 02:09 với 1 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ngày thứ hai : Taj Mahal

Vì phải đi rất nhiều địa điểm nên chúng tôi phải di chuyển như đi hành quân. Sáng 5h30 phải ăn sáng, 6h30 là tập trung lên xe để khởi hành. Do mỗi buổi sáng thức dậy tôi đều trì tụng Đại Bi Thập Chú nên tôi phải thức từ 4h30 (mỗi tối trước khi đi ngủ lại trì tụng 1 lần nữa). Trước khi xuống ăn, tất cả đều phải đem hành lý ra để trước cửa phòng để porter đưa xuống xe. Ở khách sạn của Ấn Độ, porter phụ trách việc đem hành lý lên phòng và ra xe, bạn không phải làm gì cả; ở Việt Nam thì mời bạn chịu khó mà vác !

Thức ăn khá hấp dẫn do lạ miệng, nhất là bánh bột nướng Chapati. Tuy nhiên, nếu bạn nào ăn trên 2 cái là bảo đảm hết ăn nổi bất cứ thứ gì khác (cũng có thể do bao tử của tôi nhỏ). Riêng ở khách sạn này có thêm món đậu mã mạch, đây là món mà 1 vị thương gia buôn ngựa đã dâng cho Tăng Đoàn của Đức Phật trong 1 năm mất mùa đói kém (chắc các bạn biết rõ tích này), món này rất bổ dưỡng mặc dù vị của nó không ngon lắm, rất giàu protein. Ngoài ra có thêm đậu hũ non sốt, hương vị rất lạ so với đậu hũ của Việt Nam. Ăn chay như thế này chắc tôi cũng bỏ sạch thịt cá mà ăn chay trường cho rồi :D

Trong khi chờ mọi người trong đoàn ăn xong, tôi tranh thủ ra sảnh chụp vài tấm hình. Trong những ngày đi hành hương, tôi ăn khá ít so với hồi ở Việt Nam, do vì sợ thức ăn không hạp có thể gây đau bụng, với lại đi nhiều khá mệt nên tôi chú trọng các món tinh bột và đậu để tạo nhiều năng lượng bù lại. Sau đây là vài bức ảnh trong sảnh khách sạn và bên ngoài :


http://imageshack.us/a/img836/6190/dsc00348wa.jpg

http://imageshack.us/a/img708/16/dsc00351wv.jpg

http://imageshack.us/a/img21/4705/dsc00346rr.jpg

Đây là mẹ tôi :

http://imageshack.us/a/img805/4324/dsc00352pz.jpg

Hai nhân viên bảo vệ khách sạn :

http://imageshack.us/a/img834/9382/dsc00349cn.jpg

http://imageshack.us/a/img40/4479/dsc00342nu.jpg

http://imageshack.us/a/img440/5228/dsc00343v.jpg

Bức ảnh trên khiến tôi phát sinh nhiều ý nghĩ khá lý thú : thông thường chúng ta luôn nghĩ rằng chắp tay cầu nguyện là tay để dưới đầu, nhưng ở bức tượng này tay là bệ đỡ của đầu, ý tưởng khá lạ và lý thú khiến tôi có nhiều suy nghĩ về đạo vượt thoát ra khỏi suy nghĩ thông thường, tôi sẽ không chia sẻ những ý tưởng đó với các bác, xin hoan hỷ :-P

Sau đó, đoàn khởi hành. Do có đến 102 người nên chia làm 3 xe, tôi và mẹ tôi đi xe 2, xe này thuần đoàn tpHCM. Sư cô Huệ Liên (tiến sĩ Phật học, tiến sĩ văn học Phật học) làm hướng dẫn vào buổi sáng này cùng 1 anh Ấn Độ theo lo việc trao đổi với người Ấn Độ địa phương trên đường đi, anh tài xế và anh phụ xế. Xin nói thêm về anh tài xế và phụ xế, xe khách ở VN thì buồng lái của tài xế với khoang hành khách là chung nên khi bật máy điều hoà, tài xế và phụ xế đều được hưởng không khí mát mẻ đó. Nhưng ở Ấn Độ, do sự phân biệt giai cấp nên buồng lái của tài xế là 1 ngăn riêng, tách bạch ra khỏi khoang hành khách, khoang lái chỉ có quạt gió nhỏ, chật hẹp, chỉ đủ chỗ cho tài xế và phụ xế ngồi. Khi du khách ăn uống nghỉ ngơi trong khách sạn thì anh tài xế và phụ xế phải ăn ngủ ngay trên xe, thậm chí không được vào nhà ăn trong khách sạn để ăn, trái ngược hoàn toàn với Việt Nam tài xế rất được trân trọng, ăn và ngủ nghỉ cùng khách sạn với du khách. Thậm chí có lúc đến các địa điểm không thuận lợi cho việc ăn uống, họ buộc phải nhịn đói qua bữa, trong khi đồ ăn trong khách sạn chúng tôi đôi lúc không hợp khẩu vị còn bỏ mứa. Biết được điều này, chúng tôi luôn tranh thủ lấy các bánh Chapati đem ra cho họ, họ rất cảm động !

Trên đường đi, khi ra ngoài vùng ngoại ô New Delhi, chúng tôi chứng kiến cuộc sống của dân nghèo Ấn Độ. Thật không còn gì để tả sự thương xót ! Họ nghèo quá thể, nghèo hơn nhiều so với dân nghèo Việt Nam, dân nghèo VN còn có cái nhà gạch chui ra chui vào, họ chỉ có nhà lá, mà cái nhà lá không thể gọi đúng nghĩa là cái nhà, gọi là cái ổ thì đúng hơn. Ruộng đồng thì xác xơ vì Ấn Độ không chú trọng lắm đến vấn đề thuỷ lợi, chỉ nhờ mưa mà nông dân mới có nước làm ruộng. Đất ruộng nằm trong tay người giàu nên nông dân chỉ là người làm thuê đúng nghĩa như tá điền của Việt Nam thời phong kiến, được mùa thì chủ vét muốn sạch chỉ chừa lại vừa đủ ăn, thất mùa thì ăn đòn thay cơm. Người Ấn Độ không có quan niệm bố thí giúp đỡ dân nghèo nên dân nghèo thấy các đoàn du lịch đi qua thì mừng lắm, đặc biệt là đoàn Việt Nam vì chỉ có đoàn Việt Nam đi đâu cũng cho tiền, các đoàn từ Châu Âu, Châu Mỹ đến Châu Á rất hiếm khi cho họ. Mỗi lần cho họ 1 tờ 10 rupee, bạn có thể nhận thấy sự biết ơn rất chân thật qua ánh mắt của họ

Đặc biệt, dân Ấn Độ quan niệm đi làm việc là chuyện của đàn ông, đàn bà chỉ ở nhà nuôi con, dạy con, chăm sóc nhà cửa, bữa ăn nên qua Ấn Độ bạn không thể tìm thấy ngoài chợ cũng như trong khách sạn, nhà hàng, cửa hàng có nhân viên nữ, toàn bộ đều là nam kể cả ngồi ngoài chợ bán rau củ quả (dân Ấn Độ ăn chay trường như đã nói nên bạn đừng hòng tìm mua được thịt cá, trừ các khu chợ của người Hồi Giáo) hay bán các quà lưu niệm. Đàn ông đi làm đem tiền về đưa hết cho vợ, vợ sẽ phân bổ tiền đó cho gia đình, chắc vì vậy nên người dân Ấn Độ chẳng có 1 đồng lận lưng để mà bố thí ! Dân Ấn Độ thì người nữ cưới người nam chứ không phải như VN, đám cưới gia đình bên nữ phải trao của hồi môn cho bên đàng trai, của hồi môn được định giá theo trình độ và thu nhập của chú rể, nếu chú rể là 1 người có bằng Đại Học, làm việc cho cty nước ngoài, lương cao thì của hồi môn thách cưới lên đến vài trăm nghìn USD là chuyện thường ! Nhà nào có 2 đứa con gái trở lên là méo mặt vì của hồi môn, cỡ 4 đứa trở lên là mạt luôn

Khi đến Agra đã trưa, đoàn vào nhận khách sạn và ăn trưa. Đặc biệt ở đây có món cháo sữa (đề hồ) khi xưa nàng Sujata dâng cho Đức Phật cứu Ngài, món này cực kỳ đắt hàng vì ở VN chúng ta không có món đó, vả lại ai cũng muốn ăn thử món ăn có liên quan đến cuộc đời Đức Phật. Cháo rất ngon ! Đi đường tuy mệt nhưng chỉ cần ăn nửa chén cháo sữa bạn sẽ tỉnh người ngay. Các món khác vì vậy bị lép vế

Sau khi ăn, cả đoàn không được ngủ trưa mà phải khởi hành đi Taj Mahal ngay để kịp giờ giấc chương trình. Đây là hình ảnh chụp chung với nhân viên khách sạn :


http://imageshack.us/a/img145/9338/dsc00358k.jpg

Thú thật tôi chẳng thích thú gì với Taj Mahal mặc dù nó được ca tụng là kỳ quan thế giới, là sự thể hiện tình yêu vĩnh cửu gì gì đó. Nó so với các Phật Tích thì chả có chút giá trị gì đối với tôi. Mẹ tôi thì rất thích thú do bị cái danh kỳ quan thế giới loè. Trên đường đi, thầy Thích Nhật Từ đã nói sơ qua về quá trình xây dựng Taj Mahal, đại loại như sau : ông vua Shah Jahan của đế chế Mông Cổ (theo đạo Hồi) xâm chiếm Ấn Độ, bà hoàng hậu đẻ cho ông 14 đứa con và bà chết khi đẻ đưa con thứ 14, ông rất yêu thương bà hoàng hâu này nên đã xây 1 tẩm cung quanh mộ hoàng hậu để tỏ lòng thương nhớ. Xây miệt mài trong 17 năm (1631 - 1648), sau khi hoàn thành vua đã hạ lệnh chặt tay toàn bộ các công nhân xây dựng và điêu khắc (khoảng trên chục nghìn người) để họ không thể xây 1 lăng tẩm thứ 2 giống như vậy !

Qua chi tiết nêu trên, tôi thấy cái lăng tẩm này có giá trị thua cái toilet nhà tôi nữa ! Xin thứ lỗi cho tôi nói thẳng. Cái toilet nhà tôi nó còn giúp cho tôi thoải mái nhẹ nhàng, có ích lợi. Cái lăng tẩm này đã chẳng giúp ích gì cho bà hoàng hậu, chết rồi thì theo nghiệp vãng sanh có hưởng được cái gì đâu, đã vậy còn khiến biết bao người thợ tài hoa bị chặt tay, đem lại đau khỏ cho hơn chục nghìn người ! Chắc vì vậy nên chỉ vài năm sau khi lăng tẩm hoàn thành, ông vua này đã bị chính con của mình cướp ngôi và giam lỏng cho đến chết

Sau đây là vài hình ảnh của đền Taj Mahal :


http://imageshack.us/a/img825/5756/dsc00359c.jpg

http://imageshack.us/a/img717/6323/dsc00361lsz.jpg

http://imageshack.us/a/img152/9955/dsc00362gh.jpg

http://imageshack.us/a/img22/2364/dsc00363ag.jpg

http://imageshack.us/a/img4/8985/dsc00368jn.jpg

http://imageshack.us/a/img27/3465/dsc00375lnu.jpg

http://imageshack.us/a/img822/5978/dsc00392xv.jpg

http://imageshack.us/a/img18/1968/dsc00389td.jpg

http://imageshack.us/a/img208/492/dsc00384ir.jpg

http://imageshack.us/a/img585/3491/dsc00383ja.jpg

http://imageshack.us/a/img834/9773/dsc00381fv.jpg

http://imageshack.us/a/img692/614/dsc00380ood.jpg

http://imageshack.us/a/img5/3719/dsc00376mv.jpg

Bên trong không cho chụp ảnh nên tôi chỉ chụp bằng ĐTDĐ hình rất xấu, tôi sẽ update sau. Bên trong lăng là 2 ngôi mộ, ngôi mộ chính giữa là mộ hoàng hậu, ngôi mộ lớn hơn nằm lệch 1 bên là mộ của vua
Sửa lần cuối bởi TuDragon76 vào ngày 22/10/12 02:10 với 1 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ngày thứ ba : Agra - LuckNow - Sravasti

Hôm nay được dự báo là 1 chặng đường dài và chán ngắt vì chẳng có điểm tham quan, dừng chân nào. Lộ trình sẽ là dừng lại tại LuckNow để ăn trưa. Sở dĩ có 1 ngày chán ngắt thế là chinh là vì tham quan Taj Mahal ! Nếu đi từ New Delhi thẳng đến Sravasti thì tiết kiệm được nhiều thời gian. Agra không nằm trên đường đi từ New Delhi qua Sravasti mà nằm ở hướng ngược lại. Tôi cứ tiếc nếu được bỏ qua Taj Mahal có lẽ đoàn có nhiều thời gian dành cho các Phật Tích nhiều hơn và chuyến đi cũng bớt mệt hơn

Sau khi ăn sáng, cả đoàn lên xe và thẳng tiến. Thầy Thích Nhật Từ và sư cô Huệ Liên bắt đầu phát cho mỗi người 3 cuốn kinh : Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật (Di Giáo), Kinh Từ Tâm Và Phước Đức, Kinh Phổ Môn. Cả đoàn bắt đầu đọc Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật theo sư cô Huệ Liên. Sau đó sư cô Huệ Liên có vài thời Pháp nói về ăn chay, phóng sanh 1 cách trí huệ (sư cô Huệ Liên đả phá việc phóng sanh bằng cách mua chim bị nhốt, tôi rất đồng tình), bố thí 1 cách trí tuệ, kể 1 vài điển tích về cuộc đời các Thánh Tăng. Sư cô Huệ Liên có nói vui rằng "chừng nào quý vị chán nghe Huệ Liên nói thì nhắc nghen, chứ Huệ Liên có thể nói cả ngày không mệt khi nói về Phật Pháp". Thật là quý thay tấm lòng của sư cô !

Cứ đi khoảng 1h hoặc 1h30, đoàn lại dừng để "làm thơ" (theo cách nói vui và tế nhị của thầy Thích Nhật Từ) tức là đi vệ sinh. Ở Việt Nam, các bạn đi vệ sinh trong 1 chuyến đi xa như thế nào thì ở Ấn Độ cũng tương tự như vậy :D Cứ tìm cái lùm cái bụi nào che được thì đi. Khổ thân cho các cụ lớn tuổi, không thể kiềm chế được nên vừa xuống xe là các cụ lật đật ngồi ngay bên vách xe mà... làm các thầy ngồi trên xe vừa bước xuống hoảng cả vía ! Rút kinh nghiệm nên các lần sau các thầy lật đật xuống trước, đi thật xa chẳng dám ngó lại, canh khoảng 5' mới dám quay về xe

Ở 1 địa điểm nọ, xe dừng lại nơi 1 quán ăn nên có nhà vệ sinh. Trong khi mọi người tranh thủ đi vệ sinh thì tôi vươn vai, đi tới đi lui cho đỡ mỏi. Tôi bắt gặp 1 vài chú chim (hình như là quạ hay ác là gì đó) không hề sợ người, có 1 cô lấy phô mai ra ăn đứng gần chúng liền bị chúng sà xuống cướp :D Tôi thấy tức cười quá nên dùng ĐTDĐ chụp vài tấm

http://imageshack.us/a/img194/9572/img486j.jpg

http://imageshack.us/a/img171/113/img487s.jpg

http://imageshack.us/a/img844/1937/img488l.jpg

Xin nói thêm rằng, ở Ấn Độ, bò chó chim sống rông tự do thoải mái vì không ai nuôi chúng nhưng cũng chẳng ai bắt chúng để ăn thịt cả. Chúng rất hiền chứ không dữ dằn. Thậm chí khi đến Bồ Đề Đạo Tràng tôi còn bắt gặp cả đàn lợn rừng đi long nhong trên phố nữa chứ ! Ở VN chắc chưa tới 30 giây là bị bắt ráo

Sau khi ghé LuckNow ăn trưa, sư cô Huệ Liên lên xe khác để nhường thầy Thích Nhật Từ lên hướng dẫn cho xe số 2 của chúng tôi. Sóng gió nổi lên từ đây :-P

Thầy bắt đầu vài bài Pháp, thầy có nói về sự ngộ nhận của giới cư sĩ tại gia khi cứ học theo cách tu của giới tu sĩ xuất gia dẫn đến bất ổn trong gia đình vì tu xuất gia là buông bỏ tất cả, người cư sĩ tại gia vẫn còn trách nhiệm với gia đình, với công ăn việc làm, với hàng xóm xung quanh, nếu chấp nhận 1 bề buông bỏ thì nên xuất gia, không nên làm cái việc thân cư sĩ mà tâm thì tu sĩ, nếu không thể buông bỏ được thì phải tu theo kiểu cư sĩ tại gia. Điều này Đức Phật có chế định rõ và có các bài Kinh cho giới cư sĩ như Kinh Thiện Sinh, Kinh Người Áo Trắng... Hiện tại sự ngộ nhận về cách tu của người cư sĩ tại gia khiên cho gia đình của người đó đôi lúc không thể thông cảm được, VD như các bạn cứ nghĩ xem thế nào khi mà có người trong nhà bỏ hết công ăn việc làm, trách nhiệm gia đình, hỏi đến thì nói là vì tôi đang tu, không được phép tham chấp vào các việc linh tinh đó ??? Nếu đã quyết 1 bề bỏ thì vào chùa xuất gia đi. Thầy Thích Nhật Từ có nói thầy đang soạn 1 sách tập hợp các bài Kinh cho giới cư sĩ tại gia, trong năm tới sẽ xuất bản

Sau đó thầy nói về cách tu của Tịnh Độ Tông, thầy nói rằng hiện nay có quá nhiều sự ngộ nhận về Tịnh Độ Tông do không hiểu hết ý của các Tổ. Ngộ nhận lớn nhất chính là chỉ niệm Phật là có thể vãng sanh ! Thầy có nói 1 câu trong Kinh A Di Đà "Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu". Thầy không hề phủ định rằng niệm Phật chẳng có chút phước đức, công đức. Tuy nhiên nếu chỉ 1 bề lo niệm Phật thì căn lành, phức đức, công đức ấy chẳng thể đủ, cho dù bỏ cả 24h mỗi ngày niệm Phật đi chăng nữa. Niệm Phật chính là chánh niệm, trong khi Kinh Tứ Diệu Đế nói rõ con đường Bát Thánh Đạo có đến 8 yếu tố. Chỉ niệm Phật thì ta chỉ đạt được 1 yếu tố. Tôi rất đồng tình với thầy vì tôi ngoài việc niệm Phật, ta còn phải trì Ngũ Giới, hành Thập Thiện và hành Lục Độ Ba-la-mật thì mới tròn đầy công đức mà vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc được. Như sau khi về cõi Tây Phương Cực Lạc thì thế nào ? Ở đó hưởng sự an vui ? Theo tôi, cõi Tây Phương Cực Lạc như là 1 trường Đại Học chuyên tu cho các vị Bồ Tát, sau khi ở cõi đó được Phật A Di Đà khai mở trí huệ thì phải phát tâm quay về các cõi Uế Độ mà độ cho chúng sanh. Chứ ở lì đó mà hưởng sự an lạc thanh tịnh thì cõi Tây Phương Cực Lạc có khác chi Thiên Đường của Công Giáo hoặc Hồi Giáo ? Phần lớn Phật tử Tịnh Độ Tông đều không nghĩ đến việc sau khi về cõi Tây Phương Cực Lạc ta làm gì nữa, chắc chỉ 1 bề mong đến đó để hưởng sự an vui. Hạng người ích kỷ này có thể được Phật A Di Đà rước không ? Các bạn cứ hỏi vị Phật tại tâm của các bạn sẽ rõ. Các bạn hãy nhìn tấm gương của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, vì sao Ngài vẫn còn xông pha ở cõi Ta Bà để độ chúng sanh ? Rồi nếu ai cũng về cõi Tây Phương Cực Lạc an nhàn ở đó luôn thì cõi Ta Bà của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật bỏ cho ai đây ???

Vì thầy đả phá quan niệm chỉ chuyên 1 bề niệm Phật mà không lý gì đến các yếu tố khác của Bát Thánh Đạo nên các Phật tử Tịnh Độ Tông trên xe bắt đầu ngấm ngầm bất mãn với thầy, Tuy nhiên cơn bão chỉ bắt đầu hình thành chứ chưa nổ ra :D Xin nói rõ tôi cũng là Phật tử Tịnh Độ Tông nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với thầy, những câu hỏi bên trên chính là xuất phát từ tôi chứ thầy Thích Nhật Từ chỉ dừng ở chỗ khuyên nên tu cho đúng Tứ Diệu Đế (Bát Thánh Đạo)

Đường đi rất dài nên đến 8h tối mới đến khách sạn, ai nấy đều mệt phờ


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ngày thứ tư : Sravasti - Kapilavastu

Trong những ngày ở Ấn Độ, đoàn chủ yếu ở trọ trong chuỗi khách sạn Lotus Nikko

http://imageshack.us/a/img824/6518/hnhh ... y04400.jpg

Sau khi ăn sáng, đoàn bắt đầu khởi hành đến 2 địa điểm đầu tiên : nơi Đức Phật độ Angulimala (Vô Não) và nhà của ông Cấp Cô Độc, cách khách sạn không đến 2km

Nơi Đức Phật độ Angulimala, người ta xây 1 cái tháp để tưởng nhớ sự kiện này. Những cái tháp tưởng niệm thường là đặc ruột và hình tròn, đường kính rất rộng vài chục mét trở lên. Đây là 1 số hình ảnh địa điểm này :

http://imageshack.us/a/img84/3382/hnhhn ... y04404.jpg

Cây Bồ Đề, các bác có thể thấy cây Bồ Đề khắp nơi trên đất Ấn Độ, không riêng ở các Phật Tích vì cây Bồ Đề cho bóng mát rất tốt và cung cấp ôxy rất hiệu quả

http://imageshack.us/a/img96/4301/hnhhn ... y04406.jpg

http://imageshack.us/a/img402/4156/hnhh ... y04408.jpg

http://imageshack.us/a/img5/722/hnhhngp ... y04409.jpg

http://imageshack.us/a/img221/5166/hnhh ... y04411.jpg

http://imageshack.us/a/img442/3512/hnhh ... y04413.jpg

http://imageshack.us/a/img18/9928/hnhhn ... y04414.jpg

Ở đây, thầy Thích Nhật Từ bắt đầu kể điển tích về Tôn giả Angulimala, sau đó cả đoàn đọc bài Chú Đại Bi tán thán lòng từ bi nhẫn nại của Đức Phật khi độ cho Tôn giả Angulimala, cởi bỏ chấp kiến sai lầm

Sau đó, cả đoàn lại qua bên kia đường để tham quan nền nhà ông Cấp Cô Độc. Hai địa điểm gần sát nhau chỉ cách có mặt đường. Tấm hình bên dưới này các bác có thể thấy tháp tưởng niệm sự kiện Angulimala ở ngay phía sau, bên kia đường

http://imageshack.us/a/img402/1350/hnhh ... y04420.jpg

Thầy Thích Nhật Từ giảng về hạnh bố thí, cúng dường, gieo nhân lành mà không mặc cả nhân quả. Thật là 1 thời Pháp vô cùng lợi lạc, vì ai cúng dường đều có tâm mong cầu này nọ không nhiều thì ít, chẳng ai tránh khỏi, nay nhờ thầy nhắc nhở nên điều chỉnh lại tâm mình thanh tịnh hơn. Nhân đã gieo thì quả ắt trổ, không cần mong cầu, nhân nào quả nấy, không có chuyện mong cầu mà ra kết quả nhiều hơn hay khác đi, không thể gieo hạt ớt mà cầu nguyện mọc thành cây mít được. Phàm nhân lành thì cứ vô tư mà gieo, cứ làm tự nhiên như việc phải làm như hít thở, ăn uống

Nền nhà ông Cấp Cô Độc tất nhiên chỉ còn là phế tích như bao địa điểm sắp tham quan khác, trải qua vài nghìn năm thì cái gì mà còn ? Như vậy chúng ta lại được chiêm nghiệm 1 cách sâu sắc về vô thường. Ai nấy đều có một chút bùi ngùi dâng lên trong long, cho thấy của cải tài sản chỉ là phương tiện, rồi cũng có lúc rời bỏ ta mà đi.

Người có trí biết tin sâu vào nhân quả thì mượn phương tiện đó mà giúp đời, giúp người mang lại biết bao lợi lạc cho bản thân và mọi người xung quanh, kẻ ngu si thì lấy đó làm mục đích mà trộm cắp, lừa gạt, tàn hại biết bao nhiêu người mà lòng tham thì chẳng bao giờ biết đủ. Rồi đến lúc nhắm mắt xuôi tay, người trí nở nụ cười thanh thản vì đã kịp dùng phương tiện mà giúp mình và giúp biết bao nhiêu người, kẻ ngu thì cuống cuồng hối tiếc khóc than vì đã tốn thời gian quý báu của thân người mà vơ vét của cải để đến lúc ra đi chẳng ôm theo được gì ngoài cái nghiệp tham lam bỏn xẻn tệ hại của mình.

Xin thành tâm tri ân và kính phục tấm lòng hoan hỷ cúng dường bảo trợ Tăng Đoàn và trí huệ do tin sâu vào Nhân Quả của ông Cấp Cô Độc

http://imageshack.us/a/img51/1056/hnhhn ... y04421.jpg

http://imageshack.us/a/img844/9603/hnhh ... y04418.jpg

Đây là 2 vị sư theo phái Nam Tông chắc cũng đang hành hương. Các vị trong đoàn sau khi nghe thời Pháp về hạnh bố thí, cúng dường nên nô nức cúng dường cho 2 vị này

http://imageshack.us/a/img210/8089/hnhh ... y04424.jpg

Rời khỏi 2 địa điểm trên, đoàn đến vườn Jetvana Vihar (Kỳ Thọ Cấp Cô Độc). Địa điểm tham quan đầu tiên là cây Bồ Đề do Tôn giả Anan trồng, chắc các bác biết sự tích về cây Bồ Đề này ? Do Đức Phật có lúc không an cư kiết hạ tại đây, các Phật tử thương nhớ Ngài quá mà không biết làm sao để gặp nên Tôn giả Anan xin với Đức Phật cho phép chiết nhánh cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng trồng tại đây, thấy cây này cũng như thấy Đức Phật. Ngài đồng ý. Tôn giả Mục Kiền Liên liền dung thần thông bay đến Bồ Đề Đạo Tràng chiết lấy nhánh và đem về trồng ngay trong ngày. Tất nhiên cây Bồ Đề hiện nay phải là cháu chắt gì đó của cây Bồ Đề Anan vì Phật tử chúng ta đều hiểu vô thường có tha cho ai bao giờ, làm sao cây Bồ Đề gốc đó tồn tại sau bao nhiêu nghìn năm được

Dưới gốc cây Bồ Đề này, đoàn đọc bài Kinh Từ Tâm, sau đó thầy Thích Nhật Từ có 1 thời Pháp ngắn. Sau thời Pháp cả đoàn tản ra chụp ảnh. Không thể kiếm được lá Bồ Đề rụng xuống vì đây là cây Bồ Đề thiêng nên dân Ấn Độ họ lượm hết để bán cho du khách

http://imageshack.us/a/img171/1329/img491x.jpg

http://imageshack.us/a/img411/6375/img492.jpg

Đảnh lễ :

http://imageshack.us/a/img820/6406/img495y.jpg

Ở đây có các vị tu sĩ đang tu học, nhiều người trong đoàn tiếp tục phát tâm cúng dường đến họ trong đó có mẹ tôi

Cả đoàn bắt đầu đi tiếp đến hương thất của Đức Phật trong khu vườn này, nhiều người nói đùa rằng ráng tìm kiếm dưới đất biết đâu lượm được miếng vàng còn sót lại khi ông Cấp Cô Độc trải vàng mua khu vườn. Khi đến nơi, cả đoàn bắt đầu đi nhiễu 3 vòng quanh hương thất và niệm hồng danh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai nấy đều xúc động như đứa con lâu ngày được trở về nhà thăm cha.

Có rất nhiều đoàn chờ đến lượt vì đoàn Việt Nam này quá đông, họ lẳng lặng kiếm chỗ mát mẻ ngồi chờ. Sau khi nhiễu xong 3 vòng là đến phần chụp ảnh tự do, tất nhiên là trong sự thành kính trang nghiêm, có các thầy cô hướng dẫn. Các đoàn kia vẫn kiên nhẫn chờ đợi mặc dù nắng bắt đầu lên, thế mới thấy Phật tử ở đâu cũng rất hiền lành, hoà nhã

Lối đi nhiễu quanh hương thất

http://imageshack.us/a/img233/641/img506z.jpg

Cảnh bao quát

http://imageshack.us/a/img4/7466/img503q.jpg

http://imageshack.us/a/img152/9594/img507.jpg

http://imageshack.us/a/img209/272/img509h.jpg

Hương thất của Đức Phật, rất giản dị

http://imageshack.us/a/img715/9761/img511r.jpg

Đảnh lễ

http://imageshack.us/a/img829/6387/img518y.jpg

http://imageshack.us/a/img825/724/img519g.jpg

Nương nhờ bóng mát

http://imageshack.us/a/img29/7804/img520y.jpg

Sau khi đó thầy Thích Nhật Từ có 1 thời Pháp dài khoảng hơn 1h để nói về vô thường. Sau thời Pháp này, đoàn trở ra cổng và đi ngang các địa điểm sau :

Nới Đức Phật giảng Pháp (rất gần hương thất)

http://imageshack.us/a/img194/9574/img523t.jpg

Hồ Kỳ Viên

http://imageshack.us/a/img411/7299/img536b.jpg

http://imageshack.us/a/img829/8358/img529ng.jpg

Tháp tưởng niệm Bồ Tát Si-va-lý

http://imageshack.us/a/img248/8544/img531n.jpg

http://imageshack.us/a/img41/7565/img533j.jpg

Trong vườn có khá nhiều khỉ sống tự do, chúng không hề sợ người. Ai kiếm chuyện với chúng là mệt với những người theo đạo Hindu vì họ xem khỉ là con cháu của thần Hanuman

http://imageshack.us/a/img825/9482/img535f.jpg

http://imageshack.us/a/img411/7299/img536b.jpg

Sau khi rời khỏi vườn Jetvana Vihar, đoàn quay trở về khách sạn. Trên đường về, đoàn ghé địa điểm nơi Đức Phật dùng thần thông bước lên cõi Trời để thuyết Pháp độ Phật mẫu Maya

Đường đi rất dốc và khá nguy hiểm vì 2 bên bờ vực không có rào chắn, không cao lắm, nhưng cũng mệt nếu té xuống. Đi lên thì mệt nhưng không nguy hiểm, đi xuống thì lại dễ bị trợt chân do đường đầy đá dăm

http://imageshack.us/a/img41/7565/img533j.jpg

http://imageshack.us/a/img717/6827/img538s.jpg

http://imageshack.us/a/img440/354/hnhhn ... y04425.jpg

http://imageshack.us/a/img440/354/hnhhn ... y04425.jpg

http://imageshack.us/a/img819/474/hnhhn ... y04429.jpg

Bục đá là nơi tương truyền Đức Phật bước lên

http://imageshack.us/a/img189/2466/hnhh ... y04432.jpg

http://imageshack.us/a/img690/3631/hnhh ... y04436.jpg

Sau khi ăn trưa, đoàn lại tiếp tục đi tới thành Ca Tỳ La Vệ. Thành Ca Tỳ La Vệ nằm vắt qua 2 nước Ấn Độ và Nepal, tuy nhiên phía Ấn Độ chỉ dài có 1km, bên Nepal dài khoảng 18km

Nơi đây người ta khai quật được tháp thờ Xá Lợi của Đức Phật và có 1 phế tích tương truyền là 1 trong 3 cung điện mà vua Tịnh Phạn đã xây cho Thái tử Tất Đạt Đa. Chẳng có điều gì chứng minh phế tích đó là cung điện của Thái tử, có thể vì Ấn Độ cay cú việc mình chỉ sở hữu 1km của thành Ca Tỳ La Vệ nên đã nói như vậy

Khi đến tháp thờ Xá Lợi của Đức Phật, đoàn đi nhiễu 3 vòng và niệm hồng danh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thầy Thích Nhật Từ có nói về lịch sử khai quật địa điểm này, hiện tại Xá Lợi của Đức Phật tại địa điểm này đã được đưa về Bảo Tàng tại New Delhi, chúng ta sẽ ghé đến đó xem vào ngày cuối cùng của hành trình

Bảng hướng dẫn

http://imageshack.us/a/img835/5237/hnhh ... y04471.jpg

Đi nhiễu

http://imageshack.us/a/img577/2623/hnhh ... y04444.jpg

Tháp

http://imageshack.us/a/img839/9754/hnhh ... y04440.jpg

http://imageshack.us/a/img831/9662/hnhh ... y04446.jpg

Đỉnh tháp, nơi để bình chứa Xá Lợi của Đức Phật

http://imageshack.us/a/img703/5123/hnhh ... y04461.jpg

Chiều buông xuống rất nhanh

http://imageshack.us/a/img6/249/hnhhngp ... y04460.jpg

Do phế tích cung điện cách 1 khoảng so với tháp Xá Lợi nên đoàn phải nhanh chóng rời đó, sau khi thăm phế tích còn phải đến biên giới Nepal để làm thủ tục nhập cảnh. Đây là ảnh của phế tích cung điện

http://imageshack.us/a/img696/8287/hnhh ... y04479.jpg

http://imageshack.us/a/img687/1824/hnhh ... y04482.jpg

http://imageshack.us/a/img687/1824/hnhh ... y04482.jpg

http://imageshack.us/a/img651/9263/hnhh ... y04483.jpg

http://imageshack.us/a/img94/4476/hnhhn ... y04484.jpg

http://imageshack.us/a/img27/8611/hnhhn ... y04485.jpg

http://imageshack.us/a/img525/1962/hnhh ... y04477.jpg

http://imageshack.us/a/img6/5889/hnhhng ... y04478.jpg

Thầy Thích Nhật Từ vẫn tươi rói nét mặt mặc dù đã qua 1 ngày xông pha nhiều địa điểm và tốn nhiều hơi sức để giảng nhiều thời Pháp

http://imageshack.us/a/img843/3159/hnhh ... y04486.jpg

Thế là đã xong chương trình ngày thứ tư, đoàn bắt đầu hướng về biên giới Nepal và làm thủ tục nhập cảnh. Thủ tục nhập cảnh mất khoảng 1 tiếng đồng hồ, trong thời gian đó ai nấy đều không được ra khỏi xe. Sau khi hoàn tất đoàn hướng về khách sạn Maha Maya Garden để nhận phòng và ăn tối. Ai nấy đều mệt nhưng đều háo hức vì ngày mai đã được đến điểm đầu tiên của Tứ Động Tâm : Lâm Tỳ Ni
Sửa lần cuối bởi TuDragon76 vào ngày 24/10/12 22:42 với 1 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ngày thứ năm : Lumbini - Kapilavastu - Kushinagar

Hôm nay đoàn đã ở trên đất nước Nepal, người Nepal rất mộ đạo Phật, ở hầu hết ngã tư đường có đặt 1 tượng Phật, rất nhiều bia đá hoặc bảng được đặt khắp nơi trên đó có ghi lời nguyện trì Ngũ Giới (Tôi nguyện, không sát hại sanh mạng. Tôi nguyện…) bằng tiếng Anh như 1 lời nhắc nhở. Phụ nữ bên xứ Nepal tham gia và công việc xã hội như đàn ông, không có phân biệt như ở Ấn Độ. Tiền Nepal mất giá hơn so với tiền Ấn Độ (10 rupee Nepal đổi được 6 rupee Ấn Độ) và họ chấp nhận xài tiền Ấn Độ của du khách

Sau khi ăn sáng, đoàn khởi hành đi Lâm Tỳ Ni. Tôi thật sự cảm thấy hồi hộp vì được đến điểm đầu tiên của Tứ Động Tâm. Đây là 1 vài hình ảnh trên lối đi vào (khoảng 1km) :

http://imageshack.us/a/img37/909/dsc00490rm.jpg

http://imageshack.us/a/img716/5021/dsc00491h.jpg

http://imageshack.us/a/img835/3554/dsc00492tu.jpg

http://imageshack.us/a/img203/4000/dsc00493cd.jpg

http://imageshack.us/a/img163/9716/dsc00494gi.jpg

http://imageshack.us/a/img163/7293/dsc00495q.jpg

http://imageshack.us/a/img255/8305/dsc00497g.jpg

Sau khi đi khoảng 1km, đến cổng thì tất cả phải bỏ dép bên ngoài. Từ cổng ta có thể thấy chùa Phật mẫu Maya, bên trong chính là địa điểm nơi Đức Phật đản sanh

http://imageshack.us/a/img213/2946/dsc00498ot.jpg

http://imageshack.us/a/img338/2593/dsc00499do.jpg

Bên trong không cho phép chụp ảnh, tôi cố gắng chụp 1 tấm nhưng lập tức bị nhắc nhở. Bên trong được canh gác bởi quân đội chứ không phải là nhân viên an ninh dân sự bình thường

http://imageshack.us/a/img571/5378/dsc00502u.jpg

Bên dưới vách đá có 1 phiến đá, phiến đá đó chính là nơi Đức Phật đản sanh. Bức ảnh rất có giá trị đối với đoàn vì chỉ có 1 thầy tranh thủ lúc đảnh lễ chụp lén. Năn nỉ cỡ nào lực lượng an ninh cũng lạnh lùng lắc đầu từ chối. Văn hoá của Nepal có lẽ giống Việt Nam nên các bác có thể thấy tiền cúng dường rải tùm lum không có sự trang nghiêm chút nào

http://imageshack.us/a/img831/5844/lumb ... tnsanh.jpg

Sau khi vào được bên trong, đoàn đi nhiễu 3 vòng quanh phiến đá và niệm hồng danh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mọi người đều dấy lên trong tâm sự biết ơn với sự đản sanh của Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác đem lại ánh sang chân lý và lợi lạc cho mọi chúng hữu tình và vô tình

“Bảy đoá sen vàng nâng gót ngọc
Ba ngàn thế giới đón Như Lai”

Chúng con nay có phước báo được đến đảnh lễ nơi đản sanh của Đức Từ Phụ, dâng trọn lòng thành kính tri ân tâm Từ Bi vô lượng luôn thương nghĩ đến chúng sanh trôi nổi trong ba cõi sáu đường mà đản sanh xuống cõi Ta Bà uế trược, dụng công và dụng tâm không mệt mỏi, nhẫn nại vô biên chỉ dạy cho chúng sanh đường ngay nẻo chánh mau quay về với Chân Tâm Thường Tịnh, không còn bị đảo điên điên đảo. Lòng Từ Bi vô lượng luôn nhẫn nại và từ mẫn vượt thắng mọi dèm pha, nghi ngờ, xúc phạm; chỉ một lòng mong đàn con dại có được trí huệ và đạo đức để có thể đứng vững trên đôi chân của chính mình, giúp đỡ lẫn nhau hầu nhanh chóng quay về bờ Giác. Chúng con làm sao có thể trong một vài câu nói có thể nói hết được công ơn của Đức Từ Phụ ? Cho dẫu chúng con có nói trong hết một kiếp này cũng không thể nào hết được !

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

Sau khi đảnh lễ nơi Đức Phật đản sanh, đoàn phải rời khỏi ngôi chùa vì có rất nhiều đoàn khác đến đảnh lễ, có thể nói dòng người gần như không dứt. Riêng đoàn Việt Nam chiếm nhiều thời gian nhất vì còn đi nhiễu 3 vòng nên các đoàn khác buộc phải chờ ngoài cửa, 102 người đi nhiễu không còn không gian để cho đoàn khác vào. Một số hình ảnh xung quanh ngôi chùa

http://imageshack.us/a/img692/1584/dsc00500el.jpg

http://imageshack.us/a/img441/8437/dsc00503cz.jpg

Hồ nước nơi Phật mẫu Maya tắm sau khi sanh

http://imageshack.us/a/img28/8299/dsc00504hx.jpg

http://imageshack.us/a/img834/5034/dsc00513ib.jpg

http://imageshack.us/a/img4/286/dsc00512vo.jpg

Có vài chú rùa và cá bên dưới, lâu lâu lại nổi lên

http://imageshack.us/a/img62/1298/dsc00514h.jpg

http://imageshack.us/a/img822/43/dsc00516wh.jpg

Đoàn ra tham quan trụ đá vua A Dục đánh dấu lúc Ngài đến viếng nơi này. Trụ đá này đã hư hỏng phần đầu do Hồi Giáo phá hoại

http://imageshack.us/a/img221/8991/dsc00505i.jpg

http://imageshack.us/a/img821/1619/dsc00507xe.jpg

Sau đó đoàn ra gốc cây Bồ Đề bên cạnh hồ nước để tụng 1 thời Kinh Phước Đức. Thầy Thích Nhật Từ có 1 thời Pháp dài

http://imageshack.us/a/img834/160/dsc00515yn.jpg

http://imageshack.us/a/img141/4081/dsc00518u.jpg

http://imageshack.us/a/img855/5263/dsc00519l.jpg

Trong khi ngồi nghe thời Pháp, tôi thấy có rất nhiều kiến đen rất to chạy lăng xăng khắp nơi. Nếu so với kiến vàng ta thường thấy ở VN, chiều dài chúng dài gấp rưỡi, đường kính 2 phần ngực, bụng to gấp 3 lần, riêng đầu rất to có thể gấp 6 lần ! Hai cặp càng của chúng không thể đưa ra thụt vô như kiến vàng mà lúc nào cũng chìa ra ngoài, càng cua như thế nào thì đầu chúng có hình dạng như thế. Lạ một điều là chúng rất hiền, chạy đến gần người là chúng tránh ra xa, không như mấy con kiến khác ta thường thấy ở VN đụng người là cắn. Trong suốt chuyến đi tôi chỉ thấy loại kiến này, không hề thấy các loại kiến ta thường thấy ở VN như kiến đen, kiến lửa, kiến vàng, kiến hôi. Và có khá nhiều khỉ sống trong khu vực này

http://imageshack.us/a/img843/3721/dsc00520sz.jpg

Sau thời Pháp, đoàn trở về khách sạn dùng cơm trưa

Tượng Phật trước sân khách sạn

http://imageshack.us/a/img6/5729/img543.jpg

Đoàn khởi hành đi thành Ca Tỳ La Vệ phía bên Nepal, nơi đây có 3 địa điểm tham quan : phế tích cổng Bắc và tháp tưởng niệm Tôn giả La Hầu La, phế tích cổng Đông, 2 tháp tưởng niệm Phật mẫu Maya và vua Tịnh Phạn

Phế tích cổng Bắc cũng chẳng còn nhiều, chỉ còn trơ vài hàng gạch. Đây là nơi Tôn giả La Hầu La chạy theo Đức Phật và xin gia tài của Ngài

http://imageshack.us/a/img802/2240/dsc00527f.jpg

http://imageshack.us/a/img266/1936/img544.jpg

Đây là tháp tưởng niệm nơi Đức Phật hỏi Tôn giả La Hầu La có muốn xuất gia hay không

http://imageshack.us/a/img89/2736/dsc00531f.jpg

Đoàn rời khỏi đó và đi qua khu phế tích cổng Đông. Độ dày tường thành khoảng 2m

http://imageshack.us/a/img705/9879/dsc00538er.jpg

http://imageshack.us/a/img507/9695/dsc00539h.jpg

Các công trình phụ :

http://imageshack.us/a/img201/783/dsc00540m.jpg

http://imageshack.us/a/img821/4979/dsc00541un.jpg

http://imageshack.us/a/img87/7932/dsc00543ty.jpg

Sau đó đoàn đi sâu vào trong. Trong đây có 1 phế tích được cho là 1 trong 3 cung điện của Thái tử Tất Đạt Đa

http://imageshack.us/a/img255/8339/dsc00544yg.jpg

Lại đi tiếp vào trong nữa ta có thể thấy 1 cái gò ở xa xa, đó là nơi con ngựa Kiền Trắc sau khi quay về đến thành Ca Tỳ La Vệ đã gục chết vì thương nhớ Thái tử Tất Đạt Đa

http://imageshack.us/a/img840/4788/dsc00548zj.jpg

http://imageshack.us/a/img171/7738/dsc00547vh.jpg

Đi bộ thêm khoảng 3km, băng qua ruộng lúa và 1 ngôi làng rất nghèo, đoàn đến cụm 2 tháp tưởng niệm Phật mẫu Maya và vua Tịnh Phạn

http://imageshack.us/a/img443/7688/dsc00552f.jpg

http://imageshack.us/a/img577/2159/dsc00551to.jpg

http://imageshack.us/a/img62/5606/dsc00550u.jpg

Đoàn đi nhiễu 3 vòng quanh cụm 2 tháp này để tỏ lòng biết ơn đến Phật mẫu Maya và vua Tịnh Phạn

Quay trở ra, đoàn đến thăm nơi tương truyền là chốn đản sanh của vị Phật quá khứ Nhiên Đăng. Tại đây vua A Dục cũng cho dựng 1 cột đá tưởng niệm nhưng đã bị Hồi Giáo đập gãy

http://imageshack.us/a/img822/6376/dsc00564wm.jpg

http://imageshack.us/a/img11/2809/dsc00562sn.jpg

http://imageshack.us/a/img571/5139/dsc00563a.jpg

http://imageshack.us/a/img32/1021/dsc00566f.jpg

http://imageshack.us/a/img94/3971/dsc00569kq.jpg

Tượng Phật Nhiên Đăng

http://imageshack.us/a/img641/6038/dsc00570jd.jpg

Sau đó đoàn đi đến dòng sông lịch sử nơi hơn 70.000 người tộc Thích Ca (Sakya) bị vua Tỳ Lưu Ly đuổi theo đến đây giết sạch để trả mối hận bị hạ nhục, Chắc các bác biết câu chuyện về vua Tỳ Lưu Ly ? Dòng họ Thích Ca đã lừa gả 1 người nữ xinh đẹp thuộc giai cấp nô lệ cho vua Ba Tư Nặc và sanh ra Thái tử Tỳ Lưu Ly. Khi Thái tử Tỳ Lưu Ly quay về quê mẹ thì luôn bị chế giễu bởi các công tử của tộc Thích Ca và phân biệt đối xử, đỉnh cao là có 1 lần Thái tử bắt gặp các nô lệ kỳ cọ rửa cái ghế mà Thái tử đã ngồi vì các công tử tộc Thích Ca cho rằng đã bị nhiễm bẩn giai cấp. Ôm mối hận lòng, Thái tử Tỳ Lưu Ly sau khi chiếm ngôi vua Ba Tư Nặc đã 3 lần phát binh đi bình địa tộc Thích Ca. Hai lần đầu nhờ có Đức Phật chặn đường khuyên giải nên vua Tỳ Lưu Ly nén hận quay về, lần thứ ba biết Đức Phật đã nhập hạ nên vua Tỳ Lưu Ly xuất binh chinh phạt thành Ca Tỳ La Vệ. Thành Ca Tỳ La Vệ đương nhiên không thể chống nổi quân đoàn hùng mạnh nên thất thủ, Tộc Thích Ca buộc phải tháo chạy về phía dòng sông này và quân của vua Tỳ Lưu Ly đã đuổi đến đây giết sạch hơn 70.000 người không sót người nào ! Lòng hận thù thật đáng sợ !

Tuy nhiên, trong đêm hôm đó, chủ quan do đã chiến thắng, quân đoàn này cắm trại bên bờ sông tiệc tùng và ngủ say. Lúc nửa đêm, một cơn lũ đã tràn xuống quét sạch không còn ai sống sót ! Nhân quả xảy ra ngay lập tức !

Nơi đây, đoàn đọc Bát Nhã Tâm Kinh như để giải toả hận thù xưa giữa 2 bên cũng như cảnh tỉnh chính mình không nên ôm mối hận trong tâm để mà hại mình hại người

http://imageshack.us/a/img198/7360/dsc00573ue.jpg

http://imageshack.us/a/img641/4783/dsc00572hq.jpg

http://imageshack.us/a/img690/2623/dsc00571np.jpg

Đoàn tiếp tục đi đến tham quan chùa Việt Nam Phật Quốc Tự của thầy Huyền Diệu. Thầy Huyền Diệu là Việt kiều bên Pháp. Thầy có kêu gọi đóng góp xây 2 ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự : 1 ở Nepal gần Lâm Tỳ Ni (là ngôi chùa đoàn đang đến) và 1 ở Bồ Đề Đạo Tràng. Rất khó gặp thầy vì thầy di chuyển suốt ở 3 nơi : Pháp, Lâm Tỳ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng. May mắn làm sao đoàn gặp được thầy ! Có rất nhiều đoàn đến không hề được gặp. Thầy Huyền Diệu có 1 thời Pháp chia sẻ về “vũ khí” tình thương, một loại vũ khí tối thắng khuất phục được mọi hận thù. Trong đoàn ai nấy đều hân hoan khi được nghe thời Pháp bổ ích này. Thầy có tặng mỗi người 1 cuốn Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nhưng thầy cũng đe là thỉnh về phải đọc, không đọc thầy đòi lại ! Không chụp được hình thầy Huyền Diệu vì thầy nói nửa thật nửa đùa rằng thầy không thích làm người mẫu

http://imageshack.us/a/img854/6973/dsc00577ug.jpg

Tượng 3 vị Phật : Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư

http://imageshack.us/a/img528/9876/dsc00575ck.jpg

Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt

http://imageshack.us/a/img51/1720/dsc00576a.jpg

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

http://imageshack.us/a/img811/7102/dsc00578dh.jpg

Đoàn trở về khách sạn để ăn tối và nghỉ ngơi. Hôm sau sẽ trở lại Ấn Độ và đến Kushinagar


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ngày thứ sáu : Lumbini - Kushinagar

Sau khi ăn sáng và làm thủ tục trả phòng, đoàn chuẩn bị ra xe quay về Ấn Độ và đi đến Câu Thi Na (Kushinagar) nơi Đức Phật nhập Niết Bàn. Không thể đi theo thứ tự Tứ Động Tâm (Lâm Tỳ Ni - Bồ Đề Đạo Tràng - Lộc Uyển - Câu Thi Na) vì địa điểm nào gần thì đi trước. Tôi tranh thủ chụp vài bức ảnh tượng Phật trong vườn khách sạn

http://imageshack.us/a/img171/5601/dsc00581mc.jpg

http://imageshack.us/a/img267/8558/dsc00579up.jpg

http://imageshack.us/a/img546/5195/dsc00580b.jpg

Đó là 1 căn phòng nằm cuối khu vườn, 3m x 3m, không hề có lư hương như ta thường thấy trong các chùa, chỉ có 1 tượng Phật Thích Ca Mâu Ni để Phật tử đảnh lễ. Có vẻ đơn giản

Cả đoàn lên xe hướng về biên giới làm thủ tục xuất cảnh. Thủ tục xuất cảnh kỳ này nhanh chóng, chỉ khoảng 15' do thầy Thích Nhật Từ đã ra đó từ trước để làm thủ tục. Trong khi cả đoàn đang nhàn nhã ăn sáng thì thầy ăn vội để ra đó trước lo thủ tục cho đoàn. Thật chu đáo !

Trên xe của tôi hôm nay do sư cô Huệ Liên phụ trách hướng dẫn. Nghe sư cô nói chuyến đi hành hương 19/11 tới đã bị huỷ bỏ do thầy Thích Nhật Từ bận công việc đột xuất mà tôi nổi cả da gà ! Số là tôi tính đi đợt tới vì 19/11 là ngày sinh nhật của tôi, đồng thời lúc đó thời tiết cũng đã mát mẻ dễ chịu hơn, vả lại khi đăng ký thì đã qua hạn chót của đợt 06/10; mẹ tôi lại không đồng ý vì kéo dài đến đó biết đâu tôi kiếm được việc làm mới thì lại không đi được, cúng tôi đã dò hỏi và biết được vẫn còn trống 20 chỗ nên đăng ký luôn đợt này. Hú vía ! Đến lúc này thì tôi cảm thấy mình được chư Phật và chư Bồ Tát thương, run rủi khiến cho đi đợt này chứ mà đợi đợt sau là trớt quớt. Đến tháng 2 năm sau mới có đợt đi tiếp của thầy Thích Nhật Từ

Nói về cơ duyên để đi thì thầy Thích Nhật Từ có kể cho xe khác nghe 1 trường hợp, sau tôi được nghe kể lại : có 1 đôi vợ chồng lớn tuổi bên Mỹ rất muốn đi hành hương, nhưng đến 8 lần đăng ký đều trật vuột, lúc thì ông bận đột xuất, lúc thì bà bận đột xuất, lúc thì ông bị bệnh đột ngột, lúc thì bà bị, đến lần thứ 9 tưởng đâu êm xuôi thì giữa chuyến đi bà vợ bị trượt chân trong phòng tắm té gãy xương phải quay về Mỹ gấp để mổ !

Trong đoàn cũng có 1 sư cô ở Vũng Tàu, cố gắng đăng ký đi nhiều lần nhưng đều gặp chướng duyên phải huỷ bỏ. Năm nay sư cô quyết tâm phải đi cho được thì lại bị bệnh nặng ! Bệnh này tế nhị của phụ nữ nên không tiện kể ra đây, chỉ biết là chảy máu rất nhiều và phải phẫu thuật cắt bỏ 1 bộ phận quan trọng của người phụ nữ. Sư cô qua cơn bạo bệnh lại càng quyết tâm phải đi cho được vì ai biết đâu được Vô Thường đến lúc nào. Thế là sư cô ngày đêm niệm Phật, niệm Bồ Tát xin gia hộ cho được đi chuyến này, quyết tâm đi chuyến này chứ không chờ chuyến sau mặc dù chỉ cách nhau hơn 1 tháng và mới mổ xong đang trong thời gian dưỡng bệnh. Thế là sư cô khoẻ hẳn và kịp đi, chứ không là cũng hụt chuyến

Sư cô Huệ Liên biết khi đến Câu Thi Na, ai cũng sẽ mang 1 tâm trạng nặng nề thương xót nên đã làm đoàn vui lên bằng cách khích lệ : quý vị đến Tứ Động Tâm là quý vị có phước rất lớn, ít nhất sau khi hết kiếp này các vị sẽ lên cõi Thiên như lời Đức Phật đã dạy Tôn giả Anan trong Kinh Bát Niết Bàn. Tạm thời quý vị cũng như đã ở cõi Thiên vì việc ăn, ngủ, di chuyển đều ở nơi sang trọng, có người phục vụ, chăm lo chứ còn gì nữa ? Hãy rũ bỏ hết những lo toan về cuộc sống, gia đình, bạn bè, công việc... Hãy nhất tâm hướng về Đức Phật, như những đứa con đi tha phương có ngày về thăm lại Cha của mình. Trong 14 ngày này hãy hưởng trọn vẹn hạnh phúc của cõi Thiên giữa trần gian. Ai nấy đều bật cười trước sự khích lệ của sư cô Huệ Liên và cảm thấy mọi mệt mỏi do chuyến đi tan biến. Vâng, hãy tận hưởng hiện tại, hãy bỏ qua quá khứ, không truy cầu tương lai như trong bài Kinh Quán Chiếu Thực Tại :

"Không truy tìm quá khứ
Không ước vọng tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có Pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây
Không động không lung lay
Hãy thực hành như thế !
Không một ai biết trước
Cái chết đến lúc nào
Tử thần có đợi đâu
Làm sao điều đình được
Vì thế nên nỗ lực
Tinh tấn suốt đêm ngày
Tỉnh thức từng phút giây
An trụ trong chánh niệm
Như vậy mới xứng đáng
Người biết sống một mình
Người ấy đã tôn vinh
Đạo nhiệm mầu vô thượng

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !"

Thật là vi diệu ! Đọc xong tôi cảm thấy hân hoan và nhẹ nhõm !

Đoàn đến địa điểm đầu tiên nơi Đức Phật dừng chân trước khi đến điểm nhập Niết Bàn, nơi đây được xây dựng khu tưởng niệm khá đơn sơ, chỉ có 1 căn phòng khá nhỏ, tượng Đức Phật để ở giữa gian phòng giữa 1 cái hồ bắt ấn xúc địa, 1 lối đi hẹp sắt mép tường để người ta có thể đi nhiễu quanh bức tượng

http://imageshack.us/a/img191/4003/dsc00586c.jpg

http://imageshack.us/a/img717/9118/dsc00582yi.jpg

Ở Ấn Độ, phần lớn tượng Phật đều ở tư thế bắt ấn xúc địa hoặc ấn vô uý, ở VN ta không thể thấy các tư thế này. Một điều khá lạ ?

Sau khi tham quan địa điểm này xong, cả đoàn đến nhận phòng ở khách sạn Lotus Nikko khá gần ở đó để ăn trưa

http://imageshack.us/a/img818/4011/dsc00591yi.jpg

Cả đoàn đi tiếp đến điểm thứ 2 của Tứ Động Tâm trong hành trình : chùa Đại Niết Bàn. Không khí lúc nào có vẻ lắng xuống, có vẻ mọi người cố nén cảm xúc

Các hình ảnh bao quát bên ngoài chùa Đại Niết Bàn :

http://imageshack.us/a/img208/9707/dsc00643ny.jpg

http://imageshack.us/a/img708/2566/dsc00592mb.jpg

http://imageshack.us/a/img10/8941/dsc00593wf.jpg

http://imageshack.us/a/img713/2213/dsc00619r.jpg

http://imageshack.us/a/img502/945/dsc00621i.jpg

http://imageshack.us/a/img9/3341/dsc00622qc.jpg

http://imageshack.us/a/img571/3197/dsc00637o.jpg

http://imageshack.us/a/img443/7625/dsc00638nu.jpg

http://imageshack.us/a/img717/8949/dsc00639pf.jpg

http://imageshack.us/a/img542/6995/dsc00640al.jpg

http://imageshack.us/a/img338/6947/dsc00641pi.jpg

http://imageshack.us/a/img339/6389/dsc00642pq.jpg

Đây là loại cây Ta la song thọ, đặc điểm của nó là từ gốc cao lên khoảng 2m thân chẻ ra thành 2 nhánh :

http://imageshack.us/a/img835/5553/dsc00636eh.jpg

Mọi người bỏ dép bên ngoài để vào đảnh lễ bức tượng Phật nhập Niết Bàn rất lớn, tượng Phật được đắp y lớn do các Phật tử các nước cúng dường thường xuyên

http://imageshack.us/a/img443/2551/dsc00629g.jpg

http://imageshack.us/a/img440/3268/dsc00630bs.jpg

http://imageshack.us/a/img855/9020/dsc00631jk.jpg

http://imageshack.us/a/img33/3575/dsc00632o.jpg

http://imageshack.us/a/img839/3809/dsc00633u.jpg

http://imageshack.us/a/img825/7939/dsc00634bo.jpg

http://imageshack.us/a/img15/9898/dsc00635ca.jpg

Vào đây, không khí trở nên trang nghiêm lặng lẽ. Không ai bảo ai tất cả đều trang nghiêm giữ im lặng như để Đức Phật nghỉ ngơi. Đoàn nhiễu quanh tượng Phật 3 lần. Đâu đây bắt đầu có tiếng sụt sịt cố nén lại, tôi cũng cảm thấy nước mắt chực rớt ra ! Đưa mắt tìm mẹ tôi thì thấy mắt bà đã đỏ hoe từ bao giờ. Thế rồi không thể kìm nén hơn được nữa, các bà các cô bắt đầu rớt nước mắt nhưng vẫn cố gắng giữ im lặng, đàn ông thì có bình tĩnh hơn nhưng cũng không thể giấu được xúc động qua vẻ mặt bùi ngùi, các thầy cô thì bình tĩnh hơn hết. Tôi cố gắng kìm nén lắm nhưng nước mắt vẫn chảy ra, tôi không lấy thế làm ngượng vì đây là cảm xúc rất thật

Chúng con xin tri ân Đức Từ Phụ đã trải tâm Từ Bi vô lượng, lo lắng cho chúng con trong suốt cuộc đời trụ thế của mình, đến giờ phút cuối vẫn nhắn nhủ những lời dạy vô cùng bổ ích, khuyến tấn chúng con. Xin đọc lại các câu kệ mà Trời Người cảm thán để thành kính tri ân Đức Từ Phụ

Đại Phạm Thiên vương Thi-khí :

"Thế Tôn xưa từng có thệ nguyện,
Vì chúng con thị hiện Ta-bà;
Che giấu sức tự tại vô lượng,
Dùng pháp thích hợp độ chúng sanh.
Phương tiện giảng thuyết tùy người nghe,
Ai ai cũng đều được an lạc;
Khuyến khích dẫn dụ cho thoát khổ,
Niết-bàn nẻo cuối cùng hướng đến.
Như Lai như mẹ hiền thương con,
Dòng sữa đại bi thường nuôi dưỡng;
Ngờ đâu một sớm dứt ra đi,
Trời, người bơ vơ không chỗ dựa!

Đau đớn thay! Mầm thiện chúng sanh,
Không còn cam lộ giúp tăng trưởng;
Từ nay mầm thiện phải suy diệt,
Nghiệp ác kéo lôi vào nẻo ác.

Thế gian trống rỗng, biết làm sao!
Mắt tuệ chánh chân diệt mất rồi!
Chúng sanh lạc vào đêm tăm tối,
Chìm trong Ba cõi, khổ xoay vần!

Tội lỗi chúng sanh, ai cứu giúp?
Nương xá-lợi Phật được giải thoát;
Nguyện cầu sức đại bi Như Lai,
Che chở cứu giúp con thoát khổ.

Ngờ đâu đau đớn giữa cõi này,
Như Lai buông bỏ, nhập Niết-bàn!"

Thích-đề-hoàn-nhân :

"Như Lai bao kiếp tu hạnh khổ,
Đều vì thương xót mọi chúng sanh.
Thành tựu đạo Vô thượng Chánh giác,
Nuôi dưỡng chúng sanh đồng như con.

Pháp lành ban ra là thuốc quý,
Trị bệnh vượt hơn mọi thầy hay;
Mây đại từ bi che mát chúng,
Mưa tuệ cam lộ tưới khắp cả.

Mặt trời trí tuệ phá vô minh,
Chúng sanh mê mờ gặp Thánh đạo;
Trăng sáng ánh từ soi sáu nẻo,
Ba cõi nhờ ơn được thoát khổ.

Ngờ đâu nay dứt lòng đại bi,
Nhập cảnh Niết-bàn, không ai thấy!
Nay biết nơi đâu, nguyện đại bi?
Nỡ bỏ chúng sanh không luyến tiếc!

Chúng con muôn loài trong Ba cõi,
Như bê con mất mẹ sắp chết;
Bốn chúng nắm tay nhau than khóc,
Đau thương đấm ngực động Ba cõi.
Khổ thay, khổ thay! Hỡi người đời,
Cớ sao một sớm thành côi cút?
Chúng con dứt phước, khổ biết bao!
Mầm thiện úa tàn, không xanh lại.

Cầu mong Pháp bảo, xá-lợi Phật,
Chiếu sáng giúp ta thoát cõi khổ!
Buồn thay! Đau đớn thay! Chúng ta,
Biết bao giờ gặp lại Như Lai?"

Tôn giả A-na-luật :

"Chánh giác Pháp vương nuôi chúng con,
Nhờ dòng sữa pháp, lớn Pháp thân;
Pháp thân chúng sanh nay chưa thành,
Hành trang trí tuệ còn ít ỏi!

Ước chi Pháp âm thường giảng thuyết,
Khiến chúng sanh nghe đều ngộ Đạo;
Thêm ánh đại từ năm sắc chiếu,
Giúp chúng sanh đều được giải thoát.
Cớ sao sớm dứt, nhập Niết-bàn!
Chúng sanh khổ biết nương về đâu?
Đại bi Thế Tôn nay không còn,
Chúng con bơ vơ ắt phải chết!
Tuy rõ biết Thế Tôn phương tiện,
Chúng con không thể không bi thương!
Bốn chúng mê muội, tâm tán loạn,
Buồn đau chấn động khắp Ba cõi!
Thế Tôn riêng vào chốn an vui,
Chúng sanh quá khổ, còn mong gì?

Thuở xưa Thế Tôn vì chúng con,
Nhiều kiếp đầu rơi, tay chân đứt;
Nay thành đạo Vô thượng Chánh giác,
Sao chẳng ở lâu, sớm nhập diệt?
Chúng con Bốn chúng giữa vô minh,
Ma vương vui mừng cởi áo giáp!

Thương thay! Nguyện Thế Tôn đại bi,
Ánh từ xá-lợi soi khắp chúng.
Lại mong Thế Tôn thương Bốn chúng,
Gia hộ Pháp bảo truyền không dứt!

Hận sao không thể chết theo được,
Dẫu chút sống thừa có là bao?
Khổ thay! Đau đớn khôn nhẫn chịu!
Chẳng còn cơ hội gặp Như Lai!"

Tôn giả Anan :

"Con nhờ sức nguyện của Thế Tôn,
May được cùng sanh trong dòng Thích;
Kể từ Như Lai thành Chánh giác,
Đã hai mươi năm theo kề cận.
Hết lòng kính dưỡng, tình chưa trọn,
Một sớm nỡ dứt vào Niết-bàn.
Thương thay! Cay đắng, buồn khổ thay!
Đêm dài vô tận lòng xiết đau!

Thân con chưa thoát mọi nghi tình,
Vỏ bọc vô minh còn kiên cố.
Thế Tôn chưa giúp con phá vỡ,
Sao nỡ sớm dứt nhập Niết-bàn?
Con như trẻ sơ sanh non nớt,
Mất mẹ, không lâu ắt phải chết;
Sao Thế Tôn nỡ đành dứt bỏ,
Riêng ngoài Ba cõi hưởng an vui?

Nay con sám hối trước Thế Tôn,
Hầu Phật hai mươi năm đã tròn;
Đi, đứng, nằm, ngồi nhiều biếng trễ,
Chưa đủ vui lòng đức Thế Tôn.
Nguyện đức Chánh giác đại từ bi,
Ban cho cam lộ, được an vui.
Con nguyện mai sau vô số kiếp,
Luôn được cận kề hầu Thế Tôn.
Ngưỡng nguyện Thế Tôn phóng từ quang,
Chiếu khắp thế gian, cứu độ con.
Đau đớn thay! Tỏ bày khôn xiết!
Nghẹn lời không kể hết Phật ân!"

Đức Phật đã dạy : hãy tự mình bước đi, hãy nâng cao đuốc chánh tín, hãy là ngọn đèn cho chính bản thân. Chúng con ghi nhớ mãi lời dạy đầy thương yêu và trí huệ của Người và nguyện hành trì theo đúng như vậy !

Ở đây, tôi đã gieo mình đảnh lễ Đức Phật và phát nguyện :

- Nguyện cho con đời đời kiếp kiếp luôn được biết và nghe Phật Pháp
- Nguyện cho con được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc Quốc Độ, tu học mau chóng mở trí huệ rồi quay lại lục đạo luân hồi thường hành Bồ Tát đạo cứu độ chúng sanh
- Nguyện cho con có được thần thông có thể đi khắp nơi nghe lời chư Phật, chư Bồ Tát ba đời mười phương giảng thuyết, ghi nhớ và lặp lại chính xác từng chữ từng câu, không thêm, không bớt, không sửa, hầu nói lại cho chúng sanh đang nghi hoặc không rõ Kinh điển đang đọc có phải là chính lời dạy của chư Phật, chư Bồ Tát hay không
- Nguyện cho con luôn là Bồ Tát đi khắp mọi nơi hành đạo không ngừng nghỉ như Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, còn chúng sanh trôi lăn trong lục đạo con sẽ không thành Phật

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

http://imageshack.us/a/img692/3489/dsc00614otgs.jpg

Nơi đây cũng rất đông các đoàn đến đảnh lễ nên đoàn phải nhanh chóng ra lui ra nhường cho đoàn khác vào. Có thể thỉnh 1 số vật như y, gối, miếng thêu hình hoa sen... do các đoàn đến cúng dường

Đoàn tập trung ra bãi cỏ trước sân chùa, thầy Thích Nhật Từ có 1 thời Pháp dài

Trong lúc nghe thời Pháp này, do trời nắng hơi gắt nên tôi có đi xuống hồ nước cạnh đó để rửa mặt, nước trong vắt. Tôi đi trên các cạnh tường và bị trượt chân do rêu quá trơn té đánh tủm xuống nước :-P Chắc Đức Phật đã nghe lời nguyện của con và ấn chứng cho con chăng ? kinhle

http://imageshack.us/a/img801/5779/dsc00620qw.jpg

Sau đó đoàn rời khỏi chùa Đại Niết Bàn để đến địa điểm lễ trà tỳ Đức Phật

http://imageshack.us/a/img703/5030/dsc00646z.jpg

http://imageshack.us/a/img805/4021/dsc00648o.jpg

Đoàn đi nhiễu quanh tháp tưởng niệm, sau đó đọc Kinh Di Giáo. Trời nhanh chóng sụp tối. Đoàn thắp nến dưới chân tháp để tỏ lòng thành kính

http://imageshack.us/a/img843/9748/dsc00658vb.jpg

http://imageshack.us/a/img838/1340/dsc00660ll.jpg

http://imageshack.us/a/img211/3554/dsc00661xn.jpg

Vậy là đoàn đã đi được 2 địa điểm trong Tứ Động Tâm
Sửa lần cuối bởi TuDragon76 vào ngày 26/10/12 19:06 với 5 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

tangbong

Đh Tú có duyên được du ngoạn về quê Phật,vậy là cũng có phước lắm đó.

Đúng là xứ Ấn độ xưa nay vẫn vậy,ngoài các yếu tố hiện đại còn thì nếp sống của họ ít có thay đổi so với thời đức Phật.Tín ngưỡng truyền thống của họ là đạo Bà-la-môn mấy chục nghìn năm đã bám rễ sâu vào văn hóa vậy nên hầu hết đều tin nhân quả luân hồi,giữ ngũ giới.

TuDragon76 đã viết:Xin thứ lỗi hôm nay tâm trạng hơi nóng nảy nên không viêt tiếp được (bị chó nhà nuôi cắn, đang cố gắng định tâm lại). Tôi sẽ cố gắng viết tiếp sớm thôi

Nam Mô A Di Đà Phật !
Nóng nảy,bực mình thì buông lỏng tâm mà xả bỏ thôi.Trì chú 6 âm hoặc chú Đại bi,rồi rải tâm từ bi đến chú chó.Thế là bác đã trả nghiệp,coi như bác với con chó cũng có duyên nợ với nhau từ kiếp trước vậy. :))


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ngày thứ bảy : Kushinagar - Vaishali - Patna

Trong sảnh khách sạn có 1 tượng Phật bằng đất nung khá đẹp. Tuy nhiên, có ai lại để 1 tờ tiền trên đùi bức tượng nên nhìn khá là phản cảm, có lẽ văn hóa cúng dường ở Ấn Độ là vậy chăng, hay là 1 vị du khách Việt Nam trong đoàn làm chuyện thất thố ? Thú thật tôi thấy kiểu để như vậy rất giống kiểu cho... ăn xin !

http://imageshack.us/a/img7/3932/img546k.jpg

http://imageshack.us/a/img585/3786/img547.jpg

Bên ngoài sân, người nghèo họ biết có du khách đến nên họ chờ được bố thí rất đông

http://img836.imageshack.us/img836/753/dsc00664ls.jpg

Người Ấn Độ theo đạo Hindu không thích bố thí, cho nên người nghèo chỉ có thể trông chờ vào du khách, mà đặc biệt là du khách Việt Nam vì du khách nước khác họ cũng hiếm khi cho. Người Ấn Độ có thể cho bò, chó, chim hay các thú vật hoang dã ăn chứ họ không bố thí cho người nghèo. Xin miễn bình luận !

Trong các khách sạn (trừ các khách sạn hạng sang quốc tế) có thể bắt gặp khá nhiều côn trùng như kiến, cuốn chiếu... nhưng họ không hề phun thuốc diệt chúng, không phải vì tiếc tiền phun thuốc mà vì họ không muốn sát sanh

Đoàn bắt đầu rời khách sạn để đến Vaishali (Tỳ Xá Ly), đường đi rất dài 250km mất khoảng 3h30'. Đây là kinh đô nước Cộng Hoà đầu tiên trên thế giới, nước Licchavi, vua do bỏ phiếu chứ không phải cha truyền con nối (tất nhiên cũng vòng vòng trong hoàng tộc thôi) và là nơi kết tập Kinh điển lần thứ hai

Đoàn đến thăm toà tháp tưởng niệm nơi từng là nhà của Bồ Tát Duy Ma Cật

http://imageshack.us/a/img100/1126/dsc00666ti.jpg

http://imageshack.us/a/img338/2344/dsc00667oo.jpg

http://imageshack.us/a/img521/7315/dsc00671q.jpg

Một vài chú dê thản nhiên leo lên leo xuống

http://imageshack.us/a/img42/7549/dsc00674zx.jpg

Đoàn đến khách sạn nhận phòng và ăn trưa, sau đó tham quan nơi khai quật tháp thờ Xá Lợi của Đức Phật. Xá Lợi nơi đây đã được đưa về Bảo Tàng Patna để đảm bảo an ninh. Nơi đây chỉ còn nền tháp. Vâng, cũng là do quân Hồi Giáo tàn phá

http://imageshack.us/a/img405/2475/dsc00697q.jpg

http://imageshack.us/a/img707/1711/dsc00696lk.jpg

http://imageshack.us/a/img713/8340/dsc00686tx.jpg

http://imageshack.us/a/img526/66/dsc00684xh.jpg

http://imageshack.us/a/img801/7171/dsc00683p.jpg

http://imageshack.us/a/img641/4894/dsc00682te.jpg

http://imageshack.us/a/img89/2042/dsc00681bh.jpg

http://imageshack.us/a/img411/5606/dsc00680qq.jpg

Cảnh vật xung quanh :

http://imageshack.us/a/img341/3448/dsc00692ks.jpg

http://imageshack.us/a/img15/2387/dsc00693uo.jpg

http://imageshack.us/a/img839/6678/dsc00694j.jpg

http://imageshack.us/a/img717/1791/dsc00695lsm.jpg

Điểm kế tiếp là tháp Hoà Bình Thế Giới của người Nhật

http://imageshack.us/a/img547/564/dsc00709h.jpg

http://imageshack.us/a/img171/9459/dsc00702bp.jpg

http://imageshack.us/a/img585/9186/dsc00707oo.jpg

http://imageshack.us/a/img72/2757/dsc00706a.jpg

http://imageshack.us/a/img502/2967/dsc00705p.jpg

http://imageshack.us/a/img96/7266/dsc00708xz.jpg

Đoàn tiếp tục lên đường đi thăm khu chùa Khỉ. Sở dĩ có tên chùa Khỉ vì ở đây có sự tích : tại đây có rất nhiều khỉ và chúng rất kính trọng Đức Phật, thường hay dâng cúng trái cây và hoan hỉ khi thấy mọi người đến đảnh lễ Ngài. Có 1 con khỉ hiếu động mỗi khi thấy có người đến là vui mừng nhảy nhót chào đón và làm làm nhiều trò để vui lòng mọi người, không may có 1 lần chú khỉ ta khi đang chuyền từ cành này qua cành khác để làm trò thì chụp hụt cành cây và té chết. Cảm thương cho chú khỉ này nên người ta đặt khu vực này là chùa Khỉ

http://imageshack.us/a/img404/6926/dsc00711yg.jpg

Đây là nơi Tôn giả Anan đã khéo léo xin với Đức Phật cho Di Mẫu và 250 cô gái thuộc dòng Thích Ca được xuất gia làm Tỳ Kheo Ni và thành lập Ni Đoàn. Nhớ ơn Tôn giả Anan, người ta đã dựng 1 tháp rất to để tri ân Ngài

http://imageshack.us/a/img546/6411/dsc00723za.jpg

http://imageshack.us/a/img715/694/dsc00725w.jpg

http://imageshack.us/a/img826/2848/dsc00723jp.jpg

Chúng ta có thể thấy trụ đá do vua A Dục khi đến nơi này đã dựng để đánh dấu. Đây là trụ đá vua A Dục nguyên vẹn duy nhất trong các khu Phật tích. Tương truyền rằng khi quân Hồi Giáo đến đây tàn phá khu này, quân lình dùng rìu và búa tính chặt hạ trụ đá thì bị dội trở lại và bị thương nên chúng hoảng sợ và để yên. Quanh trụ đá ta có thể thấy các vết chém đó (tất nhiên theo thời gian chúng đã mờ đi rất nhiều)

http://imageshack.us/a/img849/9989/dsc00724em.jpg

http://imageshack.us/a/img545/2124/dsc00731h.jpg

http://imageshack.us/a/img233/5695/dsc00729uv.jpg

http://imageshack.us/a/img824/7645/dsc00730as.jpg

Đoàn đi nhiễu quanh tháp tưởng niệm Ngài Anan và hồ nơi Đức Phật thường tắm. Có 1 sự cố khá vui : có 1 cô Phật tử do chăm chú nhìn cảnh khi đang đi nhiễu nên lọt tõm xuống hồ ! Thế là cô được tắm mát nơi Đức Phật đã từng xuống tắm nhé

http://imageshack.us/a/img99/8817/dsc00716t.jpg

http://imageshack.us/a/img440/52/dsc00715j.jpg

http://imageshack.us/a/img5/9945/dsc00712hq.jpg

Sau đó cả đoàn lên 1 cái đồi gần đó để nghe thầy Thích Nhật Từ giảng 1 thời Pháp dài

http://imageshack.us/a/img521/3420/dsc00714dt.jpg

Sau khi thời Pháp chấm dứt, đoàn tiếp tục tham quan các cảnh vật xung quanh

Đây là hương thất của Đức Phật :

http://imageshack.us/a/img27/221/dsc00717su.jpg

http://imageshack.us/a/img521/3947/dsc00718cy.jpg

Đây là các phòng ở tạm của các Tỳ Kheo Ni đầu tiên khi chưa có khu riêng

http://imageshack.us/a/img811/803/dsc00721g.jpg

http://imageshack.us/a/img222/4865/dsc00722h.jpg

Đức Phật cho phép thành lập Ni Đoàn chính là giáng 1 đòn mạnh mẽ vào sự phân biệt trọng nam khinh nữ, đồng thời khích lệ chính người nữ dũng cảm bước lên làm chủ số phận của mình

Đoàn khởi hành đi Patna
Sửa lần cuối bởi TuDragon76 vào ngày 28/10/12 18:25 với 1 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ngày thứ 8 : Patna - Nalanda - Raigir - Bodhgaya

Đoàn khởi hành lên núi Linh Thứu sớm vì nếu để trễ, nắng sẽ gay gắt. Từ khách sạn có thể thấy dãy núi Linh Thứu xa xa

http://img21.imageshack.us/img21/3212/dsc00737zs.jpg

Đường đi từ chân núi lên đỉnh nhìn có vẻ không dốc lắm nên mẹ tôi chủ quan, không chịu thuê 1 cây gậy (giá 10 rupee), hồi trẻ mẹ tôi tham gia kháng chiến, trèo đèo trèo núi thường xuyên nên thấy núi này cũng thấp nên coi thường. Tôi thì lẳng lặng thuê 1 cây vì biết rõ lẽ vô thường mà Đức Phật luôn nhắc nhở chúng sanh trong "Năm điều quán tưởng" :

"Ta đây phải có sự già
Thế nào tránh khỏi lúc qua canh tàn"

Y như rằng, leo được một chút khoảng 10' thì mẹ tôi thở không ra hơi :-P , tôi lẳng lặng đưa mẹ tôi cây gậy

Đường lên núi từ dưới chân lên đến cầu "vua Tần Bà Sa La" đầy phân bò phóng uế lung tung, thậm chí có chỗ còn không có nơi đặt chân, mùi xú uế khá nồng nặc, đã leo mệt còn nghe mùi này thì đúng là... Một bên là vách núi, một bên là bờ vực nhưng chẳng có tường bao, khá nguy hiểm ! Bò và chó nằm dọc đường khá nhiều, mỗi khi gặp bò nằm chắn đường tôi phải dắt mẹ vòng qua phía vách núi vì lỡ mà nó đá thì còn văng vào vách núi chứ không văng xuống vực :D

http://imageshack.us/a/img404/9192/dsc00748t.jpg

Đi được hơn nửa đường thì đoàn tạm nghỉ thở lấy hơi tại cây cầu "vua Tần Bà Sa La". Sở dĩ cây cầu này có tên như vậy vì mỗi khi vua Tần Bà Sa La đến gặp Đức Phật ở núi Linh Thứu, từ dưới chân núi lên đến đây thì ông có thể đi ngựa hoặc đi kiệu, có quân hầu đông đảo, nhưng đến cây cầu này ông bước xuống đi bộ, bỏ vương miện ra, bỏ hoàng bào ra, yêu cầu lính hộ vệ ở lại không đi theo, ông chỉ đi một mình đến gặp Đức Phật với tư cách là 1 Phật tử chứ không phải là 1 vị vua

http://imageshack.us/a/img222/5420/dsc00750zy.jpg

Tôi cứ nghĩ lan man rằng nếu tôi là 1 vị vua được sanh ra vào thời Đức Phật trụ thế, tôi sẽ xin Đức Phật ân chuẩn cho 1 việc khi nói chuyện với tôi : xin hãy gọi con bằng tên thôi, đừng gọi con là đại vương, mọi quyền uy có lớn đến đâu ở cõi Ta Bà này đều chỉ là hạt bụi dưới chân Đức Phật. Xin hãy gọi con bằng cái tên thân thương như "Tú con" chẳng hạn để con được cảm nhận được tình thương vô bờ bến của Người. Xin hãy bỏ qua các tên hiệu chức tước nghe xa cách và kệch cỡm vô cùng khi so với oai đức của Đức Từ Phụ !

Lúc nghỉ chân ở đây khoảng 10', thầy Thích Nhật Từ có hướng dẫn cách tự xoa bóp chân khi mỏi. Ai nấy đều cười sảng khoái với những động tác mẫu của thầy nên mau hết mệt, hăng hái leo núi tiếp

Lên khoảng 100m nữa thì đến am của Tôn giả Anan

http://imageshack.us/a/img809/1585/dsc00753bze.jpg

http://imageshack.us/a/img823/7200/dsc00755v.jpg

Lên 100m nữa thì đến am của Tôn giả Xá Lợi Phất. Trong hình bên dưới là sư cô Huệ Liên. Không thể chụp được 1 tấm hình nào mà không có người, không biết vì lẽ gì mà rất đông người xúm xít tại đây

http://imageshack.us/a/img818/109/dsc00761ub.jpg

http://imageshack.us/a/img109/1085/dsc00763p.jpg

Lên 100m nữa là am của Tôn giả Mục Kiền Liên

http://imageshack.us/a/img837/732/dsc00766c.jpg

Lên 100m nữa là đỉnh núi, nới Đức Phật thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Cũng phải vất vả lắm mới chụp được tấm ảnh không có dính người này

http://imageshack.us/a/img11/1365/dsc00778rp.jpg

Tại đây Đoàn đọc 1 thời Kinh Phổ Môn. Sau đó là chụp ảnh tự do. Đây là mỏm đá khiến cho núi có tên là Linh Thứu, giống như đầu 1 con chim

http://imageshack.us/a/img259/9070/dsc00774j.jpg

http://imageshack.us/a/img208/92/dsc00775oa.jpg

Cảnh vật xung quanh nhìn từ đỉnh núi

http://imageshack.us/a/img809/5334/dsc00767t.jpg

http://imageshack.us/a/img42/2582/dsc00769r.jpg

http://imageshack.us/a/img802/1894/dsc00770g.jpg

http://imageshack.us/a/img854/8262/dsc00772et.jpg

http://imageshack.us/a/img855/3686/dsc00773kd.jpg

Có người thắc mắc vì nghe nói trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, khi Đức Phật thuyết giảng có rất nhiều vị Bồ Tát đến nghe. Thực tế thì nơi đây chỉ có thể chứa chưa đến 100 người. Tôi thì nghĩ rằng các vị Bồ Tát đó có thể đứng trên hư không mà nghe, chẳng cần phải ngồi trên mỏm núi

Sau đó đoàn rời khỏi núi Linh Thứu để qua địa điểm nơi Thái tử A Xà Thế nhốt vua Tần Bà Sa La. Địa điểm rất gần. Tất nhiên chỉ còn là phế tích

http://imageshack.us/a/img100/9840/dsc00785s.jpg

http://imageshack.us/a/img525/700/dsc00786fp.jpg

http://imageshack.us/a/img100/4520/dsc00787se.jpg

http://imageshack.us/a/img696/3853/dsc00788tq.jpg

http://imageshack.us/a/img706/9782/dsc00790ge.jpg

http://imageshack.us/a/img203/5762/dsc00791o.jpg

Nơi đây không thể nhìn thấy đỉnh Linh Thứu như trong Kinh miêu tả. Có thể hiểu là vua Tần Bà Sa La khi bị nhốt luôn hướng tâm về Đức Phật

Tại đây thầy Thích Nhật Từ có 1 thời Pháp ngắn nói về công ơn cha mẹ và cởi bỏ hận thù

Đoàn đến Trúc Lâm Tịnh Xá. Nơi đây có rừng trúc rất mát mẻ, không khí thật trong lành

http://imageshack.us/a/img707/9452/dsc00804ba.jpg

http://imageshack.us/a/img542/3827/dsc00792l.jpg

http://imageshack.us/a/img189/6791/dsc00793pz.jpg

http://imageshack.us/a/img545/1772/dsc00802g.jpg

Nơi đây có 1 hồ nơi Đức Phật tắm

http://imageshack.us/a/img203/1772/dsc00794lt.jpg

http://imageshack.us/a/img195/51/dsc00795ec.jpg

http://imageshack.us/a/img32/2276/dsc00798mp.jpg

http://imageshack.us/a/img339/9251/dsc00799f.jpg

Tượng Đức Phật ngồi nhìn xuống hồ. Tại đây thầy Thích Nhật Từ có 1 thời Pháp dài

http://imageshack.us/a/img600/1306/dsc00800ne.jpg

http://imageshack.us/a/img809/9761/dsc00801l.jpg

Và chắc chắn không thể thiếu cây Bồ Đề

http://imageshack.us/a/img42/8076/dsc00805ay.jpg

Thầy Thích Nhật Từ nghỉ chân nhưng nét mặt vẫn tươi rói :D

http://imageshack.us/a/img12/2200/dsc00807yd.jpg

Bên cạnh là sư chú của thầy, Hòa Thượng Thích Thiện Hỷ. Trên tay tôi là chuỗi hạt 108 hạt cây Ta La Song Thọ, nghe giới thiệu ngộ ngộ nên tôi mua luôn

Đoàn trở về khách sạn ăn trưa. Tôi có tranh thủ ghé qua gian hàng trong khách sạn, ở đây bán tượng, chuỗi hạt rất nhiều

http://imageshack.us/a/img259/5886/img548p.jpg

http://imageshack.us/a/img201/5134/img549u.jpg

http://imageshack.us/a/img33/6959/img550a.jpg

http://imageshack.us/a/img16/2550/img552j.jpg

Tượng Đức Phật này được hét giá 2500 USD !

http://imageshack.us/a/img546/4130/img551v.jpg

Đặc biệt chỉ có chuỗi 54 hoặc 108 hạt, không có chuỗi đeo cổ tay. Tôi bèn góp ý với chủ cửa hàng nên làm loại chuỗi 14 hạt đeo cổ tay và đưa họ xem mẫu chuỗi tôi đang đeo. Họ lập tức tiếp thu ý kiến và trong vòng 5 phút sau họ đã để rất nhiều chuỗi loại đó trên quầy hàng ! Do có ý kiến đóng góp nên tôi được giảm giá mua 2 chuỗi đeo cổ tay : 1 chuối hạt Bồ Đề Tam Bảo từ 200 rupee còn 100 rupee, và 1 chuỗi bằng đá mã não đỏ từ 600 rupee còn 300 rupee

http://imageshack.us/a/img840/4173/img553d.jpg

Chuỗi màu cam bằng giá 600 rupee nhưng tôi không thích màu cam, còn chuỗi màu trắng 800 rupee họ dứt khoát không giảm giá ! Không hiểu màu trắng có gì quý hơn màu đỏ và cam mà họ bán mắc thế nhỉ ? Tôi không rành về đá mã não

Đoàn tiếp tục lên đường đi đến Đền tưởng niệm Pháp Sư Huyền Trang

http://imageshack.us/a/img854/7428/dsc00809o.jpg

http://imageshack.us/a/img708/1071/dsc00870n.jpg

http://imageshack.us/a/img687/3114/dsc00814hf.jpg

Tượng Ngài Huyền Trang ngoài sân

http://imageshack.us/a/img109/252/dsc00811zu.jpg

http://imageshack.us/a/img18/8860/dsc00813jo.jpg

Mặt tiền ngôi đền

http://imageshack.us/a/img543/461/dsc00868xs.jpg

Tương Ngài Huyền Trang trong đền

http://img26.imageshack.us/img26/4480/dsc00853t.jpg

Các bức ảnh xung quanh tường và trên trần

http://imageshack.us/a/img703/3622/dsc00816lz.jpg

http://imageshack.us/a/img842/4162/dsc00817ek.jpg

http://imageshack.us/a/img513/1879/dsc00819j.jpg

http://imageshack.us/a/img824/9100/dsc00820ut.jpg

http://imageshack.us/a/img842/3919/dsc00821ru.jpg

http://imageshack.us/a/img152/567/dsc00822i.jpg

http://imageshack.us/a/img338/8229/dsc00823o.jpg

http://imageshack.us/a/img685/4263/dsc00824hl.jpg

http://imageshack.us/a/img42/6280/dsc00825ej.jpg

http://imageshack.us/a/img404/1249/dsc00828mj.jpg

http://imageshack.us/a/img259/5805/dsc00831il.jpg

http://imageshack.us/a/img163/5500/dsc00832uv.jpg

http://imageshack.us/a/img824/2747/dsc00833i.jpg

http://imageshack.us/a/img716/3858/dsc00834pw.jpg

http://imageshack.us/a/img845/8725/dsc00835kj.jpg

http://imageshack.us/a/img526/2531/dsc00836jc.jpg

Phiến đá khắc dấu chân Đức Phật

http://imageshack.us/a/img6/999/dsc00856ov.jpg

http://imageshack.us/a/img99/1255/dsc00857ps.jpg

http://imageshack.us/a/img196/1710/dsc00858fdk.jpg

http://imageshack.us/a/img407/6241/dsc00860n.jpg

Cảnh ngoài sân, rất yên ả

http://imageshack.us/a/img717/381/dsc00837sy.jpg

http://imageshack.us/a/img641/1715/dsc00838un.jpg

http://imageshack.us/a/img217/3962/dsc00840jc.jpg

http://imageshack.us/a/img42/7964/dsc00841sh.jpg

http://imageshack.us/a/img822/4971/dsc00842o.jpg

http://imageshack.us/a/img515/89/dsc00843e.jpg

Phù điêu trên tường

http://imageshack.us/a/img405/8600/dsc00844ex.jpg

http://imageshack.us/a/img411/6619/dsc00854qx.jpg

Cây Bồ Đề tán rất rộng

http://imageshack.us/a/img832/2086/dsc00862xt.jpg

Tại đây, để ghi nhớ công ơn Pháp Sư Huyền Trang đã dịch Kinh, đoàn đã đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh

Rời khỏi đây, đoàn đi đến phế tích Đại Học Nalanda.

http://imageshack.us/a/img341/343/dsc00876a.jpg

Từ cổng vào là 2 hàng cây Vô Ưu rất đẹp và mát

http://imageshack.us/a/img651/5062/dsc00871u.jpg

http://img222.imageshack.us/img222/4656/dsc00922d.jpg

Cảnh vật rất thoáng mát và thanh bình

http://imageshack.us/a/img407/2339/dsc00872og.jpg

http://imageshack.us/a/img254/7733/dsc00873f.jpg

http://imageshack.us/a/img10/5281/dsc00874pd.jpg

http://imageshack.us/a/img855/2381/dsc00875b.jpg

http://imageshack.us/a/img840/4732/dsc00877m.jpg

Đại Học Nalanda chỉ còn là các phế tích do đã bị quân Hồi Giáo đốt phá và tàn sát toàn bộ Tăng Ni tu học tại đây. Khi khai quật người ta phát hiện ra rất nhiều xương người !

http://imageshack.us/a/img198/190/dsc00878knd.jpg

http://imageshack.us/a/img338/1871/dsc00879cb.jpg

http://imageshack.us/a/img145/3690/dsc00880a.jpg

http://imageshack.us/a/img59/5803/dsc00881kd.jpg

http://imageshack.us/a/img515/2204/dsc00882h.jpg

http://imageshack.us/a/img7/8733/dsc00883tt.jpg

http://imageshack.us/a/img255/5014/dsc00884z.jpg

http://imageshack.us/a/img825/4733/dsc00889at.jpg

http://imageshack.us/a/img577/3784/dsc00894ji.jpg

http://imageshack.us/a/img802/9196/dsc00895n.jpg

http://imageshack.us/a/img560/4851/dsc00897hh.jpg

http://imageshack.us/a/img194/1562/dsc00898m.jpg

Đây là 1 phòng ở mẫu, diện tích chỉ vừa đủ nằm ngủ và ngồi thiền

http://imageshack.us/a/img221/7223/dsc00885t.jpg

Đây là 1 phòng hoc lớn, là khoảng sân trống giữa các phòng riêng, ở giữa có giếng nước

http://imageshack.us/a/img846/1728/dsc00890ax.jpg

Bục giảng

http://imageshack.us/a/img545/8766/dsc00893c.jpg

Phòng của Ngài Huyền Trang

http://imageshack.us/a/img405/2179/dsc00901vy.jpg

http://imageshack.us/a/img689/7167/dsc00903le.jpg

Có 1 hốc nhỏ để Ngài ngồi thiền bên trong

http://imageshack.us/a/img152/2245/dsc00902pf.jpg

Đây là 2 hốc đá đặt tượng Phật 2 bên lối đi vào 1 khu giảng đường. Các Tăng Ni mỗi buổi sáng đi vào học đều lễ bái 2 tượng Phật này. Tất nhiên 2 tượng Phật này chẳng còn, quân Hồi Giáo đã phá

http://imageshack.us/a/img547/2556/dsc00904.jpg

http://imageshack.us/a/img526/7427/dsc00905tn.jpg

Đây là tháp tưởng niệm Đức Phật và Tôn giả Xá Lợi Phất, rất lớn. Khu này cấm không cho du khách vào vì vẫn còn đang khai quật

http://imageshack.us/a/img811/8319/dsc00906b.jpg

http://imageshack.us/a/img203/238/dsc00914k.jpg

http://imageshack.us/a/img713/742/dsc00915ko.jpg

http://imageshack.us/a/img84/121/dsc00916bs.jpg

http://imageshack.us/a/img801/2497/dsc00917d.jpg

Đoàn rời khỏi Nalanda, khởi hành đến Bồ Đề Đạo Tràng


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ngày thứ chín : Bodhgaya

Theo chương trình, đoàn sẽ ở địa điểm này 3 ngày vì đây được xem là điểm quan trọng nhất trong chuyến hành hương

Tử cổng phía ngoài, đoàn đã phải gửi dép để đi vào trong. Tuy để là Free Service nhưng người giữ dép vẫn xin 10 rupee mỗi khi gửi. Gửi theo đoàn (tống hết vào 1 bao bố lớn) hay gửi cá nhân gì cũng bị xin 10 rupee. Ngày đầu tiên không có kinh nghiệm nên tôi cho vào bao lớn chung cả đoàn, đến lúc ra về thì chẳng nhớ nổi cái bao nào là của đoàn nên cả đám lôi hết cả đám bao bố ra đổ tứ tung, thật là bát nháo y như chợ trời ! :D Thế là các lần sau tôi chịu khó tốn 10 rupee gửi riêng, ra về lấy dép rất nhanh gọn lẹ :D

Vì hôm nay là Chủ Nhật nên khách đến viếng đông khủng khiếp ! Đa phần là người theo đạo Hindu. Sao lạ vậy ? Vì đạo Hindu muốn lôi kéo tín đồ Phật Giáo nên họ nói rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là hiện thân thứ 9 của Thượng Đế (Brahman) trong đạo Hindu, như vậy đạo Phật chỉ là 1 nhánh của đạo Hindu thờ riêng hóa thân thứ 9 của vị Thượng Đế của họ, nên theo đạo Hindu mới đúng là đạo gốc và đầy đủ. Nghe buồn cười không quý vị ? Ai trong chúng ta cũng biết rõ sự khác nhau hoàn toàn giữa 2 đạo này há, vậy mà họ nói vậy tín đồ Phật Giáo của Ấn Độ cũng tin và làm theo răm rắp, bỏ Phật Giáo quay về đạo Hindu sạch bách.

Vì đạo Hindu xem Đức Phật là hóa thân thứ 9 của Thượng Đế nên tín đồ của họ cũng xem Bồ Đề Đạo Tràng là 1 trong những thánh tích của họ, thậm chí họ còn xây 1 ngôi chùa nhỏ trong khuôn viên Bồ Đề Đạo Tràng. Xung quanh ngoài khuôn viên thì bị bao vây bởi 1 vài đền thờ Hồi Giáo, đến giờ họ cầu nguyện thì họ bắc loa chĩa qua phía Bồ Đề Đạo Tràng tụng kinh inh ỏi, thật bát nháo !

Vì đông người quá nên tôi không cảm nhận được sự trang nghiêm nơi đây, phải qua hôm sau và ngày kế tiếp khách giảm hẳn tôi mới cảm thấy sự bình yên, tĩnh lặng, trang nghiêm

Đây là tháp Đại Giác (Mahabodhi)

http://imageshack.us/a/img600/1830/dsc00930sl.jpg

http://imageshack.us/a/img855/4918/dsc00931t.jpg

http://imageshack.us/a/img210/6966/dsc00936ue.jpg

http://imageshack.us/a/img696/2964/dsc00937ml.jpg

Tượng Phật trong lòng tháp, đây là 1 trong những tượng Phật cổ xưa nhất

http://imageshack.us/a/img854/4241/dsc00934fl.jpg

Đây là cây Bồ Đề thiêng, không phải là cây Bồ Đề gốc nhưng nó là cháu chắt mấy đời của cây Bồ Đề gốc. Tán của nó rất rộng, che mát 1 khu vực rộng lớn, vì tán của nó vươn ra quá rộng nên phải có các cột chống đỡ để không bị quằn. Xung quanh đã được rào lại để bảo vệ cây và toà Kim Cương. Chỉ có các nhà sư bảo quản tháp Đại Giác mới có chìa khóa để vào. Bên trong lá Bồ Đề rụng đầy nhưng chẳng thể lượm được :-P Còn lá rơi bên ngoài thì vừa chạm đất đã có người giành ngay

http://imageshack.us/a/img802/5879/dsc01000pj.jpg

http://imageshack.us/a/img29/3646/dsc00940zu.jpg

http://imageshack.us/a/img842/3714/dsc00941j.jpg

http://imageshack.us/a/img685/4676/dsc00942rc.jpg

http://imageshack.us/a/img255/8502/dsc00943vd.jpg

Toà Kim Cương dưới gốc cây Bồ Đề

http://imageshack.us/a/img23/2599/dsc00944x.jpg

Tại đây cả đoàn đọc 1 thời Kinh Phước Đức và Từ Tâm. Đoàn đông quá nên choán hết diện tích bên cạnh cây Bồ Đề, các đoàn khác đành đi nhiễu lễ :-P Sau đó thầy Thích Nhật Từ có 1 thời Pháp dài

Con xin thành kính tri ân Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ! Người đã trải qua bao kiếp để tìm cho ra thủ phạm khiến chúng sanh chìm đắm trong Luân Hồi. Và khi tìm ra, Ngài đã không ngần ngại vạch mặt : CHÍNH CHÚNG TA ! Chính sự vô minh của ta cùng với tham ái của ta là 2 con ngựa kéo cỗ xe Luân Hồi chạy mãi ! Chúng ta phải đồng thời tiêu diệt cả 2 thứ này cùng 1 lúc thì mới thoát khỏi Luân Hồi, và chỉ có thanh kiếm Trí Tuệ Ba-la-mật mới có thể chặt đứt 2 sợi dây cương của 2 con ngựa này. Con đường tìm đến thanh kiếm Trí Tuệ Ba-la-mật chính là Bát Chánh Đạo qua các mốc Giới - Định - Tuệ. CHúng ta phải tự chịu trách nhiệm với sự đau khổ triền miên của chúng ta, chúng ta phải chịu gió Nghiệp do chính chúng ta gây nên thổi bay lăn lóc mãi trong 6 nẻo Luân Hồi. Đức Phật đã chỉ thẳng mặt kẻ chủ mưu và 2 tên phụ tá trung thành đắc lực nhất không chút kiêng nể ! Không đổ lỗi cho bất kỳ ai, oai dũng nhìn thẳng vào Chân Lý chói sáng và chỉ cho chúng sanh đang đau khổ rên siết kẻ thủ phạm

Con xin thành kính phủ phục dưới tàng cây Bồ Đề với lòng biết ơn sâu sắc ánh sáng Trí Tuệ mà Người đã thắp sáng lên cho chúng sanh, soi rọi đường đi ra khỏi nẻo tăm tối. Con xin nguyện đời đời kiếp kiếp dùng mọi phương tiện quyền xảo mà con có được để giữ gìn ngọn đuốc Chánh Pháp mà Chư Phật ba đời mười phương vì lòng Từ Bi vô lượng thương xót soi đường cho chúng sanh ! Xin cho con luôn được sinh ra tại nơi có Phật Pháp được hằng hóa, cho dẫu con chỉ là 1 kẻ nghèo nàn nhất mà biết được Chánh Pháp vẫn hơn là 1 kẻ sung sướng giàu có ở nơi không biết về Chánh Pháp !

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

Đây là nơi Đức Phật đã ngồi nhìn về cây Bồ Đề suốt 7 ngày ở tuần thứ 2 sau khi thành Đạo, được bao bọc bởi 1 toà tháp nhỏ bị khóa cổng

http://imageshack.us/a/img197/5789/dsc00953t.jpg

http://imageshack.us/a/img585/4989/dsc00954sn.jpg

http://imageshack.us/a/img715/9016/dsc00955df.jpg

Đây là nơi Đức Phật đã đi thiền hành vào tuần lễ thứ 3 sau khi thành Đạo. Các bông sen được cho là đánh dấu những bước chân của Ngài

http://imageshack.us/a/img20/2820/dsc00947dc.jpg

http://imageshack.us/a/img827/6521/dsc00945fb.jpg

http://imageshack.us/a/img502/5259/dsc00946rq.jpg

Đây là nơi Đức Phạt ngồi thiền ở tuần lễ thứ 4 sau khi thành Đạo để chiêm nghiệm về Luật Nhân Quả

http://imageshack.us/a/img651/4316/dsc00949y.jpg

http://imageshack.us/a/img855/5677/dsc00952p.jpg

Đây là gốc cây nơi Đức Phật đã trải qua ở tuần thứ 5 sau khi thành Đạo, nơi Ngài đã khai thị cho 1 người Bà La Môn rằng chính cách sống tạo ra tính cách con người ấy chứ không phải do sinh ra đã vậy. Cây đã bị chết và có 1 cột đá đánh dấu, nằm ngay lối đi vào Tháp Đại Giác

http://imageshack.us/a/img837/2737/dsc00958y.jpg

http://imageshack.us/a/img850/2075/dsc00959qp.jpg

http://imageshack.us/a/img13/9743/dsc00960ww.jpg

Đây là nơi Đức Phật đã ngồi thiền ở tuần lễ thứ 6, trời bỗng đổ mưa rất to và rắn thần Naga đã che mưa cho Ngài. Địa điểm này hiện nay nằm giữa 1 hồ nước khá rộng

http://imageshack.us/a/img89/1920/dsc00964duej.jpg

http://imageshack.us/a/img607/9861/dsc00962t.jpg

Đây là nơi Đức Phật ngồi thiền ở tuần lễ thứ 7, nơi mà 2 lái buôn đi ngang đã cúng dường thực phẩm đến Ngài

http://imageshack.us/a/img152/4120/dsc00967ix.jpg

http://imageshack.us/a/img846/5806/dsc00968z.jpg

Một vài hình ảnh tùy hứng :

Một chú chó nương nhờ bóng mát của tháp kỷ niệm tuần lễ thứ 2

http://imageshack.us/a/img4/5496/dsc00979zu.jpg

Một chú chim rất dạn người đang lại gần các chén nước để uống

http://imageshack.us/a/img152/3937/dsc00994n.jpg

Sau khi ăn trưa, đoàn đến thăm Khổ Hạnh Lâm, nơi Đức Phật tu khổ hạnh trước khi thành Đạo

Đường lên núi :

http://imageshack.us/a/img87/1336/dsc01001os.jpg

http://imageshack.us/a/img13/8222/dsc01002ks.jpg

http://imageshack.us/a/img6/8871/dsc01003vv.jpg

Đường lên núi khá dốc, dân làng tại đây có dịch vụ cõng cán (200 rupee) hoặc chống lưng phía sau rất sáng tạo :D

http://imageshack.us/a/img40/1430/dsc01004re.jpg

Lên đến nơi, ai nấy đều thở như... trâu

http://imageshack.us/a/img835/135/dsc01007hw.jpg

Đây là hang đá nơi Đức Phật tu khổ hạnh, bên trong rất nóng nực ! Có lẽ do đoàn đến vào buổi trưa

http://imageshack.us/a/img688/9862/dsc01019m.jpg

Bức tượng Phật bên trong hang

http://imageshack.us/a/img824/292/dsc01008bt.jpg

Đoàn rời Khổ Hạnh Lâm đến làng Sujata

http://imageshack.us/a/img545/6972/dsc01029dp.jpg

Làng rất nghèo, xác xơ. Trong làng có để 1 bệ thờ tưởng niệm công ơn của nàng Sujata dâng bát cháo sữa đến Đức Phật

http://imageshack.us/a/img694/9858/dsc01031ah.jpg

Sujata chẳng phải là tên riêng mà là danh từ gọi chung cho các cô gái gánh nước. Vì vậy nên hiểu là chẳng có nàng nào tên Sujata mà người ta muốn nói đã có 1 cô gái gánh nước đã dâng bát cháo sữa đến Đức Phật

Cách làng 1 quãng 500m là nơi Đức Phật đã thả cái bát xuống ngược dòng sông Ni Liên Thuyền

http://imageshack.us/a/img33/6114/dsc01032t.jpg

Lúc này đoàn chia thành 2 nhóm. Một nhóm đi với sư cô Huệ Liên để đến địa điểm làm từ thiện. Số người còn lại sẽ đi với thầy Thích Nhật Từ qua các địa điểm tham quan còn lại. Chương trình từ thiện là tặng quà và tiền cho 500 gia đình nghèo, 500 em nhỏ khó khăn ở quanh khu vực làng Sujata, tiền bạc đã được quyên góp từ mọi người trong đoàn và từ 1 vài doanh nghiệp, cá nhân trong nước gửi cho các thầy cô đi trong đoàn. Mẹ tôi tách ra đi với nhóm từ thiện, còn tôi đi với nhóm tham quan

Nói riêng một chút về công việc từ thiện này : do người dân tại đây rất nghèo nên khi được mời đến nhận quà từ thiện, họ rất mừng và thấp thỏm chờ đợi. Hẹn họ đến 16h thì 14h họ đã ngồi chờ. Khi phát quà họ sợ mất phần nên lúc nào cũng có tranh giành, vì vậy phải thuê lực lượng cảnh sát để giữ trật tự

Đoàn lên đường đến nơi mà Đức Phật nhận 8 bó cỏ Kusa. Khoảng cách cũng khá xa với làng Sujata.

http://imageshack.us/a/img171/5060/dsc01035xl.jpg

Sau đó đoàn đến tháp tưởng niệm nhà của nàng Sujata

http://imageshack.us/a/img543/7195/dsc01038bd.jpg

http://imageshack.us/a/img13/7330/dsc01037u.jpg

Đoàn trở về khách sạn nghỉ ngơi để hôm sau vào Bồ Đề Đạo Tràng sớm. Mẹ tôi sau khi đi từ thiện đã bị bệnh do phát quà nhiều quá và mệt mỏi do sự hỗn loạn đã nói bên trên


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Cảm xúc chuyến đi hành hương 06/10 - 20/10/2012

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ngày thứ mười : Bodhgaya

Do mẹ tôi đã bị bệnh nên hôm nay chỉ có tôi đi ra ngoài tham quan với đoàn. Bệnh cũng tương đối nhẹ, chỉ là cảm mệt nên chỉ cần uống thuốc, nghỉ ngơi. Tuy nhiên do loay hoay một hồi tôi bị trễ hẹn với đoàn nên bị bỏ lại khách sạn vì họ tưởng tôi có chương trình riêng :)) Buổi sáng đoàn vào Bồ Đề Đạo Tràng sớm (lúc 6h30). Do Bồ Đề Đạo Tràng chỉ cách khách sạn khoảng 1km nên tôi đi bộ vào đó. Hóa ra việc đi bộ này cũng có nhiều cái vui nho nhỏ

Tôi bắt gặp 1 đoàn heo rừng (đúng là heo rừng đấy ạ) đang đi lững thững trên đường, thật là quá sức ngạc nhiên vì mấy ngày qua tôi chỉ thấy bò, chó, chim sống tự do, gần gũi với con người, nay lại có cả heo rừng, mà chúng lại rất dạn. Tuy nhiên tôi hơi sợ chúng vì khi xem trên các chương trình Động vật hoang dã tôi thấy chúng khá hung hăng, thôi thì né né chúng một chút cho an toàn :-P

http://imageshack.us/a/img23/2789/dsc01041lb.jpg

Khi đến một ngã ba, tôi thấy 2 vị Tăng đang ngồi uống trà sữa nóng (1 loại thức uống phổ biến bình dân như nước sâm của ta vậy, 5 - 10 rupee/ly nhỏ 50ml), tôi liền tiến đến và cúng dường mỗi vị 50 rupee (trong túi tôi lúc đó chỉ có loại tiền 50 & 10 rupee) xem như gieo 1 chút duyên nho nhỏ với chư Tăng. Họ có vẻ ngạc nhiên, chắc có lẽ vì ở đây chẳng có ai cúng dường gì cho họ cả, may mà khi đưa tôi dâng 2 tay rất cung kính, chứ nếu không có khi họ nghĩ rằng tôi nhầm họ với những người ăn xin. Sau 1 thoáng ngỡ ngàng, 2 vị Tăng có đọc 1 vài lời có lẽ là cám ơn và chúc phúc gì đấy mà vì là tiếng Ấn Độ nên tôi không thể hiểu, tôi chắp tay cung kính lắng nghe và chỉ biết nói câu "Nam Mô A Di Đà Phật !". Đi 1 đỗi nữa tôi lại gặp 1 vị Tăng đi về hướng ngược lại và có vẻ hơi vội, tôi lại cúng dường tiếp 50 rupee. Vị Tăng này cũng có vẻ khá ngạc nhiên khi được cúng dường và cũng có đọc lời cám ơn, chúc phúc

Nếu tôi đi xe từ khách sạn đến Bồ Đề Đạo Tràng thì làm sao có cơ hội cúng dường các chư Tăng đó, đúng không các bác ? Đôi khi bị 1 sự cố gì đấy lại là 1 cơ hội tốt :D

Buổi sáng sớm ở Bồ Đề Đạo Tràng rất yên tĩnh, hôm nay lại là thứ Hai nên người vắng hẳn so với hôm qua. Gió mát, sương vẫn còn, không khí yên bình, có thể nghe tiếng chim hót, có thể cảm nhận 1 cảm giác thật an lạc nơi đây !

Bên cạnh cổng vào thứ 2 của Bồ Đề Đạo Tràng có 1 khu vườn rất đẹp và yên tĩnh để đăng ký ngồi thiền (có tính phí)

http://imageshack.us/a/img717/3684/img554v.jpg

http://imageshack.us/a/img651/6412/img555.jpg

http://imageshack.us/a/img19/1802/img556q.jpg

Tâm tư mọi người được lắng đọng và mọi người được 1 thầy trong đoàn hướng dẫn ngồi thiền trong 15' dưới cội cây Bồ Đề thiêng. Mới ngồi được 5' tâm tôi đã bắt đầu cựa quậy, phản đối :-P Tôi cương quyết bắt nó ở yên đó và chú ý vào hơi thở, hễ cứ xuất hiện ý nghĩ nào lao xao là gạt bỏ và chú ý trở lại hơi thở nơi đầu mũi. Khi đã quen với cảm giác này thì đúng là an lạc ! Tuy nhiên tôi không dám chắc là nếu ngồi hơn 15' thì tôi có thể giữ được trạng thái đó hay không :))

http://imageshack.us/a/img87/7592/dsc01042rz.jpg

Một lúc sau khi xả thiền, thầy Thích Nhật Từ có 1 thời Pháp dài chia sẻ với đoàn. Sau thời Pháp đó, đoàn ra xe để đến trường học từ thiện của sư cô Từ Tâm

Sư cô Từ Tâm từ bên Mỹ qua Ấn Độ để xây dựng 1 chuỗi trường từ thiện giúp cho các trẻ em nghèo có điều kiện đến trường, đến nay đã được 6 trường (hoặc 5, có thể tôi nhớ lầm). Tất cả kinh phí từ xây trường đến lương giáo viên, lương nhân viên đều do tấm lòng đóng góp của Phật tử

http://imageshack.us/a/img10/1740/dsc01053nm.jpg

http://imageshack.us/a/img831/4492/dsc01060r.jpg

http://imageshack.us/a/img688/5343/dsc01059ho.jpg

http://imageshack.us/a/img829/9131/dsc01058a.jpg

http://imageshack.us/a/img600/705/dsc01062wj.jpg

http://imageshack.us/a/img23/4906/dsc01057qm.jpg

http://imageshack.us/a/img42/4176/dsc01063ww.jpg

http://imageshack.us/a/img685/4003/dsc01061ks.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01066.jpg

Một học sinh của trường, khi đoàn trao tặng các món quà thì các em tập hợp tại khoảng sân nhỏ và đọc lời chú nguyện tri ân Tam Bảo

http://imageshack.us/a/img833/1306/dsc01044c.jpg

Đây là sư cô Từ Tâm. Sư cô khá bận rộn với việc tiếp đoàn nên tôi cũng không thể có được 1 bức ảnh chụp riêng nên đành nhờ 1 bức ảnh của 1 anh bạn trong đoàn, trong đó có dính cái mặt tôi vào khá vô duyên :-P Hình như lúc đó tôi tính bước qua thì dính tấm ảnh

http://imageshack.us/a/img827/333/dsc01045ei.jpg

http://imageshack.us/a/img62/5471/dsc01056r.jpg

Đây là phòng học (có 1 học sinh cá biệt :)) )

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01065.jpg

Rời ngôi trường, trong lòng tôi đọng lại nhiều cảm xúc. Thật là ngưỡng mộ tấm lòng Bồ Tát của sư cô Từ Tâm ! Đây là 1 tấm gương hết sức thiết thực, gần gũi, không mang vẻ giáo điều, huyền thoại về Bồ Tát đạo ! Luôn trăn trở về nỗi đau khổ của người xung quanh, luôn cố gắng sẻ chia những khó khăn trong cuộc đời bằng tất cả sức lực và thời gian của mình, và luôn cố gắng kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ những người nghèo khổ xung quanh để họ có được cuộc sống ấm no và tương lai tươi sáng hơn, thông qua đó hoằng hóa Chánh Pháp đến muôn người, giúp mọi người từ giàu có đến nghèo khổ đều hiểu được, cảm nhận được sự Từ Bi vô lượng của Chánh Pháp, sự giải thoát thật sự khỏi Khổ nạn. Xin thành kính tri ân và học hỏi từ tấm lòng quảng đại từ bi của sư cô Từ Tâm !

Rời trường, đoàn trở về khách sạn ăn trưa. Sau đó tiếp tục đến thăm ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự của thầy Huyền Diệu (tất nhiên không gặp thầy Huyền Diệu vì thầy vẫn còn ở chùa bên Nepal)

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01069.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01073.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01071.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01074.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01075.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01076.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01077.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01078.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01079.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01080.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01081.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01082.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01084.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01085.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01089.jpg

Đây là tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối rất đẹp, do 1 cơ sở đúc để mẫu trên chùa để ai có nhu cầu có thể thỉnh về, giá khá rẻ khoảng 3 triệu đồng Việt Nam

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01088.jpg

Đoàn tiếp tục đến tham quan 1 ngôi chùa Tây Tạng. Màu chủ đạo ở đây là vàng và đỏ sậm, kiến trúc rất đẹp

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01093.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01094.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01095.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01096.jpg

Đây là Chánh Điện

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01097.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01098.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01100.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01102.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01103.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01104.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01105.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01108.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01109.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01110.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01112.jpg

Trong Chánh Điện có 3 cái trống rất lớn, không rõ có phải là dùng trong khi đọc Kinh hay không

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01111.jpg

Và có 1 bức tượng rất lớn lại được che bằng tấm vải, không rõ đó là bức tượng gì. Trong Mật Tông có 1 bức tượng 2 vị cõi Thiên khi giao hợp với nhau ngộ ra lẽ vô thường nên chứng quả, không biết đây có phải là bức tượng đó chăng ? Có lẽ đối với tông phái khác tượng này nhìn có vẻ gì đó khó coi nên...

Ngoài sân là các vòng xoay. Tôi không rõ các vòng xoay đó là gì, ai đi ngang cũng đều lấy tay xoay cho các vòng đó quay quay khá vui mắt

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01114.jpg

Đoàn được vị Trụ Trì chùa đón tiếp rất vui vẻ và tặng cho đoàn mỗi người 3 viên thuốc (nhỏ bằng đầu đũa), các viên thuốc này đã được chú nguyện, uống vào có thể có thêm sức khỏe. Tôi uống thử 1 viên và gói 2 viên còn lại về cho mẹ, có lẽ nhờ thuốc này mà mẹ tôi mau hết cảm chăng

Địa điểm tiếp theo cũng là 1 chùa Tây Tạng nhưng nhỏ hơn

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01116.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01141.jpg

Trên tường có những bức tranh vẽ về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01118.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01119.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01120.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01121.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01122.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01123.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01124.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01125.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01126.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01127.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01129.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01130.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01131.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01132.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01133.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01135.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01137.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01138.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01140.jpg

Cách ngôi chùa này không xa, khoảng 300m, là bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rất lớn, cao 20m, và các bức tượng của Thập Đại Đệ Tử

Do trời đã về chiều nên mặt trời xuống thấp sau lưng bức tượng, con đường đi vào là độc đạo và khuon viên khá hẹp, không thể chọn góc chụp nào khác, các hình chụp tại đây đa phần bị ngược sáng nên... đen thui !

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01142.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01143.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01144.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01145.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01146.jpg

Xung quanh bức tượng Đức Phật là 10 bức tượng Thập Đại Đệ Tử. Tôi đi theo thứ tự từ bên trái

Tượng Tôn giả Anan

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01147.jpg

Tượng Tôn giả Xá Lợi Phất

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01149.jpg

Tượng Tôn giả Phú Lâu Na

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01150.jpg

Tượng Tôn giả Ca Chiên Chiên

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01151.jpg

Tượng Tôn giả La Hầu La

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01152.jpg

Tượng Tôn giả Tu Bồ Đề

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01153.jpg

Tượng Tôn giả Ưu Ba Li

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01154.jpg

Tượng Tôn giả Ma Ha Ca Diếp

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01155.jpg

Tượng Tôn giả Mục Kiền Liên

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01158.jpg

Tượng Tôn giả A Na Luật

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01159.jpg

Địa điểm kế tiếp là 1 ngôi chùa Nhật Bản

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01160.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01161.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01162.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01163.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01167.jpg

Trên tương cũng có các bức tranh về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01168.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01169.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01170.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01171.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01172.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01173.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01174.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01175.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... C01176.jpg

Trời đã sụp tối, đoàn trở về khách sạn ăn chiều. Sau đó vào Bồ Đề Đạo Tràng làm lễ đốt nến cầu nguyện hoà bình và an lạc

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... img558.jpg

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... img559.jpg

Địa điểm là cạnh hồ nước kỷ niệm nơi Đức Phật ngồi thiền có Rắn Thần che mưa

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... img560.jpg

Tháp Đại Giác trong màn đêm

http://i1274.photobucket.com/albums/y43 ... img561.jpg

Sau khi làm lễ, đoàn tự do mua sắm ở khu chợ đồ lưu niệm trước cổng Bồ Đề Đạo Tràng. Lúc này tôi đã nhắm 1 bức tranh của Bồ Tát Si Va Lý :)) rất đẹp, có điều người chủ nói đúng giá không cho trả, giá là 300 rupee. Thế là tôi không vội mua mà đi khắp chợ xem có nơi nào bán nữa không, thật kỳ lạ, không có nơi nào bán ngoài gian hàng đó ! Và gian hàng đó chỉ có mỗi 1 bức tranh, không có bức thứ 2. Tôi để ý khi trả giá, người chủ lắc đầu từ chối và có nụ cười khó hiểu, có lẽ ngày hôm sau tôi sẽ quay lại trả giá lần nữa, nếu không được tôi sẽ mua luôn, đây có lẽ là duyên
Sửa lần cuối bởi TuDragon76 vào ngày 17/11/12 02:33 với 4 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách