Thiền hoa

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

665. Bài Giảng Của Thiền Sư La Sơn.

Mân Vương xây một tự viện cho thiền sư La Sơn và mời ông ban cho một thời pháp vào ngày khánh thành. Ông lên giảng đàn, khoác cà sa vào rồi cởi ra và nói:
- Xin chào!
Nói rồi xuống tòa giảng.
Mân Vương lại gần ông và nói:
- Bài giảng bữa nay của thầy cũng giống như bài giảng của Thế Tôn ở núi Linh Thứu.

- Tôi tưởng ngài không biết gì về giáo lý không ngờ ngài cũng biết chút ít về thiền...!? :)
(Zen Koans)

Bài giảng được coi là hay nhất của đức Phật là bài giảng ở núi Linh Thứu (sự tích niêm hoa vi tiếu). Bài giảng yên lặng và sự truyền tâm ấn là sự khởi đầu của Thiền. Mân Vương so sánh bài giảng của La Sơn và của đức Phật. Nhưng thiền sư biết rằng người đi tìm chân lý sốt sắng nhất luôn luôn đến với tâm không. Biết chút ít về Thiền còn tệ hơn là không biết gì cả.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

790. Sám hối.

Một tín đồ hỏi Phổ Giao:
- Tu sám hối pháp môn là vì mình mà sám hối hay vì người mà sám hối? Nếu vì mình, thì tội lỗi mình từ đâu tới? Nếu vì người thì người không phải là mình vì sao mình có thể sám hối cho họ?

Phổ Giao không trả lời được, bèn vân du tham phỏng, hy vọng tìm được giải đáp cho vấn đề này. Một hôm đến Lặc Đàm. Chân vừa bước vào cửa, Lặc Đàm liền hét lớn: “A!”

Phổ Giao không hiểu ý nghĩa của tiếng hét, nhưng nghĩ mình đến hỏi Đạo nên định mở miệng hỏi thì Lặc Đàm dùng gậy đánh. Phổ Giao không hiểu sao chỉ đành nhẫn nại. Vài ngày sau


Lặc Đàm bảo Phổ Giao:
- Ta có công án của cổ đức muốn cùng ông thương lượng.
Phổ Giao định mở miệng nói “Được” thì Lặc Đàm lại hét “A!” Phổ Giao ngay đó giác ngộ bèn cười ha hả. Lặc Đàm bước xuống thiền sàng nắm tay Phổ Giao hỏi:

- Ông hiểu Phật pháp không?
Phổ Giao hét lên “A!” và rụt tay lại. Lặc Đàm ha hả cười lớn.
(Tinh Vân thiền thoại)

Nói về pháp môn sám hối thì có tầng lớp nông, sâu: tác pháp sám, công đức sám, vô sinh sám. . .
Có bài kệ:
Tội khởi từ tâm, nếu diệt tâm, thì tội sẽ mất;
Tâm, tội đều không thì đó mới là chân sám hối.

Vì mình sám hối cũng vì người sám hối. Vì người sám hối cũng vì mình sám hối. Ta người không hai, sự lý là một; hà tất phải ly khai mình và chúng sanh? Nếu nói về tội nghiệp, thì ở sự tướng đương nhiên có tội, có nghiệp. Có nghiệp thì có báo. Nhưng ở bản thể giới thì làm gì có giả danh tội nghiệp? Tiếng “A!” là thiện hay ác? là thường hay đoạn? là mình hay người? Sự phân biệt của chúng sanh ở trong chân lý là không phân biệt.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

796. Niệm Phật.

Có tọa chủ ngồi niệm “Nam Mô A Di Đà Phật.” Một chú tiểu gọi “Hòa thượng.” Tọa chủ ngoảnh đầu lại, chú tiểu không nói năng gì. Cứ thế 3, 4 lần, hòa thượng gắt:
- Ngươi kêu 3, 4 lần có chuyện gì vậy?

- Hòa thượng gọi Phật 3, 4 năm thì được, con chỉ gọi thầy có 3, 4 lần đã bị mắng rồi...!?
(Niêm hoa vi tiếu)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

829. Vinh Tây.

Một hôm, có một người đàn ông đói khát đến Kiến Nhân Tự khóc lóc, kể lể cảnh khốn khổ của vợ con. Vinh Tây rất thương xót nhưng tự mình cũng chẳng có vật gì quý để cho. Lúc đó Vinh Tây bỗng nghĩ đến vòng hào quang bằng đồng của tượng Dược sư Như Lai bèn đem ra cho người đàn ông đó. Người đàn ông vui mừng tiếp nhận. Chúng đệ tử kinh ngạc hỏi:

- Đem cho vòng hào quang của Phật có tội không?

- Có thể, nhưng nếu Phật gập tình cảnh này, thì ngay huyết nhục ngài còn đem cho xá gì vòng hào quang của tượng. Ngay cả tượng Phật ta cũng sẽ đem cho, nếu có tội ta sẽ vui lòng đón nhận.
(Thiền tông dật sự)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

858. Viễn Bá.

Viễn Bá có nhiều đệ tử, chúng tăng từ xa đến tham phỏng cũng đông. Một hôm ông dẫn một thiếu nữ về phòng, đóng cửa lại , rất lâu mà không thấy ra. Đệ tử bàn cãi xôn xao, sư phụ dẫn gái vào phòng thật đáng nghi, lại sợ tín chúng biết được đồn đãi khắp nơi. Một đệ tử nhịn không được chạy đến phòng sư phụ, nhìn qua cửa sổ thấy thiếu nữ lộ bán thân, lưng trần nõn nà, tóc huyền xõa ngang vai, sư phụ đang xoa lưng nàng. Người đệ tử nổi giận, đạp cửa xông vào hét lớn:
- Sư phụ, sao dám làm chuyện này?
Thiếu nữ bị tiếng hét thất kinh ngoảnh mặt lại nhìn. Người đệ tử đứng xững, nói không ra lời. Thì ra thiếu nữ bị cùi, mặt mũi không còn nhân dạng, sư phụ đang thoa thuốc cho nàng.

- Chuyện này ngươi làm lại càng tốt...!? :)

Vừa nói thiền sư vừa đưa lọ thuốc cho đồ đệ. người đệ tử hổ thẹn, hối hận quỳ ngay xuống tạ tội.
(Nhất vị Thiền, quyển Hoa)
Chính mắt nhìn thấy cũng chưa chắc đã là sự thật.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

865. Ngọc trong áo rách.

Có một lần tướng quốc Bùi Hưu đến chùa Đại An, hỏi chư tăng:
- Mười đại đệ tử của Đức Phật, người nào cũng đứng đầu một môn, xin hỏi La Hầu La đứng đầu môn nào?
Chư tăng nhận rằng câu hỏi quá dễ nên đồng thanh đáp:
- Mật hạnh đệ nhất.
Bùi Hưu không hài lòng về câu đáp, liền hỏi:
- Nơi đây có thiền sư không?
May sao lúc đó Long Nha đang trồng rau ở sau vườn, chư tăng mời ông ra. Bùi Hưu lập lại câu hỏi. Long Nha không do dự trả lời ngay:
- Không biết.
Bùi Hưu nghe rồi vui mừng lạy tạ và tán thán rằng:
- Thật đúng là ngọc quý trong áo rách!

(Tinh Vân thiền thoại)
Chúng ta đều biết La Hầu La là mật hạnh đệ nhất. Đã là mật hạnh thì không thể nói ra. Do đó, Bùi Hưu nhận rằng câu đáp của Long Nha mới là đúng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

866. Chân, giả.

Đạo Quang hỏi Đại Châu:
- Thiền sư bình thường dụng công là dùng tâm nào để tu Đạo?
- Lão tăng không có tâm nào để dùng, Đạo nào để tu.

- Vậy sao mỗi ngày đều họp chúng, khuyên người tham thiền, tu Đạo?
- Lão tăng trên không mái ngói, dưới không đất cắm dùi, làm gì có chỗ nào để tụ chúng.

- Sự thực thì thiền sư hàng ngày họp chúng luận Đạo, chẳng lẽ không phải là thuyết pháp, độ chúng sao?
- Xin đừng đổ oan cho ta, một lời ta cũng không biết nói, làm sao luận Đạo? Cũng không hề gập một người làm sao độ chúng?

- Vậy là thiền sư vọng ngữ rồi!
- Lão tăng ngay cả lưỡi cũng không có làm sao vọng ngữ?

- Chẳng lẽ khí thế gian, hữu tình thế gian, sự tồn tại của thiền sư và đệ tử, tham thiền, thuyết pháp đều là giả cả sao?
- Đều là thật.

- Nếu là thật thì tại sao thiền sư lại phủ nhận.

- Giả cũng phủ nhận, thật cũng phủ nhận...!? :)

Đại Quang đại ngộ ngay lời nói đó.
(Tinh Vân thiền thoại)
Nhận thức chân lý có khi dùng khẳng định, có khi dùng phủ định. Tâm kinh nói: “Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều như vậy.” Đó là dùng khẵng định để nhận thức thế gian và con người. Kinh cũng nói: “Không mắt, tai, lưỡi, thân, ý, không sắc, thanh, hương, vị, xúc” đó là dùng phủ định để nhận thức thế gian và con người. Lời của Đại Châu không phải là vọng ngữ vì phủ định tất cả cũng là khẳng định tất cả.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

867. Bảo Phúc.

Thời Hậu Đường, Bảo Phúc sắp thị tịch bảo đại chúng:
- Gần đây khí lực ta chẳng liên tục, đại khái thế duyên gần đứt rồi.
Chúng đệ tử nghe vậy nhao nhao thưa:
- Sư phụ pháp thể hãy còn mạnh lắm!
- Đệ tử chúng con còn cần thầy chỉ Đạo.
- Yêu cầu sư phụ thường trú thế gian vì chúng sanh thuyết pháp.
Đại chúng nghị luận bất nhất, có một đệ tử hỏi:

- Thời hạn đến, sư phụ đi tốt hay ở lại tốt?
- Ngươi nghĩ làm sao mới tốt?


- Sinh cũng tốt, tử cũng tốt; tất cả đều tùy duyên.

Bảo Phúc cười ha hả nói:
- Không ngờ điều ta định nói đã bị ngươi nghe trộm rồi...!? :)
Nói xong kết phu già thị tịch.
(Tinh Vân thiền thoại)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

870. Phiền não của Phật.
Một tín đồ hỏi Triệu Châu:
- Phật có phiền não không?
- Có.
- Làm sao hiểu được đây? Phật là người đã giải thoát làm sao còn có phiền não?
- Là vì người còn chưa được độ.
- Giả như con tu hành được độ, Phật có phiền não không?
- Có.
- Con đã được độ rồi sao Phật còn phiền não?
- Vì còn tất cả chúng sanh.
- Đương nhiên không thể độ được tất cả chúng sanh vậy Phật vĩnh viễn ở trong phiền não không thể siêu việt?
- Đã siêu việt, thì không phiền não.
- Chúng sanh không được độ hết vì sao Phật lại không phiền não?
- Vì tự tánh của chúng sanh đã độ hết.
(Tinh Vân thiền thoại)

Phiền não của phàm phu là do vô minh vọng tưởng sinh ra; phiền não của Phật là do tâm từ bi mà ra, từ bát nhã mà nói thì Phật không phiền não.

871. Tâm và tánh.

Một ông tăng đến tham học Nam Dương Huệ Trung quốc sư, hỏi:
- Thiền là biệt danh của tâm. Tâm ở Phật không tăng, ở phàm không giảm, chân như thiệt tánh. Chư tổ Thiền tông gọi tâm này là tánh. Xin hỏi tâm và tánh sai biệt thế nào?
- Khi mê thì có sai biệt, ngộ rồi thì không sai biệt.
- Kinh nói Phật tánh thường còn, tâm thì vô thường sao thầy nói không sai biệt?
- Ngươi chỉ theo lời mà không theo ý. Nước khi lạnh đóng thành băng, khi nóng băng chẩy thành nước. Mê thì kết tánh thành tâm, ngộ thì tâm tan thành tánh.
Học tăng cuối cùng đã hiểu.
(Tinh Vân thiền thoại)

Trong Phật giáo tâm tánh có rất nhiều tên như: bản lai diện mục, như lai tạng, pháp thân, thật tướng, tự tánh, chân như, bản thể, chân tâm, bát nhã, thiền. . . mê ngộ tuy có sai biệt, bản tánh thì không khác như dùng vàng chế các đồ trang sức: bông tai, nhẫn, vòng . . . Các đồ trang sức tuy khác nhau nhưng đều cùng là vàng. Tâm và tánh danh tuy khác nhưng đều là bản thể của chúng ta.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

873. Chữ suôi ngược.

Một chú sa di tâm đầy nghi vấn, hỏi Vô Danh:
- Thiền sư, thầy nói người học Phật phải phát tâm phổ độ chúng sanh nay nếu có người ác mất hết cả nhân tính, thì có độ hắn không?
Thiền sư không trả lời ngay mà cầm bút viết một chữ “ngã” ngược trên giấy rồi hỏi:
- Đây là gì?
- Đó là một chữ viết ngược.
- Chữ gì?
- Chữ ngã.
- “Ngã” viết ngược có phải là chữ không?
- Không phải.
- Nếu không phải sao ngươi nói là chữ “ngã”?
- Phải.
- Nếu là phải sao ngươi nói là ngược?
Tiểu sa di không biết đáp làm sao.
- Viết suôi là chữ, viết ngược cũng là chữ. Ngươi nói đó là chữ “ngã”, lại nhận biết là viết ngược. Chủ yếu là ngươi nhận được chữ “ngã.” Trái lại, nếu ngươi không biết chữ thì ta có viết ngược ngươi cũng không biết. Cũng như vậy, người tốt là người, người xấu cũng là người; tối trọng yếu là ngươi nên biết bản tánh của người. Khi gập người ác ngươi có thể nhìn thấy thiện ác của hắn, liền gọi bản tánh hắn ra. Bản tánh đã sáng thì độ không khó.
(Tinh Vân thiền thoại)
Người thiện nên độ, người ác lại càng nên độ. Đất bùn càng bẩn thì càng dễ cho hoa sen thanh tịnh; buông dao đồ tể lập tức thành Phật. Cái gọi là thiện ác, suôi ngược chỉ trong một niệm. Thiện, ác là pháp, pháp không thiện ác. Từ bản tánh mà nhìn thì không có người nào là không độ được.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

874. Địa ngục và thiên đường II.

Một tín đồ hỏi Vô Đức:
- Thiền sư, con học thiền nhiều năm nhưng vẫn không khai ngộ, đối với các kinh điển nói địa ngục, thiên đường rất hoài nghi, ngoài thế gian ra còn chỗ nào là địa ngục, thiên đường nữa?
Vô Đức không trả lời ngay chỉ bảo tín đồ ra bờ sông múc một thùng nước về. Khi tín đồ mang thùng nước đến trước mặt Vô Đức.

Vô Đức bảo:
- Ngươi hãy nhìn kỹ mặt nước, có thể phát giác được địa ngục và thiên đường.

Tín đồ lấy làm kỳ quái, tập trung tinh thần xem mặt nước. xem một lúc chẳng thấy gì. Vô Đức đột nhiên dìm đầu ông xuống nước. Ông khổ sở vùng vẫy tưởng chừng sắp hết hơi, thiền sư liền buông tay ra.

Tín đồ vừa thở dốc vừa mắng chửi:
- Thầy thiệt thô lỗ, dìm đầu con xuống nước, thầy có biết là con
khổ sở như đang ở địa ngục không?
- Hiện tại ngươi thấy thế nào?
- Bây giờ có thể hít thở tự do, con thấy sướng như ở thiên đường.
- Chỉ một tý công phu thiên đường, địa ngục ngươi đều đi qua, sao ngươi còn chưa tin có địa ngục, thiên đường.
(Tinh Vân thiền thoại)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

876. Ngươi hãy bảo trọng.

Linh Huấn tham học ở Lư Sơn với Quy Tông.Một hôm động niệm muốn xuống núi bèn cáo từ Quy Tông. Quy Tông hỏi:
- Ngươi định đi đâu?
- Về Lãnh Trung.
Quy Tông từ bi quan tâm:
- Ngươi tham học ở đây 13 năm, hôm nay muốn đi; ta nên vì ngươi mà chỉ thị một chút tâm yếu của Phật pháp, ngươi thu xếp hành lý xong hãy đến gập ta.
Linh Huấn sửa soạn hành lý xong để ở ngoài cửa, vào gập Quy Tông. Quy Tông gọi:
- Hãy đến trước mặt ta.
Linh Huấn bước lại gần. Quy Tông nhỏ nhẹ:


- Trời lạnh lắm, ngươi đi đường phải tự bảo trọng.
Linh Huấn ngay câu nói đó hốt nhiên triệt ngộ.
(Tinh Vân thiền thoại)
Tâm yếu Phật pháp của Quy Tông là gì? Là từ bi tâm, bồ đề tâm, bát nhã tâm. Nói tóm lại một lời là thiền tâm. Tu học Phật pháp chưa thành mà đã bỏ cuộc là không chịu trách nhiệm đối với chính mình. “Trời lạnh lắm” là một câu quan tâm; “Ngươi hãy tự bảo trọng” là lời khích lệ. Mọi người đều quan tâm đến mình, sao ngươi không tự quan tâm? Linh Huấn cuối cùng đã về nhà nhận thức chính mình. Thiền có khi nói hết thiên kinh vạn luận mà chưa tới bờ bến; có lúc chỉ sơ sài một câu, một động tác mà vào đến tận xương tủy của bản lai diện mục. Lòng từ bi, quan tâm của Quy Tông cũng là do 13 năm tu học và quán chiếu của Linh Huấn. Linh Huấn triệt ngộ là do cơ duyên đã chín mùi. Cơm chưa chín đừng mở vung, trứng chưa thành đừng mổ. Thật không phải là chuyện hư giả.

877. Nước mắt thiền sư.

Một lần, Không Dã đi hoằng pháp qua một con đường núi. Bỗng nhiên có nhiều thổ phỉ xuất hiện, giơ dao đòi tiền mãi lộ. Không Dã nhìn thấy bỗng nhiên rơi lệ. Bọn thổ phỉ thấy Không Dã khóc thì cười ha hả:
- Lão xuất gia này mật nhỏ!

Không Dã nói:
- Đừng tưởng ta sợ các ngươi mà rơi lệ. Sinh tử ta sớm đã gác qua một bên rồi. Ta chỉ nghĩ các ngươi là những người tuổi trẻ, khỏe mạnh không làm việc gì ích lợi cho xã hội mà lại tụ tập ở đây để ăn cướp. Dĩ nhiên pháp luật và đạo đức xã hội đã không dung tha các ngươi, tương lai các ngươi còn bị sa địa ngục chịu khổ tam đồ. Vì thương các ngươi cho nên ta mới rơi lệ.
Bọn cướp nghe lời, cuối cùng xả bỏ lòng tham dục, sân hận quy y với Không Dã.
(Tinh Vân thiền thoại)

Có nước mắt bi thương, hoan hỉ, cảm động, cũng có nước mắt từ bi. Nước mắt của Không Dã là nước mắt từ bi, là do tâm từ bi chẩy ra. Bọn cường đạo đã bị những giọt nước mắt từ bi của Không Dã dập tắt lòng sân hận, tà niệm. Người có thiền tâm lấy lòng từ bi, nước mắt từ bi mà rửa sạch tội nghiệp thế gian.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách