Thiền hoa

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

491 Cái búa của Nham Đầu.

Một hôm Đức Sơn bảo Nham Đầu:
- Ta có 2 thiền sinh ở đây đã lâu, ngươi hãy đi xem họ thế nào?
Nham Đầu vác búa đến lều 2 ông tăng đang ngồi thiền. Nham Đầu giơ búa lên nói:
- Nếu các ngươi nói một lời ta sẽ chặt đầu, nếu không nói gì ta cũng chặt đầu.
Hai ông tăng vẫn tiếp tục ngồi thiền như không có chuyện gì. Nham Đầu vứt búa xuống và nói:
- Các ngươi thực là những thiền sinh chân chánh.
Ông quay về Đức Sơn và thuật lại câu chuyện. Đức Sơn nói:
- Ta biết ý ngươi nhưng ý họ thì sao?
- Động Sơn có thể chấp nhận họ nhưng Đức Sơn thì không.
(Zen Koans)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Lòng từ cẩu thả, vô duyên thì sẽ oan một mạng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

497 Đàm Tạng.
Đàm Tạng nuôi một con chó khôn. Một hôm đi kinh hành, con chó cắn áo sư, sư liền về phòng. Nó nằm phục bên ngoài cửa mà sủa, dạng mạo dữ tợn. Quả thực bếp phía Đông có một con mãng xà dài mấy trượng, há mồm phì ra khí độc.

Thị giả thỉnh sư tạm lánh. Thiền sư bảo:
- Chết có thể trốn được sao? Nó lấy độc mà đến, ta lấy lòng từ mà nhận. Độc không có thực tánh, ngăn lại thì nó càng mạnh hơn. Lòng từ cẩu thả, vô duyên thì sẽ oan một mạng.
Nói xong, con mãng xà cúi đầu bò đi, không thấy nữa.

Lại một chiều khác, có một bọn cướp đến, con chó lại cắn áo sư. Sư nói với bọn cướp rằng:
- Am cỏ có gì các ngươi muốn thì cứ việc lấy đi, ta không hề tiếc.
Bọn cướp nghe nói cảm động, bỏ đi.
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)
******************************
499 Phổ Chiếu.
Phần Dương Phổ Chiếu thiền sư và Long Đức phủ doãn Lý Hầu
là bạn cũ. Lý mời sư đến trụ trì ở Thừa Thiên. Sứ giả đến mời ba lần mà sư không chịu đi. Sứ giả bị phạt, đến thưa với sư:
- Nếu thầy không tới con sẽ bị tội chết!
- Ta bị bệnh chẳng muốn rời núi, nếu phải đi thì hoặc đi trước hoặc đi sau hà tất phải cùng đi.
- Thầy đã hứa rồi, thì trước sau tùy thầy lựa chọn.
Sư bảo đại chúng:
- Ta đi đây, ai theo được?
Một ông tăng bước ra thưa:
- Con theo được.
- Một ngày ngươi đi được mấy dặm?
- 50 dặm.
- Ngươi theo ta không được.
Một ông tăng khác bước ra thưa:
- Con theo được.
- Một ngày ngươi đi được mấy dặm?
- 70 dặm.
- Ngươi cũng không theo ta được.
Thị giả bước ra thưa:
- Con theo được, thầy tới đâu con tới đó!
- Ngươi theo lão tăng được.
Quay lại sứ giả, sư nói:
- Ta đi trước nhé!
Nói xong liền mất, thị giả đứng bên cũng mất theo.
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)
Xem tiếp: Phần Thứ 4 Quyển thượng.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

515 Giận dữ.

Thản Sơn tính tình phóng lãng không câu nệ tiểu tiết, uống rượu, hút thuốc đều chẳng từ. Vân Thăng trái lại rất trang trọng, ít khi nói cười. Một hôm, Thản Sơn đang uống rượu trong phòng, gập lúc Vân Thăng đi qua, Thản Sơn bèn mời Vân Thăng cùng uống. Vân Thăng cự tuyệt. Thản Sơn bảo:

- Ngay rượu cũng không uống, thật chẳng giống người!
- Ngươi dám chửi người sao?
- Ta không chửi ngươi!

- Ngươi vừa nói rượu cũng không uống thật chẳng giống người, đó không phải là chửi ta sao?
- Ngươi thật chẳng giống người!

- Được, ngươi chửi ta chẳng giống người, vậy giống gì ngươi hãy nói mau!

- Giống Phật...!?
(Thiền, Sinh Hoạt Đích Vi Tiếu)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

540 Đánh Rắm.

Có một lần Tô Đông Pha, thi sĩ trứ danh đời Tống làm một bài thi tán Phật như sau:
稽首 天 中 天
Khể thủ thiên trung thiên
毫光 照 大 千
Hào quang chiếu đại thiên
八風 吹 不 動
Bát phong xuy bất động
端坐 紫 金 蓮
Đoan tọa tố kim liên.
Ta nay đảnh lễ trước tòa sen
Hào quang Phật tổ chiếu khắp miền
Tám gió dù hung tâm chẳng động
Phật vẫn ngồi yên giữa thực, mộng.
(Ngộ Không dịch)

Ý nói: ta lễ Phật tổ, hào quang của ngài có thể chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới. Tám gió thổi không động. (tám gió là: lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) Phật ngồi ở trên liên hoa tòa, khám phá mưa gió ở thế gian. Tô Đông Pha viết xong bài thơ, rất tự hào, bèn sai thơ đồng đem qua sông cho Phật Ấn coi. Phật Ấn xem xong không nói một tiếng chỉ viết hai chữ "Đánh rắm" vào đằng sau bài thơ, bảo thơ đồng đem về cho Tô Đông Pha. Tô Đông Pha xem rồi, tức giận chịu không nổi, đang đêm đi thuyền qua sông kiếm Phật Ấn. Phật Ấn biết Tô Đông Pha không phải là người 8 gió thổi không động, nên viết vào mảnh giấy một hàng chữ dán ngoài cửa:
八風 吹 不 動
Bát phong xuy bất động
一屁 打 過 江
Nhất thí đả quá giang
Tám gió dù hung, tâm chẳng động
Chỉ vì phát rắm phải qua sông.
(Ngộ Không dịch)
Tô Đông Pha đến cửa Phương Trượng, chính mắt trông thấy, không dám gõ cửa, lại lên thuyền trở về.
(Sinh Hoạt Thiền)

Câu chuyện này cho chúng ta thấy phải buông bỏ 8 gió thì mới mong giải thoát được.
Thiền giả khi xử sự mọi việc phải giữ gìn không để cho hoàn cảnh dẫn dắt, không bị tham dục làm mê hoặc định tâm, không bị mạo phạm làm mất đi sự bình tĩnh. Đó mới gọi là Thiền Định.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

542 Thần Tú.

Thần Tú từ nhỏ đã xem nhiều sách vở, sau quyết chí xuất gia, theo Ngũ tổ tu học, được Ngũ tổ rất trọng. Ngũ tổ có lần nói với ông:
- Ta đã độ cho nhiều người, nhưng có thể thông đạt, viên mãn quán chiếu thì không có ai sánh bằng ngươi.

Thần Tú tuy không được truyền y bát, nhưng vẫn phụng sự thầy cho đến khi Ngũ tổ mất. Về sau, ông về trú ở Giang Lăng Đương Dương Sơn. Danh tiếng truyền khắp thiên hạ. Nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên nghe danh, hạ chiếu vời vào cung. Khi kiệu ông vào tới cung, Võ Tắc Thiên hoàng đế quỳ ngay xuống đất nghênh đón, lại sai thiết lập đạo trường ở trong cung để cung dưỡng và thường đến hỏi đạo. Về sau, ông muốn trở lại Đương Dương Sơn, Võ Tắc Thiên lại sai lập chùa cho ông. Theo sách vở chép lại, các vương công đại thần và thứ dân hàng ngày đến tham học với ông cả vạn người. Ông có lưu lại bài kệ:
一切 佛 法
Nhất thiết Phật pháp
自心 本 有
Tự tâm bản hữu
將心 外 求
Tương tâm ngoại cầu
捨父 逃 走
Xả phụ đào tẩu
Phật pháp do tâm
Tất cả đều vậy
Tưởng tìm ngoài tâm
Bỏ cha mà chạy.

Năm 705, Võ Tắc Thiên và Trung Tông hạ chiếu vời Huệ Năng vào kinh thuyết pháp. Trong chiếu nói là do Thần Tú và Huệ An suy cử. Sự kiện này cho thấy Thần Tú là một người cởi mở, hoạt bát, không hề hận Huệ Năng mà còn kính phục nữa. Vào lúc vãn niên, danh vọng của Huệ Năng ở phương Nam lên cao, một đệ tử của Thần Tú là Thích Nghị xuống phương Nam tìm Huệ Năng để tranh biện lại còn nói:
- Huệ Năng một chữ cũng không biết thì có kiến thức gì?
Thần Tú nghe được chuyện này, bảo đồ đệ rằng:
- Huệ Năng được vô sư trí, thân ngộ thượng thừa ta chẳng bằng được. Vì vậy, thầy ta là Ngũ tổ mới thân truyền y pháp đâu để uổng phí? Ta hận vì thọ quốc ân, lại ở xa quá không thể thân cận mà học hỏi được!
(Hảo Tuyết Phiến Phiến)

Lời nói của Thần Tú khiến chúng ta cảm động. Từ ngàn năm qua, rất nhiều sách Thiền coi nhẹ và nói xấu Thần Tú. Thực ra, ông là một người đáng kính phục. So sánh hai bài kệ trình Ngũ tổ (xem công án 264) thì bài kệ của Thần Tú cho thấy ông ngừng lại ở "Hữu.” Ông nhận rằng Thiền có mục đích, có thể đạt được. Kỳ thực, lau chùi bụi bặm của tâm linh chỉ là quá trình không phải là mục đích. Mặc dầu muốn tâm linh an tịnh phải trải qua giai đoạn lau chùi, nhưng muốn được Bát Nhã, thì không thể chỉ dựa vào lau chùi mà được.
Bài kệ của Huệ Năng cao hơn Thần Tú vì ông giảng thật tướng của Bát Nhã, cho chúng ta biết Bát Nhã không thể gọi thành một danh tướng. Không thể nói là đài gương sáng, cây bồ đề hoặc nói là cái này, cái kia, hoặc bất cứ cái gì. Bát Nhã là tuyệt đối không tánh. Nếu muốn tìm Bát Nhã bằng cách lau chùi thì Bát Nhã không ở đó. Bởi vì tự tánh thanh tịnh khiến bụi trần không thể bám vào, vì vậy việc gì phải lau chùi?
Đốn pháp của Huệ Năng trở thành dòng Thiền chính khiến Tiệm pháp của Thần Tú bị im tiếng. Mặc dầu vậy, nhân cách và phong cách của ông khiến chúng ta phải ngưỡng mộ.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

546 Lương Khoan.

Lương Khoan cả đời tu Thiền, thành tựu rất cao. Khi trở về già, một hôm nhận được thư nhà cho biết cháu ngoại chẳng chịu làm ăn gì cả chỉ lo ăn uống chơi bời, không chóng thì chầy sẽ khuynh gia bại sản. Người nhà hy vọng ông trở về khuyên bảo cháu. Do đó, Lương Khoan từ ngoài ngàn dậm trở về quê. Đứa cháu ngoại cũng rất vui được gập ông cậu, và giữ ông ở lại nhà một đêm. Đêm đó, Lương Khoan cũng không hề dạy dỗ hay mắng mỏ gì cháu. Sáng hôm sau khi sắp đi Lương Khoan bảo cháu:

- Cậu đã già rồi, hai tay đều run rẩy, cháu có thể giúp cậu xỏ dép vào chân không?
Đứa cháu vui vẻ giúp cậu; lúc đó Lương Khoan mới nói:

- Cám ơn cháu, đấy cháu xem người già mỗi ngày mỗi yếu, cháu nên bảo trọng cho mình, lúc còn trẻ nên làm người tốt, làm tốt sự nghiệp.
Lương Khoan nói rồi bỏ đi, một lời trách cũng không; vậy mà từ đó người cháu không còn tiêu pha xa xỉ nữa.
(Thiền Sinh Mạng Đích Vi Tiếu)

Cái công phu của Lương Khoan đó là lòng khoan dung, chỉ cần hai ba câu là có thể cảm động đối phương, tạo nên kết quả tốt đẹp nhất.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Không thời gian trả lời.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

549 Thiền của Dược Sơn.

Thái thú Lý Cao hỏi Dược Sơn:
- Con biết Phật tử phải tuân thủ giới, định, huệ; thầy có giữ giới, tập định và phát huệ không?
- Ở đây, bần tăng không có chuyện bá láp này.
- Giáo lý của thầy rất cao siêu, nhưng con không hiểu.

- Nếu thái thú muốn hiểu thì phải trèo lên đỉnh núi cao mà ngồi hay lặn xuống đáy biển sâu mà đi. Khi đi ngủ thái thú đầu còn nặng chĩu tâm tư thì làm sao mà hiểu được thiền pháp của ta?
(Zen Koans)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

557 Hổ ăn thịt người.

Có chú tiểu từ nhỏ được chùa nuôi, chưa hề nhìn thấy phụ nữ. Ông tăng trong chùa thường chỉ bức tranh vẽ người nữ bảo chú:
- Đó là con hổ ăn thịt người.
Chú tiểu lớn dần, theo tăng vào làng khất thực.
Về chùa, tăng hỏi tiểu:
- Khi xuống núi vật gì ngươi thích nhất?
Chú tiểu đáp không do dự:
- Con thích nhất con hổ ăn thịt người!
(Minh Tâm Kiến Tánh Thoại Thiền Tông)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

558 Ba cương lãnh.

Thích Định Quang đem 8 vạn 4 ngàn pháp môn của phật giáo tóm tắt thành 3 cương lãnh:

1- Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa là Phật đạo đệ nhất nghĩa, nên hết lòng nhớ tưởng.
2- Giới, Định, Tuệ là yếu quyết thành Đạo, nên hết lòng tu trì.
3- Bốn lời nguyện lớn nên hết lòng phụng hành.
(Nhất Nhật Nhất Thiền Ngữ)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

639 Nghe Tiếng Chuông Chùa.

Có một hôm Dịch Đường hòa thượng (1805-1879) ngồi thiền lắng nghe tiếng chuông chùa ban mai. Khi xuất định, kêu thị giả lại hỏi người thỉnh chuông là ai. Thị giả cho biét đó là một chú tiểu mới tới, Dịch Đường hòa thượng bèn cho gọi chú tiểu đó đến hỏi rằng:
- Ban mai lúc thỉnh chuông tâm tình ngươi thế nào?
- Chẳng có gì đặc biệt, chỉ thỉnh chuông thôi.
- Không thể nào! Nhất định tâm ngươi có niệm gì đó, vì ta nghe tiếng chuông rất cao quý.
Lúc đó, chú tiểu chợt nhớ ra, thưa rằng:

- Ở quê con, sư phụ thường dạy rằng khi thỉnh chuông thì tưởng chuông là Phật. Do đó phải thận trọng trai giới, kính chuông như kính Phật, dùng tâm lễ bái mà thỉnh chuông.
Dịch Đường hòa thượng nghe rồi hoan hỉ nói rằng:
- Về sau xử lý mọi chuyện, đừng bao giờ quên tâm cảnh sáng nay.
Chú tiểu đó sau này là Quán Thủ Sâm Điền Do thiền sư (1834-1915) ở Vĩnh Bình Tự.
(Nhất Nhật Nhất Thiền Ngữ) Hết quyển thượng


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

661. Lấy Đầu Làm Ghế.

Trong thiền viện do Tiên Nhai trụ trì có một học tăng thường lợi dụng đêm tối leo tường ra ngoài chơi.
Một hôm, Tiên Nhai đi tuần trong chùa, phát hiện có một cái ghế đẩu ở góc tường liền biết ngay có người đã leo tường ra ngoài chơi. Ông không kinh động ai cả, tiện tay dời ghế đẩu đi chỗ khác tự mình đứng ở chỗ ghế đó đợi học tăng trở về. Đêm đã khuya học tăng đi chơi trở về, không biết ghế đẩu đã bị dời chỗ, cứ đạp lên đầu thiền sư mà nhẩy xuống. Xuống tới đất mới biết người mình đạp lên đầu là Tiên Nhai thì kinh sợ, hoang mang không biết làm sao cho phải, nhưng Tiên Nhai không có ý giận lại còn an ủi:

- Trời khuya, sương nhiều ngươi phải cẩn thận kẻo bị lạnh, mau về phòng mặc thêm áo!
Sau đó, tự viện không ai biết chuyện này. Tiên Nhai cũng không đề cập đến, nhưng từ đó ban đêm không còn thấy ghế đẩu đặt ở góc tường nữa.
(Nhất Vị Thiền: Quyển Phong)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền hoa

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

664. Tâm Như Hư Không.

Thiền sư Trí Hoàng, sau khi tham phỏng Ngũ tổ Hoằng Nhẫn tự xưng đạt được tâm tưởng bặt, duyên lự mất của thiền định tam muội. Do đó ở trong am tập thiền hơn 20 năm. Đệ tử của Huệ Năng là Huyền Sách, vân du đến Hà Bắc nghe danh Trí Hoàng bèn đến thăm, hỏi rằng:
- Ông ở đây làm gì?

- Nhập định.
- Ông nói nhập định là hữu tâm hay vô tâm nhập? Nếu là vô tâm nhập định thì tất cả loài không tình thức như cây cỏ, ngói gạch đều được định. Nếu là hữu tâm nhập định thì tất cả chúng sanh hữu tình, hàm thức đều được định rồi.


- Khi tôi nhập định không thấy có hữu tâm, vô tâm.
- Không thấy hữu tâm, vô tâm thì là thường định làm gì còn có nhập định, xuất định. Nếu có xuất, nhập thì chẳng phải là Đại Định.

Dưới tay tướng giỏi, không có binh hèn. Kiến địa của Huyền Sách làm cho Trí Hoàng không lời nào đối lại. Một lúc sau mới hỏi:
- Ông kế thừa pháp của vị nào?
- Thầy tôi là Tào Khê Lục tổ.
- Lục tổ lấy gì làm thiền định?
- Thầy tôi nói diệu trạm viên tịch, thể dụng như như, năm uẩn vốn không, sáu trần chẳng có, chẳng ra chẳng vào, chẳng định chẳng loạn, thiền tánh vô trụ lià "trụ thiền tịch.” Thiền tánh vô sanh, lìa "sinh Thiền tưởng.” Tâm như hư không cũng không có số lượng hư không có thể đạt được.

Trí Hoàng nghe lời này rồi liền tự đến bái kiến Lục tổ. Lục tổ hỏi:
- Ngươi từ đâu tới?
Trí Hoàng mang chuyện gập Huyền Sách kể lại. Lục tổ nói:
- Thật đúng như vậy, nếu tâm ngươi như hư không, không chấp không kiến, ứng dụng vô ngại, tâm không động tịnh, phàm thánh đều quên, năng sở đều diệt, tánh tướng là một, chẳng có định và hết định.

Trí Hoàng nghe rồi đại ngộ, cái tâm sở đắc từ 20 năm tiêu diệt không còn dấu vết.
(Nhất Vị Thiền: Quyển Nguyệt)

Chấp có pháp để đắc, có ngộ để chứng là chưa thật ngộ. Thiền không rơi vào nhị biên có, không. Cũng không chấp ở giữa. Nhị biên đã không có thì làm gì có trung gian? Không thọ một hạt bụi, cũng không xả một pháp, thâu phóng tự như.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách