Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

Thắng luân hồi sinh tử

I. Chúng ta chiến thắng luân hồi sinh tử khi nào?

Chúng ta bắt đầu tìm con đường chiến thắng sinh tử luân hồi khi chúng ta chán gét sinh tử luân hồi. Để chiến thắng sinh tử luân hồi thì chúng ta phải đi qua nhiều chặng đường, mà chặng đường cuối cùng để chiến thắng thực sự lại là chặng đường tu tập để không chán gét luân hồi nữa.

Chúng ta chỉ thực sự chiến thắng khi đạt được những điều kiện sau:

- Khi tâm ý chúng ta không còn sợ hãi sinh tử

- Khi tâm ý chúng ta không còn lo lắng sinh tử

- Khi tâm ý chúng ta không còn ham muốn sinh tử

- Khi tâm ý chúng ta không còn chán gét sinh tử.

Vì sao lại nhận định vây? Xin hãy nhìn sinh tử như kẻ địch mà người muốn giải thoát phải đối đầu và quán chiếu từng mặt. Tôi xin đưa ra vài ví dụ cho dễ hiểu:

II. Ví dụ

1. Không sợ hãi:

Ví như đứng trước một đối thủ, rất khó chịu cứ đeo bám ta, ta không sợ khi ta tự tin mình khơẻ bằng đối thủ, nhưng có thể ta vẫn lo, lo nghĩ cách để chiến thắng. Vì ta chỉ khoẻ bằng thôi, nếu cứ thẳng thắn đấu thì chưa chắc ta đã thắng. Vì vậy ta phải lo.

2. Không lo lắng:

Khi không lo là khi ta biết mình khoẻ hơn đối thủ. Khoẻ hơn là chắc thắng rồi (Cái khoẻ này tính cả trí tuệ và sức mạnh về mọi mặt), vậy là ta không lo nữa.

Trong mắt phàm phu, khi có đủ điều kiện để không sợ và không lo là coi như đã chiến thắng.

Đây không phải chiến thắng thực sự! Tại sao? Xin đạo hữu tiếp tục quán chiếu:

Ví như ta và địch đánh nhau, ta hội tụ đủ hai điều kiện không sợ và không lo, ta chiến thắng địch. Chiến thắng rồi ta thấy kẻ địch có nhiều của cải rất hay, ta nảy sinh ham muốn.

Đã ham muốn tât nhiên cần có nó để đáp ứng ham muốn. đã cần thì ta sẽ lấy số của cải đó.

Lấy rồi tất nhiên ta phải giữ, phải giữ tất sinh lo lắng, có lo lắng có nghĩa là ta đã bị trói buộc vào đó rồi. Mà bị trói buộc vào kẻ địch rồi thì có nghĩa là ta chưa thoát khỏi kẻ địch.

3. Không ham muốn:

Ta và địch đánh nhau, ta hội tụ đủ hai điều kiện không sợ và không lo, ta chiến thắng địch.

Chiến thắng rồi ta thấy kẻ địch chẳng có cái gì hay, nên cũng không ham muốn gì của kẻ địch cả, như vậy ta được thêm điều kiện thứ 3, không ham muốn.

Vì kẻ địch không có gì hay nên ta không ham muốn. Nhưng cũng vì kẻ địch không có gì hay mà ta thấy chán gét kẻ địch. Mà đã chán gét ai thì sẽ không chịu ở gần mà muốn xa kẻ đó (kẻ địch này không giết được vì là luân hồi). Muốn xa kẻ địch tất sẽ rất khó chịu khi kẻ địch kè kè bên mình (ta luôn bị luân hồi ám ảnh bên mình). Đã khó chịu tất phải lo sao cho kẻ địch sẽ không theo mình nữa, vậy là ta lại sinh lo lắng, sinh lo lắng là lại bị trói buộc. Vậy là ta vẫn chưa thoát khỏi kẻ địch.

4. Không chán gét.

Ta và địch phải đánh nhau, ta hội tụ đủ hai điều kiện không sợ và không lo, ta chiến thắng địch. Ta cũng không ham muốn gì ở kẻ địch, lại không chán gét kẻ địch. Kẻ địch không thể rằng buộc ta nữa. Ta vĩnh viễn thoát khỏi kẻ địch.

III. Bàn thẳng vào vấn đề đắc đạo thoát sinh tử.


Sợ hãi và lo lắng thì tất nhiên không thể thoát khỏi sinh tử rồi, nhưng phàm phu thường nghĩ chỉ cần không sợ hãi, không lo lắng sinh tử, cứ thoả sức vui sống là coi như mình chiến thắng sinh tử. Đâu phải vậy, thoả thích vui sống là còn ham muốn cái vui, còn bị níu kéo. Đâu thể thoát khỏi sinh tử.

Có món quà quý dành cho người thanh tịnh được tâm ý, đó là niết bàn. Nhưng Đức Phật luôn tránh nói về niết bàn. Tại sao? Bởi nếu người tu tập biết, niết bàn mình sẽ thế này, thế này, thì sẽ ham muốn được tới đó, có ham muốn thì tâm ý đâu thanh tịnh, làm sao tới được niết bàn mà hưởng. Nếu miêu tả thì khác gì dẫn dắt để họ khởi tâm ham muốn, cản trở con đường tu tập thanh tịnh của người học đạo? Bởi vậy nên Đức Phật chỉ nói lên con đường đi đến chỗ có món quà mà không miêu tả về món quà. Khi đi tới tự nhiên người tu tập sẽ được hưởng. Có kẻ không hiểu lại cho rằng Đức Phật tránh nói về niết bàn vì không có niêt bàn. Có kẻ hiểu nhưng vì sợ người ta nảy tâm ham muốn niết bàn sẽ không thể đạt tới nên cũng nói là không có niết bàn, gây nhầm lẫn cho bao ngườ tu học. Vậy mới có người hỏi: “Không có niết bàn thì tu để làm gì, để được cái gì?”. Tâm con người loạn vậy đó. Nói có thì ham muốn, nói không có thì thất vọng. Bởi vậy tránh đề cập đến như Đức Phật đã làm vẫn là hay hơn cả.

Chình vì những lý do trên mà phải bỏ cả sợ hãi và lo lắng đi, lại phải bỏ cả ham muốn đi.

Người không sợ hãi, không lo lắng, cũng không ham muốn sinh tử chúng ta thường gặp. Đó là những người chán đời, họ chẳng sợ hãi, chẳng lo lắng, chẳng ham muốn, họ bất cần đời, chán gét tất cả, muốn xa tất cả, nhưng khi muốn xa là họ lại nảy ý lo, lo để làm sao mình xa được thế gian, vậy là khi đã lo thì họ vẫn bị trói buộc, dù tự tử cũng không thể thoát luân hồi.

Chính vì vậy mà chỉ có ai tâm ý không còn sợ hãi, lo lắng, ham muốn, chán gét mới có thể thoát luân hồi.

Tới đây có người không hiểu lại vặn vẹo: “Nói vậy thì hoá ra người mất trí, người tâm thần là người thoát khỏi luân hồi à?”.

Người hỏi như vậy là người chưa sáng suốt. Người mất trí, tâm thần thì có thể vẫn còn sợ hãi, lo lắng, ham muốn, và chán gét. Có loại người cứ đơ đơ là không có sợ hãi, lo lắng, ham muốn và chán gét. Nhưng loại người này thì tâm ý họ đâu còn.

Bùi Văn Hải


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Nhà Bùi Văn Hải - Tham, Sân, Si và chọn hướng tu hành

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

I. Nhận định của tôi về Tham, Sân, Si

Theo tôi nhận thấy, tham sân si là một cái cây. Thân cây là tham, lá cây là sân và hoa của cây là si. Thân cây màu đen, lá cây màu xanh và hoa màu vàng.

Để chặt cây này, vốn chỉ cần đốn gốc là được, nhưng cây cổ thụ gốc to khó đốn. Với bậc trí chánh hạnh, việc đốn gốc ngay là không khó, nhưng với kẻ phàm phu thì đốn gốc ngay không thể được. Bời vậy Đức Phật chỉ ra một cách để phàm phu cũng dần đốn được cây tham. Đó là chia cây ra từng phần, chỉ rõ đặc điểm của các phần đề phàm phu khi thấy thì biết mà đốn.

Việc này giống như trường hợp người lớn và trẻ con vậy. Người lớn thì có thể đốn ngay cây to, còn trẻ con yếu sức, không đốn được cả cây, bởi vậy Đức Phật bày ra cách đốn từng phần dành cho trẻ nhỏ. Như ngài chỉ cho trẻ cách ngắt hoa, bẻ lá, bẻ cành. Vì trẻ chưa biết hoa, lá cành là gì nên ngài lại chỉ ra đặc điểm của hoa, lá cành để trẻ dễ phân biệt rồi tuỳ duyên mà ngắt bỏ. Trước mặt có hoa thì ngắt hoa, trước mặt có lá thì ngắt lá, có cành thì bẻ cành.

Tham là: ưa muốn, ham mê, đắm say, thích thú, cố giữ, keo kiết, ưng được thỏa mãn, mong được khoái lạc, danh vọng,...Sân là : chán ghét, giận dữ, thù hận, nóng nảy, chống trả,.. Si là: ngu dốt, đần độn, lầm lạc, thành kiến, giáo điều, cuồng tín, mê tín, ….. Thân, hoa, lá của cây độc có đặc điểm như vậy, hành giả cứ tuỳ duyên, khi độc nào nỗi lên thì nhận ra mà loại bỏ.

Việc loại bỏ từng phần dĩ nhiên chỉ áp dụng với người phàm phu, còn bậc hiền trí thì chỉ chú ý dồn công sức chặt gốc tham mà không bận tâm tới lá, hoa. Triệt tiệt gốc tham thì lá sân, hoa si cũng không còn.

Vậy đó !

Đức Phật tuỳ chúng sinh mà thuyết pháp. Chúng sinh cũng tuỳ căn cơ mà chọn pháp để hành. Bậc hiền trí, có đủ khả năng nhìn thấu gốc tham thì nên đốn ngay từ gốc. Ngược lại, kẻ phàm phu thì phải bẻ từng phần mới được, chứ ham đốn ngay gốc to thì chẳng xong.

Bàn đến đây xin bàn tới một lầm lạc quan trọng mà người học đạo hay vấp phải, đó là tham học nhiều pháp.

II. Nhận định của tôi về chọn pháp tu hành.

Như đã nói, Đức Phật tuỳ chúng sinh mà thuyết pháp. Giống như thày thuốc tuỳ căn bệnh của từng bệnh nhân mà bốc thuốc vậy. Người bệnh này uống nhầm phương thuốc dành cho người khác sẽ không khỏi bệnh. Bị một bệnh mà uống nhiều bài thuốc dành cho các bệnh khác nhau thì cũng không thể khỏi bệnh. Nếu dùng bừa bãi vậy thì khỏi bệnh này sẽ mắc bệnh khác chứ không sai.

Trường hợp này giống như người ham thuốc bổ, cứ nghe nói bổ là ham, không cần biết nó có cần thiết cho mình hay không. Bên đông y thường lưu ý một điều là: “Khi có bệnh mới dùng thuốc, khi không bệnh tuyệt đối không dùng”.

Cơ thể con người khoẻ khi âm dương trong cơ thể cân bằng. Một khi âm dương bất thường chắc chắn sẽ sinh bệnh.. Khi không bệnh mà uống thuốc bổ vào tức là tự ta đã phá cân bằng âm dương trong cơ thể, tự ta gây hoạ cho ta.

Với học pháp, pháp nào hợp với ai thì người đó nên chuyên mà tu tập. Chớ nên ham biết nhiều pháp, chớ nên ham tu tập nhiều pháp. Giống như nước trong một dòng sông, nên chuyên tâm mà chảy ra biển lớn, chớ nên nhìn sông khác rộng hơn mà mong chuyển sang, không chịu chảy nữa. Nếu có dừng lại cũng sẽ bị ngấm vào lòng đất chứ không thể có ngày ra biển hoà chung với trăm sông.

Nước ở một con sông là một thể với dòng sông, chỉ biết dòng sông. Nhưng khi ra biển thì nó hoà vào biển lớn, là một thể với biển lớn, biết cả biển lớn. Lúc này thì nước ở sông nhỏ hay lớn không phân biệt nữa, tất cả đều là nước biển rồi. Chung một vị bao gồm tất cả rồi.

Luận đến chỗ này người không sáng suốt có thể nhầm lẫn là cách tu nào cũng tới đích. Điều này là không phải. Chỉ có những pháp tu chân chính do Đức Phật dạy mới đưa người thực hành tới đích. Đó là những cách tu dạy thực hành một cách sáng suốt. Như Đức Phật đã dạy: “Nên thực hành, thấy có ích thì tin theo, còn không nên vì kính trọng người mà tin theo. Những kinh sách dạy cách tu chân chính đó, như tôi đã phân tích trong bài “Chân Kinh”, chính là kinh sách của Nam Tông.

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/article?mid=153

Pháp của Đức Phật truyền tới chúng ta đã trải qua bao đời. Lối đi chân chính đã bị không ít rừng cây che phủ, dễ làm người tu lầm đường lạc lối. Giống như nước Hồ Gươm xưa, cũng từ sông hồng, do rẽ lối mà không ra được biển lớn. Đến nay vẫn đành nằm cô độc, bơ vơ, trong khi những người bạn vốn chung dòng với nó đã hoà vào biển lớn lâu rồi.

Tóm lại, chúng ta nên chọn pháp hợp với mình mà tu, không nên ham biết nhiều pháp, biến chúng ta thành cái bồ đựng sách với mớ lý thuyết suông chẳng có ích lợi gì. Giống như người cha là huấn luyện viên thể dục, sang vùng khác công tác, để lại ở nhà cho con rất nhiều sách dạy các cách luyện tập để tăng cường sức khoẻ, đứa trẻ ấy chỉ cần học một cách và thực hành là trở thành người khoẻ mạnh, nhưng nó học hết lý thuyết mà không thực hành, thân người nó vẫn ốm yếu bệnh tật. Chúng ta học là để bỏ cái gốc tham, mà cứ ham học nhiều pháp thì cái gốc tham nó đã dày lên rồi còn nói gì đến bỏ nữa.

Bùi Văn Hải


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Nhà Bùi Văn Hải - Chân kinh

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

Bài này có nhiều chỗ tôi đã cắt bỏ để tránh việc vi phạm nội quy, đả phá tông phái trong diễn đàn. Vì vậy bạn nào muốn tham khảo đầy đủ nhận định của tôi xin tìm hiểu qua link sau:

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/article?mid=153

Chân kinh I.

Hôm nay có bạn bên Phật giáo trao đổi với tôi một vấn đề về kinh điển. Vấn đề "Chân kinh" và "Nguỵ kinh".

Theo bạn ấy thì chân kinh và nguỵ kinh chỉ ở tâm mình thôi. do tâm thôi.

Tôi không đồng ý, vì tôi nghĩ chỉ có con đường đúng mới đưa chúng ta đến đích. Nếu nói chân kinh và nguỵ kinh đều do tâm cả, thì hoá ra kinh viết như thế nào cũng không quan trọng, ý kinh không quan trọng sao? Nghĩ như vậy là đánh đồng cái đúng với cái sai. Với người đã đắc đạo thì không sao, vì họ đã ở đích rồi, không còn phải tìm con đường nào nữa, nhưng người đang đi tìm đạo thì con đường là quan trọng, đi sai đường thì không thể đến đích được.

Nếu không xác định đường đúng, coi kinh nào cũng tốt thì có khác gì coi đạo nào cũng tốt, vậy thì các đạo đều như nhau, Thiên chúa giáo, Hồi giáo .. đều cũng như Phật giáo sao ? Việc gì phải phân biệt nữa.

Chân kinh II.

Chúng sinh có rất nhiều lòng tham, thứ mà Đức Phật nhắc phải bỏ. Chính lòng tham đã gây ra đau khổ cho chúng sinh.

Những pháp Đức Phật dạy là để chỉ cho chúng sinh cách thoát khỏi mọi đau khổ trói buộc, tự mình làm chủ bản thân mình, vậy nếu ai tu tập theo hướng cầu xin là lầm đường, là làm trái với những điều Đức Phật dạy. Bởi THỨ GÌ ĐÃ PHẢI XIN THÌ TẤT NHIÊN KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH, KHÔNG DO MÌNH LÀM CHỦ.

Vì vậy những người mong có được sự giải thoát bằng cách cầu xin sẽ không bao giờ đạt được giải thoát thật sự, bởi họ đã đi sai đường.

Đức Phật dạy:

"Mẹ cha hay bà con
Không làm gì được cả
Chính nhờ tâm nguyện lành
Đưa ta lên cao cả".

Đức Phật đã dạy không có ai ngoài bản thân mình giúp mình được. Chỉ có tự mình điều phục tâm mình mới giúp mình thoát luân hồi mà thôi.

"Người điều phục tâm rồi
Hẳn thoát vòng ma buộc".

Ôi! Điều tâm khó thay. Thấy cái đúng đã khó, thấy rồi, biết là đúng rồi mà có mấy người có thể làm theo !

Đạo Phật khác các đạo khác là chỉ ra con đường tự giải thoát, vậy nếu đệ tử Phật cứ cầu xin và mong được thì có khác gì tín đồ đạo Thiên chúa, Đạo Hồi cầu xin đấng tối cao của họ ban ơn.

Có cây đầy trái ngọt, lại có người chỉ cho chúng ta cách trèo lên hái trái cây ăn, vậy mà nhiều người không chịu trèo hái, cứ nằm dưới đất há miệng cầu xin. mong trái rụng vào mồm. Quả thực là há miệng chờ sung.

Chân kinh III

Khi bàn luận về pháp, thường mọi người hay bảo lưu ý kiến của mình. Bởi vì họ đã bỏ ra rất nhiều công lao để tu tập nên khi người khác chỉ ra chỗ sai thì họ không dễ chấp nhận.

Giống như người mẹ thương con, khi người khác nói với bà ta rằng con bà ta hư hỏng, đưa ra rất nhiều bằng chứng để chứng mình sự hư hỏng của đứa con thì người mẹ cũng vẫn bênh con họ, không tiếp nhận sự thật phũ phàng kia.

Trong luận pháp, khi không chấp nhận ý kiến của đối phương mà không đưa ra được lý lẽ để phản bác thì người ta thường nói: “Tu tập có nhiều pháp, pháp nào cũng đưa đến sự giải thoát, mọi người ai cứ tu theo pháp ấy là xong”. Đó là cách nói để tránh thừa nhận ai lầm và giữ được hoà khí.

Câu : “Tu tập có nhiều pháp, pháp nào cũng đưa đến sự giải thoát” thì đúng. Bởi Đức Phật nói ra các pháp là để chỉ đường tu tập cho con người. Mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau, mắc những tâm bệnh khác nhau nên cách chữa cũng khác nhau. Người nhiều sân thì chữa bằng cách bỏ sân, người nhiều si thì chữa bằng cách bỏ si ….

Giống như cái xe của chúng ta vậy. Hỏng đèn thì sửa đèn, hỏng phanh thì sửa phanh. Quan trọng là biết chỗ hỏng, và biết chỗ hỏng rồi thì phải sửa. Nếu biết chỗ hỏng mà không chịu sửa, cứ ngồi xin: “Xe ơi, tao xin mày khỏi hỏng, tao xin mày khỏi hỏng ..” thì cái xe sẽ không bao giờ hết hỏng.

Sự thật là như vậy !

Tuỳ vào chỗ hỏng, có rất nhiều cách chữa xe, nhưng quan trọng là phải chịu chữa thì chiếc xe mới hết hỏng.

Khi áp dụng câu nói: “Tu tập có nhiều pháp, pháp nào cũng đưa đến sự giải thoát” chúng ta cần phải tỉnh táo, không được đánh đồng chánh pháp với tà pháp. Chánh pháp thì pháp nào cũng đưa chúng ta tới giải thoát, và đó là những pháp dạy chúng ta thực hành để giải thoát chứ không phải xui ta cầu xin được giải thoát.

Giống như cái xe vậy, xin nó hết hỏng không bao giờ là một cách sửa cả. Cầu xin như vậy vốn không phải là sửa và không có tác dụng sửa, vì vậy cầu xin vốn không phải là pháp.

Những người chọn tà pháp (thực ra không phải là pháp) khi tranh luận mà thiếu lý lẽ thường nói câu, “Tu tập có nhiều pháp, pháp nào cũng đưa đến sự giải thoát” hoặc họ đơn giản là không tiếp nhận ý kiến của người cũng đàm luận, họ im lặng. Im lặng có trường hợp là người trí, nhưng có trường hợp là kẻ ngu. Đức Phật đã dạy rằng:

“Im lặng nhưng ngu si

Đâu phải là hiền trí

Như cầm cân công lý

Bậc trí chọn điều lành”.

Người trí không tự kiêu với thành quả tu hành của họ, vì chúng sinh người trí mới nói, mới.dùng lý lẽ để khẳng định chân lý. Nhưng dù người ngu có chịu nghe hay không thì cũng tuỳ duyên, bởi quan trọng nhất với người trí là tu tập theo chánh pháp. Nếu người trí luận pháp đúng, nhưng người nghe không tiếp thu mà người trí nảy tâm sân si, thì không còn là người trí. Luận pháp đúng, được người nghe tiếp thu mà người trí sinh ra tự mãn thì cũng không còn là người trí. Đức Phật đã dạy rằng:

“Ta hưởng phúc xuất thế

Phàm phu hưởng được nào

Tỳ kheo chớ tự mãn

Lậu hoặc hãy triệt tiêu”.

Bùi Văn Hải
Sửa lần cuối bởi buivhai vào ngày 24/06/11 10:19 với 1 lần sửa.


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
Hình đại diện của người dùng
Thập_Nhị_Nhân_Duyên
Bài viết: 277
Ngày: 15/06/11 23:18
Giới tính: Nam
Đến từ: Ấn Độ

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi Thập_Nhị_Nhân_Duyên »

Được có những người phật tử như bạn hộ đạo thật là vinh hạnh tangbong kinhle Hãy cố gắng nắm tất cả những bài kinh căn bản trong trung bộ kinh và tăng chi bộ , bạn sẽ là 1 hộ pháp mà tà ma phải kinh hoàng hổ thẹn khi đưa các lời lẽ ma mị mê hoặc đạo chúng. Nhưng tôi cảm tưởng rồi chúng ta cũng sẽ giống nhau trên con đường hộ đạo như 1 bậc thầy tôi từng kính ngưỡng , lẻ loi , đơn độc, cô đơn với tri kiến của chính phật thích ca để lại :D 100 người như 1 , chúng ta luôn lẻ loi và không có ai động viên chúng ta nói ra chánh pháp , nhưng tấm lòng hộ đạo là bất diệt đúng không bạn :D chỉ có là không đúng thời điếm mà thôi, thật đáng buồn cho chúng sanh , ngẫm nghĩ lời 1 số thầy dạy mà muốn khóc Ở ĐỜI PHẢI CÓ NHÂN DUYÊN MỚI GẶP ĐƯỢC CHÁNH PHÁP (8 thánh đạo) , ĐÓ LÀ ĐIỀU CỰC KỲ HY HỮU , và hy hữu hơn nữa là 1 lòng tin tấn hành trì nó :D Chúc bạn luôn vững tin trên con đường hoằng pháp, dù tnnd không còn post bài tranh luận nhưng khi nào cần sẽ hỗ trợ bạn qua tin nhắn :D


[b]
CÁC MOD đã thừa nhận LÝ DUYÊN KHỞI là căn bản, là tinh hoa, là duy nhất chỉ có ĐẠO PHẬT CÓ ĐƯỢC.Thế thì từ nay trong đàm luận và hướng dẫn phật tử NÓI PHẢI NHÌN TRƯỚC NGÓ SAU XEM mình có tà ngôn vọng ngữ hướng dẫn bậy bạ XUYÊN TẠC CHÂN LÝ DUYÊN KHỞI MÀ THẾ TÔN ĐÃ DÀNH TẶNG CHO TRỜI NGƯỜI.
[/b]
Hình đại diện của người dùng
Thập_Nhị_Nhân_Duyên
Bài viết: 277
Ngày: 15/06/11 23:18
Giới tính: Nam
Đến từ: Ấn Độ

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi Thập_Nhị_Nhân_Duyên »

Trang web có rất nhiều cuốn sách quý của phật giáo mà nếu không có điều kiện mua bạn có thể vào đây đọc

http://www.viet.net/anson/uni/index.htm

Tuyệt học nguyên thủy dùng trong tranh luận tri kiến phật:

1./ Đối với kẻ kiêu căng, ngã mạn, đọc nhiều kinh điển cho ta đây là đúng là nhất, mọi điều ta nói ra ai cũng phải chấp nhận là đúng, hoặc nếu không phản biện được sẽ dùng cách nói truờn uốn , lập lờ , đánh lận , gian dối, gài bẫy thì dùng 1 trong các tuyệt học sau đây mà đối đáp:

1./Dùng ngay 5 uẩn là vô thường => thức vô thường => đã vô thường thì ai nói mình nói đúng là kẻ ngu muội mặc dù cũng là cuốn kinh của phật dạy nhưng khi nhận thì thức vô thường nhận , mà vô thường thì hôm nay thấy là vậy nhưng mai sẽ là khác do cái hiểu của thức không bao là chân lý cả => dùng ngay những câu kinh trong trung bộ chứng minh rằng phật nói 5 uần là vô thường .=> khi đối phương càng cãi bậy thì càng lòi ra nhiều chổ bất hợp lý , cứ thế mà khai thác :D

2./Khi đối phương cố ra vẻ ta đây nói là đúng thì dùng ngay 8 thánh đạo khuất phục sự ngu si của họ => cho họ biết rằng chẳng có ai là phát biểu trên chánh niệm cả , -> nếu họ hỏi vì sao -> dẫn chứng chánh niệm trong 8 thánh đạo chính là tứ niệm xứ phải thành tựu mới có chánh niệm , ngoài ra không bao giờ có chánh niệm, dùng cái khái niệm chánh niệm này hàng phục bất cứ lý luận nào cho rằng nó tạo chánh niệm.=>

3./Khi đối phương đề nghị ta dùng chánh ngữ => dẫn ngay lý lẽ trong 8 thánh đạo ra chánh tri kiến ( ko cần tuệ tri chỉ cần tác ý) => chánh tư duy ( ly sân bất hại ly dục) => chánh ngữ => Xong hỏi lại họ đã ly dục chưa ? ly sân chưa ? ly bất hại chưa => nếu chưa thì chưa đủ tư cách nói chánh ngữ với ta, còn nói rồi là nói xạo, lúc đó tùy cảnh mà chọc tức đối phương để đối phương càng lộ rõ cái tánh gian xảo sân hận cơ bản của tà ma.

4./Khi họ cho họ có tri kiến đúng => hỏi họ làm cách nào để có tri kiến đúng tức là chánh tri kiến => nếu họ cố tình dẫn giải 1 tràng dông dài dùng ngay bài kinh tất cả lâụ hoặc , dùng ngay đọan thế nào là đọan trừ tri kiến => dạy cho họ bài pháp hành về thực tập chánh tri kiến của chính phật dạy

5./Trong đối đáp kẻ nào cho rằng ta chấp ít chấp chiều hay tự ngã gì đó => dùng ngay bài kinh tất cả các lậu hoặ chỉ rõ kẻ nào nói như vậy kẻ đó là kẻ có tà kiến chứ không phải ta vì phật dạy rất rõ khi những tư tưởng đó nỗi lên là do tác ý không đúng nên mới phát ra những câu nói đó.

"Vị ấy tác ý không chơn chánh như thế này:

Ta có mặt trong thời quá khứ? Hay ta không có mặt trong thời quá khứ?
Ta là gì (loài nào) trong quá khứ?
Ta như thế nào (hình dáng) trong quá khứ?
Trước kia ta là gì và rồi ta đã trở thành gì trong quá khứ?
Ta sẽ có mặt trong thời tương lai? Hay ta sẽ không có mặt trong thời tương lai?
Ta sẽ là gì (loài nào) trong tương lai?
Ta sẽ như thế nào (hình dáng) trong tương lai?
Trước đó ta sẽ là gì và rồi ta sẽ trở thành gì trong tương lai?
Hoặc vị ấy nghi ngờ về chính mình trong thời hiện tại, nghĩ rằng:
Ta đang có mặt (trong hiện tại)? Hay ta đang không có mặt?
Ta là gì?
Ta như thế nào (hình dáng)?
Chúng sanh này từ đâu đến?
Rồi sẽ về đâu?"

"Ðối với một người tác ý không chơn chánh như vậy, một trong sáu tà kiến này sẽ khởi lên trong vị ấy:

- "Ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên nơi vị ấy như chơn, như thực.
Hoặc "Ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên nơi vị ấy như chơn, như thực.
Hoặc "Do tự ngã ta tưởng tri tự ngã", tà kiến này khởi lên nơi vị ấy như chơn, như thực.
Hoặc "Do tự ngã ta tưởng tri không có tự ngã", tà kiến này khởi lên nơi vị ấy như chơn, như thực.
Hoặc "Do không tự ngã ta tưởng tri tự ngã", tà kiến này khởi lên nơi vị ấy như chơn, như thực.
Hoặc, lại nữa, tà kiến này khởi lên nơi vị ấy như chơn, như thực như vầy: "Chính tự ngã này của ta nói năng, cảm thọ, kinh nghiệm thọ hưởng quả báo của các nghiệp thiện ác, lúc chỗ này, lúc chỗ kia; chính tự ngã này của ta thường hằng, kiên cố, trường cửu, không bị chi phối bởi vô thường, và nó tồn tại vĩnh viễn như chính sự thường hằng. 'Này các Tỳ khưu, như vậy gọi là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang địa, kiến hỗn chiến, kiến tranh chấp, kiến triền phược. Này các Tỳ khưu, do kiến kiết sử này trói buộc, kẻ phàm phu ít nghe không được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Thực vậy, Như Lai nói rằng, vị ấy không thoát khỏi khổ đau'.
Tà ma khi gặp ngay lời kinh này sẽ không thể nào ngóc đầu lên nói dóc được nữa

7./Luyện nhuần nhuyễn kiến thức 8 thánh đạo để ứng dụng trong đối đáp , nắm vững tất cả ác bài kinh trong trung bộ kinh và tăng chi bộ kinh, còn nếu có khả năng hãy tham khảo những sách dạy về vi diệu pháp thì tri kiến các bạn càng rộng mở không ai có thể bịt mắt các bạn được.

Trên là 1 số lý luận căn bản trong tranh luận mà 1 số tà ma củ chuối hay chơi trò nói nhây , nói càn bướng, nói không tưởng => cứ dẫn kinh ra chứng minh xong tùy cảnh mà đáp lại thế nào ma cũng nóng lên nói bậy càng nói bậy tánh tình càng hiển lộ , càng làm bậy thì mọi người càng thấy ma tính sẽ hiện rõ như thế nào

Và các bạn nên nhớ khi chúng ta dùng 8 thánh đạo chứng minh tức dùng ngay giáo lý phật thíchc a để lại họ không bao giờ đủ lý lẽ để phản bác, một khi họ nói giáo lý cũa họ cũng có 8 thánh đạo thì dùng ngay tuyệt học tứ niệm xứ khóa miệng họ lại, nếu họ sữ dụng tứ niệm xứ thì đúng 8 thánh đạo , không sử dụng tứ niệm xứ là không phải 8 thánh đạo tức là nôm na"treo đầu dê , bán thịt chó " vậy :D Vì cớ bản bọn tà ma chỉ dùng 8 thánh đạo trong giáo lý còn thực hành thì tuyệt nhiên không vì chúng sợ họ giải thoát thật sự :D 8 THÁNH ĐẠO LÀ TUYỆT HỌC PHẬT ĐỂ LẠI TÙY NGHI MÀ CÁC BẠN THI TRIỂN , NHỚ CHIÊU TÀN SÁT NHẤT CHÍNH LÀ TỨ NIỆM XỨ VÀ CHÁNH ĐỊNH DỰA VÀO 2 CÁI ĐÓ MÀ KHUẤT PHỤC NGOẠI ĐẠO TÀ MA TÀ SƯ :D
Chúc các đh luôn tin tấn
:D


[b]
CÁC MOD đã thừa nhận LÝ DUYÊN KHỞI là căn bản, là tinh hoa, là duy nhất chỉ có ĐẠO PHẬT CÓ ĐƯỢC.Thế thì từ nay trong đàm luận và hướng dẫn phật tử NÓI PHẢI NHÌN TRƯỚC NGÓ SAU XEM mình có tà ngôn vọng ngữ hướng dẫn bậy bạ XUYÊN TẠC CHÂN LÝ DUYÊN KHỞI MÀ THẾ TÔN ĐÃ DÀNH TẶNG CHO TRỜI NGƯỜI.
[/b]
Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Nhà Bùi Văn Hải - Bỏ tham - Mạnh trước, giúp sau - Bình đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

Thập_Nhị_Nhân_Duyên đã viết:Được có những người phật tử như bạn hộ đạo thật là vinh hạnh tangbong kinhle Hãy cố gắng nắm tất cả những bài kinh căn bản trong trung bộ kinh và tăng chi bộ , bạn sẽ là 1 hộ pháp mà tà ma phải kinh hoàng hổ thẹn khi đưa các lời lẽ ma mị mê hoặc đạo chúng. Nhưng tôi cảm tưởng rồi chúng ta cũng sẽ giống nhau trên con đường hộ đạo như 1 bậc thầy tôi từng kính ngưỡng , lẻ loi , đơn độc, cô đơn với tri kiến của chính phật thích ca để lại :D 100 người như 1 , chúng ta luôn lẻ loi và không có ai động viên chúng ta nói ra chánh pháp , nhưng tấm lòng hộ đạo là bất diệt đúng không bạn :D chỉ có là không đúng thời điếm mà thôi, thật đáng buồn cho chúng sanh , ngẫm nghĩ lời 1 số thầy dạy mà muốn khóc Ở ĐỜI PHẢI CÓ NHÂN DUYÊN MỚI GẶP ĐƯỢC CHÁNH PHÁP (8 thánh đạo) , ĐÓ LÀ ĐIỀU CỰC KỲ HY HỮU , và hy hữu hơn nữa là 1 lòng tin tấn hành trì nó :D Chúc bạn luôn vững tin trên con đường hoằng pháp, dù tnnd không còn post bài tranh luận nhưng khi nào cần sẽ hỗ trợ bạn qua tin nhắn :D
Kính chào đạo hữu, chúng ta học pháp là vì bản thân chúng ta, chúng ta nói ra chánh pháp là vì chúng sinh.

Đã theo chánh pháp, trước tiên chúng ta phải nỗ lực thực hành để bản thân vững mạnh. Trong đã vững mạnh rồi thì ngoài có biến gì cũng không lay.

Người khen cũng không mừng, người chê cũng không giận. Không mong người động viên, không lo người quấy phá. Cứ tuỳ việc mà ứng. Khi cứng rắn, khi mềm mại, tựu chung tất cả vì chúng sinh. Không quan niệm địch - ta, chỉ có đúng và sai.

Có như vậy chúng ta mới hộ pháp được. Tôi biết bước đầu, có lúc đạo hữu cảm thấy cô đơn, nhưng chỉ cần chúng ta hành pháp thật sâu, bên trong vững mạnh thì không còn thấy cô đơn nữa, dù chỉ một mình. Đạo hữu không nên mong có ai bên cạnh cùng hộ pháp, có hay không cũng tuỳ duyên. Có không mừng, không có đừng lo, trong phải vững mạnh. Vì đến lúc nào đó chúng ta sẽ phải một mình đối mặt với luân hồi mà. Nếu bây giờ chưa chuẩn bị thì lúc gần kề, muốn chuẩn bị sẽ khó hơn rất nhiều.

Tôi có duyên tới với Phật Pháp muộn hơn so với nhiều đạo hữu. Tôi chỉ biết tới Phật Pháp khoảng hơn một năm trước đây thôi.

Bài pháp duy nhất của Đức Phật tôi nắm được một cách sơ sài là bài "Tứ Diệu Đế". Tôi cũng chỉ mới hành một "chữ" duy nhất là bỏ tham thôi. Tuy nhiên tôi cảm thấy chỉ hành một pháp bỏ tham là được, không cần quan tâm tới các vấn đề khác như Đức Phật đã thuyết bao nhiêu Pháp, đó là những pháp nào .v.v.

Tuy tôi chỉ hành một pháp duy nhất, nhưng tôi hành sâu nó, nên khi nói về các pháp khác, dù chưa từng nghe qua, nhưng đọc tới là tôi biết phải hiểu như thế nào cho đúng. Có pháp chưa đọc tới nhưng suy nghĩ vốn đã như vậy rồi (thường là chưa đọc nhưng đã nghĩ giống pháp Đức Phật dạy).

Bởi vậy từ khi tôi ra biện luận pháp, chưa từng thất bại. Trong khi biện luận, rất nhiều trường hợp tôi chưa đọc kinh nói về vấn đề đang biện luận, nhưng tôi thấy họ nói về vấn đề nào không thoả đáng thì cứ nói ra suy nghĩ, lý luận của mình, người biện luận cũng tôi đưa kinh ra dẫn chứng, hoá ra ý kinh lại chính là giống ý tôi, chỉ là họ hiểu sai. Tính riêng trên diễn đàn mình, tôi chỉ mới tham gia, cũng có nhiều lần người biện luận cùng tôi đưa kinh ra chứng mình, cuối cùng lại là chứng minh ý của tôi.

Dù lời lẽ tuỳ hoàn cảnh, tuỳ đối tượng mà khác nhau, song tựu chung đều với mục đích làm đối tượng hiểu vấn đề. Coi đối tượng là chúng sinh, tuyệt không yêu, không giận. Đó là điều tôi muốn nói với đạo hữu. Chỉ khi nào làm được vậy chúng ta mới có thể thuyết pháp giúp người. Nếu chưa làm được vậy thì chúng ta phải giúp bản thân đã.

Cho tới giờ, ngoài ham muốn dục tính và tình cảm nam nữ ra, tôi tự tin là đã thực hành bỏ tham tốt.

Viết những lời trên tôi biết tà đạo sẽ hăm hở tìm tôi biện luận, mong tôi sẽ có sơ hở, nhưng đã được một chánh thì tất thắng muôn tà :)) Họ tìm tôi biện luận cũng là mong muốn của tôi, kết quả sẽ rất tốt cho họ và người cầu đạo.

Chúc đạo hữu tinh tấn và luôn hộ trì chánh pháp.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật :)


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính Bạn Buivanhai kinhle , Kính Bạn Vấn_Đạo kinhle .

KÍNH CÁC BẠN đang đi trên con đường PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY kinhle kinhle kinhle
Những lời các Bạn chia sẻ trên diển đàn, là phương tiện THỂ HIỆN CON ĐƯỜNG CỦA BẬC GIÁC NGỘ TRONG LỊCH SỬ VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA. Các Bạn là những người lội ngược dòng sanh tử cuả chính mình. Tuy nhiên, có những con người không như các bạn. Họ luôn xuôi dòng, cho đến một lúc nào đó, nhìn thấy một nơi nào đó, họ hài lòng và họ an trú. Với họ, điều đó LÀ GIẢI THOÁT, LÀ GIÁC NGỘ.
Chúc các Bạn thật nhiều an lạ, an ổn.
Kính kinhle kinhle kinhle


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

Tôi vừa qua đường link:
http://www.chualinhmu.com/phatphap/Phat ... dap/08.htm

đọc bài viết.

Thấy trong bài còn rất nhiều ý hay mà hữu lậu trích dẫn trên diễn đàn ta không hiểu hoặc đọc chưa hết.

Cũng qua bài đó tôi vui mừng thấy các vị tu theo Bắc tông đã thừa nhận kinh Bắc tông là do người Trung Quốc tạo ra. Xin được trích đoạn bên dưới, cũng trong bài mà hữu lậu am chủ trích.
"“....Do đó, chúng ta không thể nào phủ nhận lịch sử, và có thể khẳng định lại một lần nữa, việc biên tập Kinh Pháp Hoa ra đời tương đối muộn và chắc chắn là do các nhà tư tưởng Đại Thừa thời bấy giờ biên tập. Về phần lợi ích của việc thọ trì Kinh Pháp Hoa hay giá trị thực tiễn của bộ Kinh, không phải mục đích nhắm đến bài viết này, nên người viết không trình bày.
……
Đến đây, quý vị lại có thể đặt vấn đề, như vậy câu “như thị ngã văn” trong Kinh điển Đại Thừa, cụ thể như Kinh Pháp Hoa, là ngoa mà lại cho là lời của Tôn giả Ānanda thuật lại, như vậy có trái với giới thứ tư của Đức Phật dạy cho hàng Phật tử không? Đây, xin đưa ra cách lý giải khác mang tính hoà giải khá hay của Thượng Toạ Chơn Thiện, cho người đọc sự thông cảm và thấy tinh thần vì mục đích truyền bá Phật Pháp của các bậc Tổ Sư hơn là vì tên tuổi của mình: “Do vì lời kinh phù hợp với giáo lý truyền thống nên có thể được xem là do Phật thuyết. Chư Tổ không dám nhận lãnh trách nhiệm chuyển bánh xe Pháp. Vả lại, bảo Kinh do Đức Phật dạy sẽ khơi dậy được niềm tin Pháp sâu xa trong tâm người học hỏi và tu tập kinh hơn. Do nhằm xây dựng niềm tin Pháp ấy cho đời, nên Kinh Đại Thừa được chư Tổ kiết tập dưới hình thức Phật thuyết” (Tư Tưởng Kinh Pháp Hoa, Lời Tựa)."
Trên đây là một số trích đoạn rất hay, chúng tỏ rằng người viết bài trên thừa nhận kinh Bắc tông do Trung Quốc tạo ra. Nói dối rằng đó là kinh do Phât thuyết chỉ để lừa người tu học (bảo Kinh do Đức Phật dạy sẽ khơi dậy được niềm tin Pháp sâu xa trong tâm người học hỏi và tu tập kinh hơn.)

Họ nói rằng "vì lời kinh phù hợp với giáo lý truyền thống nên có thể được xem là do Phật thuyết" nhưng thực ra kinh Bắc Tông đâu có phù hợp với giáo lý truyền thống, vì vậy không thể xem là do Phật thuyết, những lời trên chỉ là nguỵ biện. Dù sao cũng vui mừng nhận thấy có nhiều vị bên Bắc Tông cũng biết nhìn thẳng vào sự thât.


Nếu phân tích bài mà hữu lậu đưa ra thì còn rất nhiều ý hay, không biết các bạn có hứng thú không ? Nếu còn vị nào hứng thú tôi sẽ nhiệt tình bồi đáp.


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Nhà Bùi Văn Hải - Nói chánh pháp sẽ luôn có người hữu duyên

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

mymamut đã viết:Kính Bạn Buivanhai kinhle , Kính Bạn Vấn_Đạo kinhle .

KÍNH CÁC BẠN đang đi trên con đường PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY kinhle kinhle kinhle
Những lời các Bạn chia sẻ trên diển đàn, là phương tiện THỂ HIỆN CON ĐƯỜNG CỦA BẬC GIÁC NGỘ TRONG LỊCH SỬ VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA. Các Bạn là những người lội ngược dòng sanh tử cuả chính mình. Tuy nhiên, có những con người không như các bạn. Họ luôn xuôi dòng, cho đến một lúc nào đó, nhìn thấy một nơi nào đó, họ hài lòng và họ an trú. Với họ, điều đó LÀ GIẢI THOÁT, LÀ GIÁC NGỘ.
Chúc các Bạn thật nhiều an lạ, an ổn.
Kính kinhle kinhle kinhle
Thưa đạo hữu mymamut, chúng sinh thường như vậy, không có can đảm để tự mình lội ngược dòng sinh tử của mình. Họ yếu đuối, luôn mong cầu dựa dẫm vào kẻ khác, nên sa vào tà đạo mà cầu xin suốt ngày, lờ đi lời dạy của Đức Phật:

Nhiễm tịnh do ta cả
Không ai thanh tịnh ai


Chính vì làm sai lời dạy của Đức Phật, nên họ phải ôm cơn mê mà xuôi theo dòng sinh tử. Đức Phật đã nói:

Thiên hạ thật mù quáng
Mấy ai sáng suốt nào
Như chim thoát khỏi lưới
Mấy con vút trời cao


Dẫu biết vậy, khi có cơ hội chúng ta cũng nên giảng pháp. Sẽ luôn có những người hữu duyên nghe và hiểu pháp.

Chúc đạo hữu an lạc và tinh tấn :)


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Chào Bùi Văn Hải,

Cho tôi hỏi có phải ông là đệ tử của Thầy Thích Thông Lạc không vậy?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

alphatran đã viết:Chào Bùi Văn Hải,

Cho tôi hỏi có phải ông là đệ tử của Thầy Thích Thông Lạc không vậy?
Chào đạo hữu alphatran.

Đạo hữu nên bình tâm và trao đổi lịch sự, câu hỏi trên nếu là người khác e rằng đạo hữu sẽ không nhận được câu trả lời.

Tôi không phải đệ tử của thầy Thích Thông Lạc.

Về thầy Thích Thông Lạc tôi không biết nhiều. Trước đây khi trao đổi về thiền với các đạo hữu ở một trang khác tôi có đọc một bài về thiền của thầy Thích Thông Lạc trên mạng và đem ra làm dẫn chứng vì bài đó có ý giống với ý tôi đang diễn giải. Cách thiền của tôi cũng do tự tập từ nhỏ nên khi nói về thiền tôi đều nói kinh nhiệm cá nhân mà không theo sách vở. Vì vậy hồi đó cũng lên mạng xem có bài nào nói giống ý mình không.

Sau này khi thảo luận ở đây giao lưu cùng đạo hữu Vấn Đạo, đạo hữu ấy có cho tôi đường link và giới thiệu về Thầy Thích Thông Lạc nhưng tôi chưa có thời gian tìm hiểu. Mà cũng không có ý định tìm hiểu thêm, vì quan điểm của tôi là học Phật không cần thực hành nhiều pháp, chỉ cần thực hành một pháp bỏ tham thôi. Từ đó cái gì cần thì tự quán chiếu mà ra.

Chúc đạo hữu an lạc.


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
Hình đại diện của người dùng
Thập_Nhị_Nhân_Duyên
Bài viết: 277
Ngày: 15/06/11 23:18
Giới tính: Nam
Đến từ: Ấn Độ

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi Thập_Nhị_Nhân_Duyên »

tangbong :D Đh không nên tranh luận ở các topic khác nữa khi vấn đạo đã nói ra đi không tranh luận thì không còn ai lỳ lợm, bẻm mép, cũng như hiểu kinh điển trưởng lão bộ 1 cách căn bản và luôn biết hạ mình vì chánh pháp :) Đh chưa nắm vững kinh điển đh không thể nào nói suông mà hàng phục được họ, nói suông thì nói tới tết cũng chưa xong, đh có biết vì sao 1 khi vấn đạo tranh luận là họ im lặng không VÌ CHÍNH HỌ SỢ TỘI TẠO NGHIỆP NƠI HỌ, họ không bao giờ dám phỉ báng kinh điển trưởng lão bộ, họ không bao giờ dám phỉ báng lời dạy của chư tôn đức tăng ni, còn ai dám thì quả thật đáng thương cho họ. Tôi may mắn hơn đh là tôi có thầy, khi trình pháp chỗ nào sai đúng thầy uốn nắn dạy dỗ , còn đh phải cố gắng nhiều hơn nữa , tạm dừng tranh luận đi đh :D tập trung nghiên cứu tăng chi bộ và trung bộ kinh thật thấu đáo , những bài vi diệu pháp của thầy giác chánh là siêu việt , lý giải vi diệu pháp của cô tâm tâm tương đối dễ hiễu với đạo chúng sơ cơ, còn các ngài mahasi, usilanda... dạy rất hay mong đh hãy dừng tranh luận mà tập trung học hỏi hầu phát dương chán pháp, còn cãi suông thế này không ai phục phậc tử theo giáo lý trưởng lão bộ đâu đh, mod kc, vhbk,binh là những mod cực kỳ uyên bác và đa văn theo giáo lý phát trỉển riêng tôi nhận xét dh không đủ sức tranh luận với họ, nên dừng đi đh :) dẫu biết rằng vấn đạo ra đi là 1 tổn thất lớn cho sự hoằng dương box nam truyền nhưng vì những gì vấn đạo cần chứng minh cần nói mọi người cũng đã thấy ai có duyên hiểu được thì ngộ vô duyên thì đành vậy :) chúc dh luôn tin tấn và an lạc


[b]
CÁC MOD đã thừa nhận LÝ DUYÊN KHỞI là căn bản, là tinh hoa, là duy nhất chỉ có ĐẠO PHẬT CÓ ĐƯỢC.Thế thì từ nay trong đàm luận và hướng dẫn phật tử NÓI PHẢI NHÌN TRƯỚC NGÓ SAU XEM mình có tà ngôn vọng ngữ hướng dẫn bậy bạ XUYÊN TẠC CHÂN LÝ DUYÊN KHỞI MÀ THẾ TÔN ĐÃ DÀNH TẶNG CHO TRỜI NGƯỜI.
[/b]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.61 khách