Hữu Lậu Tịnh Tu Am - Thuốc đặc trị bách bịnh

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Các đạo hữu,

Ai có thời giờ xem phim Phim Sử Truyện Đường Tam Tạng-Huyền Trang

http://www.dieuphapam.net/film.php?act= ... lbum_id=67

Phim này hay hơn Tây Du Ký nhiều

"Tu hành là để xuất thế, đại từ đại bi là để nhập thế, không xuất thế làm sao nhập thế được!"


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thật kính phục ông Huyền Trang này,

Chu du thiên hạ, tìm kinh học Phật, Nam Tông hay Bắc Tông đều khiêm hạ mà bái sư học đạo, đối với cái nghi thì quyết tâm tầm kinh chẳng chút từ nan. Trong thông Kinh Phật, ngoài am tường âm luật, thơ văn, sử sách và cả các đạo khác như Khổng Mạnh Lão, thậm chí đạo Bà La Môn cũng học.

Tại sao giờ đây hậu sinh lắm kẻ tự trói mình trong rọ, rảnh rang phân chuyện Nam Bắc?
Sửa lần cuối bởi alphatran vào ngày 21/06/11 22:49 với 1 lần sửa.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am - Gió

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Gió Lào nay đã qua rồi
Đông Bắc cũng lặn, gió Nồm cũng lên

Hữu Lậu thời có việc đi
Am không làm cửa, hữu tình cứ vô
Trên tường tam tạng Kinh đầy
Hữu duyên cứ đọc, hữu tình nhớ nghe.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am - Qua đò

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Một hôm Thượng Huynh đến am của Hữu Lậu chơi. Gần lúc ra về Thượng Huynh hỏi Hữu Lậu:

Thượng huynh: Tại sao cổng nhà của đệ lại đặt tên là Bờ Giác?
Hữu Lậu: Bởi am của đệ cách cổng là một con sông, cổng nằm trên bờ. Mà bờ thì ngu đệ hay nghĩ đến bờ giác nên đặt tên là Bờ Giác

Thượng huynh: Thì ra là vậy, có ý nghĩa, có ý nghĩa!
Thượng huynh: Ta đến am của đệ đàm đạo đã lâu, giờ đến lúc phải về để đệ còn lo lễ Phật.

Hữu Lậu: Đa tạ Thượng Huynh ghé thăm, nơi đây cô tịch, có huynh đệ đỡ buồn. Đây là thuyền và cái chèo, còn cách chèo thuyền thì đệ đã gửi huynh cuốn cẩm nang này. Huynh đi cẩn thận.
Thượng huynh: Hả? đệ chẳng đưa ta qua sông sao?

Hữu Lậu: Dạ không, Thượng Huynh
Thượng huynh: Chẳng hay có chuyện gì, hay lúc nảy ta lỡ lời chỉ ra cái sai của đệ, đệ giận ta chăng?

Hữu Lậu: Đệ nào đâu có lòng dạ ấy, đệ còn chưa cảm tạ huynh đã rộng lòng chỉ điểm cho đệ, lẽ nào mang lòng tự ái giận huynh.
Thượng huynh: Vậy thì tại sao? Đệ biết rõ là tay chèo của ta còn yếu mà!

Hữu Lậu: Bờ thì nằm đằng kia kìa, huynh thấy rồi chứ? Sư phụ của đệ trước khi ra đi có để để lại cho đệ con thuyền và cái chèo, cộng thêm cuốn cẩm nang chèo thuyền. Đệ gửi cho huynh rồi đó. Cứ y cẩm nang mà làm theo hẳn sẽ qua sông được. Nhớ lần trước đệ cùng huynh ra giữa dòng, huynh cứ cho rằng cách chèo chẳng đúng, thậm chí còn cho là con thuyền này chẳng thể đưa nỗi hai ta đến bờ. Chẳng dừng lại ở đó, huynh còn cải nhau nảy lửa với đệ, kết quả là cả hai đều rơi sâu xuống sông, may mà còn giữ được mạng. Nay đệ chẳng dám cùng huynh qua sông nữa.

Thượng huynh: Thôi được, thì đành huynh tự qua sông. Nhưng đệ cho ta hỏi một câu, thời sư phụ truyền cẩm nang cho đệ có nói cho đệ biết rằng cách chèo nào là đúng, cách chèo nào là sai chăng?

Hữu Lậu: Chuyện đó tự huynh cũng biết được: cách chèo đúng thì làm huynh nỗi trên mặt nước, sai thì làm thuyền lật nhào rồi huynh sẽ chìm xuống đáy sông.

Thượng huynh: HẢ............ĐỆ...ĐỆ?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Từ cái dạo Lậu để cho huynh ấy tự chèo thuyền ra về đến nay cũng đã lâu, chẳng thấy huynh ấy ghé thăm. Chắc huynh ấy giận lậu này vô tình vô nghĩa rồi. Mà chẳng biết có phải thế không! Vì Thượng Huynh từng dạy Lậu một bài học quý giá mà có thể áp dụng vào trong trường hợp của huynh ấy. Hôm ấy tôi mở lời hỏi Thượng Huynh:

Hữu Lậu: Thượng Huynh! nhớ lúc trước có lần giữa chợ đệ mở lời góp ý với một đạo hữu về cái sai của đạo hữu ấy. Cứ tưởng người học Phật thấy sai thì sám ai ngờ người ấy lật ngược lại mà cải càn với ngu đệ đây. Haiza...! chuông không đánh không thành tiếng, mõ không gõ không thành âm, đệ đây cũng biết mình một phần có lỗi trong chuyện ấy. Nhưng chỉ thắc mắc là cớ sao người học Phật lại có chuyện ấy! Huynh thử nói xem, đệ đây nên làm thế nào cho phải?
Thượng Huynh: Kha..kha...! Ta hỏi đệ, thời đệ thấy cái sai của người ấy, vậy đệ nghĩ người ấy có thuộc hàng hữu lậu chăng?

Hữu Lậu: Chắc là vậy, vì còn sai thì sao vô lậu được!
Thượng Huynh: Vậy còn đệ, là hữu lậu hay vô lậu.

Hữu Lậu: Ha .. ha ... huynh còn hỏi, chẳng phải thiên hạ vẫn gọi ngu đệ là Hữu Lậu đó sao?
Thượng Huynh: Phàm hàng hữu lậu, ngã chấp còn nhiều, lòng tự tôn còn cao. Thời giữa chợ mà đệ vạch cái sai của người, khác nào tạt vào mặt họ gáo nước lạnh chứ! Biết đâu quanh đó có người thân của người ấy, huynh đệ của người ấy... bấy lâu khen tụng, tán dương người ấy vì những điểm tốt mà họ đạt được. Nay đệ dội cái gáo nước ấy vào mặt họ giữa chợ thì làm sao họ chịu nỗi.

Hữu Lậu: À... à... đệ...đệ...
Thượng Huynh: Đó là chưa kể, chẳng phải trong lịch sử cũng đâu ít người thậm chí đã xuất gia con ganh nhau về tài năng học rộng biết nhiều đó sao? Thế mới biết, không phải hễ là người học Phật thì ai cũng thấy sai thì sám ngay đâu.

Hữu Lậu: Đệ hiểu rồi, vậy là đệ sai, gốc rễ là ở đệ. Nhưng mà huynh nói xem, chẳng lẽ đệ thấy người khác sai mà không chỉ cho họ sao?
Thượng Huynh: Đệ cứ nghĩ chỉ có con sông nhà đệ mới chảy ra biển sao?

Hữu Lậu: Đệ đây đang muốn huynh chỉ cái con sông khác mà cùng chảy ra biển đó!
Thượng Huynh: Nếu đã không công khai thì làm không công khai, ví như ghé tai mà nói nhỏ với họ, khéo léo một chút thì sẽ được việc. Nếu bất đắc dĩ mà nói giữa chợ thì tìm cách nói sao mà chỉ có người ấy hiểu ra cái sai của người ấy mà thôi, hoặc là nói sao cho nhẹ nhàng chân thành, đừng có tri hô om sòm lên như vớ được kẻ trộm, hỏng việc thậm chí còn mang họa vào thân. Xưa nay ta nghe đệ lắm văn lắm thơ mà?

Hữu Lậu: Huynh dạy chí phải, đệ xin nghe.
Thượng Huynh: Còn nữa, ta nhắc luôn đệ, không phải hễ giữa chợ đàm đạo là chẳng cần phải giữ lễ nghĩa gì hết đâu. Thời phàm phu chẳng biết chánh đạo còn dạy nhau ăn nói giữ lễ, huống chi những kẻ học Pháp của Như Lai lại chẳng chịu giữ cho được cái oai nghi.

Hữu Lậu: Dạ, đệ sai huynh cứ dạy.
Thượng Huynh: Đệ đó, hay thấy người ta đang tham luận là nhảy bổ vào mà nói, thậm chí chẳng cần nói cũng nói. Nếu hai người họ đang đàm đạo nên đứng ngoài lắng nghe, nếu cần thì mới nói, nếu mà muốn góp ý thì lấy cái hen phôn ra nhắn tin cho người ta thì lịch sự hơn.

Hữu Lậu: Nếu ...nếu... mà như vậy... đệ xin sư phụ nhập thất luôn đi, canh am giữa chợ có ích gì chứ?
Thượng Huynh: Ta có bảo đệ phải im lặng đâu? nếu đệ chưa hiểu biết điều gì cứ hỏi, huynh đệ trên dưới ai biết sẽ chỉ cho đệ. Nếu thấy ai sai thì khéo léo mà giúp cho họ thấy cái sai. Nếu không có việc gì thì ở đây làm kẻ hộ pháp cũng tốt, ích lợi cho đại chúng tu tập.

Hữu Lậu: Vậy gặp những kẻ chấp mê bất ngộ đệ phải làm sao Thượng Huynh?
Thượng Huynh: Ta nghe nói rằng, đối với những kẻ ấy thì phớt lờ chúng đi, rồi chúng tự sẽ biết lỗi của mình mà sửa. Điều này Lậu đệ tự đọc Kinh mà tìm xem lời dạy này ở trong Kinh nào, nhất thời ta không nhớ rõ.

Hữu Lậu: Tam tạng Kinh điển bộ huynh tưởng ít sao, đã chỉ cho người ta thì chỉ cho trót ai lại...
Thượng Huynh: Chẳng phải đệ một bụng Kinh điển hay đem khoe giữa chợ hay sao? Trong khi đó thực hành thì chẳng có gì cả!

Hữu Lậu: Thượng Huynh nói khẽ, sư phụ nghe được phạt đệ lạy Phật sám hối mấy trăm lạy giờ... Hè.. hè.. đa tạ ca ca chỉ giáo.

Từ đó Hữu Lậu không tham nơi ồn ào mà tìm chốn thanh vắng tu tập, học và hành song song. Nghĩ lại giờ đây thấy nhớ huynh ấy quá :(


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am - Thuốc đặc trị bách bịnh đây

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Tu hành nghiêm túc, cuối đời lại khinh sư nghịch tổ?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Tại sao có người tu hành nghiêm túc, cuối đời lại khinh sư nghịch tổ hủy báng chư Phật ?

Thưa các đạo hữu,

Trên thực tế, có một số vị tu hành nghiêm túc cả đời nhưng cuối đời lại thuyết giảng những lời khinh sư diệt tổ thậm chí hủy báng chư Phật. Đối với bản thân Hữu Lậu thì không dám kiến giải gì vì nó vượt quá cảnh giới của mình. Khi đọc Kinh Thủ Lăng Nghiêm, trong phần các hiện tượng ấm ma, tôi mới biết rằng trên đường tu (tức là chưa thành Phật), cho dù là thành tựu đã đến một bậc rất cao nhưng chỉ cần bất cẩn một mảy may là liền rơi vào ác đạo. Các đạo hữu có thể tham khảo Kinh Thủ Lăng Nghiêm để biết thêm. Tôi chỉ xin trích 01 đoạn nhỏ này thôi:

Phật dạy:
"4. Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm ham thích suy xét căn bản, phân tích cội gốc cùng tột của sự vật. Khi ấy thiên ma được dịp nhập thân người khác để thuyết pháp, người đó chẳng biết bị ma nhập, tự nói đã được Vô Thượng Niết Bàn, đến chỗ người cầu phân tích cội gốc thuyết pháp cho họ, ma có uy thần thuyết phục các người, khiến chưa nghe pháp, tự nhiên tâm đã hàng phục, nói Bồ Đề Niết Bàn, pháp thân thường trụ tức là cái sắc thân hiện hữu này, cha con đời đời tương sanh với nhau tức là pháp thân thường trụ chẳng dứt, cái trước mắt đã là cõi Phật, chẳng có cõi Tịnh Độ và đức Phật nào khác. Người nghe tin nhận, quên mất bản tâm trước, đem cả thân mạng quy y, được chưa từng có, ngu mê chẳng biết, cho là Bồ Tát, tâm ham suy xét, phá hoại giới luật, lén làm việc tham dục. Ma ưa nói nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt đều là Tịnh Độ, nam nữ nhị căn là nơi chơn thật của Bồ Đề Niết Bàn, người mê chẳng biết, tin lời ô uế ấy. Đây gọi là Cổ Độc Yểm Thắng Ác Quỷ (quỷ cuồng), tuổi già thành ma, nhiễu loạn người ấy, đến khi ma sanh lòng chán, rời khỏi thân thể, lúc đó đệ tử lẫn thầy đều bị sa vào lưới pháp luật. Các ngươi nên sớm giác ngộ để khỏi bị luân hồi, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ. "

Trích trong Kinh Thủ Lăng nghiêm - Quyển 9 - HT Thích Duy Lục dịch và lược giải.
Link gốc: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58 ... l_bookmark


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am - Tu sao lại khinh sư nghịch tổ?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Nghĩ lại mới thấy:
- Tu mà bất cẩn cho dù rất nhỏ cũng rất nguy hiểm
- Nghĩ mà xót cho những người đã không may mắn bị rơi vào đường ác


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am - Tu sao lại khinh sư nghịch tổ?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Gió Lào nay đã qua rồi
Đông Bắc cũng lặn, gió Nồm cũng lên


Phàm là những chuyện thị phi
Đều do ngã chấp sân si theo cùng
Làm cho Đại chúng mông lung
Được thì quán xét, không cùng, bỏ buông!

Thân tứ đại, nước mắt tuôn
Cũng do ngã chấp đau muôn vạn phần!
Thôi tự tìm lấy Tâm chân
Để vạn duyên đến muôn lần reo vui.

Tại hạ ghé đến bèn chui
Vào am Đạo hữu góp vui vài lời
Chúc luôn an lạc suốt đời
Và sẽ hạnh phúc không rời Chân tâm.

QN.


Ghé thăm am ĐH, chúc an lạc!


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am - Tu sao lại khinh sư nghịch tổ?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Tôi không biết làm thơ, chỉ biết đọc thơ.
Xin tặng đạo hữu bài thơ này:


Lúc đi dễ thuận niệm Di Đà,
Một Phật tùy theo một bước qua.
Dưới gót hằng thời chơi Tịnh Độ,
Trong tâm mỗi niệm cách Ta Bà.
Dạo quanh hoa liễu nhưng thường nhớ,
Lên xuống non sông vẫn chẳng xa.
Đợi lúc vãng sanh về Cực Lạc,
Mười phương du ngoạn tự như mà!

Khi nằm niệm Phật lặng âm thinh,
Hơi thở nương theo giữ hiệu danh.
Một gối gió thanh trong vạn dặm.
Nửa giường trăng sáng khoảng ba canh.
Đã không trần lụy tâm yên tịnh.
Duy có liên hoa mộng dễ thành.
Giấc điệp mơ màng chư Phật hiện,
Tỉnh ra còn vẫn nhớ phân minh.

Tỉnh Am Pháp Sư


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am - Tu sao lại khinh sư nghịch tổ?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Đa tạ đạo hữu Quỳnh Nga, đạo hữu TinhNghia ghé thăm Hữu Lậu Am,

Người thì chỉ dạy, người thì khuyên nhủ, Hữu Lậu may mắn rồi, xin ghi nhận tấm lòng và lời khuyên của hai vị.

Hôm nay Hữu Lậu nghĩ nhiều đến Bồ Tát Thích Quảng Đức, nghĩ lại mà hổ thẹn trong lòng, nếu như không có những người như Ngài thì nói không chừng kẻ hậu sinh như tôi đây chưa chắc được biết đến Phật Pháp. Dẫu biết rằng ẩn mình tự tu cho mình là tốt cho bản thân, nhưng mà nghĩ đến Ngài, lòng mình lại càng xấu hổ.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Hữu Lậu Tịnh Tu Am - Tu sao lại khinh sư nghịch tổ?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thưa các đạo hữu,

Trong quá trình lịch sử, Phật giáo chúng ta đã trải qua không ít thăng trầm. Trong quá trình đó, sự phân hóa diễn ra có thể nói là khá mạnh mẽ. Hữu Lậu có đọc được bài viết khá dài này tại trang web của chùa Linh Mụ, thấy tinh thần cũng đáng để tham khảo nên gửi link ra đây mời quý vị đạo hữu đọc:

Tiêu đề: ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA PHÁI NÀO CAO SIÊU HƠN ?
Trần Thanh hỏi, Thích Giác Hoàng trả lời

Link: http://www.chualinhmu.com/phatphap/Phat ... dap/08.htm

Trong bài viết đó, tôi đặc biệt chú ý đến đoạn này:
Rất tiếc là hệ thống Kinh điển Sanskrit tại Ấn Độ ngày nay không còn giữ nguyên vẹn, chỉ còn lại rất ít, nói đúng hơn chỉ là những mảnh vụn của Tam Tạng, vì chính sách xoá sạch Phật giáo ra khỏi cái nôi của Ấn Độ của Hồi giáo cực đoan vào đầu thế kỷ thứ XIII dưới mọi hình thức. Nhưng cũng rất may mắn, các Kinh, Luật, Luận Sanskit này đã được dịch sang tiếng Hoa rất sớm, kéo dài từ hậu bán thế kỷ thứ II cho tới thế kỷ XIII. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong thư mục kinh điển Đại Thừa trong Hán tạng. Dựa vào cuốn A Catologue of the Buddhist Tripitaka của Bunyiu Nanjio, được Lokesh Chandra bổ sung và hiệu đính[2] chúng ta sẽ thấy rất rõ hệ thống Kinh điển Đại Thừa Phật giáo như thế nào, ngay cả hệ thống A-hàm và các luận sớ cũng như các tác phẩm gốc vốn bằng Hán văn do các học giả, các nhà nghiên cứu đời sau viết. Các Kinh Pháp Hoa, Niết-bàn, Bảo Tích, Bát-nhã, v.v… trong hệ thống Tripiṭaka của Đại Thừa không những có mặt mà còn có một vị trí đặc biệt trong hệ thống Phật giáo Đại thừa nữa.
Thiết nghĩ, hễ là người con Phật, khi nhìn thấy những biến đổi thăng trầm của Phật giáo phải biết xót xa và nỗ lực để vì Phật pháp mà duy trì, bảo tồn, phát triển chánh pháp. Đặc biệt, người Phật tử phải biết nỗ lực hàn gắn và xóa những khác biệt giữa các tông phái để đi đến thống nhất về một nhà vì Phật giáo vốn có nguồn gốc từ chỉ duy nhất một người đó là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Các bậc tu hành chân chính xưa nay đều như thế cả.

Đối với những kẻ, thấy sự phân hóa đó không những không cố gắng sống hòa thuận trong tình đồng đạo mà còn làm mâu thuẩn gia tăng, rối ren thêm nhiều thì thường có hai loại:

- Loại thứ 1: là người tu nhưng ngã mạn quá cao muốn chứng tỏ mình học rộng biết nhiều, hoặc là kẻ tu nhưng không thực hành - không tự biết quán chiếu bản thân - trên miệng thì nói này nói nọ nhưng thân tâm thì ngay cả việc sống hòa thuận trong tình đồng đạo cũng không biết làm, hoặc là kẻ ham kiến chấp hư vọng - hiểu biết chưa đầy đủ đã vội kết luận, hoặc cũng có khi là người tu hành nghiêm túc nhưng sơ suất rơi vào ác đạo bị ma nhập - nói lời ma mà chẳng tự biết.

- Loại thứ 2: là những kẻ xấu, mưu đồ phá hoại, chúng cố tình kích động cho mâu thuẩn nội bộ Phật giáo tăng cao. Một khi mâu thuẫn nội bộ Phật giáo tăng cao sẽ làm cho Phật giáo suy yếu đồng thời làm dân tộc ta - đất nước ta suy yếu, có lợi cho chúng. Một khi mâu thuẫn nội bộ Phật giáo tăng cao, chúng dễ dàng lợi dụng những mâu thuẫn đó để làm hại Phật giáo, làm hại đất nước, nhằm mục đích làm lợi cho chúng.

Cần phân biệt Ngoại đạo và Kẻ xấu là hoàn toàn khác nhau:

+ Ngoại đạo: ý chỉ cho những người không theo tôn giáo nào và những người theo các tôn giáo bạn. Nhiều tôn giáo bạn họ sống rất lương thiện và hòa thuận, sống tốt đời đẹp đạo, không làm điều xấu ác.
+ Kẻ xấu: có khi khoát trong vỏ bọc của một tôn giáo nào đó, có khi không thuộc tôn giáo nào, việc làm của chúng là gây chia rẻ và kích động mâu thuẩn, những kẻ xấu này không từ một tôn giáo nào mà không làm hại, miễn là có lợi cho chúng thì chúng làm.


Kính gửi các vị đạo hữu tham khảo.
Sửa lần cuối bởi alphatran vào ngày 24/06/11 21:11 với 1 lần sửa.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách