Vô ngã tâm tình

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Hạnh phúc là khi sạch bụi trần
Ở đời không phải để tham sân
Vào-ra cõi tục, không vươn tục
............................................


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Muốn cây cối phát triển, phải vun phân, tưới nước; mà phân, nước chứa đầy uế tạp, nhưng nếu không có những uế tạp đó, cây không sống được. Cây tốt do mọc ở đất tốt, ngược lại là do nơi đất cằn. Sự tiến hoá của vạn linh cũng vậy. Vạn vật vô tình, thế nhân hữu ý, động tịnh do tâm. Thuận theo Đạo lý thì tiến hoá, nghịch với Đạo lý thì thoái hoá. Ta nương nhờ Trời Đất để tồn tại và tiến hoá phải luôn làm lành đế đền đáp công ơn đó.

Đại-tịnh là minh, vô-tịnh là ám. Sanh Thánh, sanh phàm do ở cơ động-tịnh. Sự-Lý sanh nhơn. Mọi hoạ phúc con người do nơi mắt. Người không thành tâm hướng thượng rốt cuộc cũng thành ra cỏ cây. Đạo do nhứt khí song lập. MINH tận dung-hòa: ĐEN, ĐỎ hiệp. Hoa tàn do nhụy, người tàn do tinh. Thân thể con người, động-thực vật chứa đựng SỰ SỐNG. Cái vô vi ẩn tàng trong cái hữu vi. Quán bất tịnh là khi quán trong nhục thể, quán thanh tịnh là khi quán ngoài nhục thể.

Phật dạy: Vạn vật do duyên mà thành, trụ, hoại, diệt. Cái này có mặt vì cái kia có mặt. Một cái có mặt vì nhiều cái khác có mặt. Tất cả tồn tại, liên kết nhau thành một chỉnh thể. Ví như cái bàn có mặt thì người thợ mộc, gỗ ván, những quy luật vật lý có mặt. Đây gọi là lý Tương nhập. Cái này chính là cái kia, cái kia chính là cái này. Ví như sóng là nước, và nước cũng là sóng, cả hai đồng thể, chỉ khác ở chỗ hình thể động, tịnh. Đây gọi là lý Tương tức. Thân tâm phàm phu cũng tùng theo lý Tương nhập và lý Tương tức nầy.

Con người, vạn vật nương tựa nhau và nương tựa thiên nhiên để sống và tiến hoá. Mọi người học Đạo đều đang trên đường đi. Chỉ nói lại lời dạy của Tiên Phật không gọi là giỏi. 70 tuổi chưa gọi là lành. Sau khi đóng nắp quan tài, mới luận ai tà, chánh. Nói nhiều chỉ khác nói ít ở chỗ tổn thọ. Con người và thành quả của họ do rất nhiều yếu tố hợp thành, công lao người đó thật rất nhỏ; chỉ có lòng tín thành là đáng giá vì không ai có thể đơn độc tồn tại. Người thiệt chánh tâm được vãng sanh Cực Lạc sau khi rời bỏ xác phàm.

Nếu loài người tiến hoá hơn loài bò thì sẽ có lúc loài bò tiến hoá thành loài người hoặc có người sẽ thoái hoá thành bò. Vạn vật luôn biến chuyển theo chu kỳ, tất cả đều tương đối, mọi khả năng có thể xảy ra. Trong ngôn ngữ loài người có danh từ “loài người”, vậy trong ngôn ngữ của bò, chúng gọi “loài người” theo ngôn ngữ của chúng là gì? “loài người” thực chất không tồn tại mà chỉ là quy ước trong phạm vi ngôn ngữ của một chủng tộc con người. Danh từ “loài người” chỉ là hư ảo, tương đối, không phải chân lý tuyệt đối.

Chân-lý tương đối là dựa vào qui ước thế gian. Chân lý tuyệt đối là hiện thực tối cao. Ai không thấy sự khác biệt của hai loại chân lí này không thể ngộ nhập được cái vi diệu trong Phật Pháp. Chân lý tuyệt đối thì tối cao, cố định, bất biến, bất khả thuyết. Cái "khả thuyết" thuộc về chân lí tương đối. Chân lý tuyệt đối được hiển lộ gián tiếp thông qua cái vô thường. Ta nương vào cái vô thường để ngộ nhập cái tối cao siêu việt. Ai không đạt đến chỗ chân lý tối cao, không thể trực chứng niết-bàn.

Khi ý niệm khởi lên, phàm phu liền bị lưới ngôn ngữ trói buộc vào vòng nghiệp quả. Khi thoát khỏi lưới ngôn ngữ và ý niệm, con người sống đơn giản tự tại với cái “BIẾT”. Ngôn ngữ là phương tiện “chỉ đường”, không phải đích đến rốt ráo. Khi lìa khỏi ngôn ngữ thì đó là cảnh giới của tự ngộ nhập, tự chứng nghiệm và không thể nghĩ bàn. Bên ngoài ngôn ngữ, không thể có sanh, lão, bệnh, tử, thiện, ác... Mọi hư ảo do nhân duyên hoà hợp mà có tự biến mất. Tâm phân biệt tự biến mất. Cái gọi là bình đẳng cũng là tương đối. Rời khỏi ngôn ngữ và cảnh giới thế gian là ngộ nhập cảnh giới xuất thế gian. Ngôn ngữ thế gian được cấu thành từ âm thanh sắc tướng, ngôn ngữ cõi giới tiến hoá cao hơn thế gian được cấu thành từ chất liệu tạm gọi là Vô vi, ý niệm và tĩnh lặng. Bản chất Pháp là một khối thống nhất bất khả tư nghì. Khi ý niệm biến mất, tâm hồn tĩnh lặng, trí huệ thăng hoa. Hết thảy các pháp tướng chẳng động, nên chẳng có đến-đi. Sắc tướng, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào; thọ, tưởng, hành, thức tướng, không từ đâu đến, cũng không đi đâu, cũng không ở chỗ nào. Các pháp chỉ là tên giả đặt.

Muốn đầy đủ Thí ba la mật, Giới ba la mật, Nhẫn ba la mật, Tấn ba la mật, Thiền ba la mật, Bát nhã ba la mật, hãy học Bát nhã ba la mật. Vì trọn thanh tịnh nên khổ tập diệt đạo, những cái thuộc về/ của/ là sản phẩm của niệm tưởng không thể có được. Lìa ngôn ngữ thế gian là nền tảng ngộ nhập Bát Nhã Ba La Mật. Phật dạy: Bát nhã ba la mật là không có hạn lượng, là rốt ráo lìa. Khi thực hành Bát Nhã Ba La Mật, không được dính mắc vào ngôn ngữ. Nếu ý niệm khởi lên, con người bị chướng ngại và kẹt trong ngôn ngữ. Diệt sạch chấp trong ý niệm thì thoát khỏi mọi ràng buộc thế gian. Ðại thừa là vượt trên hết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la. Ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai như nhau. Ngộ nhập tri kiến Đại thừa Phật giáo bằng cách phá CHẤP và LÌA… Ngôn ngữ, ý niệm phàm phu chỉ là tương đối. Cái có thể tri giác bằng ngũ quan thể xác và niệm tưởng phàm phu là giả tướng.

Tin thầy, cung kính, hỏi han, lãnh thọ là Bồ tát nhân nơi thầy mà chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tuy Thầy trí tuệ cao minh, nếu không cung kính, cúng dường thời không được lợi lớn; ví như nước ngon dưới giếng sâu, nếu không có dây gầu thì không múc được nước. Không kiêu mạn và tôn kính Thầy thì được lợi ích lớn, công đức qui tụ về như nước mưa tụ lại chỗ thấp chứ không ở nơi gò cao. Ở người kiêu mạn, nước pháp không vào. Bồ tát nghĩ rằng: Pháp sư hay dở chẳng phải việc của ta, điều ta cầu là nghe pháp để tự lợi ích. Những tượng gỗ, tượng đất, không có công đức, nhưng nhờ nơi tượng mà mình sinh tâm tưởng Phật, được công đức vô lượng, huống hồ thầy có trí tuệ và phương tiện giáo truyền. Dù pháp sư bất toàn, nhưng ta thấy pháp sư không có lỗi. Ví như trăm giống lúa, cỏ cây, cỏ thuốc đều nương tựa nơi đất! Ví như biển lớn, tiếp nhận giữ gìn nước của mười phương tụ lại, Bồ tát cũng như vậy mới tiếp thụ giữ gìn được pháp của mười phương Phật thuyết. Củi ở xa lửa không thể bị đốt thành tro.


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Sau một cuộc chiến, người thắng trận được tôn là anh hùng. Vậy, anh hùng là do ở chỗ giết người, thậm chí giết được nhiều đồng loại? Lịch sử nằm trong tay của người viết theo quan điểm của kẻ chiến thắng, nắm quyền thống trị xã hội. Phàm là người, chớ nên phán xét người khác, bởi phán xét là do tâm phân biệt mà có. Bạn là ai mà tự cho mình cái quyền phán xét đó trong khi Phật dạy phải bỏ tâm phân biệt thì mới tiến tới đại đồng, tụ được phúc đức, bình đẳng hoà đồng được với vạn linh.

Vạn vật đều có tính âm dương (như một người thừa hưởng tinh cha huyết mẹ, nhiễm sắc thể Y, và X). Con người vừa là nam, vừa là nữ, không ai là “thuần dương” hay “thuần âm”. Hai tay là biểu hiện của sự đối lập, bù trừ ở vẻ bề ngoài, nhưng bản chất của chúng là một thể thống nhất, chịu sự điều khiển của một nguồn lực duy nhất. Tất cả là một chỉnh thể và chịu tác động bởi một nguồn lực duy nhất. Như sụp đất, trái đất tự sụp vào chính nó; khi trái đất phát nổ, nó sẽ hoà vào cái “Không” bao la của vũ trụ…

Giống như hiện tượng lỗ đen vũ trụ, trạng thái trống rỗng có ẩn chứa sức hút khủng khiếp. Nguyên tắc này đúng với cả vật lý, lẫn tâm thức. Nhị nguyên và giả thuyết là không cần thiết; ví như cây sinh ra hạt mầm, rồi hạt mầm sinh ra cây…Đó là biểu hiện của trạng thái “tồn tại” và “không”, bạn có thể đem 1000 hạt mầm trong túi (ẩn dụ của cái Không), nhưng không thể mang 1000 cây (ẩn dụ của cái hiện hữu) trong túi. Một là tất cả vì từ một sinh ra tất cả, như từ một hạt mầm sẽ sinh ra vô số hạt mầm, tạo ra vô số cây phủ xanh cả trái đất. Trong một hạt mầm có ẩn chứa chi tiết thiết kế của cả vũ trụ. Con người gặp vấn đề ưu phiền là do họ nhận thức sai về thực tại, bạn nghĩ như thế nào về tôi? Đó là vấn đề ý tưởng của bạn, chứ không phải của tôi.

Trong con người có đủ thứ, những thái cực, những mặt đối lập. Lìa mặt này, bạn chạm mặt kia. Khi lìa nóng nảy thì bạn nguội lạnh; lìa sự nghèo khổ, bạn được giàu sang. Càng chuẩn bị nhiều cho tương lai, bạn càng trở nên lo âu. Đối lập, tương phản là cần thiết. Bạn không thể viết phấn trắng lên tường trắng; nhờ đêm tối nên ta thấy rõ ánh sao trời. Khi mọi mặt trong bạn chạm ngưỡng cực đại, chúng khiến bạn đạt bước nhảy và thăng hoa trong tiến hoá.

Tự do có lựa chọn là tự do có ước định và giả tạo vì hành động của bạn không bắt nguồn từ tự do mà từ cái ước định bất thành văn có tính bắt buộc; nhưng nếu chống lại nó, bạn bị xem là nổi loạn, phản động. Vô chọn lựa là tự do. Bạn không chọn, bạn đơn giản trở thành mãnh liệt toàn bộ. Bạn chỉ trở thành tuyệt đối tỉnh táo, nhận biết, chăm chú.

Phật không phải là con người của tri thức mà là trí huệ. Những gì bắt nguồn từ vô trí thì chỉ khi ở trong trạng thái vô trí mới có thể hiểu được. Tâm trí là cần vì bạn không thực sự có ý thức. Người thực sự có ý thức thì có sáng suốt, không cần suy nghĩ. Họ hành động từ sự sáng suốt chứ không hành động từ tâm trí mình. Thế thì tâm trí là không cần. Khi bạn thấy đúng việc, chính việc thấy đó trở thành hành động của bạn. Tâm trí tôn giáo không có phán xét, không có kết án, do đó người đó có thể yêu. Bạn có thể yêu chỉ khi không phán xét. Nếu có quá nhiều phán xét, bạn sẽ chẳng bao giờ yêu. Bạn sẽ luôn tìm cách áp đặt ý niệm của mình lên những người trở thành nạn nhân của cái gọi là tình yêu của bạn. Ngay cả khi một đứa bé được sinh ra cho bạn, bạn lập tức bắt đầu thao túng nó, quản lí nó, cải tiến nó. Và bạn sẽ huỷ hoại sinh linh này. Đó là cách mọi người đã từng bị cha mẹ mình và bị xã hội phá huỷ.

Có một dạng trí gọi là vô trí - chẳng thánh nhân cũng chẳng tội nhân, không hạnh phúc cũng không bất hạnh. Khi nhị-nguyên bị vứt bỏ, chỉ còn lại im lặng, thanh thản. Thế là có an bình; mọi khuấy động đã qua. Vô trí đi vào sự tồn tại - vô trí của Phật, của Chúa Jê-su, không phải của hòn đá. Hoà vào chân lý là giải thoát. Vượt ra, vượt ra, vượt ra ngoài, vượt ra ngoài tất cả, ôi xin chào sự tỉnh thức! Sự nhận biết chỉ có thể có thông qua cái đối lập. Phật nói: Cái không cho phép thông minh vận hành. Sợ hãi đeo bám bạn đủ mọi cách, khiến bạn không có đủ dũng cảm để bước vào cái chưa biết, để trở thành người phiêu lưu, để rời khỏi bãi rào hoặc đám đông. Nó khiến bạn mất sự độc lập, tự do; biến bạn thành nô lệ. Và chúng ta là nô lệ theo nhiều cách: chính trị, tâm linh, tôn giáo… mà gốc rễ của nó là sự sợ hãi. Con người sợ hãi vì nhận thức là mình đang tồn tại, vì có bản ngã nên có cái bóng của nó đi kèm. Khi ý thức được cái tôi, sợ hãi liền hiện hữu cùng cái tôi đó. Khi vượt ra ngoài tất cả thì đạt tới sự tỉnh thức! Đến đây là hoàn chỉnh phần trung tâm của trí huệ hoàn hảo.

Phật nói: từ sợ hãi không có khả năng thông minh nào cả. Sợ hãi có mặt bởi một lí do rất nền tảng - vì bạn nghĩ bạn có đó! Đó là lí do tại sao có sợ hãi. Bản ngã đem theo sợ hãi như cái bóng. Bản thân bản ngã là ảo tưởng và nó phủ một cái bóng lớn lên cuộc sống bạn. Tôi không tách biệt, tôi là một với sự tồn tại này. Tôi có thể biến mất như cơn sóng, nhưng là đại dương thì tôi sống. Đại dương là thực tại, con sóng là bất kì.” Hành động từ cái Không gọi là tự phát, Con người của tự phát thì không phản ứng, người ấy đáp ứng. Khi bạn đáp ứng từ cái Không thì nó chẳng để lại cái gì, không lưu lại dấu vết lên bạn; nghiệp không được tạo ra. Bạn có hành động mà bạn vẫn tự do ví như chim bay trên bầu trời, không để lại dấu vết. Người sống trong bầu trời của cái Không cũng không để lại dấu vết, không để lại nghiệp, không để lại cái gì. Người sống từ quá khứ là có thể đoán được, còn người sống từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia thì không thể đoán được. Đối diện với cái Không, bạn cũng phải là Không. Chỉ có thế thì mới có thể có gặp gỡ vì chỉ những điều tương tự mới có thể gặp nhau. Khi hành động là trọn vẹn, bạn tự do với nó. Khi hành động là toàn bộ, bạn trượt ra ngoài nó như con rắn lột da và lớp da cũ bị bỏ lại phía sau.

Con người hành động dựa trên tri thức mà không cảm thấy thoả mãn là do sự có mặt của tri thức trong người đó. Phật nói: hành động phát xuất từ cái Không thì không tạo nghiệp. Nó là toàn bộ đến mức chính nó là vòng tròn, là trọn vẹn và kết thúc. Bạn chẳng bao giờ nhìn lại. Lý do bạn cứ nhìn lại là vì có những thứ không trọn vẹn. Khi cái gì đó trọn vẹn, bạn sẽ không nhìn lại. Nó đã kết thúc! Toàn bộ vấn đề đã đạt tới, không còn gì để làm về nó. Hành động từ cái Không là hành động toàn bộ, không lưu lại kí ức tâm lí. Kí ức bị bỏ lại trong não, không còn vẩn vơ về tâm lí. Người không có vẩn vơ nào là người tự tại.

Tất cả đến từ trong nội tâm con người, giống như đứa trẻ cảm thấy đói. Cái đói đến từ bên trong. Trong thực tế không có phân biệt giữa bên ngoài và bên trong. Bên trong là một phần của bên ngoài và ngược lại. Bầu trời bên trong nhà bạn và bầu trời bên ngoài nhà bạn chỉ là một bầu trời. Đấy cũng là trường hợp bạn ở đó và tôi ở đây không phải là hai. Chúng ta là hai khía cạnh của cùng một năng lượng, hai mặt của cùng một đồng tiền, như những đứa trẻ bắt đầu học các con đường của bản ngã. Không có khách thể, chủ thể cũng biến mất.

Nếu bạn nghe say mê, và hoàn toàn ở đây ngay bây giờ, chính đam mê đó sẽ quyết định. Trong cái mãnh liệt đó bạn sẽ biết chân lí. Với chân lí, bạn không cần đồng ý hay phản đối. Chân lí phải được nghe một cách toàn bộ, với nhạy cảm. Và chính nhạy cảm đó quyết định. Chân lí không phải là niềm tin hoặc lý lẽ mà là sự hiện diện. Bạn chỉ cảm nhận được chân lý khi bạn thực sự hiện diện. Khi bạn hành động từ cái không, bạn đáp ứng, không phải phản ứng. Nó có chân lí, có tính hợp lý, chân thực. Nó là sự tồn tại, tức khắc, tự phát, đơn giản, và hồn nhiên. Hành động đáp ứng này không tạo ra nghiệp. Nếu coi thường điều căn bản này thì không thể nắm lấy bậc cao hơn của chiếc thang, người không có kinh nghiệm về ánh sáng của cây nến thì không mong có được cái rực rỡ của mặt trời! Chừng nào những điều phi chân lí này chưa được phô bày, bước đầu tiên theo hướng chân lí không thể được tiến hành.

Bạn không thể làm ô nhiễm thời gian. Thời gian luôn là một trong những thứ thuần khiết nhất. Chân lí bao giờ cũng có đó. Đấy chính là điều được gọi là chân lí - cái bao giờ cũng có đấy. Do đó, chân lý chỉ cần được hiểu, chứ không do nỗ lực học tập. Chân lí là vĩnh hằng, chẳng liên can gì đến thời gian. Bạn có thể đạt tới chân lí bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu, bất kể bạn là nam, nữ, trẻ hay già vì chân lí bao giờ cũng có sẵn, bạn chỉ cần sẵn sàng cho nó. Chân lí chỉ đến qua kinh nghiệm. Thế giới là hoàn hảo vì không có cái thứ hai để so sánh. Một con người là hoàn hảo vì không có bản sao thứ hai để so sánh. Giống như một khu vườn xinh đẹp, nếu không được chăm sóc nghiêm túc và thường xuyên, thì trước sau gì nó cũng hoá thành bãi đất hoang, cỏ dại mọc đầy. Nội tâm con người cũng tương tự như vậy.

Thiền không phải là phương thuốc mà là trạng thái khi bệnh tật đã biến mất. Cùng mất đi với bệnh thì thuốc cũng biến mất. Khi bạn được chữa khỏi bệnh, bạn không còn giữ lại toa thuốc, lọ thuốc và thuốc mà vứt chúng vào sọt rác. Cách tiếp cận tích hợp: Thiền là cần thiết; thơ ca, thẩm mỹ, tôn giáo, văn nghệ cũng vậy. Con người nên tiến hoá một cách tích hợp nhiều chiều. Rồi sẽ đến lúc nở hoa tối hậu khi toàn bộ cánh hoa của bạn nở ra; bạn sẽ có niềm hân hoan lớn hơn và phúc lành lớn hơn trong cuộc sống. Khi chứng ngộ xảy ra, mọi thứ đều trong bạn. Các vì sao đều di chuyển trong bạn, các thế giới sinh ra từ bạn và tan biến trong bạn vì bạn là cái toàn thể. Dù là trống rỗng ở khắp nơi nhưng vũ trụ vô hạn bao giờ cũng ở ngay trước mặt bạn. Lớn vô hạn và nhỏ vô hạn không khác biệt, vì các định nghĩa đã tan biến vào cái vô biên. Điều đó cũng đúng với hiện hữu và không hiện hữu. Đừng phí thời gian hoài nghi và biện luận vì không cần thiết. Một điều, mọi điều: di chuyển trong và quyện lẫn nhau, không phân biệt.

Ta là đại dương, không phải là sóng nước trong đại dương. Những gì xảy ra trong đại dương là vấn đề của sóng nước, không phải là vấn đề của đại dương. Dù sóng nước cứ vơi-đầy, động-tịnh, nhưng đại dương vẫn bất động và vĩ đại. Đại dương là ẩn dụ cho cái Không, cái trống rỗng, cái “tâm Không” bất biến; còn sóng nước là ẩn dụ cho cái bất định, điên đảo vọng tưởng của chúng sinh. Muốn hiểu được đại dương, bạn phải đồng hoá thành một với đại dương. Tâm trí phải dừng lại để thiền có mặt. Tập trung là nỗ lực của tâm trí; thiền là trạng thái vô trí. Thiền là nhận biết thuần khiết, không có động cơ. Thiền là cây lớn lên mà không có hạt mầm: đó là phép mầu của thiền, là điều bí ẩn. Tập trung có hạt mầm trong nó: bạn tập trung với một mục đích nào đó, nó là nó động cơ. Thiền không có động cơ. Thiền là cái nhìn sáng suốt rằng mọi mục đích đều sai. Thiền là việc hiểu rằng ham muốn chẳng dẫn đến đâu. Chính phủ không thể làm cho cuộc sống bạn an toàn vì bản thân chính phủ là bất an.

Nếu bạn yêu quý những lời hay ý đẹp hay một thần tượng nào đó thì cũng vô ích, điều thật sự có ích lợi là bạn hãy hoá thân thành những lời hay, ý đẹp hay thần tượng đó theo cách của riêng bạn chứ đừng bắt chước y hệt. Hãy là một nguyên bản, đừng trở thành bản sao của ai đó. Nó là tâm thức bất nhị. Tập trung là tâm thức nhị nguyên là nguyên nhân tạo ra mệt mỏi. Mùa Xuân tự tới và cỏ tự mọc lên. Sức mạnh được tạo ra từ sự cọ sát là sức mạnh thế tục. Sức mạnh được tạo ra không phải từ sự cọ sát là sức mạnh thiêng liêng

Phật nói: cái trống rỗng này thậm chí không phải là kinh nghiệm, bởi vì nếu bạn kinh nghiệm nó thì điều đó có nghĩa là bạn vẫn có đó để kinh nghiệm nó. Nó là bạn, cho nên bạn không thể kinh nghiệm nó. Bạn chỉ có thể kinh nghiệm cái không là bạn. Việc kinh nghiệm có nghĩa là nhị nguyên: có người quan sát và cái được quan sát, người biết và cái được biết, chủ thể và khách thể, người thấy và vật được thấy. Tự do tối thượng là tự do của cái không, tự do khỏi cái ta. Cuộc sống là hành trình vô định, không có đích. Tất cả đến từ cái không và trở về không. Hãy để nụ cười xuất phát từ cái Không và là nụ cười của cái Không.

Nương vào cuộc sống để tiến hoá, như trái xanh nương tựa vào cây, khi chín, nó tự rụng khỏi cây. Tất cả là tuỳ thuộc vào bạn, chứ tôi thì không có vấn đề gì. Chết và tái sinh trong hiện kiếp giống như hơi thở vào là sống, hơi thở ra là chết. 1 vòng lặp hơi thở là một vòng lặp sanh tử luân hồi. Khi chủ thể và khác thể là MỘT thì kinh nghiệm biến mất. Khi bản ngã bị loại bỏ, thì sự cầu nguyện có sức mạnh vạn năng. Trong trạng thái vô ngã, sự cầu nguyện luôn hiệu quả. Có hai cách sống, cách biết: một là từ nỗ lực, ý chí, bản ngã; hai là từ vô nỗ lực, vô tranh đấu, nhưng hiện hữu trong buông-bỏ cùng với sự tồn tại. Thân tâm con người đều là đền thờ của tâm linh.

Không phân biệt, lựa chọn hay phán xét, tất cả là một chỉnh thể thống nhất. Những cái đối lập luôn hoán đổi vị trí nhau trong suốt quá trình tồn tại giống như nhịp đập của trái tim. Khi tính cách đàn bà trở thành tính cách đàn ông thì tính cách đàn ông trở thành tính cách đàn bà, chúng luân chuyển vừa đối lập vừa đối tác nhau tạo thành một đường tròn không có thuỷ chung. Cái chết bắt đầu từ sự thở ra, sự sống bắt đầu từ sự hít vào. Một vòng thở ra hít vào là một kiếp sống, một vòng luân hồi sanh tử vừa được hoàn thành.

Khi thấy cái tích cực và tiêu cực, các cặp đối lập trong một sự vật là như nhau, là bạn đã ở trạng thái vứt bỏ cả hai, không còn sự lựa chọn nào tồn tại, tâm phân biệt đã được loại trừ một cách có ý thức. Nếu thấy khác thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết tới cái một. Những người không sống theo Đạo duy nhất thì thất bại cả trong hoạt động và thụ động, khẳng định và phủ định. Nếu nó không tới, thì nó không tới. Đợi đấy, đừng làm gì cả! Với cái vô ý thức, ý chí là vô tác dụng, thậm chí có hại. Nếu có người đem phân bón bẩn thỉu hôi hám chất đống trên phố ngay trước nhà bạn, nó sẽ làm cho mọi người đi ngang qua cảm thấy khó chịu. Nhưng nếu người đó rải phân trong vườn thì hạt mầm của người đó sẽ lớn lên. Hạt mầm sẽ trở thành cây; cây sẽ trổ hoa và hương thơm của chúng sẽ là lời mời cho tất cả mọi người. Người qua đường sẽ ca ngợi. Có lẽ, bạn chưa nghĩ về điều này: hương thơm của hoa chẳng là gì ngoài mùi hôi hám của phân – thông qua hạt mầm qua cây cối, mùi hôi thối khó ngửi của phân trở thành hương thơm dịu ngọt của hoa.

Đạo Lớn là dễ dàng vì vạn vật đều có thể nương theo để tồn tại , phát triển và hoại diệt. Khi bạn tạo ra chân không, thì đó là nơi hút năng lượng vũ trụ tới. Chân không được tạo ra từ chỗ cho đi, chứ không từ chỗ gom vào. Chính việc cho-đi tạo-ra sức mạnh để hút vào…Tư duy Phương Tây là “tuyến tính” Tư duy Phương Đông là “tuần hoàn”. Cây là vô chọn lựa, vô ý thức, bạn sẽ vô chọn lựa, có ý thức; điều này xảy ra khi nhận thức của bạn trở nên tràn đầy. Tình yêu hướng tới cái chân thật là từ bi. Nếu bạn không lắng nghe thực tại thì không ai có thể hoàn thành mơ ước của bạn. Mọi người ở đây để hoàn thành định mệnh, thực tại của riêng mình. Khi bạn thấy có sự phân biệt nhỏ nhất hoặc một chọn lựa nhỏ nhất là bạn đã bị phân chia. Thế là trong bạn có địa ngục và cõi trời, và giữa hai nơi này bạn sẽ bị vò nát nếu muốn thấy chân lý. Hãy đặt mình trong trạng thái vô trí có nhận biết. Muốn lên cao hơn, phải làm cho mình nhẹ hơn, đem theo ít hành lý hơn. Sức mạnh và sự yếu ớt của một con người đến từ đâu trong thân xác người đó? Phải chăng nó đến từ cái “không”, cái bất khả tư nghì…

Giấc ngủ tới khi bạn không có đó. Chứng ngộ cũng có cùng qui tắc. Nó tới khi bạn không có đó. Nếu bạn đang làm điều gì đó, bạn sẽ có đó. Hành-động nuôi dưỡng cho bản ngã. Khi bạn không làm gì cả, bản ngã không thể nào được nuôi dưỡng. Nó sẽ biến mất hoặc nó chết. Khi bản ngã không có đó, ánh sáng giáng xuống. Nếu thay đổi cách thở, bạn có thể thay đổi trạng thái của tâm trí. Nếu bạn thay đổi trạng thái của tâm trí, nhịp thở cũng đổi theo. Thân thể và tâm trí là hai đầu của cùng một thực thể; bạn thì không còn là thân thể nữa mà chỉ là năng lượng. Hãy tập hành động như đám mây bay trên trời. Đám mây không có lựa chọn hướng bay, tất cả là do tạo hoá quy định. Tập hành động theo hướng tự nhiên và không có lựa chọn, khi đạt đến đâu thì đó chính là mục tiêu. Giống như hố đất được đào, tự nhiên nước sẽ chảy vào đó. Khi bạn thiền, nội tâm trống rỗng, sự siêu nhiên sẽ đến với bạn. Khi ta hiểu ra thì điều đó là ngay lập tức. Người không hiểu thì luôn trì hoãn. Tâm thức là năng lượng vĩnh viễn, không cần nhiên liệu.

Thế giới vạn vật luôn thay đổi, là vô thường. Nếu trông đợi cái thường hằng trong thế giới này, bạn sẽ tạo ra lo nghĩ. Bạn sẽ muốn tình yêu này là vĩnh viễn. Không có gì là vĩnh viễn trong cõi vô thường - tất cả đều tạm thời. Đây là bản chất của mọi vật và phản ánh đúng như vậy. Vạn vật vô thường trong cái bất nhị. Mọi việc xảy ra chỉ là tạm thời. Ngân hàng không thể luôn giúp cuộc sống bạn an toàn vì ngân hàng có thể phá sản. Ngân hàng có thể phá sản vì nó là ngân hàng? Người đàn bà mà bạn yêu không thể làm cho cuộc sống bạn được an toàn - cô ấy có thể đi yêu người khác hoặc chết. Người đàn ông bạn yêu không thể làm cuộc sống bạn được an toàn - người ấy có thể yêu người khác hoặc chết.

Đạo không phải là lí thuyết, không phải là nghiên cứu. Để biết Đạo, bạn phải là Đạo. Vách tường không phải là cửa, đừng đâm đầu vào tường rồi than là bạn bị đau đớn, bế tắc. Bạn được sinh ra không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ được trao cho bạn; bản chất của bạn đã không có mang nó. Nó là không tự nhiên, là sản phẩm phụ của xã hội. Với Thượng đế, im lặng là trao đổi; với con người, ngôn ngữ là trao đổi. Nếu bạn muốn trao đổi với Thượng đế, hãy im lặng; nếu bạn muốn trao đổi với con người, hãy lên tiếng, đừng im lặng. Thực tại thì không phụ thuộc vào biện luận. Dù bạn cố chứng minh bằng mọi cách, thực tại cũng có chẳng liên quan vì nó đã có đó trước bạn và nó vẫn có đó sau bạn. Hãy quan tâm tới những điều nhỏ bé vì cuộc sống bao gồm những điều nhỏ bé. Những việc lớn lao chỉ ở trong tâm trí, không có trong cuộc sống. Thường thì khi có người nói ‘chanh’, miệng người nghe bắt đầu tiết nước dãi. Lời nói hoá ra quan trọng hơn cái thực. Đây là mẹo. Chừng nào bạn chưa vứt bỏ việc nghiện lời nói, bạn chẳng bao giờ gặp gỡ được thực tại.

Có người hỏi Phật: "Bạch Đức Thế Tôn, con nghe nói giáo lý nhà Phật vô cùng thậm thâm vi diệu, khó nghĩ bàn, Thế Tôn có thể cho con biết vi diệu như thế naò không ạ?" Phật trả lời: "À, thì đói ăn khát uống, mệt ngủ khì." "Úy, thế thì có khác gì người thường đâu?" "Có chứ, khác nhiều chứ! Người thế tục khi ăn không biết mình đang ăn, uống không biết mình đang uống, ngủ trong mê man mộng mị; còn đệ tử Phật; ăn biết đang ăn, uống biết đang uống, làm bất cứ việc gì đều nhận thức rõ đang làm gì. Người đệ tử Phật sống thức tỉnh trong từng sát na, đề phòng vọng niệm khởi lên như tên giữ cửa thành; giờ phút nào cũng cẩn thận canh phòng địch quân xâm nhập. Thành trì dụ cho lục căn thanh tịnh, địch quân là lục trần, người giữ cửa thành luôn phải thức tỉnh không cho giặc lục trần xâm nhập quấy nhiễu lục căn. Đó, người tu khác người thường là ở chỗ đó." Dòng vô minh chấm dứt, cõi tâm rộng mở. Cõi tâm rộng mở, cửa Niết Bàn rộng mở. Cửa Niết Bàn rộng mở, ta với Phật đồng cùng bản thể.

Chủ thể và khách thể là Một thực thể thống nhất. Ai làm được vậy thì đoạt ngộ, vào được cửa Đạo. Vạn vật thì bất nhị, ta với người là một, ta với hư không là một, ta với vạn vật là một. Ai ngộ nhập được như vậy sẽ chứng ngộ được chân lý. Chân lí là đơn giản và chân lí là khó. Nó khó vì nó đơn giản; còn tâm lý con người thì phức tạp nên họ không thể hiểu được chân lý. Chân lý đơn giản đến mức nó chẳng thách thức ai. Khi bạn đi qua nó, nó vẫn không biết là bạn đã đi qua.

Khi đồng hoá nội tâm với mọi suy nghĩ và hành động, bạn sẽ bám sát thực tại, không còn lo nghĩ viễn vông nên được tự tại. Khi quán thân tâm mình với vũ trụ là một một cách có ý thức, bạn sẽ ngộ nhập thực tại và chân lý. Khi những cái biện chứng biến mất, nhân quả biến mất. Cái lô-gic thuộc về phàm tục, cái phi lô-gíc ở ngoài tầm nghĩ tưởng con người, mới là thiêng liêng, bất khả tư nghì. Đi theo cái phi lô-gíc là phá vỡ luật nhân-quả, vượt khỏi vô thường, hoà với Đạo lý thành Một. Khi bạn và tồn tại là Một, bạn không còn bận tâm việc lựa chọn vì không còn gì để lựa chọn; sự thích nghi, quyết đoán của bạn sẽ nhanh nhạy hơn. Hãy là nhân chứng đối với toàn bộ cuộc sống của mình. Buông bỏ bản ngã, cá nhân, ý niệm về cái ta tách biệt một cách tự nhiên vì chúng là toàn bộ nguyên nhân gốc rễ của đấu tranh. Đừng sống rập khuôn theo nguyên tắc, lễ nghi. Có nhiều người tôn giáo nhưng họ chỉ sống theo nguyên tắc và lễ nghi. Họ không thật hiểu tôn giáo. Lễ nghi và nguyên tắc không phải là tôn giáo. Tôn giáo là một loại cuộc sống rất khác - cuộc sống của nhận biết, tình yêu và từ bi. Nhưng nếu nhìn khắp thế giới này, bạn sẽ thấy rất nhiều người đi nhà thờ, đi chùa để cầu nguyện; làm đủ thứ này thứ nọ, và tất cả đều là lễ nghi, còn tôn giáo thì không tồn tại.

Vạn vật được hình thành từ cái nhỏ nhất (như nguyên tử). Cái nhỏ nhất là cái khởi đầu, cũng rất quan trọng như cái lớn nhất, ai không hiểu điều này sẽ không thể hiểu được mình và vũ trụ. Phật dạy có những điều người chiến thắng dòng chảy cần vứt bỏ. Một là bản ngã, hai là sống theo nguyên tắc và lễ nghi và ba là nghi ngại, do dự. Lìa mọi ham muốn là giải thoát mọi trói buộc. Thay vì đạt được cái gì đó thì người đó lại bỏ luôn chính ý niệm đạt được. Ở góc độ con người, con người nên trở thành một. Con người không nên bị làm cho mất cân xứng thêm. Con người nên linh động, không hướng ngoại hoặc hướng nội. Con người cần có khả năng là cả hai. Nếu quân bình được cái bên trong và bên ngoài, thì kinh nghiệm được cực lạc vĩ đại nhất.

Khi tên tuổi và danh tiếng của bạn càng lớn, bạn nghĩ mình đang trưởng thành sao? Đơn giản là bạn tự lừa dối mình. Tên của bạn, danh tiếng của bạn không phải là bạn. Tài khoản ngân hàng của bạn không phải là bản thể bạn. Khi nghĩ về bản thể, bạn bắt đầu run rẩy, vì nếu muốn bản thể bạn trưởng thành thì bạn phải từ bỏ mọi hèn nhát. Tất cả những cái được cho là của ta thì không phải là ta. Điều tối thượng thì không thể bị chinh phục, bạn chỉ có thể trở nên thụ động để được chinh phục bởi điều tối thượng và qua đó bạn được lợi ích từ sự bị chinh phục đó.

Khi còn muốn được mọi-người yêu, bạn vẫn là kẻ ăn xin. Tâm trí như mây bao phủ tâm thức bạn. Tâm thức là bầu trời, tâm trí là mây. Bầu trời vẫn như cũ, mây đến rồi đi. Với Như Lai, mây đã biến mất, chỉ còn bầu trời thuần khiết - vô định, vô hạn. Không còn ý tưởng về cái ‘tôi’. Phật dạy cái ‘tôi’ cũng phải biến mất. Thế thì toàn bộ ba ngôi mất đi. Trong kinh nghiệm tối thượng, không có ba, hai hay một. Nó là bầu trời thuần khiết – cái không, không người, không thực thể. Nó là “số không”.

Tâm trí như giọt sương, là hiện tượng mang tính thời gian; nó chẳng biết gì về thực tại, vĩnh hằng. Nếu bám vào tâm trí, bạn luôn bị kẹt trong rối loạn vì bạn không thể ở trong im lặng, cái này hay cái khác sẽ cứ xảy ra. Bạn sẽ không thể thực chứng được hương vị của vĩnh hằng, và chỉ hương vị đó mới là mãn nguyện. Thời gian là luôn thay đổi. Khi ham muốn biến mất, tâm trí cũng tự biến mất. Tâm trí tồn tại bởi vì bạn không bằng lòng với thực tại. “Làm sao để dừng ý nghĩ lại?" Rất khó để dừng ý nghĩ một cách trực tiếp. Ý nghĩ tồn tại vì ham muốn tồn tại. Chừng nào bạn chưa hiểu và vứt bỏ ham muốn, bạn chưa thể lìa được ý nghĩ vì nó là sản phẩm phụ. Phật nói ham muốn như dầu trong đèn: nếu hết dầu, ngọn lửa sẽ biến mất theo cách của nó.

Khi thực sự đi sâu vào bản thân mình, bạn sẽ không tìm thấy bản thân mình; đó là toàn bộ điều cần hiểu. Các vị phật, những vị toàn giác, đã buông bỏ mọi cảm nhận. Sóng nước chỉ tồn tại trên mặt nước. Nếu đi sâu vào đại dương, bạn sẽ không còn thấy sóng? Sóng nước chỉ có ở mặt nước và chúng cần gió để tồn tại. Khi lối sống, suy nghĩ, tâm trí được đơn giản hoá tới mức nhỏ nhất và mất hút trong cái “không”, hành giả đạt bước nhảy trong tồn tại. Người thực hành đã hoà thành một với cái “không”, nhờ vậy mà đoạt tự tại trong chân lý. “con người” là một “bầu trời thuần khiết”, tâm trí con người tựa như những “đám mây”, khi tụ, khi tán…

Người hợp Đạo thì tồn tại và tiến hoá theo hướng thụ động đáp ứng mang lợi ích đến cho chúng sanh như sông kia ở tại chỗ thụ động tiếp nhận các nguồn nước chảy vào. Do thụ động đáp ứng, nên diệt được ý niệm, ham muốn, nghĩ tưởng và ngộ nhập vào được “cái Không” vô cùng của Đại Vũ Trụ và sống tự tại. Người hợp Đạo tựa như cái chuông, khi ai đó muốn nghe tiếng chuông, phải gõ vào cái chuông kia. Nhưng những cái chuông mà tự kêu và réo gọi người khác phải nghe và khen ngợi thì không ổn. Không có lẽ nào như thế.

Thông điệp là: không so sánh, không phán xét; ngược lại, bạn sẽ khổ vì so sánh và phán xét của mình. Bạn là ai mà phán xét? Bạn biết gì về cuộc sống? Thậm chí bạn biết gì về chính mình nào? giống như khi thở, khi ngủ, khi ăn uống…bạn ở trạng thái vô tư, không có nghĩ ngợi gì về những điều tự nhiện đó, không có thái độ gì về những điều đó, khi bạn thiền, cũng nên giữ như thế. Khi loại bỏ ham muốn, so sánh, phán xét, hướng ngoại tìm cầu, thậm chí ngừng luôn suy nghĩ, con người mới là chính mình và được ung dung tự tại. Như Lai đã dạy: các tướng của Như Lai không phải thật là các tướng của Như Lai.’ ‘…cái gì có hình tướng cũng đều là giả. Nếu hiểu rằng mọi hình tướng đều không thật, tức là thấy được Như Lai.’ Khi thấy được hình tướng thật của con người, thì mới hiểu ra rằng: hình tướng và nội tâm là 2 thứ khác nhau. Tập trung tâm ý vào thực tại và sống cùng với những thực tại nối tiếp nhau.

Sống và hành xử như cơn gió thoảng. Mọi cái đối lập yêu-ghét, sống-chết có cùng một nguồn năng lượng, cùng bản chất dù biểu hiện bên ngoài có sai biệt. Phật dạy phải phá chấp hoàn toàn. Khi tuyệt sạch chấp: không còn tồn tại chính pháp và phi chính pháp, không còn tồn tại ta và người, suy nghĩ, sống-chết, linh hồn, mạng sống, cảm nhận, không cảm nhận. “Lìa rốt ráo”. Bồ tát là những vị đã không còn chấp có ta, người, linh hồn, mạng sống, chính pháp và không chính pháp. Họ không còn có cảm nhận hay không cảm nhận.’ Những điều trên phải được hiểu vì chúng được xem là trở ngại cho trí huệ. Bồ tát là ai? _ Người đã vượt qua những trở ngại này về thái độ sai, về cách tiếp cận sai đối với cuộc sống. Mọi thân xác được cấu thành từ ngũ uẩn, chúng là giống nhau, thân xác ta và người như nhau. Còn cái TA là trạng thái Không rất sinh động và vô-ngã. Bằng ngôn ngữ, có thể tạm tả cái Ta là một chỉnh thể chân lý vô hạn, tuyệt đối, bất biến, không hai, bất sinh bất diệt và không thể nghĩ bàn; trong đó có ẩn chứa và bao trùm hết tất cả những cái sinh diệt, nhị nguyên, tương đối và vô thường. Đây là bản thể chân như Phật tánh bất động rỗng rang vô biên.

Khi con người tìm kiếm, họ sẽ đạt tới. Ai không tìm kiếm thì không đạt tới bất kể là ở trong thời đại nào. Các thời đại là như nhau: không tốt, không xấu, không ủng hộ hay chống lại sự chứng ngộ, nhưng thời đại sẽ cho bạn cơ hội để thực hiện hoài bão của bạn. Muốn cứu người, ta phải cứu được mình trước. Muốn giúp người mạnh mẽ, thông tuệ, ta phải mạnh mẽ thông tuệ trước. Ai có hành động loại trừ người khác là trái Đạo vì Đạo luôn dành chỗ cho vạn vật một cách bình đẳng và vô điều kiện. Lìa bỏ cái giả, vô thường thì thần tụ, khí thanh, tâm tánh thông tuệ.

Người quan sát và vật được quan sát là Một. Tình yêu phải là món quà cho không. Khi nhãn giá được gắn vào, nó không còn là tình yêu. Việc ăn thịt là ăn cơ thể sanh linh đang trên đường tiến hoá thành người, không thể là cao đẹp. Phật dạy: Ta với chúng sinh đồng chẳng khác, chỉ khác ở chỗ bên giác, bên mê. Tình yêu Phật pháp chỉ có một chiều, là vô điều kiện, là hy sinh. Giống như cơn mưa, người sống bằng tình yêu Phật pháp thì đi trên đường thẳng một chiều, cuối cùng sẽ thoát khỏi luân hồi tục luỵ và đạt đến bất tử.

Quy tắc phân bổ tỉ lệ: người có ít tình yêu thì có nhiều thù hận. Các yếu tố tâm lý đối lập đều là vậy. Người có được đồ châu báu sẽ không đi tìm đá cuội. Tình yêu đúng nghĩa thì: vô động cơ; nó không bị sa lầy vào những lí do. Tất cả mọi thứ, vạn vật, mọi hoạt động của con người và thiên nhiên đều đến từ cùng một nguồn năng lượng! Hãy tận dụng quy luật lây lan và cảm ứng vì vạn vật và con người đều tuân theo những quy luật này.

Bạn hãy tư duy cởi mở theo mọi hướng, đồng hoá mình với đối tượng là một, lìa mọi ham muốn, dừng mọi suy nghĩ và cảm xúc vì vạn vật đều vô thường – chỉ là phương tiện tạm thời, không phải chân lý, đừng bám lấy hay mong cầu. Đó là cách thức hướng tới giải thoát mọi trói buộc thế tục để có tự do thật sự. Tình yêu chân thật là một chiều, vô điều kiện và đồng nghĩa với hy sinh bản ngã. Khi ở trong mê tín, con-người nhân danh sự giúp đỡ để làm hại người khác mà không biết. Những nạn nhân của họ rất khổ sở mà không biết phải kêu với ai.

“Cây cối ra hoa, kết quả trong im lặng”. Khi quả chín, nó rụng xuống; khi quả chưa chín nó vẫn còn đeo bám. Nếu bạn vẫn còn bám lấy bản ngã, quả còn chưa chín nên mới có níu bám. Quả-chín tự rơi xuống đất và biến mất. Bản ngã cũng tương tự như vậy. Thông điệp có thể được truyền đi ở dạng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Yếu tố truyền thông điệp có thể là con người hoặc không phải con người. Chúng ta có thể nhận được thông điệp phi ngôn ngữ từ vạn vật trong vũ trụ và chính bản thân vũ trụ. Chúng ta thì đang tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong biển tri thức trong khi tôn-giáo thì mang tính tổng thể và đồng thời.


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Thực chứng xảy ra trong im lặng và chỉ có người thực chứng mới biết rõ nhất. Lý thuyết chỉ là phương tiện chỉ đường, còn lý luận thì ồn ào tổn sức, mất thì giờ… Thời nay, gặp được một người có niềm tin tuyệt đối vào Phật Pháp quả là chuyện hy hữu. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Cách tập trung chú ý để cảm nhận trạng thái sáng suốt của con người

Cách thực hành đơn giản như sau:

- Bạn thả lõng tâm trí, nhắm mắt lại hoặc nhìn cố định vào một hình ảnh hoặc sự vật nào đó đang ở ngay trước mặt Bạn.

- Bạn tập trung trạng thái nhận biết nhìn vào trong tâm trí của Bạn và cố gắng kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi Bạn phát hiện ra sự xuất hiện của cái ý nghĩ kế tiếp trỗi lên trong tâm trí của Bạn.

- Sau đó, Bạn thả lõng tâm trí và bắt đầu làm lại nhiều lần như vậy nếu thích.

Giải thích:
Khoảng thời gian mà Bạn tập trung sự nhận biết của Bạn vào trong tâm trí để truy tìm và xác định sự xuất hiện của ý nghĩ kế tiếp nổi lên trong tâm trí của Bạn là một “khoảng chân không”. Trong “khoảng chân không” đó, không có sự tồn tại của suy nghĩ; tâm trí Bạn dường như biến mất. Đó là lúc Bạn đang trong một trạng thái tồn tại vắng lặng (“Vô-Niệm”) và cái tồn tại vắng lặng đó được gọi là Chân Tâm trong Phật Giáo. Sự tự nhận biết Bạn đang có mặt ở trong trạng thái tồn tại vắng lặng đó được gọi là “Phật tánh”, một trạng thái tịch tĩnh Sáng Suốt. Chính trạng thái Sáng Suốt này là nguồn cung cấp sinh lực và mọi ảnh hưởng tốt lành cho thân thể và tinh thần của Bạn, kết nối Bạn với Ơn Trên. Đây chính là nguồn an lạc thực sự đến từ bên trong từng con người, là cái an lạc mà toàn thể nhân loại ở khắp nơi trên thế giới từ xưa đến nay đang nỗ lực truy tìm. Sự nhận biết đó xuất phát từ cõi bất tử ở bên ngoài không gian và thời gian mà thân xác vật chất ta đang có mặt. Quả thật, Bạn chính là sự nhận biết Sáng Suốt đó chính chứ không phải là cái thân xác và suy nghĩ cứ thay đổi liên tục cùng với mọi thứ trong thế giới vật chất này mà trong Phật Giáo gọi là những cái Vô Thường.

Từ sự nhận biết Sáng Suốt đó, Bạn trực tiếp cảm nhận được cái an lạc chân thực, “thấy” được Phật Tánh (tức sự nhận biết trong trạng thái vô niệm sáng suốt) có mặt ở tất cả nhân loại và động vật, đoạt tri kiến chân thật, thấu cảm với mọi người và vạn vật, và tìm được trạng thái giải thoát khổ đau cho mình và đồng loại ngay trong hiện tại.

Khi Bạn sắp làm một việc nào đó, sự nhận biết xảy ra trước, rồi quá trình tâm lý, suy tính xảy ra sau. Điều này có vẻ đơn giản nhưng rất ít người nhận ra là vì họ đồng hoá bản thân họ với tâm trí của họ là một nên họ đã không thể cảm nhận được trạng thái tồn tại Sáng Suốt và không có sự hiện diện của ý nghĩ, không thể cảm nhận được Chân Tâm và Phật Tánh trong họ, phải sống bám theo cái tâm trí thay đổi liên tục mà trong Phật Giáo gọi là Vọng tưởng điên đảo, tự chuốc ưu phiền tới lúc chết. Những người như vậy phải chịu trầm luân thống khổ, thật đáng thương xót…

Đây là một số ý xin được tâm tình với các Bạn hữu duyên trong tinh thần Vô-

Ngã Vị-Tha của Phật Đạo.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Tình yêu chân thật thì không thể bị làm cho tổn thương. Sự tồn tại chân thật thì bất tử. Cái gì không chân thật thì không tồn tại lâu dài.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bài đầu tiên có câu
Đại-tịnh là minh, vô-tịnh là ám. Sanh Thánh, sanh phàm do ở cơ động-tịnh


Đây vẫn còn trong nhị biên, còn so sánh phân biệt.

Chơn tâm thì thường tịnh, không có minh - ám
Chơn tâm vô sanh, không có phàm - thánh.

Ghi chú :
Xin lỗi đ/h bài dài quá, không thể đọc hết.
góp ý đ/h chỗ nào mà mình chợt nhận thấy mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Rất cảm ơn ĐẠO HỮU BINH đã quan tâm phê bình chỉ giáo.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

câu đó là sự (pháp hành), phải có thầy chỉ, không thầy chỉ dạy câu đó chỉ là lý suông.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Dạ, Kính cảm ơn ĐẠO HỮU khai nhụy đã quan tâm chỉ giáo.

Những lời góp ý phê bình của ĐẠO HỮU BINH và ĐẠO HỮU khai nhụy cho thấy rằng: các Đạo Hữu có quan tâm đến Đạo-Giải-Thoát, tất cả chúng ta đều đi chung một Con-Đường, cùng hướng về Phật Pháp, hướng về CHÂN-THIỆN-MỸ. Vì vậy, những nỗ lực nhằm trợ duyên cho nhau hướng tới giải thoát khổ đau là trách nhiệm chung của tất các Đồng Đạo chúng ta đối với nhau và đối với tất cả chúng sanh; những nỗ lực như vậy rất cao quý, đáng được tôn trọng và tri ân.

NAM MÔ DA DI ĐÀ PHẬT


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Mỗi một kiếp người có thể được ví như một chiếc thuyền con mong manh trong đại dương bao la tiềm ẩn đầy sóng to, gió lớn. Chiếc thuyền con này có thể bị chìm bất cứ lúc nào vì nhiều nguyên nhân khác nhau...

Vì vậy, sự tỉnh tảo khôn ngoan tập trung vào khoảnh khắc hiện tại để giữ cho thuyền không bị chìm nên luôn được xem là ưu tiên số một.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


onebiglove
Bài viết: 87
Ngày: 25/12/12 16:29
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Vietnam

Re: Vô ngã tâm tình

Bài viết chưa xem gửi bởi onebiglove »

Niệm Phật an lạc và vãng sanh Tịnh Độ:

Bản chất của ngôn ngữ là vô nghĩa. Nghĩa của ngôn ngữ là do con người gán ghép tạo ra, rồi nhiều người đồng ý với nhau như thế nên ngôn ngữ và ý nghĩa ngôn ngữ trở thành một dạng tồn tại tương đối.

Tuy nhiên, do không hiểu được bản chất ngôn ngữ là vô nghĩa nên nhiều người đã xem nghĩa ngôn ngữ là "thật nghĩa", nên bị dính mắc vào cách diễn dịch chủ quan của bản thân, dẫn đến nhận thức sai lạc về thực tại, vui buồn bất định theo những dòng chữ khi ẩn, khi hiện trong tâm trí.

Khi hiểu được vấn đề, ta sẽ hành thiền dễ dàng bằng cách không cố ý gán ghép ý nghĩa cho bất kỳ từ ngữ nào xuất hiện trong tâm trí, nhờ vậy mà trí não thảnh thơi, tự tại, nội tâm an lạc. Từ trong trạng thái an lạc tự tại đó, ta khởi tâm niệm Phật, chắc chắn sẽ có chất lượng không thể nghĩ bàn.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách