Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Trung đạo

Phần I.
Đức Phật và con đường trung đạo


Câu chuyện về Đức Phật và con đường trung đạo mà ngài đã ngộ ra tôi không viết nhiều, vì có lẽ mọi người đều đã rõ. Phần này tôi chỉ nêu lại vắn tắt, những kiến giải xin dành cho các phần kế tiếp.
Sau sáu năm thực hành khổ hạnh, Đức Phật nhận ra hai con đường cực đoan đều không phải là đường chân chính nên theo, không thể đưa tới giải thoát giác ngộ.
Cuộc sống xa hoa của ngài khi trước tuy có vô vàn niềm vui nhất thời, nhưng rình rập sau đó lại là muôn vàn nỗi khổ đau.
Cách tu khổ hạnh của ngài lúc đó làm cho thân thể mỗi ngày một gầy yếu, trí tuệ thì mê mờ.
Từ đó, Đức Phật rời bỏ hai con đường cực đoan mà theo trung đạo rồi giác ngộ giải thoát.
Trung đạo là con đường chân chính cho tất cả chúng ta, ở tất cả mọi lĩnh vực, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra.

Phần II.
Y học và trung đạo.


Yếu quá là không tốt, mà khỏe quá cũng không tốt.
Khi tôi viết “yếu quá là không tốt” thì có lẽ không có bạn nào phản đối, nhưng đọc đến “khỏe quá cũng không tốt” thì chắc hẳn rất nhiều bạn phản đối.
Thực ra nếu có bạn nào đó tự hào rằng mình rất khỏe mạnh, không bao giờ bị bệnh tật thì bạn đó phải dè chừng, khi bạn mắc bệnh thì dù là một căn bệnh rất thường, rất dễ chữa với người khác nhưng với bạn lại rất nguy hiểm, vì hệ miễn dịch của bạn ít phải làm việc, khi đột nhiên phải làm việc thì hiệu quả sẽ không cao. Giống như quân lính của quốc gia không có chiến tranh, chẳng bao giờ phải ra trận sẽ không thể tinh nhuệ bằng quân lính của quốc gia thường xuyên có chiến tranh.
Bởi vậy, nếu quá thường xuyên bị bệnh thì không hay, nhưng nếu chẳng bao giờ bị bệnh thì cũng là không hay, nếu thỉnh thoảng chúng ta bị một vài căn bệnh thì rất hay, đừng vì đó mà lo lắng.
Những ai đã tìm hiểu về đông y đều biết, nguyên nhân gây ra bệnh tật chính là sự mất cân bằng về âm dương trong cơ thể. Biểu hiện thiên thắng hay thiên suy.
Nếu thiên thắng dương thắng thì sẽ gây nhiệt trong người. Thiên thắng mà âm thắng thì gây hàn.
Ngược lại, nếu thiên suy dương hư thì sinh hàn. Thiên suy âm hư thì sinh nhiệt, người gầy …
Muôn vàn căn bệnh đều do mất cân bằng âm dương, muôn vàn những phương pháp chữa bệnh cũng không ngoài mục đích là làm cho âm dương trong cơ thể trở vê trạng thái cân bằng. Âm dương chính là nền tảng để luận y. Nguyên lý âm dương phải cân bằng thì cơ thể mới khỏe mạnh chính là trung đạo trong y học.

Phần III
Chân chính trân quý bản thân – chân chính trân quý người– trung đạo


Từ xưa tới nay, những người chỉ coi trọng bản thân mình mà coi thường người khác thường bị cộng đồng phê phán. Ngược lại, những người luôn đề cao người khác người khác, nâng người khác lên mà coi nhẹ bản thân mình thường được ngợi khen là khiêm tốn.
Thực ra, nếu chỉ biết coi trọng bản thân là không hay, nhưng nếu tự xem nhẹ bản thân cũng là không hay. Về hạng người trước tôi không bàn tới, vì chắc chắn là mọi người đều công nhận mà không phải bàn, xin bàn về hạng người sau. Hạng người coi nhẹ bản thân mình, đề cao người khác.
Người coi nhẹ bản thân mà đề cao người khác thường tự nghĩ rằng làm như vậy là khiêm tốn. Tuy nhiên khiêm tốn không phải là coi nhẹ bản thân. Để khiêm tốn thực sự thì trước hết phải chân chính tôn trọng và trân quý bản thân, từ đó biết chân chính trân quý người khác, chân chính trân quý người khác rồi mới có thể chân chính khiêm tốn.
Người coi nhẹ bản thân chắc chắn sẽ gặp vô vàn khó khăn khổ sở trong cuộc sống, cho dù họ có tài giỏi đến đâu cũng vậy. Khi gặp khó khăn họ thường nghĩ do nghiệp từ kiếp trước, (nếu là người có hiểu biết về luân hồi) và họ lại tiếp tục tự trách mình thiếu phước đức, gieo nhiều tội ác nên không gặp may mắn.
Thực ra, gieo nhân thì hái quả, vay nợ phải trả tiền là đúng, nhưng cùng là một nhân mà có muôn vàn kiểu trả quả. Cùng là người vay nợ, nhưng người vay nợ rồi học hành thành đạt, kiếm ra tiền mà trả nợ khác với người vay nợ rồi cờ bạc phải bán nhà đi trả nợ. Phần nhiều những khó khăn khổ sở đều do cái tâm hiện tại gây ra.
Chúng ta phải biết tôn trọng và trân quý bản thân mình. Người biết tôn trọng bản thân sẽ biết dừng bước trước khi làm việc sai trái. Biết chân chính tôn trọng và trân quý bản thân rồi cũng sẽ biết chân chính tôn trọng và trân quý người khác.
Tôn trọng và trân quý mình - Tôn trọng và trân quý người, đó là trung đạo.


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Trước đây tôi có chia sẻ về việc dùng quán chiếu để thắng ốm đau như sau:

“Lúc đầu quả là khó chịu, nhất là đau đầu cũng là một trở ngại không nhỏ cho việc quán chiếu, tuy nhiên khi đã quán chiếu thì tôi quán chiếu luôn vào những cái đau đó, khi đã tịnh tâm rồi thì cái đau không tác động ảnh hưởng gì được đến tâm trí mình, hoàn toàn an tịnh và trong lắng. Đau đớn biến mất hoàn toàn tuy rằng căn bệnh vẫn còn đó và tôi vẫn biết nó.
Khi chưa quán chiếu thì cái đau và tôi là một khi quán chiếu thì tách ra làm hai. Giống như khi chưa quán chiếu thì tôi là nhân vật trong bộ phim đang chiếu, quán chiếu rồi thì bộ phim vẫn đang chiếu, nhưng tôi như người đang ngồi xem phim, biết tất cả những gì trên phim nhưng hoàn toàn không bị tác động”.

Bệnh không mong khỏi

Ốm và khỏe mạnh, khác chi đâu
Phật pháp tinh chuyên, chẳng chút sầu
Xác dẫu dật dờ, hom tựa khỉ
Thần còn an tịnh, sáng như châu
Nhẹ nhàng quán chiếu, quên đau họng
Thong thả tư duy, kệ nhức đầu
Mọi hướng hào quang luôn rạng tỏa
Ốm và khỏe mạnh, khác chi đâu

Đó là cách quán chiếu tới tâm thanh tịnh để thấy cái đau đớn của thể xác là giả tạm. Khi quán chiếu thấy rõ rồi thì một mặt mình không bị khổ sở hay khó chịu gì về căn bệnh, mặt khác căn bệnh cũng sẽ nhanh chóng biến mất, tự nhiên hết bệnh rất nhanh.

Thực ra với người hành thiền thì có lẽ khó bị bệnh, rất khó bị bệnh, muốn bị thử để thực nhiệm pháp cũng phải nghĩ cách để bị, và phải bỏ thiền một thời gian, như hôm qua tôi bị là kết quả của những nỗ lực trong một thời gian tương đối dài, nỗ lực để mang bệnh.

Tại sao tôi lại phải nỗ lực kỳ quái vậy, tôi không phải người tu theo khổ hạnh hay hành xác, đơn giản là vì lần trước tôi mắc bệnh, tôi đã quán chiếu như trên và bệnh hết như là .. bốc hơi. Đó là lần đầu tiên tôi dùng quán chiếu để đối phó với bệnh nên tôi muốn thực hành lại lần nữa, vì vậy tôi nỗ lực cho .. mắc bệnh để có cơ hội thực hành thêm.

Kết quả là hôm qua tôi cũng được … nhức đầu, và tôi bắt đầu quán chiếu trong tư thế nằm.
Lần quán chiếu này tôi thấy bệnh như là một đống rêu vậy, nếu ta bám vào nó thì nó ăn vào ta, mà ta buông nó thì nó … rơi xuống. Có thể các bạn nghĩ “là rêu thì rêu bám vào đá chứ sao đá lại bám vào rêu được?”. Tuy nhiên nếu đá không phải là chỗ rêu có thể bám vào thì làm sao rêu bám được?

Khi quán chiếu tôi nhận thấy rõ rằng để bệnh bám vào hay không là hoàn toàn do ta, nếu ta buông bệnh thì bệnh sẽ như những đám rêu, hay như sương khói bị bóc tách ra khỏi ta ngay.

Những điều này nếu các bạn chưa quen quán chiếu đọc có lẽ khó cảm nhận được, khó chấp nhận được, còn với những bạn đã quen quán chiếu có lẽ điều này cũng chẳng có gì mới, tôi viết ra đây cũng chỉ là đôi lời trao đổi về việc thực hành thôi.

Lần thứ nhất quán chiếu phân thực giả rồi thì giữ chắc thực mà giả tan. Lần thứ hai sau khi phân thực giả rồi thì bóc tách luôn cái giả.

Kết quả đều khỏi bệnh, tuy nhiên cách lần thứ nhất vẫn hơn.


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Thực hành thiền trong cuộc sống.

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Có một số vị thường coi thiền là điều gì đó huyền bí, thực ra thiền đơn giản chỉ là tư duy thôi, tư duy một cách tĩnh lặng để trí tuệ phát sinh.

Thực hành thiền trong cuộc sống thực vô cùng đơn giản nhưng ích lợi vô vàn.

Mỗi khi có khúc mắc gì chúng ta nên suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân của khúc mắc (suy nghĩ một cách lặng lẽ và thanh bình chứ không phải vò đầu dứt tóc, nhăn trán mà suy nghĩ - điều này vô cùng quan trọng).

Lúc đầu thì nghĩ về các khúc mắc, nếu không có khúc mắc thì có thể nghĩ về bất cứ vấn đề gì của xã hội, đời sống. Thực hành nhiều thì sự tĩnh lặng của thân tâm khi thiền sẽ ngày một thăng tiến, khi đó ta có sự tĩnh tại lúc thiền. Hành thiền lúc nào thì liền đạt được tĩnh tại, nhìn việc gì thì sẽ thấy sáng như gương vậy, và nhìn được thẳng vào trọng tâm của vấn đề không bị sai lệch.

Giống như tấm gương trong soi vạn vật. Cũng có thể tưởng tượng như mặt hồ đang tĩnh lặng, bạn soi vào đó thứ gì sẽ hiện lên chính xác, còn mặt hồ đang mấp mô cuộn sóng thì vật gì soi vào cũng không thể giữ được hình dáng chính xác, đôi khi còn trở thành những hình dạng méo mó kỳ dị.

Bạn có thể ngồi chỗ yên tĩnh để thiền, cũng có thể nằm mà thiền. Ban đầu tập thiền có lẽ phải thiền tĩnh đã chứ chưa di động mà thiền được.

Đó là một cách rất đơn giản để áp dụng thiền trong cuộc sống. Sau khi đã đã thực hành tốt rồi tự mỗi hành giả sẽ có thêm những bước tiến riêng trong thực hành mà tiếp tục áp dụng cho bản thân. Có thể dùng thiền để trị bệnh, dùng thiền để điều khiển sự may rủi trong ngày, đạt đến mức này thì khó có gì trói buộc được hành giả, và hành giả sẽ chính thức xác nhận lời dạy của Đức Phật:

Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm là chủ tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm niệm thanh tịnh
An lạc liền theo sau
Như bóng chẳng rời hình.


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Dứt trừ tham dục với Phật tử tại gia.

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Việc dứt trừ tham dục quả là một việc vô cùng khó.

Để dứt tham dục bước đầu tiên hành giả phải làm là giũ sạch các trói buộc liên quan đến tham dục.

Ví như có người muốn dứt trừ tham dục, nhưng do còn chưa lập gia đình nên cha mẹ luôn thúc dục lập gia đình, sự thúc giục này như một sợi giây trói buộc vậy. Vì còn luấn quấn quanh nghĩa vụ lập gia đình, sinh con cái nên hành giả còn nghĩ tới quan hệ tình dục. Mặt khác nhu cầu sinh lý của cơ thể cũng luôn trỗi dậy làm cho việc ly dục càng khó khăn.

Vì vậy, trước tiên hành giả phải quán chiếu để vứt bỏ quan niệm thế tục, quan niệm rằng mỗi người đều phải lập gia đình. Nhìn ra cái ta cần đạt được không phải có gia đình hay không mà là sự thanh tịnh yên bình trong tâm ý.

Bỏ đi quan niệm mỗi người đều phải lập gia đình không có nghĩa là xác định không lập gia đình mà hãy để tùy duyên.


Làm được bước này rồi mới có thể thực hành bước thứ hai.

Bước thứ hai là dùng chánh đẩy lui tà.

Đức Phật dạy:

Dòng ái dục chảy khắp
Như dây leo mọc tràn
Thấy dây leo vừa lan
Liền dùng tuệ đốn gốc.

Mỗi khi ham muốn ái dục nổi lên thì hành giả phải dùng trí tuệ quán chiếu tới cái thực tướng nhàm tởm của nó mà buông ra.

Để buông ra được thì bình thường phải hành pháp tinh chuyên (mỗi ngày nên đọc và thực hành những điều Đức Phât dạy trong Kinh Pháp Cú ) như xây đắp đê phòng lúc tránh lụt vậy. Lụt không phải lúc nào cũng có nhưng đê phải luôn sẵn sàng. Ái dục không phải lúc nào cũng nổi lên nhưng ta phải luôn vững chánh định.

Nếu khi thường lười biếng hành pháp thì lúc ái dục nổi lên dẫu có lòng muốn tránh, dẫu quán chiếu thấy được rõ nhàm tởm cũng quyết không đủ định lực mà rời xa.

Đó chính là dùng chánh đẩy lui tà.


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn tangbong Kính bạn Bùi văn Hải tangbong kinhle

NHÂN. Nhận được những chia sẻ thể hiện cái Thiệt tế, cái Tỏ rỏ nơi Bạn VỀ ĐƯỜNG THẮNG LUÂN HỒI SANH TỬ.

Chúc Bạn An ổn, An Lạc trên Con Đường Thoát Khổ. Kính tangbong kinhle

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Lành thay này ĐH ! Lành thay vì những lời khéo nói !
Bùi Hải đã viết:Nếu khi thường lười biếng hành pháp thì lúc ái dục nổi lên dẫu có lòng muốn tránh, dẫu quán chiếu thấy được rõ nhàm tởm cũng quyết không đủ định lực mà rời xa.
Ví như bờ đê không xây đắp từ trước, tới khi nước lũ kéo đến mới lo làm đê, khi ấy sẽ chỉ tổn thất cả người và của mà ko được ích gì .

Tinh cần không phóng dật
Tỉnh thức giữa nguồn mê
Bậc trí xây hòn đảo
Nước lũ không ngập vào

Chúc an lạc và tinh tấn !

:)


Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Kính chào đạo hữu mymamut và đạo hữu cục đất, chúc các đạo hữu luôn được an lạc trong chánh pháp tangbong


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Chân chính thiện và chân chính ác

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

Chúng ta nên hiểu rõ thế nào là làm ác. Thấy người mê muội chìm trong ma tuý, ta ngăn họ lại, lúc đó họ rất bất bình, đau khổ, nhưng hành động của ta về lâu dài ại có ích cho họ, vì vậy việc ngăn chặn này dù có trái ý họ cũng không phải làm ác.

Có người chỉ có trình độ mẫu giáo, nhưng cứ thích thi đại học. Nếu để thi ngay thì tất nhiên không bao giờ đỗ được. Ta ngăn họ lại, bảo: "Bạn chỉ biết đến đây, đến đây thôi, bạn phải học chỗ này, chỗ này mới thi được". Họ tất nhiên sẽ rất tức giận và nghĩ là ta coi thường họ. Nhưng vì muốn họ xác định đúng bản thân mà có hướng đi phù hợp ta vẫn nói. Nếu ta biết rõ trình độ của họ chỉ là mẫu giáo và không thể thi được đại học mà ta nói với họ rằng: "bạn giỏi lắm, bạn tài lắm, bạn thi đi sẽ đỗ đấy" thì họ rất vui, nhưng như vậy có nghĩa là ta thiếu tôn trọng họ và lừa dối họ.

Nói thẳng cái sai để cho họ biết mà sửa. Nói thẳng khả năng của họ để họ biết làm việc đúng khả năng. Đó là chân chính giúp người, chân chính làm thiện.

Nhìn thấy họ sai lầm mà không ngăn chặn họ, không nói thẳng ra cho họ biết thì họ sẽ mãi sai. Đó là chân chính hại người, chân chính làm ác.

Với mỗi người cần một phương thuốc khác nhau trị tâm bệnh, tuỳ theo tính nết, người thì thuốc ngọt mới xong, người thì thuốc đắng mới được. Vì vậy ngôn ngữ chỉ là phương tiện. Xử dụng phương tiện phù hợp với từng đối tượng mới chữa nổi tâm bệnh của họ. Chỉ cần chúng ta hành động với tâm ý thiện lương thì không bao giờ hổ thẹn khi xưng là Phật Tử.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật :)


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong kính đạo hữu Bùi Hải
Bùi Hải đã viết:
Nói thẳng cái sai để cho họ biết mà sửa. Nói thẳng khả năng của họ để họ biết làm việc đúng khả năng. Đó là chân chính giúp người, chân chính làm thiện.

Nhìn thấy họ sai lầm mà không ngăn chặn họ, không nói thẳng ra cho họ biết thì họ sẽ mãi sai. Đó là chân chính hại người, chân chính làm ác.
Hai chữ "chân chính" nói lên cái thiện thì sao lại gọi là "chân chính ác" ?

kính,bt


Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

biển tâm đã viết:tangbong kính đạo hữu Bùi Hải
Bùi Hải đã viết:
Nói thẳng cái sai để cho họ biết mà sửa. Nói thẳng khả năng của họ để họ biết làm việc đúng khả năng. Đó là chân chính giúp người, chân chính làm thiện.

Nhìn thấy họ sai lầm mà không ngăn chặn họ, không nói thẳng ra cho họ biết thì họ sẽ mãi sai. Đó là chân chính hại người, chân chính làm ác.
Hai chữ "chân chính" nói lên cái thiện thì sao lại gọi là "chân chính ác" ?

kính,bt
Kính chào đạo hữu Biển Tâm.
Chân chính theo tôi không phải nói lên cái thiện, mà là nói đến tính xác thực, đích thực. Chúng ta thường nghe từ: "Làm người chân chính" ... nên thường mặc định rằng từ chân chính chỉ dùng để nói lên cái thiện. Không biết tôi nghĩ vậy có đúng không ? tangbong


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

gửi bạn Hải !
Trong bài của bạn viết về quán chiếu bệnh tật , bạn có noi rằng bạn phải nỗ lực để được đau đầu . Điều đó chẳng phải là đi sai con đương trung đạo sao ?


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

thanhtam đã viết:gửi bạn Hải !
Trong bài của bạn viết về quán chiếu bệnh tật , bạn có noi rằng bạn phải nỗ lực để được đau đầu . Điều đó chẳng phải là đi sai con đương trung đạo sao ?
Bạn đọc chưa kĩ bài chia sẻ của tôi rồi, câu sau đó của tôi đã giải đáp vấn đề bạn đang thắc mắc rồi mà:
Bùi Hải đã viết: ...... tôi không phải người tu theo khổ hạnh hay hành xác, đơn giản là vì lần trước tôi mắc bệnh, tôi đã quán chiếu như trên và bệnh hết như là .. bốc hơi. Đó là lần đầu tiên tôi dùng quán chiếu để đối phó với bệnh nên tôi muốn thực hành lại lần nữa, vì vậy tôi nỗ lực cho .. mắc bệnh để có cơ hội thực hành thêm.
Nếu tôi ưa khổ hạnh, thích chịu đựng đau đầu nên cố để bị đau đầu thì đó là sai con đường trung đạo. Nhưng tôi muốn thực hành lại một lần nữa để nắm rõ hơn cách dùng quán chiếu để đối phó với bệnh tật nên mới làm vậy.
Cái tôi muốn là thêm một lần nữa thực hành quán chiếu trong khi đau chứ không phải muốn thêm một lần nữa bị đau. Tuy nhiên để có cơ hội quán chiếu khi đau thì trước tiên phải bị đau đã.

Tóm lại, cái tôi muốn là tăng khả năng "quán chiếu" chứ không phải tăng khả năng "chịu đau". :)


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách