NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bạn có thể tạo một ngôi nhà cho riêng mình, với những vật liệu mà bạn thích, xin giữ ngôi nhà được thanh tịnh trong ánh hào quang của Phật-đà. Kính mời các bạn.

Điều hành viên: quang_tam3

Santi
Bài viết: 2
Ngày: 16/09/12 03:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi Santi »

Thân chào nhóm CTR,

Đã lâu lắm rồi ... Vâng Santi nhớ rằng đã lâu lắm rồi từ ngày đọc ngấu nghiến 20 nguyên tác của Dr. Tuesday Lobsang Rampa, cũng chính là một Lạt Ma Tây Tạng đã được chọn đi ra ngoài để dọn đường cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và đem Phật Giáo Tây Tạng đến với Phương Tây, đến giờ chưa được đọc những bài viết hay vậy trên sách Tâm Linh nói chung và Phật Giáo nói riêng. Đương nhiên Santi hiểu rằng đây chỉ là một vài nốt nhạc dạo giới thiệu cho cả một tấu khúc hoành tráng và thâm sâu đến sau có phải không quí vị?

Santi đã đọc bài của quí vị, đọc đi đọc lại và cảm nhận được cái tiềm tàng nằm đằng sau cái kiến thức rộng bao Đông Tây, Kim Cổ và đây mới là cái mà Santi mới thực sự phải đọc đi đọc lại bài của quí vị nhiều lần và vô cùng mong được học hỏi và chia sẻ.

Điều cực kỳ thú vị nữa là trong bài quí vị dường như đã sử dụng Vi Diệu Pháp như một GPS trong tiến trình Thiền Định qua từng cảnh giới v.v... trong khi Santi thường chỉ thấy Vi Diệu Pháp được hiểu và diễn giải bởi những học giả hơn là những vị có kinh nghiệm thực chứng, cho dù các vị này là những tu sĩ thuần thành v.v... Santi nhớ không lầm là bộ Tạng Luận này được Đức Phật thuyết suốt 3 tháng liên tục tại cung trời Đao Lợi cho Chư Thiên (có mẹ Ngài là Hoàng Hậu Maya dự thính). Điều này có nghĩa là Tạng Vi Diệu Pháp đã được Đức Phật thuyết từ chiều không gian khác với chúng ta. Vậy nếu lại chỉ sử dụng tri thức của cái không gian ta gọi là 3 chiều này để hiểu thì liệu rằng có đủ để hiểu không? Rất mong quí vị khai ngộ.

Con người ngày nay với những thói quen đã bị lập trình hóa từ muôn thuở, thường thì họ chỉ thích dẫn chứng từ Kinh Sách, Tạng này Luận kia để chứng tỏ mình hiểu biết mà lại quên rằng những hành động này chỉ chứng tỏ rằng họ chẳng có tí chút kinh nghiệm thực tế nào cả? Và đương nhiên họ cũng không thực sự hiểu rằng mình đang nói và làm gì cả? Đã vậy, ngày nay lại xuất hiện một Minh Sư của Đại Chúng " Master Google " nên lắm khi chỉ cần một cái " search " nho nhỏ được Master Google trả lời đầy đủ thì người ta lại lầm tưởng mình đã trở thành một học giả hay một hành giả có đầy đủ thực chứng nên đã quên đi mất thế nào là " học thật ". Nguy hiểm, Nguy hiểm!

Thật công đức vô lượng nếu những nốt nhạc dạo này đúng là để giới thiệu cho một tấu khúc tuyệt hảo về sự trở lại của Vi Diệu Pháp dưới cái nhìn của khoa học thực nghiệm và phân tâm học hiện đại. Ước mong được đọc và học những bài kế tiếp của nhóm. :) :) :)

Kính


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Đệ tử Phật gia, hãy để ý tiêu đề này.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Santi đã viết:Thân chào nhóm CTR,

Đã lâu lắm rồi ... Vâng Santi nhớ rằng đã lâu lắm rồi từ ngày đọc ngấu nghiến 20 nguyên tác của Dr. Tuesday Lobsang Rampa, cũng chính là một Lạt Ma Tây Tạng đã được chọn đi ra ngoài để dọn đường cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và đem Phật Giáo Tây Tạng đến với Phương Tây, đến giờ chưa được đọc những bài viết hay vậy trên sách Tâm Linh nói chung và Phật Giáo nói riêng. Đương nhiên Santi hiểu rằng đây chỉ là một vài nốt nhạc dạo giới thiệu cho cả một tấu khúc hoành tráng và thâm sâu đến sau có phải không quí vị?

Santi đã đọc bài của quí vị, đọc đi đọc lại và cảm nhận được cái tiềm tàng nằm đằng sau cái kiến thức rộng bao Đông Tây, Kim Cổ và đây mới là cái mà Santi mới thực sự phải đọc đi đọc lại bài của quí vị nhiều lần và vô cùng mong được học hỏi và chia sẻ.

tn viết: Có phải lày ý trí tuệ trong sách tôi điều đọc qua?

Điều cực kỳ thú vị nữa là trong bài quí vị dường như đã sử dụng Vi Diệu Pháp như một GPS trong tiến trình Thiền Định qua từng cảnh giới v.v... trong khi Santi thường chỉ thấy Vi Diệu Pháp được hiểu và diễn giải bởi những học giả hơn là những vị có kinh nghiệm thực chứng, cho dù các vị này là những tu sĩ thuần thành v.v... Santi nhớ không lầm là bộ Tạng Luận này được Đức Phật thuyết suốt 3 tháng liên tục tại cung trời Đao Lợi cho Chư Thiên (có mẹ Ngài là Hoàng Hậu Maya dự thính). Điều này có nghĩa là Tạng Vi Diệu Pháp đã được Đức Phật thuyết từ chiều không gian khác với chúng ta. Vậy nếu lại chỉ sử dụng tri thức của cái không gian ta gọi là 3 chiều này để hiểu thì liệu rằng có đủ để hiểu không? Rất mong quí vị khai ngộ.

Bạn nói được thì phải đưa ra bằng chứng nếu thiếu căn cứ thì có qua mắt được Đệ tử Phật gia hay không! Quí vị cẩn thận chú ý đoạn trích dẫn trên.
Theo thiển ý tôi nghĩ là bạn đang bát bỏ giáo lý Vi Diệu Pháp thì phải. Giáo lý của nhóm gì đó cao hơn thì phải, có phải vậy không?

Con người ngày nay với những thói quen đã bị lập trình hóa từ muôn thuở, thường thì họ chỉ thích dẫn chứng từ Kinh Sách, Tạng này Luận kia để chứng tỏ mình hiểu biết mà lại quên rằng những hành động này chỉ chứng tỏ rằng họ chẳng có tí chút kinh nghiệm thực tế nào cả? Và đương nhiên họ cũng không thực sự hiểu rằng mình đang nói và làm gì cả? Đã vậy, ngày nay lại xuất hiện một Minh Sư của Đại Chúng " Master Google " nên lắm khi chỉ cần một cái " search " nho nhỏ được Master Google trả lời đầy đủ thì người ta lại lầm tưởng mình đã trở thành một học giả hay một hành giả có đầy đủ thực chứng nên đã quên đi mất thế nào là " học thật ". Nguy hiểm, Nguy hiểm!

Đoạn trích dẫn trên, chứng ta là bạn đang đi con đường nào nhỉ...!? Xin mời Đệ tử Phật gia nhập cuội giúp đ/h Diệu Ngộ. Vạch rõ đường đi của nhóm này.



Thật công đức vô lượng nếu những nốt nhạc dạo này đúng là để giới thiệu cho một tấu khúc tuyệt hảo về sự trở lại của Vi Diệu Pháp dưới cái nhìn của khoa học thực nghiệm và phân tâm học hiện đại. Ước mong được đọc và học những bài kế tiếp của nhóm. :) :) :)
Đây là đoạn che dấu thủ đoạn của nhó CTR. Dùm lối tán dương giáo Pháp 1, để rồi đưa nhóm mình lên tới 10. Quí vị có nhận ra không !

Quí vị có rãnh thời gian hơn mình thì hỏi thăm trước đi, mình bận lắm.
Hẹn gặp lại.



Kính
Linh miêu tráo chúa,

Mèo khen mèo dài đuôi.


Thì chắc bạn biết tôi muốn ám chỉ điều gì rồi nhé.

Đã vào kho tàng dân trí của Phật giáo Forum, mà còn chơi trò này nhằm mục đích gì?

- Một là cuồng thiền.
- Hai là loạn tưởng tâm thần.
- Dầu bạn có đi đúng thiền định Phật giáo thì cũng trong giai đoạn này! Bị ngũ ấm ma nhiểu loạn rồi.

Bạn đã ít nhiều có đọc qua hai nhà ảo thuật Thanh Hải và Duy Tuệ rồi, liệu bạn ủng hộ nhóm CTR để có được một cái danh hơn hai nhà ảo thuật không. Nếu bạn không phải tự biên tư diễn, vậy bạn là ai...!?

Đệ tử Phật gia dầu Nam hay Bắc Tông hể ly kinh giảng nghĩa còn bị lọt vào tà kiến. Pháp môn Lễ bái, trì kinh, Niệm Phật, hàng thiền. Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ (của Bồ tát hạnh). Chỉ cần một hành động thiếu suy nghĩ thì trở thành ác đạo như trở bàn tay. Thì nhóm CTR có ai là danh tăng để thành lập ra, hay là bạn chỉ dùng trí tuệ cầu thắng cho rằng những danh tăng ngày nay không bằng nhóm CTR.

Các bạn hay nhóm CTR muốn dùng kế nào thì cũng không thể lâu dài đâu bạn... Thay gì viết chuyện giáo khoa đem lại lợi ích cho cộng đồng thì còn chút ý nghĩa hơn là làm việc muốn lấy đá lấp trời của bà...!?


Hình đại diện của người dùng
CTR
Bài viết: 10
Ngày: 12/09/12 07:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM, Việt Nam

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA TRẠNG THÁI NHẬP ĐỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi CTR »

Kính thưa quý Admin cùng quý độc giả của diễn đàn,

Xin chân thành cảm ơn toàn thể diễn đàn, đặc biệt là quý Admin đã cho phép những bài viết của CTR có cơ hội xuất hiện và giao lưu cùng quý độc giả. Cảm ơn tất cả những ý kiến đóng góp phê bình cho bài viết.

Như đã thưa cùng quý vị ngay từ đầu, nhập định thành công luôn là mong muốn của tất cả những người hành thiền. Những bài viết của CTR rất nhất quán về nội dung và chỉ có một mục đích duy nhất là chia sẻ kinh nghiệm xoay quanh vấn đề NHẬP ĐỊNH. Nhóm CTR không có giáo lý riêng, không có ý đề cao đề thấp hay phỉ báng bất cứ điều gì; lại càng không có thời gian để chia bè kéo phái. Tất cả những gì viết ra là xuất phát từ kinh nghiệm tu tập của bản thân người viết và mong muốn chia sẻ trên tinh thần lục hòa với quý độc giả có cùng một quan tâm. Rất mong quý vị hiểu được thiện chí của người viết.

Trân trọng

CTR


Hình ảnh

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA TRẠNG THÁI NHẬP ĐỊNH - PHẦN II

Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tiến trình nhập định của trường phái thiền định nguyên thủy Phật giáo và một số trường phái khác cùng những lý thuyết, giả thuyết...giải thích về hiện tượng nhập định này. Bài viết sẽ lần lượt đề cập đến 4 vấn đề sau đây:
- Kinh nghiệm thực tế của loại kỹ thuật nhập định.
- Cách thực hiện trên thực tế các bước, các tiến trình nhập định
- Lý thuyết giải thích theo truyền thống Vi diệu pháp.
- Giải thích theo giả thuyết về lượng tử tâm.

A. Kinh nghiệm thực tế của các loại nhập định:
Định tâm là nhu cầu cần thiết để sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Để đạt được mục đích này, các trường phái sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau. Suy cho cùng, thì cùng chung một bản chất.

1. Thôi miên:
Có rất nhiều trường phái thôi miên khác nhau. Phương thức phổ thông nhất là gây tác động, gây sự chú ý thông qua 2 giác quan quan trọng nhất của con người, đó là thính giác và thị giác. Người thôi miên yêu cầu nhìn vào mắt họ, hoặc một vật đã được chuẩn bị trước. Họ khuyến dụ bằng lời nói, nhắc đi nhắc lại một mệnh đề, mang tính chất nhắc bảo, chỉ thị và ép buộc.

2. Mandala của Tây Tạng:
Là một kịch bản phức tạp do con người tạo ra, thường có chung một nội dung. Kịch bản này tác động đến hầu hết đến các giác quan, kể cả tư tưởng của con người. Mandala gây được tác động rất mạnh vì nhiều lý do như lạ, tính chất có vẻ cao quí, có lợi vì hành giả nghĩ rằng khi tập sẽ có nhiều phước báu. Bên cạnh đó có thể còn có những yếu tố, năng lượng khác mà chưa xác định được. Đây là một phát minh thực tế chứng tỏ hiệu quả, xứng đáng để cho người tu thiền định quan tâm.

3. Phật giáo và trường phái Raja yoga chia sẽ cùng một công thức “ chú tâm vào một vật duy nhất “.
Công thức này bao hàm tiến trình phổ thông bao gồm: Tầm, Tứ, Nhất tâm, Hỷ lạc mà ai cũng biết. Tất nhiên còn phải kể đến rất nhiều tâm sở kèm theo.

4. Người đoán vận mạng thường sử dụng một khối pha lê hay thủy tinh hình tròn như một viên bi to và họ chú tâm liên tục nhìn vào không gian vô tận. Động tác này làm họ mất đi ý thức.

5. Nhiều trường phái khác, thậm chí sử dụng chất say làm chất xúc tác.

B. Cách thực hiện trên thực tế các bước, các tiến trình nhập định

Căn cứ vào kỹ thuật tập luyện của một số trường phái kể trên, người ta có thể đưa đến một phát biểu mang tích chất tổng quát khách quan:
“Muốn định tâm thì phải chú tâm liên tục vào một đối tượng cho đến khi tâm đứng im”.

Có thể gọi đây chính là loại thủ thuật, một bí quyết tuy nhỏ nhưng nó là chìa khóa của cách tập đưa đến nhập định. Tiến trình, thao tác được thực hiện như sau: Sau khi quan sát bằng mắt, nghe bằng tai bình thường...,ta hãy nhắm mắt lại, cố gắng nhìn thấy hình ảnh đó trong trí óc với đầy đủ các chi tiết, cố gắng nghe những âm thanh như chân ngôn chẳng hạn, cố gắng đếm số lượng chân ngôn nghe được, cố gắng ngửi mùi, như mùi hương chẳng hạn, dùng tất cả các giác quan có thể có, để tiếp nhận đối tượng. Tất cả những việc này phải được thực hiện cùng một lúc với mục đích làm cho các giác quan trở nên quá tải. Những việc này phải thực hiện ở cường độ cao nhất và liên tục. Nếu liên tục thực hiện như vậy, bỗng nhiên ta định tâm (chúng ta sẽ giải thích cơ chế của vấn đề này theo giả thuyết Tâm Lượng Tử ở phần sau).

Rất có thể nhiều người tu thiền định không biết cách tập luyện này, nên đã lãng phí bao nhiêu năm tháng. Dường như đại đa số lại tập ngược lại. Chúng ta thử nghĩ lại, đúng ra là phải nghe âm thanh trong tâm trí, chứ không phải là đọc âm thanh để cho mình nghe bằng tai.

Bàn về chọn đối tượng để tu thiền, chúng ta nên quan tâm:
- Đối tượng ngoại hình nên khả ái, biểu hiện của cái tốt.
- Đối tượng có nhiều chi tiết phức tạp, tác động đến nhiều giác quan.
- Đối tượng phái lạ, phải thay đổi đối tượng luôn để tránh sự nhàm chán.
- Đối tượng có khả năng tạo cảm giác mạnh.

C. Lý thuyết giải thích tiến trình nhập định theo Vi diệu pháp.

Để có thể hình dung một cách cụ thể, xin quí độc giả vui lòng nghiên cứu bản vẽ kèm theo và tham khảo thêm những bài viết trước

Hình ảnh

D-Giả thuyết lượng tử tâm.

Khoa học ngày hôm nay thường sử dụng hình thức mô hình để mô phỏng thế giới tự nhiên.
1. Chúng ta giả định một thực thể tu thiền định, được ký hiệu là E. E là một tập hợp có cấu tạo tâm là hữu hạn, có nghĩa là nhỏ hơn vô cùng và không phải là một tập hợp vô hạn, cũng như không phải là một tập hợp rỗng. Chúng ta có thể mô tả thực thể bằng hình thức sau đây:
E = { X, Y, …}
trong đó X và Y là các nhóm tâm
Hiện nay có quá nhiều cách chia các tâm; nhưng để đơn giản hóa, chúng ta chia các tâm thành hai loại căn cứ vào mục đích giải thoát:
Tâm hướng đến mục đích giải thoát:
X = { A, B, C }
Tâm không hướng về mục đích giải thoát:
Y = { D, H, K }

Cho ra: E = X U Y

Tâm của một thực thể ở trạng thái bình thường, không có tác động nào cả, người ta thường gọi là tâm thụ động. Thụ động không phải là đứng im, không phải là an chỉ tâm. Nếu chúng ta công nhận khái niệm vô thường và vô ngã… thì tâm của các thực thể tất nhiên phải ở trạng thái vận động liên tục.
Nếu có tác động vào tâm, chúng ta có thể viết như sau:

E + F Ξ D

F (Force) : lực tác động
D (Dimension): chiều không gian

Hiện tượng này có thể giải thích như sau:
Khi những tâm gọi là Tầm và Tứ của một thực thể, hướng về một đối tượng thì sẽ hấp thụ một số năng lượng từ những đối tượng đó. Ngoài những năng lượng này, có thể còn có những năng lượng khác chưa xác định được. Sự hấp thụ năng lượng có lẽ sẽ tỉ lệ thuận với số lượng tâm và thời gian hướng về đối tượng. Đến một giới hạn nào đó thì tâm tầm và tứ sẽ bức xạ một số lượng tử, (nếu chuyển qua màu sắc thì khả năng có thể là bảy màu). Ở trạng thái này, tâm tầm và tứ, vì bức xạ các lượng tử nên làm các tâm khác của thực thể bị lu mờ đi. Chính năng lượng được hấp thụ và bức xạ làm thay đổi năng lượng của một thực thể. Đây có thể là cơ chế tạo ra nhập định.

Tuy nhiên cũng phải kể đến những khả năng khác, không đưa tới định tâm mà đưa tới phóng tâm. Có thể giải thích như sau, trong khi thực hiện những tiến trình nhập định nói trên, thì ngẫu nhiên có những lượng tử tâm khác có năng lượng lớn hơn tác động vào người đang thực hiện tiến trình nhập định.

Đặt giả thuyết là tiến trình nhập định nếu được triển khai trọn vẹn thì thực thể có đột biến thay đổi, do đó, phải chuyển đổi đến một hệ quy chiếu phù hợp; nghĩa là chuyển đến một chiều không gian khác.


CTR
Sửa lần cuối bởi CTR vào ngày 28/09/12 01:16 với 2 lần sửa.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Kinh nghiệm này là của nhóm các bạn.

Tuy nhiên kinh nghiệm của các bạn vẫn chưa vạch ra đâu là Định Giải Thoát Sanh Tử và đâu là Định Tạm Thời hay Cảnh Giới Định.

Thực tập Thiền mà sau khi xả Thiền mà không có tham sân si trong mỗi giây phút hàng ngày thì mới là Định Tâm Giải Thoát.

Hy vọng các bạn sẽ nên thảo luận vào Định trong Phật Pháp, không nên lan man, chẳng giúp ích gì cho việc tu tập.

cafene


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
CTR
Bài viết: 10
Ngày: 12/09/12 07:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM, Việt Nam

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi CTR »

Thân chào bạn Batkhong 1985,

Cảm ơn nhiều vì bạn đã góp ý cho cái tật nói dài nói dai của nhóm. Mục đích của CTR trong loạt bài viết này chỉ chú tâm vào chuyện làm thế nào để một người tu thiền có thể nhập định thành công, và sau đó sẽ có khả năng nhập định bất cứ lúc nào và kéo dài trạng thái nhập định bao lâu cũng được theo ý muốn của mình.
Con đường giác ngộ của Sakya Muni là thông qua GIỚI - ĐỊNH - TUỆ. Nếu mình nhập định chưa thành công, thì không có thể bàn chuyện Định Giải Thoát Sinh Tử hay bất cứ Định gì khác.
Quý vị nào thực sự đã nhập định được, biết về mùi vị và trạng thái nhập định, thì thấy vài trang giấy trên hình như là chưa đủ. Nó còn thiếu và thiếu nhiều lắm. Rất mong quý độc giả hoan hỉ lượng thứ. Tất nhiên là đối với quý độc giả không quan tâm, không thích thú đến vấn đề này, thì sẽ thấy nó quá thừa; “bàn mỗi chuyện nhập định mà kéo dài đến mấy trang giấy”.
Sẽ là rất tuyệt vời nếu bạn chia sẻ với CTR về kinh nghiệm làm cách nào nhập định của riêng bạn.

Thân mến

CTR


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

CTR đã viết:Thân chào bạn Batkhong 1985,

Cảm ơn nhiều vì bạn đã góp ý cho cái tật nói dài nói dai của nhóm. Mục đích của CTR trong loạt bài viết này chỉ chú tâm vào chuyện làm thế nào để một người tu thiền có thể nhập định thành công, và sau đó sẽ có khả năng nhập định bất cứ lúc nào và kéo dài trạng thái nhập định bao lâu cũng được theo ý muốn của mình.
Vậy liên hệ gì đến mục đích giải quyết sanh tử cho cuộc đời mình?
Con đường giác ngộ của Sakya Muni là thông qua GIỚI - ĐỊNH - TUỆ. Nếu mình nhập định chưa thành công, thì không có thể bàn chuyện Định Giải Thoát Sinh Tử hay bất cứ Định gì khác.
BK không có ý bài xích việc tu tập nhập định, vì muốn giải thoát thì phải có công phu. Chỉ là muốn bàn để rõ thêm con đường tu tập.

Nếu chúng ta hiểu sai lầm về Định Tâm Giải Thoát thì không thể nhập Định được đến nơi đến chốn, sẽ là công dã tràng, thậm chí lạc vào cảnh giới định.

Đức Phật đã từng tu tập các loại Thiền từ các vị giỏi thiền định nhất và nhập tới cảnh giới cao nhất như các vị đó. Nhưng Đức Phật vẫn không hài lòng vì nó chưa đưa đến giải thoát sanh tử. Ngài nhận ra bản chất của các loại Định đó là còn trong các loại tâm sở hữu, chiếm trụ.

Kể từ đó Ngài ngồi Thiền dưới cội cây Bồ Đề và giác ngộ Tâm Giải Thoát, tất cả tâm sở hữu đề tan biến, rồi từ đó tất cả mỗi hoạt động của Ngài đều là giải thoát, không phải nhập đi nhập lại hay tu tập lại.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
HoangTuMongMo
Bài viết: 122
Ngày: 31/05/12 11:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô minh nghiệp thức

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi HoangTuMongMo »

Kính chào quý cô chú CTR, chú BATKHONG1985,

Xin các cô chú cho cháu được góp vài lời thô ý thiển.

1. Tâm hướng về mục đích giải thoát là tâm siêu thế không nằm trong các thiền của hữu sắc và vô sắc giới. Tâm siêu thế là do tu tập các pháp chân đế, trên tâm vương, chứ không phải tâm sở hoặc các giả định mang tính chất tục đế như trong các thiền định và thiền chỉ. Dùng bất kể "giả định" nào từ các quy ước danh chế định hay nghĩa chế định để diễn tả là điều hoàn toàn không bao giờ nên làm, nếu hành giả chưa trải qua thực chứng các thiền siêu thế, chưa được sự cho phép của các vị thầy thiền sư. Làm như vậy rất là tội nghiệp, không những mình đi lạc còn sẽ dẫn thêm nhiều người khác lạc lối giống mình.

2. Nếu đã nói "...chúng ta công nhận khái niệm vô thường và vô ngã,"mà còn khẳng định "thì tâm của các thực thể tất nhiên phải ở trạng thái vận động liên tục," thì càng lệch lạc hơn. Điều tất nhiên ở đây có lẻ nên nói là "sinh diệt" liên tục.

Khi nói "trạng thái vận động liên tục" sẽ dễ đưa đến sự ngộ nhận là có cái gì đó thường hằng, hoặc tồn tại trong một thời gian lâu. Điều này đối với tâm không đúng. Nếu nói là chuỗi tâm thì còn có thể chấp nhận được. Ở mức độ tương đối, tục đế các quan sát thô thì cho là vận động. Nhưng ở mức độ bản chất chân đế tuyệt đối, mức độ sự thật thì chính là sinh diệt - đó chính là vô thường, tức Uncertainty.

Không bao giờ có một tâm nào được xem là "vận động liên tục" cả, vì bản thân tâm vi tế không tồn tại lâu trong một đơn vị thời gian nào cả. Tâm vi tế sinh ra tức khắc, diệt ngay tức thì, tương tự như sự sinh diệt ở các năng lượng của các hạt cấu thành vật chất, các quarks, ở mức độ ~ 10^20 lần trong 1 giây. Thường thì tâm sau sanh do duyên tâm trước tạo thành một chuỗi tâm. Hoặc bản thân "ta" phản ứng với các tâm ấy, tạo thành một chuỗi dây chuyền. Vì có cùng biểu hiện nên có thể gọi đơn giản là tâm này, tâm kia. Do vậy, cái tâm tham, tâm sân, tâm si dùng trong danh chế định thực ra là một chuỗi tâm vi tế hợp lại, chứ không phải một tâm. Cho dù là chuỗi tâm tham, bao gồm nhiều tâm vi tế hợp lại, cũng không bao giờ có thể tìm được một tâm vi tế nào giống hệt như tâm trước đây cả, tuy ở mức độ danh chế định có thể nói các tâm vi tế ấy có biểu hiện giống nhau, nhưng về bản chất thì không đồng do sinh diệt không đồng.

Điều này cũng giống như có một người khổng lồ lớn như là vũ trụ nhìn trên mặt đất thì thấy loài người với nhau ai cũng giống ai cả. Thực tế về bản chất, không bao giờ có thể tìm được 2 cái gì là hoàn toàn giống nhau, dù là 2 phân tử như nhau hay 2 nguyên tử cũng vẫn không thể giống nhau tuyệt đối vì năng lượng không ngừng thay đổi trong các hạt, và tâm vi tế tuyệt đối cũng vậy. Đây cũng chính là vô ngã ở mức độ sự thật. Thật ra vô ngã cũng bởi do vô thường chi phối, sự không ngừng sinh diệt ở những thời điểm vi tế khác nhau làm cho không có gì mang tính cố hữu hay giống nhau cả.

3. Tất cả những điều đó chính là cốt lõi của thực hành thiền giải thoát trong đạo Phật, do Đức Phật tìm ra và chỉ dạy.
Những điều này, bản thân hành giả sẽ lần lần trải nghiệm trong quá trình thực hành thiền quán. Tuỳ theo mỗi người, hành giả có thể đi thẳng vào quán (gọi là thiền khô hay khô quán hành giả), hoặc cũng có thể nương nhờ phương tiện của các thiền chỉ, thực hành thiền định rồi đi vào quán (thiền ướt hay chỉ quán hành giả). Đến khi thực hành thiền quán ở mỗi một tầng mức thì sẽ càng kinh nghiệm được sự sinh diệt vi tế hơn là những trực nhận ở các tuệ giác trước đó.

Học hiểu ở mức độ nào đó thì rất tốt, để tạo duyên đến với Phật pháp và pháp hành. Tạm đủ duyên rồi thì không nên cứ tiếp tục phí phạm thời gian cho các lý thuyết, không những chưa cần thiết mà còn sẽ trở nên những cản trở vô cùng to lớn khi thực hành đối trị các triền cái. Nó sẽ là chướng ngại giữ chân hành giả mãi luôn dừng ở mức tục đế của ngưỡng cửa cho dù có thiền 10 năm, 20 năm hay cả đời, hoặc cố gắng lắm thì chỉ ở mức các thiền hữu sắc, khó có thể phát triển được các thiền và tâm siêu thế, tâm vô lậu.

Đúng như chú ĐH BATKHONG1985 đã nói, đạo Phật có được là do Đức Phật tìm ra. Các thiền định không phải là thiền của đạo Phật, vì hơn hàng ngàn năm trước Đức Phật không ai có thể giải thoát được nhờ vào các loại thiền định ấy cả.

Cho nên nói về thiền định chúng ta không nên nói đây là đạo Phật, mặc dù Đức Phật có chỉ dạy tứ thiền hữu sắc làm phương tiện, nhưng Ngài luôn nhấn mạnh, con đường giải thoát chân chính chỉ là thực hành Bát Chánh Đạo. Giới Đinh Tuệ của các loại thiền định cũng không phải là Giới Định Tuệ của đạo Phật chân chính - ta không nên gọp lại cho là một.

Vì tuệ của của đạo Phật chân chính chỉ có thể phát triển được là nhờ thực hành các pháp thiền quán. Tuệ của thiền quán giúp phá bỏ vô minh do kinh nghiệm các sanh diệt sanh sắc, và các pháp chân đế. Còn định và "tuệ" của thiền định chỉ là ngăn giữ các triền cái, hoặc mượn đó để phát triển các năng lực thần thông, không cho thấy sự hiểu biết ở mức độ sự thật về sự sanh diệt của các danh sắc, cho nên cũng không thể gọi là "tuệ." Nếu thật sự hiểu và nắm rõ Vi Diệu Pháp, ta cũng nên biết rằng các loại thiền định tu tập trên cơ sở hệ quy chiếu của các loại tâm sở, dù là tâm sở thiện hay các tâm tịnh hảo. Vì vậy định của các loại thiền định càng không bao giờ được xem là Chánh Định vì tu tập trên tâm sở mà phát triển. Cũng như vàng mà còn lẫn một chút tạp chất thì dù là loại tạp chất gì, nhiều ít bao nhiêu vàng đó không thể xem là vàng tinh chất. Tâm sở chính là các tạp chất, còn tâm sở chính là còn vô minh.

Do còn vô minh, tham, bám, các tâm sở cho nên các định ấy không là chánh định mặc dù những loại định này có thể đạt được ở những mức rất sâu hoặc từ những bậc thiền vô sắc giới rất cao, có thể gọi là đại định - Maha Samadhi. Vô minh hay các tâm sở - là điểm khác biệt rất quan trọng giữa định của thiền định và định của thiền quán. Định ở các vị A La Hán không còn sự hiện diện của các tâm sở và các sắc pháp, vì ở các vị ấy vô minh đã tẩy trừ, đoạn diệt. Đây mới là định chân chính, là chánh định - Samma Samadhi - trong Bát Chánh Đạo.

Nếu tuệ chân chính có thể phát triển được do các loại thiền định thì người ta đã không cần đợi đến Đức Phật mới tìm ra con đường giải thoát. Qua những điểm liệt kê trên, chúng ta đã nắm rõ ràng định của các loại thiền định cũng không là định của thiền quán minh sát. Có thể trước Đức Phật hoặc ngày nay đâu đó, người ta vẫn còn gọi định của các thiền định là chánh định. Nhưng nếu hiểu rõ đạo Phật, nắm rõ Bát Chánh Đạo và thực hành thiền quán, ta sẽ biết các định đó cũng không phải là chánh định - vì còn nương vào tưởng của các thủ uẩn. Hay cũng vì lẻ này, mà quý cô chú CTR mới đặt chủ đề này với cụm từ "hàng nhái" chăng? tangbong Rồi phát triển bằng một loạt bàn về... "chánh định" để dẫn ý định của thiền định không phải là chánh định mà chỉ là "hàng nhái"? Nếu đúng như vậy thì xin cô chú hãy tiếp tục trình bày phần hàng thật đúng đắn còn lại, tức nói về định của thiền quán Vipassana, tức chánh định, nên được thực hành như thế nào để hướng đến giác ngộ giải thoát?

Nếu mình nhập định chưa thành công, thì không có thể bàn chuyện Định Giải Thoát Sinh Tử hay bất cứ Định gì khác.
Nếu "nhập định" ở đây là muốn nói tới định của các thiền định hữu sắc và vô sắc thì xin quý cô chú CTR nên xem lại.

- Khô quán hành giả có thể chỉ cần ở mức cận định rồi chuyển qua quán minh sát cũng có thể đắc các đạo tuệ và đạo quả, đạt được giải thoát niết bàn. Tới tầng đạo quả sau cùng, họ vẫn có thể nhập hữu dư NB để thọ trú trong an lạc. Khi hết thọ mạng, thì các vị ấy nhập vô dư. Thiền Sư U Bakhin, thiền sư Goenka, Việt Nam thì có cố HT Hộ Pháp, HT Kim Triệu, sư Phước Nhân,... vô số các vị tăng ni, các vị thầy và nhiều thiền sinh hiện nay là những ví dụ minh chứng cho các thực hành đạt đạo quả mà không nhất thiết phải tu tập đến các mức định của Sơ Thiền, hay các thiền hữu sắc trợ duyên. Ngoài ra, thậm chí còn có vô số thiền sinh Âu Mỹ như những thiền sinh đã từng thọ học với Thiền Sư Dipa Ma (Ngài Kim Triệu cũng là một trong số này), hiện đã là những vị thiền sư đang hướng dẫn cho những thiền viện khắp mọi nơi dưới sự cho phép của các thiền sư Miến Điện. Họ đều là những người thực chứng các tầng đạo tuệ và đạo quả dưới sự xác nhận của các thiền sư.

Hiện nay thiền sư Goenka đã có mở khóa thiền tại TP HCM, với sự phụ giúp hướng dẫn của các vị thiền sư phụ tá (như thầy Thảo và cô Lan), là những hành giả Vipassana miên mật thực chứng các tầng đạo tuệ và đạo quả... Đây là duyên lành, quý hành giả có thể sắp xếp thời gian tham gia các khoá thiền này, tự mình trải nghiệm các cấp độ thực hành. Điều cần chia sẻ thêm là quý vị nên lưu ý hoàn toàn buông xả, không nên mang các tư tưởng "muốn" hay chứng đạt được bất kể cái gì khi đến tham dự khoá thiền, mà nên hướng về mục đích tối hậu là giác ngộ giải thoát. Các vị sẽ kinh nghiệm sự chướng ngại trong một thời gian dài mà không có thêm chút tiến bộ nào cả, nếu không giữ cho mình có một tâm xả hoàn toàn trong lúc thực hành. Những vị đã từng có kinh nghiệm hành thiền chỉ và thiền định, tới ngày thứ 4 sẽ không còn được kinh nghiệm sự dễ chịu như thường gặp ở các loại định. Thay vào sự dễ chịu trong hỷ lạc của thiền định, thường là sự đau nhức đi sâu từng chút một, hoặc khó thở, hoặc tức ngực, chắc đặc cứng ngắc khắp mọi nơi trên cơ thể. Nếu gặp những cảnh "khổ" này, điều quan trọng là quý vị hãy giữ tâm xả, không nên khởi lên một chút khó chịu nào, sao không còn thấy cảm giác lâng lâng kia nữa, cũng đừng vội chán nản. Tâm càng khó chịu bao nhiêu, càng phản ứng thì các cái đau cái chắc đặc càng trở nên nặng nề hơn, cho thấy rõ "quả" sanh do phản ứng hành nghiệp ngay trong phút giây. Quy luật của thiên nhiên đã bắt đầu có tác động một khi con người muốn đi ngược lại, vượt thoát khỏi sanh tử luân hồi. Tâm xả, tâm từ trong chánh niệm sẽ dần dần giúp quý vị vượt qua, đi tiếp. Kính chúc quý vị viên mãn, gặt hái được nhiều lợi lạc.

Trở lại với quý vị CTR, nếu các cô chú có thể bằng trải nghiệm của mình ít nhất diễn tả tuệ thứ nhất - Tuệ Phân Biệt Danh Sắc, và các tuệ sau đó như thế nào, sanh diệt thực sự là gì, vô ngã diễn ra như thế nào,... thì lúc đó mới có thể nói là bắt đầu khởi bước trên con đường của đạo Phật.

Cháu xin được dừng tại đây vì không muốn lạm bàn khởi thêm những thảo luận không cần thiết ảnh hưởng đến sự thực hành của quý vị. Những điều này quý hành giả có vị đã trải nghiệm qua, có vị không trước thì sau rồi cũng kinh nghiệm trực nhận trong lúc thực hành.

Trước khi từ biệt, xin quý vị hoan hỷ từ bi với những lời lẽ thô thiển sơ sài không mấy hoa mỹ cho lắm. Với tâm lành ý thiện, cháu xin kính chúc cho quý vị luôn được an lành, dồi dào sức khoẻ, dành nhiều thời gian hơn để thực hành chánh pháp.

Cháu xin nguyện cho quý vị và khắp chúng sanh giác ngộ giải thoát, thực hành tinh tấn đúng đắn để có thể liễu ngộ được những gì Đức Phật chỉ dạy, gặt hái viên mãn.

Trân trọng và quý kính.

Trong tâm từ


Mắt thấy, thân chạm, thức tri,...
Tham, sân, si, sắc danh gì... khởi sanh.
Giữ tâm chánh niệm an lành,
Bình yên tĩnh lặng, không hành nghiệp căn.
Hình đại diện của người dùng
CTR
Bài viết: 10
Ngày: 12/09/12 07:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM, Việt Nam

ĐỨC PHẬT SAKYA MUNI ĐÃ LÀM GÌ DƯỚI CỘI BỒ ĐỀ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi CTR »

Hình ảnh

Cuộc hành trình đi tìm yếu tố SANTI hay Giả thuyết mô hình chuẩn của một tập hợp TÂM bất kỳ

Chúng ta quy ước, chọn một đối tượng bất kỳ là tâm “Yêu”, ở trạng thái danh từ, động từ … Sở dĩ chúng ta chọn đối tượng này vì nó mang tính chất phổ quát và biểu tượng. Mặt khác, Vi Diệu Pháp cho tâm yêu là sợi dây đưa chúng sanh đến luân hồi. Nói tóm lại, đây là một tâm quan trọng.

QUAN SÁT THỰC TẾ

1. Tự quan sát chính mình: Ai cũng có thể quan sát chính mình để tự nhận ra rằng, chúng ta có thể yêu, ghét nhiều đối tượng một lúc. Hiệu ứng này, nếu được ghi lại trên tấm giấy trắng, một tâm yêu ghét được biểu tượng một chấm đen, những chấm đen trên giấy dự kiến sẽ mang tính chất nhiễu xạ. Tất nhiên đây là một tiên đoán bằng lý thuyết.

2. Quan sát hiện tượng khách quan: Thông tin đại chúng cho ta biết, Trung Đông là nơi mà người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ. Ở Trung Quốc, theo lịch sử ghi lại thì Tần Thủy Hoàng có nhiều ngàn cung tần mỹ nữ trong tam cung lục viện. Tâm yêu là một trong vô số các loại tâm. Nếu căn cứ vào 2 nhận xét trên, thì dường như tâm yêu không phải là một khối duy nhất không thể phân chia được. Nếu không thể phân chia, thì rõ ràng người ta không thể yêu hay ghét nhiều người cùng một lúc.
Như vậy, tâm yêu phải được cấu tạo bởi nhiều thành phần rất nhỏ. Có thể chúng mang tính chất lượng tử, nghĩa là những năng lượng đứt đoạn, chứ không phải liền lạc với nhau như một khối. Những từ ngữ nói trên gợi ý chúng ta liên tưởng đến một từ ngữ rất quen thuộc của vật lý lượng tử: hạt cơ bản (Elementary particle).

a. Tính chất đặc thù của tâm
- Tâm mang điện tích sinh học là âm (–) hoặc dương (+) (quy ước)
- Tâm luôn vận động không ngừng
Để đơn giản có lẽ nên chia ra 2 loại tâm là Thiện và không Thiện ở tất cả các cảnh, các cõi, trừ Niết Bàn.
- Niết Bàn có một loại yếu tố tâm gọi là SANTI (An Tịnh) và chỉ có một tâm này mà thôi, SANTI ở ngoài thế giới của tâm, sắc và ngũ uẩn (theo tài liệu Vi Diệu Pháp trang 32)

b. Số lượng tâm
- Thực tế số lượng tâm lớn hơn rất nhiều so với các bảng thống kê của những tài liệu VDP, điều này ai cũng có thể tự kiểm chứng.

3. Quy luật tương tác của tâm: Theo Vật lý học hiện đại, thế giới tự nhiên có 4 loại tương tác: hấp dẫn, điện từ, mạnh, yếu. Khác hẳn với 4 tương tác có sẵn của vật lý hiện đại; tâm sinh học có những quy luật tương tác riêng. Chúng ta tạm gọi là tương tác thứ 5.
Tương tác thứ 5 của tâm như sau:

a. Cùng dấu thì hút nhau / Khác dấu thì đẩy nhau
b. Riêng ở Dục Giới thì khác (do bản chất là sắc tướng, có nam có nữ)
- Cùng dấu cũng hút nhau: hai người cùng phái cũng có thể thích nhau
- Khác dấu cũng hút nhau: hai người khác phái cũng có thể thích nhau
- Khác dấu cũng đẩy nhau: hai người khác phái cũng có thể không thích nhau
Có thể hiển thị lực tương tác này qua phương trình sau đây:

F = f1 (x) f2 (y) / δ T δ R

(T: thời gian / R: không gian)

Trường của tương tác không lệ thuộc vào yếu tố không gian, thời gian … các thử nghiệm tại Liên Xô cho biết, người ta nhận được bản tin tại Siberia trước khi bản tin được truyền đi. Loài chó biết chủ sẽ về khi còn ở rất xa. Chó ANTIS rất nổi tiếng trong thế chiến thứ 2, ra đón chủ ở phi đạo. Nó có thể biết trước máy bay đối phương đến oanh tạc.

4. Tìm hiểu về cấu tạo tâm theo mô hình thiền định của tài liêu Vi Diệu Pháp:

a. Số lượng tâm: Ở cảnh dục giới số lượng tâm nhiều vô số. Căn cứ vào thực tế chúng ta có thể đưa ra một nhận định như sau: Nếu chia tâm ra làm 2 loại là Thiện và Không Thiện, ở cõi càng thấp thì số lượng Không Thiện nhiều hơn Thiện, đến cõi người 2 loại tâm này có vẻ tương đương về số lượng. Tiến lên những cảnh giới cao hơn số lượng Tâm ít đi và Tâm bất thiện gần như không còn. Tuy nhiên mười loại tâm phiền não lại không buông tha ai.

b. Tìm hiểu và phân tích: Vì lý do gì mà SAKYA MUNI phải từ bỏ các vị thầy để đi tìm… và CỤ THỂ LÀ TÌM CÁI GÌ ?

Người ta có thể mô hình hóa kịch bản như sau: Theo truyền thuyết, SAKYA MUNI theo học với các vị thầy và đã đạt được kỹ thuật Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. Nhưng Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng là gì? Chúng ta ai cũng đều biết lời giải thích là: không có tư tưởng (phi tưởng), không thể bảo là hoàn toàn không có tư tưởng (phi phi tưởng). Cụ thể hơn là ở phi tuởng phi phi tưởng thì các tâm vi tế, tâm nhỏ vẫn còn tồn tại. Quan trọng là có những tồn tại sau đây không giải quyết được ở cảnh giới này:

- Thứ nhất: Vấn đề quan trọng nhất là không vỡ lẽ được về chân lý, về sự thật vĩnh cửu là: Vô thường, Vô ngã và Khổ não. Lầm tưởng cõi mình đang sống là vĩnh viễn và hạnh phúc, sanh ra tâm tham ái…nguồn gốc của luân hồi sanh tử.
- Thứ hai: Là không hiểu rõ về 10 loại phiền não. Trong đó phiền não quan trọng nhất là Thân kiến (chấp ngã, thấy mình có thật), nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh (không biết Tứ Diệu Đế).

Chính vì những lý do cụ thể nêu trên, mà SAKYA MUNI phải bỏ các vị Thày ra đi, tự giải quyết một mình. Do thiền định chứng ngộ, nhờ trực giác, hiện kiến, thông đạt trí (paccakkha) (pativedhanana). Nói một cách khác, do thiền định, có pháp nhãn nên đạt được sự minh triết (con mắt thứ ba).

Sakya Muni đã phát hiện ra một yếu tố quan trọng là SANTI (An Tịnh) và SANTI là duy nhất, chỉ có một mà thôi (KEVALA), đó chính là tự tánh của Niết Bàn (NIBBANA).

Đến đây chúng ta thấy mô hình chuẩn cấu tạo tâm đã hoàn tất. SAKYA MUNI đã tìm ra cái cần tìm. Đó là:

1. Có 3 loại tâm cấu tạo nên các loại tâm:
- Thiện tâm
- Không thiện Tâm
- Yếu tố SANTI: là yếu tố căn bản của trời đất. Đó chính là tình thương. Nó là vô hình vô ảnh nhưng tạo ra những thứ tâm khác.
2. Tương tác tâm sinh học tuân theo quy luật là cùng dấu hút nhau.

SAKYA MUNI khi tìm ra yếu tố SANTI thì đã hoàn chỉnh mô hình chuẩn về cấu tạo tâm của tất cả các thực thể ở các cõi – cùng với phát minh tương tác của tâm là định luật tương ưng, thì mô hình chuẩn lại càng hoàn thiện hơn.
Dù bất cứ thuộc trường phái nào, ai cũng phải đi tìm yếu tố SANTI – yếu tố giống như hạt của Chúa, vật chất tối… mà các nhà khoa học khổ công đi tìm – Người tu thiền định tìm bằng tuệ nhãn trong cơn đại định. Người thế gian tìm bằng máy gia tốc khổng lồ HADRON, và điều đáng tiếc là người thế gian khi tìm được hạt Higgs thì lòng tham ái tăng lên.
tientrinhthiendinh.jpg
tientrinhthiendinh.jpg (38.07 KiB) Đã xem 4833 lần
Hy vọng bài viết này giúp ứng dụng được một phần nào trong tiến trình thực tập thiền định. Có thể một trong những lý do làm cho người ta khó nhập định là do tính chất không đồng nhất của không gian: Cõi người, nhiều cõi tiếp theo, sơ thiền hữu sắc ... Vì không gian của các cõi không đồng nhất, nên xung lực của định lực không thể bảo toàn, sắp nhập định lại thối định, định lực yếu đuối. Cũng có thể vì những lý do nêu trên là không bảo toàn được xung lực của định lực, nên đang ở một lớp định nào đó lại bị thối định ngoài ý muốn. Người nhập định ở một lớp định bất kỳ, người cận tử, lúc nằm mơ, người ta thường thấy mình đi lang thang vô định, chẳng biết đi về đâu. Có thể có hai cách giải thích:

* Vì không gian không đồng nhất nên xung lực của chúng ta không được bảo toàn
* Vì thời gian không đồng nhất nên chúng ta mất đi năng lượng vốn có của các tâm, chúng ta bỡ ngỡ, thậm chí hốt hoảng vì một loại cấu tạo tâm mới quá xa lạ.
* Vì tính chất không đẳng hướng của không gian nên có lẽ chúng ta mất đi moment quán tính vốn có của con quay hồi chuyển dẫn đến chúng ta mất phương hướng, lang thang không biết đi về đâu!

NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT TƯƠNG ƯNG

Định luật tương ưng được đề cập đến trong bài viết này có thể giúp chúng giải thích, ứng dụng trong tiến trình thiền định. Tài liệu Vi diệu pháp VISUDDHI MAGGA, trong phần chọn đối tượng để quán tưởng, đưa ra rất nhiều tiêu chí, có giải thích kỹ lưỡng, tại sao chọn cái này lại không chọn cái kia. Người ta có thể tự hỏi: bản chất thật sự của việc lựa chọn này là gì?

Trong đời sống thường ngày, cũng như người nhập định, cảm nhận một cái gì đó đã hay đang xẩy ra (chứ không phải là sẽ xẩy ra), trên thực tế đã xẩy ra đúng như vậy. Hiện tượng này dân gian gọi là thần giao cách cảm, từ ngữ chuyên ngành gọi là TELEPATHY. Telepathy có gốc từ Hy lạp, tele: xa, pathos: cảm xúc, tác động. Từ ngữ này chẳng liên quan gì đến thần thánh cả. Trong thời gian chiến tranh lạnh (theo tài liệu PARA PSYCHOLOGIE EN L' URSS), cả hai khối đều có những công cuộc khảo cứu chuyên sâu về tiềm năng của con người, nhằm sử dụng trong quân sự. Để truyền tin, người ta thử nghiệm như sau: Một con thỏ mẹ trên đất liền, những con thỏ con ở trong tàu ngầm lặn dưới nước, mỗi khi thỏ con bị sát hại, thỏ mẹ biểu lộ những tín hiệu không bình thường.

Định luật tương ưng sinh học đã được đề cập đến trong bài viết này, cũng giải thích được phần nào hiện tượng nói trên. Nếu chúng ta giả định tâm mang tính lượng tử, thì cơ học lượng tử cũng có cách giải thích theo mô hình lượng tử của mình. QUANTUM ENTANGLEMENT, rối lượng tử hay vướng lượng tử, giải thích như sau: trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể thì có liên hệ với nhau, dù chúng có ở rất cách xa nhau, kể cả là năm ánh sáng. Cụ thể là hai photon có liên hệ với nhau thì photon này quyết định trạng thái photon kia, photon này có trạng thái nào đó, thì photon kia cũng có trạng thái tương ứng. Tương tác này nằm ngoài bốn tương tác truyền thống cơ bản. Người ta ứng dụng cho việc thông tin, không cần đến chuyển động của hạt cơ bản. Vận tốc truyền tin nằm dưới vận tốc ánh sáng. Hiệu ứng này làm kinh ngạc ngay cả các khoa học gia, nên người ta gọi đó là: Ghostly action at a distance, Spooky interaction ...


CTR


Santi
Bài viết: 2
Ngày: 16/09/12 03:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Đệ tử Phật gia, hãy để ý tiêu đề này ...!

Bài viết chưa xem gửi bởi Santi »

Thien Nhan đã viết:
Santi đã viết:Thân chào nhóm CTR,

Đã lâu lắm rồi ... Vâng Santi nhớ rằng đã lâu lắm rồi từ ngày đọc ngấu nghiến 20 nguyên tác của Dr. Tuesday Lobsang Rampa, cũng chính là một Lạt Ma Tây Tạng đã được chọn đi ra ngoài để dọn đường cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và đem Phật Giáo Tây Tạng đến với Phương Tây, đến giờ chưa được đọc những bài viết hay vậy trên sách Tâm Linh nói chung và Phật Giáo nói riêng. Đương nhiên Santi hiểu rằng đây chỉ là một vài nốt nhạc dạo giới thiệu cho cả một tấu khúc hoành tráng và thâm sâu đến sau có phải không quí vị?

Santi đã đọc bài của quí vị, đọc đi đọc lại và cảm nhận được cái tiềm tàng nằm đằng sau cái kiến thức rộng bao Đông Tây, Kim Cổ và đây mới là cái mà Santi mới thực sự phải đọc đi đọc lại bài của quí vị nhiều lần và vô cùng mong được học hỏi và chia sẻ.

tn viết: Có phải lày ý trí tuệ trong sách tôi điều đọc qua?

Điều cực kỳ thú vị nữa là trong bài quí vị dường như đã sử dụng Vi Diệu Pháp như một GPS trong tiến trình Thiền Định qua từng cảnh giới v.v... trong khi Santi thường chỉ thấy Vi Diệu Pháp được hiểu và diễn giải bởi những học giả hơn là những vị có kinh nghiệm thực chứng, cho dù các vị này là những tu sĩ thuần thành v.v... Santi nhớ không lầm là bộ Tạng Luận này được Đức Phật thuyết suốt 3 tháng liên tục tại cung trời Đao Lợi cho Chư Thiên (có mẹ Ngài là Hoàng Hậu Maya dự thính). Điều này có nghĩa là Tạng Vi Diệu Pháp đã được Đức Phật thuyết từ chiều không gian khác với chúng ta. Vậy nếu lại chỉ sử dụng tri thức của cái không gian ta gọi là 3 chiều này để hiểu thì liệu rằng có đủ để hiểu không? Rất mong quí vị khai ngộ.

Bạn nói được thì phải đưa ra bằng chứng nếu thiếu căn cứ thì có qua mắt được Đệ tử Phật gia hay không! Quí vị cẩn thận chú ý đoạn trích dẫn trên.
Theo thiển ý tôi nghĩ là bạn đang bát bỏ giáo lý Vi Diệu Pháp thì phải. Giáo lý của nhóm gì đó cao hơn thì phải, có phải vậy không?

Con người ngày nay với những thói quen đã bị lập trình hóa từ muôn thuở, thường thì họ chỉ thích dẫn chứng từ Kinh Sách, Tạng này Luận kia để chứng tỏ mình hiểu biết mà lại quên rằng những hành động này chỉ chứng tỏ rằng họ chẳng có tí chút kinh nghiệm thực tế nào cả? Và đương nhiên họ cũng không thực sự hiểu rằng mình đang nói và làm gì cả? Đã vậy, ngày nay lại xuất hiện một Minh Sư của Đại Chúng " Master Google " nên lắm khi chỉ cần một cái " search " nho nhỏ được Master Google trả lời đầy đủ thì người ta lại lầm tưởng mình đã trở thành một học giả hay một hành giả có đầy đủ thực chứng nên đã quên đi mất thế nào là " học thật ". Nguy hiểm, Nguy hiểm!

Đoạn trích dẫn trên, chứng ta là bạn đang đi con đường nào nhỉ...!? Xin mời Đệ tử Phật gia nhập cuội giúp đ/h Diệu Ngộ. Vạch rõ đường đi của nhóm này.



Thật công đức vô lượng nếu những nốt nhạc dạo này đúng là để giới thiệu cho một tấu khúc tuyệt hảo về sự trở lại của Vi Diệu Pháp dưới cái nhìn của khoa học thực nghiệm và phân tâm học hiện đại. Ước mong được đọc và học những bài kế tiếp của nhóm. :) :) :)
Đây là đoạn che dấu thủ đoạn của nhó CTR. Dùm lối tán dương giáo Pháp 1, để rồi đưa nhóm mình lên tới 10. Quí vị có nhận ra không !

Quí vị có rãnh thời gian hơn mình thì hỏi thăm trước đi, mình bận lắm.
Hẹn gặp lại.



Kính
Linh miêu tráo chúa,

Mèo khen mèo dài đuôi.


Thì chắc bạn biết tôi muốn ám chỉ điều gì rồi nhé.

Đã vào kho tàng dân trí của Phật giáo Forum, mà còn chơi trò này nhằm mục đích gì?

- Một là cuồng thiền.
- Hai là loạn tưởng tâm thần.
- Dầu bạn có đi đúng thiền định Phật giáo thì cũng trong giai đoạn này! Bị ngũ ấm ma nhiểu loạn rồi.

Bạn đã ít nhiều có đọc qua hai nhà ảo thuật Thanh Hải và Duy Tuệ rồi, liệu bạn ủng hộ nhóm CTR để có được một cái danh hơn hai nhà ảo thuật không. Nếu bạn không phải tự biên tư diễn, vậy bạn là ai...!?

Đệ tử Phật gia dầu Nam hay Bắc Tông hể ly kinh giảng nghĩa còn bị lọt vào tà kiến. Pháp môn Lễ bái, trì kinh, Niệm Phật, hàng thiền. Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ (của Bồ tát hạnh). Chỉ cần một hành động thiếu suy nghĩ thì trở thành ác đạo như trở bàn tay. Thì nhóm CTR có ai là danh tăng để thành lập ra, hay là bạn chỉ dùng trí tuệ cầu thắng cho rằng những danh tăng ngày nay không bằng nhóm CTR.

Các bạn hay nhóm CTR muốn dùng kế nào thì cũng không thể lâu dài đâu bạn... Thay gì viết chuyện giáo khoa đem lại lợi ích cho cộng đồng thì còn chút ý nghĩa hơn là làm việc muốn lấy đá lấp trời của bà...!?
Chào đạo hữu Thiện Nhẫn,

"Don’t criticize what you don’t understand, son. You never walked in that man’s shoes". (Elvis Presley)

"Criticism is an indirect form of self-boasting". (Emmet Fox)

"Any fool can criticize, condemn, and complain but it takes character and self control to be understanding and forgiving". (Dale Carnegie).

"When we judge or criticize another person, it says nothing about that person; it merely says something about our own need to be critical". (Unknown).

Trên là những lời của những người chẳng biết Tu là gì mà Santi mong được chia sẻ với đạo hữu và một câu chuyện về Đức Phật sau:

“Một người đàn ông cắt ngang bài giảng của đức Phật bằng một tràng thóa mạ. Ngài bèn chờ cho anh ta dứt lời mới hỏi,
“Nếu ai đó tặng người khác một món quà nhưng người đó từ chối thì món quà sẽ thuộc về ai?”
“Tất nhiên là thuộc về người đem tặng”, người đàn ông đó đáp.

Vậy thì thưa đạo hữu. Tôi từ chối không nhận những lời "phỉ báng và chụp mũ" của đạo hữu và đạo hữu có thể cứ giữ nó lại cho mình.

Kính

@ CTR: Santi thành thật xin lỗi quí vị vì vô tình đã làm cho quí vị bị nhục mạ lây. Lỗi này Santi chịu hết một mình. Và Nguyện cho quí vị được an lành và vượt mọi trở ngại để làm tốt hạnh nguyện của mình.
Sửa lần cuối bởi Santi vào ngày 01/10/12 06:26 với 1 lần sửa.


An Nhiên
Bài viết: 21
Ngày: 18/07/11 01:56
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi An Nhiên »

Kính mời CTR tham gia chia sẻ bài của quý vị, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ đối chứng về Thiền và các cảnh giới với nhóm CTR.
Vui lòng tham gia tại http://www.phattungaynay.net

Kính. tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Bạn đừng lấy kinh điển tam tạng giáo pháp ra làm vủ khí cho lời biện luận có được không!

Có tri thức giỏi thì lấy cái trí tuệ của mình ra biện hộ, hoặc đưa lên công đường.

Thưa: Có người chụp mũ tôi.v.v.

Đừng tưởng tôi không hiểu các bạn là ai...!


Hình đại diện của người dùng
CTR
Bài viết: 10
Ngày: 12/09/12 07:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM, Việt Nam

Re: NHẬP ĐỊNH: THIÊN ĐƯỜNG CỦA HÀNG NHÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi CTR »

An Nhiên đã viết:Kính mời CTR tham gia chia sẻ bài của quý vị, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ đối chứng về Thiền và các cảnh giới với nhóm CTR.
Vui lòng tham gia tại http://www.phattungaynay.net

Kính. tangbong
Kính gởi huynh An Nhiên

Thật là ngạc nhiên thú vị khi đọc những dòng chữ của huynh. Cuối cùng CTR cũng tìm thấy người "tri âm tri kỷ" tangbong . CTR đang phát triển 1 loạt bài viết mới, dài nhiều tập và chưa gởi đăng trên bất cứ diễn đàn nào. Chủ đề: "Con mắt thứ ba - Xuyên vân kiếm pháp". Hy vọng đây sẽ là món quà "tân gia" và CTR cũng hy vọng chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để chia sẻ cùng nhau trên http://www.phattungaynay.net . Xuyên vân là ...đục thủng mây mù đó huynh. Ý tưởng loạt bài này là "có một không hai- có hai chết liền". cafene

Chúc huynh an vui và tinh tấn

CTR


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách