Nói thật

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Nói thật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phát hiện sớm các rối loạn tâm thần BS HOÀNG NAM, Sức Khỏe & Đời Sống

Rối loạn giấc ngủ: Thay đổi so với những biểu hiện bình thường của chính họ trước đây, như khó khăn khi đi vào giấc ngủ, trằn trọc, thức dậy sớm hơn thường lệ. Bệnh nhân có thể mất ngủ kéo dài hàng tuần, hàng tháng, một số không thể duy trì giấc ngủ và thường thức trắng cả đêm. Một số bệnh nhân rối loạn chu kỳ thức ngủ: ngày ngủ, đêm thức (không phải do nghề nghiệp, thói quen hoặc lý do công việc đặc biệt khác).

Thay đổi tính cách: Bệnh nhân thay đổi tính cách so với trước kia như dễ cáu giận hơn, giận dữ vô cớ, thậm chí kích động đập phá, đánh người vô cớ. Đặc biệt, có thể có sự thay đổi tình cảm, thái độ với người thân: xa lánh, thù ghét bố mẹ, anh em... cho rằng anh em, bố mẹ không tốt, hại mình.

Thay đổi trong nề nếp sinh hoạt hằng ngày: Người bệnh trở nên lười biếng hơn, ít hoặc ngại giao tiếp, không quan tâm đến người thân, bỏ bê công việc, mất hoặc không duy trì các thói quen, sở thích trước kia, không chăm sóc vệ sinh cá nhân.


Thay đổi trong cách nghĩ: Bệnh nhân trở nên đa nghi hơn, hay nghi ngờ cả với người thân, thường có hành vi theo dõi, kiểm tra... hoặc có những ý nghĩ không đúng, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Người bệnh còn có những ý nghĩ kỳ lạ, không thể giải thích được như: cho rằng có người đang theo dõi, hại mình và người thân của mình, hoặc có người biết mọi ý nghĩ của mình, chi phối mọi hành vi, việc làm của mình... Một số bệnh nhân lại cho rằng bản thân có khuyết điểm, tội lỗi không thể tha thứ, có thể nảy sinh ý tưởng và hành vi tự sát.

Thay đổi trong cách nói: Một số trở nên trầm, ít nói hơn hoặc nói một mình như đang đối thoại với người khác. Có người lơ đễnh, không tham gia được câu chuyện với người khác, nói những câu vô nghĩa, không có nội dung, các chữ, câu không liên quan với nhau, hoặc nói không ăn khớp với hoàn cảnh.


Có những hành vi kỳ lạ, không phù hợp với hoàn cảnh hoặc không thể giải thích được: Đứng sững nhìn mặt trời, lúc nào cũng giữ lâu một tư thế khó chịu, đi lang thang không có mục đích...

Khi phát hiện các rối loạn tâm thần, trong trường hợp bệnh nhân còn nhận thức được bệnh của mình, nên xem xét kỹ các rối loạn này có từ bao giờ, có những nguyên nhân trong cuộc sống tác động đến hay không? Hãy bày tỏ với người thân về các rối loạn của mình để họ có thể trợ giúp hoặc đưa ra những lời khuyên hợp lý. Gia đình nên tìm hiểu kỹ những thay đổi ở bệnh nhân để động viên, chia sẻ và thông cảm, đưa đến ngay các trung tâm tư vấn tâm lý hoặc các phòng khám chuyên khoa tâm thần. http://vietbao.vn/Suc-khoe/Phat-hien-so ... 88187/250/
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 02/06/12 02:27 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Phật tử tại gia có bị rối loạn tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hiện nay có một số bạn đạo của tn bị rối về học Pháp,

Phật tử tại gia có bị rối loạn tâm?

Tại sao, xem kinh, hiểu nghĩa. Có người thì thiệt tốt, tâm càng ngày thì càng thanh tịnh. Có người xem xong chẳng những không tu sửa được mà tâm cao ngạo lại càng cao.

Rối loạn tâm còn là một loại phiền não (kiến thủ) khó trị trong Phật học?


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Rối loạn tâm thần

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào TN câu hỏi của đạo hữu dược chia làm hai loại
1, hạng người học kinh sách tâm thiệt tốt là vì hiểu được gốc rễ của sự tu. Tu là loại trừ (tham sân si man nghi ác kiến)
2, hạng người học kinh xong không hiểu được gốc rễ của sự tu lên coi mình là thánh.


Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Rối loạn tâm thần

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Do đọc nhiều ,học nhiều nhưng không chịu thực hành để thanh tịnh thân tâm,ham hí luận dẫn đến ngã mạn,chấp trước tăng trưởng.
Có những người thiếu trí huệ, vì có nhận thức sai lạc về văn và nghĩa, đã hiểu ngược những điều đề cập đến trong các thể tài kinh điển như chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tụng, nhân duyên soạn lục, bản khởi thử thuyết, sinh xứ quảng giải, vị tằng hữu pháp và thuyết nghị. Những người ấy đã học lời dạy của ta với chủ ý tranh luận hơn thua mà không học vì mục đích tu tập giải thoát nên đã bị kẹt vào sự việc mà không tiếp nhận được chân nghĩa của kinh. Họ trải qua nhiều gian nan cực khổ mà không có lợi ích gì, rốt cùng chỉ thêm mệt mỏi. Cũng giống như người đi bắt rắn ở miền hoang dã, thấy rắn liền lấy tay chụp vào mình nó, cho nên bị rắn quay đầu lại mổ vào tay, vào chân hoặc một bộ phận nào khác của cơ thể.

KINH DỤ NGÔN NGƯỜI BẮT RẮN
Đạo Phật là đạo giải thoát,nhưng nếu không cẩn thận,dẫn đến hủy báng thì cũng rất dễ sa vào địa ngục.

Thực hành thôi!


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Rối loạn tâm thần

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chào đạo hữu @Thế gian Vô thường,

Điều này không ai muốn cả, bởi ai vào diễn đàn Phật giáo điều có tâm cầu đạo bồ đề. Mà lở xẩy ra như vậy là còn nghiệp nặng của người đó, nên chúng ta biết nó là nghiệp thì sẽ giảm bớt nghiệm.

Nhưng người không biết thì mới tạo thêm nghiệp mới nửa. Do đó vì cứu giúp đồng đạo, ta cố tình đừng gây ra "nhân" cho người đó tạo ra "quả". Như vậy mới đúng là đại bố thí đó đạo hữu.

Các bạn biết và tránh tạo nhân cho họ thì phải làm sao?

Và nếu họ làm sai, bạn khởi tâm từ thương họ hay bạn thảo luận không hợp rồi bạn có giận họ không?

============
Nói về tâm lý thì đây là một cái bệnh về loạn tưởng tâm lý. Nhưng hiện tại tn chưa tìm tài liệu ổn thỏa để coppy vào đây.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Rối loạn tâm thần

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Thien Nhan đã viết:Chào đạo hữu @Thế gian Vô thường,

Điều này không ai muốn cả, bởi ai vào diễn đàn Phật giáo điều có tâm cầu đạo bồ đề. Mà lở xẩy ra như vậy là còn nghiệp nặng của người đó, nên chúng ta biết nó là nghiệp thì sẽ giảm bớt nghiệm.

Nhưng người không biết thì mới tạo thêm nghiệp mới nửa. Do đó vì cứu giúp đồng đạo, ta cố tình đừng gây ra "nhân" cho người đó tạo ra "quả". Như vậy mới đúng là đại bố thí đó đạo hữu.

Các bạn biết và tránh tạo nhân cho họ thì phải làm sao?

nếu họ làm sai, bạn khởi tâm từ thương họ hay bạn thảo luận không hợp rồi bạn có giận họ không?

============
Nói về tâm lý thì đây là một cái bệnh về loạn tưởng tâm lý. Nhưng hiện tại tn chưa tìm tài liệu ổn thỏa để coppy vào đây.
Hơ hơ, học Phật mà không thực hành sẽ bị như vậy phải không ta ? Chà, vậy bây giờ tui thực hành hơi ít, không biết có bị........... rối loạn tâm thần không ? :-SS Theo tôi nghĩ, muốn thực hành tốt và kiên trì thì dễ dàng nhất là nên tìm người bạn đồng tu (không phải dễ tìm mà là cách đó dễ thực hành), sau khi có đôi thì chúng ta sẽ là "đôi bạn cùng tiến". :D

Làm sai ở đây là làm sai điều gì ? Không thực hành ? Kiêu ngạo ? Tranh luận kinh điển ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Hoang tưởng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích, thuyết phục được.

Các loại hoang tưởng kinh điển

1- Hoang tưởng liên hệ: người bệnh cho rằng tất cả xung quanh đều có mối liên hệ đặc biệt với bệnh nhân, nhìn bệnh nhân một cách đặc biệt, bàn tán, giễu cợt, đài phát thanh cũng đang nói hoặc ám chỉ về mình.

2- Hoang tưởng bị truy hại: còn được gọi là hoang tưởng khủng bố. Người bệnh có những ý nghĩ cho rằng người khác đang mưu toan hại mình bằng mọi hình thức như: đầu độc, ám sát, bắt giữ hoặc lấy của cải, hoặc những người thân nhất như: bố, mẹ, vợ, chồng cũng hại mình.

3- Hoang tưởng tự cao: Người bệnh cho rằng mình rất thông minh, tài giỏi, có sức lực mạnh mẽ, việc gì cũng làm được hoặc có địa vị cao, quyền lực lớn, có họ hang thân thích với các bậc vĩ nhân hoặc mình rất giàu có, vàng bạc vô kể,…Cùng loại khoa học và triết học.

4- Hoang tưởng bị chi phối: người bệnh tin rằng những ý nghĩ và hành động của mình bị những lực bên ngoài kiểm soát, mình là người máy và không có ý nghĩ, hành động riêng hoặc thấy các bộ phận của cơ thể mình bị những lực siêu hình nào đó bên ngoài thao tác, ý nghĩ của mình đang bị rời đi, chuyển lại ở bên ngoài. Nếu người bệnh có hoang tưởng bị chi phối bằng phương tiện vật lý như: dòng điện, các sóng điện từ, các tia thì được gọi là hoang tưởng bị tác dụng vật lý, thường kèm ảo giác xúc giác hoặc ảo giác nội tạng.

5- Hoang tưởng tự buộc tội: người bệnh tự cho mình là hèn kém, có phẩm chất xấu xa hoặc có tội lớn không đáng sống, thường đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát.

6- Hoang tưởng hư vô: đây là một hoang tưởng kỳ quái, có nội dung phủ định và trầm cảm trong hội chứng Cotard, biểu hiện bằng:

. Nỗi đau khổ vô biên: tất cả người thân đều chết, nhà cửa tan nát, người bệnh đau khổ triền mien.

. Phủ định ngoại cảnh: thế giới đang bị hủy diệt, ngập lụt, sụp đổ, tan hoang.

. Phủ định bản thân: nội tạng người bệnh bị hư hỏng, thối rữa,…

Thường gặp trong tâm thần phân liệt hoặc loạn thần do tai biến mạch máu não.

7- Hoang tưởng biến hình cơ thể hoặc hoang tưởng nghi bệnh: người bệnh cho rằng mình có những khuyết tật về cơ thể hoặc những bệnh nan y nặng, khó chữa khỏi.

8- Hoang tưởng tăng đôi: bệnh nhân tin rằng có người khác đã bị thay đổi hình thể và nhập vào họ.

9- Hoang tưởng ghen tuông hay hội chứng Othello: người bệnh dựa vào những hiện tượng, bằng chứng không chắc chắn để khẳng định người thân yêu của mình đã có quan hệ bất chính, phản bội mình. Hay gặp ở người nghiện rượu và loạn thần do rượu.

10- Khí sắc hoang tưởng: đây là một trạng thái bối rối, căng thẳng, người bệnh có ý nghĩ, có linh cảm thấy có điều gì đó kỳ lạ, huyền bí đang diễn ra và liên quan đến bệnh nhân theo cách thức không rõ ràng.

11- Tri giác hoang tưởng: người bệnh giải thích điều tri giác bình thường theo ý nghĩa của hoang tưởng, trong đó ý nghĩa cá nhân vô cùng to lớn như: hoang tưởng gán ý, người bệnh gán cho sự vật hiện tượng tự nhiên một ý nghĩa riêng, báo hiệu cho số phân , tương lai của mình.

12- Trí nhớ hoang tưởng: đó là trí nhớ về một sự kiện rõ ràng là hoang tưởng, ví dụ : một bệnh nhân “ nhớ” lại rằng thầy giáo từ hồi lớp bốn đã bỏ thuốc độc vào cốc nước của anh ta, và đó là lí do khiến anh ta bị rối loạn tâm thần. việc dựng lên trí nhớ sai lầm và sau đó trở thành niềm tin vững chắc đã tạo nên hoang tưởng.

13- Hoang tưởng về sự gắn bó tình dục: là hoang tưởng có người yêu mình, thường là người có địa vị, thân thế cao hơn mình.

14- Hoang tưởng thay thế những người quan trọng khác: người bệnh tin rằng người nào đó gần mình đã được thay thế bằng người giống hệt nhau. Cùng loại này có hoang tưởng đóng kịch: cho rằng những người xung quanh là những nhân vật luôn thay đổi vai trên sân khấu.

15- Hoang tưởng nhận nhầm hay hoang tưởng trá hình: người bệnh nhận những người lạ là người quen thuộc trong đời sống của mình.

16- Hoang tưởng cảm ứng: hoang tưởng cảm ứng có thể xảy ra ở cặp vợ chồng hoặc những người trong cùng gia đình. Nhiều nhà tâm thần học xem những hoang tưởng trong một nhóm người có thể gặp ở một vài hệ thống thờ cúng tôn giáo. Tuy nhiên, việc xác định chính xác giữa hoang tưởng và những niềm tin mãnh liệt ở những nền tôn giáo, chính trị hoặc các nhóm khác có tính truyền thống hiện nay đang bàn cãi.

===Các hội chứng rối loạn tư duy===

- Hội chứng paranoia: bao gồm các hoang tưởng nguyên phát, hệ thống hóa; không có rối loạn tri giác và hiện tượng tâm thần tự động.

- Hội chứng paranoid: bao gồm hoang tưởng các loại: nguyên phát, thứ phát, hệ thống hóa và không hệ thống hóa; có ảo giác điển hình là ảo giác giả, cũng có thể có ảo giác thật; có các hiện tượng tâm thận tự động:

Ý tưởng tự động: ý nghĩ bị bộc lộ, bị đánh cắp hoặc do người khác làm sẵn, áp đặt vào bệnh nhân.

Cảm giác tự động: một siêu lực nào đó gây cho người bệnh các loại cảm giác.

Vận động tự động: cho rằng bên ngoài điều khiển vận động của mình, dùng tay chân của mình để cử động, dùng miệng của mình để nói.

- Hội chứng paraphrenia: là hội chứng dựa trên cơ sở paranoid với nội dung kỳ quái:

Nội dung khuếch đại với tính chất hưng cảm, thấy mình lên cung tiên, sống trong thế giới giàu sang.

Nội dung phủ định với tính chất trầm cảm: hoang tưởng hư vô, hội chứng Cotard. http://bacsihung.wordpress.com/2012/02/ ... C6%B0-duy/ bacsihung


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Rối loạn tâm thần

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Lâm nghĩa viết: Làm sai ở đây là làm sai điều gì ? Không thực hành ? Kiêu ngạo ? Tranh luận kinh điển ?
chỉ một số ít thôi (hoặc người mới bắt đầu học Phật), bởi họ không biết họ sai thì làm sao thấy được cái sai? Nếu đạo hữu thấy họ sai tất nhiên mình đúng, có phải vậy không? - Nếu cho là phải, thì cả hai điều chấp phải. Thì tự nhiên khẩu chiến bình nổ. Là chuyện đượng nhiên. Còn những người hiểu biết sâu vào Phật pháp thì họ phải làm sao?
====================== :-? ===========

Nhưng trường hợp này là người tu lâu năm, hiểu nhiều kinh điển, nên dựa theo tâm lý mà xét đoán, chớ không phải dựa vào chổ đúng/sai. Cao/thấp. Tông phái.

Nói về học Phật, tất cả ai ai cũng muốn mình tốt, nhưng khi thảo luận thì có những vấn đề tâm lý nho nhỏ xẩy ra. Ví dụ:

- Biện lý cho rằng thuyết mình là hoàn toàn đúng, người khác sai?

- Tham gia, đòi hỏi người trả lời theo ý mình, không đúng sanh ra giận?

- Bắt buộc người khác phải nghe mình?

- Tánh tình cá nhân, làm ngược đời với thành viên. Ví dụ: Chữ hoàn toàn viết hoa, cho khác lạ, hoặc chỉ kể lể về mình giống như viết blog.

Đại khái như vậy, trong Tập đế gọi là các vọng kiến sai lầm. Mà nếu đồng đạo học Phật Pháp lâu năm mà không sửa được là có vấn đề, phải kiểm soát lại bệnh lý. Nếu kéo dài 5 hay 10 năm là thành bất trị.

Trường hợp thứ hai, những người tu lâu năm, ăn chay trường. Nhưng tới lúc già. Thì tự nhiên bỏ đạo...Là có lý do bệnh lý rồi.

Trường hợp thứ ba, Có những người tu, bị ảo giác của tâm sanh ra nhiều bệnh lạ. Ví dụ như mất ngũ trường kỳ, Cơ thể bị suy nhược, thần kinh hay quên, hoặc tu mà thấy tham sân si không giảm được chút nào.v.v.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Rối loạn tâm thần

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Thien Nhan đã viết:
Lâm nghĩa viết: Làm sai ở đây là làm sai điều gì ? Không thực hành ? Kiêu ngạo ? Tranh luận kinh điển ?
chỉ một số ít thôi (hoặc người mới bắt đầu học Phật), bởi họ không biết họ sai thì làm sao thấy được cái sai? Nếu đạo hữu thấy họ sai tất nhiên mình đúng, có phải vậy không? - Nếu cho là phải, thì cả hai điều chấp phải. Thì tự nhiên khẩu chiến bình nổ. Là chuyện đượng nhiên. Còn những người hiểu biết sâu vào Phật pháp thì họ phải làm sao?
====================== :-? ===========

Nhưng trường hợp này là người tu lâu năm, hiểu nhiều kinh điển, nên dựa theo tâm lý mà xét đoán, chớ không phải dựa vào chổ đúng/sai. Cao/thấp. Tông phái.

Nói về học Phật, tất cả ai ai cũng muốn mình tốt, nhưng khi thảo luận thì có những vấn đề tâm lý nho nhỏ xẩy ra. Ví dụ:

- Biện lý cho rằng thuyết mình là hoàn toàn đúng, người khác sai?

- Tham gia, đòi hỏi người trả lời theo ý mình, không đúng sanh ra giận?

- Bắt buộc người khác phải nghe mình?

- Tánh tình cá nhân, làm ngược đời với thành viên. Ví dụ: Chữ hoàn toàn viết hoa, cho khác lạ, hoặc chỉ kể lể về mình giống như viết blog.

Đại khái như vậy, trong Tập đế gọi là các vọng kiến sai lầm. Mà nếu đồng đạo học Phật Pháp lâu năm mà không sửa được là có vấn đề, phải kiểm soát lại bệnh lý. Nếu kéo dài 5 hay 10 năm là thành bất trị.

Trường hợp thứ hai, những người tu lâu năm, ăn chay trường. Nhưng tới lúc già. Thì tự nhiên bỏ đạo...Là có lý do bệnh lý rồi.

Trường hợp thứ ba, Có những người tu, bị ảo giác của tâm sanh ra nhiều bệnh lạ. Ví dụ như mất ngũ trường kỳ, Cơ thể bị suy nhược, thần kinh hay quên, hoặc tu mà thấy tham sân si không giảm được chút nào.v.v.
:-? Vấn đề này nên để các vị tôn túc trả lời vậy!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Rối loạn tâm thần

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Hôm bữa Thiên Nhân có P.M với Đồng Nát nhận xét về một đồng tu khác trên diễn đàn:
Chào đ/h Đồng Nát,
Theo tn nhận định về tình hình của đ/h (....) thật đáng tội nghiệp, hình như bị loạn tưởng tâm chi phối.
Này thiện hữu nên quán chiếu lại, thiện hữu kết luận quá vội vàng rồi đó. Đồng Nát thấy thiện hữu lập thêm chủ đề này là khong có vô tâm nữa. Chủ đề này đã lập và có nhiều thảo luận rồi, các pháp sanh rồi...

Học pháp phật mà không hiểu thì chỉ có nói bậy, nói lời phi pháp chứ chẳng có gì là loạn tâm thần và bê nguyên si một bài về tâm thần áp đặt rồi dẫn chứng cho lời của Thiên nhân cả. kinhle 2 sự việc khác nhau.

Hiện thời Đồng Nát ăn rồi cứ đi "xách chổi quét nhà người khác", đây có phải là sai lầm của Đồng Nát? có thể!

Kính
tangbong


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Rối loạn tâm thần

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Rối loạn tâm thần thì nói thẳng ra gọi là bệnh tâm thần (điên). Trên diễn đàn này không có ai vậy cả.

Nếu ta thấy chỗ nào cần góp ý xây dựng thì góp ý ngay tại đó, không nên nói lời ám chỉ dễ gây hiểu lầm và ngờ vực giữa các thành viên, mất sự hoà hợp. Mọi người dùng lời nói trao đổi mà không được thì tuỳ duyên thôi, cố gắng nhẫn nại dịp khác vậy, miễn là đừng vi phạm nội quy diễn đàn là được. cafene


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Nói thật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Nói thật

Người ta thường hỏi tôi : “Có nên cho người bện biết họ sắp chết không ?”. Và tôi luôn trả lời : “Có, và càng lặng lẽ, tử tế, nhạy cảm, càng khéo léo càng tốt”.

Tôi xin kể lại câu chuyện tôi nghe chị Brigid kể - chị là một y tá tu sĩ Công giáo phục vụ trong một Tiếp dẫn đường ở Ái Nhĩ Lan. Ông Murphi, độ trên lục tuần, ông và vợ ông đã được bác sĩ cho biết là ông sẽ không còn sống bao lâu nữa. Ngày hôm sau, bà Murphi chờ chồng ở Tiếp dẫn đường, họ nói chuyện và khóc suốt ngày. Chị Brigid nhìn hai người bạn già nói chuyện và thường òa lên khóc, việc này xảy ra ba ngày liên tiếp làm cho chị tự hỏi có nên xen vào hay không ? Nhưng đến hôm sau, hai vợ chồng đột ngột thay đổi : họ có vẻ thư thái an bình, cầm tay nhau và tỏ lộ yêu thương nhau rất mực.

Chị Brigid đã chận bà Murphi ở hành lang để hỏi có chuyện gì xảy ra, đã thay đổi rõ rệt thái độ của họ như thế. Bà Murphi kể, khi cả hai người đều nhận chân rằng ông chồng sắp chết, thì họ nhìn lại bao năm chung sống, và nhiều kỷ niệm trở về trong trí họ. Họ đã cưới nhau gần 40 năm, và dĩ nhiên họ cảm thấy một nỗi đau buồn lớn lao ; nghĩ và nói về những việc mà họ sẽ không bao giờ cùng nhau làm được nữa. Khi ấy, ông Murphi bèn viết tờ di chúc và những trăn trối cuối cùng cho những người con lớn. Tất cả việc này thật buồn ghê gớm, vì thật cam go để mà buông tất cả, nhưng họ vẫn tiến hành, vì ông Murphi muốn kết thúc đời mình một cách tốt đẹp.

Chị Brigid bảo tôi rằng, trong 3 tuần kế tiếp ông Murphi còn sống, hai người tỏa ra một sự bình an và một cảm giác yêu thương kỳ diệu, đơn giản, Ngay cả sau khi chồng chết, bà Murphi vẫn tiếp tục đến Tiếp dẫn đường để thăm viếng bệnh nhân, nơi đó bà đã trở thành một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người.

Câu chuyện này cho tôi thấy tầm quan trọng của việc nói sớm cho người sắp chết biết sự thật, và sự lợi ích lớn lao khi biết đối diện sòng phẳng với nỗi đau mất mát. Ông bà Murphi biết họ sắp mất đi nhiều thứ, nhưng nhờ cùng nhau đối phó với những mất mát ấy, cùng san sẻ nỗi buồn, họ cùng tìm được cái mà họ không thể mất, đó là tình yêu sâu xa giữa họ sẽ còn mãi sau khi ông chết.
Tôi chắc rằng một trong những điều mà bà Murphi giúp chồng bà, là bà đã đối mặt với cái nỗi sợ chết của chính bà ngay trong tâm khảm.

Bạn không thể giúp đỡ một người sắp chết nếu bạn không nhận ra nỗi sợ chết làm ta bối rối như thế nào, đem lại những sợ hãi khó chịu nhất. Làm việc với người sắp chết giống như đối diện với một tấm gương láng bóng ghê rợn về sự thực của chính mình. Bạn thấy trong đó gương mặt, nỗi kinh hoàng của chính bạn, và của nỗi sợ chết nơi bạn. Nếu bạn không nhìn và chấp nhận gương mặt kinh hoàng sợ hãi đó trong chính bạn, thì làm sao bạn có thể chịu đựng nó ở nơi người đối diện ? Khi đến giúp đỡ người sắp chết, bạn cần phải khám xét mỗi phản ứng của chính bạn, vì phản ứng của bạn sẽ phản chiếu trên phản ứng của người sắp chết, và sẽ đóng góp một phần lớn vào sự giúp đỡ họ hay tàn hại họ. http://www.quangduc.com/Taisanh/15tangthu2-11.html
Đây là một câu chuyện có thật, và khi người nhà cho biết là mình sẽ chết!

Bạn sẽ cảm giác như thế nào trong lúc đó.

Nếu đã chạm vào ý thức của ai, thì tn xin sám hối cho sự vô tình. Vì đây là bài học xác thực, và trong tương lai cũng phải đi qua.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách