Trắc nghiệm!

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Trắc nghiệm!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trắc nghiệm thân tâm.I
(bài làm số 18)Trong http://chonnga.blogspot.com/

I. Mở đề:

Trắc nghiệm: là ôn lại, kiểm soát lại những bài tập, bài học trước khi thi.

Thân tâm: nghĩa là thân thể và tâm ý. Trong danh từ của kinh. Gọi là Danh, Sắc. Hay Thân Khẩu ý. Và bàn rộng ra là. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Quán duyên sanh khởi thành Thập Nhị Nhân duyên.

Trắc nghiệm thân tâm: Xét lại hành vi tạo tác thiện, ác. Nguyên nhân từ nhân duyên nào, khi chúng ta thấy biết được thì mới tu sửa được.

Trong các bài kệ đã nói lên ba thời trong cuộc sống hàng ngày. “Quá khứ”, “hiện tại”, “tương lại”.
Làm đề tài trắc nghiệm thân tâm là những bài kệ trong kinh Pháp Cú chúng ta đã học qua.

II.Nhập đề:

Ngoài đời khi chúng ta muốn có một tương lai tốt đẹp, chúng ta phải học, để có kinh nghiệm, chứng chỉ, bằng cấp. Thì bắc buộc ta phải học từ thấp, rồi lên cao. Sao đó trắc nghiệm lại hóa trình đã qua, rồi mới thi để lấy bằng cấp.
Khi chúng ta đi làm trong hãng xưởng, người chủ cũng khảo nghiệm, trắc nghiệm, kiến thức, kinh nghiệm. Thì mới giao trách nhiệm ta làm. Nhưng kiến thức kinh nghiệm đó cũng chưa hẳng là đủ.

Họ còn đòi hỏi nhân cách ứng xử làm người! có thiện tâm không, có nhiệt tâm trong công việc không v.v. Tóm lại chúng ta cần phải có cã hai thứ, bề ngoài kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp, còn bên trong phải đầy đủ nhân cách.

Trong đạo thì cũng giống như ngoài đời vậy, nhưng cao hơn một mức nửa là “Nhẫn nhục”, “Tinh tấn”, “Trí huệ và từ bi”. Làm một công việc không ai trả tiền lương, khen thưởng, ăn một thức ăn không ai thích thú, khen ngon. Nhưng chúng ta có hương vị riêng biệt trường tồn, bất vi, bất biến. Không thể diển tả bằng hình tướng, ngôn từ, chỉ người nào nếm được, thì người đó tự hiểu thôi.

Chúng ta đã đọc xong một quyển kinh rồi để đó. Hoặc thực hành cho có lệ, có lúc nhớ, lúc không. Gặp việc vui mừng ta lại quên đi, lòng ta tràn đầy khát ái, dục vọng. Gặp việc buồn phiền, chán nãn lại nhớ đến kinh, do vậy chúng ta thiếu căn bản, rèn luyện, thì khó đạt được thành công.

III. Chánh đề:

Trong Chơn ngã luận, thành lập ra 10 tiểu kệ luận. 10 tiểu kệ luận chia ra làm 2 phần. Phần I. Từ câu hỏi 1 tới 5 câu hỏi là Trắc nghiệm thân tâm, Phần II, Từ câu 6 tới 10 tạm gọi là Thực thi thân tâm.
Phần.I. Trắc nghiệm thân tâm
Là chủ đề tự mình hỏi lại mình, Chỉ cần 5 phúc là Thiện hữu giải đáp xong.
Dựa theo bài kệ thể thơ văn vần trong kinh Pháp Cú của thầy Thiện Nhựt.
Sau đó Thiện hữu chỉ chọn Có hoặc Không! Chúc an vui!
Gồm có 423 bài kệ trong kinh Pháp Cú xem blogspot.com dưới đây.
http://tracnghiemthantam.blogspot.com/
--------------------------------------------------------
Luận nghĩa câu hỏi:

1. Hiểu! Là bạn có hiểu về Nghĩa, Pháp, Từ, Thuyết trong tiêu đề bài kệ này không. (Nội dung bài kệ, Kinh kệ Pháp, Từ học, Nói lại cho người khác dể hiểu, dể học theo bài kệ.). Là Chơn Ngã Pháp Cú luận (1).
2. Học thuộc lòng bài kệ! – Vì có nhiều thầy, nhiều soạn giả dịch thuật & tìm hiểu. Từ thi kệ, thơ thuần, văn vần. v.v. Do vậy hành giả sẽ tự ý mình lựa chọn, thì mới dể học thuộc lòng và đem ra áp dụng. Là Văn, Thơ, Pháp Cú Kệ (3).
3. Nếu đã hiểu, thuộc lòng rồi, so sánh lại tâm mình, hay đời sống hiện tại có giống trong bài kệ nay! Là Văn Tư Tu Tự Ngã Luận (2).
4. Hành giả đã so sánh rồi, Nếu đúng thì sửa. Thì ngày ngày sẽ tốt đẹp hơn. Là Tứ Diệu Đế Pháp Cú luận (4).
5. Kết luận nhơn quả thiện ác. Thì mới biết rõ đúng sai, trắng đen, phân minh và lấy đó học tập. Là Nhơn Quả Pháp Cú luận (5)

IV. Xét lại:

Các hàng tu sĩ tại gia, lo việc đạo thì ít, việc đời thì nhiều. Đi chùa, nghe Pháp, nghe băng dĩa thì nhiều. Nhưng đa số là chúng ta không hiểu rõ, chỗ nào là gốc, nơi nào là ngọn. Và bắc đầu từ đâu. Chúng ta đâu có hàng ngày phải nghe thầy thuyết pháp đâu. Nên có khi vắn đoạn, thì chúng ta lại mất căn bản, rồi sanh ra chán nản, mất thiện tâm. Nên việc lấy kinh, lấy giới luật làm thầy cũng là đều tốt vậy. Hy vọng mai đây có vị cao minh, vị thiện tri thức sẽ chỉ dạy chúng ta. Bây giờ chúng ta học bao nhiêu đem ra áp dụng bấy nhiêu. Không thành Nhân, cũng thành người thiện lương. [/color]
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 15/05/10 13:08 với 1 lần sửa.


nguyễn nhung
Bài viết: 1
Ngày: 05/04/10 19:55
Giới tính: Nữ
Đến từ: VIỆT NAM

Re: Trắc nghiệm! Tôi là ai? (số 424)

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyễn nhung »

1a,2a,3a,4a,5a


Pháp Hỷ
Bài viết: 13
Ngày: 26/01/10 03:45
Giới tính: Nữ

Re: Trắc nghiệm! Tôi là ai? (số 424)

Bài viết chưa xem gửi bởi Pháp Hỷ »

Thien Nhan đã viết: 1. a)- Bạn hiểu bài này.
1. b)- Bạn không hiểu bài này.

2. a)- 5 phúc bạn học thuộc lòng.
2. b)- 5 Phúc bạn không thể học thuộc lòng.

3. a)- Bài này giống trong trường hợp cuả bạn
3. b)- Bài này không giống trong trường hợp của bạn.

4. a)- Bạn sẽ thực hành theo bài này.
4. b)- Bạn không thể thực hành theo bài này.

5. Kết luận bài này nằm trong.

a)- Nhơn Thiện, b)- Quả Thiện,

c)- Nhơn ác, d)- Quả ác.

Ý nghĩa : Tam-Bảo
Kg hiểu bài này. Ủa mà có thấy c-d ở đâu?


Được đẩy lên lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 15/05/10 12:57.


Tâm bình thường là đạo
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách