Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Nội qui chuyên mục: không quảng cáo, không ngoài nội dung Phật Pháp. Đúng-sai nơi đây là việc hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

Điều hành viên: quang_tam3

Nội qui chuyên mục
Chuyên mục tự do đăng bài, Chiếu theo "Thanh tịnh thân khẩu ý, đó là lời Phật dạy" thành viên sử dụng từ lịch sự, cảm thông, tùy duyên, tránh xa sân si, hạn chế tạo ác nghiêp của thân, khẩu và ý. Bài viết trong chuyên mục này phải do bản thân của thành viên viết, nghiêm cấm copy hoặc tuyên truyền dùm người khác. Do đó, mọi vấn đề đúng - sai trong chuyên mục này chỉ là hiểu biết cá nhân, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung.

1) Không dùng lời kém văn hóa: diễn đàn đã thiết lập nội quy này một phần giúp thành viên ngăn ngừa tạo nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho Phật giáo. Khuyến khích dùng lời ái ngữ. Không được sử dụng các từ ngữ thô tục, chửi bới hoặc dùng lời miệt thị làm nhục thành viên khác, xúc phạm cá nhân...

2) Không quảng cáo: diễn đàn của chúng ta là phi lợi nhuận vật chất nên không chấp nhận bất kỳ một quảng cáo nào cho bất kỳ sản phẩm nào.

3) Không copy bài viết: đó là tình trạng copy các bài viết của cá nhân khác rồi đăng khắp nơi trong diễn đàn. Nội quy này khuyến khích mỗi người tự viết bài, nêu lên quan điểm ý kiến của cá nhân mình, tất nhiên được quyền trích dẫn các nguồn dữ liệu minh chứng cho lý luận của mình.

4) Không ngoài nội dung Phật Pháp: Vì đây là diễn đàn thuần túy Phật Pháp nên không bàn bất kỳ việc gì khác như chính trị, làm đẹp, văn hóa phẩm đồi trụy,... đều bị nghiêm cấm.

5) Thành viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở 1,2 lần, lần 3 sẽ bị khóa nick.
langmaiweb
Bài viết: 25
Ngày: 15/04/11 08:39
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi langmaiweb »

- Niết Bàn là sự vắng mặt của vô minh và phiền não mà không phải là sự vắng mặt của uẩn, xứ và giới.
- Niết Bàn là Niết Bàn, không hữu dư y cũng không vô dư y.
- Niết Bàn có thể được tiếp xúc trong giây phút hiện tại.
- Niết Bàn không phải là một pháp mà là tự tánh của tất cả các pháp.
- Vô sinh có nghĩa là Niết Bàn, có nghĩa là Chánh Giác, cùng với bất diệt, vô khứ vô lai, phi nhất phi dị, phi hữu phi vô.posting.php?mode=post&f=52#

http://langmai.org/phapduong/xem-phap-t ... ua-vo-minh


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Niết Bàn là sự vắng mặt của vô minh và phiền não mà không phải là sự vắng mặt của uẩn, xứ và giới
Câu này sai từ đầu đến cuối.
Vô minh là sanh tử, Niết bàn là không còn sanh tử.
Đây là hai pháp đối trị. Nếu không có sanh tử, thì cũng chẳng ai biết đến Niết bàn. Do đó nếu vắng mặt của vô minh thì cũng chẳng có Niết Bàn.

Ngũ uẩn, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới tức là con người, là nguồn gốc của phiền não, mà lại nói có cái này mà không có cái kia, thạt là sai lầm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Chào các bạn tangbong tangbong tangbong , chào dh langmaiweb tangbong
Gửi bởi langmaiweb Ngày 27/4/'11, 14:36

- Niết Bàn là sự vắng mặt của vô minh và phiền não mà không phải là sự vắng mặt của uẩn, xứ và giới.
- Niết Bàn là Niết Bàn, không hữu dư y cũng không vô dư y.
- Niết Bàn có thể được tiếp xúc trong giây phút hiện tại.
- Niết Bàn không phải là một pháp mà là tự tánh của tất cả các pháp.
- Vô sinh có nghĩa là Niết Bàn, có nghĩa là Chánh Giác, cùng với bất diệt, vô khứ vô lai, phi nhất phi dị, phi hữu phi vô.posting.php?mode=post&f=52#

http://langmai.org/phapduong/xem-phap-t ... ua-vo-minh
Xin phép cho tôi hỏi :
* dh langmaiweb có thể cho phép tôi và dh cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học hỏi về 05 bài pháp giảng trên, trên diển đàn ? . tangbong

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
langmaiweb
Bài viết: 25
Ngày: 15/04/11 08:39
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi langmaiweb »

xin hoan hỷ tangbong


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

nhìn mặt sư Ông TMH thấy hoan hỉ quá. Thật là hay!


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
Thập_Nhị_Nhân_Duyên
Bài viết: 277
Ngày: 15/06/11 23:18
Giới tính: Nam
Đến từ: Ấn Độ

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thập_Nhị_Nhân_Duyên »

binh đã viết:
Niết Bàn là sự vắng mặt của vô minh và phiền não mà không phải là sự vắng mặt của uẩn, xứ và giới
Câu này sai từ đầu đến cuối.
Vô minh là sanh tử, Niết bàn là không còn sanh tử.
Đây là hai pháp đối trị. Nếu không có sanh tử, thì cũng chẳng ai biết đến Niết bàn. Do đó nếu vắng mặt của vô minh thì cũng chẳng có Niết Bàn.

Ngũ uẩn, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới tức là con người, là nguồn gốc của phiền não, mà lại nói có cái này mà không có cái kia, thạt là sai lầm.
tangbong =D> :D


[b]
CÁC MOD đã thừa nhận LÝ DUYÊN KHỞI là căn bản, là tinh hoa, là duy nhất chỉ có ĐẠO PHẬT CÓ ĐƯỢC.Thế thì từ nay trong đàm luận và hướng dẫn phật tử NÓI PHẢI NHÌN TRƯỚC NGÓ SAU XEM mình có tà ngôn vọng ngữ hướng dẫn bậy bạ XUYÊN TẠC CHÂN LÝ DUYÊN KHỞI MÀ THẾ TÔN ĐÃ DÀNH TẶNG CHO TRỜI NGƯỜI.
[/b]
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Nói vô minh là sanh tử không đúng với nghĩa của vô minh là không sáng, mê muội...

Trong kinh có đoạn nói về Niết bàn vắng mặt các phiền não (vô minh) như sau:

Một ẩn sĩ Bà la môn hỏi ngài Xá Lợi Phất: "Niết bàn! Niết bàn! này ông bạn Xá Lợi Phất, đó là gì?

- Đó là sự tiêu diệt lòng ham muốn, lòng nóng giận, hận thù, si mê, lầm lạc - đó thưa ông bạn... là cái mà người ta gọi là Niết Bàn (Samyata Nikaya)

Để rõ hơn, chúng ta hãy đọc lời Phật dạy sau đây:

- Người nào đã từ bỏ được thú vui và ham muốn, đã đầy đủ trí huệ, là ngay ở cõi đời này, đã đạt đến sự giải thoát sanh tử, sự tịch tĩnh, đã đạt đến Niết Bàn, nơi an dưỡng trường tồn, vĩnh cữu.

Người nào đã ra khỏi khỏi những những con đường gạt gẫm của luân hồi; kẻ nào lội qua bên kia sông và đã tới bờ giữ tâm chánh định, không quá thất, không nghi hoặc - kẻ nào đã giải thoát mọi sự vật thế gian và đạt đến Niết bàn, kẻ ấy là một tu sĩ chân thực.

---------------------------

Theo tôi nghĩ những đoạn trên nói về trạng thái Niết Bàn của tâm. Vì thế cái câu nói: "Niết bàn là vắng mặt của vô minh" không có gì là sai.

Kính.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

binh đã viết:
Niết Bàn là sự vắng mặt của vô minh và phiền não mà không phải là sự vắng mặt của uẩn, xứ và giới
Câu này sai từ đầu đến cuối.
Vô minh là sanh tử, Niết bàn là không còn sanh tử.
Đây là hai pháp đối trị. Nếu không có sanh tử, thì cũng chẳng ai biết đến Niết bàn. Do đó nếu vắng mặt của vô minh thì cũng chẳng có Niết Bàn.

Ngũ uẩn, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới tức là con người, là nguồn gốc của phiền não, mà lại nói có cái này mà không có cái kia, thạt là sai lầm.
Niết bàn là gì, có gì và vắng gì thì chúng ta có biết hay không cũng không có ích lợi gì cả nên tôi không bàn tới, có điều suy luận sai lầm này có thể tác động tới các vấn đề suy luận khác tương tự nhưng hữu ích nên xin gõ mấy dòng.

Nước và lửa là đối lập. Nếu suy nghĩ như bạn Binh thì giữa bể nước hẳn có lửa, nói theo cách của bạn ấy là nếu vắng mặt lửa thì cũng không thể có nước.
Nếu có ai bảo trong tủ đá không có lửa, có lẽ bạn Binh cũng nhìn nhận rẳng trong tủ đá có lửa, vì suy luận theo lối trên.

Giàu và nghèo là đối lập. Mười năm trước đây bạn cực nghèo, sau đó vì chuyên tâm làm ăn nên giờ bạn thành tỷ phú, lúc này mọi người có thể nói rằng bạn đã trải qua cái nghèo nhưng sẽ bất hợp lý nếu nói rằng bạn còn nghèo.

Theo học thuyết âm dương thì trong âm có dương trong dương có âm, nhưng bạn nào đã biết học thuyết âm dương thì hẳn biết trước khi có hai mặt âm dương thì có duy nhất thái cực.

Ôi … suy luận ! :-SS


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bùi hải đã viết
Nước và lửa là đối lập. Nếu suy nghĩ như bạn Binh thì giữa bể nước hẳn có lửa, nói theo cách của bạn ấy là nếu vắng mặt lửa thì cũng không thể có nước.
Nếu có ai bảo trong tủ đá không có lửa, có lẽ bạn Binh cũng nhìn nhận rẳng trong tủ đá có lửa, vì suy luận theo lối trên.
Ai nói nước và lửa đối lập ? Nó cùng một bản chất, đều là huyễn cả. Kinh Lăng Nghiêm nói "Tánh nước dầy khắp pháp giới, tánh lửa cũng đầy khắp pháp giới" Nếu chúng là thật thì đã triệt tiêu nhau rồi. Chỉ vì chúng đều là huyễn, nên không triệt tiêu nhau. Đừng nhìn hiện tượng mà nói rằng chúng đối lập.

Đun một ấm nước, khi nước sôi, rất nóng. Đó là lửa ở trong nước.
Lửa mặt trời thiêu đốt, làm nước bốc hơi, Hơi nước nóng đó là nước ở trong lửa.

Đối lập là như có và không.
Con người sinh tử. Thấy Như Lai không sinh tử thì nói là Như Lai vào Niết Bàn.
Nếu chẳng ai sanh thì cũng chẳng ai chết. Nếu sinh tử không có, thì làm gì có Niết bàn ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

binh đã viết:Bùi hải đã viết
Nước và lửa là đối lập. Nếu suy nghĩ như bạn Binh thì giữa bể nước hẳn có lửa, nói theo cách của bạn ấy là nếu vắng mặt lửa thì cũng không thể có nước.
Nếu có ai bảo trong tủ đá không có lửa, có lẽ bạn Binh cũng nhìn nhận rẳng trong tủ đá có lửa, vì suy luận theo lối trên.
Ai nói nước và lửa đối lập ? Nó cùng một bản chất, đều là huyễn cả. Kinh Lăng Nghiêm nói "Tánh nước dầy khắp pháp giới, tánh lửa cũng đầy khắp pháp giới" Nếu chúng là thật thì đã triệt tiêu nhau rồi. Chỉ vì chúng đều là huyễn, nên không triệt tiêu nhau. Đừng nhìn hiện tượng mà nói rằng chúng đối lập.

Đun một ấm nước, khi nước sôi, rất nóng. Đó là lửa ở trong nước.
Lửa mặt trời thiêu đốt, làm nước bốc hơi, Hơi nước nóng đó là nước ở trong lửa.

Đối lập là như có và không.
Con người sinh tử. Thấy Như Lai không sinh tử thì nói là Như Lai vào Niết Bàn.
Nếu chẳng ai sanh thì cũng chẳng ai chết. Nếu sinh tử không có, thì làm gì có Niết bàn ?
Vì chúng ta theo trường phái khác nhau nên có lẽ sự nhìn nhận khác nhau chăng? Nếu nước và lửa là huyễn thì bạn cứ đưa tay vào lửa có lẽ tay bạn cũng không bị thiêu cháy ? Bạn lao luôn xuống sông chẳng thèm bơi gì có lẽ bạn cũng không chết đuối ?
Lửa đang cháy ta dội nước vào, lửa tắt, như vậy không gọi là triệt tiêu nhau chăng?
Nếu bạn muốn biết vì sao chúng triệt tiêu và không triệt tiêu nhau thì nên tìm hiểu về ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc.
Hai ví dụ bạn đưa ra trong học thuyết âm dương gọi là trong âm có dương mà trong dương có âm, nhưng trước khi chia âm dương thì chỉ có duy nhất thái cực. Trước khi bạn đun sôi nước lên thì trong nước chỉ có nước ... Ý này của bạn tôi cũng nghĩ sẽ có người nhầm nên đã trả lời ngay trong phần trao đổi trên rồi, có lẽ bạn không để ý.
Bùi Hải đã viết: Theo học thuyết âm dương thì trong âm có dương trong dương có âm, nhưng bạn nào đã biết học thuyết âm dương thì hẳn biết trước khi có hai mặt âm dương thì có duy nhất thái cực.
Giống như chân lý chỉ có một vậy. Chúng ta thực hành Phật Pháp vốn là những hành giả lội ngược dòng vô minh mà tìm về bến chân lý, nếu cái bến mà bạn tới ấy vẫn có cả vô minh và không vô minh (giác ngộ) thì nó vẫn chưa phải bến đâu.

Xin nhắc lại là chân lý chỉ có một không hai. Nếu tồn tại hai thì vẫn chưa phải chân lý.

Về niết bàn, như đã nói từ đầu là tôi không luận tới. Tuy nhiên bạn đã viết "Như Lai không sinh tử, ở sau bạn lại viết "Nếu sinh tử không có thì làm gì có niết bàn", như vậy theo bạn thì Như Lai không có niết bàn, mà chúng ta đang ở đây, có sinh, có tử chúng ta mới có niết bàn. Vậy nếu ý bạn đúng thì hay quá, chúng ta còn tìm niết bàn làm gì, còn tu tập làm gì nữa :-SS


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bùi Hải đã viết:Theo học thuyết âm dương thì trong âm có dương trong dương có âm, nhưng bạn nào đã biết học thuyết âm dương thì hẳn biết trước khi có hai mặt âm dương thì có duy nhất thái cực.

Lửa đang cháy ta dội nước vào, lửa tắt, như vậy không gọi là triệt tiêu nhau chăng?
Bạn đã nói trong âm có dương, trong dương có âm thì làm sao mà nói nước và lửa triệt tiêu (tức là cả hai cùng tiêu diệt?) Nói lửa cháy, đem nước tạt vào, lửa tắt nhưng còn khói bốc lên, nước bị nóng nằm trên đất thì có cái nào triệt tiêu đâu?

Cũng như trong thân tứ đại có đất, nước, gió, lửa cùng hiện diện trong một thân người mà có cái nào triệt tiêu cái nào đâu. Nếu nói chúng đối lập, triệt tiêu thì con người chết mất rồi.

Trong đạo mà bạn nói đều sử dụng một chữ "Hòa" để mà dung hợp mọi việc, mọi vật cùng sống tốt đẹp.

Vài lời quê dốt xin thông cảm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Bùi Hải
Bài viết: 75
Ngày: 02/07/11 08:20
Giới tính: Nam

Re: Niết bàn là vắng mặt của vô minh

Bài viết chưa xem gửi bởi Bùi Hải »

battinh đã viết:
Bùi Hải đã viết:Theo học thuyết âm dương thì trong âm có dương trong dương có âm, nhưng bạn nào đã biết học thuyết âm dương thì hẳn biết trước khi có hai mặt âm dương thì có duy nhất thái cực.

Lửa đang cháy ta dội nước vào, lửa tắt, như vậy không gọi là triệt tiêu nhau chăng?
Bạn đã nói trong âm có dương, trong dương có âm thì làm sao mà nói nước và lửa triệt tiêu (tức là cả hai cùng tiêu diệt?) Nói lửa cháy, đem nước tạt vào, lửa tắt nhưng còn khói bốc lên, nước bị nóng nằm trên đất thì có cái nào triệt tiêu đâu?

Cũng như trong thân tứ đại có đất, nước, gió, lửa cùng hiện diện trong một thân người mà có cái nào triệt tiêu cái nào đâu. Nếu nói chúng đối lập, triệt tiêu thì con người chết mất rồi.

Trong đạo mà bạn nói đều sử dụng một chữ "Hòa" để mà dung hợp mọi việc, mọi vật cùng sống tốt đẹp.

Vài lời quê dốt xin thông cảm.
Mình đã viết là nên tìm hiểu về ngũ hành và học thuyết âm dương thì các bạn sẽ hiểu, vậy mà hình như mọi người không tìm hiểu, nên nguyên lý không thông mà cứ luận.

Âm dương có các đặc tính sau:
- Nương tựa vào nhau - gọi là hỗ căn
- Mâu thuẫn đấu tranh - gọi là đối lập
- Luôn vận động và luôn thăng bằng - gọi là âm dương bình hành
- Trong dương có âm và trong âm có dương
- Bên tiểu bên trưởng.
Thêm vào đó về ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc cũng cần biết thì sẽ hiểu được vấn đề

Đó là những điều các bạn cần tham khảo kỹ trước khi bàn tiếp, nếu không biết nguyên lý mà cứ bàn thì không nên đâu.

Thực ra mình có thể giải thích, nhưng nếu các bạn chưa hiểu nguyên lý thì nói các bạn cũng không thông nổi. Học thuyết âm dương là học thuyết quan trọng và được coi là nền tảng của đông y trung quốc. Việc nắm vũng học thuyết này giúp rất nhiều cho việc quán chiếu các vấn đề trong Phật Pháp. Tuy nhiên đây cũng là học thuyết được coi là khó nhất và không thể chỉ bằng vài trang giấy mà tìm hiểu, thâm trí với nhiều người thì có vài quyển sách cũng không thể nói hết về âm dương. Vì vậy mình đã viết ở trên là các bạn hãy tìm hiểu chúng, sẽ rất có ích.

- Nói sơ sơ thì âm dương giống như hai nước đánh nhau vậy, luôn đối lập và triệt tiêu, lúc bên này thắng lúc bên kia thắng, luôn kìm chế nhau, nương tựa nhau.

+ Đối lập và triệt tiêu thì các bạn dễ hiểu, không cần giải thích.

+ Lúc bên này thắng, lúc bên kia thắng thì giống như đem nước dội vào lửa vậy, lửa tắt, nước tạm thời thắng nhưng sau đó mặt trời từ từ thiêu đốt, nước một phần bốc hơi, một phần ngấm vào lòng đất. Mặt trời tiếp tục thiêu đốt đến khi mọi thứ khô cong đi, vẫn tiếp tục nắng - bốc cháy. Hai nước đánh nhau thì nếu nước này thắng, chiếm nước kia rồi đoàn quân chiến thắng chiếm được của cải của nước thua, sau đó bắt đầu hưởng thụ, rồi tha hóa, tai thích nghe phỉnh nịnh, cùng lúc đó tàn dư của bên thất bại sẽ âm mưu trả thù, và gây chia rẽ nội bộ bên thắng, chia rẽ rồi thì tiêu diệt dễ thôi ....

+ Kìm chế nhau thì không phải giải thích đúng không?

+ Nương tựa nhau thì giống như giặc đến chiếm làng ta, chúng lấy đồ ăn của ta chúng đánh chén :-P , chúng dùng xe máy của ta chúng đi dạo =)) Các bạn hẳn cũng từng nghe câu "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
Tóm tắt vậy he :))

Triệt tiêu ở đây là lúc bên này triệt tiêu bên kia, lúc bên kia triệt tiêu bên này, ứng với nguyên lý "Bên tiêu bên trưởng" của âm dương.

Triệt tiêu không có nghĩa là cả hai cùng bị tiêu diệt, mà một trong hai bị diệt là đủ nghĩa của triệt tiêu rồi.

Trong ví dụ nước và lửa kia, các bạn phải hiểu rộng ra, không nên bó hẹp nó, ví dụ ném một thanh củi đang cháy xuống bể nước, thì lửa hoàn toàn tắt ngấm, mà nước vẫn còn, đó là triệt tiêu đó, các bạn đừng coi khói là lửa nhé, quả táo có mùi thơm nhưng đừng coi mùi thơm là quả táo.

Nếu với ví dụ đun nước, nước sôi rồi mà cứ đun thì nước sẽ cạn, lúc này nước có còn đâu mà lửa vẫn còn, các bạn đừng coi hơi nước là nước, như mình đã nói ở trên.

Cuối cùng các bạn cũng không nên quên rằng, "vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác".


Ta lại nhìn ta - soi chính ta
Việc ta như thế - có như ta
Bỏ không là bỏ - sao không bỏ
Ta tập làm ta - như chính ta.

http://www.facebook.com/pages/Ch%C3%A1nh-Ph%C3%A1p/330862700360256
Cứng thông - Găng chuyển - Căng thả - Luyến buông
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách