CANH RAU NGÓT VÀ CHUỐI SỨ CHÍN

Nấu các món ăn chay, thể dục dưỡng sinh, và sức khỏe theo nhãn quan của Phật giáo khoa học. Không gởi các bài thuốc đông y không có thử nghiệm lâm sàng khoa học vào đây. Diễn đàn tuyệt đối không khuyết khích các bạn trị bệnh theo google.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly

Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

CANH RAU NGÓT VÀ CHUỐI SỨ CHÍN

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

CANH RAU NGÓT:

Rau ngót tướt lấy lá rửa sạch (có thể ngâm nước muối chút xíu trước khi rửa sạch lại). Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho rau ngót vào, canh chín nêm hạt nêm chay chiết xuất từ nấm, muối, đường cho vừa ăn. Canh sôi lại cho ít hạt tiêu, ít dầu mè. Dùng nóng với cơm trắng.

CHUỐI SỨ CHÍN:

Dùng cơm với canh rau ngót xong thì ăn một quả chuối sứ chín. Hoặc ăn cơm trắng với một quả chuối sứ chín thêm ít nước tương, xong dùng canh rau ngót.

* Rau ngót: ngừa được bệnh sỏi thận, chữa tưa lưỡi ở trẻ em.
* Chuối sứ chín: rất bổ dưỡng, người trẻ ăn thì tinh thần minh mẫn, người già dùng 1-2 quả mỗi ngày trong 16-30 ngày cũng khỏe và giảm các bệnh rối loạn tiêu hóa, người bệnh đái đường dùng chuối cũng được mà không bị hạ đường huyết.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CANH RAU NGÓT VÀ CHUỐI SỨ CHÍN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Cát Tường thân mến,

Hình như chuối sứ có rất nhiều tên gọi theo từng miền, như: chuối sứ, chuối ngự, chuối hột, chuối chát...

Tôi còn nhớ một đoạn trong bài học thuộc lòng hồi xưa như sau:
  • Sáng nay bà ở quê ra
    Mang cho các cháu thúng quà thiếu chi
    A ha! Này ổi, này bòng
    Một buồng chuối ngự, một chồng bánh đa...
Theo bài học thuộc lòng này, chuối ngự chắc là tiếng gọi của miền Trung hay miền Bắc. Bánh đa là tiếng gọi của miền Trung, trong Nam gọi là bánh tráng, chuối hột, chuối chát.

Cát Tường có nói tới khoai lang vàng, là loại khoai tôi vẫn thỉnh thoảng ra siêu thị Mỹ mua về luộc ăn, trong siêu thị còn có bán loại khoai ruột màu tím, Việt Nam mình gọi là khoai Dương ngọc, nếu trong ruột có một đường chỉ trắng bao quanh thì gọi là khoai bánh Tét.
Hình ảnh


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: CANH RAU NGÓT VÀ CHUỐI SỨ CHÍN

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Chuối sứ chính là chuối tây đấy Mod Battinh ạ. Chuối ngự là loại chuối khác, quả rất nhỏ, ruột vàng hơn, ăn rất ngon, chuối ngự ngày xưa dùng để tiến vua đó, "Ngự" là vua mà. Mời đạo hữu tìm hiểu về chuối sứ ở đây :
http://thanhphandinhduong.com/thanh-pha ... i-tay.html
Chuối ngự :
http://www.chuoingutienvua.com/


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: CANH RAU NGÓT VÀ CHUỐI SỨ CHÍN

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Chuối sứ thân tròn mập hơn chuối ngự, chuối sứ da xanh lúc chín vỏ màu vàng xậm, thịt quả màu vàng hơi hồng ngọt lịm, có loại chuối sứ khác nữa khi chín thịt quả có thể không ngọt bằng chuối sứ da xanh (Thường thì ở chợ bán loại chuối sứ không phải chuối sứ da xanh, vì Cát Tường từng mua trái cây mùa chuối sứ da xanh ăn rồi ngọt lắm không có chua vì chuối sứ khác dù có ngọt nhưng vẫn còn vị hơi chua). Chuối ngự thì Cát Tường không biết hình như hồi ở chùa ngồi ăn chuối với Ni là dùng chuối ngự thì phải vì giống chuối sứ nhưng nhỏ hơn. Cũng vô tình nhỉ Ni có dạy về làm phước nên kể về câu chuyện vua Lương Vũ Đế hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma về công đức, phước báo của ông... Chuối hột làm rượu thuốc, chuối chát thường được bào mỏng ăn chung với rau sống cuốn bò lá lốt (Nếu có lò nướng Cát Tường làm món chay bò lá lốt rất ngon từ nguyên liệu rau củ quả tinh khiết 100%, Cát Tường không biết nướng lò than với lại nướng than thì thức ăn sẽ có muội than khét ăn rất độc cho cơ thể lâu ngày có thể bị bệnh, thường người Nhật ăn món nướng xong hay ăn một quả lê để đem độc tố thải ra ngoài cơ thể bằng các đường bài tiết, người Việt Nam dùng chuối chát, khế bào mỏng, rau sống gồm xà lách, diếp cá, rau thơm,... dùng với món nướng bò lá lốt cũng có ý nghĩa như vậy, ăn phở bò dễ bị dị ứng nên mới có rau quế làm giảm dị ứng).

Khoai lang, khoai từ có chất peptit gọi là phytochelain, là protein thực vật bám vào các kim loại nặng như chì, thủy ngân, đồng, cađmi, tạo với kim loại một chất chelat (hợp chất vòng càng cua) đưa chúng ra ngoài cơ thể (sống trong môi trường ô nhiễm nên ăn khoai từ hoặc khoai lang (luộc hoặc nướng). Cát Tường hồi bé là chuyên gia ăn khoai rất thích ăn khoai nhất là khoai lang tím (Khoai lang Dương Ngọc) và khoai môn (Hay ăn kem khoai môn khi lớn lên nên biết cách làm kem khoai môn tự làm ở nhà ăn, chỉ cần mua khoai môn cao về luộc chín rồi xắt nhỏ cho vào máy sinh tố xay chung với sữa tươi có đường rồi đem để vào ngăn đá tủ lạnh là có món kem khoai môn), bây giờ sáng sớm thỉnh thoảng Cát Tường vẫn còn ăn khoai lang luộc, hằng ngày vẫn có ăn những món canh khoai Mẹ nấu, món khoai tây xào nấm hạt sen, có thay đổi món ăn). Khoai lang vàng mà loại khoai khi luộc hơi ướt ngọt như mật thì ở nhà Bố của Cát Tường bảo đem hấp để giữ chất dinh đưỡng hoặc bỏ vào lò nướng ăn thơm ngọt lắm nhất là vào mùa đông. Cát Tường thấy dạo này có món bánh tráng chuối nữa cũng ngon, bổ, rẻ, ăn chuối cũng tốt như ăn khoai, chuối già hương ở vườn nhà Bà của Cát Tường ngọt và thơm lắm, chuối sứ cũng chín vàng ngọt lịm, cây nhà lá vườn tự nhiên mà ngon ngọt, bổ dưỡng, lành tính. Hồi lúc Bà cho đậu đỏ đem lên Sài Gòn ăn khi nấu chè rất thơm và mềm mau chín lắm, đậu mua ở siêu thị khi nấu lên không có mùi thơm mà nấu lâu mềm hơn, đậu đen, đậu phộng Bà cho cũng ngon, thơm lắm, quả thơm cũng ngọt chín vàng mà hơi hồng chứ không giống ở Sài Gòn, quả bơ thì thơm béo chứ mua bơ ở siêu thị đôi khi ăn vô lạt nhách (Không phải chê thức ăn ở siêu thị vì lâu lâu đi siêu thị bị trúng nhầm quả kỳ lắm như hôm nay mua mít thấy thơm ngọt nhưng về mở ra chảy nước bị hư).

Ni dạy Pháp cho Cát Tường cùng ngồi ăn sáng ở chùa (Thật ra Cát Tường ăn sáng rồi một chén chè đậu đỏ ở nhà, mà Ni mời quá bẻ khoai, bẻ chuối cho ăn nên dùng), Cát Tường thương cho hoàn cảnh của Ni lắm vì Ni bị bệnh nóng trong người mà ăn sáng thường là mì gói nấu nở to còn may là có bắp cải luộc (thuộc về nóng gan) mà còn đi học, giờ học xong về chùa Ni tu trước đó rồi (Không phải Ni mà Cát Tường đến thăm ở chùa Phổ Đà quận Bình Thạnh, Ni ở chùa Phổ Đà đẹp lắm không có bị bệnh gì hết, mà còn rất trẻ, chắc cũng tốt nghiệp về chùa Ni tu trước đó rồi, hôm mua mía huyết nghe anh bán mía bảo mía này ở... thì nhớ đến Ni, cả hai Ni bé như hạt tiêu, đều là Bồ Tát).


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: CANH RAU NGÓT VÀ CHUỐI SỨ CHÍN

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Cám ơn Huyền Bạch và Cát Tường trả lời về các loại chuối.

Chuối có rất nhiều loại và tên khác nhau, tôi biết và đã từng ăn hồi còn ở quê nhà, như:

- Chuối ngự, trái to cỡ cườm tay, võ xanh, dầy, có vân màu xám.
- Chuối xiêm (chắc là chuối sứ rồi), khi chín ăn rất bùi, ngon và bổ. Chuối này khi chín dú, đem luộc rồi xắt lát mỏng, chan với nước cốt dừa ăn rất ngon.
- Chuối xiêm lá, nhỏ hơn trái chuối xiêm, vỏ dầy hơn.
- Chuối cao, lớn hơn ngón tay cái một chút, vỏ mỏng, chín vàng. Chuối này thường dùng cúng Phật trên bàn thờ.
- Chuối tiêu, cũng tương tự như chuối cao.
- Chuối già, có lẽ là chuối ba hương hay chuối già hương. Trái dài, vỏ xanh, khi chín vỏ và ruột vàng. Bên Mỹ có loại này, nhưng ăn hơi nhạt, không ngon bằng chuối già trồng bên Việt Nam. Hồi đi du lịch tại hòn đảo Hạ Uy Di (Hawaii), tôi thấy cánh đồng trồng chuối rất rộng của hãng Doles, tại đây họ trồng nhiều loại chuối, có cả chuối xiêm, ăn ngon, bổ, mùi vị như chuối xiêm ở Việt Nam. Ở Mỹ hiếm thấy bán chuối xiêm, nếu có thì nhập cảng từ nơi khác đem về thì trái chuối bị bầm dập đen xì, chín háp trông thấy hết muốn ăn.

Trong ca dao tục ngữ có câu:
  • Mẹ già như chuối ba hương
    Như cơm nếp một, như đường mía lao...
- Chuối hột, chuối này lấy hột làm thuốc xổ giun, lãi rất hiệu nghiệm.
- Chuối chát, xắt mỏng ăn với khế chua và lá bằng lăng trong món cá lóc nướng trui, nhậu với ba xị đế... :D
- v.v...
Hình ảnh


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: CANH RAU NGÓT VÀ CHUỐI SỨ CHÍN

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

" Chuối hột còn gọi là chuối chát, là cây mọc hoang và cũng trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Chuối hột giải mọi thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và sát trùng.
Quả chuối hột chín dùng trị bệnh đường ruột. Quả chuối hột xanh cũng được sử dụng trị sỏi đường tiết niệu. Nước cây chuối hột trị bệnh tiểu đường.
- Chữa sỏi thận : Chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống, cho 7 thìa nhỏ (thìa cafe) bột hạt chuối hột vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là uống được, uống hàng ngày như nước trà, uống liền 2- 3 tháng, cho kết quả khá tốt. Hoặc quả chuối hột đem thái mỏng ,sao vàng hạ thổ 7 ngày, mỗi ngày lấy 1 vốc tay (chừng 1 quả) sắc với 3- 4 bát nước uống vào lúc no.
- Quả chuối hột chín ăn vào lúc đói để xổ giun.
- Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.
- Trị đau bụng tiêu chảy : Vỏ quả chuối rừng đã chín vàng thái nhỏ, phơi khô, hãm nước sôi uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4- 8g.
- Trị đau nhức răng : Thân cây chuối hột còn non cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước ngậm với ít muối."
Trích sách " Các loại cây có tác dụng trị bệnh " - Nhà xuất bản Phụ Nữ.


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: CANH RAU NGÓT VÀ CHUỐI SỨ CHÍN

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

"Nước ta có nhiều loại chuối : chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối mật, chuối hột, chuối lá... Trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và vị thuốc chữa bệnh phổ biến hơn cả.
Đông y cho rằng chuối tiêu tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết mạch, bổ tinh tủy, có thể dùng để chữa các chứng bệnh táo bón, khô khát, say rượu, sốt, viêm gan vàng da, sưng tấy...
Y học hiện đại đã chứng minh rằng chuối tiêu giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein, lipit, đường, cenlulose, kali, canxi, sắt, phốt pho, các vitamin A, B, C, E ... Chuối tiêu ít natri, không có cholesterol, nhiệt lượng thấp hơn các loại hoa quả nói chung, ăn thường xuyên cũng không gây béo phì.
Ở Mỹ, qua nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy nếu đều đặn mỗi ngày ăn 1- 2 quả chuối tiêu có thể giảm bớt các triệu chứng tai biến mạch máu não, cao huyết áp do chuối có hàm lượng kali cao.
Lưu ý không dùng nhiều chuối tiêu khi bị tiêu chảy, đầy bụng, trướng hơi và bệnh viêm loét dạ dày.
- Chữa cao huyết áp : Ngày ăn 3 lần, mỗi lần 1- 2 quả chuối tiêu, ăn liền trong 2 tháng.
Hoặc dùng vỏ và cuống quả chuối tiêu 30- 60g, đổ 500ml nước, sắc uống thay trà hàng ngày. Mỗi liệu trình 5- 10 ngày.
- Phòng và hỗ trợ điều trị loét dạ dày : Chuối tiêu xanh bỏ vỏ, phơi sấy khô ở nhiệt độ dưới 50 độ C, tán bột, ăn hàng ngày với liều lượng 20- 30g. Mỗi liệu trình từ 10- 15 ngày.
- Chữa ngứa da : Dùng vỏ chuối tiêu sắc lấy nước rửa hàng ngày. Mỗi ngày rửa 2- 3 lần.
Trích sách " Trái cây trị bệnh " - Nhà xuất bản Phụ Nữ.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách